You are on page 1of 2

Đặc thù của lao động nghề giáo viên mầm non

- Là loại hình lao động trí óc mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi tính khoa học, nghệ
thuật và sáng tạo. Đối tượng lao động của giáo viên mầm non là trẻ nhỏ còn rất non
nớt, nhạy cảm, chưa tự phục vụ được còn phụ thuộc nhiều vào nhiều người lớn. Giai
đoạn này trẻ em phát triển rất nhanh về: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã
hội. Các mặt phát triển hoà quyện và tương tác với nhau trong quá trình giáo dục và
phát triển.
- Để giúp trẻ em phát triển tốt và hài hoà các mặt thì giáo viên phải có một số năng lực
chuyên biệt trong tổ chức các hoạt động phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non như : khả
năng múa, hát, đánh đàn, vẽ… Đó cũng chính là sự thể hiện tính nghệ thuật trong lao
động sư phạm của giáo viên mầm non. Nhân cách của giáo viên mầm non có ảnh
hưởng nhiều đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Đặc thù lao động có liên quan
đến bản chất nhân cách của người giáo viên mầm non là: “ Mẫu dưỡng” và “ mẫu
giáo”
• Mẫu dưỡng: là chăm sóc trẻ như mẹ chăm sóc con: bế bồng, vuốt ve, cho ăn,
cho uống, tắm rửa, mặt quần áo,..tạo quan hệ ruột thịt âu yếm, yêu thương
• Mẫu giáo: là dạy dỗ, chăm sóc trẻ như mẹ dạy dỗ, chăm sóc con. Dạy trẻ
những thói quen và kỹ năng sống gần gũi.
Lao động của giáo viên mầm non có những đặc thù riêng biệt, mang trách nhiệm của
người thiết kế và tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ,
đặt nền móng vững chắc để hình thành và phát triển nhân cách của con người sau này.
Lao động của GVMN là sự kết hợp của 3 loại nghề: nhà giáo, bác sĩ và nghệ sĩ. Điều
này có thể hiểu rằng giáo viên mầm non cần:
+ có phẩm chất đạo đức, có kiến thức, kĩ năng và phương pháp tổ chức các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với lứa tuổi.
+ có kiến thức tối thiểu về sinh lí học giải phẫu và y học, biết giữ gìn, phòng ngừa và
phát hiện những tình huống bệnh tật,.. nảy sinh ở trẻ, biết giải quyết các tình huống
hợp lí, biết sử dụng những loại thuốc thông thường và sơ cứu cần thiết, biết tổ chức
đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ
+ Không chỉ biết đọc chuyện hay, biết hát, múa, vẽ tranh… các giáo viên mầm non
còn có khả năng sáng tạo ra các hoạt động và các trò chơi thủ công. Bởi vậy mà các cô
thường được so sánh với những “nghệ sĩ đa tài”. những năng lưc này trước hết để kích
thích trẻ yêu thích đến trường, hấp dẫn trẻ đến các hoạt động ở trường, gây hứng thú
và phát triển cảm xúc ở trẻ.Đây chính là nghệ thuật trong giáo dục trẻ mầm non.
- Giáo viên mầm non phải tạo được niềm tin và tình yêu ở trẻ , có như vậy trẻ mới cởi
mở và sẳn lòng chia sẻ mọi chuyện, tạo được sự mạnh dạn tự tin trong quan hệ giao
tiếp với cô , với bạn.
- Hoạt động lao động của GVMN tuy có định hướng có mục đích nhưng đòi hỏi phải
rất linh hoạt, rất nhạy bén, kịp thời, phải có sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những
nhu cầu thay đổi, tốc độ phát triển nhanh của trẻ nói chung và sự riêng biệt của từng
cá nhân .
- Nghệ thuật chủ yếu của giáo viên mầm non thể hiện ở chổ, biết “ hoá thân” vào thế
giới trẻ thơ, quên mình là người lớn và thật sự trở thành người bạn thân thiết của trẻ ,
biết tôn trọng, đồng cảm và sẵn lòng chia sẻ với trẻ có thế trẻ mới hào hứng tích cực
tham gia vào các hoạt động.
- Lao động của GVMN không chỉ khép kín trong trường mầm non mà phải biết kết
hợp chặt chẽ với việc chăm sóc, giáo dục trong gia đình, cộng đồng , hoà nhập với
chương trình phát triển văn hóa- xã hội ở địa phương. GVMN còn là người tuyên
truyền phổ biến những kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh các thành viên
trong cộng đồng, thực hiện tốt cộng tác xã hội hóa giáo dục , xã hội hoá trẻ em. Điều
này được coi là nhân tố, một động lực không thể thiếu trong hoạt động sư phạm của
GVMN nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ , phát huy mọi tiềm năng, của cải vật
chất trong xã hội, trong cộng đồng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ

You might also like