You are on page 1of 18

CHƯƠNG 1: THỰC HÀNH VỆ SINH

1. Tổ chức một trò chơi học tập nhằm GD thói quen đánh răng cho trẻ mẫu giáo.
Trò chơi học tập “Nhanh tay, nhanh mắt”
- Chuẩn bị: các bước đánh răng (tranh vẽ từng bước)
- Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội sẽ được phát 1 hộp có chứa các tranh vẽ từng
bước đánh răng. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải sắp xếp các tranh vẽ theo đúng các bước.
- Luật chơi: Trẻ sẽ xếp các tranh vẽ trong 1 bản nhạc. Khi hết nhạc đội nào chưa xong hoặc
xếp không đúng các bước là thua cuộc. Đội nào xếp sai thì phải xếp lại.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét, tuyên dương
Hoặc với trò chơi này có thể cho trẻ bước qua chướng ngại vậy để xếp các tranh theo đúng
các bước chải răng… GV có thể nghĩ nhiều cách khác nhau. Các em tham khảo các trò
chơi học tập trên mạng.
2. Xác định nội dung giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua truyện Ba cô gái.
Câu truyện kể về một bà mẹ sinh được ba cô con gái , bà rất yêu thương các con, lần
lượt các cô đi lấy chồng xa bà mẹ ở nhà một mình, một hôm bà bị ốm bà nhờ Sóc
con đưa thư đên cho các con và bảo các con về thăm bà. Vì mải làm việc không về
thăm mẹ nên cô cả và cô 2 đều bị trừng phạt biến thành các con vật. Còn cô 3 khi
nghe tin mẹ ốm đã bỏ hết công việc đang làm để về thăm mẹ ngay. Cô 3 quả là người
con gái hiếu thảo và cô đã được hưởng cuộc sống âm no hạnh phúc.

- Biết đề nghị, nhờ người khác giúp đỡ khi cần thiết


- Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
- Cố gắng thực hiện công việc đến cùng
- Nhận biết các trạng thái cảm xúc của người khác.
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt
- Thay đổi hành vi và cảm xúc phù hợp hoàn cảnh.
- Biết nói lời phê bình đúng lúc
- Nhớ ơn cha mẹ, sẵn sàng về thăm và giúp đỡ khi cha mẹ ốm đau

3. Chọn một truyện kể có nội dung giáo dục trẻ 4-5 tuổi, 5-6 tuổi thói quen vệ
sinh thân thể. Xây dựng hệ thống câu hỏi giáo dục thói quen vệ sinh thân thể
khi dạy trẻ câu truyện đó

Lợn con sạch lắm rồi

Trong một khu rừng nhỏ có rất nhiều bạn nhỏ sinh sống: Gấu con, Thỏ con,
Dê con, Khỉ con, Cún con và cả Lợn con nữa. Tất cả các bạn đều rất sạch sẽ, thơm
tho nhưng riêng bạn Lợn con vừa lười vừa bẩn. Ngày nào cũng vậy, Lợn con cứ ăn
xong là lại ngủ khù khì, chẳng chịu tắm rửa gì cả. Vào một buổi sáng đẹp trời, các
bạn nhỏ cùng nhau chơi đùa vui vẻ, Lợn Con đang ngủ thì nghe thấy tiếng cười bên
ngoài, bạn ý bật dậy và vội chạy ào đến chỗ các bạn nhỏ để cùng chơi. Các bạn thấy
Lợn con vừa bẩn vừa hôi liền chạy ào ra chỗ khác. Lợn con rất buồn và không hiểu
tại sao các bạn lại không chơi với mình. Thấy vậy, chim Sơn ca bay xuống khuyên
lợn con hãy tắm rửa sạch sẽ vì Lợn con bẩn quá các bạn không muốn đến gần. Tối
hôm đấy, trăng sáng và đẹp, các bạn nhỏ lại tụ tập vui chơi, Lợn con xuất hiện với
quần áo gọn gàng, sạch sẽ, Gấu con và Thỏ con chạy đến rủ Lợn con cùng chơi. Từ
hôm đó, ngày nào Lợn con cũng tắm rửa sạch sẽ và thơm tho, Lợn con còn tập thể
dục vào mỗi sáng nữa đấy.

+ Trong câu chuyện Lợn con sạch lắm rồi có những bạn nào?
+ Tại sao các bạn lại bỏ đi hết khi nhìn thấy Lợn con?
+ Tại sao bạn Lợn con lại bẩn và hôi thế nhỉ?
+ Ai đã nói cho bạn Lợn con biết điều đó?
+ Bạn chim nói như thế nào?
+ Sau đó Lợn con đã làm gì?
+ Khi nhìn thấy Lợn con sạch sẽ các bạn đã làm gì?
+ Buổi sáng Lợn con còn dậy sớm để làm gì nữa?
+ Để cơ thể luôn sạch sẽ và khoẻ mạnh, chúng mình cần phải làm gì nhỉ?

