You are on page 1of 5

Giúp bé lớp 1 rèn kỹ năng và ham học

Khi con mới đi học, mỗi tối, bạn nên dành thời gian nhất định giúp con học bài, tạo cho
trẻ thói quen đến giờ là ngồi vào bàn học. Thời gian học của trẻ chỉ cần 1 - 1,5 tiếng là đủ
và nên để bé đi ngủ trước 10 giờ.
Thời gian con mới vào lớp 1, cha mẹ cần chú ý rèn kỹ năng học tập, đặc biệt là tư thế ngồi học
của trẻ. Việc này phải thật kiên nhẫn. Người lớn cần nhắc đi nhắc lại thật nhiều lần trẻ mới
thành thói quen được. Bởi vì hầu hết trẻ khi viết đều co rúm người lại, người cong vẹo sang
một bên, ghì bút thái quá và áp sát mặt xuống khi viết. Chỉ cần cha mẹ hoặc cô giáo lơ đi một
chút là trẻ thành thói quen không tốt, sau này không sửa được. Thói quen này ảnh hưởng rất
xấu tới thị lực và cột sống của trẻ.
Điều quan trọng trong việc rèn viết ban đầu cho trẻ không phải là vở sạch chữ đẹp mà là kỹ
năng cầm bút, thả lỏng cổ tay, không căng cứng toàn thân, ngồi viết đúng tư thế, đểsách thẳng,
đầu ngẩng cao.
Mỗi buổi tối, cha mẹ yêu cầu trẻ tự chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, sách vở theo thời khoá biểu
cho ngày hôm sau. Tập cho bé thói quen giờ nào việc nấy, tuân thủ các yêu cầu giờhọc, tập
trung chú ý lắng nghe cô dặn dò sau mỗi buổi học và về thông báo ngay cho bố mẹ. Bạn cũng
giúp bé xếp lịch cụ thể những việc cần làm mỗi buổi tối và nhớ đừng làm hộ mà để con tự làm
thì bé sẽ có ý thức tốt hơn.
Trong thời gian con học, bạn nên xen kẽ các hoạt động vui chơi, có tính chất nghỉ ngơi,
thưgiãn. Để tạo hứng thú cho trẻ, cha mẹ có thể cùng chơi với con những trò chơi học tập, giúp
trẻ làm quen với con số, chữ viết, nhận biết các ký hiệu toán học.
Giúp con học toán
Bạn không nên dạy trẻ học vẹt như kiểu biết đếm từ 1 đến 10 mà giúp bé hiểu bản chất của số,
hiểu các biểu tượng, các ký hiệu toán học.
Ví dụ, để giúp con hiểu số 7 cấu tạo từ những tập hợp bao nhiêu, cha mẹ có thể đưa ra các
hìnhảnh cụ thể như từ 3 quả bưởi 4 quả táo, hoặc từ 5 con chim 2 con vịt ... Bố mẹhãy biến các
hoạt động này thành trò chơi, thi đố … để tăng hứng thú, làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng,
giàu tương tác, tăng hiệu quả.
Khuyến khích bé học đọc
Để giúp con nắm quy tắc ghép vần và học đọc, cha mẹ đố trẻ những câu đố về cách ghép vần:
ghép vần ay (a-y-ay), ghép các âm đầu khác nhau với một vần và thanh điệu hoặc một âmđầu
với các vần khác nhau để tạo từ khác nhau (ví dụ: t-ay-tay; b-ay-bay; ch-ay-chay-sắc-cháy ... t-
ay-tay; t-ai-tai;… ). Tương tự, lắp ráp các chữ cái thành nhiều nhất các từ và một nhóm từ
thành nhiều nhất các câu.

