You are on page 1of 13

VÀI GỢI Ý PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ

Cha mẹ cần đánh giá được con mình đang ở


giai đoạn nào của quá trình phát triển ngôn
ngữ để phát triển từ đó.

Khả năng ngôn ngữ của bé có thể nhanh hoặc


chậm hơn lứa tuổi thực.
1. Nói chuyện với trẻ
• Nói chuyện với trẻ thường xuyên, bất cứ khi nào có thể.
• Dùng câu tường thuật để mô tả tất cả những hoạt động
đang diễn ra với trẻ:
-VD: Bây giờ chúng ta ăn cơm nhé. Đây là rau cải. Rau có
màu xanh này.
Mẹ tắm cho con nhé. Mẹ cởi áo này, cởi bỉm này. Nước
ấm ở trên bụng con đấy....
• Dùng câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:
-VD: oa, nước ấm quá! Nước mát quá. Tắm xong thật
sảng khoái.
2. Đọc sách cho trẻ
• Đừng lo con bạn không hiểu được, chỉ cần được
nghe giọng trầm bổng của mẹ/ người thân và xem
hình là bé thích thú lắm rồi.
• Sách cung cấp rất nhiều bối cảnh, từ ngữ, câu
chuyện cho trẻ.
• Bắt đầu với những cuốn đơn giản, hình ảnh và
màu sắc đẹp, cuốn hút (sách tranh ehon Nhật Bản
là một lựa chọn tốt).
• Độ phức tạp của sách tăng lên theo khả năng ngôn
ngữ, nhận thức của bé.
• Tương tác trong lúc đọc bằng các câu bình luân,
hỏi.
3. Học hát cùng con
• Cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi và học hát
theo.
• Có thể tổ chức các buổi “biểu diễn” đóng vai
ca sĩ, khán giả, MC giữa các thành viên trong
gia đình.
4. Kể chuyện
• Kể lại các câu chuyện đã đọc cho con
• Khuyến khích, gợi dẫn con bằng các câu hỏi
và bình luận:
Vd: Ồ ba chú lợn con định làm gì nhỉ?
- Cô bé quàng khăn đỏ gặp ai trên đường nhỉ?
(hỏi bằng ngữ điệu háo hức, chờ đợi, ko phải
kiểm tra trẻ).
5. Theo sự dẫn dắt của trẻ
• Nương theo sự dẫn dắt của trẻ.
• Nếu con bạn ko muốn tiếp tục giở sách thì hãy
dừng ở trang bé thích và cùng nói về nó.
• Nếu bé muốn dừng lại ngắm 1 con gà hay 1
bông hoa, hãy dừng lại cũng bé và nói chuyện
về điều bé đang quan tâm.
• Tôn trọng sự lựa chọn của trẻ,
ĐỂ TRẺ LÃNH ĐẠO
6. Không chỉ trích,
không nổi nóng
• Không chỉ trích trẻ khi con phát âm sai,
không nói “con nói sai rồi”, không bắt con
nhắc lại câu nói (kiểu: con nói đi: con ngỗng,
con ngỗng)
• Chỉnh lại bằng cách nhắc lại câu nói của trẻ
❖À, con muốn nói là con gà con đúng không?
❖Có phải con muốn lấy quả bóng không?
❖Mẹ hiểu rồi, con bị đau ở tay.
7. Dùng ngôn ngữ chuẩn
với con
• Đối xử với trẻ như một “đối tác giao tiếp” thực
thụ, bạn phải là một người nghe- người nói
“lịch sự”:
- Không bóp méo tiếng, dùng từ ngữ, âm thanh
chuẩn (vd: ko nói ăn xịt (ăn thịt), con gâu gâu
(con chó).
- Chờ đợi, lắng nghe trẻ. Cha mẹ đừng chỉ nói
liên thanh, hãy giao tiếp với trẻ, chờ đợi phản
hồi của trẻ (cho dù trẻ chưa biết nói)
8. Có dùng Tivi/ MTB/
điện thoại không?
• Trẻ dưới 2 tuổi không dùng thiết bị điện tử.
• Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể sử dụng nhưng hết
sức hạn chế. (Ý kiến cá nhân: 2-3 tuổi ko quá
15p/ lần; 3l/ ngày; 4-6t ko quá 30p/ lần, 3l/ ngày)
• Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, cần phải có
tương tác, Tivi, ipad không tương tác với trẻ.
9. Các cơ hội ngoài ngôi
nhà
• Tận dụng các cơ hội khi ra khỏi nhà để nói chuyện/ giới
thiệu với con.
Vd: Siêu thị, công viên, thủy cung, vườn bách thú.
• Đừng giới thiệu quá nhiều/ quá ít từ mới trong 1 buổi.
• Nên khéo léo lặp lại, nhắc lại nhiều lần một số từ ngữ
để bé có thể nhớ được (trẻ cần được nhắc lại từ 4-14 lần
mới có thể nhớ được từ. Lưu ý: nhắc lại ko phải là “lá,
lá, lá, lá....” mà là sử dụng từ đó nhiều lần, có ngữ cảnh.
10. Một vài lưu ý
Lưu ý:
- Đừng nhăm nhăm hỏi con những điều
chắc chắn con đã biết và quá dễ với con.
- Đừng hỏi để kiểm tra con.
- Đừng đem con ra làm trò (con biểu diễn
cái này cái kia trước mặt người lớn để
người lớn hãnh diện, hỉ hả).
- Đừng ép con nói bằng những cách tiêu
cực (cướp đồ của trẻ rồi bắt xin, bắt ạ).
Tham khảo
1. https://www.parents.com/baby/development/t
alking/9-ways-to-help-your-childs-language-
development/
2. https://www.parenttoolkit.com/academics/adv
ice/english-language-arts/helping-your-child-
build-a-strong-vocabulary
3. https://www.home-speech-home.com/how-to-
improve-communication-skills.html
(Bài viết được gợi ý và tổng hợp từ các trang
web trên và bổ sung ví dụ, phụ huynh nên đọc
vào bài gốc để hiểu sâu hơn).

You might also like