You are on page 1of 3

Tình huống

đâu là vấn đề chính và lý giải nguồn gốc/ nguyên nhân của vấn đề, điều kiện duy
trì vấn đề đó. Xác định những vấn đề mà GV có khả năng đáp ứng. Vấn đề nào GV
cần phối hợp…)

Vấn đề: T gặp khó khăn trong phát triển bản thân và giao tiếp ứng xử.

Lý giải vấn đề: T đang ở giai đoạn có nhiều sự thay đổi có tính chất bước ngoặt –
tuổi dậy thì nên chưa kiềm chế cảm xúc, dễ thay đổi, dễ bị tác động, chưa phân biệt
rõ hành vi đúng sai. Do thiếu tình thương của cha, mẹ thì chưa quan tâm, thấu hiểu
tâm lí lứa tuổi. Khi chơi chung với những đối tượng có hành vi ứng xử không tốt
sẽ dễ bị ảnh hưởng tính cách. Biểu hiện của vấn đề trên dẫn đến T có hành vi vô lễ
với GVBM và chọc phá bạn bè.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:

Trong cuối học kì I (tháng 11 và 12), giúp T:

+ Hiểu và giải quyết tốt mối quan hệ gia đình: mẹ phải thấu hiểu được trách nhiệm
và cách giáo dục con của mình ở lứa tuổi dậy thì, bù đắp một phần tình thương bị
thiếu hụt của cha.

+ Hướng dẫn T hiểu được hành vi và cách ứng xử phù hợp, kiểm soát cảm xúc của
mình.

+ Không còn hành vi vô lễ với người lớn nói chung và GVBM nói riêng.

- Hướng tư vấn, hỗ trợ (chỉ rõ việc lựa chọn hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu
đạo đức nào?)

+ GVCN sẽ trò chuyện với T, từng bước tác động giúp T điều chỉnh hành vi và
cách ứng xử của mình.

+ Phối hợp với GV-TPT: có giải pháp giúp học sinh thực hiện tốt nội quy nhà
trường, đúng tư cách người Đội viên.

+ Phối hợp với GVBM để T không vô lễ nữa.

+ Phối hợp với gia đình: Phụ huynh cần lắng nghe, tìm hiểu sự việc, giải thích rõ
cho con mỗi khi con mắc lỗi, không nên dùng bạo lực để răn dạy con.
- Nguồn lực (chỉ rõ các nguồn lực hỗ trợ việc tư vấn của giáo viên như BGH hay
chuyên gia, cha mẹ HS….)

+ GVCN.

+ GV-TPT.

+ GVBM.

+ Phụ huynh.

- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh

+ Làm việc trực tiếp.

+ Liên hệ trao đổi thêm, theo dõi tiến độ thông qua điện thoại, zalo.

5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh (giáo viên sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ
cần thiết)

Với khả năng của GVCN nên chỉ có thể phụ đạo, theo dõi, hỗ trợ, động viên trong
khoảng thời gian cuối học kì I, giúp T:

+ Phối hợp với gia đình: giúp mẹ T thấu hiểu được trách nhiệm và cách giáo dục
con của mình ở lứa tuổi dậy thì, bù đắp một phần tình thương bị thiếu hụt của cha.

+ Chỉ ra những hành vi và cách ứng xử phù hợp: giúp T điều chỉnh, kiểm soát cảm
xúc của mình.

+ Qua những buổi trao đổi: T dần dần tiến bộ, em đã nhận ra lỗi của mình. T đã
chủ động đến xin lỗi GVBM và không còn hành vi vô lễ với người lớn nói chung
và GVBM nói riêng.

6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh (kết quả đạt được và những điều
chưa làm được, lí giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho
những người liên quan. GV đưa ra quyết định dừng lại không hỗ trợ, tư vấn nữa
hay tiếp tục theo dõi học sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo)

Kết quả tư vấn, hỗ trợ đạt mục tiêu đề ra ® Kết thúc quá trình tư vấn, hỗ trợ ® Tiếp
tục thực hiện quá trình theo dõi sau tư vấn, hỗ trợ./.

Hoạt động nhóm (20p)

THIẾT LẬP NỘI DUNG THÔNG TIN CUNG CẤP CHO GIA ĐÌNH
- T cũng có nhiều ưu điểm như: năng nổ trong hoạt động thể dục, thể thao; nhanh
nhẹn, nắm bắt thông tin khá tốt, đi học đầy đủ, đúng giờ.

- Sự quan tâm, phối hợp kịp thời của gia đình với nhà trường.

- T chưa hòa đồng với các bạn cùng lớp: hay chọc phá, đôi khi bắt nạt bạn.

- Có thể do T đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý, nên còn dễ xúc cảm,
chưa kiềm chế hành vi ứng xử của bản thân

- GVBM có trình bày 1 tình huống về T: Em còn chưa ngoan, trả lời cô chưa lễ
phép, còn cãi lại lời cô.

- Rất cần sự phối hợp của gia đình để giúp em T khắc phục được những khó khăn
trong giao tiếp, biết ứng xử lễ phép với người lớn.

THIẾT LẬP PHƯƠNG THỨC TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRỰC TIẾP VÀ GIÁN
TIẾP VỚI GIA ĐÌNH

- Trực tiếp: GVCN kết hợp cùng các thành viên tư vấn, hỗ trợ sẽ chủ động gặp phụ
huynh và học sinh để trao đổi (mời đến trường hoặc tìm đến nhà).

- Gián tiếp: Nhắn tin hoặc điện thoại để giữ liên lạc thường xuyên, kịp thời theo
dõi, động viên sự tiến bộ của học sinh.

You might also like