You are on page 1of 57

TỔNG HỢP KINH NGHIỆM CỦA CÁC PHỤ HUYNH TÂM HUYẾT TRONG GROUP

Free English Children’s Book Club (CLB Sách Tiếng Anh Trẻ Em)
DANH MỤC
A. KHI NÀO NÊN BẮT ĐẦU HỌC/ ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH? ......................... 2
B. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾNG ANH CỦA CON LÊN NHANH?? ....................... 3
C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH....................................................................................... 5
D. LỘ TRÌNH CÙNG CON HỌC TIẾNG ANH NHƢ NÀO THÌ HIỆU QUẢ!... 14
E. LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH TỪ GIAI ĐOẠN BĂT ĐẦU ĐẾN HẾT MẦM
NON - PHẦN I ............................................................................................................. 16
F. LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH BÉ BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG ANH TỪ LỚP 2 21
G. MAI NHI ĐÃ HỌC NGOẠI NGỮ NHƢ THẾ ĐÓ- EM BÉ SỐNG Ở NƢỚC
NGOÀI . ....................................................................................................................... 22
H. KINH NGHIỆM ĐỒNG HÀNH TIẾNG ANH CÙNG BÉ ............................... 24
I. BÉ BẮT ĐẦU ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH NHƢ THẾ NÀO?.............................. 26
J. KINH NGHIỆM CHỌN SÁCH CHO CON ......................................................... 28
K. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THÍCH ĐỌC
SÁCH .......................................................................... ............................................. 31
L. KHƠI GỢI , NUÔI DƢỠNG TÌNH YÊU ĐỌC SÁCH CHO CON. ................ 32
M. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH CÙNG CON. .............. 36
N. “GIỌT MAY MẮN” TRONG HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM PHƢƠNG PHÁP
HỌC TIẾNG ANH CHO CON .................................................................................... 37
O. LỘ TRÌNH HỌC PHONICS VỚI OXFORD PHONICS .................................. 38
P. KINH NGHIỆM HỌC PHONICS của 2 mẹ con Haley ................................... 40
Q. KHI NÀO NÊN HỌC PHẦN MỀM VÀ PHẦN MỀM GÌ ? ............................. 43
R. PHẦN MỀM TIẾNG ANH ABC KIDS LISTEN, KHAN ACADEMY
RAZKIDS và FAFARIA, KHAN ................................................................................ 45
S. TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ BẮT ĐẦU CÙNG CON HỌC TIẾNG ANH ................ 48
T. GRAPSEED ....................................................................................................... 50
U. ĐĂNG KÝ THAM GIA THỬ THÁCH ĐỌC THÔI ........................................ 51
V. NGHE TIẾNG ANH .......................................................................................... 53
W. THỜI GIAN BIỂU 1 NGÀY DÀNH CHO MAI NHI …………………….54
Ngƣời tổng hợp+ sửa chữa: Nguyễn Trang
https://www.facebook.com/profile.php?id=100010248822276

