You are on page 1of 16

THAM VẤN CHO TRẺ TIỂU HỌC

I. Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ tiểu học


- Thích tìm hiểu những điều mới mẻ
Các bé ở lứa tuổi tiểu học thường hiếu động và luôn tò mò, mong muốn khám
phá về thế giới xung quanh. Điều này vừa giúp bé tiếp thu các tri thức cơ bản
một cách đúng đắn nhất, vừa tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này
của con.

- Đặc điểm về tri giác


Tri giác của học sinh tiểu học còn yếu, thường chỉ dựa và cảm tính mà chưa thật
sự đi sâu phân tích rõ ràng bản chất của vấn đề,thường thâu tóm sự vật một cách
toàn bộ, do đó mà các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác dễ mắc
sai lầm và có khi còn lẫn lộn.
- Đặc điểm về tính cách
Sự hình thành đặc điểm về tính cách của trẻ như trầm lặng, sôi nổi hay mạnh
dạn… thường có từ rất sớm, ngay cả trước tuổi đi học. Tuy nhiên, những nét
tính cách này chưa ổn định và có thể thay đổi dưới nhiều tác động của môi
trường giáo dục, gia đình và xã hội. Học sinh tiểu học có rất nhiều đặc trưng tốt
như: sự hồn nhiên, chân thực, lòng vị tha, tính ham hiểu biết…

- Tính hay bắt chước


Tính hay bắt chước cũng là đặc trưng của lứa tuổi này. Trẻ thường thích bắt
chước hành vi và cử chỉ của những người xung quanh hay nhân vật trong
phim,..
- Thích được khen
Bất kỳ ai cũng thích được khen ngợi và công nhận, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bé có
nhu cầu được khen ngợi nhiều hơn bởi bố mẹ, thầy cô và những người xung
quanh.

- Có sự thay đổi về tâm sinh lý


Tâm sinh lý của học sinh tiểu học thay đổi liên tục và chưa được bền vững. Trẻ
thường biểu hiện với những thái độ bất thường như: đang khóc nhưng có thể
cười ngay, hay đang vui cũng quay sang giận dỗi…

- Tư duy và trí tưởng tượng


Tư duy của học sinh tiểu học thường mang tính trực quan, các em chưa tự suy
luận logic, Trẻ sẽ chuyển từ nhận thức các bề nổi của các hiện tượng đến nhận
thức được bản chất của nó.

Đặc biệt, trí tưởng tượng của trẻ ở bậc tiểu học phát triển và phong phú hơn
nhiều so với lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên, tưởng tượng của trẻ còn tản mạn, rời
rạc, ít tổ chức và thường xa rời thực tế, hình ảnh tưởng tượng còn .đơn giản hay
thay đổi và chưa bền vững . Càng về cuối cấp tiểu học thì tưởng tượng của trẻ
càng sẽ gần hiện thực, và đầy đủ thực tế khách quan hơn.

II. Khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học

1. Những khó khăn tâm lý

 Khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

- Khó khăn của học sinh tiểu học trong thích ứng với môi trường học tập mới

Môi trường học tập của học sinh chứa đựng nhiều yếu tố mới, đòi hỏi các em
phải thích ứng, bao gồm cả không gian, thời gian, nội dung, phương pháp học
tập, nề nếp kỉ luật, quan hệ xã hội (giáo viên và các bạn)
- Những nội quy mới, những nguyên tắc mà bé chưa từng gặp cũng khiến bé
gặp khó khăn trong tâm lý.

- Trong lớp học phải giơ tay xin phép khi phát biểu

Nguyên tắc đều tiên mà bất kỳ một đứa trẻ tiểu học nào cũng phải nắm được đó
là xin phép thầy cô để được phát biểu ý kiến trên lớp.Ngoài ra, các con xin phép
cũng không đúng cách, thường nói theo cô giáo khi cô đang giảng bài.

