You are on page 1of 12

PHÒNG GD&ĐTTP LÀO CAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH ĐỒNG TUYỂN 2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Kính gửi : Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh


Chúng tôi ghi tên dưới đây:
Tỉ lệ %
Trình
Ngàytháng Nơi công đóng
Chức vụ độ Kí tên
TT Họ và tên năm sinh tác góp tạo ra
CM
sáng kiến
Trường
Hoàng Thị TH Hiệu
1 25/11/1974 ĐHSP 50%
Hương Giang Đồng trưởng
Tuyển 2
Trường
Chu Thị TH Phó hiệu
2 19/04/1981 ĐHSP 50%
Hồng Diệp Đồng trưởng
Tuyển 2
Đề nghị công nhận sáng kiến: Một số giải pháp kiểm soát chất lượng giáo
dục học sinh ở trường Tiểu học Đồng Tuyển 2, Thành phố Lào Cai.

MÔ TẢ GIẢI PHÁP

A. Tóm tắt nội dung sáng kiến


Trong nhà trường, kiểm soát chất lượng giáo dục tốt sẽ giúp nhà quản lý
nắm được chất lượng thực của cơ sở giáo dục, tránh được chất lượng “ảo”, thành
tích “giả”; Tạo niềm tin cho các cấp quản lý giáo dục, xã hội và cha mẹ học sinh
đối với nhà trường, mặt khác giúp nhà quản lý phát hiện kịp thời những bước đi
“chệch hướng”, kịp thời điều chỉnh những sai sót và chỉ dẫn cho hoạt động của
nhà trường đi đúng hướng, để từ đó, chất lượng giáo dục được đảm bảo và không
ngừng được cải tiến, nâng cao.
Từ nhận thức và ý thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác kiểm
soát chất lượng giáo dục, trong những năm qua trường tiểu học Đồng Tuyển 2
bằng việc triển khai công tác kiểm soát chất lượng giáo dục một cách khách
quan, trung thực cho nên chất lượng giáo dục của nhà trường đã có sự chuyển
biến theo hướng bền vững, chất lượng học sinh đại trà ổn định chất lượng mũi
nhọn được nâng lên song trước yêu cầu đổi mới về cách đánh giá học sinh tiểu
học theo Thông tư 30/2014-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 Quy định đánh giá học
sinh tiểu học của Bộ GD&ĐT thực hiện từ 15/10/2014 thì các biện pháp kiểm
soát chất lượng giáo dục học sinh của nhà trường trong những năm qua lại bộc
lộ những hạn chế sau:
Thứ nhất: Một bộ phận giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng nhận
thức chưa đầy đủ về việc kiểm soát chất lượng khi thực hiện đánh giá học sinh
theo Thông tư 30/2014-BGD&ĐT dẫn đến không thực hiện tốt vai trò trách
nhiệm của mình như yêu cầu của Thông tư.
Thứ hai: Việc kiểm soát chất lượng trong nhà trường mới chỉ dừng lại
đánh BGH, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, chưa có sự tham gia
đánh giá của các em học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Thứ ba: Kiểm soát chất lượng đôi khi chưa mang tính toàn diện và chưa
đồng đều giữa các môn học, chưa kiểm soát được một cách triệt để vì việc kiểm
soát chất lượng chủ yếu diễn ra trên lớp, ít kiểm soát chất lượng thông qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
Thứ tư: Nội dung và hình thức kiểm soát đánh giá còn đơn điệu, thiếu
tính thực tiễn và sáng tạo. Thực tế ở những năm học trước cho thấy nội dung và
hình thức kiểm soát đánh giá học sinh chủ yếu là làm bài kiểm tra trên giấy,
kiểm tra miệng, chú trọng đến kiểm soát kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng
môn học, chưa chú ý nhiều kiểm soát đến đánh giá năng lực, phẩm chất của học
sinh.
Thứ năm:  Nhà trường chưa quan tâm đến việc sử dụng các công cụ hỗ
trợ và thiết bị hiện đại trong quá trình kiểm soát chất lượng.
Chính vì vậy, để kiểm soát tốt được chất lượng giáo dục trước yêu cầu đổi
mới về cách dạy, cách học, cách đánh giá học sinh của giáo viên, học sinh và sự
tham gia vào cuộc của cha mẹ học sinh, cộng đồng theo đúng tinh thần Thông tư
30/2014-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 Quy định đánh giá học sinh tiểu học của Bộ
GD&ĐT thực hiện từ 15/10/2014, chúng tôi đã đưa ra 05 giải pháp quyết định
đến hiệu quả của việc kiểm soát chất lượng giáo dục học sinh của Trường Tiểu
học Đồng Tuyển 2 trong năm học 2014-2015. Cụ thể:
Biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, cha mẹ học
sinh và cộng đồng.
Để nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên,
cha mẹ học sinh và cộng đồng trong việc kiểm soát chất lượng khi thực hiện
việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014-BGD&ĐT, chúng tôi đã tiến hành
các giải pháp sau:
* Đối với đội ngũ giáo viên
