You are on page 1of 15

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG PTĐB NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2022 – 2023

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ


MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH
KHIẾM THỊ HỌC HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI
ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN THANH NGÂN
TỔ: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 023


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

MỤC LỤC
MỤC LỤC ……………………………………………………………………… Tr 02
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………... Tr 03
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………………………………… Tr 04
1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………….. Tr 04
2. Phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm ………………………………. Tr 05
3. Tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện của ngành và địa phương … Tr 05
II. NỘI DUNG ………………………………………………………………….. Tr 06
1. Định nghĩa ………………………………………………………………….…. Tr 06
2. Mối quan hệ biện chứng giữa các mối liên hệ ……………………….……….. Tr 07
3. Giới thiệu nội dụng và biện pháp tổ chức thực hiện ………………………….. Tr 08
4. Kết quả, khả năng ứng dụng ………………………………………………….. Tr 08
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ……………………………...…………………. Tr 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...…………………………………………………… Tr 14

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 2


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
HSKT Học sinh khiếm thị
GV Giáo viên
HS Học sinh
PHHS Phụ huynh học sinh
GDHN Giáo dục hoà nhập

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 3


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận của đề tài
Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập (GDHN) dành cho trẻ
khuyết tật nói chung và học sinh khiếm thị (HSKT) nói riêng, từ Bộ GD&ĐT đến Sở GD&ĐT
TP Hồ Chí Minh đã luôn chú trọng, có nhiều đãi ngộ cho giáo viên hỗ trợ GDHN, tạo điều kiện
cho học sinh học hoà nhập. Đối với các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập, Bộ
trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động
của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ngày 28/12/2022 để nêu rõ các nội dung hỗ
trợ GDHN. Đối với đặc thù của trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu đã có truyền thống hỗ trợ
GDHN cho HSKT học hoà nhập gần 30 năm, tổ Giáo dục Hoà nhập đã thực hiện chức năng hỗ
trợ rất tốt và nhận được nhiều sự đánh giá cao từ các trường hoà nhập, tiêu biểu để các trường có
HSKT khắp cả nước học tập kinh nghiệm. Tổ GDHN đã thực hiện các chức năng tương đồng
với Thông tư 20/2022/ TT-BGDĐT như sau:
- Hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập học tập và rèn luyện kỹ năng đặc thù, kỹ năng
sống phù hợp với khả năng và nhu cầu;
- Tư vấn, hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật;
- Tham gia huy động học sinh khuyết tật đến trường;
- Hỗ trợ, tư vấn cho cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng về kiến thức, kỹ năng chăm
sóc, giáo dục học sinh khuyết tật.
Số lượng học sinh khiếm thị học hoà nhập của trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu mỗi
năm tăng về số lượng, mở rộng hơn địa điểm trường cần được hỗ trợ GDHN từ trường Nguyễn
Đình Chiểu chính vì vậy, đề tài hướng đến việc phát triển chất lượng giáo dục hoà nhập.
- Đối tượng đề tài: Học sinh khiếm thị hoà nhập cấp 2, 3
1.1 Bối cảnh thực tiễn
Thực tiễn số lượng HSKT học hoà nhập ngày càng tăng và mở rộng điểm trường hoà
nhập hơn, nhiều giáo viên chưa từng được hướng dẫn các đặc điểm đặc thù HSKT gặp nhiều
trở ngại trong việc đánh giá và hỗ trợ kịp thời cho việc học của học sinh, từ đó ảnh hưởng đến
kết quả chung của điểm trường.