1
A. KHI NÀO NÊN BẮT ĐẦU HỌC/ ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH?
Tác giả Nguyen Tat Thang https://www.facebook.com/ntthangvn
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/66672348
3669706/
- Tiếng Anh nên học/đọc càng sớm càng tốt. Việc đọc Tiếng Anh tốt nhất
nên tiến hành trước khi học lớp 1. Note: với các bé còn quá nhỏ để học đọc
(chữ), tốt nhất nên cho nghe thụ động trƣớc, nhƣ bên Australia thì 5t là chính
thức dạy đọc, 4t các cô dạy con số bảng chữ cái và đọc cho các con nghe hàng
ngày. Vì sao? Vì càng nhỏ tuổi thì khả năng học một một ngôn ngữ mới của trẻ
càng cao. Tiếp nữa là trẻ sẽ không bị ảnh hƣởng nhiều bởi ngôn ngữ mẹ đẻ.
Nếu phụ huynh sợ điều đó ảnh hƣởng tới việc học Tiếng Việt của con? Không
hề. Chúng ta cùng lắm là cho con “tắm Tiếng Anh”, nhƣng hàng ngày con luôn
“thở trong Tiếng Việt”.
- TRÌNH ĐỘ PHỤ HUYNH NHƢ THẾ NÀO THÌ DẠY CON TỐT
NHẤT?
- Mình sẽ phân loại theo thứ tự từ “DẠY” tốt nhất đến kém hiệu quả nhất.
1. Trình độ cao: Đƣơng nhiên rồi, ngƣời có trình độ English cao, không chỉ
dạy đúng mà còn tìm đƣợc những nguồn học liệu hiệu quả.
2. Phụ huynh “mù tịt English”: nhóm này mình nghĩ nếu tích cực tham gia
“học/đồng hành cùng con” thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao. Vì sao? Vì không
biết TA nên không có những kiểu dạy nhƣ “Để mẹ đọc mẫu cho con!”, “Con
phải đọc nhƣ mẹ thế này mới là đúng...”. Vấn đề đạt hiệu quả thì cần tìm đƣợc
nguồn học liệu tốt và có phƣơng pháp phù hợp (group mình có vẻ đang khai
thác theo hƣớng này).
3. “English tàm tạm”: Nhóm này nếu tự tin thái quá và không có phƣơng
pháp đúng thì mình nghĩ dễ làm con học sai nhất. Đặc biệt là việc đọc thay cho
con, không dùng file nghe chuẩn, mà lấy mẹ làm hình mẫu. Kết quả: “Hai mẹ
con giỏi nhƣ nhau”, chỉ trong nhà hiểu nhau chứ ngƣời ngoài thì chịu.
- Vì trình độ cao hẳn là rất ít, đa số phụ huynh chúng ta tiếng Anh đều từ
...sàn sàn tới...mù tịt. Nên post này mình mong muốn mọi ngƣời nhận thức về
việc học tiếng Anh sớm cho con để sau này không phải tiếc nuối vì bỏ lỡ “giai
đoạn vàng” của trẻ. Cần tự tin “HỌC TIẾNG ANH CÙNG CON” ngay và luôn,
vì hiện nay rất nhiều ngƣời vẫn nghĩ “mình mù tịt English thì dạy cho con giỏi
ENGLISH là điều xa xỉ”. Thêm nữa, cần để ý tìm hiểu các phƣơng pháp và
nguồn học liệu phù hợp cho các con mình!
Note: Nguồn file nghe chuẩn, theo mình là những nguồn đƣợc xuất bản trực tiếp
từ các NXB nổi tiếng nhƣ: Oxford, Usborne, Scholastic, Little fox, Peppa Pig,
Disney,...các nguồn file nghe "lang thang hoặc không chính thống", tốt nhất phụ

2
huynh nên tham khảo ngƣời có kinh nghiệm trƣớc khi áp dụng cho con em
mình.

B. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾNG ANH CỦA CON LÊN NHANH??

Tác giả Ngân JP


https://www.facebook.com/ngan.jp/media_set?set=a.10155600756212241&type
=3
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/72032115
4976605/
Thực sự là đây là một câu hỏi thƣờng trực của tất cả các phụ huynh. Nhƣ
trƣớc giờ em vẫn chia sẻ với mọi ngƣời, em luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc bố mẹ đồng hành cùng con ở nhà, vì bố/ mẹ mới là ngƣời có thể hỗ trợ cho
con nhiều nhất, và giúp con tiếng anh lên nhanh nhất, đặc biệt trong độ tuổi 4-
6y. Em xin tóm tắt một số kinh nghiệm của em, hi vọng giúp các con ở nhà học
tốt hơn, bố/ mẹ áp dụng hiệu quả hơn nhé.
1. NGHE

Em cũng đã giới thiệu với mọi ngƣời về loa USB - loa cắm usb vào trực
tiếp để nghe. Nếu gia đình nào có con học tiếng Anh thì nhất thiết phải có
một cái loa này, vì nó có ƣu điểm là tiện lợi và vô cùng dễ sử dụng.
Tuy nhiên, cho con nghe cái gì mới là quan trọng. Mọi ngƣời luôn lƣu ý
giùm em một số quy tắc nghe nhƣ sau nhé:
❤ Luôn đi theo sở thích của con:
Bố/ mẹ luôn lựa chọn chƣơng trình nghe theo đúng nhu cầu và sở thích của con.
Em ví dụ hai chƣơng trình mà các bạn thích:
COn gái thì các bạn hay thích peppa pig
: https://www.youtube.com/user/theofficialpeppa
Con trai hay thích The little bus Tayo: https://www.youtube.com/user/Tayo
(Mọi ngƣời có thể mở cho con xem 1 ít, còn phần lớn thời gian là nghe thôi
nhé. Hai kênh này em thấy các bạn rất thích. Nếu ai có nhu cầu muốn em gợi ý
kênh nào thì comment sở thích của con, em có thể đƣa ra vài gợi ý nhé)
❤ Số lượng ít, tần suất nhiều
Mỗi lần nghe, các con chỉ nghe khoảng 1-2 file audio/ tuần, để các con đủ ngấm
nhé. Không nên cho con nghe nhiều file quá một lúc, các con sẽ khó nhớ đƣợc.
Các con cần nghe đều đặn hàng ngày nhé
2. ĐỌC

