You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chương trình Giáo dục Thường xuyên năm 2022


Lớp bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
thuộc Dự án “Mở các lớp đào tạo nâng trình độ chuẩn cán bộ quản lý và giáo viên
mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022”
LỚP CÀ MAU TIỂU HỌC HAI MƯƠI HAI
Chuyên đề / Mô đun: “Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học”.
Giảng viên phụ trách: ThS. Trịnh Chí Thâm. Email để học viên nộp bài:
21etep62@ctu.edu.vn
Điểm số:
Họ và tên học viên: VŨ HỒNG HÀ
Điểm chữ: Số điện thoại: 0919115159
Email: vhhathpnh.pgddamdoi@camau.edu.vn
Ngày sinh: 24/03/1973, Nơi sinh: Đầm Dơi, Cà Mau
Chữ ký của giảng Đơn vị Trường: Tiểu học Phan Ngọc Hiển huyện Đầm Dơi
viên Xã/Phường: Thị trấn Đầm Dơi, Huyện/TP: Đầm Dơi

ĐỀ BÀI:
Câu 1: (4.0 điểm): Học viên chọn 1 trong 2 câu của phần này.
- Theo Anh/Chị, vì sao hiện nay vấn đề văn hóa nhà trường trở thành một trong
những mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội?
- Xác lập và thuyết minh về hệ giá trị cốt lõi của đơn vị Anh/Chị đang công tác.
Câu 2: (6.0 điểm): Học viên chọn 1 trong 2 câu của phần này.
- Nêu những ưu điểm và hạn chế của văn hóa nhà trường ở đơn vị Anh/Chị đang
công tác. Cần những giải pháp thiết thực, khả thi nào để cải thiện hiện trạng ấy theo
hướng tích cực hơn?
- Nêu những hạn chế của văn hóa nhà trường ở đơn vị Anh/Chị đang công tác.
Lập kế hoạch để củng cố, bổ khuyết.
Học viên trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý, không cần viết dài.

BÀI LÀM

Câu 1: Xác lập và thuyết minh về hệ giá trị cốt lõi của đơn vị Anh/Chị đang
công tác
Sơ lược về đơn vị:
Thị Trấn Đầm Dơi có diện tích 1.063 ha, chia làm 5 khóm, có 2.238 hộ với
9.598 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế là: công nghiệp - thương mại - dịch vụ - tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng và ngư - nông nghiệp kết hợp.
Thị Trấn Đầm Dơi là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện.
Các cơ quan, ban ngành cấp huyện đều đóng trên địa bàn Thị Trấn.
2

Thị Trấn Đầm Dơi là nơi tiếp nối các tuyến đường giao thông với các xã trong
huyện và thành phố Cà Mau. Điều kiện đi lại của người dân khá thuận lợi cả về
đường thủy và đường bộ.
Bên cạnh những thuận lợi, Thị Trấn Đầm Dơi cũng có những khó khăn nhất
định. Đây là nơi tập trung nhiều người dân ở địa phương khác đến tạm trú để làm ăn
sinh sống, nhiều hoạt động xã hội diễn ra phức tạp.
Với sự đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân
thị trấn Đầm Dơi đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Đảng bộ thị trấn Đầm Dơi
phấn đấu đạt và duy trì chuẩn đô thị văn minh, đô thị loại 4.

"Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con
người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững…".
Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển tọa lạc tại Khóm 2 Thị Trấn Đầm Dơi,
huyện Đầm Dơi. Điện thoại: 02903858167; website:
http://thddphanngochien.edu.vnptweb.vn/
Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển được tách ra từ trường Tiểu học Thị Trấn
Đầm Dơi kể từ ngày 14/8/2015 theo Quyết định số 2657/QĐ-UBND của UBND
huyện Đầm Dơi.
Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển là một trong những trường trọng điểm của
huyện nên rất được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Dơi,
Đảng ủy, UBND Thị trấn Đầm Dơi.
Đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, có tay nghề khá đồng đều, nhiều
giáo viên là giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, đặc biệt có một giáo viên
3

được công nhận là giáo viên giỏi cấp quốc gia và hiện là Hiệu trưởng của trường Tiểu
học Phan Ngọc Hiển. Hầu hết giáo viên giảng dạy nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm
cao trong công việc nên chất lượng học tập của học sinh luôn ổn định và ngày càng
được nâng cao.
Trường có phòng thư viện riêng, phòng thiết bị riêng và có hai cán bộ chuyên
trách công tác này. Các lớp đều có đầy đủ trang thiết bị phục vụ dạy và học. Vì vậy
các điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy như: sách giáo khoa, sách giáo viên,
sách tham khảo, đồ dùng dạy học … được triển khai thực hiện tốt góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học.
Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con cái họ. Nhiều phụ
huynh là cán bộ công chức Nhà nước nên rất ý thức trong việc cho con họ ăn học, tạo
điều kiện thuận lợi nhất để các em học tập tốt.
Thị Trấn Đầm Dơi có 5 khóm, tất cả các khóm đều có lộ xi măng nối liền với
trung tâm Thị Trấn nên học sinh đi đến trường rất thuận lợi.
Trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh, các lớp đều có Ban đại diện cha mẹ
học sinh của lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực góp phần đáng kể
trong việc huy động phụ huynh đóng góp quỹ để hỗ trợ cùng nhà trường khen thưởng
cho giáo viên và học sinh có thành tích trong giảng dạy và trong học tập, thúc đẩy
phong trào thi đua ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả thiết thực.
Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển đã có: 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ
chuẩn. Với 53 ĐHSP, 1 CĐSP và 1 THSP. Chi bộ với 44 đảng viên
Tháng 12/2015 được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Theo QĐ: Số 62/QĐ-UBND ngày 14/1/2016 của UBND tỉnh Cà Mau
Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo QĐ số 49/QĐ-SGD-ĐT ngày 17/02/2023 của
SGD-ĐT Cà Mau.
Năm học Danh hiệu Số, ngày, tháng, năm của quyết định
Bằng công nhận trường đạt Số 62/QĐ-UBND ngày 14/1/2016 của UBND tỉnh
2015-2016
chuẩn Quốc gia mức độ 1 Cà Mau
Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 31/8/2016 của
2015-2016 Tập thể lao động xuất sắc
UBND tỉnh Cà Mau
Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của
2016-2017 Tập thể lao động xuất sắc
UBND tỉnh Cà Mau
2015-2016 Hoàn thành xuất sắc nhiệm Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của
2016-2017 vụ UBND tỉnh Cà Mau
Hoàn thành xuất sắc, toàn Quyết định số 2001/QĐ-TTg ngày 12/12/2017 của
2016-2017
diện nhiệm vụ GD Thủ tướng Chính phủ
Quyết định số 1427/QĐ-UBND ngày 6/9/2018 của
2017-2018 Tập thể lao động xuất sắc
UBND tỉnh Cà Mau
Quyết định số 1387/QĐ-UBND ngày 16/8/2019 của
2018-2019 Tập thể lao động xuất sắc
UBND tỉnh Cà Mau
2019-2020 Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 20/08/2020 của
Tập thể lao động tiên tiến
UBND huyện Đầm Dơi
Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 06/10/2021 của
2020-2021 Tập thể lao động xuất sắc
UBND tỉnh Cà Mau
Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 05/09/2022 của
Tập thể lao động tiên tiến
UBND huyện Đầm Dơi
2021-2022
Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của
Cờ thi đua dẫn đầu khối TH
UBND tỉnh Cà Mau
4

Hệ giá trị cốt lõi của trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển:
“Yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, cộng đồng”

