You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chương trình Giáo dục Thường xuyên năm 2022 - Lớp bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
thuộc Dự án “Mở các lớp đào tạo nâng trình độ chuẩn cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
và phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022”

LỚP CÀ MAU TIỂU HỌC HAI MƯƠI HAI

Chuyên đề/Mô đun:


Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu
học
Giảng viên phụ trách: ThS. Nguyễn Thị Thùy Mỵ
Email để học viên nộp bài: nvsp_16@ctu.edu.vn (chú ý là gạch dưới ).
(Học viên nộp bài thu hoạch vào địa chỉ email này). Hạn nộp bài: trước 19:00’ giờ ngày
26/02/2023.
Điểm số:
Họ và tên học viên: Trần Minh Hinh
Điểm chữ: Số điện thoại: 0919654437
Email: tmhinhthcaikeo.pgddamdoi@camau.edu.vn
Ngày sinh: 16/01/1979 Nơi sinh: Đầm Dơi – Cà Mau
Chữ ký của giảng Đơn vị Trường: TH Cái Keo
viên Xã/Phường: Quách Phẩm Huyện/TP: Đầm Dơi – Cà Mau

Chủ đề viết thu hoạch:


Xây dựng kế hoạch thực hiện trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện;
phòng, chống bạo lực học đường

Tên bài thu hoạch


“Kế hoạch thực hiện trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống
bạo lực học đường tại Trường tiểu học Cái Keo xã Quách Phẩm, huyện Đầm
Dơi.

