You are on page 1of 3

3.

Khái niệm
Nuôi dạy con cái hoặc làm cha mẹ là quá trình thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển về thể
chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ của trẻ từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Nuôi dạy con
cái đề cập đến những rắc rối của việc nuôi dạy một đứa trẻ và không chỉ dành riêng cho
mối quan hệ cha mẹ sinh học.
Phong cách làm cha mẹ thay đổi theo khoảng thời gian lịch sử, chủng tộc / sắc tộc, tầng
lớp xã hội và các đặc điểm xã hội khác. Ngoài ra, nghiên cứu hỗ trợ rằng lịch sử của cha
mẹ cả về các chấp trước về chất lượng khác nhau cũng như tâm lý của cha mẹ, đặc biệt là
sau những trải nghiệm bất lợi, có thể ảnh hưởng mạnh đến sự nhạy cảm của cha mẹ và
kết quả của con cái.

4. Thực trạng

Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa và có một cách nuôi dạy con khác nhau, sự đối lập
trong cách dạy này sẽ tạo ra những con người khác nhau cả về tính cách, suy nghĩ và
thành công. Khi xã hội càng hiện đại, càng giàu có, người ta càng quan tâm nhiều hơn tới
cách nuôi dạy con cái đúng cách. Bởi thời đại bây giờ không còn là chuyện con cần phải
đạt điểm 9, điểm 10 nữa mà là chuyện của những đứa trẻ có tư duy thông minh từ bé,
được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống. Nhưng tuy xã hội đã toàn cầu hóa, sự khác nhau
trong cách nuôi dạy con ở phương Đông và phương Tây vẫn tồn tại nhiều khác biệt.

Nuôi dưỡng con cái


Ở các nước phương Tây, trẻ phải lao động để kiếm tiền từ rất sớm, chúng độc lập với cha
mẹ mình. Cha mẹ chỉ dành tình yêu thương vô hạn cho chúng, còn mọi việc gần như có
điều kiện. Từ tiền ăn, tiền học phí…bọn trẻ đều phải tự lo hoặc sau này sẽ trả lại cho cha
mẹ. Vì vậy, các con sẽ làm chủ cuộc đời của chính mình.
Ở phương Đông, con cái sinh ra là báu vật, đặc biệt là các bé trai. Vì họ cho rằng đây sẽ
là người dựa vào lúc về già, vì vậy họ dành tất cả những gì tốt nhất cho con, hi sinh vì
con. Cha mẹ phương Đông làm lụng vất vả cả đời chỉ để nuôi con ăn học và tích cóp tài
sản cho con. Đây là tâm lý hi sinh phổ biến.

Nghĩa vụ với cha mẹ


Đối với con cái ở các nước phương Đông, vì được cha mẹ chăm bẵm, hi sinh nên trẻ lớn
lên thường dựa dẫm, ỉ lại. Nhiều đứa trẻ lớn lên trong giàu có còn ăn chơi hư hỏng, mà
không biết làm việc nuôi bản thân. Nhưng bù lại, tự sâu thẳm trong lòng chúng luôn nể sợ
và yêu thương ông bà, cha mẹ, họ sẽ được con cái chăm sóc, nuôi dưỡng và kính trọng.
Với phương Tây lại khác, cha mẹ, ông bà khi về già thường sống cô độc và vô tình khiến
cho mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách. Vì cha mẹ không có nghĩa vụ
phải nuôi con cái, nên con cái cũng không có nghĩa vụ làm ngược lại.

Tính tự lập của trẻ


Ở phương Đông, sự chăm chuốt quá mức của cha mẹ khiến tính tự lập của trẻ rất kém.
Chúng luôn phải nghe theo lời cha mẹ trong tất cả mọi việc, không thể quyết định việc
của chính mình. Mọi việc làm đều nghe theo lời cha mẹ kể cả khi họ đã lớn, vì vậy rất
khó để trẻ có thể thành công trong cuôc sống.

Ngược lại, ở phương Tây, cha mẹ luôn để trẻ tự quyết định cuộc đời của mình, tự chịu
trách nhiệm với hành động và việc làm của mình. Đây cách giúp trẻ tự lập nhưng cũng dễ
khiến trẻ trở nên hư hỏng.

