You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MÔN : TÂM LÝ HỌC GIA ĐÌNH

Giảng viên: T.S Trần Thu Hương

Họ tên sinh viên: Trần Thị Hương

MSSV: 19032018

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích mối liên hệ giữa những giá trị gia đình Việt Nam
truyền thống và Việt Nam hiện đại thông qua các mối quan hệ chính của gia đình
(vợ chồng; mẹ - con; cha - con; anh chị em). Chọn một trong các mối quan hệ để
phân tích.

Mối quan hệ được lựa chọn : Quan hệ mẹ con.

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


Bài làm

Con người sống trong xã hội luôn có nhiều mối quan hệ, nhưng mối quan hệ
gần gũi, thiêng liêng nhất, ân nghĩa sâu nặng nhất là mối quan hệ với cha mẹ. Sự sinh
thành, công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái đã tạo nên sự yêu thương, đùm
bọc và sự trưởng thành của con cái và đổi lại là sự kính trọng và của con cái đối với
cha mẹ. Gia đình là trường học đầu đời, là cái nôi nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
cái, và cung cấp cho xã hội những công dân tương lai. Gia đình có vai trò quan trọng
trong giáo dục đạo hiếu, hình thành nhân cách cho mỗi con người. Trong gia đình cha
mẹ vừa là người thầy, là nhà sư phạm đầu tiên, là người theo suốt cuộc đời con để
hướng dẫn, điều chỉnh hành vi và nhân cách con trẻ.
Người mẹ dù ở bất cứ đâu, bất cứ nền văn hóa nào thì tình cảm thiêng liêng
dành cho con cái đều không thể đong đếm. Ta đã từng nghe đâu đó rất nhiều những
câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Co hàng trăm, hàng ngàn bài thơ ca ngợi về tình
mẹ. Dù mang bất cứ màu da nào hay thuộc sắc tộc nào, bản năng làm mẹ vẫn luôn hiện
hữu mạnh mẽ trong mỗi người phụ nữ, đó là một thiên chức rất cao cả mà Đấng tạo
hóa đã ban tặng.

Trong gia đình, người mẹ mang vai trò yêu thương, tạo nên một môi trường yên
ổn cần thiết cho sự phát triển của đứa trẻ. Tình yêu thương của người mẹ rất quan
trọng, ngay từ khi còn rất nhỏ, đứa trẻ đã cảm nhận được hơi ấm và tình yêu thương
của mẹ. Chúng có thể cảm nhận được tình cảm của người mẹ và duy trì những ấn
tượng đó mãi khi đứa trẻ đã lớn. Trong xã hội thời xưa, người phụ nữ ít được coi trọng
hơn, họ thường ít nhận được sự quan tâm, kể cả trong thời kì sinh nở, với xã hội phong
kiến đa thê, những người phụ nữ lại càng nhận được ít hơn. Việc sinh nở và chăm sóc
con cái được coi như là một nghĩa vụ và bổn phận bắt buộc đối với người phụ nữ. bên
cạnh đó, họ còn phải làm việc ngay cả trong hoặc ngay sau kì sinh nở, thời gian dành
cho con cái cũng có phần hạn chế hơn. Những điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến
cách mà người mẹ quan tâm tới đứa trẻ. Gia đình càng có môi trường cân bằng, ấm
cúng giữa mối quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình càng đảm bảo cho sự
phát triển bình thường của đứa trẻ.

Nếu như ở gia đình thời trước, người ta thường đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối
của con cái đối với cha mẹ, đề cao sự tôn kính tổ tiên, hiếu thảo với cha mẹ, hướng về
cội nguồn quá khứ. Vì vậy, người mẹ mang nhiều sắc thái quyền lực hơn, nhưng với
định kiến trọng nam khinh nữ, ở một số gia đình, người mẹ phải phục vụ cho con trai
của mình. Cũng ở thời kì này, quyền lực của người mẹ được thể hiện tuyệt đối ở trẻ
gái, người mẹ quản lý gần như mọi thứ liên quan tới con gái của mình, kể cả việc ăn
uống, ăn mậc và đối tượng kết hôn. Điều này gây ra hệ quả là đứa trẻ có xu hướng phụ
thuộc và ảnh hưởng vào người mẹ nhiều hơn so với các gia đình hiện đại. Trong khi ở
các gia đình ngày nay lại có xu hướng vươn tới cái mới, cái luôn thay đổi, đề cao lợi
ích, hạnh phúc, nguyện vọng và tính độc lập của mỗi cá nhân. Người mẹ có xu hướng
khuyến khích con mình tự lập hơn, để trẻ tự mình làm việc ngay khi trẻ có khả năng
thực hiện. Họ nhận thức được việc phải dần để trẻ tự bước đi trên đôi chân của chính
mình thay vì bao bọc quá mức và kiểm soát ngay cả khi đứa trẻ đó đã lớn và nên chịu
trách nhiệm về việc chúng làm.