I. PHẦN MỞ ĐẦU (1,5 điểm)


1. Giới thiệu khái quát về Trường tiểu học Cái Keo. Trường Tiểu học
Cái Keo nằm ngay trung tâm xã, và giáp ranh với 2 huyện lân cận là Cái Nước và
Năm Căn. Thuận tiện cho việc đi lại của học sinh cả hai mặt về đường bộ và đường
thuỷ. Học sinh đến trường bằng xuồng đò hoặc xe đạp, xe máy, đi bộ,…Trường học
khang trang với 3 dãy học được xây lầu, phòng học rộng rãi, thoáng mát, có phòng
học chức năng cho các bộ môn như: Âm nhạc, Mĩ Thuật, Tiếng Anh, Thể dục, Tin
học,…. . Khuôn viên trường học được bao phủ bởi cây xanh, bồn hoa, hệ thống
mái che phục vụ khu vui chơi, hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm…..Cơ
sở vật chất đủ mức an toàn cho học sinh học tập, vui chơi thư giãn sau những tiết
học.
2. Giới thiệu thông tin về Thầy/Cô
Nhiệm vụ (chuyên môn, chủ nhiệm, số năm công tác, chức vụ, khác…)
Giáo viên dạy chuyên Âm nhạc, kiêm thư ký hội đồng. Số năm công tác: 25 năm.
3. Sự cần thiết thực hiện Trường học an toàn, phòng chống BLHĐ
3.1. Khái niệm về trường học an toàn:
- Trường học an toàn (được hiểu là trường học an toàn, phòng chống tai nạn,
thương tích) là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học
sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của
trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng
trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của
địa phương (QĐ số 4458/QĐ-BGDĐT, 2007).
Một trường học an toàn (THAT) phải có cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động
dạy và học trong tất cả các hoàn cảnh (như bạo lực, vấn nạn xã hội, kể cả thiên
tai...), có các hoạt động quản lý và giáo dục về phòng chống các ảnh hưởng tiêu cực
để đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản
lý và những người đang làm việc trong trường học.
Các tác động tiêu cực tồn tại xung quanh môi trường giáo dục, từ ngoài vào
trong nhà trường, từ khách quan đến chủ quan. Vì vậy cần có những biện pháp đề
phòng, bảo vệ học sinh trước những tiêu cực đó.
3.2. Khái niệm về bạo lực học đường
- Bạo lực học đường (BLHĐ) là việc sử dụng võ lực hay quyền lực một
cách có ý thức để đe dọa hay thực sự uy hiếp một cá nhân hay một nhóm học sinh
làm gây ra hay có nguy cơ gây ra thương tật, chết, tổn thương tâm lý, kềm hãm sự
phát triển hay tước đoạt của cá nhân hay nhóm học sinh đó (Lê Nguyên Phương,
2019).
- BLHĐ là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe;
lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác
gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong các cơ sở giáo dục
hoặc lớp độc lập (Điều 2, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP).
- Nói cách khác, BLHĐ là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp
công lý và đạo lý, xúc phạm, trấn áp, ép buộc người khác làm ảnh hưởng đến thể
chất và tinh thần của người/nhóm người bị hại trong phạm vi trường học hoặc xuất
phát từ trường học, đối tượng chủ yếu là học sinh/sinh viên.
- BLHĐ là một trong những tác động tiêu cực có ảnh hưởng mạnh và xuất hiện, tồn tại
từ rất lâu.
3.3. Mục đích của xây dựng Trường học an toàn và phòng chống
BLHĐ
- Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
- Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn
thương tích…; Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong
lớp học.
- Góp phần hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà
trường.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH (8.0 điểm)
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.1. ĐIểm mạnh và thời cơ
- Xác định được các yếu tố đã đảm bảo an toàn, phòng chống BLHĐ trong
nhà trường
1. Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học. Trưởng ban chỉ đạo
là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, phó ban thường trực là cán bộ y tế trường
học, các thành viên gồm một số giáo viên chủ nhiệm, cán bộ chữ thập đỏ.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích của
nhà trường.
3. Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích như tuyên
truyền, giáo dục, can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương
tích; huy động các thành viên trong nhà trường tham gia thực hiện các hoạt động
cụ thể sau:
(a) Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an
toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích bằng những hình thức như tờ rơi, băng
rôn, áp phích, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động ngoại khóa…
(b) Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây tai
nạn, thương tích trong trường học.
(c) Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt toàn phòng, chống tai nạn, thương
tích.
(d) Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên
các loại thương tích thường gặp:
- Tai nạn giao thông;
- Ngã;
- Đuối nước;
- Bỏng, điện giật, cháy nổ;
- Ngộ độc;
- Vật sắc nhọn đâm, cắt;
- Đánh nhau, bạo lực.
(e) Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh
học sinh và cộng đồng phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn,
thương tích, để có các biện pháp phòng chống tai nạn, thương tích tại trường học.
(f) Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành
giáo dục về các nội dung phòng chống tai nạn thương tích.
(g) Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định.
(h) Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn, thương tích ở trường học; có
phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn (nếu có) và phương án dự
phòng xử lý tai nạn, thương tích.
4. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
5. Thực hiện đánh giá quá trình triển khai và kết quả các hoạt động
xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, đề nghị, công
nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích vào cuối năm học.
Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, nội dung xây dựng trường học an
toàn, phòng, chống tai nạn thương tích thực hiện theo Chương II tại Thông tư số
45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ví dụ: Trường học có vị trí không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
- trường nằm sát bên một con sông, các em đi học bằng phương tiện đò
1.2. Điểm yếu và thách thức
- Xác định những yếu tố mất an toàn, chưa phù hợp trong nhà trường
- Cha mẹ mâu thuẫn và có hành vi bạo lực với nhau
- Cha mẹ có hành vi bạo lực với con cái (đánh đập, đe dọa, sỉ nhục, chửi bới)
- Cha mẹ ứng xử, kỷ luật trẻ không theo một quy tắc nhất định
- Gia đình giao cho trẻ làm những việc nặng nhọc vượt quá khả năng của trẻ
- Cha mẹ kỳ vọng quá cao vào con và thường gây sức ép trong học tập
- Cha mẹ thường xuyên đi công tác, để con ở nhà với người giúp việc
- Cha mẹ cho con quá nhiều tiền như là cách để bù đắp sự thiếu thời gian dành
cho con
- Cha mẹ quá khắt khe với những sai lầm của trẻ
- Cha mẹ thường làm trẻ xấu hổ trước đám đông
- So sánh trẻ với những trẻ khác
- Luôn ra lệnh và không quan tâm đến cảm xúc của trẻ
- Xác định mức độ nguy hiểm của các yếu tố đó (có thế phân chia cấp độ từ
Nguy hiểm đến Rất nguy hiểm)
Ví dụ: Nhiều học sinh không biết bơi nhưng nhà trường không có hồ bơi, lớp
dạy bơi.
2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
2.1. Trường học an toàn
Kế hoạch thực hiện
Trường học đặt ở vị trí vùng sông nước nhưng rất nhiều học sinh không biết bơi.
Sân chơi không có bóng mát
Người phụ trách,
Địa Thời
TT Hoạt động thành phần tham Kinh phí
điểm gian
gia
1 Tổ chức dạy bơi cho - Ông : Nguyễn Hồ Tháng - Dụng cụ
HS: Ngọc Tuấn bơi.. 7/2023 + Phao bơi: 10 cái X
- Thành lập nhóm dạy - Ông : Trương 90.000 đ = 900.000 đ
bơi Anh Dũng + Áo phao: 10 cái X
- Chuẩn bị địa điểm - GV dạy bơi và 100.000 đ =
- Tổ chức dạy và học HS : 2 giáo viên 1.000.000 đ
bơi thể dục và hs khối + Kính bơi: 10 cái X
lớp 5 50.000 đ = 500.000 đ
- Tiền dạy: 40 buổi x
100.000/ buổi =
4.000.000 đ
- Tiền thuê hồ bơi:
40 buổi x 100.000/
buổi = 4.000.000 đ
Người phụ trách,
Địa Thời
TT Hoạt động thành phần tham Kinh phí
điểm gian
gia
Tổng: 10.400.000 đ
Trong đó:
- Nhà trường:
4.000.000 đ (Quỹ…)
- Phụ huynh:
2.400.000 đ
- Hồ bơi hỗ trợ:
4.000.000 đ
2 Làm mái che cho - Ông : Nguyễn Tại Tháng + Kẽm làm khung
sân trường: Ngọc Tuấn HT sân 8/ sườn : 30 cây x
- Thành lập tổ làm - Ông : Trương trường 2023 300.000 = 9000.000đ
- Chuẩn bị địa điểm Anh Dũng PHT + Công thợ :
- Bà :Trần Bích 5000.000
Liên – Kế toán, + Lưới lang: 2 cuộn
cùng toàn thể cán x 1500.000 =
bộ GV, NV trường 3000.000đ
Tổng: 17.000.000 đ
Trong đó :
+ Vận động XHH
trong gv được
12.000.000đ
+ Chủ Vật liệu hổ trợ
: 5.000.000đ
3 Trồng cây cảnh - Ông : Nguyễn Lối đi Tháng + Phân trồng : 20bao
quanh hàng rào Ngọc Tuấn HT quanh 6/2023 x 30.000= 600.000đ
- Thành lập tổ trồng - Ông : Trương sân + Cây bông trang: 20
cây Anh Dũng PHT trường cây x 300=
- Chuẩn bị cây trồng - Ông : Tô Bùn 6000.000đ
là bông trang Chịa CTCĐ, cùng Tổng 6600.000 đ
toàn thể cán bộ Trong đó :
GV, NV trường Công đoàn :
4000.000đ
Đoàn thanh niên và
liên đội: 2600.000 đ