Dưới đây là một bảng báo cáo chỉ số nuôi dạy con cái của một công ty đa quốc gia
Nestlé.
Chỉ số nuôi dạy con (The Parenting Index) được Nestlé ủy nhiệm thực hiện độc lập bởi
Kantar, là một phần trong những nỗ lực của tập đoàn để hỗ trợ các gia đình nuôi dạy con
trong 1,000 ngày đầu đời. Đây là chỉ số đầu tiên xác định tám yếu tố ảnh hưởng đến việc
nuôi dạy con trên khắp thế giới. Chỉ số này cũng là một bước nằm trong chiến lược Làm
cha mẹ hiện đại – The Nestlé Parenting Initiative nhằm giúp cho các bậc cha mẹ xác định
những vấn đề cốt lõi ảnh hưởng tới việc nuôi dạy trẻ để từ đó tìm ra phương hướng vượt
qua những trở ngại này.

Theo báo cáo, yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con chính là áp lực, chiếm
23% trong tổng số. Các phụ huynh được khảo sát cho biết áp lực này đến từ chính bản
thân và cả bên ngoài. Sự lạc lõng, gánh vác trách nhiệm nuôi con hay sự tự tin vào bản
thân càng khiến họ áp lực hơn trong việc làm cha mẹ.
Cô đơn trong thời đại số: 32% người mới làm cha mẹ cho rằng họ cảm thấy cô lập và dễ
cô đơn hơn khi bắt đầu có em bé, mặc dù họ sống gần người thân và bạn bè.
Chia sẻ trách niệm nuôi con: 49% cha mẹ đồng ý với việc trách nhiệm nuôi dạy con cần
được chia sẻ đồng đều cho cả cha lẫn mẹ.
Tự tin với vai trò cha mẹ: 80% người được khảo sát cảm thấy thoải mái, mãn nguyện khi
được làm cha mẹ và mong muốn đem đến điều tốt nhất cho con.

Giáo sư Ming Cui – Khoa Gia đình và Trẻ em trường Đại học bang Florida (Hoa Kỳ)
nhận xét: “Ngày càng có nhiều nỗi lo đến từ việc nuôi dạy con cái của các bậc cha mẹ
(được phản ánh qua các thống kê trong báo cáo, như: áp lực, thiếu tự tin, nhu cầu tài
chính). Trước những tác động xã hội và xu hướng công nghệ, nhiều bậc cha mẹ từ các
nền văn hóa và tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau cảm thấy áp lực phải cố gắng làm mọi
thứ khi nuôi con.”
Giáo sư nói thêm: “Nuôi dạy con cái là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nhưng hạnh phúc
của bản thân cha mẹ cũng quan trọng không kém. Những người cha, người mẹ thường
phải đối mặt với căng thẳng, tiêu tốn kinh phí và các vấn đề khác trong gia đình. Vì vậy,
để việc làm cha mẹ tích cực hơn, con cái phát triển khỏe mạnh hơn, các bậc phụ huynh
nên dành thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân thật tốt.”

Cùng với khảo sát, Nestlé đã thực hiện một cuộc trò chuyện về áp lực chăm con với 6 cha
mẹ đến từ các nước: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Philippines, Brazil, Thụy Điển và
Nigeria. Khi nói về những vấn đề họ gặp phải lúc nuôi dạy con cái, các cha mẹ hầu hết
đều có cùng chia sẻ về việc lo lắng khi lần đầu nuôi con, chỉ trích từ mạng xã hội, đánh
giá từ những người xung quanh,v.v… Điều này khiến các cha mẹ bắt đầu nghi ngờ bản
thân nhiều hơn, cảm thấy buồn và ngày càng thấy áp lực trước quá nhiều định kiến.

Ca sỹ Phương Vy, Đại sứ Thương hiệu Nestlé NAN chia sẻ thêm sau khi xem qua khảo
sát The Parenting Index: “Vy khá đồng cảm với những cha mẹ khác vì thấy đâu đó có
hình ảnh của mình. Sự thật là tất cả mọi người đều hay nghĩ có con để nhà cửa vui vẻ, thế
nhưng không có ai "cảnh báo" về những đêm mất ngủ, những sáng trằn trọc ngồi vắt sữa,
những lời nói ra vào khiến mình áp lực, những bất ngờ ập đến khi con bệnh, những lo
toan, những vất vả...liên tục, không ngày phép.”

https://www.nestle.com.vn/vi/media/nestle-cong-bo-chi-so-ve-nuoi-day-con-thoi-hien-dai

https://vnexpress.net/49-phu-huynh-dong-tinh-viec-nuoi-day-con-khong-cua-rieng-ai-
4279235.html

https://oilgas.vn/su-khac-biet-trong-cach-day-con-cua-nguoi-phuong-dong-va-phuong-
tay.t15472.html

You might also like