Yêu thương:
Học sinh trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển biết yêu thương bản thân, gia đình,
thầy cô, bạn bè và cộng đồng.
Tôn trọng:
Học sinh trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển biết tôn trọng bản thân mình và
những người xung quanh, tôn trọng nội quy nề nếp của nhà trường, tôn trọng người
lớn … thông qua hành vi lễ phép chào hỏi, lắng nghe tích cực và chấp nhận sự khác
biệt của người khác.
Trách nhiệm:
Luôn tạo cơ hội và môi trường thường xuyên để học sinh có điều kiện rèn luyện
giá trị này hàng ngày cho đến khi các giá trị trách nhiệm trở thành giá trị thật sự của
bản thân chính các em.
Trung thực:
Đề cao sự chính trực trong tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà trường. Sự
trung thực là nói không với bệnh thành tích, là tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra,
các kỳ thi, là đánh giá khách quan không thiên lệch, là góp ý chân thành, thẳng thắn.
Hợp tác:
Luôn xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ
huynh cùng hướng về một mục tiêu chung trên hành trình “Tất cả vì học sinh thân
yêu”.
Cộng đồng:
Trung thành với ý tưởng rằng môi trường học tập hiệu quả nhất phải là môi
trường mà tất cả học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường cảm thấy hạnh phúc khi
được sống, học tập và làm việc cùng nhau.

Câu 2: Những hạn chế của văn hóa nhà trường ở đơn vị trường Tiểu học Phan
Ngọc Hiển.
5

Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương
thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt nam vốn có
truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, cộng
đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hóa
Việt nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con người Việt nam.
Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài người, có xã
hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nếu môi
trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình thành và
sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành “người” theo đúng
nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ.
Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường, văn hóa luôn tồn tại
trong mọi hoạt động tổ chức đó. Vấn đề là con người có ý thức được sự tồn tại của nó
để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Bản thân văn hóa rất đa dạng và
phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều
quan niệm về văn hóa, nhưng tựu chung lại, các nhà nghiên cứu đều có một nghĩa
chung căn bản: văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con
người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ bản như vậy,
tác giả xin được đưa ra khái niệm văn hóa Nhà trường như sau: Văn hóa nhà trường là
một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên
trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó. Căn cứ theo
hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không
gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp... và phần chìm không
quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ...
Việt nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã được nhận diện như một tiêu chí
khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên nghiệp. Điều đó chứng tỏ
khái niệm văn hoá tổ chức tuy còn mới mẻ đối với Việt nam nhưng các tổ chức đã ý
thức được tầm quan trọng của văn hoá tổ chức. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong
xã hội, Nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết
tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội.
Về góc độ tổ chức, VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi
trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo
ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được
cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho Nhà trường thực sự trở thành một trung
tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội,
góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.
Đối với đội ngũ CBGV Nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo
nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì
mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn
ai hết, chính Nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì
vậy, chúng ta rất cần những Nhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết
rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.
Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi.
Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa,
học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là
6

ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ
đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, Văn hóa Nhà
trường còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa
thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức
tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã
hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà
các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một
cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ,
hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.
Vậy thực trạng văn hóa Nhà trường ở Việt nam hiện nay ra sao?
Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay và nhất là khi Việt nam đã gia nhập
WTO với nhiều thời cơ và thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập
đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng, nó làm cho bộ mặt
văn hóa của xã hội dần bị biến dạng, và đã có nhiều biểu hiện xuống cấp, tha hóa.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đua đòi ăn chơi, sa vào các
tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức báo động; đạo đức nhà giáo thì
xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng thiếu công bằng, gian lận trong thi cử, chuyện
mua bán các kết quả học tập không còn là xa lạ... Những minh chứng tiêu biểu gần
đây như: vụ tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vụ “đổi tình lấy điểm”, những
clip video liên tục được tung lên mạng internet về bạo lực học đường với cảnh học
sinh đánh nhau thô bạo, thậm chí là dã man trong sự chứng kiến vô cảm của bạn bè
xung quanh... Tất cả điều đó đã gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục. Văn hóa nhà trường bị biến dạng cũng
là điều hiển nhiên. Thực tế đó đã làm cho những người có lương tri đau xót và đối với
những Nhà giáo chân chính thì chắc hẳn đó là sự xúc phạm nhân phẩm và đạo đức
nghề nghiệp ghê gớm, xúc phạm đến truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
Vậy mà những gì chúng ta chứng kiến được cũng chỉ là phần nổi của cả tảng băng
khổng lồ chứa đầy tiêu cực trong ngành giáo dục.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất
nước, chúng ta đã nỗ lực tìm kiếm nhiều cơ hội, đạt được những thành tựu to lớn về
khoa học, kỹ thuật và công nghệ,... Nhưng chúng ta đã chưa lường hết được mức độ
tấn công của mặt trái nền kinh tế thị trường để ngăn chặn nó. Điều đó đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt văn hóa xã hội, để lại những hậu quả khôn lường cho
giáo dục nước nhà.
Mặt khác, lâu nay giáo dục chúng ta coi trọng dạy chữ mà lơ là việc dạy người;
coi trọng số lượng hơn là chất lượng. Tuy nhiên, vì chạy đua theo số lượng mà chúng
ta chưa quan tâm đến phương thức tạo ra sản phẩm đó một cách đầy đủ. Xã hội cần
phải nhìn nhận lại, đánh giá giá trị sản phẩm đó gồm cả cách thức mà người đó lao
động có chân chính không, có vì mục tiêu con người không... hay nói cách khác là
cách thức lao động để tạo ra sản phẩm đó có văn hóa hay không. Đã đến lúc chúng ta
cần phải chấn hưng giáo dục nước nhà. Thực tế, việc xây dựng văn hóa Nhà trường là
vô cùng quan trọng, bởi Nhà trường là cơ sở nền tảng, là tế bào của hệ thống giáo
dục.
Thực trạng:
7

