You are on page 1of 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chương trình Giáo dục Thường xuyên năm 2022 - Lớp bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
thuộc Dự án “Mở các lớp đào tạo nâng trình độ chuẩn cán bộ quản lý và giáo viên mầm
non và phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022”

LỚP CÀ MAU TIỂU HỌC HAI MƯƠI HAI

Chuyên đề/Mô đun:


Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường
tiểu học
Giảng viên phụ trách: ThS. Nguyễn Thị Thùy Mỵ
Email để học viên nộp bài: nvsp_16@ctu.edu.vn (chú ý là gạch dưới ).
(Học viên nộp bài thu hoạch vào địa chỉ email này). Hạn nộp bài: trước 19:00’ giờ
ngày 26/02/2023.
Điểm số:
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Anh Thư
Điểm chữ: Số điện thoại: 0914046943
Email: ntathuthhoabinh.pgddamdoi@camau.edu.vn
Ngày sinh: 14/-6/1993 Nơi sinh: Bạc Liêu
Chữ ký của giảng Đơn vị Trường: TH Hiệp Bình
viên Xã/Phường:Tân Đức Huyện/TP:Đầm Dơi

Chủ đề viết thu hoạch:


Xây dựng kế hoạch thực hiện trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện;
phòng, chống bạo lực học đường
MẪU KẾ HOẠCH (PHỤ LỤC 9)

