You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chương trình Giáo dục Thường xuyên năm 2022 - Lớp bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
thuộc Dự án “Mở các lớp đào tạo nâng trình độ chuẩn cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
và phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022”

LỚP CÀ MAU TIỂU HỌC MƯỜI BẢY


Chuyên đề / Mô đun: XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌC.
Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu
học.
Giảng viên phụ trách: PGS. TS. Đặng Minh Quân.
Email để học viên nộp bài: 21etep57@ctu.edu.vn

Điểm số: Họ và tên học viên: NGUYỄN MINH PHỤC

Số thứ tự: 139

Điểm chữ: Số điện thoại: 0916411035

Email: Phucdongthoi2@gmail.com

Ngày sinh: 21-5-1978. Nơi sinh: xã Đông Thới – Cái Nước – Cà

Chữ ký của giảng viên Mau

Đơn vị Trường: Tiểu học Đông Thới 2

Xã/Phường: xã Đông Thới. Huyện/TP: Cái Nước

Chủ đề viết thu hoạch:


Xây dựng kế hoạch thực hiện trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện;
phòng, chống bạo lực học đường
Bài làm
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.1. Điểm mạnh và thời cơ
- Trường được mới đầu tư xây dựng rất khang trang để làm hồ sơ đề nghị
công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Đường giao thông chủ yếu là đường bộ, các tuyến lộ giao thông nông
thôn đấu nối đến trường thông suốt. Nên GV và phụ huynh học sinh việc đi lại
thuận tiện.
- Trường học có vị trí không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
1.2. Điểm yếu và thách thức
- Đa số học sinh đi học bằng phương tiện xe đạp nhưng tiềm ẩn nguy cơ
mất an toàn giao thông.
- Đường lộ nhỏ nhiều học sinh đạp xe trên một tuyến lộ gây mất an toàn,
nguy hiểm.
2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
2.1. Trường học an toàn

Người phụ trách, Địa


TT Hoạt động Thời gian Kinh phí
thành phần tham gia điểm
1 Tổ chức tuyên Ông: Bùi Văn Tại sân Tháng - Dụng cụ:
truyền an toàn Bàn, hiệu trưởng Trường 9+10/2022 Máy chiếu, máy
giao thông cho học nhà trường. TH tính, khẩu hiệu
sinh Ông Võ Trường Đông tuyên truyền, loa.
An phụ trách đoàn Thới 2 - Kinh phí:
đội. Nhà trường hỗ trợ
GV: Tất cả GV 100%
chủ nhiệm các lớp.
HS: Tất cả học
sinh trường TH
Đông Thới 2 năm
học 2022 - 2023

2 Tổ chức tuyên Ông: Bùi Văn Tại sân Tháng - Tiền bồi dưỡng
truyền phòng Bàn, hiệu trưởng Trường 10(4 tuần) người hướng dẫn
chống cháy nổ cho nhà trường. TH PCCC: 4 buổi x
học sinh. Ông Võ Trường Đông 320000/ buổi =
An phụ trách đoàn Thới 2 1.280.000 đ
đội. Trong đó:
GV: Tất cả GV - Nhà trường: hổ
chủ nhiệm các lớp. trợ 100%
Công an PCCC
huyện.
HS: Tất cả học
sinh trường TH
Đông Thới 2 năm
học 2022 - 2023
3 Tổ chức tuyên Ông: Võ Văn Tại sân Sinh hoạt - Dụng cụ:
truyền phòng Dững, Phó hiệu Trường dưới cờ. Máy chiếu, máy
chống tai nạn trưởng nhà trường. TH tính, khẩu hiệu
thương tích cho Ông Võ Trường Đông tuyên truyền, loa.
học sinh An phụ trách đoàn Thới 2 - Kinh phí:
đội. Nhà trường hỗ trợ
GV: Tất cả GV 100%
chủ nhiệm các lớp.
HS: Tất cả học
sinh trường TH
Đông Thới 2 năm
học 2022 - 2023

