You are on page 1of 13

CHUYÊN ĐỀ

QUY TRÌNH DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ KHỐI LỚP 2 – TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN BÌNH.
I.LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Trường Tiểu học Sơn Bình nằm trên địa bàn xã Sơn Bình, là xã tập trung
phần lớn là con em của người đồng bào dân tộc thiểu số Raglay (chiếm trên 70%).
Vì thế, để tiết dạy TCTV đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên cần nắm rõ quy trình
dạy học và biết cách phối kết hợp các biện pháp một cách nhịp nhàng cho từng bài
học.
Quy trình dạy học cấp tiểu học là một nội dung quan trọng mà các thầy cô tiểu
học cần phải nắm bắt được để tiến hành việc điều phối tiết học được diễn ra theo đúng
quy trình chung, giúp việc dạy và học đạt được những kết quả cao nhất.
   Để một tiết học TCTV đạt được những hiệu quả như mong muốn, các thầy cô
sẽ phải nắm bắt được quy trình dạy học để có thể chủ động giảng dạy sao cho phù hợp
với quy định chung. Quy trình dạy TCTV sẽ là thông tin hữu ích giúp các thầy cô dạy
học lớp có HSDTTS có được hướng giảng dạy đúng đắn, giúp truyền tải được toàn bộ
nội dung bài học đến với các em học sinh trong lớp. Vì lý do trên tổ chuyên môn khối
2 chọn chuyên đề : “Quy trình dạy học Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu
số.”
II. THỰC TRẠNG
1. Nguyên nhân
Học sinh dân tộc thường nói tiếng Việt rất ít, phát âm còn sai. Học sinh con hộ
nghèo chiếm đa số. Các em đến trường gặp nhiều khó khăn, như thiếu đồ dùng học
tập, sức khỏe của trẻ không đảm bảo, từ đó ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập. Học
sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập; trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản,
khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế; khả năng chú ý và tập trung vào bài
học không bền. Học sinh chậm biết đọc, biết viết; nhiều em đọc chậm, đọc sai, viết
chậm, viết sai; đây là điểm hạn chế lớn nhất.
2. Những thuận lợi, khó khăn dạy học Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số.
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà trường, của chính quyền địa
phương, sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận đoàn thể trong nhà trường.
Cha mẹ học sinh ngày càng nâng cao nhận thức và quan tâm hơn đến việc học
tập của con em mình.
Giáo viên tâm huyết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm.
Trường lớp, cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ, khang trang và đạt chuẩn đảm
bảo 01 phòng học/lớp.
b. Khó khăn
Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sự quan tâm của
cha mẹ học sinh (CMHS) đến việc học của các em còn nhiều hạn chế. Không ít
CMHS trông chờ, ỉ lại vào chính sách của nhà nước và khoán trắng cho nhà trường.
Lối sống khép kín trong gia đình khiến môi trường tiếng Việt của học sinh dân
tộc thiểu số (DTTS) nhiều hạn chế, tạo ra không ít rào cản trong việc học tiếng Việt
của các em.
Đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng HS DTTS (Raglay) có nhiều khác
biệt, nhất là yếu tố dấu thanh trong tiếng Việt tạo ra không ít khó khăn cho các em.
Một bộ phận giáo viên còn chưa nắm được quy trình và hạn chế trong phương
pháp dạy học Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ở LỚP 2
Cung cấp thêm vốn từ thông dụng, gần gũi và những mẫu câu đơn giản thường
được sử dụng trong giao tiếp và học tập ở lớp 2.
Luyện kĩ năng nghe và phát âm đúng các từ tiếng Việt, đặc biệt là những từ
được coi là khó đối với học sinh các dân tộc thiểu số học tiếng Việt như là ngôn ngữ
thứ hai.
Tiếp tục củng cố, phát triển kĩ năng nghe, nói và kĩ năng đọc, viết để học sinh
sử dụng tiếng Việt tốt hơn trong giao tiếp và học tập.
III. VÀI NÉT DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ở LỚP 2
1.Cấu trúc chung
+ Dạy học TCTV gồm 35 bài học với 5 chủ điểm, mỗi bài có thời lượng 2 tiết.
Tổng số tiết tăng cường tiếng Việt trong năm học là 70 tiết, được sắp xếp vào thời gian tăng
thêm của các lớp học 2 buổi/ ngày.
+ Tài liệu thiết kế mỗi tuần 01 bài. Mỗi bài học được thiết kế trong 02 tiết. Hai tiết
học có thể dạy độc lập vào hai ngày khác nhau trong tuần, không nhất thiết phải học liền
một buổi để tránh quá tải cho học sinh
- Nội dung
+ Các bài học xoay quanh 5 chủ đề: Bản thân em, gia đình của em, Bản làng
của em, Trường học của em, Thế giới xung quanh em.
+ Mỗi bài học tập trung vào rèn luyện 4 kĩ năng nghe- nói- đọc – viết.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Ở LỚP 2