- Khả năng tập trung kém

Ở độ tuổi này, các con vẫn còn rất ham chơi, việc chuyển từ chơi là chính sang
học là chính cần thời gian làm quen. Và bé vẫn thích chơi nhiều hơn học nên
việc ngồi tập trung để học bài trong một tiết học là điều mà không phải bé nào
cũng làm được. Bé cũng rất hiếu động nên ngồi yên không vận động cũng khiến
cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

- Chưa thích nghi kịp với việc học tập, kiểm tra bài cũ, lo lắng, sợ hãi không
thích thú với việc kiểm tra, thi cử.

Bố mẹ rất quan tâm đến việc học tập, kết quả học tập của con, cho nên có thể tỏ
thái độ không hài lòng, không vui,thậm chí chửi mắng trẻ khi trẻ học không tốt.
Điều này gây căng thẳng nhất định cho trẻ từ đó có thể dẫn đến trẻ chỉ thích học
chứ không thích thi cử.

- Viết chữ ngược


Chữ cái là yếu tố đầu tiên mà các bé cần học khi lên bậc tiểu học. Vì thế bé
chưa quen với việc viết chữ và còn viết ngược. Ngoài ra còn xuất phát từ việc
các con chưa hiểu được như thế nào là đường kẻ, dòng kẻ, cấu tạo của các nét
cơ bản trong tiếng Việt, chưa nắm được quу trình ᴠiết chữ cái đúng chuẩn,..
Thậm chí có không ít trẻ còn viết chữ ngược, ѕố ngược.

- Viết sai chính tả

Viết sai chính tả bắt nguộc từ việc các em chưa thật sự nắm được sự liên kết
giữa các thanh âm hoặc bị nhầm lẫn giữa các âm tiết có cách đọc gần giống
nhau.

 Khó khăn tâm lý của học sinh tiểu học trong hoạt động hành vi.

- Chưa thực sự tự lập (nhớ bố mẹ và khóc)

Đối với những đứa trẻ chưa bao giờ được đến nơi đông người, nhiều người xa
lạ. Trẻ thường cảm giác không yên tâm khi không thấy bố mẹ của mình, ở
trường toàn người lạ sẽ khiến bé càng sợ, không dám ở lại học một mình. Điều
này thường gặp ở bé nhút nhát, ở nhà với bố mẹ thường xuyên và không được
đến nơi công cộng nhiều.

- Sợ hãi và ngại giao tiếp

Đây là tâm lý chung của các em bởi việc hình thành tạo lập các mối quan hệ
mới không phải là người thân của mình là một điều vô cùng khó khăn, các bé
thường lo sợ, thậm chí thỉnh thoảng hay khóc và đòi về nhà với bố mẹ.
- Hay buồn ngủ

Khi học mẫu giáo, giờ giấc thoải mái hơn, bé dậy muộn hơn và được chuẩn bị
đồ sẵn để đi lớp. Còn khi bé học tiểu học, cần mặc đồng phục, bé cần dạy sớm
học, chuẩn bị sách vở nhiều hơn nên bé sẽ rất vội vàng vào mỗi buổi sáng. Ngủ
không đủ giấc khiến các bé bị buồn ngủ khi đang học. Và khi buồn ngủ, các con
thường nằm ngủ ngay tại lớp.

- Chưa biết giữ gìn đồ đạc của mình

Tình trạng trẻ đi học tiểu học mất đồ dùng học tập liên tục là chuyện phổ biến.
Các con chưa biết ý thức giữ đồ dùng của mình. Ngoài ra, ham chơi và không
tập trung cũng khiến các con mất đồ liên tục.

- Khó khăn trong việc tự quản lý và tự chịu trách nhiệm

Học sinh tiểu học chưa có đủ kỹ năng tự quản lý và tự chịu trách nhiệm. Việc
mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập được cô giáo nhắc nhở thường xuyên
và có Thời khoá biểu. Nhưng, các em vẫn quên vì một số lý do: bố mẹ không
soạn sách vở giúp con, con mất đồ dựng học tập, bố mẹ chưa kịp mua,v.v…
Điều này cho thấy rằng, học sinh lớp 1 chưa thật sự chú ý đến việc chuẩn bị
sách vở đồ dùng học tập cho mình và còn ỷ lại việc này cho cha mẹ.

 Khó khăn tâm lý trong quan hệ giao tiếp.

