You are on page 1of 9

PHÒNG GD&ĐT BẢO LÂM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG: THCS MÔNG ÂN Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện công tác xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
Năm học 2021-2022

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH


1. Thuận lợi:
- Nhà trường có đội ngũ thầy cô giáo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn,
có năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Đội ngũ lãnh đạo Chi bộ, BGH, BCH Công Đoàn, các tổ chuyên môn,
Đoàn Thanh niên… có năng lực, năng động, sáng tạo trong đề xuất và xử lý
công việc nên công tác lãnh đạo, quản lý khá thuận lợi và hiệu quả. Phong trào
“Xanh, sạch, đẹp, an toàn” đã được tổ chuyên môn, công đoàn, Đoàn thanh niên,
Công tác Đội… nhiệt tình hưởng ứng thực hiện.
- Học sinh đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học, sân trường, vệ
sinh cá nhân.
- Đảng uỷ, HĐND, UBND xã thường xuyên quan tâm, chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục.
- Nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng các bậc cha mẹ học sinh.
2. Khó khăn
- Mặc dù có đầy đủ giáo viên nhưng còn có một số là giáo viên hợp đồng
nên còn trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, thời gian gắn bó với trường lớp
không dài nên khó khăn trong công tác phân công giáo viên phụ trách trong việc
xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn cũng như các công việc khác.
- Diên tích khuôn viên nhà trường còn hẹp chưa đáp ứng được trong việc
bố trí quy hoạch các khu vực để xây dựng khuôn viên đa dạng.
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học được cấp phát một số đã hư hỏng, sử
dụng kém hiệu quả.
- 100% học sinh là con em dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình còn khó
khăn nên chưa ý thức rõ trong việc phát động của nhà trường.
- Do đóng trên xã có điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thực hiện được
việc xã hội hóa trong phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai phong trào “Xây dựng
trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” và triển khai đến GV và HS trong nhà
trường để mỗi người đều có ý thức, hành vi và thói quen giữ gìn vệ sinh trường
lớp, cơ quan; tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh … làm cho trường
lớp ngày càng xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử
trong trường học".
- Thành lập tổ tư vấn tâm lý cho học sinh, bố trí giáo viên kiêm nhiệm công
tác tư vấn tâm lý. Triển khai có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.
Xây dưng kế hoạch phòng ngừa và xử lý các tình huống bạo lực học đường
- Chỉ đạo Công đoàn, tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí
Minh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt dưới cờ, chương trình
ngoại khoá, tuyên truyền về môi trường, an toàn giao thông, phòng chống đuối
nước, bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích, các buổi lao động,…
nhằm giáo dục học sinh nâng cao hiểu biết về môi trường sống, biết yêu quý, tôn
trọng thiên nhiên; hình thành và phát triển kỹ năng, thói quen giữ gìn, bảo vệ
môi trường; sống vệ sinh, ngăn nắp, có tính kỷ luật; biết trồng, chăm sóc cây
xanh, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan nhà trường, lớp học; xây dựng môi trường
học tập, sinh hoạt và vui chơi an toàn, thân thiện; hình thành nhân cách tốt đẹp,
lối sống văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng.
2. Kết quả thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng trường, lớp xanh,
sạch, đẹp, an toàn.
2.1. Tiêu chuẩn 1: Trường học xanh
- Thực hiện việc trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh: Nhà trường đã trồng
