You are on page 1of 7

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:
Nhân viên chăm sóc đã giúp trẻ phát triển tinh thần
và thể chất như thế nào tại trung tâm Tam Bình.
Nhóm 8
Lớp: K8-CTXH

Thành phố Hồ Chí Minh,tháng 3 năm 2024


NHÂN VIÊN CHĂM SÓC ĐÃ GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TINH
THẦN VÀ THỂ CHẤT NHƯ THẾ NÀO TẠI TRUNG TÂM TAM
BÌNH
Nhóm 8
Tóm tắt:

Lời mở đầu:
Thực trạng ngày này, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khá phổ biến. Đây
là nhóm trẻ em không có đủ điều kiện thực hiện được quyền sống; quyền
được bảo vệ; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền học tập. Các em
phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, còn phải đối mặt với những nguy
cơ bị bóc lột, bạo hành trẻ em và bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Chính
vì thế, những đứa bé bất hạnh đó cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của
Nhà nước, gia đình và xã hội. Các em sẽ được Bộ Tư pháp làm thủ tục
để đưa đến những trại trẻ mồ côi, các trung tâm bảo trợ trẻ em.Và chính
những người chăm sóc ở trung tâm sẽ có trách nhiệm với đứa trẻ đó. Họ
phải vừa đóng vai trò là một người cha, một người mẹ; là chỗ dựa tinh
thần vững chắc để giúp cho các em có cuộc sống về tinh thần lẫn thể
chất tốt hơn, cho các em có được sự an toàn cũng như hòa nhập gia đình
và cộng đồng.
1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi một đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên đều sẽ có riêng cho mình một
hoàn cảnh sống một gia đình khác nhau, không ai có quyền được chọn
mình sẽ được xuất phát ở đâu và trong điều kiện phát triển như nào. Và
từ trước đến nay gia đình luôn có vị trí đặc biệt quan trọng khi là chỗ
dựa cho con cái về mặt vật chất lẫn tinh thần. Nếu đủ may mắn, các em
sẽ phát triển đầy đủ khi có cha mẹ yêu thương, được chăm sóc, lo lắng
từ bữa ăn đến giấc ngủ, được đến trường lớp và sống trong môi trường
đầy đủ cơ sở vật chất. Đi đôi với sự tiến bộ của đất nước, trẻ em ngày
nay dần có cuộc sống đầy đủ hơn so với những ngày trước kia. Thế
nhưng, đâu phải đứa trẻ nào cũng đủ may mắn để nhận đủ tình yêu
thương, nơi nương tựa... từ cha mẹ. Đó là những số phận bất hạnh giữa
đời sống vốn dĩ đã không dễ dàng, vì nhiều lý do khác nhau mà những
đứa trẻ vô tội trở nên mồ côi, cơ nhỡ không người chăm sóc. Các em
phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi phương diện để phát triển cơ
bản và còn phải đối mặt với những nguy cơ bị bóc lột, bạo hành trẻ em
và bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 157.000 trẻ em mồ côi cả
cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em không nơi nương tựa trong tổng số
1,4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.( Cả nước có 157.000 trẻ
em mồ côi, không nơi nương tựa - Báo điện tử VnMedia - Tin nóng Việt
Nam và thế giới ). Đứng trước những hoàn cảnh như thế, Đảng và nhà
nước ta đã tăng cường sự quan tâm đến trẻ em mồ côi, cơ nhỡ thông qua
các chính sách có liên quan. Các đề án có nội dung về chăm sóc và bảo
vệ trẻ em được phê duyệt tạo điều kiện hình thành những mô hình chăm
sóc thiết thực cho các em, giúp các em được sống trong gia đình thay thế
như: các trung tâm bảo trợ xã hội, các trại trẻ mồ côi, nhà tình thương,
mái ấm... Tại đây, các em được sống trong môi trường, điều kiện đầy đủ
hơn về các phương diện phát triển. Góp phần cải thiện đời sống trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng.
Tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, nơi với sứ mệnh cao cả đã tạo
ra một môi trường an toàn và đầy yêu thương cho sự phát triển của
những đứa trẻ kém may mắn. Không chỉ đem lại cơ sở vật chật đầy đủ,
trung tâm bảo trợ còn mang đến những người chăm sóc với những trái
tim ấm ấp bù đắp phần nào tổn thương của các em. Vốn dĩ sự phát triển
toàn diện của một đứa trẻ gồm rất nhiều yếu tố, không chỉ đơn giản là
được ăn uống mỗi ngày hay là một nơi trú nắng mưa mà hơn hết đó là
trẻ cần được giáo dục, cần sống trong môi trường được yêu thương, cần
được định hướng tương lai tươi sáng hơn. Nhìn thấy những tâm huyết
mà người chăm sóc dành cho trẻ là rất lớn, từ đó đã gợi mở cho chúng
em nghiên cứu về đề tài “Người chăm sóc đã giúp trẻ phát triển tinh thần
và thể chất như thế nào tại trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình”. Bài
nghiên cứu này muốn hướng tới việc hiểu rõ hơn về tâm lý phát triển
toàn diện của một đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt để từ đó tìm ra giải pháp
hỗ trợ, can thiệp phù hợp giúp trẻ có thể hòa nhập cộng đồng, giảm tự ti
mặc cảm cũng như nêu lên thực trạng gia tăng trẻ em mồ côi cần đáng
chú ý.
2.Tổng quan nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo trợ trẻ em Tam
Bình.
2.2.Khách thể nghiên cứu
Công việc, công tác chăm sóc các bé trong trung tâm bảo trợ Tam Bình
2.3.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo trợ trẻ em
Tam Bình, từ đó xác định nghuyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc
phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em.
2.4.Phạm vi nghiên cứu
-Trẻ em mồ côi tại trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình gồm có:trẻ mồ côi
cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa,trẻ em
khuyết tật thuộc diện đối tượng đối tượng bảo trợ xã hội của Nghị định
67/2007/NĐ-CP.
2.5.Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát,đánh giá thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại trung
tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình
2.6.Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp phân tích tổng hợp:
Lý thuyết
3.Tổng quan địa bàn
3.1.Lịch sử hình thành cơ sở:
Trung Tâm Nuôi Dưỡng Bảo Trợ Trẻ Em Tam Bình là cơ sở xã hội trực
thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm được thành lập trên cơ sở tiếp quản từ Cô Nhi Viện Nước
Ngọt thuộc cơ sở tôn giáo dòng Đức mẹ Vô Nhiễm; do Ban Quân Quản
thành phố tiếp nhận và chuyển giao về Sở Thương binh và Xã hội quản
lý.(1)Ngày 9/9/1995 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đổi tên Nhà
nuôi trẻ mầm non 2 thành Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam
Bình trực thuộc sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
(1)
https://sfccharity.com/thong-tin/trung-tam-nuoi-duong-bao-tro-tre-em-
tam-binh/
(2)
http://www.congbao.hochiminhcity.gov.vn/tin-tuc-tong-hop/thanh-lap-
trung-tam-bao-tro-tre-em-tam-binh-truc-thuoc-so-lao-%C4%91ong-
thuong-binh-va-xa-hoi
3.2.Vị trí địa lý:
Trung tâm bảo trợ Tam Bình ở số 273 quốc lộ 1A,khu phố 5, phường
Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.Trung tâm bảo trợ
Tam Bình thì gần với trường cấp 1,2,3 để các em thuận tiện tới trường
để học tập.Cấp 1 trường Trần Văn Vân (trường cách trung tâm 300m)
Cấp 2,3 trường THCS Dương Văn Thì và THPT Bình Chiểu ( trường
cách trung tâm 500-700m)
3.3.Cảnh quan