Một bộ phận học sinh của trường là học sinh ở các xã lân cận đến học, nhiều
học sinh phải đi khá xa bằng nhiều phương tiện khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến việc
dạy – học 2 buổi/ ngày và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Thị Trấn Đầm Dơi là nơi tập trung nhiều người dân ở nơi khác đến tạm trú để
làm ăn sinh sống. Đa số những hộ này khó khăn về kinh tế, cuộc sống không ổn định,
vì vậy con cái họ không có điều kiện học tập tốt và có nguy cơ bỏ học cao. Đặc biệt
có một số em gia đình sinh sống ở ghe xuồng trên sông theo thời vụ làm ăn.
Thị Trấn Đầm Dơi vẫn còn một số hộ nghèo, đời sống khó khăn. Do cuộc sống
túng thiếu nên họ chủ yếu chỉ lo miếng cơm manh áo hàng ngày ít quan tâm đến việc
học hành của con cái họ.
Những khó khăn trên dẫn đến trình độ học tập của học sinh không đồng đều.
Kế hoạch khắc phục hạn chế về văn hóa nhà trường ở đơn vị trường Tiểu
học Phan Ngọc Hiển.
- Cần xây dựng mô hình nhân cách văn hóa con người Việt nam theo hướng
phát triển cân đối, hài hòa giữa tâm lực, trí lực và thể lực. Trong đó, lấy tâm lực làm
nền tảng cho phát triển nhân cách. Khi thiếu kiến thức, kỹ năng do nhu cầu công việc
người ra có thể học thêm và trau dồi để có được, nhưng khi thiếu đạo đức và lương
tâm tối tăm thì sẽ rất khó để cải thiện được nhân cách. Do vậy, cần phải chú trọng đến
giáo dục chữ “tâm” - lấy nó là cốt cách để làm người. Người có lương tâm trong sáng
sẽ biết cảm nhận và có quan niệm đúng về cái đẹp, và người biết rung cảm trước cái
đẹp thì rất khó làm điều xấu. Văn hóa người Việt nam chúng ta có lối sống trọng tình,
coi trọng lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo. Như vậy, phát huy được mô hình nhân cách này
cũng là phát huy lợi thế về bản sắc văn hóa người Việt. Mô hình nhân cách ấy phải
được giáo dục cho mọi thành viên trong nhà trường mà trước hết phải chính là các
Thầy cô giáo. Hơn ai hết, người Thầy sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhân cách học
trò. Tình yêu thương, sự tận tâm dạy bảo của người Thầy sẽ là những bài học về đạo
đức thiết thực nhất, là cách cảm hóa hữu hiệu nhất học trò của mình.
Nhà trường cần xây dựng quy chế văn hóa dựa trên triết lý riêng của mình để
khẳng định được phong cách, xác định hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức của Nhà
trường. Theo đó, thống nhất và hướng dẫn hành vi ứng xử của mọi thành viên trong
Nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định.
- Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hoá tổ chức Nhà trường.
Chính yếu tố vật chất cũng góp phần tạo nên ý thức con người, như không gian, trang
thiết bị làm việc, trang phục... sẽ giúp họ dễ cảm nhận vì tính hữu hình của nó, khiến
họ tin tưởng và gắn bó hơn với nhà trường.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường trong việc học tập,
nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp trong việc thực hiện văn hóa nhà
trường.
- Tiếp tục chỉ đạo và phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Có thể khẳng định đây là một chủ trương vô cùng đúng đắn
và sáng suốt của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh giáo dục chúng ta như hiện
nay. Tuy nhiên, rất tiếc hiệu quả thực hiện phong trào này lại còn nhiều hạn chế, vì
nếu hiệu quả cao thì chúng ta đã không phải chứng kiến thực trạng giáo dục đầy tiêu
cực như hiện nay. Lỗi chính ở khâu thực hiện của các trường còn quá hình thức. Vì
đây là việc làm rất khó, đòi hỏi mỗi trường phải có sự quyết tâm cao, thực sự đổi mới
8

và sáng tạo trong cách làm. Mỗi Nhà trường có những đặc thù riêng, triết lý riêng
trong hoạt động của mình. Việc “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
phải được cụ thể hóa trên cơ sở đặc thù đó. Do vậy, việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện
phong trào của Bộ GD-ĐT phải trên cơ sở rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm giai đoạn
thực hiện trước đó. Trong đó, cần hướng dẫn cụ thể các khâu kỹ thuật cho các trường
trong việc xây dựng phong trào này để các trường cụ thể hóa nội dung và phát huy
sáng tạo. Nếu chúng ta xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực một cách
hiệu quả và thực chất thì mỗi nhà trường Việt nam sẽ là một nhà trường văn hóa.
Như vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường là vô cùng cần thiết trong bối cảnh
hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động,
quyết tâm và cầu thị của các Trường. Và hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần
những nhà giáo chân chính, những con người có bản lĩnh và cái tâm trong sáng trong
cuộc chiến chống nạn “xâm lăng văn hóa”. Dân tộc Việt nam là một đất nước ngàn
năm văn hiến, nhân dân Việt nam vốn có truyền thống hiếu học và tôn trọng đạo lý.
Chúng ta hãy chung tay góp sức phát huy truyền thống dân tộc, giữ gìn bản sắc văn
hóa của nhân cách con người Việt nam.
Hơn lúc nào hết, tập thể CBGVNV, CMHS và toàn thể 1036 học sinh trường
Tiểu học Phan Ngọc Hiển nổ lực duy trì chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ giúp sức của các nguồn lực xã hội, phát huy tốt hơn
nữa truyền thống đoàn kết nhất trí của nhà trường, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ
được cấp trên giao phó.

Đầm Dơi, ngày 05 tháng 03 năm 2023


NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

Vũ Hồng Hà

You might also like