hàng cây trên sân trường gồm: 3 cây xoan, 4 cây phượng, 1 cây lát, 12 bồn hoa.
1 vườn thuốc nam, các chậu hoa trước cửa lớp học… tạo không gian đẹp cho
nhà trường.
- Tổ chức phân công các lớp trồng và chăm sóc các cây xanh và bồn hoa
theo khu vực phân công của Ban lao động.
- Nhà trường trồng thêm cây xanh, cây hoa trong khuôn viên các bồn hoa
phù hợp với khu vực vui chơi của các em.
* Đánh giá tiêu chuẩn: Đạt 12/20
2.2.Tiêu chuẩn 2: Trường, lớp sạch
- Thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt 15 phút, TPT Đội kết hợp
với Giáo viên chủ nhiệm đã thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các lớp có ý thức,
thói quen vệ sinh phòng học, lau chùi cửa kính, tẩy vết bẩn trên tường, hành
lang sạch sẽ.
- Các phòng học nhà trường đã có hệ thống rèm chắn nắng, đảm bảo thẩm
mỹ, cửa kính được lau, tẩy các vết bẩn thường xuyên.
- Nhà trường đã có thùng rác lớn đặt trong khuôn viên để các lớp thu gom
rác thải về nơi qui định không để hiện tượng vứt rác bừa bãi trong trường; mỗi
lớp cũng có sọt rác để vệ sinh lớp và bỏ các giấy rác đúng quy định làm cho lớp
học luôn sạch sẽ, gọn gàng.
- Hàng tuần TPT Đội, GVCN, GVBM đã nhắc nhở học sinh có ý thức
trong khi đi vệ sinh để tạo môi trường sạch sẽ, hợp vệ sinh, tránh các bệnh
truyền nhiễm.
* Đánh giá tiêu chuẩn: Đạt 18/30
2.3. Tiêu chuẩn 3: Trường, lớp đẹp
- Tường rào, cổng, cây xanh bóng mát, bồn hoa, được quy hoạch.
- Trường đã được tu bổ, làm thêm những chỗ hư hỏng ở các lớp, tu sửa lại
bàn ghế hỏng, sửa lại hệ thống điện các phòng học, các phòng học có khẩu hiệu.
- Tổ chức cho các lớp tẩy, rửa các vết bẩn, viết vẽ bậy trên tường, trên bàn,
trên cửa, quét mạng nhện sạch sẽ trong phòng học theo định kỳ, vào giờ sinh
họat lớp, hoặc tổ chức riêng.
- Quán triệt các lớp thường xuyên làm vệ sinh trong phòng học sạch sẽ, có
khăn lau bảng, chổi, vệ sinh quét rác phải bỏ vào thùng rác và đổ rác đúng nơi
quy định (thùng rác, hố rác nhà trường).
- Mỗi lớp đã làm và treo bảng nội quy trường lớp trong lớp học; Liên đội
đã phát động phong trào “Đi thưa về trình”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Giúp bạn đến
trường” … trong toàn liên đội. Mỗi em phải kính trọng, lễ phép với thầy cô,
người lớn; thương yêu giúp đỡ bạn, cư xử phải lịch sự, nhã nhặn, thân thiện với
bạn bè, anh chị lớp trên, các em lớp dưới,…; tổ chức các hoạt động Đội theo chủ
đề, chủ điểm hàng tháng để thông qua đó giáo dục ý thức, kĩ năng ứng xử trong
cuộc sống.
- Tập thể GV chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường và quy tắc
ứng xử với học sinh, phụ huynh, nhân dân, với đồng nghiệp một cách lịch sự,
văn minh, phát ngôn phải đúng lúc, đúng chỗ, tận tâm tận tụy với công việc.
* Đánh giá tiêu chuẩn: Đạt 15/20
2.4. Tiêu chuẩn 4: Trường, lớp an toàn
- Không có trường hợp GV, HS vi phạm trật tự an toàn giao thông do
Phòng Cảnh sát giao thông thông báo về nhà trường.
- Luôn đảm bảo về CSVC trong công tác phòng cháy, chữa cháy, đồ dùng
dạy học luôn được sắp xếp gọn gàng, tuyệt đối không có hành vi mất cắp tài sản,
trang thiết bị tại nhà trường.
- Không có tai nạn đáng tiếc xảy ra và dịch bệnh phát triển trong nhà
trường.
- Học sinh được trang bị các kiến thức về : Phòng chống thảm họa, ý thức
được những hành động có nguy cơ gây tai nạn cho bản thân và bạn bè.
- Khắc phục kịp thời những tai nạn thông thường như sơ cứu khi học sinh
bị đau đầu, đau bụng, chấn thương phần mềm, …
- HS được trang bị kiến thức phòng chống dịch Covid 19, nhà trường
không có dịch bùng phát với quy mô lớn. Duy trì học trực tiếp đảm bảo tiến độ
năm học.
- Không có trường hợp ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
* Đánh giá tiêu chuẩn: Đạt 23/30
3. Kết quả tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an
toàn

