You are on page 1of 3

NHÓM 4

1
Mẫu 2a.
MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH
TIỂU HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC

Họ và tên học sinh (viết tắt/kí hiệu học sinh do giáo viên tự đặt): Đ.L.K.P
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Trần Thị Ngọc Liên
Lý do tư vấn, hỗ trợ: Học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp
Đ.L.K.P – HS lớp 2, trường TH NVĐ - Là con một trong gia đình cha mẹ rất cưng chiều nhưng ít trò chuyện tâm tình. Cha mẹ đi
làm, em thường ở nhà một mình nên chỉ thích xem ti vi và điện thoại. Do đó, em rất nhập tâm vào các nhân vật hoạt hình, có những
hành vi không phù hợp thể hiện qua các hành động bất thường như ngồi nói một mình, thực hiện các hành động như các nhân vật
trong phim hoạt hình,... Ở trường, em chỉ chơi với 1 bạn duy nhất, ít giao tiếp với thầy cô và các bạn khác: chưa chăm chú vào bài
giảng của giáo viên, chưa hợp tác với bạn trong các hoạt động. Em không có kĩ năng tự phục vụ như: chưa tự bưng cơm, chưa lấy
được đồ dùng học tập theo yêu cầu,… Em thường giữ im lặng khi người khác hỏi đến và rất thích được khen.
1. Thu thập thông tin của học sinh về:
(PP quan sát, NCHSHS, Thu thập thông tin từ GV lớp 1, phỏng vấn cha mẹ, bạn bè, chính HS)
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi : chưa hòa đồng, buồn vui bất thường
- Khả năng học tập: học khá tốt
- Sức khỏe thể chất: bình thường
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): ít giao tiếp, hay giữ im lặng.
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Cha mẹ lớn tuổi mới sinh được em, do đó rất nuông chiều em.
- Điểm mạnh: Những lúc vui thì em học rất tốt
Hạn chế: Em thường xuyên buồn bực, cộc tính, giữ im lặng và không hợp tác với giáo viên, bạn bè.
- Sở thích: Rất thích xem ti vi, điện thoại, thích được khen.
- Đặc điểm tính cách: tâm lý không ổn định
- Mong đợi : Em giảm thời lượng xem ti vi, điện thoại, mạnh dạn, hợp tác với mọi người xung quanh, biết điều chỉnh cảm xúc của
mình.
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh
- Biểu hiện hành vi không phù hợp
- Ít giao tiếp với thầy cô và bạn bè.
- Không có kĩ năng tự phục vụ.
3. Xác định vấn đề của học sinh (chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguồn gốc/ nguyên nhân của vấn đề, điều kiện duy trì vấn đề
đó)
Khó khăn trong giao tiếp và phát triển bản thân
- Lý giải: Cha mẹ đi làm, em thường ở nhà một mình nên chỉ thích xem ti vi và điện thoại, thường thể hiện qua các hành động bất
thường như ngồi nói một mình, dẫn đến việc em ít giao tiếp với thầy cô và các bạn khác và không có kĩ năng tự phục vụ.
+ Học sinh: xem ti vi, điện thoại quá nhiều
+ Phụ huynh: Chưa quan tâm, trò chuyện, chia sẻ tâm tình với em, làm thay một số hoạt động tự phục vụ cá nhân của em (đem cơm
tận nơi, đút ăn, dọn dẹp chén bát sau khi ăn, soạn sẵn đồ dùng học tập,…)
+ Giáo viên: chưa có sự quan tâm hướng dẫn các kĩ năng tự phục vụ, chưa khuyến khích tham gia các hoạt động trong lớp.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ
+ Giảm bớt thời gian xem ti vi, điện thoại.
+ Tăng cường sự tương tác với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh, tìm được niềm vui trong các mối quan hệ bạn bè, thầy cô.
+ Tăng khả năng tự phục vụ bản thân.
- Hướng tư vấn, hỗ trợ (chỉ rõ việc lựa chọn hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo đức nào?)
+ Quan tâm, trò chuyện, thể hiện sự thông cảm, yêu thương để em giảm bớt sự tự ti, khép kín.
+ Tổ chức các hoạt động tập thể và khuyến khích em tham gia (các trò chơi, các hoạt động tự phục vụ tự bưng cơm, xếp chiếu sau
khi ngủ dậy,..) .
+ Giảm thời gian xem ti vi, điện thoại bằng các trò chơi dân gian, đọc truyện, ghép hình,…
- Nguồn lực (chỉ rõ các nguồn lực hỗ trợ việc tư vấn của giáo viên như BGH hay chuyên gia, cha mẹ HS….)
GVCN, TPT Đội (tổ chức trò chơi, sinh hoạt Sao Nhi đồng,…), GV tiếng Anh (tổ chức trò chơi, xem hoạt hình,…), Cha mẹ, Bạn bè.
- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh:
Điện thoại, đến thăm gia đình.
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh
GV trực tiếp tiến hành các hỗ trợ : GV quan tâm, động viên, khen ngợi kịp thời khi em có biểu hiện tiến bộ, thường xuyên trò
chuyện với em, trao đổi với phụ huynh quản lý thời gian xem ti vi, điện thoại của em. GV theo dõi quan sát các biểu hiện cảm xúc của em,
tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động, lắng nghe, chia sẻ những mong muốn của em
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh
Sau một học kì tư vấn, hỗ trợ cho Đ.L.K.P theo mục tiêu đề ra, em có một số thay đổi theo chiều hướng tiến bộ: chủ động giao tiếp
với bạn, tham gia một vài hoạt động, tự bưng cơm, xếp chiếu sau khi ngủ dậy.

You might also like