Vừa vào tới trung tâm tụi em đã bị ấn tượng bới ở đây có sân đá bóng rất
to và tụi em được biết sân đá bóng được xây dựng xong từ ngày
24/1/2023 nhằm giúp các em có sân chơi,sinh hoạt,luyện tập thể dục thể
thao.Bên cạnh đó còn có những tượng hình thù động vật như hươu cao
cổ, gấu trúc,voi,.. trông vô cùng đáng yêu.Và không thể thiếu những
hàng cây xanh cao lớn, với những tán lá xum xuê đang đâm chồi nẩy
lộc, giúp tạo ra những bóng mát dành cho những giờ hoạt động ngoài
trời mệt mỏi.
3.4. Số người trong trung tâm, thành phần
Hiện nay trung tâm có tổng cộng 210 trẻ, bao gồm 122 nam và 88 nữ.
Trong đó tầng 1 là phòng làm việc Tổ chức hành chính – Kế toán, Dinh
dưỡng, Ban Giám đốc, phòng họp. Tầng 2 có 6 phòng là khu vực chăm
sóc trẻ sơ sinh bao gồm 58 trẻ, các bé được nằm trong lồng ấp và chăm
sóc, nuôi dưỡng thông qua các cô. Tầng 3 có 1 phòng y tế và khoa
khuyết tật bao gồm 4 phòng đang chăm sóc 49 trẻ. Tầng 4 dành cho nhi
đồng gồm 4 phòng hiện đang chăm nom cho 47 trẻ. Và cuối cùng tầng 5
là khu vực thanh thiếu niên, tầng này có 2 phòng cho 56 trẻ gồm 1
phòng hội trường, 2 phòng ở tầng 5 cho nam 2 phòng ở tầng 4 cho nữ.
3.5.Việc giáo dục, vui chơi, tham gia các hoạt động thể chất/giải trí
trong trung tâm
Vì trung tâm nằm gần với trường học các cấp nên thuận lợi hơn trên con
đường cắp sách đến trường để tiếp thu con chữ của những bạn nhỏ ở
trung tâm. Các bé 5 tuổi sẽ được đi học mầm non lớp lá để làm quen với
lớp học, với bạn bè, với cộng đồng. Cách trung tâm khoảng 300m là
trường tiểu học Trần Văn Vân, từ đây các bé có thể đi bộ đến trường để
học tập. Kế tiếp là trường trung học cơ sở Dương Văn Thì cách trung
tâm khoảng 1km nên các em đi học bằng xe đạp. Trường THPT Bình
Chiểu cũng là một trong những ngôi trường gần trung tâm, đây là ngôi
trường cấp 3 cách trung tâm khoảng chừng 1km nên các em cũng tự đi
đến trường bằng xe đạp. Sau khi học tập, tiếp thu những kiến thức bổ ích
trên trường lớp; khi quay trở về trung tâm những bạn trẻ sẽ được các cô
cho làm bài tập về nhà sau khi được giao trên trường.
Bên cạnh việc học tập, trung tâm luôn tạo điều kiện để tổ chức các hoạt
động, sân chơi bổ ích cho các em vui chơi, giải trí. Các phong trào tại
trung tâm phát triển mạnh và không ngừng phát triển. Điển hình là vừa
qua vào ngày 24/1/2023, Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình tổ chức lễ
khánh thành sân cảnh quan - thể dục thể thao theo tâm tư, nguyện vọng
của các em tại trung tâm. Nhờ có sân bóng đá mới, các trẻ em ở Trung
tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình có thêm không gian vui chơi, luyện tập thể
dục thể thao. Sau bao ngày tháng, đến nay các em đã có được một sân
chơi, cùng thỏa sức đam mê trên sân cỏ như ước mong của các em. Ông
Đinh Hữu Tuyến-Giám đốc Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình chia sẻ
rằng: “Mỗi ngày đến trung tâm, không có gì hạnh phúc hơn khi nhìn
thấy các con khỏe mạnh, cùng nhau đá bóng và vui chơi trong khu sinh
hoạt, cảnh quan thể dục thể thao này.”. Không chỉ vậy, trung tâm còn
khuyến khích tinh thần học tập của các em bằng cách cuối mỗi kỳ học,
những bạn có thành tích học tập tốt sẽ được trung tâm dẫn đi tham quan
ngoại khóa như sở thú, Vũng Tàu, Đà Lạt,... tùy theo từng độ tuổi khác
nhau.
Qua đây, ta cũng có thể thấy được trung tâm đã và đang làm rất tốt
nhiệm vụ phát triển cả về thể chất và tinh thần cho các trẻ đang sinh hoạt
và học tập tại trung tâm.

You might also like