Ngoài dạy học TCTV theo tài liệu biên soạn quy định, thì GV có thể sử dụng
thêm các giải pháp dưới đây để việc dạy học TCTV hiệu quả hơn.
1. Đối với nhà trường và giáo viên
Tăng cường tổ chức các trò chơi, tạo môi trường giáo dục thân thiện, gần gũi
giữa thầy và trò. Rèn cho HS ý thức phấn đấu vươn lên, kiên trì vượt khó để đi học
đều và chăm học, mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động học tập. Tăng cường
công tác Đoàn Đội, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, giáo dục học sinh
hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo không khí vui tươi trong nhà trường, gây hứng thú
học tập cho học sinh. Qua đó rèn luyện thói quen sinh hoạt tập thể có nền nếp và mở
rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt cho các em.
2. Đối với phụ huynh HS và Ban đại diện cha mẹ HS
Ban đại diện có sự liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh, tạo điều
kiện và cơ hội học tập tốt nhất cho học sinh. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường
trong việc quan tâm kiểm tra và hướng dẫn việc tự học của  học sinh. Thường xuyên
đôn đốc, nhắc nhở con cái học hành chuyên cần, chăm chỉ; tăng cường sử
dụng tiếng Việt ở môi trường giao tiếp của gia đình và cộng đồng. Luôn đảm bảo
đầy đủ và cập nhật thông tin 2 chiều từ phía nhà trường và từ phía phụ huynh  học
sinh về chất lượng và sự chuyển biến về chất lượng học sinh.
3. Tích hợp nội dung tăng cường tiếng Việt trong dạy học các môn học và hoạt
động Giáo dục
Môn Hát - nhạc: dạy nghe, dạy nói (qua hát), tăng vốn từ (qua lời bài hát), dạy
đọc, viết lời bài hát, cảm thụ qua giai điệu và lời ca.
Môn Mĩ thuật: Tăng vốn từ, tập diễn đạt (nhận xét tranh).
Môn Thể dục: Tập đếm (điểm danh), tăng vốn từ (qua các trò chơi).
Môn Toán: nghe hiểu, đọc hiểu (bài toán có lời văn), tập diễn đạt (chính xác,
ngắn gọn, dễ hiểu) qua câu lời giải, tăng vốn từ.
Môn Tự nhiên và Xã hội: Tận dụng các mô hình, tranh ảnh, vật thật để cung cấp
vốn từ, mẫu câu. Tăng cường thực hành học nói, luyện nói, luyện kĩ năng diễn đạt (theo
mẫu câu, theo tình huống giao tiếp, qua trao đổi, thảo luận nhóm, trong các trò chơi học
tập).
Môn Đạo đức: Rèn luyện khả năng nghe, nói, hiểu, diễn đạt, vốn từ (tự giới
thiệu, chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, thảo luận, báo cáo, nhận
xét, …).
4.Tạo môi trường học tiếng Việt
Tổ chức các hoạt động đội, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”, văn hóa văn
nghệ, TDTT, trò chơi dân gian…qua đó giúp các em nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng
Việt.
Tạo môi trường học tiếng Việt trong nhà trường: tạo cảnh quang tiếng Việt trong
và ngoài lớp học: không gian lớp học (trang trí, trưng bày, …), không gian trường học
(khẩu hiệu, bản tin, …). Tạo cơ hội thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếng Việt (trong
giờ học và các hoạt động tập thể, trò chơi, văn nghệ, ...). Tạo môi trường tiếng Việt ở gia
đình: tạo góc học tập (chú ý trang trí). Kiểm tra, hỏi han, trao đổi bằng tiếng Việt. Nghe
radio, xem tivi, đọc truyện tranh, sách báo và trao đổi. Tạo môi trường tiếng Việt trong
cộng đồng: vận động cộng đồng giao tiếp đơn giản với học sinh bằng tiếng Việt (chào,
hỏi, …). Mở chuyên mục kể chuyện dưới cờ dành cho học sinh(giới thiệu sách, nêu
gương tốt, hát, kể chuyện, đọc thơ,…)
V.QUY TRÌNH DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT LỚP 2
I. Mục tiêu
II. Đồ dùng dạy học
-GV….
- HS:….
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Khởi động -Quan sát, lắng nghe và thực hiện theo
2. Khám phá và luyện tập yêu cầu của thầy cô
Hoạt động 1: Nói trong nhóm
Hoạt động 2: nghe
Hoạt động 3: hỏi – đáp
Hoạt động 4: đọc và thực hiện
yêu cầu
Củng cố
Tiết 2
Hoạt động 5: Viết đúng
Hoạt động 6: viết sáng tạo
3. Vận dụng
VI.NỘI DUNG
- Bài soạn lí thuyết chuyên đề (đính kèm)
- Bài soạn thực hành minh họa (đính kèm)
- Phương thức tổ chức: Tất cả giáo viên trong khối dự giờ 2 tiết minh họa, thảo
luận chia sẻ tiết dạy để đưa ra thống nhất chung.
- Phương tiện hỗ trợ: SGK TCTV lớp 2, bài giảng điện tử.
VII. KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
Nội dung Thời gian Địa điểm Bộ phận, nhân sự thực Ghi
hiện chú
Lớp 2A
Trình bày lí thuyết 02/10/2020 Trường TH Sơn Bình Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Lớp 2A
Thực hành minh họa 02/10/2020 Trường TH Sơn Bình Mai Thị Nga