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 4


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

1.2 Thuận lợi liên quan đến đề tài


Nhà trường hoà nhập có công tác với GVCN lớp yêu cầu hỗ trợ HSKT. Do đặc điểm tình
hình dạng tật - đơn tật, không có khó khăn quá nhiều về giao tiếp nên việc kết bạn của các em
HSKT với HS tại điểm trường là điều khả thi.
Việc hỗ trợ HSKT trong quá trình học tập đơn giản, không quá nhiều kỹ thuật, các em
HS tại điểm trường có thể tiếp cận và hỗ trợ được.
1.3 Một số khó khăn
Đối với chính HSKT: việc theo dõi bài còn chậm, cần nhiều sự hỗ trợ về công cụ, hỗ trợ
từ PHHS, chưa tự chủ động và khó khăn khi tìm kiếm các tài liệu tự học. Một số hiện tượng
nhút nhát, không chủ động, chưa biết cách để tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô.
Đối với GV tại điểm trường hoà nhập: do dạy theo phân phối chương trình và số đông
của HS nên ít thời gian dành cho HSKT, dẫn đến việc đánh giá chưa đúng, kết quả HSKT dễ
gây tác động đến các bạn HS trong lớp.
Đối với Học sinh tại lớp có HSKT: do đặc điểm tâm lý, các em dễ cảm thấy bất công nếu
như kết quả học không được đánh giá công bằng, đây chính là xuất phát điểm ảnh hưởng đến
công tác GDHN.
Chính vì vậy, cơ sở của đề tài gợi ý ra đẩy mạnh chất lượng GDHN thông qua tác động
vào các mối liên kết xã hội đã nêu trên: học sinh khiếm thị, học sinh tại điểm trường, giáo
viên, nhà trường và cộng đồng. (Với phạm vi đề tài, không đề cập phân tích đến vai trò
của Phụ huynh)

2. Phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm


2.1. Thử nghiệm thực tế: thực hiện 2 chương trình đến điểm trường hoà nhập hỗ trợ xây
dựng vòng tình bạn, lắng nghe ý kiến của giáo viên và xây dựng cộng đồng HSKT.
2.2. Phương pháp thống kê: từ khảo sát tất cả giáo viên và học sinh tại điểm trường hoà
nhập bằng khảo sát ẩn danh bằng form Google.

3. Tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện của ngành và địa phương

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 5


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

- Sử dụng tác động của truyền thông, nhà trường, cộng đồng: Tổ chức thực tiễn các hoạt
động năm học với sự hỗ trợ của Hội đồng Đội quận 10.
- Cung cấp đúng sự hỗ trợ dựa trên chính nhu cầu của các trường hoà nhập, không chủ
quan duy ý chí.
II. NỘI DUNG
1. Định nghĩa:
Giáo dục hoà nhập được chỉ ra là một quá trình rèn luyện sự “hoà nhập” của những người
có mang trong mình nhiều điểm khác biệt (khiếm khuyết so với người bình thường), và các biện
pháp hỗ trợ hoà nhập nhằm mục đích xoá đi các thành kiến hoặc bài trừ những người khác với
sống đông. Như một văn hoá, giáo dục trước đây là giảng giải, sự chú trọng cần được hướng đến
đó là các hoạt động giảng dạy thiết thực, lấy học sinh làm trung tâm (“the practice of including
people across differences, …. inclusivity implies an intentional practice of recognizing and
working to mitigate biases that lead to marginalization or exclusion of some people. As the
culture of lecturing slowly gives way to an expansion of active learning, contemporary
pedagogical methods are becoming more student focused.”; CBE—Life Sciences Education;
18:fe2, 1–5, Summer 2019)
Chính vì vậy, việc xây dựng tự nhận thức (Self - Awareness) và phát triển sự đồng cảm
(Develop Empathy) cùng với việc giới hạn sĩ số lớp học (Classroom climate) chính là 3 thành tố
cần được cân nhắc trong việc hoà nhập. Với HSKT của trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu khi
tham gia học hoà nhập, sĩ số lớp học của các em được điểm trường hoà nhập hỗ trợ rất tốt,
không quá 3 em khiếm thị trong lớp học, đảm bảo có bạn hỗ trợ cho HSKT.
Một số nhóm giải pháp hỗ trợ giáo dục hoà nhập đã được thực nghiệm Tạp chí Giáo dục,
Số 467 (Kì 1 - 12/2019) Tr.14 đã được tác giả nêu ra như: xây dựng vòng tay bạn bè và hỗ trợ
tiết cá nhân, hỗ trợ phụ huynh. Sau quá trình thử nghiệm từ việc tập huấn Giáo viên, lựa chọn
học sinh có khiếm khuyết cùng với các công tác chuyên môn riêng biệt khác, kết quả thu được
là sự tiếp cận xoá bỏ ranh giới khác biệt giữa học sinh khuyết tật và học sinh trong lớp.