Tên bài thu hoạch


“Kế hoạch thực hiện trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng,
chống bạo lực học đường tại Trường tiểu học Hiệp Bình
I. PHẦN MỞ ĐẦU (1,5 điểm)
1. Giới thiệu khái quát về Trường tiểu học Hiệp Bình
Trường tiểu học Hiệp Bình được thành lập vào ngày 01 tháng 9 năm 1984. Đến
01 tháng 9 năm 2020 Trường tiểu học Hiệp Bình được sáp nhập từ Trường tiểu
học Hiệp Bình và Trường tiểu học Hòa Bình thành Trường tiểu học Hiệp Bình
theo Quyết định số: 320/QĐ – UBND ngày 01 tháng 09 năm 2020 của Ủy ban
nhân dân huyện Đầm Dơi, được lấy tên Trường tiểu học Hiệp Bình. Trường tiểu
học Hiệp Bình hiện có 03 điểm trường; trong đó có 01 điểm chính và 02 điểm
trường lẻ. Trường được xây dựng trên diện tích 8003,3 m2 thoáng mát thuận tiện
cho việc đưa đón con đi học của phụ huynh học sinh và tổ chức các hoạt động
giáo dục của nhà trường.
Trường có Chi bộ Đảng gồm 25 đảng viên. Có tổ chức công đoàn, Đội thiếu
niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, đạt hiệu quả. Nhà trường
có đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, hoàn thiện hơn về chuyên môn,
nghiệp vụ. Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 33 người. Trong đó cán
bộ quản lí 02 người; giáo viên 27 người; TPTĐ 1 người, thư viện 0, nhân viên 03
người. Tổng số tổ: 5 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng.Hàng năm được bồi
dưỡng thường xuyên và học tập để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường được quan tâm và đầu tư theo hướng
đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo hơn về chất lượng và số lượng theo quy định. Thiết
bị dạy học hiện đại được tăng cường, đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy học trong tình
hình mới.
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, học sinh hoàn thành chương trình
lớp học nhiều năm liền đạt theo quy định. Nhiều học sinh nghèo, học sinh có hoàn
cảnh khó khăn được quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ.
Trường tiểu học Hiệp Bình luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, đổi mới phương pháp dạy học gắn với đổi mới kiểm tra đánh giá;
Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường luôn phấn đấu, học hỏi, tiếp cận những
phương pháp dạy học mới để đáp ứng với xu thế hội nhập của giáo dục, sự tin
tưởng của các cấp, các ngành, của chính quyền địa phương, sự tin yêu của
nhân dân.
Nhà trường tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của
từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện
để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo Thông tư số: 17/2018/TT-
BGDĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng
giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học (sau đây gọi là
Thông tư số: 17/2018/TT-BGDĐT), nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu
giáo dục trong từng giai đoạn của nhà trường, thông báo công khai với các cơ
quan quản lí giáo dục về thực trạng chất lượng giáo dục, từ đó không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện và trình các cấp có thẩm quyền công nhận
trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
2. Giới thiệu thông tin về Thầy/Cô
Họ và Tên: Nguyễn Thị Anh Thư
Nhiệm vụ được phân công: giáo viên bộ môn
Số năm công tác: 8
3. Sự cần thiết thực hiện Trường học an toàn, phòng chống BLHĐ
3.1. Khái niệm về trường học an toàn
Trường học an toàn (được hiểu là trường học an toàn, phòng chống tai nạn,
thương tích). Trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho HS
được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ HS của trường
được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường
học an toàn phải có sự tham gia của tất cả HS, GV, cán bộ quản lý giáo dục và
các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương (QĐ số
4458/QĐ-BGDĐT, 2007).
Trường học an toàn là trường học không gây nguy hiểm cho HS và các lực
lượng giáo dục, môi trường mà ở đó không có bạo lực.
Ví dụ: Trường TH Hiệp Bình vừa được xây dựng và được công nhận là
trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên sân trường, hành lan, cầu thang đều được
đảm bảo an toàn cho học sinh trong các hoạt động ở trường, ngoài ra trường có
cổng và hàng rào để tránh các tác động từ bên ngoài,..
3.2. Khái niệm về bạo lực học đường
BLHĐ là việc sử dụng võ lực/quyền lực một cách có ý thức để đe dọa/thực
sự uy hiếp 1 cá nhân/1 nhóm HS gây ra/có nguy cơ gây ra thương tật, chết, tổn
thương tâm lý, kềm hãm sự phát triển/tước đoạt của cá nhân/nhóm HS đó (TS.Lê
Nguyên Phương, 2019). (Hệ quả)
BLHĐ là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe;
lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý
khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của NH xảy ra trong các CSGD/lớp độc
lập (Điều 2, NĐ 80-CP, 2017). (phương diện, hành vi)
BLHĐ là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý và đạo
lý, xúc phạm, trấn áp, ép buộc người khác làm ảnh hưởng đến thể chất và tinh
thần của người/nhóm người bị hại trong phạm vi TH/xuất phát từ TH, đối tượng
chủ yếu là HS.
BLHĐ là các xung đột liên cá nhân giữa HS với HS hoặc giữa GV với HS
trong đó ít nhất một bên sử dụng ngôn ngữ hoặc sức mạnh thể chất/tâm lý làm
tổn thương đối phương.
Ví dụ: Trường em các em đều hiếu động, trong giờ ra chơi thường chơi
mạnh tay với nhau, như xô đẩy, la nhau, reo hò,… dẫn đến hay bị va chạm chảy
máu do té ngã, vì thế thầy y tế học đường rất cực trong việc chăm sóc các em, các
giáo viên đặc biệt là gvcn và gv tổng phụ trác đội luôn theo sát các em,..hành vi
này của học sinh cũng dược xem là bạo lực thân thể.
3.3. Mục đích của xây dựng Trường học an toàn và phòng chống
BLHĐ
Xây dựng trường học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động
trong môi trường GD an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng góp phần phát
triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng GD toàn diện.
HS tiểu học được GD, nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng ứng xử,
giải quyết các vấn đề về phòng tránh nạn thương tích, tai nạn đuối nước, tai nạn
giao thông; phòng chống xâm hại,…
Đảm bảo đạt 80% nội dung bảng đánh giá trường học an toàn khi đánh giá
trường học an toàn
Không có HS tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn
xảy ra trong trường.
Xây dựng trường học an toàn và phòng chống BLHĐ là một yêu cầu quan
trọng và cần có trong bất kì xã hội nào vì: Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương, trẻ em là tương lai của xã hội. Trẻ em là những tác nhân thay đổi phù hợp
nhất và có thể giúp mang lại cho xã hội những kiến thức kĩ năng trong việc ứng
phó với các tình huống xã hội, giảm nhẹ và phòng ngừa tiêu cực. Các trường học
dặc biệt là các trường ở khu vực nông thôn thường được sử dụng như trung tâm
của cộng đồng và nhiều hoạt động cộng đồng được tổ chức tại trường học. Nếu
các trường học bị quấy rối thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy học tập ở
trường. Trẻ em là đối tượng dễ ảnh hưởng nhất khi xãy ra bạo lực học đường và
cần hỗ trợ về mặc tâm lí xã hội.
Như vậy khi học sinh học trong môi trường an toàn thì sẽ được phát triển
toàn diện theo hướng đúng đắn, không bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu cực khiến
học sinh bị ảnh hưởng tâm lí, sức khỏe và dần dần ảnh hưởng đến cuộc sống.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH (8.0 điểm)
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.1. Điểm mạnh và thời cơ
- Xác định được các yếu tố đã đảm bảo an toàn, phòng chống BLHĐ trong
nhà trường
Ví dụ: Trường học có vị trí không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
- Nguồn nhân lực dồi dào bao gồm: CBQL, đội ngũ GV, HS
- Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện phục vụ cho việc phòng chống BLHĐ
đảm bảo.
- Có nhiều nguồn tài chính hổ trợ cho việc xây dựng PCBLHĐ
- Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường được tập huấn bồi dưỡng đầy đủ các
nội dung về PCBLHĐ và Trường học an toàn.
- Trường vừa đạt chuẩn quốc gia nên được đầu tư xây dựng mới rất khang
trang, sạch đẹp. Có các phòng học dành riêng cho các môn chuyên và năng khiếu:
Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật,…Có máy che nắng ở sân trường cho
học sinh làm bằng sắt chắc chắn, có nhà xe cho giáo viên nhân viên và học sinh.
Có nhà vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh.
1.2. Điểm yếu và thách thức
Ngoài những điểm mạnh nói trên trường vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
Hàng rào được xây dựng bàng dây kẻm gai nên khi có sự cố hay các em nghịch
chạy vào dễ gặp tai nạn mức độ nguy hiểm. Sân chơi không có bóng mát do mới
trồng các cây xanh và chưa có cây to nên gây nắng, bãi tập thể thao cho HS diện
tích quá nhỏ dễ gây chấn thương cho HS điều này khá nguy hiểm. Nhiều học sinh
không biết bơi nhưng nhà trường không có hồ bơi, lớp dạy bơi mà địa phương là
vùng sông nước nên các em tiếp xúc nhiều với sông dễ bị đuối nước gây nguy hiểm.
Xung quanh trường ở ngoài hàng rào bao phủ chủ yếu là cây cỏ bụi rậm um tùm
nên các con vật như rắn, chuột, sâu,… hay xuất hiện ở nhà vệ sinh, khu vui chơi
học sinh làm các em đôi khi gặp nên sợ hãi, đôi khi còn chạy lung tung gây mất an
toàn. Sân trường, cầu thang khi mùa mưa đến thì trơn chợt rất nguy hiểm, đặc biệt
là các em đùa giởn giờ ra chơi. Học sinh còn rụt rè, nhút nhát ít chịu giao lưu phát
biểu hay thực hiện các hoạt động tập thể hay hoạt động ngoại khóa. Các em hay đùa
nghịch chạy giởn mạnh tay, xô đẩy nhau giờ ra chơi, đặc biệt là lớp 4,5 khiến gây
các tình trạng bị té ngã rất nguy hiểm. Học sinh cha mẹ đi làm ăn xa, bỏ nhà cho
ông bà hay mua điện thoại smaxphone để liên lạc nhưng các em lại lấy đó để chơi
game, xem tiktok quá nhiều bị xúi giục làm theo xu hướng,hay chơi nhiều game
không quan tâm việc học tập, đều này vô cùng nguy hiểm.
2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
2.1. Trường học an toàn
Kế hoạch thực hiện
Trường học đặt ở vị trí vùng sông nước nhưng rất nhiều học sinh không biết
bơi.
Người phụ
Địa Thời
TT Hoạt động trách, thành Kinh phí
điểm gian
phần tham gia
1 Tổ chức dạy bơi cho Ao nhà Ngày - Dụng cụ
HS: - Ông : Nguyễn Em 5/7/2023 + Phao bơi: 10 cái X
- Thành lập nhóm Quốc Huy Quốc 90.000 đ = 900.000
dạy bơi - Ông : Huỳnh An(gần đ
- Chuẩn bị địa điểm Ngọc Vinh trường + Áo phao: 10 cái X
- Tổ chức dạy và học - GV dạy bơi và 0 100.000 đ =
bơi HS : 2 giáo viên 1.000.000 đ
thể dục( Phan + Kính bơi: 10 cái X
Việt Trung và 50.000 đ = 500.000
Vưu Hoàng Anh) đ
và 45 em hs khối - Tiền bồi dưỡng gv
lớp 3,4 dạy: 40 buổi x
50.000/ buổi =
2.000.000 đ
Người phụ
Địa Thời
TT Hoạt động trách, thành Kinh phí
điểm gian
phần tham gia
Tổng: 4.000.000 đ
Trong đó:
- Nhà trường:
2.000.000 đ(Quỹ…)
- Phụ huynh:
2.400.000 đ
2 Làm mái che cho - Ông : Trịnh Tại Tháng + Kẽm làm khung
sân trường: Minh Đương HT sân 1/ 2023 sườn : 30 cây x
- Thành lập tổ làm - Ông : Phùng trường 300.000 =
- Chuẩn bị địa điểm Minh Thắng PHT 9000.000đ
- Bà : Mai thị + Công thợ :
Thêm TPTĐ, 5000.000
cùng toàn thể cán + Lưới lang: 2 cuộn
bộ GV, NV x 1500.000 =
trường 3000.000đ
Tổng: 17.000.000 đ
Trong đó :
+ Vận động XHH
trong gv được
12.000.000đ
+ Chủ Vật liệu hổ
trợ : 5.000.000đ
3 Trồng cây cảnh - Ông : Trịnh Dãy Tháng + Phân trồng :
quanh hàng rào Minh Đương HT hàng 1/2023 20bao x 30.000=
- Thành lập tổ - Ông : Phùng rào dây 600.000đ
trồng cây Minh Thắng PHT kẽm + Cây bông trang:
- Chuẩn bị cây - Ông : Nguyễn gai 20 cây x 300=
trồng là bông Quốc Huy 6.000.000đ
trang, bông CTCĐ, Tổng 6.600.000 đ
giấy, bông - Ông Vũ Trọng Trong đó :
bụt,.. Quyễn bí thư Công đoàn :
đoàn, cùng toàn 4000.000đ
thể cán bộ GV, Đoàn thanh niên và
NV trường liên đội: 2600.000 đ