2.2. Phòng chống bạo lực học đường


2.2.1. Nhận diện các nguy cơ có thể dẫn đến bạo lực học đường ở Trường…

DẤU HIỆU BIỂU HIỆN LOẠI BẠO LỰC HỌC


ĐƯỜNG
Tâm lí - Thường rụt rè, nhút nhát, sợ • Bạo lực tinh thần
hãi, lo lắng, thu mình, tách khỏi
• Bạo lực thân thể
giao tiếp xã hội hoặc bắt nạt, bè
nhóm để kì thị, đánh nhau, gây
sự, tấn công, thách đấu

Sinh lí Thường rụt rè, nhút nhát, • Bạo lực tinh thần
• Bạo lực thân thể

Hành vi sợ hãi, lo lắng, thu mình, tách • Bạo lực thân thể
khỏi giao tiếp xã hội hoặc bắt
nạt, bè nhóm để kì thị, đánh
nhau, gây sự, tấn công, thách
đấu.

Lời nói nói xấu sau lưng, có cử chỉ, • Bạo lực tinh thần
hành vi khinh bỉ, đe dọa
• Bạo lực thân thể

………

1.2.2. Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường tại Trường TH Cái Keo
• Đối với học sinh:

Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với
thầy cô giáo.

Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.

Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô
giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

Học cách kiềm chế cảm súc.

Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn
tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:


Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng
sống vào trong nhà trường.

Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyeenjj mang tính hướng
thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính
tốt đẹp trong bản thân.

Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh
gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với
giáo viên và học sinh.

Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công
cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

• Đối với giáo viên

Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh
trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.

Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân
đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm haowjc tham gia giảng dạy.

Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt
động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh
trong cùng lớp, cùng trường.

Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.

Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó
khăn vướng mắc của học sinh.

• Đối với gia đình:

Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời
nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

II. KẾT LUẬN (0,5 điểm)


Qua thời gian tập huấn module 2: Chuyên đề: XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN
TOÀN, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG do cô: Nguyễn Thị Thùy Mỵ.
CBGD: Trường Đại học Cần Thơ trực tiếp giảng dạy tôi đã tiếp thu được những
kiến thức sau:
1. Những vấn đề chung về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh bạo lực
học đường ở trường tiểu học.
2. Các nguy cơ tiềm ẩn và dấu hiệu về tình trạng mất an toàn và bạo lực học
đường .
3. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
4. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường trong trường Tiểu học.
Thông qua những buổi tập huấn về những kiến thức trên bản thân tôi là một
giáo viên đã hiểu được cách xây dựng được một trường học an toàn, phòng tránh
bạo lực học đường ở ngay chính trên mái ngôi trường mình đang dạy trường TH
Cái Keo thân yêu. Sắp tới đây từ những gì đã học được, tôi sẽ áp dụng tuyên
truyền cho gia đình học sinh và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo
lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học
đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường
phù hợp với khả năng của bản thân các em học sinh. Tạo ra môi trường học tập
tốt nhất cho các em.
Trên đây là bài thu hoạch cuối khóa của tôi.Trong quá trình thực hiện khó
tránh khỏi sai sót, rất mong được sự giúp đỡ và góp ý chân thành của quý thầy
cô. Tôi xin chân thành cảm ơn!

You might also like