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 6


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

2. Mối quan hệ biện chứng của các mối liên hệ


Vận dụng các cơ sở đã nêu và mục đích của GDHN, tôi đã tiến hành các bước phát triển
tự nhận thức bản thể HSKT - tạo lập môi trường HSKT - tác động vào mối quan hệ bạn bè,
giáo viên điểm trường hoà nhập - truyền thông xã hội. Khi chính HSKT cảm thấy mình là ai,
khó khăn hạn chế và điểm mạnh là gì, từ đó phát huy, có cộng đồng HSKT hỗ trợ, song hành,
các em sẽ tự tin chủ động hơn khi giao tiếp. Mặt khác, với HS tại điểm trường hoà nhập, khi các
em cảm nhận được HSKT không khó gần, có nhiều điều thú vị, cùng với sự giáo dục về sự công
bằng khi đánh giá từ GV, các em sẽ muốn được giúp đỡ HSKT nhiều hơn. Nhằm củng cố xây
dựng vòng tình bạn này, những công nhận đến từ các Đoàn thể, GV, nhà trường tác động không
hề nhỏ đến việc xây dựng tình bạn ở các em. Lớp học gắn kết, GV được hỗ trợ kịp thời đúng
lúc, đây chính là nền tảng của việc Hoà nhập như định nghĩa đã nêu trên.

SƠ ĐỒ LIÊN KẾT CỦA CỘNG ĐỒNG HSKT - HS, GV ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP ĐẾN
HSKT ĐANG HỌC HOÀ NHẬP

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 7


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

3. Giới thiệu nội dụng và biện pháp tổ chức đã thực hiện


Về xây dựng Tự nhận thức cho HSKT, tôi đã thực nghiệm xây dựng cộng đồng HSKT
thông qua dự án E2 của Bộ GD&ĐT cùng Microsoft đã phát động vào tháng 12 năm 2022.
Cộng đồng là nơi để các em hiểu rõ bản thân mình là ai, có những điểm khó khăn nào, điểm
mạnh mình có thể từ đó phát triển các năng khiếu (thông qua các buổi workshop chia sẻ kinh
nghiệm từ thế hệ HSKT đã đi trước, có kinh nghiệm trong môi trường hoà nhập; cung cấp kịp
thời các lớp học phát triển năng khiếu, các hoạt động thúc đẩy khả năng tự học, khơi dậy và
luyện tập khả năng của học sinh). Hơn hết, cộng đồng là nơi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm thực
tế giữa HSKT với nhau, đi từ thực tiễn cá nhân các em, không áp đặt ý chí chủ quan của người
giáo viên. (Một số kết quả đạt được sẽ được sơ lược ở phần sau)
Về xây dựng vòng tình bạn cho HSKT với học sinh tại điểm trường hoà nhập, tôi đã
kết hợp với Hội đồng đội quận 10, Ban giám hiệu, Chi đoàn Giáo viên điểm trường tặng quà,
lắng nghe ý kiến của các em HS, ghi nhận sự đoàn kết, hỗ trợ bạn. Sự tác động này đã thúc đẩy
sự gắn kết của HS điểm trường hoà nhập và HSKT, các em sẽ tự hào, cảm nhận được sự cống
hiến của bản thân với xã hội ngay tại lớp. Ngoài ra, qua khảo sát từ phía các em HS, trên 80%
đồng tình sẵn sàng giúp đỡ HSKT, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cảm thấy chưa công
bằng trong cách cho điểm của GV.
Về hỗ trợ giáo viên điểm trường hoà nhập, ngoài các công tác vẫn được thực hiện của
tổ, tôi thực hiện khảo sát nhu cầu Giáo viên điểm trường hoà nhập, nhằm tham mưu kịp thời đến
thủ trưởng, tổ trưởng, giáo viên GDHN để đảm bảo tính thiết thực, tránh sự chủ quan duy ý chí,
tổ chức các chương trình tập huấn chưa thực sự cần thiết, tránh lãng phí và đi thẳng vào nhu cầu
của giáo viên tại điểm trường hoà nhập.

4. Kết quả và khả năng ứng dụng


- Những kết quả đạt được thực tiễn, sản phẩm thực tiễn
Với cộng đồng, ngoài sự duy trì các hoạt động, dự án khơi dậy phẩm chất năng lực của
người học TK 21. Các bài viết, bài chia sẻ, các hoạt động chủ điểm, sản phẩm sáng tạo của
HSKT chính là thành tựu và cố gắng hết sức của các em.