TT Nội dung kiểm tra, đánh giá Điểm Điểm tự Ghi


chuẩn chấm chú
1 Tiêu chuẩn 1: Trường học xanh 20 15
1.1 Diện tích sân cây xanh (gồm cây bóng mát, thảm cỏ, 5 5
bồn hoa, cây cảnh...) trong trường đảm bảo theo quy
định:
- Đối với các trường Tiểu học, Mầm non: Diện tích
sân chơi, bãi tập và khuôn viên cây xanh đảm bảo
chiếm ít nhất 40% tổng diện tích mặt bằng nhà
trường.
- Đối với các trường THPT, THCS: Diện tích sân
cây xanh đảm bảo chiếm ít nhất 30% tổng diện tích
mặt bằng nhà trường.
1.2 Hệ thống cây xanh trong khuôn viên trường phải đa
dạng (gồm cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, cây 5
cảnh...); các cây có bóng mát phải thuộc loại không dễ 3
gãy, đổ phục vụ cho học sinh vui chơi, hoạt động
ngoài trời.
1.3 Vườn trường trồng các loại cây rau, hoa, thuốc nam..
phục vụ cho việc dạy học và các hoạt động giáo dục;
có thông tin cần thiết về những cây đã trồng; trồng 5 2
rau xanh phục vụ học sinh (đối với trường bán trú,
nội trú).
1.4 Hệ thống cây xanh, vườn trường thường xuyên được
học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên chăm sóc.
Hằng năm tổ chức cho HS tham gia trồng cây xanh
5 5
tại trường hoặc địa phương.
2 Tiêu chuẩn 2: Trường, lớp sạch 30 22
2.1 Toàn bộ khuôn viên của nhà trường; các khối công
trình phục vụ dạy học, làm việc, sinh hoạt của cán
bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo luôn
5
5
sạch sẽ.
2.2 Bàn ghế và các thiết bị được giữ sạch sẽ; học sinh
không tự ý viết, vẽ, khắc lên bề mặt của bàn ghế, các 5
thiết bị, tường của các công trình xây dựng. 5