2.2. Phòng chống bạo lực học đường


2.2.1. Nhận diện các nguy cơ có thể dẫn đến bạo lực học đường ở Trường…

DẤU HIỆU BIỂU HIỆN LOẠI BẠO LỰC HỌC


ĐƯỜNG
Tâm lí - Thường rụt rè, nhút nhát, • Bạo lực tinh thần
sợ hãi, lo lắng, thu mình,
tách khỏi giao tiếp xã
hội.
- Buồn bả, cô đơn, chán
nản, tổn thương, sợ hãi,
ám ảnh, suy sụp, tự ti…..
- Bắt nạt, bè nhóm để kì
thị, đánh nhau, gây sự,
tấn công, thách đấu.
• Bạo lực thân thể

Sinh lí - Mất ngủ, toát mồ hôi, dễ • Bạo lực thân thể


xúc động, dễ nóng giận,
hay khóc…

Hành vi - Sợ hãi, lo lắng, thu mình, • Bạo lực thân thể


tách khỏi giao tiếp xã hội
hoặc bắt nạt, bè nhóm để
kì thị, đánh nhau, gây sự,
tấn công, thách đấu.
- Xé áo, cắt tóc, đánh bạn,
đạp vào người, không
cho ăn uống, ….
• Bạo lực tinh thần
- Văn hóa phẩm, phim ảnh,
đồ chơi bạo lực

Lời nói - Nói xấu sau lưng, có cử • Bạo lực tinh thần
chỉ, hành vi khinh bỉ, đe
dọa
- Trêu trọc, sỉ nhục, miệt • Bạo lực tinh thần
thị, đe dọa, bình phẩm
thiếu tôn trọng người
khác…

