You are on page 1of 9

SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO HỌC SINH –

SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC SƯ PHẠM MẦM NON


Ths. Nguyễn Thị Hương Cúc
Khoa Giáo dụcTiểu học - Mầm non
1. Mở đầu
Nhà giáo không bao giờ được quên một chân lý bình thường nhưng vĩ đại: “Để làm
một thầy giáo giỏi, trước hết phải biết yêu cái điều mình dạy và những người mình dạy”
(D.Iravkin). Đối với giáo dục, giáo viên luôn là nhân tố nòng cốt góp phần vào sự thành
bại ở bất kỳ lứa tuổi nào hay bất kỳ lĩnh vực đào tạo nào. Đối với bậc học mầm non thì
điều này càng trở nên rõ ràng, giáo viên mầm non không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”,
không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”. Nói cách
khác, ở trường mầm non, giáo viên là người thầy, người bạn, người mẹ hiền thứ hai của
trẻ, coi trẻ như con em của mình, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của trẻ.
Nghề giáo viên mầm non là một nghề vất vả, chỉ có tình yêu với nghề, với trẻ mới
có thể chăm sóc và giáo dục trẻ tốt. Nếu không có lòng nhân ái, sự vị tha, chu đáo và nâng
niu trẻ em, thì giáo viên sẽ không thể vượt qua được những trò nghịch ngợm của trẻ,
những mệt nhoài vì “dỗ” nhiều hơn “dạy”.
Do đó, tại các trường chuyên nghiệp đào tạo ngành sư phạm mầm non , trong quá
trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, cần thiết phải giáo dục lòng nhân ái cho học sinh –
sinh viên để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn và để đáp ứng yêu cầu mới về phẩm chất đạo
đức, năng lực của người giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng ngày càng
được nâng cao như hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Thực trạng về lòng nhân ái của giáo viên mầm non
Trước hết để trở thành một giáo viên mầm non, thì người giáo viên phải có lòng
yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người
mẹ đối với trẻ. Một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cô (không tính
giờ trẻ ngủ ở nhà). Cô cho ăn, cô dỗ ngủ, cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết: Kỹ năng
sống, kiến thức về môi trường xung quanh, không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự
quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến, bảo vệ trẻ.
Vì thế tình yêu của cô dành cho trẻ phải là tình yêu sáng suốt, tình yêu có cả sự dịu
dàng và cả những yêu cầu mà trẻ phải thực hiện. Không chỉ yêu trẻ, mà giáo viên mầm
non còn phải biết yêu điều mình dạy, nghĩa là yêu chính công việc của mình.
1
Để tồn tại và trở thành một giáo viên giỏi, trước hết phải tập làm “Mẹ”. Yêu trẻ
không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà bằng chính hành động, bởi: “Càng yêu nghề
bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu”. Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo
toan và áp lực, nhưng với tình yêu người, yêu nghề, những cô giáo mầm non hôm qua,
hôm nay và mai sau đã và đang tiếp bước xây dựng trang sử 66 năm đổi mới ngành giáo
dục mầm non ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, trong thực tế gần đây, hàng loạt các phương tiện thông tin địa chúng
đưa tin về nạn bạo hành trẻ em ở các trường mầm non, các cơ sở trông giữ trẻ trong và
ngoài nước với đủ mọi cấp độ, thủ đoạn. Vấn nạn này không chỉ diễn ra ở các vùng sâu
vùng xa, nơi trình độ dân trí còn hạn chế, mà còn diễn ra ngay tại trung tâm các thành phố
lớn.
Tháng 10 năm 2007, dư luận cả nước sửng sốt trước sự việc “bảo mẫu” Quảng Thị
Kim Hoa- chủ cơ sở trông giữ trẻ từ 1 đến 6 tuổi tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã hành
hạ các cháu bé một cách tàn nhẫn như: vừa đút cơm vừa dùng thước, lược nhựa đánh
mạnh vào hai má, chân tay các cháu ăn chậm, túm tóc một bé gái giật ngửa ra sau rồi
dùng cạnh tô nhựa to hất mạnh nhiều cái từ dưới lên trên cằm cháu bé, dùng chân đá các
cháu...Những hành động mất nhân tính của người bảo mẫu này đã khiến cho toàn ngành
giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non thực sự bàng hoàng, giật mình trước tệ nạn bạo
hành trẻ em tại các cơ sở trông giữ trẻ trái phép.