- Mối quan hệ xã hội của các bé ở lứa tuổi này vẫn còn rất hạn chế. Bé hầu hết
chỉ quen thuộc với người thân trong gia đình mà bé gặp cũng như tiếp xúc hàng
ngày. Ngoài ra còn có một số người hàng xóm, anh em trong nhà hay đến chơi
và các bạn trong lớp mầm non của con. Khi đi học tiểu học, phạm vi tiếp xúc xã
hội nhiều hơn, rộng hơn, gặp nhiều người lạ hơn. Nếu bé ít khi gặp người lạ thì
sẽ rất khó hòa nhập và sẽ gặp khó khăn trong việc làm quen với trường mới,
thầy mới và bạn mới.

- Trong quan hệ bạn bè

+ Khó khăn trong việc kết bạn.

+ Học sinh bị bắt nạt

Mỗi bạn lại có tính cách, thói quen khác nhau nhưng các em chưa đủ lớn,
thường giao tiếp theo cảm xúc, suy nghĩ riêng của mình. Những bạn thích chơi
với nhau thì biết nhường nhịn, đoàn kết, còn không thì dễ mâu thuẫn từ những lí
do nhỏ nhặt, dẫn đến hành vi nói xấu, lấy đồ dùng, trêu chọc, giật tóc…Nếu
giáo viên không để ý, giám sát thường xuyên và can thiệp kịp thời thì những
mâu thuẫn nhỏ lại có thể trở thành mầm mống của bắt nạt học đường.

+ Học sinh thích (hoặc bị gán ghép là thích) bạn khác giới

Trong quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học, có mối quan hệ giữa các bạn khác
giới. Chêu chọc, ghép cặp với nhau.

- Trong giao tiếp với người lớn (cha mẹ và giáo viên)

Dù đã từng đi học mẫu giáo, được tiếp xúc với cô giáo mầm non, nhưng nội
dung, cách thức giao tiếp của giáo viên tiểu học có nhiều điểm khác biệt nên
hầu hết học sinh vẫn thấy bỡ ngỡ và cảm nhận rõ hơn sự nghiêm khắc của giáo
viên.

Trong mối quan hệ với cha mẹ, dù vẫn được yêu thương, chăm sóc nhưng trẻ
cũng cảm nhận được sự khắt khe, yêu cầu cao hơn từ phía người lớn đối với
mình. Cảm nhận về sự thay đổi này làm nảy sinh ở học sinh tiểu học những khó
khăn nhất định trong giao tiếp với người lớn (theo hướng thu mình hoặc chống
đối)

2. Biểu hiện:

Ví dụ: bị cô gọi lên trả bài khi mình chưa học bài và làm bài tập, hoặc khi đang
học bài hay nhìn ra cửa sổ một hồi lâu, ngơ ngẩn

- Hay hỏi những câu hỏi dò xét:

Ví dụ: những câu hỏi thăm dò như “Mấy giờ tan học ạ?”, “Con được 9 điểm mẹ
có cho con mua đồ chơi ạ?”

- Những câu hỏi mang tính thoái thác, tìm cách trốn tránh việc đi học:

“Con bị đau bụng quá, cho con nghỉ học hôm nay được không mẹ?”

- Những cơn đau lặt vặt như đau bụng, đau đầu…

- Phản kháng kịch liệt và thái độ tiêu cực với việc đến trường:

ghét đi học, tìm mọi lý do để nghỉ học, không thích giao tiếp với bạn bè, thầy

- Nhận thức mới mẻ, xa lạ với mọi thứ xung quanh:

tâm lý này được biểu hiện rõ rệt nhất ở các em lớp 1 vì đây là lần đầu tiên chúng
tiếp xúc với một không gian sinh hoạt hoàn toàn mới nhưng lại không có sự kề
cạnh của bố mẹ.

- Khả năng tập trung lắng nghe thấp:

Hay nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học, Viết chữ sai chính tả, viết
ngược

- Luôn có cảm giác buồn ngủ:

các em vẫn còn chưa hình thành được nề nếp sống chủ yếu là sinh hoạt theo bản
năng, ăn ngủ là chuyện thường tình bởi thế nên nhiều em sáng ra đến trường hai
mắt cứ lờ đờ và khi vào tiết học thì ngủ sâu trên bàn học.