………

2.2.2. Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại Trường TH Hiệp
Bình
Vấn đề bạo lực học đường luôn là những vấn đề nóng, luôn xảy ra trong phạm
vi trường học. Vấn nạn này khiến cho học sinh sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý hoặc
sức khỏe nhất định trong quá trình học tập và phát triển. Hơn hết là xây dựng
được trường học an toàn luôn đi kèm với phòng chống bạo lực học đường. Vì
vậy trường TH Hiệp Bình đã có nhiều biện pháp như sau:
- Xây dựng văn hóa nhà trường: Văn hoá nhà trường khi xây dựng được văn hoá,
truyền thống đẹp của nhà trường thì học sinh cũng từ đó học hỏi theo. -
Giáo viên có năng lực, kỹ năng và đạo đức: Giáo viên ngoài dạy học văn hoá thì
cũng cần xen lẫn giảng dạy học sinh về các kỹ năng trong cuộc sống để học sinh
nhận thức đúng đắn về hành vi.
Ví dụ: Thường xuyên lồng ghép các hoạt động vềan toàn giao thông đường bộ,
phòng chống đuối nước,phòng chống các bệnh thường gặp trong các tiết sinh hoạt
đầu tuần chào cờ, xây dựng các tiểu phẩm do chính học sinh tham gia và tiết mục
văn nghệ để các em hiểu hơn về cuộc sống, lồng ghép thực tế hơn, cho các em tự
cảm nhận ở các tiết hoạt động trải nghiệm.
- Tâm lý giáo dục học đồng hành với phương pháp dạy học: Khi giảng dạy một
học sinh thì giáo viên không thể chăm chú vào dạy mà cần quan tâm đến cảm
xúc, tâm lý học của trẻ. Những học sinh không quan tâm đến việc học sẽ dễ bị bỏ
lại phía sau.
Ngoài việc giảng dạy về kiến thức thì kĩ năng là đều vô cùng cần thiết nên giáo
viên tổ chức các hoạt động cho các em tham gia đóng vai, thực hành nhiều sẽ
giúp các em tiếp thu và thoải mái hơn
Ví dụ: Môn Tự nhiên xã hội đến các tiết cho thực hành đi tham quan cây cảnh
xung quanh trường, giáo viên luôn cho các em tham gia các hoạt động kết hợp
báo cáo kết quả điều tra, làm cách em tự tin hơn không bị áp lực tâm lí phải ngồi
học cả ngày trong phòng học mà nghe gv nói.
- Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội: Từ những nguyên nhân căn bản
trên thì từ gia đình, nhà trường và xã hội có những phối hợp tích cực để trẻ được
giáo dục đúng đắn. Kết hợp tốt với ban phụ huynh học sinh để giáo dục các em,
phối hợp với các tổ chức trong nhà trường như Đoàn thanh Niên, Công Đoàn,
Liên Đội để giáo dục học sinh đúng theo hướng tích cực. Ngoài ra còn kết hợp
với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội để giúp đỡ các em có hoàn
cảnh khó khăn,..
Ví dụ: Hằng năm, đầu năm học nhà trường yêu cầu gvcn rà soát lại học sinh để
nắm danh sách học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn,… để nhà trường vận động
các tổ chức xã hội quyên góp tiền để đảm bảo học đến trường đều có sách vở đầy
đủ. Ngoài ra, cuối năm học , Liên Đội tổ chức phong trào quyên góp sách giáo
khoa còn sử dụng được,.. trao tặng cho các bạn năm kế tiếp,…
- Trách nhiệm của giáo viên và hiệu trưởng: Đội ngũ giáo viên cần phải thường
xuyên theo dõi, gần gũi, quan tâm và nắm bắt tình hình của các em học sinh
trong lớp mình chủ nhiệm.
Giáo viên thì cần khéo léo chú tâm đến những vấn đề của học sinh hơn để kịp
thời giúp đỡ, giảng giải và giúp học sinh đi đúng hướng. Hiệu trưởng thì cần kịp
thời xây dựng được kỷ cương trường học một cách đúng đắn nhất.
Giáo viên chủ nhiệm vô cùng quan trọng là cầu nối giữa học sinh và nhà trường,
nhờ đó mà nhà trường có biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh
Ví dụ: Học sinh có vướng mắc hay đánh nhau nghịch mạng tay trong giờ ra chơi
với bạn làm bạn bị thương,…thì giáo viên chủ nhiệm là người đầu tiên biết và
cùng gv khác hòa giải nếu phụ huynh có thắc mắc hay có chuyện cần trao đỗi thì
trao đổi với giáo viên trước tìm các giải quyết để các em không bị áp lực,..
- Không để học sinh bị bỏ rơi: Những sự quan tâm để ý của giáo viên để nắm bắt
được tình hình học sinh, khắc phục những tình trạng đang diễn ra một cách kịp
thời, giúp đỡ học sinh đó không bị thụt lùi.
Luôn quan tâm hết học sinh, không thiên vị hay từ bỏ học sinh nào là tiêu chí của
trường tiểu học Hiệp Bình, do địa phương vùng còn nhiều khó khăn học sinh cha
mẹ làm ăn xa bỏ lại cho ông bà người thân chăm sóc, các em thiếu thốn tình cảm
bố mẹ, có em thiếu thốn về vật chất, nhưng giáo viên ở trường, đặc biệt là gvcn
luôn yêu thương và đối xử công bằng với các em, giúp đỡ tận tình theo khả năng,..
- Dạy học đi kèm với thực tiễn: Khi giảng dạy những môn văn hoá thì giáo viên