Tổ chức tập huấn, truyền thông, giải thích, hướng dẫn và hỗ trợ giáo viên
hiểu đúng, thực hiện tốt việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014-
BGD&ĐT; Hướng dẫn chi tiết cụ thể và thực hành trên từng đối tượng học sinh
về nội dung đánh giá và cách đánh giá, đặc biệt lưu ý đến việc đưa ra nhận xét
từng học sinh trong mỗi bài học, tiết học; Kịp thời tuyên dương khen thương và
khích lệ những giáo viên có sáng kiến hay để nhân rộng ra toàn trường
Trong các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng giáo dục thường xuyên
dành 20-30 phút để giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nhắc nhở và cảnh báo các
hiện tượng đã xảy ra ở nơi khác để giáo viên rút kinh nghiệm và biết phòng
tránh; triển khai và quán triệt đầy đủ, cụ thể các chỉ thị, văn bản quy định của
ngành như Chỉ thị số 5105/CT-BGD&ĐT V/v chấn chỉnh tình trạng dạy thêm,
học thêm đối với giáo dục tiểu học; Công văn số 39/BGD&ĐT-GDTH V/v tổng
hợp đánh giá khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014-BGD&ĐT;
Công văn 1594/SGD&ĐT-GDTH V/v thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo
Thông tư 30/2014-BGD&ĐT; Công văn số 1590/SGD&ĐT-GDTH V/v hướng
dẫn kiểm soát các hoạt động chuyên môn GDTH; Công văn số 484/PGD&ĐT
V/v hướng dẫn hồ sơ, sổ sách theo Thông tư 30/2014-BGD&ĐT,…đến 100%
đội ngũ giáo viên.
Giao quyền tự chịu trách nhiệm về chất lượng cho giáo viên để giáo viên
chủ động trong việc đánh giá học sinh, tôn trọng kết quả đánh giá học sinh của
giáo viên thì họ mới có động cơ, thái độ cầu tiến bộ, có quyết tâm cao trong việc
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác chủ nhiệm, đổi mới cách kiểm
tra đánh giá học sinh. Đề cao vai trò chủ động sáng tạo, linh hoạt, dám nghĩ,
dám làm, tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân CB,GV,NV để họ thấy rằng phải
xây dựng được uy tín trước học sinh, cha mẹ học sinh, nhân dân và đồng nghiệp.
Mỗi cá nhân trong hội đồng giáo dục nhà trường đều được xây dựng, thảo
luận, thống nhất kế hoạch hoạt động của nhà trường, nội quy, quy chế chuyên
môn ngay từ Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học. Tổ chức ký cam kết trách
nhiệm của từng cá nhân với nhà trường trong việc nâng cao nhận thức về vị trí,
vai trò, trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, tích cực học tập nâng cao trình
độ và năng lực của mỗi cá nhân.
* Đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng
Tổ chức tuyên truyền 3 lần/năm học, tổ chức chuyên đề tư vấn đối thoại 2
lần/năm học giữa ban giám hiệu, giáo viên với cha mẹ học sinh về các vấn đề
liên quan đến Quy định về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014-
BGD&ĐT và giải đáp những thắc mắc của cha mẹ học sinh về những vấn đề
còn băn khăn để cha mẹ học sinh hiểu và có nhận thức đúng đắn về cách đánh
giá mới.
Chỉ đạo giáo viên phải thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học
sinh biết cách phối hợp với giáo viên trong việc đánh giá học sinh, cách kiểm
soát việc học của học sinh theo Thông tư 30 và phải cho cha mẹ học sinh nhận
ra sự mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, năng động của học sinh từ đó cha mẹ học sinh
thấy được hiệu quả của việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30.
VD: Giáo viên hướng dẫn cha mẹ học sinh cách kiểm soát việc học của
con em mình bằng cách thay cho việc hỏi con “Hôm nay con được mấy điểm?”
thì hỏi: “ Hôm nay con học được những gì? Con thích nội dung và bài học nào
nhất? Hôm nay học có vui không? Có trao đổi, chia sẻ với bạn được nhiều
không ? Con hãy chia sẻ với bố mẹ một hoạt động mà con thích, hào hứng tham
gia nhất?”
Biện pháp thứ hai: Đa dạng hóa các lực lượng tham gia kiểm soát chất
lượng, đặc biệt đề cao vai trò tự kiểm soát của giáo viên, học sinh và sự
tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Để hạn chế việc đánh giá HS theo chủ quan, áp đặt, tạo sự công bằng,
khách quan trong đánh giá, Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT Quy định về đánh
giá học sinh tiểu học thực hiện đã thể hiện rõ việc đa dạng hóa các lực lượng
tham gia kiểm soát chất lượng, đặc biệt đề cao vai trò tự kiểm soát của giáo viên
và sự tham gia của học sinh và cha mẹ học sinh. Để phát huy tốt vai trò, trách