1
Cũng vậy, bạn có thể dạy trẻ chơi trò ai thông minh hơn. Cách chơi: “Bẻ vỡ” những từ khác
nhau (có số chữ cái tương đương nhau) ra thành những chữ cái độc lập, rồi từ những chữ cái
đó lắp thành nhiều nhất những tên con vật, tên của đồ vật trong nhà, tên của những người bạn
trong lớp ...
Ngoài ra, cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thật tốt trong giai đoạn này là cùng con sưu tầm câu
truyện cổ tích, mẩu chuyện vui giàu cảm xúc, triết lý giáo dục, tập kểchuyện tự do, vận dụng
những từ vừa học … kể thành câu chuyện. Trẻ sẽ nhanh chóng làm chủ khả năng đọc trong
khoảng thời gian từ 10 đến 12 tuần nếu giáo viên và bố mẹ biết phương pháp dạy học, kích
hoạt tất cả các giác quan và làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng, thích thú.
Để tập viết không còn là gánh nặng với con
Theo các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý trẻ em, phần tập viết (viết đúng chữ mẫu
trên dòng kẻ ô ly) với trẻ em đầu lớp 1 luôn là nhiệm vụ khó khăn nhất, dễ nhàm chán, dễ quá
tải nhất. Lý lo là khả năng tâm vận động của của nhiều trẻ chưa thật chín muồi. Do vậy quá
trình tập viết, luyện viết chữ cần được thiết kếgiảm nhẹ tối đa bằng cách chia nhỏ nhiệm vụ
này, xen kẽ nó với các hoạt động khác, không nên kéo dài hay giao bài tập viết chữ về nhà cho
bé ở kỳ đầu lớp 1.
Có thể xen kẽbằng những chuyện kể hài hước dí dỏm (giáo viên, phụ huynh khuyến khích học
sinh thay nhau kể … những tiếng cười xua đi sự nhàm chán, giúp bé nhận ra những khảnăng
của mình và quan trọng là giúp bé tự tin hơn). Cũng vậy, những câu chuyệnđọc thêm gây hứng
thú, những trò chơi ứng xử rèn kỹ năng sống hoặc những câu đốvề số, về ghép chữ ... để kích
thích sự phát triển tư duy.
Cha mẹ cũng không nên chỉ nhăm nhăm gò con học toán, học chữ mà nên khuyến khích con
tham gia các hoạt động khác như âm nhạc, vẽ, kể chuyện, đàn, múa, võ ... hoặc tham gia vào
những câu lạc bộ tiếng Anh nếu có thể.
Tuy nhiên, phụhuynh phải lưu ý nguyên tắc: bất cứ một hoạt động gì mà bạn muốn cho con
tham gia thì nên hỏi ý kiến xem con có thích thú không và phải kiểm tra xem các hoạtđộng đó
có quá tải với trẻ không. Nếu trẻ thích thú và thực sự đam mê thì nên cho đi học. Nếu trẻ về
nhà với vẻ mệt mỏi và lo sợ chuyện làm bài tập thì đó là quá tải.

2
20 kỹ năng bé cần trước khi vào lớp 1
Hầu hết các bậc cha mẹ đều tỏ ra lo lắng khi bé chuẩn bị bước vào lớp 1. Các nhà giáo
dục khuyên rằng, nếu bạn biết củng cố một số kỹ năngđơn giản như đếm số, dạy bé biết
tự mặc áo, đi giày ... bé sẽ không còn bỡ ngỡkhi tới trường nữa.
Bạn có thể tham khảo 20 kỹ năng cần dạy bé ở độ tuổi này, tuy nhiên không nhất thiết rằng bé
nhà bạn phải có đầy đủ những kỹ năng đó mà tuỳ thuộc vào cách rèn luyện của cha mẹ chúng.
1. Học thuộc bảng chữ cái
Ngày nay, có rất nhiều bài hát hoặc những loại đồ chơi vui vẻ có tác dụng giúp bé học thuộc
lòng bảng chữ cái. Bạn cũng nên giúp bé cách phát âm chuẩn. Nhiều bé bị ngọng khi nói chữ “l”
và “n” hay phát âm sai chữ “p” và “b”.