4. Xác định nội dung và xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm giáo dục thói quen vệ
sinh, chăm sóc tốt cho trẻ mẫu giáo qua bài hát “Vui đến trường”
Nội dung giáo dục:
- Giúp trẻ thêm yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè
- Giáo dục trẻ thói quen vệ sinh cá nhân, chăn sóc bản thân
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
- Rèn sự tự tin mạnh dạn cho trẻ.
Xây dựng câu hỏi:
- Cô vừa cho các con nghe bài hát gì?
- Đến trường học có vui không nào?
- Yêu quý trường mầm non các con phải làm gì?
- Mỗi buổi sáng thức dậy các con thường làm gì?
- Các con có thấy các bạn nhỏ trong lời bài hát ngoan không?
- Vậy các con về nhà vào mỗi buổi sáng ngủ dậy sẽ tập đánh răng, rửa mặt như các
bạn và đi học thật là ngoan các con có đồng ý với cô không nào?

5. Trình bày cách chia cơm, cho trẻ vào bàn ăn, cho trẻ ăn ở nhóm cơm nhà trẻ.
Chia cơm
- Bày bát ra bàn chia cơm.
- Chia hết thức ăn mặn vào bát trước, xới nửa bát cơm rồi trộn đều đem lại bàn
cho trẻ.
- Bát thứ hai chia tại bàn chia cơm, trộn đề và đem lại bàn ăn cho trẻ.
Cho trẻ vào bàn.
- Cho trẻ ngồi vào bàn, xếp trẻ suy dinh dưỡng, ăn chậm, trẻ chưa xúc thạo
ngồi bàn riêng gần chỗ cô đi lại.
- Đặt giữa bàn: 1 đĩa đựng thức ăn rơi vãi, 1 đĩa để khăn mặt ẩm sạch.
- Không để trẻ chờ lâu quá 10 phút.
- Cô đem cơm ra bàn, nhắc trẻ mời cô, bạn và cầm thìa tay phải.
Cho trẻ ăn:
Cô không ngồi mà đi lại quan sát trẻ.
Bàn trẻ ăn khoẻ, xúc thạo
Nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, nhai kỹ, không nói chuyện; không bốc thức ăn, không
đánh rơi vãi thức ăn, không xúc thức ăn sang bát của bạn và các thói quen vệ
sinh, hành vi văn minh trong bữa ăn.
Bàn trẻ ăn yếu hoặc xúc chưa thạo.
Cô hướng dẫn trẻ tự xúc ăn (cầm thìa tay phải, cầm 1/3 cán thìa, xúc thìa vơi,
không rơi vãi, thỉnh thoảng xúc cho trẻ ăn hết xuất).
Ăn xong
- Cô cởi yếm cho trẻ.
- Nhắc trẻ để bát thìa, bê ghế vào nơi quy định.
- Cô lau miệng, lau tay cho trẻ.
- Nhắc trẻ đi vệ sinh.

CHƯƠNG 2: THỰC HÀNH GIAO TIẾP


Phần lí thuyết:

1. Thế nào là “Nguyên tắc giao tiếp trong GDMN”. Nêu những biểu hiện tôn
trọng và bình đẳng với đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp và lấy ví dụ minh
họa? Nêu những biểu hiện tôn trọng nhân cách cha mẹ trẻ trong hoạt động giao
tiếp của giáo viên mầm non? Lấy ví dụ minh họa.

- Nguyên tắc giao tiếp trong GDMN là những quan điểm hoặc yêu cầu cơ bản mang
tính chỉ đạo mà GVMN cần phải tuân thủ trong quá trình giao tiếp với trẻ, với đồng
nghiệp, với phụ huynh và với cộng đồng

- Biểu hiện tôn trọng và bình đẳng với đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp:
• Xưng hô theo đúng chức trách, vị trí công tác, phù hợp với lứa tuổi
• Không được hạ thấp nhân phẩm của đồng nghiệp, đề cao mình
• Không nên coi thường đồng nghiệp
• Đúng giờ giấc, đảm bảo hiệu quả công việc
• Bình đẳng: phân công công tác phù hợp với năng lực, sở trường của các GV,
công bằng trong đánh giá GV, trong chế độ đãi ngộ
• Tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ các đồng nghiệp