2.3 Có nơi thu gom, xử lý rác thải phù hợp với điều kiện
nhà trường; bố trí các thùng đựng rác có nắp đậy,
đảm bảo phân loại rác (hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế
5 3
được) đặt ở vị trí hợp lý, đảm bảo mỹ quan.
2.4 Có đủ nước sạch phục vụ các hoạt động dạy học,
sinh hoạt, công trình vệ sinh; có hệ thống thoát nước 5 2
phù hợp; không có hố đọng nước gây ô nhiễm.
2.5 Có đủ nhà vệ sinh đáp ứng nhu cầu cơ bản của cán
bộ, giáo viên, học sinh; nhà vệ sinh được đặt ở vị trí
phù hợp, đảm bảo an toàn, thuận tiện, luôn được vệ
5 2
sinh sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường.
2.6 Có kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia giữ
gìn vệ sinh lớp học, sân trường hàng ngày và lao 5 5
động tổng vệ sinh toàn trường thường kỳ.
3 Tiêu chuẩn 3: Trường, lớp đẹp 20 17
3.1 Trường có quy hoạch hợp lý, khoa học đáp ứng được
yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục và sự phát
triển dài hạn; tổng thể khuôn viên nhà trường xanh,
5 2
sạch, đẹp.
3.2 Có cổng trường, biển tên trường theo quy định; có 5 5
tường rào bao quanh; trang trí khẩu hiệu, biểu bảng
tại các vị trí ngoài trời, trong phòng Hội đồng, phòng
làm việc, phòng bộ môn, phòng chức năng được sắp
xếp và trình bày đẹp, khoa học và hợp lý. Trong các
phòng học, phòng chức năng, các thiết bị được lắp
đặt, bố trí khoa học, gọn gàng, thẩm mỹ. Lớp học
được trang trí phù hợp với cấp học.
3.3 Nhà trường xây dựng và thực hiện tốt Bộ Quy tắc
ứng xử theo Thông tư 06/TT-BGDĐT phù hợp đặc 5 5
điểm đơn vị .
3.4 Nhà trường có kế hoạch và thực hiện tốt Đề án "Xây
dựng văn hóa ứng xử trong trường học" qua việc đa
dạng hóa hình thức giáo dục, nâng cao chất lượng 5 5
giáo dục ứng xử văn hóa trong sự phối hợp chặt chẽ
với gia đình và xã hội.
4 Tiêu chuẩn 4: Trường, lớp an toàn 30 23
4.1 Đối với cơ sở Mầm non
4.1.1 Có Ban chăm sóc sức khỏe học sinh; có nhân viên y
tế hoặc kiêm nhiệm công tác y tế; có kế hoạch xây
dựng trường học an toàn; có tủ thuốc và các dụng cụ
sơ cứu ban đầu; có các quy định về việc phát hiện và
xử lý khi xảy ra tại nạn, thương tích; có các khẩu
hiệu, tranh áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn, 5
thương tích; có lồng ghép nội dung phòng chống tai
nạn, thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo
dục trẻ; đón, trả trẻ đúng giờ quy định; người đón trẻ
phải là người có trách nhiệm để tránh hiện tượng trẻ
bị thất lạc....
4.1.2 Khuôn viên của nhà trường có tường bao ngăn cách
với bên ngoài. Cổng trường phải chắc chắn, đóng,
mở theo quy định. Phòng học, phòng ngủ, phòng
chơi không dột nát, có lối thoát hiểm khi có sự cố;
5
cửa sổ có song chắc chắn, nền nhà luôn khô ráo,
không bị trơn trượt; các vật sắc nhọn phải để ở nơi
quy định, trẻ không với tới; phích nước nóng được
đặt ở nơi an toàn; hệ thống điện an toàn với trẻ.
4.1.3 Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ; được
làm bằng các chất liệu an toàn cho trẻ; được sắp xếp
ngăn nắp, gọn gàng, thuận tiện, hợp lý và an toàn
5
cho trẻ khi sử dụng; đồ chơi ngoài trời định kỳ được
bổ sung và thường xuyên được kiểm tra, tu sửa, bảo
dưỡng.
4.1.4 Nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, 5
sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, quy trình nấu
nướng hợp vệ sinh; nhân viên nấu ăn được tập huấn
về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định
kỳ theo đúng quy định; có phương án, dụng cụ,
phương tiện để xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy
ra.Công trình chứa nước, công trình vệ sinh đảm bảo
an toàn cho trẻ; các cây cao, cây cổ thụ ở sân trường
được chặt, tỉa cành trước mùa mưa bão; chậu hoa,
cây cảnh được đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn.
4.1.5 Giáo viên có chuyên môn về công tác chăm sóc, nuôi
dạy trẻ; được dự các lớp tập huấn về phòng, chống
tai nạn, thương tích cho trẻ; luôn quan sát trẻ mọi 5
lúc, mọi nơi, không làm việc riêng, không bỏ lớp;
biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra.
4.1.6 Cha mẹ/ người chăm sóc trẻ được tuyên truyền về
phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ; thường
xuyên có sự trao đổi giữa nhà trường và gia đình của 5
trẻ về tình hình sức khỏe của trẻ nói chung và việc
phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ.
4.2 Đối với các trường phổ thông, Trung tâm GDTX
và TTGDNN-GDTX
4.2.1 Có cơ sở vật chất bảo đảm an toàn cho hoạt động
dạy học và các hoạt động giáo dục khác; đảm bảo
các quy định về phòng chống ngã, phòng chống đuối
nước theo quy định tại Quyết định 4458/QĐ-
BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ GD&ĐT Quy định
về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn, thương tích trong trường phổ thông; thường
5 3
xuyên rà soát đảm bảo các điều kiện về phòng học,
phòng chức năng, bàn ghế, bảng viết, hệ thống chiếu
sáng, đồ chơi và thiết bị dạy học theo đúng tiêu
chuẩn được quy định tại Điều 4 của Thông tư liên
tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.
4.2.2 Nhà trường có kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công
tác đảm bảo an ninh trật tự; an toàn, phòng chống
cháy nổ (thiết bị điện, thiết bị phòng cháy chữa cháy
được lắp đặt, bố trí ở vị trí phù hợp, an toàn cho HS);
đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình dạy 5 5
học thực hành (nguy cơ tiếp xúc hóa chất độc hại,
phản ứng hóa học gây nổ, điện giật…) và các hoạt
động vui chơi, thể dục, thể thao; không để xảy ra mất
an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
4.2.3 Đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh khi tham
gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà
trường; Có kế hoạch và thực hiện có hiệu quả việc
tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học 5 3
sinh; xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác
giáo dục phòng chống vi phạm pháp luật, tệ nạn xã
hội trong học sinh
4.2.4 Nhân viên y tế hoặc nhân viên kiêm nhiệm công tác 5 3
y tế thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho
học sinh theo quy định tại Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT; trực hằng ngày, kịp
thời sơ cấp cứu cho giáo viên, nhân viên, học sinh
khi cần thiết; có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu
ban đầu.
4.2.5 Hằng năm có kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu
quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Kỹ
năng phòng chống xâm hại, kỹ năng tự bảo vệ; kỹ
năng phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội, phòng 5 4
chống tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn thương
tích, dịch bệnh thông thường; kỹ năng giải tỏa căng
thẳng (stress) và các kỹ năng khác.
4.2.6 Có tổ tư vấn tâm lý cho học sinh, bố trí giáo viên
kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý theo Quy định tại
Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện
công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ
thông; bố trí phòng tư vấn tâm lý phù hợp với điều
kiện nhà trường; hằng năm xây dựng kế hoạch triển
khai có hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.
Xây dưng kế hoạch phòng ngừa và xử lý các tình
5 5
huống bạo lực học đường theo hướng dẫn tại công
văn số 5812/BGDĐT-GDCTHSSV ngày
21/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực
học đường và công văn số 12/SGD&ĐT-
GDDT&HSSV ngày 04/01/2019 của Sở Giáo dục và
Đào tạo
TỔNG 100 78

