You are on page 1of 3

Tích cực:

Về những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình cần được giữ
gìn và phát huy trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay, có
người xem gia lễ hay gia phong là then chốt, có người nhấn mạnh đến
hai chữ hiếu – đễ, cũng có người nhấn mạnh đến chữ tình…Nhưng nhìn
chung, những giá trị văn hóa truyền thống đó đều thể hiện đậm nét yếu
tố văn hóa dân tộc Việt Nam đã được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch
sử.
Gia lễ hiểu một cách đơn giản là những lễ nghi theo tập tục ở
trong gia đình. Những lễ nghi này được phân loại và thực hiện thường
xuyên và có tính lặp lại theo thời gian trong năm của mỗi gia đình.
Những nghi lễ trong gia đình, từ xa xưa thông thường được thực hiện
theo lời giáo huấn truyền khẩu, người đời trước truyền dạy cho đời sau.
Vì vậy, trong mỗi gia đình truyền thống trọng lễ nghĩa, thường răn dạy
các thế hệ hậu sinh những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ngay tuổi
đầu đời. Thực tế xưa nay đã chứng minh rằng, chỉ có những người nào
hấp thụ được một truyền thống giáo dục gia đình có quy củ, biết tôn
trọng gia lễ, gia phong mới có thể là người biết trọng danh dự, chấp
hành kỷ luật, luật pháp Nhà nước cũng như chu toàn những trọng trách
do xã hội giao phó.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, bên cạnh gia lễ, người ta
còn nhấn mạnh đến hai chữ hiếu – đễ. Ở phạm trù triết lý, khi nhấn
mạnh đến yếu tố đạo lý trong văn hóa gia đình, tác giả – nhà văn hóa
lớn Vũ Khiêu cũng đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố này. Theo ông, trong
ba mối quan hệ (cha con, vợ chồng, anh em) ấy, thì mỗi quan hệ giữa
cha con, anh em tiêu biểu bằng hai chữ hiếu và đễ, đã được Nho giáo
tôn lên rất cao và đặt vào một vị trí trang trọng, trở thành cốt lõi trong
các mối quan hệ xã hội gồm 5 mối quan hệ (ngũ luân) là: vua tôi, cha
con, chồng vợ, anh em, bạn bè và các mối quan hệ khác như thầy trò,
lớn bé, chủ khách… Nho giáo đặt vấn đề: “Có được Hiếu, Đễ thì có
được các đức khác. Hiếu, Đễ là cái gốc mà người quân tử phải nắm lấy,
vì cái gốc được vững tốt, tự nhiên đạo lý từ đó mà sinh ra”, hay “Cao
đẹp rộng lớn như Đạo của vua Nghiêu vua Thuấn mà cũng chỉ có Hiếu,
Đễ mà thôi”…
Trong văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại, hai chữ hiếu, đễ vẫn có
ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ và vun đắp cho đạo nghĩa của mỗi
gia đình. Một gia đình vẹn nguyên chữ hiếu và đễ có nghĩa ở đó các
thành viên ai cũng giữ trọn được trách nhiệm, bổn phận của mình. Ông
bà, cha mẹ yêu thương, che chở cho con cháu; con cháu tôn kính, biết
ơn đối với cha mẹ, ông bà; anh em yêu thương, đỡ đần, đùm bọc lẫn
nhau…chính là hiếu, đễ.
Nếu như gia lễ hay hiếu, đễ là những yếu tố được văn hóa Việt
Nam hấp thụ và phát triển tính riêng biệt và độc đáo từ Nho giáo của
Trung Quốc thì chữ tình trong văn hóa gia đình truyền thống chính là
yếu tố riêng có trong bản sắc văn hóa dân tộc.
Truyền thống văn hóa Việt Nam xưa nay vẫn coi trọng chữ tình. Vì
thế mà trong cách ứng xử của người Việt Nam vẫn nặng cái tình hơn cái
lý (Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình). Dưới góc độ nào đó, đấy
chính là mặt tích cực, yếu tố đáng trân trọng cần được giữ gìn và phát
huy.
Tiêu cực:
Hiện tượng tảo hôn (hôn nhân trước 18 tuổi) vẫn còn tồn tại.
Những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là nghèo đói, bảo vệ
trẻ em gái, danh dự gia đình… Mặc dù, các quốc gia đều có luật quy
định về hôn nhân, về độ tuổi tối thiểu và sự đồng ý, không áp dụng cho
hôn nhân truyền thống. Hiện tượng hôn nhân không đăng ký kết hôn
hiện đang có xu hướng phổ biến. Trên thực tế, hiện tượng này được coi
là có hại cho hạnh phúc gia đình vì không được đăng ký chính thức và
không ràng buộc về tài chính đối với người chồng. Hôn nhân khẩn cấp
cũng có thể gây ra những hậu quả tai hại cho người vợ, vì không có
quyền hợp pháp để xin ly hôn. Phụ nữ phải đối mặt với sự miệt thị của
xã hội; trẻ em có địa vị pháp lý trong xã hội không rõ ràng, hoặc không
được thừa nhận; những gia đình phải chịu sự kỳ thị của xã hội về cuộc
hôn nhân thất bại hoặc bị bỏ rơi.
Vẫn còn 1 số hủ tục như bắt vợ, trọng nam khinh nữ, bất bình
đẳng trong gia đình,…
Thực tế vẫn còn nhiều gia đình phân biệt đối xử giữa nam và nữ,
con trai và con gái. Trong quan hệ của gia đình, người nam vẫn được
ưu tiên và được chiếu cố nhiều hơn nữ. Dân gian có câu: “Nữ sinh
ngoại tộc”, hoặc “Con gái ăn cơm nguội ở nhà ngoài”, “Con gái là con
của người ta”… Ðây chính là ảnh hưởng còn sót lại của tư tưởng phong
kiến tông tộc gia trưởng. Khi người con gái đã được gia đình gả đi lấy
chồng thì không còn mối liên hệ gia sản gì với cha mẹ ruột nữa; con gái
không được tham dự bàn bạc những chuyện quan trọng trong gia đình
thân tộc, hoặc không được dự phân chia tài sản thừa kế… Quan niệm
"trọng nam khinh nữ" còn biểu hiện ở tâm lý lựa chọn giới tính khi sinh
con, vẫn còn có người quan niệm mong muốn sinh con trai để “nối dõi
tông đường”, gây nên hệ luỵ mất cân bằng giới tính, mà đến nay mức
độ ảnh hưởng đã vượt ra khỏi phạm vi địa phương, trở thành mối quan
tâm lớn của đất nước.
Ngoài ra, ở một số vùng nông thôn vẫn còn tồn tại hiện tượng
“thách cưới”. Thách cưới được xem như sự trả giá cho việc gả con gái.
Nhà gái thường đòi nhiều thứ như số tiền mặt, lễ vật nữ trang, heo
cưới… buộc nhà trai phải đáp ứng “trình đủ thủ tục” thì mới chấp nhận
gả con. Có trường hợp gia đình nhà trai vì quá khó khăn, phải đi vay
mượn bên ngoài, sau khi đám cưới xong thì gánh nặng nợ nần đè lên
đôi vợ chồng trẻ, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Thủ tục thách
cưới này cùng với quan niệm gả bán con gái được coi như quyền
thương lượng định đoạt của đôi bên cha mẹ, không kể đến quyền tự do
hôn nhân của đôi trai gái.

You might also like