4 Tổ chức trao tặng Ông: Võ Văn Tại sân Tháng Dụng cụ:
nón bảo hiểm cho Dững, Phó hiệu Trường 9/2022 Nón Bảo hiểm
học sinh lớp 1 trưởng nhà trường. Tiểu Honda: 98 cái x
Ông: Võ Trường học 120.000 đ =
An, phụ trách đoàn Đông 11.760.000 đ
đội. Thới 2 - Kinh phí:
Ông: Bùi Văn Nhà tài trợ hỗ trợ
Khen chủ tịch kinh phí 100%.
công đoàn trường.
Nhà tài trợ:
Ông: Huỳnh Ngọc
Sương, giám đốc
ủy nhiệm công ty
Honda Việt Nam,
chi nhánh Cà Mau.
GV: GV chủ
nhiệm các lớp.
HS: Tất cả học
sinh lớp 1 Trường
TH Đông Thới 2
năm học 2022 –
2023.

2.2. Phòng chống bạo lực học đường


2.2.1. Nhận diện các nguy cơ có thể dẫn đến bạo lực học đường ở Trường TH Đông Thới 2.

DẤU HIỆU BIỂU HIỆN LOẠI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

- Liên quan - Gây hấn bằng những lời nói - Bạo lực thân thể. Bạo lực
đến bạn bè thiếu tích cực, chế giễu, kì thị, tinh thần.
mắng nhiếc là vô dụng, bị ghét
bỏ, ám ảnh chế giễu, xuyên tạc
và gán ghép cho bạn những
hình ảnh xấu xí.
- Trêu chọc, tấn công, gây sự.
- Lôi kéo nhóm, bắt nạt thể
chất.
- Quát mắng, nạt nộ, ngắt nhéo,
đánh đập HS.
- Khó khăn, hăm dọa và chỉ
trích HS.
- Liên quan - So sánh trẻ với những trẻ - Bạo lực thân thể. Bạo lực
đến giáo viên khác. tinh thần.
- Sử dụng PPDH và giáo dục
một chiều.
- Thiếu tôn trọng sự khác biệt
của HS.
- Hoàn cảnh khó khăn không có
thời gian và điều kiện chăm sóc
con, người trong gia đình cãi
vả, ẩu đả, vũ lực,...
- Bỏ mặc cảm xúc của con, thờ
- Liên quan ơ, không lắng nghe con, hăm - Bạo lực thân thể. Bạo lực
đến gia đình dọa,... tinh thần.
- Phó mặt cho nhà trường, vắng
hợp, quy trách nhiệm, ỉ lại vào
nhà trường hoặc có khi yêu cầu
quá cao đối với GV và nhà
trường…
- Liên quan - Nói xấu sau lưng, lan truyền - Bạo lực tinh thần.
đến xã hội những tin bịa đặt.
- Thái độ, cử chỉ tỏ vẻ khinh bỏ,
đe dọa.
- Nhại giọng bắt chước thiếu
tôn trọng;
- Kết bè, nhóm xa lánh, cô lập
người khác.
- Văn hóa phẩm, phim ảnh, đồ
chơi bạo lực.
- Giả danh người khác để nói
xấu, tung tin đồn để hạ thấp uy
tín, nhân phẩm người khác.
- Quay clip, nhắn tin gửi hình
ảnh, tra tấn làm tổn thương
người khác (qua mạng)