Liên quan đến việc đọc, em xin phân tích rõ thêm việc đọc hiểu để phụ
3
huynh có thể hiểu thêm. Việc các con học Phonics là 1 trong 5 nhân tố hình
thành nên việc đọc hiểu tốt của con, cụ thể các nhân tố đó nhƣ sau (Các bố
mẹ có thể đọc thêm trong cuốn Put reading first - Mỹ hoặc Tài liệu hƣớng
dẫn học đọc của Anh nhé):
- Nhận biết âm vị: Nhận biết 44 âm trong tiếng anh (tên tiếng anh là
international alphabetic code), đƣợc hình thành từ 26 chữ cái tiếng Anh
- Ghép vần: EM đã có post riêng về bài này rồi, cụ thể e dùng Oxford
Phonics. Các con nhận biết đƣợc các âm vị để có thể ghép và đọc đƣợc từng từ
hoàn chỉnh, sử dụng các quy luật đã biết để đọc các từ khác.
- Đọc lƣu loát: Để đáp ứng đƣợc tiêu chí này, các con cần đọc nhiều (bao
gồm cả những từ sight word và những từ đƣợc ghép từ công thức phonics). Do
đó, ngoài việc học các từ theo giáo trình, các con cần đọc thêm sách bổ trợ, đặc
biệt là các sách decodable books
Em đã up khá nhiều sách lên link sau. Mọi ngƣời có thể download về in cho
con
đọc https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155601267627241&set=a.1
0155600756212241.1073741890.829202240&type=3&theater
- Từ vựng: Các con học từ vựng thông qua sách, truyện, phần mềm... Ngoài
các từ vựng trong giáo trình, các con cần bổ sung thêm các từ vựng khác theo
chủ đề, có thể dùng phần mềm Monkey Junior hoặc tƣơng tự để hỗ trợ.
- Đọc hiểu: Khi các con đã làm chủ đƣợc các kỹ năng trên, các con cần
nhuần nhuyễn việc đọc hiểu: nói nôm na là đọc, hiểu nội dung truyện, có thể trả
lời và hỏi những câu hỏi liên quan đến truyện (Sử dụng công thức 5W+1H),
phân tích tình tiết chính của truyện, sắp xếp thứ tự của truyện, và kể lại truyện
theo khả năng hiểu của mình. RIêng về phần đọc hiểu thì có rất nhiều bài viết
hay và chi tiết, nhƣng quan trọng nhất, các con cần đọc rất nhiều, để có thể
nhuần nhuyễn. Các nguồn em dùng là: Sách giấy, Monkey Stories, Raz-kid,
Fafaria.
❤ Nói thêm về cách đọc sách để con có thể nhớ và bật ra được , dù sách
giấy hay sách nói/ online, dù phần mềm học hay video, mình luôn áp dụng cách
này và thấy rất hiệu quả:
Bƣớc 1: Nghe 1 lƣợt sách/video, không dừng lại
Bƣớc 2: Nghe từng câu nhỏ, yêu cầu con nhắc lại
Bƣớc 3: Tắt audio, yêu cầu con đọc lại sách (theo trí nhớ hoặc đọc chữ) hoặc kể
lại
P/s: Tuyệt đối đừng bao giờ ngắt lời con và sửa sai con khi con đang đọc/ kể.
Bố mẹ có thể cùng con sửa bằng cách cùng nhau kiểm tra lại xem chƣa đúng
chỗ nào để khuyến khích con nói lại đúng hơn.
3. NÓI

4
Các con cần đƣợc khuyến khích nói, để các con nói không ngại. Bố/ mẹ cùng
học tiếng anh với con, nói cùng con để tăng phản xạ, độ trôi chảy và niềm
hứng thú cho con. Việc cho con tiếp xúc với giáo viên bản ngữ là nhằm mục
tiêu này, để chuyển các input của con thành output. Ở nhà, bố/ mẹ có thế áp
dụng cách thuyết trình bàn tròn: Cả nhà cùng ngồi lắng nghe nhau thuyết trình
lần lƣợt (Các con thích trò này lắm). Tuy nhiên, thái độ của phụ huynh khi dạy
con nói là vô cùng quan trọng. Em xin lƣu ý ngắn nhƣ sau:
<3 Con nên đƣợc nói về topic con yêu thích chứ không phải topic bố mẹ
muốn.
❤ Mẹ không biết tiếng anh, vẫn có thể khuyến khích con nói bằng những
câu đơn giản: What's next, what happens... để khơi gợi cho con.
❤ Khuyến khích con nói, chứ không phải ép con nói. Khi con thấy thoải
mái, con sẽ nói.
❤ Đừng tạo cho con áp lực là con phải nói bằng mọi giá.
❤ Không nhận xét hay chê bai khi con nói sai.
❤ Mưa dầm thấm lâu, input nhiều, có ngày con sẽ chuyển thành output.
4. VIẾT