nhiệm của các lực lượng tham gia kiểm soát chất lượng Ban giám hiệu nhà
trường đã tiến hành chỉ đạo các lực lượng tham giá thực hiện tốt các công việc
như sau:
Ban giám hiệu kiểm soát chất lượng
Để kiểm soát được chất lượng nhà trường, ban giám hiệu đã tăng cường
công tác kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các hoạt động dạy và học
trên lớp và trong các hoạt động ngoại khóa( hoạt động ngoài giờ lên lớp) cụ thể:
- Thường xuyên dự giờ để quan sát, theo dõi, đánh giá hoạt động học của
học sinh, kiểm tra khả năng kiểm soát chất lượng của giáo viên, cách giáo viên
giúp đỡ học sinh trong hoc tập.
- Lập danh sách theo dõi chất lượng học sinh chưa hoàn thành nội dung
từng môn học để có các giải pháp chỉ đạo kèm cặp, phù đạo khắc phục kịp thời,
song song với học sinh chưa hoàn thành là theo dõi những học sinh có sự nổi bật
về mức độ hoàn thành để chỉ đạo giáo viên quan tâm bồi dưỡng để các em tiếp
tục phát huy được khả năng năng lực của bản thân, đây chính là nguồn chất
lượng mũi nhọn của nhà trường.
- Khảo sát theo đối tượng học sinh 1 lần/ tháng; khảo sát theo đơn vị kiến thức
để
xác định học sinh năm chắc kiến thức nào và phần kiến thức nào còn chưa chắc
để hỗ trợ giáo viên bổ sung kiến thức cho học sinh; khảo sát hai lớp song song
để đối chiếu và so sánh kết quả học tập của học sinh và đánh giá hiệu quả giảng
dạy của giáo viên. Ngoài ra có thể tổ chức khảo sát có mục tiêu mời tổ trưởng
chuyên môn hoặc giáo viên dạy lớp khác cùng khảo sát, đánh giá và phân tích
chất lượng. Các lần khảo sát mau hay thưa tùy thuộc vào kết quả khảo sát trước
đó. Mỗi lần khảo sát được ghi chép vào sổ theo dõi chất lượng, là minh chứng
đánh giá sự tiến bộ và năng lực học tập của học sinh.
Cuối năm học, nhà trường tổ chức, nghiệm thu chất lượng giáo dục học
sinh bằng cách phân công giáo viên chủ nhiệm và giáo viên sẽ nhận lớp vào năm
học tiếp theo cùng ra đề kiểm tra định kỳ cuối năm học, cùng coi, chấm bài kiểm
tra dưới sự kiểm tra, giám sát của ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. Ngoài
ra, nhà trường giao trách nhiệm cho Đội Thiếu niên, Công đoàn, Ban đại diện
cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh cùng theo dõi việc tham gia các hoạt động và
phối hợp đánh giá học sinh.
Tổ trưởng tổ chuyên môn tham gia tự kiểm soát chất lượng
Ban giám hiệụ giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho tổ trưởng
chuyên môn trong kiểm soát chất lượng, kiểm soát các hoạt động của tổ mình
ngay từ đầu năm học.
Ban giám hiệu yêu cầu tổ trưởng chuyên môn đăng kí chất lượng giáo dục
của tổ, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng trong việc đánh giá học sinh của lớp
mình, của tổ khối mình phụ trách; cam kết không vi phạm quy chế kiểm tra,
đánh giá học sinh.
Tổ trưởng bám sát nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong việc tự kiểm soát
chất lượng của tổ: 1 lần/ tuần kiểm tra vở viết của học sinh để kiểm tra việc học
của học sinh, việc đánh giá thường xuyên của giáo viên và kiểm tra nề nếp học
tập, ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp của học sinh; khảo sát chất lượng học sinh
các lớp định kì 1 tháng/lần hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện những điểm yếu
của mỗi lớp, mỗi giáo viên, mỗi học sinh để tìm giải pháp khắc phục; tranh thủ
tư vấn của ban giám hiệu về việc ra đề, chọn lọc kiến thức, tần suất kiểm tra đạt
hiệu quả đồng thời nhân rộng điển hình tiên tiến trong tổ.
Ngoài ra tổ trưởng kiểm soát chất lượng học sinh của tổ khối mình thông
qua trao đổi giáo viên dạy chuyên biệt, giáo viên dạy thay, giáo viên làm tổng
phụ trách đội, ban đại diện cha mẹ học sinh ở lớp hoặc trực tiếp với một số cha
mẹ học sinh; đối thoại trực tiếp với ban hội đồng tự quản của lớp
Giáo viên tự kiểm soát chất lượng
Theo thông tư 30 thì giáo viên là người chịu trách nhiệm chính trong việc
đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh, chính vì vậy việc tự kiểm soát
chất lượng của giáo viên được xem là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất
lượng giáo dục của mỗi học sinh, của lớp, nhà trường. Để thực hiện được trách
nhiệm đó Ban giám hiệu nhà trường đã định hướng cho giáo viên như sau:
Hàng ngày, trước khi lên lớp giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung từng
bài học; xác định và hiểu rõ mục tiêu của từng bài học, từng hoạt động trong bài
học đó; lựa chọn phương pháp và cách thức tổ chức từng hoạt động phù hợp;
nắm bắt được năng lực học tập của từng học sinh để đưa ra dự báo về những khó
khăn có thể xảy ra trong quá trình dạy học. Trong quá trình lên lớp giáo viên
phải căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh
phải thực hiện trong bài học, giáo viên quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá
trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến
trình dạy học, quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh và có
các biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.
Ví dụ: Khi dạy học sinh làm bài toán “ Cây thông cao 13m, cây bạch đàn
cao 8m. Hỏi cây thông cao hơn cây bạch đàn bao nhiêu mét?( Toán lớp 2)
Khi học sinh làm bài giáo viên phải quan sát, theo dõi, kiểm tra sát sao,
phát hiện học sinh làm bài chưa đúng giáo viên hỗ trợ kịp thời bằng cách cho
học sinh đọc lại và phân tích kỹ đề bài để học sinh có hướng giải đúng, nếu học
sinh nhận thức chậm vẫn còn lúng túng giáo viên cần gợi ý cụ thể hơn( Muốn
biết cây thông cao hơn cây bạch đàn ta phải có lời giải và đáp án ra sao?). Đó là
quá trình học tập của học sinh đã được giáo viên quan tâm kiểm soát.
Hằng tuần, giáo viên phải căn cứ trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng môn
học để rà soát số học sinh chưa hoàn thành và chưa biết cách hoàn thành nhiệm
vụ học tập, cần kịp thời đưa ra các giải pháp để tập trung hỗ trợ, giúp đỡ các em
rứt điểm sau từng tuần học. Ngoài ra, giáo viên thiết kế phiếu bài tập cuối tuần
môn Toán, Tiếng việt, sao cho nội dung kiến thức kĩ năng phiếu bài tập thâu tóm
toàn bộ kiến thức kĩ năng trong tuần học và được thiết kế theo 3 mức độ ( biết,
hiểu, vận dụng) cho học sinh làm hàng tuần, giáo viên thu, nhận xét vào phiếu
và yêu cầu cha mẹ học sinh có ý kiến và ký tên vào phiếu bài tập của con em
mình. Thông qua việc kiểm soát như vậy, ngoài việc kiểm tra kiến thức kĩ năng
môn học, giáo viên còn kiểm tra được năng lực tự học tự giải quyết vấn đề của
học sinh, phẩm chất chăm học, chăm làm và kiểm tra việc cha mẹ học sinh có
phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và đánh giá học sinh hay không.
Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục
về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác.
Khi ghi nhận xét hàng tháng, giáo viên phải dự kiến được các biện pháp hỗ trợ
học sinh về nội dung kiến thức kĩ năng các môn học chưa hoàn thành và các
hoạt động giáo dục khác. Lời nhận xét phải thể hiện sự quan tâm khích lệ, tăng
cường các biện pháp hỗ trợ giúp học sinh tự tin vươn lên trong học tập.
Kiểm soát định kỳ( cuối học kỳ 1, cuối năm học), giáo viên chủ nhiệm và
giáo viên được Ban giám hiệu dự kiến phân nhận lớp trong năm học tiếp theo
cùng ra đề kiểm tra đối với các môn học có bài kiểm tra định kỳ theo 3 mức
độ( biết, hiểu, vận dụng), đề kiểm tra được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, kiểm
soát chất lượng, ban giám hiệu duyệt, điều chỉnh và hướng dẫn chấm cụ thể. Tổ
chức coi chấm nghiêm túc, chấm bài kiểm tra định kỳ giáo viên phải sửa lỗi,
nhận xét ưu điểm và góp ý những hạn chế và đưa ra các biện pháp giúp học sinh
khắc phục.
Học sinh tham gia tự kiểm soát chất lượng
HS trong lớp hàng ngày cùng theo dõi ý thức và kết quả học tập của bạn, tự
đánh
đánh giá bản thân và tham gia đánh giá, nhận xét cho bạn trong các lần bạn trả
lời câu hỏi, làm bài tập; các em tự ghi phần bản thân đã học tốt phần nào, tham
gia tích cực vào các hoạt động học tập nào? hoặc giúp đỡ bạn học còn hạn chế
như thế nào? Điều này có tác dụng động viên, khuyến khích mỗi học sinh và
cũng có tác dụng nhắc nhở với những học sinh chưa cố gắng, hình thành cho các
em thái độ và ý thức cố gắng thường xuyên trong học tập và tu dưỡng đạo đức,
giúp giáo viên bao quát được sát hơn từng học sinh trong lớp, có các biện pháp
kịp thời.
Cuối mỗi tiết học học sinh được chia sẻ cảm nghĩ của mình về sự hiểu
biết về kiến thức và vận dụng bài học vào thực tế
Cuối tuần, cuối tháng, cuối kỳ học, năm học cho học sinh bình bầu những