- Biểu hiện tôn trọng nhân cách phụ huynh


• Tạo cho phụ huynh cảm giác được tôn trọng và thoải mái khi giao tiếp
• Tôn trọng những đặc điểm riêng của phụ huynh, gia đình trẻ
• Lắng nghe ý kiến của phụ huynh
• Giữ bí mật về những thông tin mà phụ huynh chia sẻ
2. Trình bày những yêu cầu đối với giáo viên trong xử lí tình huống sư phạm ở
trường mầm non? Lấy ví dụ minh họa.
Các nguyên tắc xử lí THSP trong hoạt động GDMN
Để xử lí THSP, GV cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Ng tắc đảm bảo tính mô phạm
- THSP là 1 yếu tố, 1 hiện tượng chứa đựng mâu thuẫn GD. Vì vậy, khi xử lí THSP,
GV phải luôn đảm bảo tính mô phạm.
- Khi ứng xử với trẻ, ngôn ngữ phải chuẩn mực, dễ hiểu, thể hiện sự yêu thương, tạo
cảm giác an toàn, tin tưởng ở trẻ.
- Khi ứng xử với cha mẹ trẻ, cần thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, thân thiện.
- Khi ứng xử với đồng nghiệp, cần thể hiện sự chia sẻ, hỗ trợ, tôn trọng, bảo vệ uy tín,
danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp.
- Quá trình xử lí THSP luôn phải hướng đến mục đích GD, đảm bảo được sự công bằng,
tính mềm dẻo, sát đối tượng.
=> Như vậy, đem lại lợi ích cho các bên trong quá trình ứng xử, dần nâng cao uy tín
của GV, tạo thuận lợi trong việc xử lí các TH nảy sinh về sau.
2. Ng tắc tôn trọng nhân cách đối tượng
- THSP là một dạng của TH giao tiếp, nhưng là giao tiếp đặc biệt với các mâu thuẫn
cần được giải quyết.
- Việc tôn trọng nhân cách các đối tượng trong THSP là một ng tắc mà người GV phải
tuân thủ chặt chẽ.
- Khi xảy ra mâu thuẫn, GV cần lắng nghe các bên, lắng nghe ng học tiếp nhận thông
tin với thái độ cầu thị, nghiêm túc, tôn trọng sự khác biệt, ghi nhận để thể hiện sự tôn
trọng.
- Tôn trong nhân cách đối tượng không chỉ thể hiện ở hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ đúng
mực, mô phạm mà còn thể hiện ở việc GV hiểu đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng,
đảm bảo sự công bằng giữa các bên trong TH.
- Nếu ng tắc này không được đảm bảo, sẽ dẫn đến các TH phản GD, THSP sẽ không
được giải quyết hiệu quả, có thể dẫn tới những bất lợi về sau đối với ng GV.
3. Ng tắc đồng cảm, tin tưởng đối tượng
- Đồng cảm và tin tưởng đối tượng trong quá trình xử lí THSP là một yếu tố quan trọng
làm giảm sự căng thẳng của các bên tham gia vào TH. Đặc biệt với trẻ MN còn nhiều
hạn chế, trong quá trình xử lí TH, GV luôn thông cảm, chia sẻ và nâng đỡ đối với các
hạn chế của trẻ; có thái độ nhẹ nhàng, tin tưởng và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ, cũng
như luôn có thái độ đồng cảm với những thắc mắc, suy nghĩ của cha mẹ trẻ và các đối
tượng khác.
- Sự đồng cảm, tin tưởng còn thể hiện ở chỗ GV biết đặt mình vào vị trí của các đối
tượng trong TH để từ đó có cái nhìn thấu cảm, xử lí TH được chặt chẽ hơn, hợp lí hơn.
4. Ng tắc thiện chí, đảm bảo tính kịp thời
- THSP được nảy sinh từ sự mâu thuẫn giữa các bên, vì vậy các THSP thường diễn ra
trong bầu tâm lí căng thẳng. Trong bầu không khí đó, sự thiện chí, thái độ cầu thị, lắng
nghe và tiếp thu của người GV sẽ là một chất xúc tác hữu ích để bước đầu xóa tan được
bầu không khí tâm lí bất lợi đang diễn ra.
- Tính kịp thời trong việc nắm bắt thông tin và xử lí TH sẽ rút ngắn thời gian căng thẳng
cho đến khi TH được xử lí triệt để.
- Thực hiện ng tắc thiện chí, đảm bảo tính kịp thời cũng cho thấy được trách nhiệm của
ng GV với công việc, nghề nghiệp của mình.
Tóm lại:
Trong quá trình xử lí THSP, GVMN cần đảm bảo tính mô phạm, sự tôn trọng, tin
tưởng, thiện chí, bình đẳng, công bằng, mềm dẻo, linh hoạt, ứng xử phù hợp với nhu
cầu, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và đảm bảo sự kịp thời.
GV cần luôn giữ bình tĩnh và biết tự kiềm chế cảm xúc của mình trước mỗi TH để
tìm hiểu một cách cặn kẽ, thấu đáo ng nhân của TH, từ đó có cách xử lí thấu đáo, hợp
tình, hợp lí.