2.2.2. Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại Trường TH Đông
Thới 2
Hiện nay sự phát triển công nghệ thông tin 4.0 như vũ bão các trang mạng
đang xen nhau truyền bá thông tin và hình ảnh. Từ đó làm ảnh hưởng đến vấn đề
bạo lực học đường luôn là những vấn đề nóng, luôn xảy ra trong phạm vi trường
học. Vấn nạn này khiến cho học sinh sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý hoặc sức khỏe
nhất định trong quá trình học tập và phát triển. Hơn hết là xây dựng được trường
học an toàn luôn đi kèm với bạo lực học đường. Vì vậy trường đã có nhiều biện
pháp như sau:
- Xây dựng văn hóa nhà trường: Văn hoá nhà trường khi xây dựng được
văn hoá, truyền thống đẹp của nhà trường thì học sinh cũng từ đó học hỏi theo.
Giáo viên có năng lực, kỹ năng và đạo đức: Giáo viên ngoài dạy học văn hoá thì
cũng cần xen lẫn giảng dạy học sinh về các kỹ năng trong cuộc sống để học sinh
nhận thức đúng đắn về hành vi.
- Tâm lý giáo dục học đồng hành với phương pháp dạy học: Khi giảng
dạy một học sinh thì giáo viên không thể chăm chú vào dạy mà cần quan tâm
đến cảm xúc, tâm lý học của trẻ. Những học sinh không quan tâm đến việc học
sẽ dễ bị bỏ lại phía sau.
- Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội: Từ những nguyên nhân
căn bản trên thì từ gia đình, nhà trường và xã hội có những phối hợp tích cực để
trẻ được giáo dục đúng đắn.
- Trách nhiệm của giáo viên và hiệu trưởng: Giáo viên thì cần khéo léo
chú tâm đến những vấn đề của học sinh hơn để kịp thời giúp đỡ, giảng giải và
giúp học sinh đi đúng hướng. Hiệu trưởng thì cần kịp thời xây dựng được kỷ
cương trường học một cách đúng đắn nhất.
- Không để học sinh bị bỏ rơi: Những sự quan tâm để ý của giáo viên để
nắm bắt được tình hình học sinh, khắc phục những tình trạng đang diễn ra một
cách kịp thời, giúp đỡ học sinh đó không bị thụt lùi.
Mối quan hệ giữa xây dựng trường học an toàn và phòng chống bạo lực
học đường là mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Vì vậy những biện pháp
trên đây giúp cho những giáo viên cũng như trường học đưa ra được những cách
thức giải quyết vấn đề cụ thể trong trường.
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bạo lực và an toàn trường học
trong các nội dung dạy học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề…
- Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua zalo,
facebook,…
- Tổ chức các sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh.
- Phối hợp chặt với Công an các đơn vị, địa phương nơi nhà trường đóng
trụ sở.
- Phát huy vai trò của đội thiếu niên tiền phong HCM , đặc biệt là ban cán
sự lớp.
- Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
- Cần chuyên nghiệp trong việc xử lý các vụ việc bạo lực học đường.
- GV quan tâm sâu sát đến học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh, tính cách từng
đối tượng học sinh.
- Dạy học đi kèm với thực tiễn: Khi giảng dạy những môn văn hoá thì
giáo viên cần có những liên hệ thực tiễn để trẻ dễ hiểu được những gì đúng và
sai để học hỏi.
- Phối hợp các cơ quan đoàn thể trong nhà trường để tiếp cận giáo dục
một số em có những biểu hiện bạo lực học đường để giáo dục các em.

HẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chương trình Giáo dục Thường xuyên năm 2023 - Lớp bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
thuộc Dự án “Mở các lớp đào tạo nâng trình độ chuẩn cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
và phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023”

LỚP CÀ MAU TIỂU HỌC MƯỜI BẢY


Chuyên đề / Mô đun: “Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học”
Giảng viên phụ trách: ThS.GVC.Hồ Thị Thu Hồ.
Email để học viên nộp bài: 21etep57@ctu.edu.vn.
Điểm số:
Họ và tên học viên: NGUYỄN MINH PHỤC

Số điện thoại: 0916411035


Điểm chữ:
Email: Phucdongthoi2@gmail.com

Ngày sinh: 21-5-1978. Nơi sinh: Đông Thới – Cái Nươc- Cà Mau

Đơn vị Trường: Tiểu học Đông Thới


Chữ ký của giảng viên
Xã/Phường: xã Đông Thới. Huyện/TP: Cái Nước

ĐỀ BÀI:

Phần 1: (4.0 điểm): Học viên chọn 1 trong 2 câu của phần này.
Câu 1: Theo Anh/Chị, vì sao hiện nay vấn đề văn hóa nhà trường trở thành một trong những
mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội?
Câu 2: Xác lập và thuyết minh về hệ giá trị cốt lõi của đơn vị Anh/Chị đang công tác.
Phần 2: (6.0 điểm): Học viên chọn 1 trong 2 câu của phần này.
Câu 1: Nêu những ưu điểm và hạn chế của văn hóa nhà trường ở đơn vị Anh/Chị đang
công tác. Cần những giải pháp thiết thực, khả thi nào để cải thiện hiện trạng ấy theo
hướng tích cực hơn?
Câu 2: Nêu những hạn chế của văn hóa nhà trường ở đơn vị Anh/Chị đang công tác.
Lập kế hoạch để củng cố, bổ khuyết.