bạn xuất sắc nhất trong các hoạt động học tập, rèn kỹ năng sống, giúp đỡ bạn;
chấp hành tốt các nội quy quy định của trường, lớp….; còn những bạn còn hạn
chế về một mặt nào đó sẽ được các bạn trong hội đồng tự quản cử bạn hỗ trợ
giúp đỡ và có sự kiểm tra giám sát của cô giáo.
Cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội tham gia kiểm soát
Cha mẹ học sinh được tham gia vào tất cả các hoạt động của nhà trường
từ khâu xây dựng kế hoạch cho đến việc kiểm tra giám sát, thực hiện.
Thường xuyên trao đổi, giữ mối liên hệ với nhà trường, giáo viên để nắm
bắt tình hình học tập của con em mình: Như trao đổi trực tiếp hoặc qua điện
thoại hay qua hộp thư góp ý; thông qua lời nhận xét trong bài kiểm tra…
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cha mẹ học sinh cách hỏi con ở nhà khi
con đi học về ( Hỏi con học được gì? Biết làm gì?…); hướng dẫn con em mình
cách ghi chép vở và giữ gìn vở viết; cho con mình tham gia một số hoạt động
lao động trong giao đình như quét nhà, rửa bát, nhặt rau, gấp chăn, sắp sách
vở…
Cha mẹ học sinh được tham gia tiết học trên lớp cùng học sinh và các hoạt
động trải nghiệm của nhà trường.
Đây chính là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
bởi
việc tham gia đánh giá chất lượng học tập và giáo dục của con em mình, cha mẹ
học sinh đã góp một phần giúp giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà trường nắm
được ý thức rèn luyện và học tập của các em ở nhà
Như vậy đa dạng hóa các lực lượng tham gia vào việc kiểm soát chất
lượng sẽ tránh được đánh giá chủ quan, chưa khách quan của giáo viên chủ
nhiệm, giúp kiếm soát chính xác chất lượng giáo dục, giúp giáo viên nhận lớp
trong năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết về quá trình và kết quả học tập,
mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh để có kế
hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.
Biện pháp thứ ba: Kiểm soát chất lượng qua giờ dạy trên lớp và hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
* Kiểm soát chất lượng qua giờ dạy trên lớp
Dự giờ có lựa chọn: Ban giám hiệu thường xuyên đi dự giờ thăm lớp, chú
trọng dự giờ đột xuất để kiểm soát giáo viên chuẩn bị bài như thế nào?(mục tiêu,
chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương tiện, hoạt động dạy của thầy) và
nắm bắt được lớp hoạt động ra sao? (chú ý sự tương tác của GV với HS), hoạt
động học của trò (chú trọng đến hoạt động chủ động tích cực của học sinh trong
việc tiếp thu kiến thức mới, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành)
Dự giờ theo đề tài: BGH dự giờ một hoạt động hoặc tất cả các hoạt động
của giờ học để xác định mặt mạnh, mặt yếu, việc áp dụng các phương pháp dạy
học như thế nào? Học sinh nắm bắt kiến thức từ việc áp dụng phương pháp này
ra sao? Từ đó đưa ra những lời nhận xét trao đổi với giáo viên nhằm nêu kinh
nghiệm giáo dục thực tế.
Dự giờ song song: Ban giám hiệu dự giờ hai lớp song song, cùng một bài
học để so sánh đối chiếu hiệu quả giảng dạy và hiệu quả giáo dục của mỗi giáo
viên, xem xét sự sáng tạo khi áp dụng phương pháp dạy học ở mỗi giáo viên, kĩ
năng chia sẻ của học sinh.
Dự giờ có mục tiêu: Ban giám hiệu hoài nghi hoặc muốn nghiên cứu sâu
về chất lượng giáo dục của một lớp nào đó có thể mời tổ trưởng chuyên cùng dự
hoặc dự riêng biệt thực hiện. Cuối tiết học Ban giám hiệu ra một số bài kiểm tra
ngắn để kiểm tra bài giảng đó các em lĩnh hội kiến thức ở mức nào, cũng có thể
ra bài kiểm tra ngắn ở một số lớp hoặc lớp song song hoặc tất cả các lớp ở một
số môn nhất định. Các bài đó được Ban giám hiệu chấm nghiên cứu, kịp thời
phát hiện những đơn vị kiến thức nào của HS còn “hổng” còn chưa nắm chắc để
đưa ra các biện pháp lấp chỗ “ hổng” kịp thời nhằm giúp học sinh học đến đâu
chắc đến đó, tạo cho giáo viên thói quen củng cố, kiểm tra tri thức của học sinh
hàng ngày, tránh tình trạng “phó mặc”, “thả nổi” hoặc chỉ khi nào kiểm tra
định kỳ mới tập trung ôn tập, rèn rũa học sinh , tránh tình trạng chỉ quan tâm đến
đầu ra mà không quan tâm đến cả quá trình. Từ đó tư vấn các biện pháp tốt hơn
trong việc nâng cao chất lượng đồng thời giúp cho quản lí xác định tính hệ thống
trong việc học tập của học sinh và mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh .
Ngoài ra việc xem xét các tài liệu liên quan như dựa vào giáo án, hồ sơ
chủ nhiệm, kế hoạch trong mối liên hệ với giờ dạy đã dự hoặc không dự, giúp
tìm hiểu sâu hơn hoạt động sáng tạo của giáo viên. Biện pháp này có có tác dụng
to lớn phát huy tính tích cực lao động của mỗi người đồng thời điều chỉnh hoạt
động của cá nhân, xác lập kỷ cương, trách nhiệm của giáo viên trong nhà
trường.
* Kiểm soát chất lượng qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh phát triển năng lực và
phẩm chất, tạo sự tự tin và hào hứng học tập. Chính vì thế ban giám hiệu chỉ đạo
tổ chức các hoạt động bổ ích trong năm học như chương trình Em yêu làn điệu
dân ca, Ngày hội Dân gian, Hội vui đón Tết, Ngày hội Du xuân, Ngày hội sách,
chương trình Âm vang ký ức Điện Biên, tổ chức các hoạt động thăm quan, dã
ngoại, học tập trải nghiệm thực tế tại Đền Thượng, công viện Hồ Chí Minh, Siêu
thị Đức Huy, Quảng trường tỉnh và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai,… được
các em tham gia nhiệt tình, vui tươi. Mỗi hoạt động đều có kế hoạch cụ thể và
có sự đánh giá hoạt động tham gia của học sinh thông qua tổng phụ trách, giáo
viên chủ nhiệm, học sinh và cha mẹ học sinh, là căn cứ để đánh giá thi đua đối
với lớp, mỗi học sinh tại thời điểm và cả năm học.
Biện pháp thứ tư: Đa dạng hóa nội dung và hình thức kiểm soát chất lượng
(kiểm soát chất lượng qua kiểm tra thường xuyên và các lần định kì).
* Đối với kiểm soát chất lượng thường xuyên
Chỉ đạo giáo viên kiểm soát chất lượng thường xuyên không phải là bằng
hình thức kiểm tra máy móc, áp đặt mà cần linh hoạt, sáng tạo về hình thức, như
hình thức kiểm tra bằng cách tổ chức trò chơi học tập; qua các việc làm của các
em tham gia các hoạt động; Qua trò chuyện với bạn bè, thầy cô và cha mẹ các
em...
* Đối với kiểm soát chất lượng định kỳ, đặc biệt kiểm soát chất lượng cuối
năm học.
Thứ nhất, khâu ra đề: phải đảm bảo nội dung kiến thức - kĩ năng cơ bản
và hướng dẫn giảm tải; Đảm bảo các mức độ: biết, thông hiểu, vận dụng sáng
tạo, phân loại được học sinh; theo định hướng nắm chắc bản chất kiến thức, đảm
bảo tuyệt mật; đối với đề kiểm tra đình kì, lượng kiến thức trong đề phải phủ
được nhiều vùng kiến thức, có tính tổng hợp.
Thứ hai, khâu coi học sinh làm bài kiểm tra: Để tạo sự công bằng, khách
quan trong việc coi học sinh làm bài kiểm tra nhà trường bố trí giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên dự kiến nhận lớp năm học tiếp theo cùng coi. Bàn ghế được
kê thành 3 hằng dọc, khoảng cách giữa các bàn cách nhau khoảng 30cm để tránh
việc học sinh trao đổi và nhìn bài nhau. học sinh phải ổn định học sinh ngồi
đúng vị trí, phát đề tới tận tay từng học sinh hoặc chép đề rõ ràng, hướng dẫn
học sinh cách ghi thông tin vào phách.. Trong khi coi, phải quan sát, nhắc nhở
học sinh làm bài không chỉ để ngăn chặn học sinh nhìn bài của nhau mà còn để
phát hiện học sinh đau ốm bất thường, không tập trung làm bài dẫn đến kết quả
bài làm thấp…từ đó tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phù hợp, làm cơ sở
kiểm tra, đánh giá lại (nếu kết quả bất thường) để kết quả phù hợp với khả năng
nhận thức của học sinh. Hình thành thói quen làm bài nghiêm túc.
Thứ ba, khâu chấm bài: nhà trường thành lập hội đồng chấm thi, tổ chức
chấm tập trung, cách làm này hạn chế tối đa việc đánh giá học sinh theo chủ
quan, sự thiên vị hay bệnh thành tích. Trước khi chấm bài, giáo viên nghiên cứu
kỹ đáp án, sau đó chấm chung 3 bài/lớp (đối với kiểm tra định kì) để thống nhất
cách cho điểm và đảm bảo công bằng giữa các học sinh trong lớp, trong khối.
Khi chấm bài, giáo viên phải chấm kỹ và thật tỷ mỉ, ghi lại lỗi sai nhất là môn
Tiếng Việt viết, phê cụ thể lỗi của học sinh. Như vậy thuận lợi cho việc chữa bài
và khắc phục lỗi sai đạt hiệu quả.
Kiểm tra xác suất sau khi chấm của ban giám hiệu là một trong những yêu
cầu đòi hỏi người quản lý phải thực hiện tốt: khoảng 15% - 20% bài chấm của
giáo viên (đối với bài kiểm tra định kì), đặc biệt là những bài chấm cập điểm 5
và điểm 10, những bài của học sinh có điểm số bất thường so với học lực.
Thứ tư: Khâu tổng hợp, vào điểm: Khâu vào điểm, tổng hợp kết quả cũng
được chú ý kiểm soát, tránh việc nhầm lẫn. Trước tiên, các giáo viên chấm vào