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 8


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

Thông qua các số liệu khảo sát nhu cầu của GV tại Điểm trường hoà nhập 01: THCS
Hoàng Văn Thụ Quận 10 (12 HS ở cả 4 khối) - Số lượng khảo sát nhận về: 43 bảng biểu. Thời
gian thực hiện khảo sát: 13/10/ 2022 đến 15/11/ 2022.
Số năm đã dạy qua các lớp có HSKT:

• Dưới 5 năm: 10 GV

• Từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm: 13 GV

• Từ 10 năm trở lên: 20 GV


Cùng với trên 10 năm nhận các em HSKT vào trường, tập thể GV cùng Ban giám hiện
điểm trường hoà nhập hoàn toàn có những đóng góp xác đáng, đánh giá thiết thực nhất cho tình
hình học hoà nhập cho các em HSKT. Dạng tật chính của HS trong lớp học hoà nhập: Theo
điểm trường 1 (43 biểu mẫu): 95,3% là chậm PT - 88,4% là khiếm thị - 44,2% là tự kỷ
Thống kê 1: GV hoà nhập thông qua quá trình giảng dạy được khảo sát quan điểm về sự cân
nhắc trước khi HS có nhu cầu đặc biệt được đi học hoà nhập tại các điểm trường

Kết luận thống kê 1: Thông qua số liệu này cho thấy việc cần trang bị đầy đủ về kỹ
năng học thuật cho HS, HS đã có thể theo kịp tương đối chương trình THCS THPT là điều
rất cần thiết. GV trên lớp do không có thời gian cá nhân hoá HSKT nên chính các em phải thực
sự có khả năng mới có thể học hoà nhập.

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 9


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

Thống kê 2: GV được khảo sát các khó khăn gặp phải khi dạy học hoà nhập

Kết luận thống kê 2: Thông qua số liệu này cho thấy GV hoà nhập (GVHN) cần được hỗ
trợ về chuyển dịch tài liệu nổi - đây là đặc thù trong việc cung cấp tài liệu học cho HSKT
(chiếm 53,5%), GVHN phối hợp GV hỗ trợ Hoà nhập chuyển đổi đề cương, tài liệu học tập, biết
được các kênh hỗ trợ về tài liệu cũng như linh hoạt trong các hình thức ra đề kiểm tra với
HSKT nhằm kịp thời đúng lúc.
Thống kê 3: Từ các khó khăn trên, GVHN được xếp hạng tiêu chí ưu tiên điều cần được hỗ
trợ như sau:

Kết luận thống kê 3: Thông qua sự xếp hạng các khó khăn, GVHN thể hiện việc cần
được hỗ trợ về sự chuyển dịch kịp thời các tài liệu cho HSKT (32,6%) sau đó là sự chia sẻ về
công cụ học tập mà HSKT có thể tiếp cận được (chiếm 25%).

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 10


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

Sau các thống kê được hỏi, 93,1% GVHN trả lời sẵn sàng (luôn luôn sẵn sàng, có tham
gia) với việc dạy lớp học mà trong đó có HSKT.
- Khả năng ứng dụng của đề tài
Những công tác đã nêu trên đều hoàn toàn có khả thi và đúng chức năng với từng bộ
phận như vai trò của GV GDHN, kết hợp với các chương trình của Đoàn thanh niên, Đội thiếu
niên, Giáo viên tâm lý và kinh nghiệm của chính giáo viên là người khiếm thị của nhà trường
PTĐB Nguyễn Đình Chiểu. Với sự hỗ trợ của Thủ trưởng đơn vị, sự quan tâm và mối liên hệ
với Ban giám hiệu các trường khuyết tật có công tác hoà nhập, các điểm trường chính là yếu tố
đảm bảo cho GDHN được thành công.

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


Dựa trên nhu cầu của các trường hoà nhập, xem xét trên kinh nghiệm GDHN các năm
qua của trường, đáp ứng thiết thực, tôi đề xuất các phương hướng phù hợp với tổ chuyên môn và
chức năng của nhà trường như sau:
1. Tiếp tục thực hiện:

• Về việc trước khi cho HSKT ra học hoà nhập: tiếp tục ưu tiên chất lượng hơn là số lượng
HSKT được đi hoà nhập. Ngoài việc đánh giá kiến thức đầu ra ở năm cuối cấp tiểu học, HSKT
và PHHS cần được tư vấn về công tác tâm lý hoà nhập tại nhà trường thông qua các chuyên
đề tâm lý, xử lý tình huống kỹ năng mềm mà các em có thể gặp phải (Ví dụ như làm sao để
mạnh dạn phát biếu, tại sao cần mạnh dạn phát biểu, làm sao để đưa yêu cầu giúp đỡ, các hướng
để giải quyết những khó khăn gặp phải khi đi hoà nhập …).