Để giải quyết THSP, GV cần:


+ Nắm rõ các nguyên tắc và quy trình xử lí THSP.
+ Có năng lực nhận diện và xử lí các THSP thường gặp.
+ Mỗi TH cụ thể đều có cách xử lí khác nhau. Khi các TH phát sinh, GV cần bình tĩnh,
thận trọng để xem xét các vấn đề của TH.
+ Mỗi vấn đề thường có nhiều cách giải quyết khác nhau, không thể có cách xử lí hoàn
toàn giống nhau cho mọi hoàn cảnh, mọi TH. Vì vậy, bên cạnh việc phải căn cứ vào
các nguyên tắc, quy trình xử lí THSP, GV cũng cần tính đến hoàn cảnh thực tế, cũng
như nhiệm vụ cần giải quyết để đưa ra cách giải quyết tối ưu nhất.

3. Khái niệm “Giao tiếp sư phạm trong giáo dục mầm non”? Nêu những yêu
cầu đối với giáo viên mầm non trong giao tiếp của với trẻ và lấy ví dụ minh họa?
- GTSP trong GDMN là quá trình tiếp xúc tâm lý, trong đó diễn ra sự trao đổi thông
tin, trao đổi cảm xúc, nhận thức lẫn nhau và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết
lập nên các mối quan hệ giữa GVMN với trẻ em ở lứa tuổi mầm non, giữa GVMN
với các lực lượng giáo dục khác ( hội phụ huynh, các tổ chức xã hội..), giữa các
GVMN với nhau để thực hiện mục tiêu GDMN.
1.1. Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp
Tính mô phạm trong giao tiếp:
sự chuẩn mực, mẫu mực trong tất cả các mặt

Nhận Thái độ Hành vi


thức

1.2. Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp


- Tôn trọng nhân cách của trẻ:
Biểu hiện:
• Tôn trọng những đặc điểm riêng của trẻ
• Không có định kiến với trẻ
• Biết lắng nghe trẻ
• Đối xử với trẻ như một nhân cách đang hình thành
1.3. Có thiện ý trong giao tiếp
- Luôn đặt quyền lợi của trẻ lên trên hết
- Luôn yêu thương, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện
- Luôn khích lệ, động viên, tin tưởng vào khả năng và sự tiến bộ của trẻ
- Luôn thể hiện sự công bằng, khách quan trong nhận xét
- Khen thưởng hay trách phạt đều xuất phát từ ý tốt là mong muốn trẻ tiến bộ
1.4. Đồng cảm trong giao tiếp
- Đồng cảm với trẻ:
● Hiểu được đặc điểm tâm lý trẻ và hoàn cảnh riêng của từng trẻ → cảm thông và
chia sẻ
● “Đọc” được cảm xúc, tâm tư, tình cảm của trẻ.
● Biết cách gợi lên những điều mà trẻ muốn nói; hay những cảm xúc, tình cảm mà
trẻ muốn thể hiện
● Tạo điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của trẻ.

4. Trình bày khái niệm và những đặc trưng của Giao tiếp sư phạm trong giáo
dục mầm non? Liên hệ với thực tiễn.

- GTSP trong GDMN là quá trình tiếp xúc tâm lý, trong đó diễn ra sự trao đổi thông
tin, trao đổi cảm xúc, nhận thức lẫn nhau và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết
lập nên các mối quan hệ giữa GVMN với trẻ em ở lứa tuổi mầm non, giữa GVMN
với các lực lượng giáo dục khác ( hội phụ huynh, các tổ chức xã hội..), giữa các
GVMN với nhau để thực hiện mục tiêu GDMN.

5. Thế nào là “Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp trong giáo
dục mầm non”? Liên hệ thực tiễn.
1.5. Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
- Tôn trọng nhân cách của trẻ:
Biểu hiện:
• Tôn trọng những đặc điểm riêng của trẻ
• Không có định kiến với trẻ
• Biết lắng nghe trẻ
• Đối xử với trẻ như một nhân cách đang hình thành
- Tôn trọng và bình đẳng với đồng nghiệp:
Biểu hiện:
• Xưng hô theo đúng chức trách, vị trí công tác, phù hợp với lứa tuổi
• Không được hạ thấp nhân phẩm của đồng nghiệp, đề cao mình
• Không nên coi thường đồng nghiệp
• Đúng giờ giấc, đảm bảo hiệu quả công việc
• Bình đẳng: phân công công tác phù hợp với năng lực, sở trường của các GV, công
bằng trong đánh giá GV, trong chế độ đãi ngộ
• Tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ các đồng nghiệp
- Tôn trọng nhân cách phụ huynh:
Biểu hiện
• Tạo cho phụ huynh cảm giác được tôn trọng và thoải mái khi giao tiếp
• Tôn trọng những đặc điểm riêng của phụ huynh, gia đình trẻ
• Lắng nghe ý kiến của phụ huynh
• Giữ bí mật về những thông tin mà phụ huynh chia sẻ
6. Trình bày các nguyên tắc trong giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non và
lấy ví dụ minh họa? ( giống câu 2)