điểm và tổng hợp kết quả, sau đó tổ trưởng chuyên môn và cuối cùng là ban
giám hiệu kiểm tra việc vào điểm từ bài kiểm tra đến sổ đánh giá kết quả học
sinh qua hệ thống phần mềm Smas, tránh sai sót không đáng có.
Thứ năm: khâu phân tích kết quả khảo sát, trả bài cho học sinh sau khi
chấm: Sau mỗi lần khảo sát, nhà trường yêu cầu giáo viên chấm bài có sự phân
tích, đánh giá những ưu, nhược điểm của bài kiểm tra và hướng khắc phục các
lỗi (chú ý lỗi mà nhiều học sinh mắc nhiều nhất). Sau đó trả bài tới tận tay học
sinh , đổi chéo bài để các em biết lỗi mắc phải, biết kết quả học tập của bản thân
và của bạn mình. Đây cũng là một khâu rất quan trọng giúp các em tự tay sửa lỗi
của mình và sửa lỗi cho bạn thì sẽ rất nhớ lâu, lần sau sẽ không mắc phải lỗi đó
nữa. Đây cũng là mắt xích quan trọng tham gia vào việc kiểm soát chất lượng.
Định kì, giáo viên chủ nhiệm thông tin tới cha mẹ học sinh về chất lượng
của lớp và kết quả học tập của con em mình, trả bài kiểm tra định kì cuối HKI,
cuối học năm học để cha mẹ học sinh tận mắt được xem bài, nắm được năng lực
học tập của con em mình, tránh những thắc mắc, dị nghị.
Biện pháp 5: Sử dụng công cụ hỗ trợ và thiết bị hiện đại trong kiểm soát
chất lượng.
Kết hợp với tổ trưởng chuyên môn giám sát việc sử dụng các công cụ hỗ trợ
như
các góc học tập, các biểu tượng nhóm, thẻ cứu trợ, các phiếu bài tập, hòm thư
Điều em muốn nói, Nhịp cầu bè bạn … sao cho phù hợp, gây được hứng thú học
tập, phát huy được tính tích cực của học sinh.
Tổ chức cho học sinh xây dựng quy tắc ứng xử, nội quy lớp học dán tại
lớp để học sinh thực hiện
Tổ chức chuyên đề về các biện pháp kiếm soát chất lượng như chuyên đề
Thiết kế phiếu bài tập cuối tuần, chuyên đề kiểm soát chất lượng trong việc thực
hiện Thông tư 30/2014-BGD&ĐT,…
Kịp thời nêu gương, nhân rộng những tấm gương điển hình về kiểm soát
chất lượng tốt. chấn chỉnh những cá nhân có biểu hiện thiếu trung thực, chưa
công bằng trong đánh giá xếp loại học sinh.
Chỉ đạo và thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ việc kiểm
soát chất lượng như giáo viên dạy trình chiếu tối thiểu 2 tiết/tuần, giáo án trình
chiếu gửi qua mail ban giám hiệu trước 2 ngày để kiểm soát chất lượng giáo án
điện tử; kết quả học tập của học sinh được giáo viên cập nhật lên phần mềm
smas hàng tháng rất thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm soát chất lượng của ban
giám hiệu. Ngoài ra việc kiểm soát toàn bộ các thông tin về học sinh, công tác
chủ nhiệm và các công tác công tác khác được trao đổi, xử lý, tiếp nhận kịp thời
thông qua mail điện tử.
Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng trên tại trường chúng tôi
nhận thấy năm học 2014 – 2015 chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Đồng
Tuyển 2 có sự chuyển biến mạnh theo hướng bền vững, toàn diện và đồng đều.
Kết quả việc kiểm soát chất lượng có sự chuyển biến rõ dệt và có hiệu quả cụ
thể như sau:
- 100% giáo viên hiểu rõ vai trò quan trọng của công tác kiểm soát chất
lượng. Từ đó giáo viên cũng đã hiểu, nắm rõ các kĩ thuật đánh giá, các hình thức
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức đánh giá, luôn lấy học sinh làm trung
tâm của việc học và đánh giá, để học sinh được thể hiện năng lực tự đánh giá
bản thân, năng lực đánh giá bạn bè dưới sự giám sát, hỗ trợ của giáo viên, cha
mẹ học sinh.
- Kết hợp tốt các hình thức đánh giá và đối tượng đánh giá.
- Đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra, kiểm soát nhà trường đánh
giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội
ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục.
- Thông qua kiểm tra kiểm soát đã góp phần bồi dưỡng cán bộ giáo viên,
hàng tháng thông báo, rút kinh nghiệm trong đơn vị thông qua các cuộc họp hội
đồng nhà trường.
- Hồ sơ được lưu giữ qua các năm, theo dõi chất lượng có hệ thống.
- Số lượng và chất lượng các mặt giáo dục, chất lượng các cuộc thi của
trường thực chất, chuyển biến rõ nét, bền vững. Cụ thể:
* Chất lượng các mặt giáo dục:
Năm học 2013-2014 Năm học 2014 - 2015
Số Chất lượng
lượn Hạn Học lực Số KT- KN Năng Phẩm Ghi
g h lượn lực chất chú
kiểm Giỏ Khá TB Yế g HT CH Đ C Đ C 4H
% i% % % u % T% % Đ % Đ S
% % %
KT
159 100 16,3 39,7 41,8 0 164 10 0 10 0 10 0
4 6 0 0 0

