You are on page 1of 13

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chương trình Giáo dục Thường xuyên năm 2022 - Lớp bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
thuộc Dự án “Mở các lớp đào tạo nâng trình độ chuẩn cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
và phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022”

LỚP CÀ MAU TIỂU HỌC HAI MƯƠI HAI


Chuyên đề/Mô đun:
Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học
Giảng viên phụ trách: ThS. Nguyễn Thị Thùy Mỵ
Email để học viên nộp bài: 21etep62@ctu.edu.vn.
(Học viên nộp bài thu hoạch vào địa chỉ email này). Hạn nộp bài: trước 19:00’ giờ ngày 26/02/2023.

Điểm số:

Họ và tên học viên: Cao Minh Sũng

Điểm chữ: Số điện thoại: 0919 747 448

Email: cmsungthpnh.pgddamdoi@camau.edu.vn

Ngày sinh: 07/10/1978 Nơi sinh: Quách Phẩm, Đầm Dơi

Chữ ký của giảng Đơn vị Trường: Tiểu học Phan Ngọc Hiển
viên Xã/Phường: Thị trấn Đầm Dơi Huyện/TP: Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

Chủ đề viết thu hoạch:


Xây dựng kế hoạch thực hiện trường học an toàn, lành mạnh, thân
thiện; phòng, chống bạo lực học đường
MẪU KẾ HOẠCH (PHỤ LỤC 9)

TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
2

Tên bài thu hoạch


“Kế hoạch thực hiện trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng,
chống bạo lực học đường tại Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển”

I. PHẦN MỞ ĐẦU (1,5 điểm)


1. Giới thiệu khái quát về Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển
- Tên đơn vị: Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển
- Địa điểm trụ sở chính: Khóm 2 Thị Trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi.
- Điện thoại: 02903858167; thphanngochien.pgddamdoi@camau.edu.vn.
- Quá trình thành lập: Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển được tách ra từ
trường Tiểu học Thị Trấn Đầm Dơi kể từ ngày 14/8/2015 theo Quyết định số
2657/QĐ-UBND của UBND huyện Đầm Dơi.
- Tóm tắt cơ cấu tổ chức:
Tổng Đoàn thể
số cán Ban GV
Nhân Trình độ chuyên môn
bộ giám đứng Công
Viên Nghiệp vụ Đảng Chi
GV, hiệu lớp đoàn
viên đoàn
NV viên
Trên Đại Cao Trung
58 3 49 6 ĐH học Đẳng học 44 58 16
1 53 3 1
Tổng diện tích mặt bằng của trường là 19.000m2. Trường hiện có 01 điểm
trường gồm 32 phòng học cơ bản. Bên cạnh trường còn bố trí các phòng khác cũng
đảm bảo được yêu cầu phục vụ công tác dạy học gồm: Phòng Hiệu trưởng, phó
Hiệu trưởng, văn thư, phòng Đoàn – Đội, y tế, thư viện, thiết bị, phòng Tiếng Anh,
phòng Tin học, phòng Âm nhạc, phòng giáo viên, kho, khu nhà ăn....Bảng lớp, bàn
ghế giáo viên, học sinh đúng quy cách đảm bảo yêu cầu cho công tác dạy học.
Trường có 01 phòng thư viện, thiết bị riêng. Sách và đồ dùng dạy học được trang
bị tương đối đầy đủ. Các lớp đều trang bị đồ dùng dạy học đảm bảo đầy đủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc quản lý và sử dụng, qua đó góp phần
nâng cao chất lượng giờ dạy.
Trường dạy đủ các môn bắt buộc theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
dạy 2 buổi/ ngày 29/29 lớp. Trong đó có 14 lớp học bán trú. Tiếp tục dạy học môn

TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
3

Anh văn và Tin học đối với các khối lớp 3, 4, 5. Bên cạnh việc truyền thụ kiến
thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, nhà trường còn quan tâm đến giáo dục đạo
đức, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục vệ sinh môi trường, giáo dục phòng
chống một số dịch bệnh, tai nạn đuối nước,... thông qua các môn học và các hoạt
động ngoại khoá. Các hoạt động văn nghệ, thể thao được duy trì. Việc bồi dưỡng
học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh được nhà trường rất quan tâm, có kế hoạch
thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của trường. Phong trào vở sạch chữ
đẹp được tiến hành thường xuyên, tạo được chuyển biến đáng kể trong học sinh về
ý thức viết chữ đẹp và tính cẩn thận, giữ gìn sách vở sạch sẽ. Phong trào giáo viên
giỏi được quan tâm đúng mức. Nhà trường xem đây là một trong những biện pháp
tốt để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Từ những hoạt động
trên, chất lượng giáo dục của nhà trường luôn ổn định và ngày càng được nâng
cao. Chính vì vậy mà trong các năm qua, nhà trường đã đạt được một số thành tích
tiêu biểu như sau:
- Về danh hiệu thi đua:
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công
Danh hiệu thi
Năm học nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban
đua
hành quyết định
Tập thể lao động Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày
2015-2016
xuất sắc 31/8/2016 của UBND tỉnh Cà Mau
Tập thể lao động Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày
2016-2017
xuất sắc 22/8/2017 của UBND tỉnh Cà Mau
2015-2016; Hoàn thành xuất Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày
2016-2017 sắc nhiệm vụ 22/8/2017 của UBND tỉnh Cà Mau
Hoàn thành xuất
Quyết định số 2001/QĐ-TTg ngày
2016-2017 sắc, toàn diện
12/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ
nhiệm vụ GD
Tập thể lao động Quyết định số 1427/QĐ-UBND ngày
2017-2018
xuất sắc 6/9/2018 của UBND tỉnh Cà Mau
Tập thể lao động Quyết định số 1387/QĐ-UBND ngày
2018-2019
xuất sắc 16/8/2019 của UBND tỉnh Cà Mau
Tập thể lao động Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày
2019-2020
tiên tiến 20/8/2020 của UBND huyện Đầm Dơi
Tập thể lao động Quyết định số 2169/QĐ-UBND ngày
2020-2021
xuất sắc 12/10/2021 của UBND tỉnh Cà Mau
Tập thể lao động Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày
2021-2022
xuất sắc 23/09/2022 của UBND tỉnh Cà Mau
TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
4

- Về hình thức khen thưởng:


Năm học Danh hiệu thi Số, ngày, tháng, năm của quyết định
đua công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan
ban hành quyết định
Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày
2015-2016 Giấy chứng nhận
31/8/2016 của UBND tỉnh Cà Mau
Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày
2016-2017 Giấy chứng nhận
22/8/2017 của UBND tỉnh Cà Mau
2015-2016; Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày
Bằng khen
2016-2017 22/8/2017 của UBND tỉnh Cà Mau
Quyết định số 2001/QĐ-TTg ngày
2016-2017 Cờ thi đua
12/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định số 1427/QĐ-UBND ngày
2017-2018 Giấy chứng nhận
6/9/2018 của UBND tỉnh Cà Mau
2017-2018 Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày
Bằng khen
2018-2019 16/8/2019 của UBND tỉnh Cà Mau
Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày
Giấy chứng nhận
2019 - 2020 20/8/2020 của UBND huyện Đầm Dơi
Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày
Giấy chứng nhận
2020 - 2021 10/9/2021 của UBND huyện Đầm Dơi
2020 – 2021; Quyết định số 2414/QĐ-UBND ngày
Bằng khen
2021 - 2022 23/09/2022 của UBND tỉnh Cà Mau
2. Giới thiệu thông tin về Thầy/Cô
Họ và tên: Cao Minh Sũng, sinh ngày 07/10/1978, quê quán: Đầm Dơi, Cà
Mau. Tốt nghiệp lớp Cử nhân Quản lí năm 2007 được xếp loại Giỏi. Đạt danh hiệu
Cán bộ quản lí giỏi cấp tỉnh lần 1 năm 2013. Bản thân đã hướng dẫn, giúp đỡ rất
nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh. Hiện tại là tổ phó chuyên môn tổ 5 và là giáo viên chủ nhiệm lớp
5A4. Bản thân có 26 năm công tác trong ngành giáo dục, trong đó có 18 năm làm
công tác quản lí.
Bản thân luôn tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
tham gia các phong trào thi đua. Nhờ vậy, đã đạt được những thành tích cao cấp
trường, cấp huyện và cấp tỉnh.
3. Sự cần thiết thực hiện Trường học an toàn, phòng chống BLHĐ
3.1. Khái niệm về trường học an toàn
Trường học an toàn (được hiểu là trường học an toàn, phòng chống tai
TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
5