Áp dụng chuyên đề Vào tiết dạy Áp dụng vào các lớp 2 HS, GV khối 2
vào giảng dạy. Tiếng Việt
đọc (tiết 1)
Tổng kết rút kinh Sau tiết dạy Phòng truyền thống Các giáo viên trong khối
nghiệm.

Trên đây là kế hoạch tổ chức chuyên đề của khối 2 năm học 2020 - 2021.
DUYỆT BAN GIÁM HIỆU Người lập
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TCTV 2
TÊN BÀI: NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN CỦA EM (2 TIẾT)
Ngày dạy: 02/10/2020
GV: Nguyễn Thị Minh Nguyệt

I. MỤC TIÊU
- Nói được một vài hoạt động và vài câu kể về ngày nghỉ cuối tuần với những
hoạt động lí thú của bản thân.
- Nghe - hiểu nội dung của một số câu miêu tả đơn giản về những hoạt động lí
thú trong ngày nghỉ cuối tuần.
- Thực hành cuộc hội thoại hỏi - đáp về các hoạt động lí thú trong ngày nghỉ
cuối tuần.
- Đọc đúng rõ ràng một số từ khó và hiểu nội dung các bài học.
- Tìm đúng chữ cái tương ứng với cách phát âm và viết lại
- Viết được 1- 2 câu về việc thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh, ảnh liên quan, bảng phụ, phiếu bài tập
- Học sinh: Sách tăng cường tiếng Việt.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đàm thoại, giảng giải, luyện tập, thực hành...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Khởi động: (2’)
- Hát - Giới thiệu giáo viên tham dự -HS lắng nghe
- GV đặt câu hỏi: - HS trả lời
+ Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày + 1 tuần có 7 ngày. Đó là các
nào? ngày thứ hai,.... chủ nhật.
+ Vậy em đi học vào những ngày nào? + Em đi học vào những ngày thứ
+ Em nghỉ học vào những ngày nào? hai, thứ ba,...thứ sáu.
- GV chốt : vậy hai ngày thứ 7 và chủ nhật cô gọi + Em nghỉ học vào ngày thứ bảy
là 2 ngày cuối tuần. và chủ nhật.
+ GV nêu câu hỏi: Đố các em cuối tuần trước cô - HS lắng nghe
đã đi đâu? Làm gì? - HS trả lời
+ GV nhận xét từng câu đoán của HS (khen ngợi
các em)
*GV chốt: Cuối tuần trước cô đi chợ, đi siêu thị, - Cả lớp lắng nghe và đồng thanh
công viên cùng với con cô, cô dọn dẹp nhà cửa, trả lời
nấu cơm cho con cô ăn....Đó là những công việc
vào ngày nghỉ cuối tuần của cô thường làm. Vậy
còn các em thì sao? Ngày nghỉ cuối tuần trước em
đã đi đâu? Làm gì? Cuối tuần này em sẽ đi đâu?
Làm gì? Cùng nói cho cô và cả lớp nghe được
không nào?
- Vậy hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua bài
học : Ngày nghỉ cuối tuần của em.
- Gọi HS nhắc đầu bài. -HS nhắc đầu bài, cả lớp đồng
thanh
2. Khám phá và luyện tập
Hoạt động 1: Nói trong nhóm (7’)
a) Các bạn trong tranh đang làm gì?
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi -HS quan sát và thảo luận
theo nhóm đôi.
- GV gọi HS trả lời - HS trả lời
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
b) Ngày nghỉ cuối tuần em thường làm những
việc gì?
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và kể cho - HS đọc
bạn nghe những việc mình đã làm. -HS thảo luận
- GV gọi một vài HS nêu những việc thường làm. - HS nêu những việc làm
- GV nhận xét, tuyên dương và giáo dục.
 Hoạt động 2: Nghe. (7’)
a) Nghe thầy/cô giáo miêu tả, nói đúng hoạt
động của bạn nhỏ trong tranh.
- GV vừa cho HS quan sát tranh và vừa miêu tả để
HS nói đúng hoạt động của bạn nhỏ trong tranh. -HS lắng nghe