* Chất lượng các cuộc thi cấp thành phố, cấp tỉnh:

Kết quả Kết quả năm


năm học học Gh
Nội dung thi i
2013-2014 2014-2015
chú
HS đạt giải toán qua Internet cấp 1 2
TP

Thi giải Toán bằng Tiếng Anh cấp 2 2


TP

HS đạt giải toán qua Internet cấp 0 2


tỉnh

Tham gia cuộc thi sáng tạo TTN- 1 1


Thi viết Em yêu biển đảo Việt 0 1


Nam cấp tỉnh

GV dạy giỏi cấp tỉnh 2 2

Gv dạy giỏi cấp TP 3 4

B. Tính mới của sáng kiến


Các giải pháp được áp dụng đáp ứng được các yêu cầu đổi mới về cách
dạy, cách học, cách đánh giá học sinh của giáo viên, học sinh và sự tham gia vào
cuộc của cha mẹ học sinh, cộng đồng theo đúng tinh thần Thông tư 30/2014-
BGD&ĐT ngày 28/8/2014 Quy định đánh giá học sinh tiểu học của Bộ
GD&ĐT thực hiện từ 15/10/2014. Đây là điểm mới và có sự khác biệt căn bản
so với việc kiểm soát chất lượng trước đây.
Toàn bộ các giải pháp áp dụng mang tính hệ thống chỉ đạo kiểm soát từ
cách quản lí chỉ đạo của nhà trường, từ tổ chuyên môn, giáo viên, đến học sinh;
cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Triển khai một cách đồng bộ, tổng thể nhiều vấn đề có liên quan tác động
qua lại, hỗ trợ cho nhau trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ.
Đề cao vai trò chủ động sáng tạo, linh hoạt, dám nghĩ, dám làm, tự chịu
trách nhiệm của mỗi cá nhân CB,GV,NV, đặc biệt là giáo viên trong kiểm soát
chất lượng giáo dục học sinh.
C. Khả năng áp dụng:
Chúng tôi nhận thấy các giải pháp kiểm soát chất lượng giáo dục trong
sáng kiến là hoàn toàn khả thi và có kết quả thực sự. Sáng kiến này có thể đem
nhân rộng trong các trường tiểu học. Vì các giải pháp dễ áp dụng, có thể thực
hiện như việc làm thường niên của nhà trường, không tốn kém kinh phí mà hiệu
quả thu được lại cao, có sức lan tỏa lớn trong nhận thức và hành động của các
lực lượng tham gia kiểm soát chất lượng giáo dục của nhà trường.
D. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng giải pháp
Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng trên tại trường chúng tôi
nhận thấy năm học 2014 – 2015 chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Đồng
Tuyển 2 có sự chuyển biến mạnh theo hướng bền vững, toàn diện và đồng đều,
tạo được sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo, cha mẹ HS cũng như của đồng
nghiệp.
100% giáo viên hiểu rõ vai trò quan trọng của công tác kiểm soát chất
lượng. Từ đó giáo viên cũng đã hiểu, nắm rõ các kĩ thuật đánh giá, các hình thức
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Vận dụng linh hoạt các hình
thức đánh giá, luôn lấy học sinh làm trung tâm của việc học và đánh giá, để học
sinh được thể hiện năng lực tự đánh giá bản thân, năng lực đánh giá bạn bè dưới
sự giám sát của giáo viên.
Thông qua việc kiểm soát chất lượng, nhà trường đánh giá được thực
trạng năng lực của mỗi giáo viên từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng
bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Huy động được sự vào cuộc của các lực lượng tham gia kiểm soát một
cách triệt để. Phát huy tinh thần, trí tuệ của tập thể. Xây dựng được uy tín của đơn
vị với cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục

Chúng tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.

Người nộp đơn

Hoàng Thị Hương Giang

Chu Thị Hồng Diệp

You might also like