nạn, thương tích) là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích
cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ
học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá
trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh,
giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban
ngành, đoàn thể của địa phương (QĐ số 4458/QĐ-BGDĐT, 2007).
Một trường học an toàn (THAT) phải có cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động
dạy và học trong tất cả các hoàn cảnh (như bạo lực, vấn nạn xã hội, kể cả thiên
tai...), có các hoạt động quản lý và giáo dục về phòng chống các ảnh hưởng tiêu
cực để đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên, cán
bộ quản lý và những người đang làm việc trong trường học.
3.2. Khái niệm về bạo lực học đường
Bạo lực học đường (BLHĐ) là việc sử dụng võ lực hay quyền lực một
cách có ý thức để đe dọa hay thực sự uy hiếp một cá nhân hay một nhóm học
sinh làm gây ra hay có nguy cơ gây ra thương tật, chết, tổn thương tâm lý, kềm
hãm sự phát triển hay tước đoạt của cá nhân hay nhóm học sinh đó (Lê
Nguyên Phương, 2019).
BLHĐ là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức
khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố
ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong các cơ sở
giáo dục hoặc lớp độc lập (Điều 2, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP).
Nói cách khác, BLHĐ là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp
công lý và đạo lý, xúc phạm, trấn áp, ép buộc người khác làm ảnh hưởng đến thể
chất và tinh thần của người/nhóm người bị hại trong phạm vi trường học hoặc
xuất phát từ trường học, đối tượng chủ yếu là học sinh/sinh viên.
3.3. Mục đích của xây dựng Trường học an toàn và phòng chống BLHĐ
Trường học an toàn và phòng chống BLHĐ là một yêu cầu quan trọng và
cần có trong bất kỳ xã hội nào vì những lý do sau:
- Nhóm dễ bị tổn thương: Trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương; trẻ
em cũng là tương lai của xã hội, vì thế sự an toàn của trẻ em là tối quan trọng.
- Tác nhân thay đổi: Trẻ em là những tác nhân thay đổi phù hợp nhất và
có thể giúp mang lại cho xã hội những kiến thức, kỹ năng trong việc ứng phó với
các tình huống xã hội, giảm nhẹ và phòng ngừa tiêu cực nói chung.
- Thế hệ thứ 3: “Giáo dục cho trẻ em là giáo dục cho thế hệ thứ 3”, các trẻ
em được giáo dục sẽ chia sẻ các kiến thức với cha mẹ của các em và khi các em
trở thành cha mẹ, các em sẽ chia sẻ kiến thức này cho con cái.
- Trung tâm của cộng đồng: Các trường học đặc biệt là các trường ở khu
vực nông thôn thường được sử dụng như là trung tâm của cộng đồng và nhiều hoạt
TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
6

động cộng đồng được tổ chức tại trường học.


- Chương trình giảng dạy: Nếu các trường học bị quấy rối, phá hoại… thì
sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và học tập của trường.
- Hỗ trợ tâm lý- xã hội: Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi xảy
ra bạo lực học đường và cần được hỗ trợ về mặt tâm lý - xã hội. Việc mở lại trường
học một cách nhanh chóng/duy trì trường học sau biến cố/thảm họa là một việc
quan trọng để hỗ trợ cho trẻ em và giúp các em nhanh chóng hòa nhập với bạn bè,
trường lớp.
Như vậy, khi học sinh được học tập trong môi trường an toàn thì sẽ được
phát triển toàn diện theo hướng đúng đắn, không bị ảnh hưởng bởi tác động tiêu
cực khiến học sinh bị ảnh hướng tâm lý, sức khỏe và dần dần ảnh hướng đến
cuộc sống. Đó chính là mục đích quan trọng của việc xây dựng trường học an
toàn và phòng chống bạo lực học đường.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH (8.0 điểm)
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.1. Môi trường bên trong:
a. Điểm mạnh.
* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Tổng số viên chức, giáo viên, người lao động trong toàn trường: 54 đồng
chí.
+ Lãnh đạo, quản lý: 03
+ Giáo viên trong biên chế: 45
+ Giáo viên hợp đồng: 0
+ Nhân viên: 06
- Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt chuẩn. Trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ vững vàng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Có nhiều CBGVNV cốt cán có năng lực chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sư
phạm vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao.
- Đội ngũ CBGVNV đoàn kết nhất trí, chấp hành tốt các chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành
và địa phương phát động.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Có tinh thần trách nhiệm cao, yêu
nghề, gắn bó với nhà trường, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hầu
hết đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có tinh
thần trách nhiệm cao và có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn, kĩ năng sư phạm, đáp ứng với yêu cầu.
TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
7