Học viên trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý, không cần viết dài.

BÀI LÀM

Phần 1: (4.0 điểm):


Câu 1: Theo Anh/Chị, vì sao hiện nay vấn đề văn hóa nhà trường trở thành một trong
những mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội?
Hiện nay có 1600 vụ đánh nhau trong và ngoài trường chỉ trong một năm học. Theo
báo cáo từ Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, người phạm tội hiện đang có xu
hướng trẻ hóa; với nhiều đối tượng phạm pháp hình sự nằm ở độ tuổi còn đi học. Đây là
một con số đáng báo động; cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh đối với việc bảo vệ con trẻ
khỏi những tai nạn đến từ bạo lực học đường. Giống như những quốc gia khác; nguyên
nhân dẫn đến bạo lực học đường vẫn chưa được xác định cụ thể để có thể có những hành
động giải quyết triệt để. Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo
lực học đường hoặc người bạo lực học đường. Vì thế, việc nhận thức được những nguyên
nhân dẫn đến bạo lực học đường sẽ giúp cha mẹ có thể thấu hiểu và đồng hành với con
trẻ; giúp các em tránh khỏi vấn nạn này.
– Do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh. Trong giai đoạn từ 12 đến 17
tuổi này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em
học theo hay những mâu thuẫn rất nhỏ trong giao tiếp hàng ngày như: Tranh chấp nhau
đồ đạc, nói xấu nhau, tung ảnh của nhau trên mạng xã hội, hiểu nhầm nhau, đọc trộm tin
nhắn của nhau cũng có thể dẫn tới bạo lực.
– Một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng
quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, chưa có nhiều hoạt động
trải nghiệm giúp các em học sinh nhận thức được các bài học về lòng nhân ái, vị tha, bao
dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân đối với những người xung quanh.
– Do gia đình ít quan tâm đến con cái, hoặc do bất ổn tâm lí trong gia đình. Một đứa
trẻ sống trong hoàn cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau thậm chí chúng
thường xuyên bị cha mẹ nặng lời quát tháo, đánh đập cũng chính là nguyên nhân dẫn tới
hành vi bạo lực.
– Thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, các em bị ảnh hưởng bởi những hành vi
bạo lực từ mạng xã hội như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực
(kiếm, súng..). Mạng xã hội vô tình đã định hướng ngôn ngữ và hành vi của bản thân các
em.
Từ thực trạng trên đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường hiện nay:
Về phía học sinh, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động
cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó. Trong lớp, cần tổ chức những nhóm
bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau
trong học tập. Chấp hành tốt nội quy trường lớp; tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực.
Tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính
hướng thiện trong con người các em. Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp
giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh
sự phân biệt đối xử.
Với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục, tăng cường giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh, chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh để có thể
nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Tổ chức các hoạt động mang tính
hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức
tính tốt đẹp trong bản thân. Đội ngũ giáo viên thường xuyên quan tâm, lắng nghe, theo
dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia
giảng dạy, cần chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp ngăn chặn kịp thời những
biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực. Nhà trường cũng cần chú trọng trong
việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức
đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý
thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường. Phối hợp với gia đình để quan tâm và hỗ trợ
kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh. Giữ mối liên hệ thường xuyên với cha
mẹ học sinh và cơ quan Công an để xử lý nhanh kịp thời các vụ việc xảy ra.
Về phía gia đình, bố mẹ cần quan tâm và tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu
thương cho con cái. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm
để kịp thời nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của con em mình tại trường học.
Về phía xã hội, tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường
đối với giáo viên và học sinh. Các cơ quan chức năng cần có những biện pháp, các chế tài
hạn chế sự ảnh hưởng của văn hoá độc hại ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Thực
hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ “Quy định
về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”
và Quyết định 5886 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình phòng chống bạo lực
học đường trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
giai đoạn 2017-2021.
Việc phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, là
trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Sự quan tâm đúng mức, sự kết hợp chặt chẽ các
đoàn thể, tổ chức liên quan tạo ra hiệu ứng tích cực góp phần đẩy lùi vấn nạn này, mang
lại môi trường lành mạnh, thân thiện trong nhà trường và xã hội.
Phần 2: (6.0 điểm): .
Câu 1: Nêu những ưu điểm và hạn chế của văn hóa nhà trường ở đơn vị Anh/Chị đang
công tác. Cần những giải pháp thiết thực, khả thi nào để cải thiện hiện trạng ấy theo
hướng tích cực hơn?