- GV gọi HS trả lời và yêu cầu vài HS nhắc lại.
- GV tuyên dương HS. -HS thực hiện
b) Dựa vào lời miêu tả của thầy/cô giáo, em hãy
nói lại nội dung tranh.
- GV hướng dẫn HS nói được nội dung tranh.
- GV nhận xét và tuyên dương HS. - HS nói nội dung tranh
Hoạt động 3: Hỏi – đáp(7’)
- GV yêu cầu HS đọc 2 câu hỏi trong sách.
- GV làm mẫu: GV hỏi - 1HS trả lời và ngược lại - HS trao đổi trong nhóm
- Yêu cầu HS hỏi đáp theo nhóm đôi . - Một số cặp HS hỏi đáp trước
- GV gọi một vài cặp đôi lên thực hiện. lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ và tuyên dương các em
Hoạt động 4: Đọc và thực hiện yêu cầu (15’)
a) Mỉ đi chợ.
- Luyện đọc
+ GV giới thiệu bài và đọc mẫu bài đọc Mỉ đi chợ.
+ GV yêu cầu một HS đọc.
+ GV hướng dẫn HS đọc từ khó:huyện, rất thích
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu trong nhóm đôi. -HS đọc từ khó
+ GV gọi HS lên đọc nối tiếp trước lớp. -HS đọc nối tiếp
- Tìm hiểu nội dung bài học: GV đặt câu hỏi, gợi ý
để HS trả lời: Chủ nhật, Mỉ và mẹ đi đâu?(GV có -HS suy nghĩ trả lời
thể giải thích thêm về việc đi chợ vùng cao)
b) Y Jin hái cà phê.
- Luyện đọc
+ GV giới thiệu bài và đọc mẫu bài đọc Y Jin hái
cà phê.
+ GV yêu cầu một HS đọc.
+ GV hướng dẫn HS đọc từ khó: Y Jin, rẫy -1 HS đọc bài
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu trong nhóm đôi. -HS đọc từ khó
+ GV gọi HS lên đọc nối tiếp trước lớp. -HS đọc nối tiếp
- Tìm hiểu nội dung bài học: GV đặt câu hỏi, gợi ý
để HS trả lời: Cuối tuần, Y Jin giúp bố mẹ làm gì? -HS suy nghĩ trả lời
(GV có thể giải thích thêm về việc hái cà phê và
thu hoạch cà phê)
c) Mai học thêu.
- Luyện đọc
+ GV giới thiệu bài và đọc mẫu bài đọc Mai học
thêu. -HS đọc cả bài
+ GV yêu cầu một HS đọc.
+ GV hướng dẫn HS đọc từ khó: chiếc khăn -HS đọc từ khó
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu trong nhóm đôi.
+ GV gọi HS lên đọc nối tiếp trước lớp. -HS đọc nối tiếp
- Tìm hiểu nội dung bài học: GV đặt câu hỏi, gợi ý
để HS trả lời: Sáng thứ bảy, Mai làm gì? -HS suy nghĩ trả lời
(GV có thể giải thích thêm về việc thêu)
Củng cố: ( 2’)
- GV nêu câu hỏi: Ngày nghỉ cuối tuần em thích
làm những việc gì? - Một vài HS trả lời
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh
- GV chốt và giáo dục
Tiết 2
Khởi động: ( 2’)
-Hát, giới thiệu bài
Hoạt động 5: Viết đúng ( 20’)
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-GV hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện vào - HS đọc
phiếu bài tập. -HS thực hiện yêu cầu
- GV nhận xét và tuyên dương HS
- GV tổ chức hướng dẫn HS viết lại các chữ cái
vào vở. - HS thực hiện
- GV uốn nắn và giúp đỡ HS.
- GV nhận xét.
Hoạt động 6: Viết sáng tạo (15’)
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
+ Bài yêu cầu làm gì? - HS đọc
- GV yêu cầu một vài HS nhắc lại những việc em -HS trả lời
thích làm vào ngày nghỉ cuối tuần. - HS nhắc lại một số việc
- GV yêu cầu và hỗ trợ HS viết vào vở 1- 2 câu về
việc mình thích làm. -HS viết vào vở
- GV yêu cầu một vài HS đọc bài viết của mình
trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét và sửa lỗi.
3. Vận dụng (3’) - HS nhận xét
- GV dặn dò các em về có thể đọc cho người thân
nghe các câu mình đã viết.
- GV nhận xét tuyên dương HS. -HS lắng nghe