Phần THSP:

1. Giờ TDS, có 1 trẻ kêu đau bụng. Giáo viên cử một cô chăm sóc trẻ. TD xong
cô và các bạn đến hỏi thăm trẻ đau bụng… một lúc sau trẻ hết đau bụng. Sau
đó, sáng nào cứ đến giờ TDS là trẻ đó lại “đau bụng”. Cô giáo theo dõi một
tuần, cô hỏi: “Con đau bụng nhiều không?” trẻ ngồi im không nói gì. Cô nhẹ
nhàng hỏi: “Có phải con không thích tập thể dục buổi sáng đúng không?”. Trẻ
không nói gì chỉ gật đầu. Nêu hướng xử lí.
- GV tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi, động viên trẻ
- Nếu do trẻ mệt, giáo viên có thể cho trẻ vào góc riêng nghỉ ngơi.
- Nếu do trẻ không muốn tập thể dục, GV có thể sử dụng trò chơi, bài hát, câu hỏi
phù hợp với nội dung bài dạy để thu hút trẻ hướng trẻ vào hoạt động thể dục sáng
- Trò chuyện với trẻ, giúp trẻ cảm thấy tầm quan trọng của thể dục sáng: cho con có
cơ thể khỏe mạnh, cao lớn,..
2. Giờ trả trẻ bạn phát hiện có một trẻ bị thất lạc, bạn sẽ xử trí thế nào?.

- GV cần bình tĩnh, tập hợp trẻ lại, tự tìm lại một lần ở trong lớp, góc chơi, các góc
khuất
- Hỏi trẻ, các bạn hay chơi với trẻ
- Giáo viên báo ngay cho ban giám hiệu cùng kết hợp với các lực lượng an ninh, các
phương tiện truyền thông cùng phối hợp để tìm trẻ một cách nhanh nhất.
- Thông báo cho phụ huynh để cùng kết hợp tìm kiếm

3. Giờ hoạt động góc, trẻ chỉ thích chơi ở một nhóm chơi, nêu hướng xử lí.

Giáo viên nên tìm hiểu nguyên nhân:

- Nếu kỹ năng chơi của trẻ nghèo nàn thì giáo viên cung cấp kỹ năng chơi cho trẻ
bằng cách cô chơi cùng trẻ với đồ dùng đồ chơi có sự chuẩn bị kỹ để trẻ có kỹ năng
qua chơi.

- Nếu trẻ chỉ thích chơi cùng nhóm bạn hoặc cùng góc chơi thì giáo viên cần bao
quát hướng trẻ trong việc phân vai, nhận vai chơi.

- Giới thiệu nội dung chơi, đồ chơi mới ở các góc chơi khác để thu hút trẻ.

4. Có 1 trẻ trong lớp được gia đình chăm sóc rất cẩn thận, tỉ mỉ. Cháu mắc bệnh
về đường hô hấp mỗi khi thay đổi thời tiết. Sáng nào bà cũng dặn Cô đúng 9h
Cô nhớ cho cháu uống sữa, nóng cởi bớt áo… “Cô nhớ giúp tôi nhé”. Sáng nay,
bà lại cẩn thận “…khi buổi trưa lại nắng cô nhớ cởi bớt áo cho cháu cái áo
khoác ra nhé”. Cô giáo vừa nghe vừa chào phụ huynh và nói “Vâng ạ, bà cứ
yên tâm khi nào trời nóng cháu sẽ cởi áo khoác cho bé”. Sau đó ít phút, cô giáo
lại thấy bà nội cháu chạy hớt hải vào “…tôi thấy trời rét hơn đấy, cô đừng cởi
áo của cháu nhé”. Bà nhắc đi nhắc lại rồi mới ra về. Nêu hướng xử lí.

- Đồng cảm, lắng nghe ý kiến của bà

- Trò chuyện với bà, khuyên bà cứ an tâm khi đưa cháu đến lớp.
5. Bạn đã công tác được vài năm, muốn góp ý và đưa ra những đề xuất với Ban
giám hiệu về phương pháp chăm sóc, quản lí trẻ nhưng khi bàn bạc với đồng
nghiệp thì chị đồng nghiệp gạt đi vì cho rằng bạn còn non trẻ... Nêu hướng xử
lí.

- Đảm bảo các nguyên tắc giao tiếp sư phạm, xử lí tình huống sp

- Lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, không dùng lời lẽ khó nghe. Xin lời góp ý từ họ

- Vẫn để xuất với nhà trường, tôn trọng ý kiến của nhà trường.