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG


1. Ưu điểm:
- Qua thực hiện phong trào “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an
toàn” cho thấy trường lớp ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn, các em học sinh ý
thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng trường
lớp, chăm sóc cây xanh của mình, có tinh thần trách nhiệm cao việc thực hiện
cuộc vận động.
- Số lượng cây xanh nhiều hơn và đã có bóng mát, nhiều bồn hoa xanh tươi
và phát triển tốt.
- Công tác vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân ngày càng sạch sẽ, học sinh
đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học, sân trường, vệ sinh cá nhân.
- Phong trào “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” đã được các tổ, đoàn thể trong nhà
trường nhiệt tình hưởng ứng thực hiện. Các em học sinh tích cực tham gia.
2. Hạn chế:
- Tuy nhà trường đã xây dựng kế hoạch và phát động phong trào xây dựng
trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn và đạt được một số hiệu quả nhưng do diện
tích trường chưa đủ nên chưa đáp ứng đủ yêu cầu 10m2/học sinh.
- Trường không có kinh phí nên chưa có điều kiện trong việc đầu tư các
trang thiết bị, các bồn hoa cây cảnh, các mô hình trường học an toàn…
- Chưa có các phòng học chức năng…
3. Nguyên nhân
3.1 Nguyên nhân chủ quan
- Một số cá nhân GV, phụ huynh học sinh cũng như HS chưa nhận thức
đúng đắn về yêu cầu, mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào.
- Nhà trường chưa làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, Chính
quyền, tuyên truyền với toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân hiểu và
tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện.
- Việc kiểm tra đánh giá đôn đốc, động viên khuyến khích giáo viên và học
sinh tự giác chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
3.2. Nguyên nhân khách quan
- Diện tích trường chưa đủ.
- Kinh phí nhà trường còn hạn hẹp.
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để các nhà trường triển khai thực hiện nội dung của phong trào thi đua
được tốt hơn, nhà trường đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa, tạo
điều kiện hỗ trợ về kinh phí tăng cường về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện
đại phục vụ tốt nhất cho các hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh trong
trường học. Có kế hoạch và tổ chức cho các nhà trường đi thăm quan học tập
kinh nghiệm những đơn vị có các phong trào tốt.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG


- Phòng GD&ĐT;
- Lưu.

Ngô Thị Thuận

You might also like