You are on page 1of 10

UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP

TRƯỜNG BỒI DƯỠNG GIÁO DỤC

THAO GIẢNG - CHUYÊN ĐỀ


“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌC
VÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH”

Tháng 11/2019

1
THAO GIẢNG - CHUYÊN ĐỀ
“Thay đổi ngữ liệu nội dung bài học và cách kiểm tra đánh giá
theo hướng phát triển năng lực Tiếng Việt cho học sinh”

I. Thời gian: 7 giờ 30 phút, thứ Năm, ngày 21/11/2019.


II. Địa điểm: Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (Số 2, đường 13, phường 8
quận Gò Vấp).
III. Thành phần tham dự: Đại diện Lãnh đạo, Tổ Phổ thông Phòng
GD&ĐT, Trường BDGD, cán bộ mạng lưới, Phó Hiệu trưởng, Khối trưởng khối 1,
2, 3, 4, 5 các trường tiểu học.
IV. Nội dung:
1. Tuyên bố lý do - giới thiệu thành phần tham dự.
2. Thao giảng minh họa
3. Tham luận “Thay đổi ngữ liệu trong dạy học môn Tiếng Việt nhằm phát
triển năng lực, phẩm chất học sinh lớp 3”.
4. Nghỉ giải lao
5. Thảo luận.
6. GV thực hiện tiết minh họa phát biểu ý kiến.
7. Đại diện các trường phát biểu ý kiến góp ý tiết minh họa, tham luận.
8. CBML môn Tiếng Việt trao đổi về tiết minh họa và tham luận “Thay đổi
ngữ liệu trong dạy học môn Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học
sinh lớp 3” và cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực Tiếng Việt
cho học sinh.
9. Phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo PGD&ĐT.
10. Bế mạc
V. Phân công chuẩn bị:
1. Công tác tổ chức: Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận.
2. Công tác chuẩn bị: Trường TH Lương Thế Vinh phân công CBQL, giáo
viên phối hợp với chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ mạng lưới môn Tiếng Việt
chuẩn bị nội dung báo cáo tham luận, xây dựng tiết dạy minh họa; chuẩn bị điều
kiện CSVC tổ chức thao giảng - chuyên đề.
3. Các trường: cử thành phần tham dự đầy đủ và đúng giờ; Nhận và nghiên
cứu trước tài liệu.

2
BÁO CÁO THAM LUẬN
“Thay đổi ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt
nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh lớp 3”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngữ liệu - bao gồm ngữ liệu văn học và ngữ liệu từ ngữ, là một bộ phận
quan trọng hàng đầu, không thể thiếu được khi soạn sách giáo khoa ngữ văn các
cấp học nói chung và sách tiếng Việt tiểu học nói riêng. Trong đó, ngữ liệu từ
ngữ tiếng Việt bao gồm từ tiếng Việt và những đơn vị từ vựng tiếng Việt khác có
tư cách tương đương với từ như cụm từ tự do, thành ngữ, tục ngữ... Ngữ liệu
được đưa vào sách giáo khoa tiểu học để cung cấp cho học sinh kiến thức, trang
bị kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, đồng thời bồi dưỡng cho các em thái độ, tình yêu
đối với tiếng mẹ đẻ.
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học trong nhà trường phổ thông đã
có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ hướng dạy học nội dung sang dạy học phát triển
năng lực. Sự chuyển biến này trước hết thể hiện ở yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá, kể cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì,
nhất là các kì kiểm tra quan trọng (cuối kì, cuối năm).
Với các thầy cô giáo dạy học Tiếng Việt - Ngữ văn, bên cạnh việc phải thay
đổi phương pháp dạy học, còn cần biết cách hướng dẫn học sinh rèn luyện nhằm
phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe. Với học sinh, bên cạnh việc học tập
theo hướng dẫn của thầy cô giáo, các em còn phải rèn luyện thông qua hệ thống
bài tập để nắm chắc nội dung đã học. Người giáo viên song song với việc giảng
dạy cần rà soát ngữ liệu trong sách giáo khoa để điều chỉnh, thay mới những ngữ
liệu không phù hợp, lựa chọn ngữ liệu thay thế phù hợp với nội dung các chủ
điểm, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với thực tế địa phương và có tính
cập nhật nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh. “Thay đổi ngữ liệu phù
hợp” là phương tiện và công cụ rèn luyện tạo sự hấp dẫn và hiệu quả trong việc
học Tiếng Việt, mang lại cho các em học sinh niềm vui và sự hữu ích trong học
môn Tiếng Việt.
Chính vì vậy, chúng tôi luôn chú ý “Thay đổi ngữ liệu trong dạy học
Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh lớp 3”. Đó là lí do
giáo viên Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Gò Vấp thực hiện chuyên đề
này thông qua tiết dạy minh họa phân môn Luyện từ và câu - Lớp 3.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
Ban Giám hiệu quan tâm đến các hoạt động dạy học, chỉ đạo định hướng
đúng đắn và kịp thời về công tác chuyên môn, hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để
giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Giáo viên tâm huyết với nghề, nhiệt tình, sáng tạo, tích cực đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay.