- Thường xuyên mất đồ dùng học tập

Tình huống:

Vấn đề học sinh gặp phải: Ít nói, sống độc lập

Học sinh A sinh ra là một đứa trẻ ngoan ngoãn, đến năm lớp 2 ba mẹ ly thân
em phải về nhà sống với mẹ cùng ông bà ngoại. Một thời gian do kiếm tiền mẹ
phải đi làm ăn xa nên em phải sống với ông bà. Từ đó em sống khép kín, ít trò
chuyện, sống độc lập và hay chơi một mình. Đôi mắt buồn hiu và dường như
các hoạt động ngoài giờ em tham gia chỉ cho có mặt, không nhiệt tình

Các hình thức tư vấn:

- Hẹn gặp em cuối buổi học tại phòng truyền thống Đội để trò chuyện tâm sự
với em về những vấn đề em gặp phải.

- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em sống khép kín, hay chơi một mình và ít hoạt
động giao lưu với bạn bè.

+ Học sinh trả lời: Vì về nhà em không có ai chơi, ông bà thì đã già cũng
không bày được cho em học, em không có ai để tâm sự, nói chuyện. Đến giờ ăn
cơm, học bài và tắm thì ông bà chỉ gọi và nhắc nhở rồi làm theo.

- Giáo viên tư vấn cho em: Chia sẻ những mất mát, thiếu thốn về tình cảm mà
em phải đối mặt. Trở thành người anh, người bạn tốt và nói chuyện với em khi
em cần giúp đỡ. Cho em tham gia vào nhóm học tập tại khu dân cư, bố trí các
anh chị lớp trên giúp đỡ.

- Bố trí Giáo viên hoặc Đoàn viên thanh niên giúp đỡ em trong các hoạt động
học tập và ngoài giờ lên lớp.

- Phân công em tham gia vào các công việc nhó, tổ vào các đội măng non, sao
đỏ, cờ đỏ và giao nhiệm vụ để em hoàn thành cùng accs nhóm bạn qua đó giúp
em tự tin hơn trong giao tiếp.

- Phân công các bạn cùng nhóm để giúp đỡ trong mỗi tiết học tổ chức tham gia
các hoạt động tập thể để giúp con tự tin và mạnh dạn hơn, biết phân biệt và bảo
vệ bản thân nhiều hơn.

- Xin số điện thoại của ba mẹ để gọi điện an ủi cho em hoặc gặp riêng ông bà
để chia sẻ cho ông bà về tình trạng tại trường. Mong ông bà khuyên răn, tạo
niềm tin cho cháu một môi trường tâm lý thoải mái khi đến trường và về nhà.

Tình huống: Học sinh bị trêu chọc

Giả sử trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh nghèo, bố mẹ thì li hôn, hay bị
các bạn chế diễu, trêu chọc. Là giáo viên chủ nhiệm của lớp, bạn sẽ làm gì
trong tình huống này?

Hướng giải quyết

 Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu xem em nào hay trêu chọc bạn
 Sau đó, yêu cầu học sinh chấm dứt việc trêu chọc bạn đồng thời phân
tích một cách rõ ràng để cả lớp chia sẻ nỗi mất mát về tinh thần của học
sinh đó để kịp thời giúp đỡ, chia sẻ với em ấy, giao trách nhiệm dìu dắt
nhau cùng tiến bộ
 Phối hợp với các tổ chức đoàn thể kêu gọi quyên góp ủng hộ kịp thời về
vật chất
 Gặp riêng phụ huynh của em để trao đổi và yêu cầu phụ huynh động viên
học sinh vươn lên bằng nghị lực của mình.
3. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học
sinh tiểu học.
 Nguyên nhân chủ quan: mỗi học sinh có một cá tính khả năng và nhu cầu riêng, tùy
thuộc vào cá tính của từng học sinh những yếu tố như khả năng học tập, tính cách, sức
khỏe, tình trạng tâm lý sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.
- Học sinh có vấn đề về sức khỏe hoặc do trẻ mắc 1 số bệnh bẩm sinh: câm điếc bẩm sinh,
sức khỏe yếu nên ít tham gia vào các hoạt động tập thể, giao lưu cùng các bạn
- Do tính cách của học sinh (sống khép kín, không cởi mở, ít chia sẽ…)
- Do khả năng ngôn ngữ của học sinh còn hạn chế.
- Học sinh không được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học.
- Học sinh luôn sợ mắc khuyết điểm.
- Học sinh được quan tâm chiều chuồng quá mức.
- Khả năng nhận thức của học sinh bị hạn chế.