6. Trong khi cho trẻ nhà trẻ ăn cháo, trẻ đi vệ sinh “nặng”, vệ sinh “nhẹ”. Nêu
hướng xử lí.

- GV đưa trẻ đi vệ sinh, cô còn lại bao quát các trẻ còn lại

- Nếu không may, trẻ đi vệ sinh ra quần, thì giúp trẻ thay quần áo, vệ sinh cho trẻ,
vệ sinh phòng.

- GV vệ sinh sạch sẽ và đưa trẻ quay lại phòng ăn.

- Khuyên trẻ nên đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.

7. Xử lý như thế nào khi trẻ bị sặc sữa, bột hoặc cháo trong khi ăn.
Triệu chứng: Khi bị sặc cháo, sữa hoặc bị mắc dị vật đường thở trẻ thường có những
biểu hiện có thể nhận thấy được. Dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng
nhận ra con mình đang bị hóc – sặc là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi
đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể
khóc, ú ớ, cơ thể co giật, hơi thở đứt quãng, Nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch
màu đen…
Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, nước canh, cháo… trào ra từ
mũi, miệng của bé.
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, bột, cháo
Trường hợp không có dụng cụ cấp cứu
Bước 1: Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng
bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ
tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng
cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và
giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng họng và
mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch. Nếu sữa, cháo không chảy ra vẫn cần kiểm tra và
cần làm sớm để tránh sữa, cháo không ứ đọng trong mũi, miệng trẻ
Bước 3: Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân
phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. Và đừng quên nhờ
người trợ giúp gọi 115 ngay khi có thể.

8. Nêu biểu hiện và cách xử lý nếu có một trẻ bị ngộ độc thức ăn ở trường mầm
non.

- Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ nghiêm trọng hơn bao gồm: Nôn mửa,
đau bụng hoặc đau đầu ở trẻ em dữ dội, có máu trong phân hoặc chất nôn, bụng căng
cứng, mất nước… Ngoài ra, khi trẻ nhỏ bị ngộ độc thức ăn có thể bị sốt cao, đối với
trẻ lớn hơn thì sốt nhẹ hoặc không bị sốt. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị nôn mửa nhiều
và tiêu chảy liên tục sẽ bị mất nước và chất điện giải, nguy hiểm hơn có thể bị trụy
tim. Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh có thể bị kiệt sức rất nhanh do mất nước.

- Cách xử lý:

+ Gọi đến cơ sở y tế, thông báo cho gia đình trẻ


+ gây nôn: cần nhanh chóng làm cho thức ăn nhiễm độc trong bụng trẻ đào thải ra
ngoài. Gây nôn cho trẻ bằng cách dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi để
kích thích nôn.
Lưu ý:
Nếu trẻ nhỏ đang nằm, ba mẹ nên cho trẻ nghiêng đầu sang một bên để tránh bị sặc
nước hoặc thức ăn.

Trẻ đang ngủ thiếp đi do mệt vẫn có thể nôn thốc rất nguy hiểm, có thể bị sặc thức
ăn vào phổi dẫn đến tử vong. Nếu trẻ bị sặc lên mũi, phải nhanh chóng dùng miệng
hút vào mũi nhằm tránh bị sặc.

+ Bù nước và chất điện giải

Điều GV cần làm chính là giữ cho trẻ đủ nước để thay thế lượng chất lỏng mà cơ thể
trẻ bị mất do tiêu chảy và nôn mửa. Nếu không kịp thời bù nước và điện giải, trẻ sẽ
dần suy kiệt, mệt lả và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

9. Giờ ngủ trưa, có 1 cháu liên tục trở mình làm các cháu bên cạnh cũng khó
ngủ. Cô nhắc nhỏ: “… ngủ đi cháu”. Trẻ ngồi dậy hỏi: “Tại sao các cô không
ngủ mà cứ bắt cháu ngủ?”. Nêu hướng xử lí.