2. Biết viết tên bé


Đọc và viết là hai kỹ năng khó khăn khi bé bắt đầu làm quen với bảng chữ cái. Cách tốt nhất là
bạn có thể trở thành cô giáo tại gia cho bé. Chuẩn bị một tờgiấy trắng, bút chì, tẩy, bạn viết thật
to tên của bé trên giấy và hướng dẫn bé tô lại. Tiếp đến, bạn cầm tay và cùng bé viết lại tên cho
đến khi thành thạo.
3. Biết nhiều bài hát
Giai điệu và ngôn từ qua bài hát là cách thú vị giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Bạn chớ
nên ngại ngùng khi cất cao giọng hát tặng bé những bài ngộ nghĩnh. Các bé thường có xu
hướng nhanh thuộc lời bài hát hơn khi cùng được ngân nga hàng ngày với cha mẹ. Không
những thế, bạn còn có thể mượn lời bài hát để giải thích những sự vật, hiện tượng có trong đó
cho bé hiểu.
4. Kỹ năng giao tiếp
Bước chân vào bậc tiểu học, bé phải làm quen với môi trường rộng lớn hơn so với khoảng thời
gian bé học mẫu giáo. Những bé cởi mở, giỏi giao tiếp sẽ thích nghi với bạn bè, thầy cô nhanh
hơn. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen vui chơi cùng nhóm bạn. Kỹ năng này giúp bé hòa nhập,
không khóc nhè và ham thích đến trường.
5. Sử dụng máy vi tính
Không phải là chỉ cho bé xem hoạt hình hay nghe ca nhạc trên máy tính, bạn hoàn toàn có thể
hướng dẫn bé 5, 6 tuổi sử dụng chuột, bàn phím hay các nút tắt, mởtrên máy vi tính. Bé sẽ học
rất nhanh và không bối rối khi phải tiếp xúc với máy vi tính sau này.
6. Sẻ chia với người khác
Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi nuông chiều bé thái quá. Khi ấy, bé sẽ trở nên ích kỷ, nghĩ
mình là nhất và sẽ khó khăn khi vui chơi với các bạn ở lớp. Bé ích kỷ thường dễ bị cô lập và
khó tiếp thu bài vở hơn các bạn khác.

3
7. Biết cách tự chăm sóc bản thân

Đến tuổi này, bạn có thể để bé tự lập trong việc mặc quần áo, đội mũ, đi tất,đi giày ... Có thể
bạn muốn làm giúp bé những công việc này cho nhanh nhưng hậu quả sẽ ngoài tưởng tượng.
Bé sẽ không biết xử lý thế nào nếu chẳng may bị tuột dây giày hay cúc áo ở lớp.
8. Tìm cho bé một người (nhóm) bạn thân
Với bé, có một người bạn để tâm tình hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Vui chơi cùng
các bạn cùng lứa không những giúp bé cân bằng tâm lý, thoải mái tinh thần mà thông qua
những người bạn, cha mẹ cũng có thể biết được những rắc rối bé đang gặp phải để kịp thời
can thiệp.
9. Biết sáng tác truyện
Nên tạo thói quen kể chuyện cho bé trước giờ đi ngủ hàng ngày. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để
bé biết cách xây dựng những câu chuyện theo trí tưởng tượng của bé. Bạn chỉ nên đưa cho bé
một vài mẫu nhân vật, tình tiết và để bé hoàn thiện câu chuyện theo cách riêng của bé.
10. Hoàn thành công việc
Bạn nên rèn cho bé kỹ năng hoàn thành công việc theo yêu cầu. Bé buộc phải đánh răng, rửa
mặt khi ngủ dậy hoặc thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thói quen này rất hữu ích sau này khi
bạn yêu cầu bé phải hoàn thành hết những bài tập cô giáo giao cho mới được đi ngủ.
11. Tham gia trò chuyện cùng mọi người
Gia đình là môi trường quan trọng nhất với sự phát triển của bé. Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng
nên thu xếp thời gian để cùng ăn tối, xem ti vi, nấu ăn hay làm việc nhà với bé. Nhấn mạnh với
bé rằng, bé có thể chia sẻ hay trao đổi về bất kỳ điều rắc rối nào xảy ra ở lớp sau này.
12. Xây dựng sự tập trung
Ở độ tuổi mẫu giáo, bé thường làm những mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé sẽbỏ dở bức
tranh đang vẽ để xem phim hoạt hình. Tính cách này không tốt nếu béđi học mà thiếu tập trung
vào bài giảng. Nếu bạn muốn bé hoàn thiện một bức tranh, tốt nhất nên cho bé làm việc này
trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn nên kiểm tra kết quả sau đó.
13. Học đếm số