 Nguyên nhân khách quan:


+ Từ phía trường học: môi trường học tập cũng ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh, đặc biệt
là những yếu tố như chương trình giảng dạy, phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất, thầy cô
bạn bè.
- Giáo viên chưa thực sự hiểu rõ tâm lý học sinh.
+ Giáo viên chưa tạo cơ hội kết bạn cho các học sinh.
+ Giáo viên ít động viên, khuyến khích học sinh.
+ Giáo viên ít trò chuyện, chia sẽ, tâm sự với học sinh.
- Ít có hoạt động tương tác gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
- Thời gian ngoài giờ học quá ngắn.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá nội dung công việc của học sinh còn chưa bù hợp.
- Giáo viên đối xử, giao nhiệm vụ với mỗi học sinh chưa thực sự công bằng.
- Tình trạng bạo lực học đường: học sinh không đoàn kết, đánh nhau, thờ ơ, tị nạnh; giáo viên
đánh học sinh; xúc phạm đến học sinh...
- Các hoạt động trong nhà trường chưa phù hợp với lứa tuổi.
+ Từ phía gia đình: tình trạng hôn nhân, kinh tế gia đình, cách cha mẹ giáo dục con cái sẽ
ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.
- Gia đình quá chiều chuộng trẻ.
- Gia đình quá nghiêm khắc đối với trẻ: không để cho trẻ có những không gian tự do riêng,
không để trẻ đi chơi cùng bạn bè đồng trang lứa.
- Gia đình chưa hiểu rõ như cầu giao tiếp của trẻ, thờ ơ, bỏ mặc, ít trò chuyện, chia sẽ cùng
trẻ.
- Môi trường gia đình không thuận lợi: ba mẹ ly hôn, con không sống cùng ba mẹ, điều kiện
gia đình gặp nhiều khó khăn.
- Bạo lực gia đình: cha mẹ thường xuyên đánh trẻ, dọa mắng trẻ, có thể tâm lý sợ hãi, ám ảnh
ở trẻ.
- Gia đình thiếu phối hợp với giáo viên và nhà trường trong việc giáo dục trẻ.
+ Từ các yếu tố khác: trong một xã hội phát triển con người sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp
lực từ xã hội. Vấn đề đóng vai trò quan trọng cuộc sống, đánh giá của người khác, tầm quan
trọng của việc học tập, sự cạnh tranh, tình trạng bạo lực tệ nạn xã hội đều có thể ảnh hưởng
tới tâm lý của học sinh:
- ảnh hưởng từ thời 4.0, trẻ dần dành quá nhiều thời gian vào các thiết bị công nghệ, lười giao
tiếp, ngại ra ngoài.
- Lối sống từ những người xung quanh,….
Khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh tiểu học đến từ nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan.
Để tháo gỡ được khó khăn tâm lý cho trẻ trong giao tiếp cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội. Các lực lượng này cần luôn động viên, khuyến khích trẻ, tạo cho
trẻ tâm lý được tôn trọng, yêu thương, quan tâm đứng mức tới nhu cầu giao tiếp vui chơi của
trẻ; tạo ra nhiều khu vui chơi giải trí, nhiều sân chơi lành mạnh để trẻ có điều khiện mở rộng
giao lưu với môi trường bên ngoài.
III. PHÒNG NGỪA:
1. Hỗ trợ nhà trường có hướng giáo dục phù hợp
2. Giúp các em có cái nhìn toàn diện về bản thân và nâng cao các kỹ năng cần
thiết
3. Xây dựng được mối liên kết bền chặt giữa học sinh và giáo viên
4. Hạn chế các vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của trẻ
5. Giúp phụ huynh hiểu và nắm rõ tâm lý của con cái