- GV nhẹ nhàng trả lời trẻ “ Vì cô rất thương các con, cô thức trông các con ngủ để
kiểm tra các con có bị muỗi cắn hay có vấn đề gì không đó”, khuyên trẻ không nói
chuyện trong giờ ngủ trưa để không làm phiền các bạn khác
- Cô tìm hiểu nguyên nhân
- Cho trẻ nằm gần cô giáo để tiện quan sát
- Giáo viên tạo cho trẻ một không khí yên tĩnh tuyệt đối, một chỗ ngủ rộng rãi, tương
đối riêng biệt.
- Trước giờ ngủ cho trẻ nghỉ ngơi, nhẹ nhàng cô kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ vào
giấc ngủ.
10. Nêu biểu hiện và cách xử lý nếu có một trẻ bị ngộ độc thức ăn ở trường mầm
non. ( giống câu 8)
11. Giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được, có bạn khóc, có bạn cấu véo
bạn…. Nêu hướng xử lý để không làm ảnh hưởng đến các cháu khác?
- Cô tìm hiểu nguyên nhân
- Cho trẻ nằm gần cô giáo để tiện quan sát
- Giáo viên tạo cho trẻ một không khí yên tĩnh tuyệt đối, một chỗ ngủ rộng rãi, tương
đối riêng biệt.
- Trước giờ ngủ cho trẻ nghỉ ngơi, nhẹ nhàng cô kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ vào
giấc ngủ.
- Cô kể chuyện, không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi
vào giấc ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.
– Trường hợp bé không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng
khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ
huynh để đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.
12. Trẻ sốt nhẹ. Mẹ cháu có mang theo thuốc và gửi cho giáo viên để nhờ giáo
viên cho con uống nếu thấy con sốt cao. Nêu hướng xử lí.
Cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ:
- Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường mầm
non chỉ nhận chăm sóc các cháu khoẻ mạnh)
- Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có người
trông và muốn được gửi con thì giáo viên có thể nhận trẻ nhưng phải theo dõi trẻ
thường xuyên trong ngày.
- Trường hợp diễn biến của trẻ nặng lên cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường
và thông báo ngay cho gia đình trẻ.
- Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước hoa quả, nước chè đường.
- Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay quần
áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ.
- Các loại thuốc thông thường gửi phụ huynh phải ghi rõ tên thuốc, liều lượng, thời
gian uống và ký vào sổ nhật ký đón trả. Phụ huynh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
về việc cho con sử dụng các loại thuốc này.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho
cha mẹ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế

13. Khi rửa mặt cho trẻ 24 - 36 tháng, phát hiện một trẻ bị đau mắt. Nêu hướng
xử lí.
- Để lại trẻ đó và rửa sau cùng, sau khi rửa xong cho trẻ đó, khăn mặt phải để ở chậu
riêng, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi rồi phơi nắng
- Cô rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiễm sang trẻ
khác.
- Dùng thuốc nhỏ mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với trẻ khác
- Giờ trả trẻ, trao đổi với gia đình trẻ để cùng phối hợp ( có thể cho trẻ nghỉ học để
tránh lây cho bạn khác)
14. Lớp MGL của trường MN có nhiều thành tích: rung chuông vàng, văn nghệ
…Nay lớp đón cô thực tập. Cô thực tập được phân công dạy tiết âm nhạc. Cô
cho trẻ hát cá nhân cô hỏi: “Bạn nào thuộc bài, hát lên cho cả lớp cùng nghe”.
Cả lớp đều giơ tay, cô gọi bé hát hay nhất lớp. Cháu nói “Cô ơi, Cháu thích hát
bài tình yêu cơ”. Không đợi Cô cho phép cháu hát luôn bài trong bộ phim trên
truyền hình. Nêu hướng xử lí.

- Khuyên cô thực tập không nên cho trẻ nghe và hát bài hát không phù hợp với lứa
tuổi.
- Lắng nghe, ghi nhận ý kiến trẻ, hướng trẻ tới những bài hát về tình mẹ con, tình
cảm gia đình, niềm vui đến trường và tình bạn…
15. Giờ ăn trưa ở lớp nhà trẻ, có 1 trẻ không thích ăn cơm thịt nên mãi không
ăn, khi cô quay đi xúc cho các bạn khác, trẻ đã hất đổ bát cơm của mình xuống
đất. Nêu hướng xử lí.
- Giáo viên tuyệt đối không được trách phạt trẻ, cô phải động viên an ủi trẻ và thay cho trẻ bát cơm
mới.Theo quy chế tổ chức giờ ăn, giáo viên phải chia thừa một xuất thức ăn mặn đề phòng trẻ làm
đổ cơm.
- Kiểm tra xem trẻ có bị bỏng hay không, đưa trẻ đi vệ sinh tay chân, thay quần áo nếu bị thức ăn
vây bẩn
- Giúp trẻ dọn dẹp thức ăn rơi vãi, lấy cho trẻ bát cơm khác
- Tìm hiểu nguyên nhân qua phụ huynh học sinh, qua theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp.
- Trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món ăn có thịt, lợi ích của món ăn với cơ thể.
- Khuyên trẻ không được hất đổ bát cơm vì như thế là lãng phí đồ ăn, dạy trẻ quý trọng thức ăn.
- Tổ chức và động viên trẻ tham gia vào các hoạt động Bé tập làm nội trợ chế biến các món ăn từ
thịt: làm nem, phở cuốn…
- Đến bữa ăn, cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn ít một.
- Phối hợp với phụ huynh chế biến món ăn khác từ thịt tập cho trẻ ăn từ ít. đến nhiều.
16. Cô đang kể “….Tích Chu ơi! Bà khát nước quá, lấy cho bà…” Cô đố lớp mình đó
là lời của nhân vật nào trong câu chuyện gì? Khi Cô đang nhắc lại lời nhân vật trong
chuyện Tích Chu, thì ở dưới lớp trẻ ồn ào “Lại Tích Chu, cháu thuộc truyện này rồi
Cô ạ! Cháu không thích nghe nữa đâu. Cô kể chuyện khác đi Cô”. Nêu hướng xử lí.
- Cô ổn định lại lớp, nhắc các bạn không nói leo khi người khác nói. Mời một bạn
đưa ra ý kiến, cô giáo lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân
- Đưa ra câu chuyện với chị tiết sáng tạo, mới, nhưng vẫn phù hợp với nội dung
truyện. Cô nhẹ nhàng, khuyên bảo trẻ rằng: “ Cô kể lại chuyện này để cho lớp chúng
mình thuộc thật kỹ câu chuyện đấy. Nhưng mà hôm nay, truyện Tích Chu cô kể cho
các con có cả những chi tiết mới, các con có muốn nghe nữa không nào.”
- Mời các bạn đóng vai nhân vật, kể lại câu chuyện, hướng tới diễn kịch.