Văn hoá học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân
cách và giáo dục thế hệ trẻ những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề
xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng
trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng
truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ.
Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ
xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi trường giáo
dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt
có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học
sinh. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân
đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác.
Từ thực tế nhà trường ở đơn vị đang công tác hiện nay hiện nay đó là:
- Nói tục chửi thề, hoặc sử dụng  “mật  ngữ tuổi teen” không chỉ làm mất đi sự
trong sáng của tiếng Việt mà nó còn là biểu hiện của việc coi thường quy tắc lịch sự văn
minh khi giao tiếp.
- Học sinh gặp thầy cô không chào hỏi.
- Cải dẫn đến đánh nhau, chửi nhau.
Nguyên nhân:
         - Sự phát triển của công nghệ thông tin một cách chóng mặt, bên cạnh việc
giúp học sinh mở rộng tầm nhìn ra thế giới, mở mang tri thức nhân loại thì  mặt
trái của nó cũng đang gây ra những hệ lụy không nhỏ. Những “virus văn hóa”
xấu,  độc từ khắp nơi xâm nhập vào học đường chưa bao giờ nhanh chóng và dễ
dàng đến thế. 
-Công nghệ thông tin đã tạo nên một “ thế giới phẳng” mà ở  đó vấn đề
tiêu cực chỉ sau một cú click chuột sẽ trở thành một trào lưu trên toàn thế giới.
Ví như một thời gian dài trò chơi “thách thức cá voi xanh” đã khiến không ít trẻ
em trên toàn thế giới tìm đến cái chết vì trò chơi này dẫn dắt trẻ em  làm các thử
thách hủy hoại bản thân.
          Trong quá trình khám phá bản thân và hình thành nhân cách, các em vấp
phải những  khó khăn dẫn đến sự lệch lạc trong nhận thức. Nhiều em lầm tưởng
những hành vi đi ngược lại với chuẩn mực là một cách thể hiện cá tính. Muốn
khẳng định cái tôi nhưng chưa biết làm thế nào cho đúng đắn, thích nổi đình
đám bằng những vụ việc tai tiếng.
          Từ góc độ gia đình: Cuộc sống hiện đại, cha mẹ bận rộn từ sang sớm tới
đêm khuya ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Nhiều đứa trẻ trở nên cô
đơn trong chính ngôi nhà của mình. Chúng được tự do và bị buông lỏng từ bé.
Một số gia đình lại có xu hướng phó mặc hoàn toàn việc giáo dục con em mình
cho phía nhà trường với tâm lý “trăm sự nhờ thầy”
          Sự dân chủ quá đà từ phụ huynh và báo chí nhiều khi đẩy vụ việc giáo dục
học sinh của thầy cô giáo đi quá xa dẫn tới tâm lý e dè ngại va chạm của thầy cô,
nên  việc giáo dục học sinh trở nên muôn vàn khó khăn vì nó trở thành vấn đề
nhạy cảm.
          Giải  pháp:
         Cần xây dựng văn hóa học đường từ những điều nhỏ nhất: ứng xử có văn
hóa, tôn vinh các giá trị đạo lý truyền thống.
         Có sự kết hợp chặt chẽ ba bên: nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó
gia đình là nền tảng đầu tiên trong việc hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ.
         Giáo dục là một khoa học và cũng là một nghệ thuật. Do đó vai trò của
giáo viên trong việc xây dựng nếp sống văn hóa học đường là vô cùng quan
trọng. Giáo viên cần phải quan tâm chia sẻ, kịp thời  phát hiện và tháo gỡ các
khó khăn mà học sinh vướng mắc.
         Thế giới tâm hồn của trẻ rất vô tư trong sáng, tuy nhiên cũng rất nhạy cảm,
dễ thay đổi. Giáo dục thế hệ trẻ trở  thành những chủ nhân tương lai của đất
nước trước hết phải từ trong mỗi gia đình và ngay từ khi ngồi trên ghế nhà
trường.
HẾT

You might also like