Mội số GIẢI PHÁP nâng cao chất lượng công tác tư vấn trong trường Tiểu
học:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:
Để làm tốt công tác tư vấn cho học sinh Tiểu học, mỗi nhà trường cần làm tốt
công tác tuyên truyền cho hs, phụ huynh và và những người làm công tác tư vấn
nhận thức được tính cấp thiết của công tác tư vấn học đường đối với mỗi trường
học, mỗi học sinh, sự cần thiết của tư vấn học đường trong việc GD nhân các,
lối sống, định hướng nghề nghiệp cho HS , tạo cho HS nhu cầu chủ động đến
phòng tư vấn của nhà trường khi có rắc rối về tâm lý và sử dụng các dịch vụ tư
vấn tâm lý khi cần thiết để nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho HS, nâng
cao chất lượng GD

- Tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn
trong nhà trường:
+ đầu tư cơ sở vật chất
+ phối kết hợp với các lực lượng xã hội :
Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với với các lực lượng trong và ngoài nhà
trường , đặc biệt là câc chuyên gia trong lĩnh vực này, phối hợp với hs, phụ
huynh và GV chu nhiệm kịp thời phát hiện những thay đổi tâm sinh lý, những
hành vi không mong đợi ở HS, phối hợp với sở LĐ, thương binh và XH làm tốt
công tác tư vấn hướng nghiẹp, thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường
lao động cần thiết cho câc trường làm đầu mối cho các hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ tham vấn học đường về hướng nghiệp.
Bên cạnh đó, tổ tư vấn cần tham mưu với nhà trường phối hợp với các tổ chức,
cá nhân mở câc buổi hội thảo để tư vấn những vấn đề chung về tâm lý học
đường cho HS, để HS được đối thoại, trao đổi với thầy cô và các chuyên gia
tâm lý, chuyên gia tham vấn đề những vướng mắc.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động tư vấn
- Thành lập phòng tham vấn tâm lý cho học sinh
- Triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh đầy đủ về nội dung, đa
dạng về hình thức.
- Phối hợp các cá nhân, đoàn thể liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý
cho học sinh và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

VI. Vai trò của nhà tham vấn học đường đối với học sinh tiểu học:
- Giúp học sinh hiểu được chính bản thân mình, từ đó khai thác tiềm năng, khắc
phục những hạn chế, thay đổi để hướng đến những điều tích cực thông qua việc
trò chuyện cũng như các hoạt động nghiệp vụ khác.
- Giúp các em làm quen được với việc học tập ở môi trường tiểu học
- Hỗ trợ học sinh khám phá, đối mặt với sự thay đổi, hiểu rõ hơn về quá trình
phát triển của bản thân, giúp các em có những kỹ năng cần thiết trong học tập
và cuộc sống. Ví dụ như:
+Trang bị học sinh kỹ năng giải tỏa cảm xúc, kiểm soát căng thẳng và biết đồng
cảm, thấu hiểu với người khác. Đây là kỹ năng rất quan trọng đối với học sinh
tiểu học.
+Kỹ năng giao tiếp và xử lý những vấn đề trong cuộc sống.
+Kỹ năng học tập để đạt kết quả cao và quản lý việc học một cách hiệu quả
nhất.
+Kỹ năng định hướng để có thể xác định bản thân muốn gì và yêu thích môn
học nào. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp học sinh đánh giá được năng lực của
bản thân và cố gắng hơn trong quá trình học tập.
+Kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi các chấn thương, lạm dụng và quấy rối tình dục.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh
- Kết nối với các lực lượng trong và ngoài trường cùng hỗ trợ, phòng ngừa, can
thiệp, đảm bảo sự lành mạnh về sức khỏe tâm thần.
Ngoài ra, nhà tham vấn học đường còn can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa những
tổn thương về mặt tinh thần, hành vi của học sinh. Từ đó thúc đẩy giá trị của
mỗi học sinh và giúp các em đối mặt vưới khó khăn một cácch hiệu quả ở
trường.

You might also like