Bé có thể làm theo đúng những yêu cầu của bạn như “Con đặt 3 quả cà chua vào rổ giúp mẹ”
hoặc trả lời chính xác những câu hỏi có liên quan đến số đếm như “Nhà mình có bao nhiêu
người?”… Đếm số là cách giúp bé tăng cường trí nhớvà nhanh tiếp thu môn học có liên quan
đến con số ở trường.
14. Phân biệt được quá khứ và tương lai
Bạn nên giúp bé hiểu được khái niệm chỉ thời gian đơn giản như ngày hôm qua, hôm nay, ngày
mai hay tuần trước, tuần tới … Khi đi học, bé sẽ phải làm quen với thời khóa biểu, vì vậy việc
4
nhận diện được thời gian sẽ giúp ích cho bé.
15. Dạy bé cách đặt câu hỏi
Bé thích tò mò hỏi về nhiều thứ xung quanh mình nhưng cách diễn đạt thường chưa chuẩn xác.
Bạn nên dạy bé cách đặt câu hỏi chính xác và dễ hiểu hơn. Đồng thời bạn cũng nên khuyến
khích để bé tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn thắc mắc. Đểbé hiểu rằng, bé có thể hỏi cha mẹ,
bạn bè hay thầy cô giáo những điều bé muốn tìm hiểu.
16. Nhận biết thế giới tự nhiên
Chia các loài vật, cây cối, hoa cỏ thành những nhóm riêng biệt để bé dễ nhớ nhưnhóm động
vật ăn thịt, nhóm động vật ăn cỏ, nhóm cây có quả ăn được, nhóm cây có quả không ăn được
… Cách này giúp bé phát triển tư duy so sánh, tổng hợp.
17. Chơi xếp hình
Xếp hình là trò chơi trí tuệ phù hợp với lứa tuổi của bé (3 - 6 tuổi). Trò chơi này còn giúp bé
phát triển tư duy logic, vì vậy, bé cũng thông minh hơn khi bước vào lớp 1.
18. Vận động mỗi ngày
Lịch học ở bậc tiểu học sẽ nặng hơn ở lớp mẫu giáo. Nếu bé không có sức khỏe tốt, bé sẽ mệt
mỏi, buồn chán và học kém. Bạn nên hình thành cho bé thói quen hoạt động ngoài trời như vui
chơi, đạp xe trong công viên, vừa giúp bé khỏe mạnh, dẻo dai vừa giúp tinh thần bé được minh
mẫn.
19. Nhận biết các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe
Dạy bé phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức khỏe, đồng thời
bạn nên khuyến khích bé ăn đa dạng các chất. Không nên cố nhét thêm bánh, kẹo ... trong túi
quần để bé tiện lợi khi ăn vặt.

20. Học nhạc

Chơi thành thạo một loại nhạc cụ nào đó có thể giúp bé phát huy được năng khiếu, kỹ năng sử
dụng đôi tay và tiếp thu nhanh những quy tắc mới từ thầy cô dạy nhạc.

You might also like