Việc cho con bú cũng là một hành động gia tăng mối quan hệ gắn bó khăng khít
giữa mẹ và con, Việc sinh con và cho con bú sữa mẹ được xem là điều hiển nhiên
trong văn hóa trước đây và dường như đó là lựa chọn duy nhất của người phụ nữ, vì
vậy, những người phụ nữ không thể nuôi con bằng phương pháp này sẽ sực kì áp lực.
So với trước đây, người mẹ hiện đại lại có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm sữa thay
thế được cho là chứa nhiều dưỡng chất nhưng vẫn coi trọng sữa mẹ. Điều này cũng thể
hiện được rằng, phụ nữ đang dần được tháo gỡ một số trách nhiệm mà trước kia từng
được coi là bắt buộc. Phụ nữ có thể lựa chọn cách nuôi con phù hợp tùy vào điều kiện
gia đình và khả năng của người mẹ. Vói trẻ sơ sinh thì có 2 thứ quan trọng nhất là sữa
và tình yêu thương. Cho con bú cũng được xem là hành vi gần gũi làm gia tăng mối
liên kết mẹ con.
Xã hôi hiện đại phát triển, dần trao cho phụ nữ nhiều quyền lợi hơn. Phụ nữ dần
đảm nhận nhiều vị trí cao và quan trọng hơn trong xã hội.. Tuy nhiên, trên thực tế, có
không ít phụ nữ vì hăng say và bận bịu với các mối quan hệ công sở, đối tác, cũng
thường xuyên vắng nhà bởi những chuyến công tác dài ngày, những chuyến du lịch,
hoặc đi sớm về muộn. Họ cũng dành thời gian, tâm huyết cho những buổi tiệc tùng,
sân chơi thể thao, siêu thị, sàn nhảy. Điều đó cũng cho thấy một hiện tượng đáng lo
ngại đang diễn ra trong các gia đình hiện nay. Đó là sau thời gian làm việc, các thành
viên thường tham gia vào các hoạt động giải trí bên ngoài khuôn khổ gia đình,
khiến cho gia đình không còn là lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, điều này có thể gây
ra một hệ quả, là người mẹ ít có thời gian ở gần con, con cái cũng không phải là mối
bận tâm duy nhất của người mẹ. Nhưng nếu sự vắng mặt này xảy ra quá nhiều sẽ có
những ảnh hưởng nhất định tới đứa trẻ. Việc vắng mẹ hoàn toàn, nhất là mất mẹ có
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và càng sâu sắc khi đứa trẻ càng nhỏ. Sự thiếu
hụt một phần tình cảm chỉ gây những rối loạn cường độ nhẹ hơn nhiều so với trường
hợp thiếu hụt hoàn toàn. Theo kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam 2006, vẫn còn một
tỷ lệ không nhỏ người cha và người mẹ không dành chút thời gian nào để chăm sóc
con cái dưới 15 tuổi: 6,8% người mẹ và 21,5% người cha. Sự thiếu quan tâm của cha
mẹ đối với con cái có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cả về mối liên hệ tình cảm
cha mẹ - con cái hoặc tăng thêm nguy cơ đối với các hành vi lệch chuẩn trong cuộc
sống. Không ít trẻ em trong các gia đình không được cha mẹ quan tâm đã bỏ học, đi
lang thang bụi đời, để cuối cùng rơi vào vòng xoáy của các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
nghiện hút, cướp giật, mại dâm và vô số các hiểm họa khác.

Mối liên hệ giữa mẹ và con còn thể hiện ngay cả người mẹ đã qua đời. Đó là việc
hương hỏa, thờ phượng. Hàng năm cúng giỗ để tưởng nhớ và để bày tỏ lòng biết ơn.
Ngày nay, xã hội đã có những quan điểm khác đi, có phần coi nhẹ việc thờ cúng hương
hỏa cúng giỗ, việc tổ chức các buổi cũng lễ cũng không còn được như trước. Có người
cho rằng những việc làm này không thiết thực. Hội nhập quốc tế đã đem lại nhiều giá
trị tích cực, làm cho nền kinh tế phát triển, tạo cơ hội để mỗi người tự hoàn thiện bản
thân và mở rộng tầm nhìn của mình. Tuy nhiên, cùng với đó có sự du nhập lối sống
phương Tây không chọn lọc, ảnh hưởng lối sống tốt đẹp của một bộ phận không nhỏ
người Việt Nam. Lối sống đề cao tiền bạc, đề cao cá nhân, lối sống ích kỷ, hẹp hòi ăn
sâu, bám rễ ở một bộ phận người Việt Nam. Họ không có ý thức gìn giữ giá trị đạo
hiếu truyền thống của dân tộc; họ coi thường người già, cho rằng người già cổ hủ, lạc
hậu, chậm tiến, họ không nghe lời dạy bảo của cha mẹ, tùy tiện sống theo sở thích của
mình.