- Tích cực trong công tác, quan tâm khai thác triệt để, hiệu quả điều kiện cơ
sở vật chất hiện có, tập trung thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
đánh giá học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đảm bảo mục tiêu giáo
dục tiểu học phát triển bền vững.
- Công tác tổ chức quản lý của nhà trường: Khoa học, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch đầy đủ, cụ thể, có tính khả thi,
sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin
tưởng, tín nhiệm của giáo viên và nhân viên nhà trường. Trong những năm học
vừa qua, công tác quản lý chất lượng của nhà trường luôn được thực hiện tốt, tổ
chức thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục về trường học an toàn và phòng
tránh bạo lực học đường; quan tâm thường xuyên công tác bồi dưỡng nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên, phân công chuyên môn theo đúng năng lực, đẩy
mạnh thực hiện đổi mới quản lý và phương pháp dạy học, ứng dụng hiệu quả công
nghệ thông tin; tổ chức thực hiện nghiêm túc đánh giá học sinh và thông báo kết
quả học tập, rèn luyện của học sinh kịp thời đến phụ huynh theo quy định.
- Nhà trường quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của
ngành giáo dục các cấp; thực hiện tốt quy chế chuyên môn, kế hoạch dạy học theo
quy định của Bộ Giáo dục. Tổ chức giảng dạy đầy đủ các môn học, dạy đúng đủ
chương trình từng môn. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy chế đánh giá đúng
quy định hiện hành, đúng thực chất chất lượng.
- Phong trào thi đua giảng dạy, học tập trong trường được duy trì, ngày
càng sôi nổi, tích cực và chủ động, đi vào chiều sâu.
1.2. Môi trường bên ngoài
* Điểm mạnh
Tình hình phát triển của trường tương đối thuận lợi để phát triển hoạt động
giáo dục của nhà trường.
Các cấp chính quyền, ngành luôn tạo điều kiện cho trường chủ động thực
hiện kế hoạch và hoàn thành nhiệm vụ.
Ban đại diện CMHS quan tâm và ủng hộ các phong trào của nhà trường.
* Điểm yếu
- Sự nhận thức về công tác giáo dục học sinh về trường học an toàn và
phòng chống bạo lực học đường của một số bộ phận cha mẹ học sinh (CMHS)
thiếu chuẩn mực, chưa có tính giáo dục cao làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục chung của nhà trường.
- Trước những đổi mới của ngành giáo dục về giáo dục từ nội dung, phương
pháp dạy học đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, và những yêu
cầu cao của xã hội nói chung và của bậc CMHS nói riêng về hiệu quả chất lượng
giảng dạy của nhà trường; đã làm cho tập thể cán bộ, giáo viên cũng gặp khó trong

TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
8

việc nghiên cứu đầu tư để đổi mới trong quản lý cũng như việc nâng cao chất
lượng giáo dục trường học an toàn và phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.
- Vấn đề xã hội ngày càng phát triển dẫn đến yêu cầu nâng cao chất lượng
giáo dục trường học an toàn và phòng tránh bạo lực học đường đòi hỏi nhà trường
phải đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành và địa phương, của thời
đại 4.0 như hiện nay.
2. Thời cơ
Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục khẳng
định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân; ngành giáo dục có
nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển giáo dục.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ngày càng có nhận thức rõ hơn
về vai trò vị trí và tầm quan trọng của sự nghiệp GD - ĐT nên đã quan tâm chỉ đạo
đề ra những chủ trương, giải pháp sát hợp, thiết thực cho công tác giáo dục ở địa
phương. Các ban ngành đoàn thể và nhân dân có sự phối hợp và cộng đồng trách
nhiệm chặt chẽ hơn đối với trường trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo
dục, đồng thời chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đội ngũ cán bộ giáo viên trong
trường và quan tâm giáo dục học sinh về trường học an toàn, phòng chống bạo lực.
Các cán bộ giáo viên có nhiều cố gắng khắc phục mọi khó khăn trong công tác,
phục vụ nhiệt tình, ra sức học tập, rèn luyện trao dồi phẩm chất đạo đức, tác phong
của người giáo viên nên đã góp phần rất lớn vào việc củng cố, phát triển và đổi
mới sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong những năm học qua.
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục Đào tạo, đầu tư cơ sở
vật chất đảm bảo cho công tác giảng dạy của nhà trường.
Việc rà soát và sắp xếp lại trường lớp, sĩ số học sinh trên lớp, đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nền nếp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Phần đông phụ huynh ủng hộ
nhà trường tổ chức dạy bán trú.
3. Thách thức
Chiến lược phát triển giáo dục Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển giai đoạn
2020 - 2025 đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục mà nhà trường,
phụ huynh và xã hội hết sức quan tâm. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới.
Đội ngũ phải biết khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong việc đổi
mới quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoạt động học
tập của học sinh để nâng cao chất lượng, phải có trình độ ngoại ngữ để hỗ trợ học
sinh học tập tốt hơn, phải có khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu quả công việc,
linh hoạt quản lý nhà trường kịp theo sự phát triển của thời đại và sự tiến bộ của
học sinh.

TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
9

Nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn hiện nay là xây dựng
trường đạt chuẩn mức độ 2.
Cơ sở vật chất, phòng học còn thiếu chưa đáp ứng theo quy định.
Đời sống của một bộ phận nhân dân địa phương còn nghèo, cha mẹ phải đi
làm ăn xa, thiếu sự quan tâm tới việc chăm sóc và việc học hành của con cái.
4. Xác định các vấn đề ưu tiên.
Tham mưu cấp trên đầu tư nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất, xây dựng thêm
phòng học còn thiếu để phòng dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trong quản
lý.
Xây dựng trường dạt chuẩn quốc gia mức độ II.
Chủ động tuyển chọn và xây dựng đội ngũ đủ về số lượng; nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nâng cao chất
lường giáo dục toàn diện học sinh nhất là việc giáo dục trường học an toàn và
phòng chống bạo lực học đường; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Đẩy mạnh các hoạt động phong
trào thi đua trong CB, GV, NV và học sinh thiết thực, đạt hiệu quả cao.
2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
2.1. Trường học an toàn
Cá nhân hoàn thành bản kế hoạch theo mẫu sau (ít nhất 3 hoạt động):
Người phụ trách,
Địa Thời
TT Hoạt động thành phần tham Kinh phí
điểm gian
gia
Tổ chức các trò - Bà Nguyễn Trúc - Sân - Giờ - Tổ chức các trò
chơi lành mạnh cho Linh, PHT nhà trường ra chơi chơi dân gian.
HS vào giờ ra chơi: trường. - Tổ chức các câu
- Thành lập nhóm tổ - Ông Lê Tuấn Anh, lạc bộ.
1 chức trò chơi.. tổng phụ trách đội. - Tổ chức cho HS
- Thời gian, địa điểm - Ban chấp hành chi thi đọc sách ở thư
- Tổ chức các trò đoàn và thành viên viện xanh.
chơi. (17 giáo viên là
đoàn viên).
Tổ chức hoạt động - Ông Nguyễn Hữu Cổng Trước - Tổ chức hoạt động
“Cổng trường an Thọ - PHT nhà trường giờ đoán tất cả học vào
2 toàn”: trường. vào trường một cách an
- Thành lập nhóm - Ông Lê Tuấn Anh lớp và toàn từ các phương
kiểm tra đoán, trả – Tổng phụ trách giờ ra tiện phụ huynh đưa

TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
10

HS trước cổng đội. về. con em đến trường.


trường. - Ông Võ Hoàng - Tổ chức các hoạt
- Thời gian, địa Nghi – Bí thư chi động kiểm tra, giám
điểm. Đoàn trường (gồm sát học sinh lên các
- Tổ chức thực hiện 17 giáo viên là đoàn phương tiện phụ
an toàn khi vào viên). huynh đến đoán HS,
trường học và lúc ra - Ông Nguyễn Văn học sinh qua lộ và
về. Tuấn – Bảo vệ nhà HS tự đi xe đến
trường. trường học.
- Đội cờ đở của
trường.
Tổ chức dạy bơi - Ban giám hiệu nhà Tại Hồ Tháng - Dụng cụ :
cho HS: trường bơi 7/2023 + Phao bơi, Áo
- Thành lập nhóm - Giáo viên chủ Biển phao: Hồ bơi hỗ trợ.
dạy bơi. nhiệm các lớp. Xanh, + Kính bơi: Các em
- Chuẩn bị địa điểm - Ông Mai Minh Khóm 4 tự chuẩn bị.
- Tổ chức dạy và học Cảnh, y tế học thị trấn - Tiền thuê hồ bơi:
bơi. đường. Đầm 10.000 đồng/1 em:
- Ông Nguyễn Lê Dơi Phụ huynh tự trả.
Chí, giáo viên thể - Tiền dạy bơi:
3 dục và ông Lê Tuấn 30 buổi x 100.000đ/
Anh, tổng phụ trách buổi = 3.000.000đ x
đội là 2 thầy dạy 2 thầy = 6.000.000đ
bơi. (Phụ huynh đóng
- Số lượng HS: còn góp 4.000.000đ,
496 em chưa biết Nhà trường hỗ trợ:
bơi; Chia như sau: 2.000.000đ)
+ Từ 6 giờ 30 đến 7
giờ 00 phút: 30 em