Những hình ảnh chụp được từ cơ sở giữ trẻ của Quảng Thị Kim Hoa

2
Bàn tay của một bé trai tại Ba Đình, Hà Nội bị cô giáo phạt
Đến tháng 1 năm 2012, tại thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế- văn
hóa- giáo dục lớn của cả nước, một phụ huynh lên tiếng tố cáo cô giáo của trường mầm
non Mai Anh (Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) đã tát và gây tổn thương vào
vùng kín của con mình.
Không lâu sau đó, tháng 3 năm 2012 tại trường mầm non Hương Sen (Hòa Xuân,
Cẩm Lệ, Đà Nẵng), một giáo viên bị tố đã lôi học sinh vào nhà vệ sinh dùng thước đánh
nhiều lần vào chân gây ra những vết bầm tím trên cơ thể cùng với nỗi sợ hãi, hoang mang
trên các cháu.
Tại Bắc Ninh, vào tháng 9 năm 2012, một số phụ huynh học sinh trường mầm non
Hương tố cáo với Công an Thị xã Từ Sơn về việc cô giáo lớp 5 tuổi số 3 trường mầm non
Hương Mạc 2 có hành vi dán băng dính vào mồm học sinh để “giữ trật tự”.
Hàng loạt các vụ bạo hành trẻ em bị phanh phui trong năm 2015 khiến dư luận bức
xúc, phẫn nộ, dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực trẻ em đang ngày càng
gia tăng, là nỗi ám ảnh với mỗi người như:
Ở Trường Mầm non Quy Nhơn bé Võ Anh M. (3 tuổi) bị nhiều vết bầm tím bầm
dập do cô giáo đánh.

3
Vết lằn đỏ trên mông cháu bé (ảnh chụp chiều ngày 25/12).
Sáng 5/10/2015, tại nhóm lớp Mầm non tư thục Sơn Ca, đường Hữu Nghị, TP
Đồng Hới, Quảng Bình, Bé trai 15 tháng tuổi bị 3 cô giáo trói tay chân, nhét giẻ vào
mồm lên mạng xã hội khiến dư luận vô cùng bức xúc.

4
Sáng 3-10, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một clip đăng tải với lời bình:
"Cô giáo huyện Văn Quan để trẻ ở ngoài cửa khiến cháu bé mở thùng rác ăn”. Nội dung
clip ghi lại cảnh cháu bé bị bắt đứng ngoài cửa lớp, gào khóc nhưng không thấy ai mở cửa
cho cháu bé, đoạn clip kéo dài khoảng gần 5 phút. Sau một hồi kêu khóc, cháu bé đã ngồi

5
bệt xuống bên cạnh một thùng rác gần đó, lục lọi và nhặt thứ gì đó bên trong thùng rác để
ăn, rồi lại tiếp tục gào khóc đòi vào.