Hội nhập quốc tế, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang làm
cho mô hình gia đình tam đại, tứ đại đồng đường dần bị thay thế bằng mô hình gia đình
hạt nhân. Ở mô hình này mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái lỏng lẻo hơn. Đó là cơ
sở cho sự phát triển lối sống chạy theo “cái tôi”, “vị kỷ”, thờ ơ, hời hợt, thiếu quan tâm
đến cha mẹ. Trong thời đại công nghệ thông tin với sự phát triển và hỗ trợ của các
phương tiện thông tin (như điện thoại, máy tính, internet...), con người có thể giao tiếp
với thành viên khác ở các không gian khác nhau; có nhiều thú vui khác nhau ( như giải
trí, đọc truyện, xem phim). Điều đó đã làm hạn chế tác động qua lại giữa mẹ con càng
làm tăng nguy cơ đẩy người già vào chỗ cô đơn, trống trải.
Tuy nhiên, dù trong thời kì hoặc hoàn cảnh nào, cũng sẽ tồn tại những người mẹ
còn dễ bị ảnh hưởng nuôi con theo lời nói từ bên ngoài thay vì lựa chọn lắng nghe và
thấu hiểu con cái của mình, so sánh khả năng của con với những đứa trẻ khác.Thuật
ngữ “con nhà người ta” đã rất nổi tiếng bắt nguồn từ câu cửa miệng của các bà mẹ.
Điều này vô hình chung tạo nên cảm giác tự ti, thấp kém của con trẻ. Bên cạnh đó, cả
xưa và nay, bên cạnh những bà mẹ độc hại, có phần quá khắt khe với con cái thì vẫn
còn nhiều bà mẹ quá nuông chiều con cái, chiều theo mọi yêu cầu của con, điều này
nếu diễn ra ở mức độ thường xuyên tạo cho trẻ thói quen ỉ lại, thậm chí là trẻ sẽ không
‘trưởng thành’’ một cách đúng nghĩa được, không có khả năng chịu trách nhiệm sau
này. Sự phục vụ mù quáng ấy chỉ có thể phải trả giá bằng cách nuông chiều con trai
mình cả đời. Việc quá lo sợ con cái sẽ phải chịu những áp lực từ bên ngoài đã dẫn đến
hành động tiệt trùng môi trường sống của con.
Hiện nay có rất nhiều bà mẹ hiện đại, khuyến khích con cái độc lập, tự chủ Đứa
trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân tốt hơn, nhất là khi chúng trưởng thành và tách ra
khỏi môi trường gia đình, cũng có khả năng những đứa trẻ này sẽ đạt được những
thành tích cao hơn những đứa trẻ được quá bao bọc. Sự thiếu hụt kiến thức của các bậc
cha mẹ về đặc điểm phát triển nhận thức, sự thay đổi tâm sinh lý của con cái trong giai
đoạn vị thành niên và không nắm được các phương pháp giáo dục con một cách hiệu
quả là nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ xung đột giữa cha mẹ và con cái. Khó
khăn này đòi hỏi phải thay đổi nhận thức và tăng cường kiến thức của cả cha mẹ và vị
thành niên trong sự quan tâm đến trẻ vị thành niên - một giai đoạn hết sức quan trọng
trong việc định hình và phát triển nhân cách con cái.
Kết luận: Người mẹ nào cũng yêu thương con, con cái cũng dành những âu yếm
nhất định dành cho cha mẹ, nhưng việc lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp
là tiền đề vô cùng quan trọng và là chìa khóa gắn kết mối quan hệ mẹ con và đảm bảo
cho sự phát triển tốt nhất khả năng của trẻ. Kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống
tốt đẹp, kết hợp vói những thay đổi hiện đại phù hợp là một trong những yếu tố tạo nên
một mối quan hệ hòa hợp và một gia đình hạnh phúc.
Tài liêu tham khảo:
1. Bài giảng Tâm lý học gia đình –TS Trần Thu Hương.
2. Đạo hiếu trong gia đình Việt nam hiện nay- Hoàng Thúc Lân.

You might also like