PHÒNG GD & ĐT KHÁNH SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Sơn Bình, ngày 02 tháng 10 năm 2020

BIÊN BẢN
THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ QUY TRÌNH DẠY HỌC TCTV– KHỐI 2
NĂM HỌC: 2020 – 2021

Hôm nay, vào lúc 14 giờ 00 phút ngày 02 tháng 10 năm 2020 tại điểm
trường Chính– Trường TH Sơn Bình, tổ khối 2 tiến hành tổ chức chuyên đề
quy trình dạy học TCTV lớp 2 .
Thành phần tham dự
- Thành phần: GV khối 2
- Chủ trì: Đ/c Nguyệt
- Thư ký: Đ/c Nga
Nội dung chuyên đề
1. Đ/c Nga báo cáo lý thuyết chuyên đế (có văn bản kèm theo)
2. Phần thực hành
- Tiết dạy minh họa trong chuyên đề:TCTV– Tuần 2 – Bài: Ngày nghỉ
cuối tuần của em.
3. Ý kiến thảo luận

Ý kiến thảo luận Giải pháp khắc phục


* Ưu điểm:
- Giáo viên dạy đúng nội dung kế hoạch bài - Thống nhất theo quy trình của GV
học .
- GV thực hành giảng dạy bằng bài giảng -Tiếp tục phát triển những ưu điểm này,
điện tử, giúp HS hứng thú học tập, tập trung GV trong tổ có thể học hỏi để vận dụng
chú ý, hình ảnh phong phú. vào giảng dạy.
- Tiết dạy diễn ra nhẹ nhàng hợp lý và truyền
đạt được kiến thức bài học đến học sinh.
- GV kết hợp nhiều phương pháp dạy học và
kĩ thuật dạy học trong tiết dạy: đàm thoại,
giảng giải, luyện tập, quan sát,.. kĩ thuật trình
bày 1 phút.
* Khuyết điểm
- HS lớp 2A đọc, viết còn chậm. -GV tăng cường rèn đọc, viết cho HS.
- Kiến thức của bài học quá dài thời gian ít,
có nhiều từ ngữ tên dân tộc phía Bắc trong
các đoạn văn gây khó đọc cho HS. -Thống nhất theo ý kiến thảo luận nhưng
- Riêng hoạt động 6 nên yêu cầu học sinh viết nếu lớp nào có nhiều học sinh học tốt thì
1 câu đơn giản theo nội dung bài tập. GV giúp đỡ các em để viết được nhiều
câu hơn.

Biên bản chuyên đề kết thúc vào lúc 17giờ 30 phút và được thông qua
trước tất cả các thành viên trong khối .

Chủ trì Thư ký

Nguyễn Thị Minh Nguyệt Mai Thị Nga

Chữ ký các thành viên trong khối

Đặng Thế Phẩm Mai Thị Nga

Mang Ham Mai Thế Bình Thái Thị Vân

You might also like