2.2. Phòng chống bạo lực học đường
2.2.1. Nhận diện các nguy cơ có thể dẫn đến bạo lực học đường ở Trường tiểu học
Phan Ngọc Hiển

LOẠI BẠO LỰC


DẤU HIỆU BIỂU HIỆN
HỌC ĐƯỜNG

Tâm lí Thu mình, hoảng sợ, hung tính, Tinh thần



TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
11

Sợ hãi khi thay đồng phục, sợ Thân thể


Sinh lí hãi, sợ ở một mình, đi lại khó
khăn, …
Đánh, ném đồ vật vào nạn Thân thể
Hành vi nhân, bắt quỳ, bắt làm bài tập
dùm…

Lời nói Bắt chước giọng nói, nói xấu, Tinh thần và xã hội
khinh bỉ, bịa đặt….
Tấn công Buồn, căng thẳng, nhắn tin liên Bạo lực qua mạng
bằng mạng tục, khó ngủ, năn nỉ cho nghỉ
XH học…
Dùng lời nói thô tục, buộc HS Tinh thần, xã hội
Giới tính
làm chuyện nặng nhọc, đặt biệt
danh về giới tính, …

2.2.2. Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại Trường tiểu học
Phan Ngọc Hiển.
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
- Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ
năng sống vào trong nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính
hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những
đức tính tốt đẹp trong bản thân.
- Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học
sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ
bạo lực.
- Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối
với giáo viên và học sinh.
- Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn thị trấn trong
công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.
* Đối với gia đình:
- Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con
cái.
- Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để
kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
12

* Đối với giáo viên


- Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học
sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống. Mình giáo dục bằng cái tâm, tận
tình giúp đỡ các em hết khả năng mình.
- Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ
dẫn đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm mà mình đang giảng dạy.
- Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ
hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm tăng tình cảm của các em học
sinh trong cùng lớp, cùng trường.
- Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
- Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những
khó khăn vướng mắc của học sinh.
* Đối với học sinh:
- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ,
với thầy cô giáo.
- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.
- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy
cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
- Học cách kiềm chế cảm súc.
- Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức
nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
III. KẾT LUẬN (0,5 điểm)
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta
những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh,
sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị
cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp…
Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều
người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung
đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn
bạo lực học đường.
Toàn xã hội phải cần quan tâm, cần có những biện pháp quản lí, ngăn chặn
những hành động có hại đến môi trường văn hóa, xã hội. Quan tâm, nâng cao văn hóa
gia đình, người lớn cần phải làm gương, ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án, loại bỏ

TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
13

bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phối hợp ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà
trường – Xã hội.
Nhà trường cần quan tâm tổ chức thực hiện việc dạy kĩ năng sống cho học
sinh một cách nghiêm túc, hiệu quả. Mỗi học sinh cần biết kiềm chế bản thân, giữ cho
trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương, ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả mình
gây ra.
Khi có tình trạng bạo lực xảy ra trong học đường thì tất cả mọi học sinh, dù
không liên quan thì cũng không nên chỉ biết đứng nhìn mà nhanh chóng báo cáo với
ban giám hiệu nhà trường, báo cáo cho các cơ quan công an địa phương… để hạn chế
những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho xã hội, thế nhưng
chúng ta không nên đánh mất niềm tin vào con người. Hiện tượng bạo lực học đường
chỉ là một mảng tối trong bức tranh của toàn xã hội hiện nay. Nhưng không vì thế
chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ, cần phải có biện pháp triệt để vấn đề này, lôi
những nạn nhân đang bế tắc ra nơi ánh sáng.
Cần nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học đường. Cần sống có lí
tưởng, sống với trái tim đạo đức và đầy sự yêu thương, chung tay cùng với gia đình,
nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học đường, hãy diệt trừ tận gốc mầm
mống đầu tiên bằng cách răn đe và xử phạt thật nghiêm minh.
Với mục tiêu giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, vấn đề bạo lực
học đường cần được thật sự chú trọng quan tâm hơn trong thời đại 4.0 như hiện nay./.

TH22 – 151. Cao Minh Sũng – Trường tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

You might also like