3
Các em học sinh ở thành phố có cơ hội được tiếp xúc sớm với công nghệ
thông tin hiện đại, được tham gia vui chơi và học tập nhiều hoạt động ngoại khóa
nên các em khá nhanh nhẹn, tự tin, có vốn sống phong phú.
2. Khó khăn:
Sĩ số học sinh /lớp đông, vượt quá quy định tại Điều lệ nhà trường nên ảnh
hưởng tới việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trong lớp, còn một số
học sinh thụ động, còn e ngại, chưa dám bộc lộ ý kiến cá nhân với các bạn trong
nhóm, trong lớp của mình.
Sự phối hợp tương tác giữa trò với trò còn hạn chế, trình bày còn lúng túng,
diễn đạt ý chưa tròn câu, rõ nghĩa. Không khí học tập ở một số tiết học thiếu sinh
động, tiết học chưa đạt hiệu quả như cao.
Trong giảng dạy, một số giáo viên vẫn chỉ quan tâm đến việc truyền đạt
kiến thức lí thuyết, ít tạo cơ hội cho học sinh được thảo luận, bàn bạc, trao đổi ý
kiến trong nhóm.
Một số ngữ liệu từ ngữ và ngữ liệu văn bản trong chương trình Tiếng Việt
chưa phù hợp.
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để thực hiện việc “Thay đổi ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt nhằm
phát triển năng lực phẩm chất học sinh lớp 3”. đạt hiệu quả ở các môn học nói
chung và đặc biệt ở môn Tiếng Việt (phân môn Luyện từ và câu) nói riêng, chúng
tôi đã thực hiện các nội dung sau đây:
1. Xác định rõ mục tiêu của việc thay thế ngữ liệu
Ngữ liệu có thể thay thế trong SGK hiện hành bao gồm ngữ liệu văn học và
ngữ liệu từ ngữ. Trong đó, ngữ liệu từ ngữ tiếng Việt bao gồm từ tiếng Việt và
những đơn vị từ vựng tiếng Việt khác có tư cách tương đương với từ như cụm từ
tự do, thành ngữ, tục ngữ... Ngữ liệu văn học là các đoạn văn, đoạn thơ hoặc một
trích đoạn kịch,…
Tùy vào mục tiêu của bài học, của bài tập, GV có thể lựa chọn thay thế ngữ
liệu trong các phần của bài học, bài tập đó, khi thấy ngữ liệu không phù hợp.
Ngữ liệu được lựa chọn để thay thế phải đảm bảo cung cấp cho học sinh
kiến thức, trang bị kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tương đồng với chủ đề, chủ điểm
của SGK và mục tiêu của đơn vị kiến thức cần cung cấp, đồng thời bồi dưỡng cho
các em thái độ, tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ.
Để đưa một ngữ liệu vào sách giáo khoa, người biên soạn phải đọc rất
nhiều và phải chọn lọc thật kỹ càng.
Ngữ liệu phải đáp ứng những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ cần dạy và đáp
ứng các mặt tình cảm, nhận thức của học sinh, chứ không thể vì bí bách, khó tìm
ngữ liệu mà lấy đại cho được rồi bớt xén về ngữ nghĩa cho phù hợp.
2. Các yêu cầu của ngữ liệu dạy học Tiếng Việt