Cháu bé thò tay vào thùng rác nhặt nhạnh đồ ăn thừa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG (Cắt
ra từ clip)
Đau lòng thay, càng ngày vấn nạn bạo hành trẻ em có dấu hiệu trở nên càng gia
tăng, phổ biến nghiêm trọng cả về số lượng lẫn mức độ trên khắp các tỉnh thành trên cả
nước. Không thể phủ nhận rằng nghề giáo viên mầm non là một nghề căng thẳng và vất
vả, nhất là ở các trường mẫu giáo công lập, nơi mà tỉ lệ học sinh quá đông, thậm chí là
quá tải. Áp lực công việc kéo dài, cộng thêm sự vất cả cả về trí óc lẫn thể chất làm cho
cho không ít giáo viên trở nên mệt mỏi, cáu gắt. Với trẻ càng nhỏ, cô giáo càng phải làm
nhiều việc để giúp đỡ trẻ trong vệ sinh cá nhân, chăm sóc trẻ ăn, ngủ, làm vệ sinh lớp
học...Trẻ lớn hơn bắt đầu hiếu động hơn, luôn luôn nghịch ngợm, tò mò, trẻ luôn đặt ra
những câu hỏi không ngớt về mọi vật, mọi việc xung quanh mà trẻ thấy, thậm chí, tâm lí
duy kỉ cao dễ khiến trẻ thích tự khẳng định “cái Tôi” cá nhân bằng cách đi ngược lại
mong muốn, yêu cầu của cô giáo, phá vỡ các quy định trong lớp học. Hiện tượng này
thường gây ra mâu thuẫn giữa cô và trẻ cần phải được giải quyết. Một số giáo viên để giải
tỏa tâm lí bực bội, tức giận, muốn nhanh chóng đưa trẻ vào “nề nếp”, “quy củ” đã trút
giận lên trẻ những lời lẽ mắng mỏ, những hình phạt tàn nhẫn cả về thể xác lẫn tinh thần.
Đó là những hành động vi phạm pháp luật, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của trẻ.
Đặc biệt, đó là những tổn thương, những vết đau hằn sâu trong tâm hồn theo trẻ đến suốt
cuộc đời sau này.
6
Bên cạnh việc cho rằng pháp luật chưa đủ sức răn đe, các cơ quan chức năng quản
lí chưa chặt chẽ những cơ sở trông giữ trẻ tư thục thì nhiều người cho rằng tình trạng bạo
hành xảy ra do một bộ phận những người trông giữ trẻ không có trình độ, thiếu hiểu biết
về giáo dục mầm non. Tuy nhiên, rõ ràng rằng ngay cả các cô giáo được đào tạo bài bản,
có trình độ chuyên môn nhất định tại các trường mầm non công lập cũng hành xử tàn
nhẫn với trẻ như vụ việc ở trường mầm non Hương Sen (Đà Nẵng), Hương Mạc 2 (Bắc
Ninh) chẳng hạn. Như vậy, sự lỏng lẻo trong quản lí, sự thiếu sức răn đe của pháp luật
hay sự yếu kém về trình độ chuyên môn mầm non không phải là những nguyên nhân
chính dẫn đến nạn bạo hành trẻ em. Tất cả những sự việc đau lòng ấy chính là những
tiếng chuông khiến chúng ta giật mình nhìn nhận lại lòng nhân ái trong đạo đức người
giáo viên nuôi dạy trẻ trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Có phải
chăng trước tác động của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lối sống thực dụng ngày
càng ăn sâu vào xã hội thì một bộ phận giáo viên, bảo mẫu đến nghề chăm sóc trẻ chỉ vì
áp lực cần có một công việc ổn định, hay vì động cơ muốn kiếm tiền mà không xuất phát
từ trái tim yêu thương trẻ em? Chỉ có sự vô cảm, thiếu vắng lòng nhân ái, bao dung mới
có thể khiến các bảo mẫu, giáo viên hành xử tàn bạo, nhẫn tâm với trẻ một cách lạnh lùng
như trong những vụ việc đáng xót xa kể trên.
2.2. Sự cần thiết phải giáo dục lòng nhân ái của học sinh – sinh viên ngành GDMN
“Người với người sống để yêu nhau”, một người giáo viên có lòng nhân ái chắc
chắn sẽ không bao giờ cư xử thậm tệ với trẻ như vậy. Lòng nhân ái giúp mỗi cô giáo nghĩ
đến học sinh như nghĩ đến những đứa con bé bỏng, sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi
được làm việc vì những đứa con ấy. Lòng nhân ái giúp cô giáo mở rộng tấm lòng khoan
dung, tha thứ cho những lỗi lầm của trẻ gây ra mỗi ngày, để từ đó, cô sẽ cần biết mình
phải làm gì tốt nhất nhằm giúp trẻ nhận ra vấn đề mà không làm trẻ tổn thương như: ân
cần hỏi han, trò chuyện, nhắc nhở, động viên khích lệ trẻ sửa sai...Lòng nhân ái còn là gốc
rễ của chữ “Nhẫn”, giúp cô giáo có thể kiên trì, nhiệt tình giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn và
kiềm chế nỗi cáu gắt, bực bội để nhẫn nại với trẻ khi gặp tình huống căng thẳng, mâu
thuẫn. Trên tất cả, điều quan trọng nhất, ấy là lòng yêu thương giúp người giáo viên có
thể cảm nhận được những niềm vui, nỗi đau của trẻ, để rồi cô vui cùng niềm vui của trẻ,
đau cùng nỗi đau trẻ. Nhờ đó, mỗi ngày đến trường trẻ sẽ không còn lo sợ những lời mắng
nhiếc, cái bạt tai, túm tóc...Thay vào đó, trẻ sẽ nhận được những bài học nhẹ nhàng,
những lời khuyên nhủ với cảm giác được an toàn, được yêu thương.