• Một số lớp phụ đạo, lớp định hướng nghề cũng như cung cấp các môn đặc thù tiệm cận với sự
phát triển của xã hội như sử dụng máy tính, phần mềm, cách lấy tài liệu trên mạng … hiện
cũng đang được nhà trường PTĐB thực hiện.

• Hoạt động của phòng tham vấn tâm lý phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các buổi chia
sẻ về tâm lý từ các chuyên gia dành cho HSHN thường xuyên, duy trì xây dựng cộng đồng
HSKT tạo hòm thư ẩn danh giải đáp các tình huống khó nói.

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 11


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

• Tiếp tục phát huy là trường điểm nguồn, hướng dẫn công tác GDHN cho HSKT ở các trường
tỉnh lân cận, hỗ trợ kịp thời các vấn đề liên quan đến HSKT.

2. Thực hiện đổi mới

• Một số đánh giá về thái độ, tâm lý trong môi trường hoà nhập cũng cần được thực hiện
nhằm sàng lọc các vấn đề ở HSKT (Thang sàng lọc đã được chuẩn hoá hiện nay là Thanh
ICPISS cảm xúc xã hội - Thang đo được xây dựng trên tiêu chuẩn DSM 5 và tham khảo các trắc
nghiệm hiện hành khác phù hợp với văn hoá xã hội Việt Nam nhằm sàng lọc, nhận biết các dấu
hiệu nguy cơ của các vấn đề tâm lý ở trẻ em, đề xuất phương hướng phòng ngừa hoặc gửi đến
nhà trị liệu)

• Thực hiện công tác hướng dẫn các trường hoà nhập vào đầu năm hoặc cuối năm học về Giới
thiệu tổng quan bức tranh HSKT và các cách thức học tập, giao tiếp của các em; Hỗ trợ cách
cách đánh giá thuận tiện … . Những chuyên đề dài hạn như: Giới thiệu các công cụ học tập đặc
thù cũng như các cách, kênh hỗ trợ từ nhà trường PTĐB. Từ đó, GV tại trường HN có thể linh
hoạt chủ động hơn trong việc ra các hình thức kiểm tra, đánh giá, cung cấp tài liệu học tập
cho HSKT.

• Khảo sát nhu cầu của HSKT để mở các lớp phù hợp, tránh lãng phí sức người, sức của và tăng
tính hữu dụng, hiệu quả.

• Kết hợp chặt chẽ GV phụ trách HN - Đoàn Thanh niên - Đội Thiếu niên - Quận Đoàn … nhằm
thực hiện tính lan toả sự hỗ trợ HSKT, nhằm củng cố hành vi tích cực của HS.

• Tìm hiểu và tiếp cận các chương trình giáo dục, cuộc thi phù hợp với khả năng của HSKT
hoà nhập, tạo điều kiện cho GV - HS tham gia, đẩy mạnh tính cộng đồng và khơi dậy phẩm
chất năng lực của người học thế kỷ 21. Ngoài ra đây còn là nguồn lực xã hội đem đến nguồn lực
về công cụ học đa dạng với thời đại hiện nay.
Thông qua các thực nghiệm thực tiễn, số liệu thống kê của điểm trường 01 tại Quận 10
với số lượng khá lớn HSKT, đây là những đóng góp quan trọng để nhà trường PTĐB

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 12


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

Nguyễn Đình Chiểu đề xuất các chiến lược hỗ trợ với điểm trường nhằm phát triển sự gắn kết,
đạt được chất lượng trong việc hoà nhập cho HSKT.
Người viết
TRẦN THANH NGÂN

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 13


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thu Giang, Nguyễn Văn Hưng, Lê Thanh Hà. (2019). Một số nhóm giải pháp quản lí
hành vi của học sinh khuyết tật trí tuệ học hoà nhập và kết quả thực nghiệm (Tr 13 – 19). Tạp
chí giáo dục số 467 Kì 1 - 12/ 2019.
2. Bryan Dewsbury and Cynthia J. Brame. (June 1, 2019). Inclusive Teaching. CBE Life Sci
Education.

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 14


MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỌC SINH KHIẾM THỊ HOÀ NHẬP
VỚI GIÁO VIÊN, HỌC SINH TẠI ĐIỂM TRƯỜNG HOÀ NHẬP

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ĐƠN VỊ

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRÊN

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu GV: Trần Thanh Ngân 15

You might also like