4
Ngữ liệu là tư liệu ngôn ngữ được dùng làm căn cứ để nghiên cứu ngôn
ngữ. Trong dạy học TV ở Tiểu học, ngữ liệu chính là các tài liệu ngôn ngữ cụ thể
được sử dụng trong khi cung cấp khái niệm hoặc thực hành luyện tập sử dụng
câu, từ. Nó là đối tượng nghiên cứu của HS trong giờ học TV. Ngữ liệu có khả
năng tạo độ khó/ dễ, thú vị/ không thú vị, gây hứng thú học tập cho HS nhờ tính
thú vị và hấp dẫn đó. Hơn nữa, đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học thiên về
cảm tính, phù hợp với việc tiếp thu những vấn đề cụ thể, sinh động. Vì vậy, ngữ
liệu của bài tập cần phải được lựa chọn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Ngữ liệu phải đúng chuẩn ngôn ngữ, có tính phổ biến cao, phù hợp nhận
thức.
- Ngữ liệu phải điển hình. Ngữ liệu mẫu đưa ra để học sinh quan sát cần
điển hình, dể hiểu, đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và tránh mất thời
gian học tập.
- Ngữ liệu phải tối giản (tiết kiệm), phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh
tiểu học và thời lượng học tập.
- Ngữ liệu phải trực quan, dễ nhận diện. Ngữ liệu đưa vào giờ học LTVC ở
tiểu học phải là những ngữ liệu sinh động, chân thực, dễ hiểu và trong sáng;
thường được sử dụng trong hoạt động giao tiếp hàng ngày của người Việt, phù
hợp với hoạt động giao tiếp ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Không sử dụng những
ngữ liệu khô cứng, rập khuôn, xa rời đời sống thực, xa hoạt động giao tiếp thực
của học sinh. Ngữ liệu là cơ sở để học sinh rút ra được các vấn đề giao tiếp cần
nghi nhớ, đồng thời, ngữ liệu cũng là các mẫu lời nói, hoạt động lời nói mà học
sinh có thể bắt chước trong quá trình thực hành giao tiếp.
- Ngữ liệu phải thú vị. Mỗi ngữ liệu đưa vào giảng dạy cho học sinh tiểu
học cần đảm bảo tính thú vị. Việc lựa chọn và sử dụng các ngữ liệu dạy học hay
cũng thể hiện được tính hấp dẫn của nội dung dạy học. Các bài tập hay với lệnh
bài tập hấp dẫn giúp HSTH nhận thức được lợi ích giao tiếp hay tính thiết thực
của các nội dung về từ để tạo động cơ học tập cho các em.
3. Một số đề xuất về thay đổi ngữ liệu dạy Luyện từ và câu lớp 3
- Nhận thức của trẻ em lớp 3 (9 tuổi) chủ yếu là nhận thức cảm tính, do đó,
những từ ngữ chỉ khái niệm, những từ ngữ mang nghĩa bóng, nhất là các thành
ngữ, nhìn chung là khó với các em. Dưới đây là một ví dụ:

- Đối với dạng bài tập giáo viên có thể thiết kế lại thành hình thức giải câu đố,
viết đúng chính tả lời giải. Ví dụ:
Tiếng có vần uôc hoặc uôt:
Có sắc - để uống hoặc tiêm
5
Thay sắc bằng nặng - là em nhớ bài.
Là những tiếng gì ?
- Hạn chế dùng từ Hán Việt để cung cấp nghĩa và giải nghĩa.
VD:

Từ Hán Việt vốn có nguồn gốc từ tiếng Hán, qua quá trình giao thoa ngôn
ngữ được đồng hóa khi du nhập vào tiếng Việt, đã bổ sung, làm phong phú thêm
từ vựng nước nhà. Tuy nhiên, có những từ đối với học sinh lớp 3 chưa phù hợp,
khó giải thích , khó hiểu trong quá trình dạy học giáo viên có thể thay thế các từ
khác như: quê hương, dân tộc, nước non,…
- Đối với các hình ảnh học sinh không hình dung được giáo viên có thể
dùng hình ảnh trực quan (đất sét, trơn như bôi mỡ…) hoặc thay thế câu bằng hình
ảnh so sánh khác hoặc thay bằng các bài tập nhận dạng khác.

6
- Với một số bài tập, ngữ liệu không phù hợp với học sinh thành phố; một
số sự vật, hiện tượng xa lạ với các em, giáo viên có thể lựa chọn các ngữ liệu
tương đồng với SGK để thay thế như sau:
Ví dụ: Bài 3 (TV3 tập 1 trang 25)
c) Cây pơ- mu đầu dốc
Im như người lính canh
Ngựa tuần tra biên giới
Dừng đỉnh đèo hí vang
(Nguyễn Thái Vận)
Có thể thay bằng ngữ liệu sau:
Bà em ở làng quê
Lưng còng như dấu hỏi
Vẫn hay lam hay làm
Chỉ lo con cháu đói.
(Phạm Đông Hưng, trích Bà em)
Hoặc:
Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.
(Trần Đăng Khoa, trích Thả diều)
Ví dụ: Bài 2 (TV3 tập 1 trang 80)
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
(Nguyễn Trãi)
c) Mỗi lúc, chúng tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc
những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những cành cây mắm, cây
chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.
(Đoàn Giỏi)
Có thể thay bằng ngữ liệu:
Mây cúi xuống lấy tay vốc nước rửa mặt. Tiếng giọt nước lọt qua kẽ tay rơi
lách tách xuống mặt sông như tiếng nhạc dạo trên phím đàn.
(Kim Viên, trích Sông quê mùa xuân)

Tiếng gió thổi ào ào như tiếng thác chảy tận đằng xa.

7
(Hàn Thế Du, trích Bóng mây chiều )
Những sự vật, hiện tượng sau, do đặc điểm vùng miền, đôi khi không phù
hợp, giáo viên cũng có thể thay thế:
Ví dụ: Bài 1 (TV3 tập 1 trang 98)
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
(Phạm Hổ)
Có thể thay:
Bác thuyền ngủ rất lạ
Chẳng chịu trèo lên giường
Úp mặt xuống cát vàng
Nghiêng tai về phía biển.
(Dương Huy)
4. Vận dụng trong tiết dạy minh họa:
Bài MRVT: Dân tộc. Luyện tập đặt câu có hình ảnh so sánh
Qua việc giao cho HS sưu tầm chuẩn bị trước các hình ảnh và tìm hiểu về
các dân tộc ở nhà, các em sẽ phát huy được năng lực tự học, đồng thời phát huy
tinh thần trách nhiệm trong học tập. Qua việc tìm hiểu bài, từ vốn hiểu biết mà
các em tìm hiểu được về các dân tộc, các em sẽ thêm yêu mến đồng bào các dân
tộc hơn, phát huy được tinh thần đoàn kết, yêu đất nước của mình. Phát huy tinh
thần “tương thân tương ái” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đồng bào
Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân
tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta
sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.”
Trong tiết dạy, GV sử dụng bảng tương tác, giáo án điện tử, qua đó các em
được tiếp cận với CNTT, được thực hành bài học của mình bằng máy chiếu. Từ
đó, các em biết cách sử dụng các thiết bị về CNTT, phát triển khả năng quan sát,
sự nhạy bén khi sử dụng các thiết bị công nghệ và tự tin hơn trong học tập.
Ví dụ:
* Bài tập 1 - Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta?
Học sinh được lên trình chiếu và giới thiệu các hình ảnh các em sưu tầm
giúp các em phát huy được năng lực trình bày, diễn đạt, kĩ năng sử dụng máy
chiếu. Học sinh được phát biểu trình bày ý kiến trước lớp, các học sinh khác được
nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn. Giáo viên sẽ động viên học sinh bằng lời khen:
“Em đã mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể hơn rồi đấy”. Từ đó, các em sẽ
mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày ý kiến trước tập thể.