Chương 3: Thực hành xây dựng MTGD


Trình bày ý tưởng thiết kế MT nhằm phát triển ý thức vệ sinh nơi công cộng cho
trẻ mẫu giáo…
* Đảm bảo ng tắc xây dựng MT:
- Tính an toàn
- Tính phù hợp
- Tính đa dạng
- Tính thẩm mỹ
- Tính vệ sinh
* Đảm bảo MTVC và MTTT:
- MTVC:
- Không gian hoạt động
- Đồ dùng, đồ chơi
- Thời gian tổ chức hoạt động
- MTTT:
+ Mối quan hệ giữa cô và trẻ
+ Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ
+ Mối quan hệ giữa trẻ và mọi người xung quanh
* Trình bày ý tưởng thiết kế môi trường nhằm phát triển ý thức vệ sinh nơi công
cộng cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Cách thức tổ chức, xây dựng các góc chơi nhằm phát triển ý thức vệ sinh nơi công
cộng cho trẻ 4 – 5 tuổi.
+ Bố trí không gian, các góc hoạt động chính.

+ Không gian hoạt động của từng góc

+ Số lượng các góc tổ chức trong hoạt động

+ Bày trí nội dung phù hợp với từng hoạt động

- Chuẩn bị về đồ dùng, đồ chơi nhằm phát triển ý thức vệ sinh nơi công cộng cho trẻ 4
– 5 tuổi.
+ Đảm bảo tính an toàn

+ Đảm bảo tính đa dạng

+ Đồ chơi có tính mở

+ Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi hợp lý


1. Ý tưởng thiết kế môi trường nhằm phát triển xúc cảm tình cảm cho trẻ 4 – 5
tuổi trong hoạt động góc (tự lựa chọn chủ đề).
2. Ý tưởng thiết kế môi trường nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi trong
hoạt động góc (tự lựa chọn chủ đề).
3. Ý tưởng thiết kế môi trường nhằm phát triển ý thức vệ sinh nơi công cộng cho
trẻ 4 – 5 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
4. Ý tưởng thiết kế môi trường nhằm phát triển ý thức kỷ luật cho trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động góc.
5. Trình bày nguyên tắc xây dựng môi trường theo quan điểm giáo dục mầm non
hiện nay.
6. Ý tưởng thiết kế môi trường nhằm phát triển xúc cảm tình cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi
trong hoạt động ngoài trời.
7. Ý tưởng thiết kế môi trường hoạt động trải nghiệm cho trẻ 3- 4 tuổi, 4 – 5 tuổi,
5- 6 tuổi (tự lựa chọn chủ đề)
8. Ý tưởng thiết kế môi trường hoạt động học nhằm phát triển tính tích cực nhận
thức cho trẻ 3 – 4 tuổi theo chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên”

9. Ý tưởng thiết kế môi trường hoạt động học nhằm phát triển tính tích cực nhận
thức cho trẻ 5 - 6 tuổi theo chủ đề “Quê hương đất nước, Bác Hồ”

10. Ý tưởng thiết kế môi trường hoạt động học nhằm phát triển tính tích cực
nhận thức cho trẻ 4 - 5 tuổi theo chủ đề “Động vật”.

11. Đánh giá hiệu quả xây dựng, thiết kế và sử dụng môi trường trong hoạt động
làm quen với toán của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Lấy ví dụ minh họa

12. Ý tưởng thiết kế môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi theo chủ
đề “Tết và mùa xuân”.

You might also like