7
Vì vậy, cần thiết phải giáo dục lòng nhân ái cho HS – SV ngành giáo dục mầm non
ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tìm hiểu về lòng nhân ái của HS – SV ngành GDMN trường Cao đẳng Sư phạm
Nam Định thông qua hoạt động học tập trên lớp và thông qua các đợt kiến tập, thực tập
cho thấy: những HS - SV có thái độ yêu thương, thích thú khi được gần gũi và trực tiếp
chăm sóc trẻ là những HS – SV có kết quả học tập tốt và thường xuyên năng nổ trong các
hoạt động của trường, lớp. Các em hầu hết đều có ước mơ hay xác định được mục tiêu trở
thành giáo viên mầm non, do đó những em này luôn nỗ lực trong từng công việc, luôn ân
cần, chu đáo khi chăm sóc trẻ. Tuy nhiên trong số HS – SV ngành GDMN cũng không
hiếm những em tỏ ra thờ ơ với công việc dẫn đến việc thể hiện lòng nhân ái không rõ
ràng, hay không có sự ân cần, âu yếm khi chăm sóc trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân, đa số các
em này là những HS – SV chưa thực sự sẵn sàng đến với nghề giáo viên mầm non. Các
em chia sẻ lí do học ngành này vì thi trượt các ngành khác mà các em yêu thích, hoặc một
số em đi học vì cha, mẹ hay người thân mong muốn, một số khác thì các em lo lắng về
công việc vất vả của người giáo viên mầm non, nhất là khâu chăm sóc trẻ, các em lúng
túng, vụng về và không tự tin khi chăm sóc trẻ dễ dẫn đến chán nản và không hết lòng yêu
thương trẻ.
Để giáo dục lòng nhân ái cho HS – SV thì giáo viên cần phải hiểu được tâm tư
nguyện vọng của các em, từ đấy tháo gỡ dần những khó khăn vướng mắc của các em khi
đến với nghề giáo viên mầm non. Đồng thời luôn đề cao lòng nhân ái cần có trong mỗi
trái tim người giáo viên mầm non. Khơi gợi trong các em những năng lực phẩm chất yêu
nghề mến trẻ của người giáo viên mầm non không phải bằng lí thuyết hay những câu
chuyện cổ tích mà phải bằng những hành động thiết thực và những tấm gương sang có
thật trong cuộc sống hàng ngày.
Cần tổ chức cho HS – SV đi thực tế tại làng trẻ S.O.S, đi thăm những trại trẻ mồ
côi, những cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật để các em cảm nhận được trẻ em cần lắm những
tấm lòng nhân hậu từ cô giáo. HS – SV cũng cần biết được những tấm gương là những
giáo viên mầm non phải rời xa gia đình để cắm bản, với bao gian khó, đường xá đi lại rất
khó khăn, gập ghềnh, phải trèo đèo lội suối vật chất thiếu thốn, khổ cực họ còn phải đi
đến từng nhà để động viên dỗ trẻ đến trường… Có những lúc họ bật khóc vì nhớ nhà, nhớ
gia đình nhưng khi chăm sóc trẻ nụ cười vẫn luôn nở trên môi họ, bởi họ đến với trẻ bằng

8
cả tình yêu thương, lòng nhân ái vô bờ bến. Giúp các em thấy được mọi khó khăn, vất vả
không là gì nếu trong mỗi người có lòng nhân ái.
Là giáo viên dạy học phần Vệ sinh – Dinh dưỡng, bên cạnh việc động viên khuyến
khích các em thực hành thao tác vệ sinh đúng cách và tổ chức nuôi dưỡng hợp lí, thì cô -
trò còn chia sẻ những thủ thuật để giúp trẻ thích được vệ sinh sạch sẽ và ăn hết suất…
tránh tình trạng bạo hành để ép trẻ ăn, vệ sinh cá nhân... giúp các em tự tin trong việc
chăm sóc trẻ, giảm bớt gánh nặng lo lắng của các em. Bằng những hành động thiết thực
như trao cho các em tình yêu thương, đối xử tốt với đồng nghiệp, tham gia hoạt động từ
thiện… Bằng cả tấm lòng, trong mỗi bài dạy tôi luôn hướng HS – SV có tấm lòng yêu
nghề mến trẻ với hi vọng khi các em trở thành những giáo viên mầm non có lòng nhân ái,
biết yêu thương trẻ để không còn những cảnh bao hành trẻ em nữa.
3. Kết luận
Có thể khẳng định rằng, dù ở thời đại nào đi chăng nữa, người giáo viên mầm non
vẫn luôn luôn phải đề cao việc nuôi dưỡng trong mình một tấm lòng nhân ái, đặc biệt là
nhân ái với trẻ em. Biết khơi dậy và phát huy truyền thống nhân ái ấy trong công tác chăm
sóc- giáo dục trẻ là một việc làm hết sức ý nghĩa và cần thiết trong xã hội ngày nay. Dùng
lòng nhân ái để giáo dục trẻ em là con đường chân chính và hiệu quả nhất bởi lẽ “Nhân
cách của người thầy chính là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đến học sinh, sức mạnh đó
không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kì câu chuyện đạo đức, bất kì
hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác” (Usinxki). Có lòng nhân ái, trường mẫu
giáo cũng như tất cả các trường học trên khắp mọi miền đất nước, mọi miền trái đất sẽ
không còn bạo lực học đường, không còn nỗi ám ảnh, sợ hãi mà chỉ có ánh nắng ấm áp
sưởi ấm trái tim trẻ thơ ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. http://nld.com.vn
2. http://www.doisongphapluat.com
3. http://vtc.vn

You might also like