8
* Bài tập 3: Quan sát từng cặp sự vật rồi viết những câu có hình ảnh so
sánh các sự vật trong tranh.
Học sinh được tự cảm nhận vẻ đẹp của mỗi bức tranh, đặt câu có hình ảnh
so sánh để nêu lên nội dung của bức tranh. GV cho các em đặt câu trong nhóm để
các em được bày tỏ ý kiến của mình với các bạn trong nhóm. Khi trình bày kết
quả làm việc nhóm trước lớp, các em được nghe các bạn và cô giáo nhận xét trực
tiếp, từ đó sẽ rút ra được những bài học trong việc dùng từ, đặt câu, cũng như
cách diễn đạt câu đúng, câu hay các em biết nói lời hay, bước đầu hình thành
nhân cách của một người công dân theo định hướng XHCN.
- Với bài tập đặt câu có trong SGK, GV có thể thay đổi ngữ liệu cho các em
liên hệ thực tế, đặt câu có hình ảnh so sánh để miêu tả các sự vật có xung quanh.
* Bài tập 4: Tìm từ ngữ thích hợp
Qua các bài tập điền từ vào chỗ trống, học sinh phải vận dụng vốn hiểu biết
của mình để tìm được từ thích hợp vào chỗ trống. Khi thực hiện được bài tập này,
các em phát huy được năng lực hiểu biết của mình trong thực tế cuộc sống hằng
ngày. Giáo viên thay thế ngữ liệu so sánh : Trời mưa đường trơn như … bằng câu
khác ví dụ như : Bạn Lê Vy hát hay như…Trong quá trình dạy học, GV phải
thường xuyên kết hợp đánh giá HS bằng nhận xét mang tính động viên, khuyến
khích.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Giáo viên nhà trường đã mạnh dạn điều chỉnh, thay mới những ngữ liệu
không phù hợp, lựa chọn ngữ liệu thay thế phù hợp với nội dung các chủ điểm,
phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với thực tế địa phương và có tính cập
nhật, áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học từ khâu
thiết kế bài học sao cho học sinh có nội dung làm việc cá nhân, có nội dung làm
việc nhóm để các em có cơ hội được thảo luận, chia sẻ.
2. Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập, giáo dục, giáo viên dành
nhiều thời gian hơn để thay đổi một số ngữ liệu không phù hợp với vùng miền,
địa phương đưa vào thay thế những bài có nội dung chưa phù hợp giúp các em
tiếp cận năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự tin, tự chiếm lĩnh kiến thức để áp
dụng vào thực tế. Tải bản FULL (15 trang): https://bit.ly/3iXeW0h
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
3. Điều đặc biệt là giáo viên đã lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và
tổ chức hoạt động như thế nào để tạo cơ hội cho học sinh hình thành phát triển
năng lực phẩm chất. Nghĩa là giáo viên đã xác định rõ được các nhóm năng lực
để có nhận xét phù hợp hay là chưa xác định rõ cách ghi mức độ đạt được về kiến
thức của học sinh.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Việc thay đổi ngữ liệu nội dung bài học và cách kiểm tra đánh giá theo
hướng phát triển năng lực Tiếng Việt cho học sinh đồng thời cũng đặt ra yêu cầu,
nhiệm vụ cao hơn đối với mỗi giáo viên là phải tâm huyết với nghề, đầu tư soạn
thiết kế bài dạy, xây dựng hệ thống câu hỏi phát hiện, gợi mở, tổng hợp, nâng cao,