cần có những liên hệ thực tiễn để trẻ dễ hiểu được những gì đúng và sai để học
hỏi.Dạy lí thuyết đi đôi thực hành là tiêu chí mà trường đang và đã làm trong
những năm học qua, cần giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng sống vào cuộc
sống,…
Đối với các điểm yếu và thách thức mà được nêu phần trên thì ở đây có một
vài biện pháp để khắc phục như sau:
Hàng rào được xây dựng bàng dây kẻm gai nên khi có sự cố hay các em
nghịch chạy vào dễ gặp tai nạn mức độ nguy hiểm. Để khắc phục tình trạng này,
nhà trường đã tổ chức cho giáo viên và học sinh đi trồng cây xanh xung quanh
hàng rào: cây bông trang, hoa giấy, hoa bụt,…để tránh va chạm với hàng
rào…ngoài ra tạo ra không khí trong làm cho nhà trường.
Sân chơi không có bóng mát do mới trồng các cây xanh và chưa có cây to nên
gây nắng, bãi tập thể thao cho HS diện tích quá nhỏ dễ gây chấn thương cho HS
điều này khá nguy hiểm. Khắc phục điều này nhà trường đã cho trồng thêm cây
bóng mát và xây dựng máy che nắng cho học sinh với tổng diện tích 20 m* 10 m.
Xây bằng các cột sắt hàn và che là rèn chống nắng , giúp học sinh che được khi có
nắng gắt, tăng diện tích tập thể thao hơn.
Nhiều học sinh không biết bơi nhưng nhà trường không có hồ bơi, lớp dạy bơi
mà địa phương là vùng sông nước nên các em tiếp xúc nhiều với sông dễ bị đuối
nước gây nguy hiểm, nhà trường đã tổ chức lớp dạy bơi do chính giáo viên thể dục
trong trường dạy các em, không tốn học phí chỉ có tiền bồi dưỡng gv thêm. Ngoài
ra, lớp học được tổ chức tại hồ nhà của học sinh nên cũng làm giảm bớt chi phí hồ
bơi. Do nhà bạn Quốc An gần trường, nhà bạn nuôi tôm công nghiệp mà đang cải
tạo không nuôi đã một thời gian, nên nhà trường mượn ao nuôi bơm nước và tạo hồ
bơi cho cac em. Nhà trường đã tập trung dọn dẹp và làm sạch lại hồ, còn đem tất cả
các thiết bị điện tắt và để 1 nơi an toàn để đảm bảo cho các em học bơi.
Xung quanh trường ở ngoài hàng rào bao phủ chủ yếu là cây cỏ bụi rậm um
tùm nên các con vật như rắn, chuột, sâu,… hay xuất hiện ở nhà vệ sinh, khu vui
chơi học sinh làm các em đôi khi gặp nên sợ hãi, đôi khi còn chạy lung tung gây
mất an toàn. Đối với đều này, Hiệu trưởng đã chỉ đạo giao cho bảo vệ phụ trách nếu
thấy xung quanh trường bụi rậm lên thì mướn người dọn dẹp bằng máy cắt cỏ, dọn
theo quý để đảm bảo không có các sinh vật nguy hiểm vào nhà vệ sinh của các em.
Ngoài ra, gv tổng phụ trách tuyên truyền các em nếu thấy điều nguy hiểm báo ngay
cho nhà trường để kịp thời giải quyết.
Sân trường, cầu thang khi mùa mưa đến thì trơn chợt rất nguy hiểm, đặc biệt là
các em đùa giởn giờ ra chơi. Các cô giáo dã phân công cùng với phụ huynh dọn dẹp
quyét thường xuyên cac vũng nước đọng lại ở sân trường, các em lớp 4, 5 lao động
1 tuần 1 lần vào thứ 6 để giũa trường sạch. Nếu mưa nhiều thì tuần 2 , 3 lần,..Ngoài
ra các cầu thang thì phun thuốc clo để sát khuẩn tránh đóng rong rêu,… việc này
giao cho bảo vệ trường.
Học sinh còn rụt rè, nhút nhát ít chịu giao lưu phát biểu hay thực hiện các hoạt
động tập thể hay hoạt động ngoại khóa. Do xa cha mẹ sống chung với ông bà người
thân nen các em thiếu tình thương từ đó tạo ra võ bộc cho mình ít tiếp xúc với người
khác, nên rất nhút nhát, không chịu tham gia tập thể, Điều này cần gvcn kết hopej
vận động gia đình hợp tác để cùng các em thực hiện các hoạt động Đoàn đội,,.. như
tham gia văn nghệ, thi vẽ, thi đóng kịch, thi đối thoại,… để hòa nhập cùng các bạn.
Các em hay đùa nghịch chạy giởn mạnh tay, xô đẩy nhau giờ ra chơi, đặc biệt
là lớp 4,5 khiến gây các tình trạng bị té ngã rất nguy hiểm. Vấn đề này thì các giáo
viên chủ nhiệm luôn thường xuyên nhắc nhỡ các em, kết hợp với tổng phụ trách đội
phân công sao đỏ trực vào báo cáo để các em theo nề nếp hơn. Đồng thời các giáo
viên quan tâm đến các em đùa nghịch này để có biện pháp uốn nắn riêng nhằm giúp
các em bớt đùa nghịch.
Học sinh cha mẹ đi làm ăn xa, bỏ nhà cho ông bà hay mua điện thoại
smaxphone để liên lạc nhưng các em lại lấy đó để chơi game, xem tiktok quá
nhiều bị xúi giục làm theo xu hướng,hay chơi nhiều game không quan tâm việc
học tập, đều này vô cùng nguy hiểm. Giáo viên phải hết sức cố gắng kiên trì với
các em học sinh này vì các em rất nhạy cảm, kết hợp với gia đình theo dõi các em
xem gì, chơi gì để biết cách giáo dục và ngăn chặn các em.
Về các phương diện khác thì có các biện pháp sau:
Đối với học sinh:
Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ,
với thầy cô giáo.

Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.

Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô
giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
Học cách kiềm chế cảm súc.

Tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức
nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng
sống vào trong nhà trường.

Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyeenjj mang tính
hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những
đức tính tốt đẹp trong bản thân.

Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh
gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo
lực.

Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với
giáo viên và học sinh.

Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công
cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

Đối với giáo viên:

Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh
trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.

Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân
đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm haowjc tham gia giảng dạy.

Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt
động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học
sinh trong cùng lớp, cùng trường.

Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.

Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những
khó khăn vướng mắc của học sinh.

Đối với gia đình:

Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp
thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
III. KẾT LUẬN (0,5 điểm)
Qua thời gian tập huấn module 2: Chuyên đề: XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG do cô: Nguyễn Thị
Thùy Mỵ. CBGD: Trường Đại học Cần Thơ trực tiếp giảng dạy tôi đã tiếp thu
được những kiến thức sau:
1. Những vấn đề chung về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh bạo lực
học đường ở trường tiểu học.
2. Các nguy cơ tiềm ẩn và dấu hiệu về tình trạng mất an toàn và bạo lực học
đường .
3. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
4. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường trong trường Tiểu học.
Thông qua những buổi tập huấn về những kiến thức trên bản thân tôi là
một giáo viên đã hiểu được cách xây dựng được một trường học an toàn, phòng
tránh bạo lực học đường ở ngay chính trên mái ngôi trường mình đang dạy
trường TH Hiệp Bình Thân yêu. Sắp tới đây từ những gì đã học được, tôi sẽ
áp dụng tuyên truyền cho gia đình học sinh và cộng đồng về mối nguy hiểm
và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố
giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các
hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân các em học
sinh. Ngoài ra Trường TH Hiệp Bình sẽ hướng tới xây dựng một trường học
an toàn, Trường học an toàn không còn bạo lực.
Trên đây là bài thu hoạch của tôi mông quý thầy cô góp ý thêm. Xin cảm ơn.

You might also like