9
tổ chức những hoạt động dạy học và giáo dục phù hợp để hình thành năng lực
phẩm chất theo mục tiêu đề ra, theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục.
2. Giáo viên phải nắm chắc yêu cầu kỹ năng về sự hình thành và phát triển
phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học ở từng độ tuổi. Từ đó, đưa ra được
nhận định đúng hoặc lời khuyên phù hợp cho học sinh trong giờ dạy.
3. Tổ chức cho học sinh học nhóm, các em sẽ được giao tiếp, tự học, tự trao
đổi tích cực, mạnh dạn trước tập thể, rèn thói quen biết nói rõ ràng, mạch lạc, lôi
cuốn mọi người nghe và chú ý đến điều mình đang nói. Học sinh phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học. Các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp,
ứng xử nhanh nhẹn. Vì vậy, giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh được tương
tác với nhau trong quá trình học tập bằng cách tích cực tổ chức hoạt động theo
nhóm.
4. Khi tổ chức các hoạt động giáo dục giáo viên cần chú ý rèn học sinh các
nền nếp như: sắp xếp sách vở đồ dùng, cách ăn mặc, quan tâm và tạo cơ hội cho
học sinh được trình bày ý kiến.
5. Trong SGK, ngữ liệu được đưa vào giúp HS nắm kỹ nội dung bài học để
đạt mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, nhiều khi có một số ngữ liệu chưa phù hợp với
thời điểm HS tiếp cận, với lứa tuổi và với đặc trưng của tiếng Việt… Vì vậy khi
đưa vào bài dạy, giáo viên nên chọn ngữ liệu có tính phổ biến cao, phù hợp nhận
thức. Đối với ngữ liệu là trích đoạn văn học thì phải cân nhắc khi lựa chọn. Bởi
nhà văn có quyền sáng tạo, có cách dùng ngôn ngữ riêng chứ không tuân thủ theo
nguyên tắc ngữ pháp. Như vậy để HS không có sự nhầm lần, hiểu lầm, hiểu sai
thì mọi ngữ liệu cần có dẫn giải cụ thể trích ở đâu, của ai…
6. Một trong những việc làm tạo nên môi trường học tập thân thiện là giáo
viên luôn sử dụng những lời nhận xét đánh giá mang tính động viên, khuyến
khích giúp học sinh biết chủ động, tự giác, say mê, phát huy tính tích cực và tinh
thần tự học để các em học sinh ham học tập, thích tìm hiểu, khám phá tùy theo
khả năng hiểu biết của bản thân mình, thích nghi được với thực tiễn cuộc sống.
VI. KẾT LUẬN
“Thay đổi ngữ liệu phù hợp” là phương tiện và công cụ rèn luyện tạo sự
hấp dẫn và hiệu quả trong việc học Tiếng Việt, mang lại cho các em học sinh
niềm vui và sự hữu ích trong học môn Tiếng Việt. Việc dạy học hướng tới đánh
giá năng lực, phẩm chất của học sinh sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp
cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
Trong 20 điều cần nhớ của người giáo viên tiểu học, chúng tôi rất tâm đắc với lời
dạy: “Học sinh không phải là chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, mà là những ngọn
nến cần được thắp sáng lên”. Vì vậy, mỗi thầy cô giáo tiểu học hãy khơi gợi để
phát huy phẩm chất năng lực của các em học sinh qua từng hoạt động giáo dục./.

TẬP THỂ GIÁO VIÊN KHỐI LỚP BA


TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG THẾ VINH

UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP

8025342 10

You might also like