Tuổi còn bé, có thể nhiều bạn chƣa biết viết. Các bạn bé có thể luyện dần
với tracing các chữ. Ngoài ra, bố/ mẹ có thể hỗ trợ con chuyển input
thành văn nói và văn viết dƣới hình thức nhƣ sau:
- Cho con vẽ, sau đó rủ con cùng kể về câu chuyện của con trong bức
tranh, bố/ mẹ ghi chép lại cẩn thận câu chuyện, và cùng đọc to để nghe.
- CHo con viết thƣ cho bạn ở phƣơng xa bằng tiếng Anh (học lỏm từ cô
bạn Thanh Phuong Anh Pham)
Lưu ý: Khuyến khích mới là điều quan trọng nhất. Bền bỉ ắt thành công.
Học tiếng Anh là một quá trình rất dài, quan trọng nhất bố mẹ luôn đồng
hành cùng con, và hỗ trợ con trên từng chặng đƣờng, khó đâu sẽ giải quyết đƣợc
hết đấy.
Em xin chia sẻ chút kinh nghiệm thêm cho các phụ huynh nhé.
From Ngan Jp with love
❤❤ <3

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Tác giả Ngân JP


https://www.facebook.com/ngan.jp/media_set?set=a.10155600756212241&type
=3

5
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/72039123
4969597/
Đáng lẽ post tài liệu Mon trƣớc nhƣng đang hứng post tài liệu về tiếng Anh nên
triển luôn. Trƣớc giờ vẫn vậy, cứ hứng lên là làm thôi. Bé nhà mình mới 2,5
tuổi nên cũng chƣa gọi là có thành quả gì nổi trội trong việc học tiếng anh, tuy
nhiên, mình cũng có kha khá tài liệu để chia sẻ cho mọi ngƣời.

1. NGHE
Với độ tuổi con mình còn bé, việc nghe vô thức cực kỳ quan trọng. Mình không
có nhiều thời gian ở nhà với con, nên cứ ở nhà là bật tiếng anh, bất kể đang làm
gì. Mình chú trọng cho con nghe nhiều vào hai thời điểm: trƣớc khi đi ngủ đến
lúc ngủ sâu giấc, và lúc vừa mới ngủ dậy. Lúc này não con tiếp nhận thông tin
cực kỳ tốt, nên học sẽ cực kỳ vào. Các file mình hay cho con nghe bao gồm:

1.1 BBC school radio:


https://drive.google.com/folderview…

Theo mình thì file nghe này rất hay, không chỉ bổ sung tiếng anh cho con, mà
còn phát triển thính giác của con rất tốt. Rất thú vị. Với file nghe này, mình áp
dụng các cách nghe vô thức và nghe có ý thức. VD: trong file nghe có đoạn "
what sound is that" và ngừng một tí rồi mới có câu trả lời. Con sẽ nghĩ và trả
lời: " it's rain"
1.2. 100 Nursery songs

http://www.mediafire.com/download/r41064mquc87vdy/Music.rar
Từ hồi trong bụng thì bạn ấy đã nghe nhạc tiếng Anh rất nhiều, và chủ yếu nghe
đi nghe lại các bài hát trong 100 Nursery songs.
1.3. Truyện cổ tích:
a./ http://www.storynory.com/
b./ Children's story book (Let's study English now)
Part 1: https://www.fshare.vn/folder/N4FJ4MJL3DCC
Part 2: https://www.fshare.vn/folder/9F6BTTFDA3AU
Password: let'sstudyenglishnow
1.4 File nghe từ các truyện/ film/ sách
a./ Peppa pig:
Anh Trần Khánh
Thành share: https://drive.google.com/…/fol…/0BzFCIobM6hIOMHYwbmx0d
HdUWU0

Let'sstudyenglishnow: https://www.fshare.vn/file/F1LOB929T2I4

6
Set 15
truyện: http://www.mediafire.com/…/vazit…/Peppa+Pig+%28Set+15%29.zip

b./ File nghe các nguồn khác

Ba Sumo https://www.facebook.com/anhduchoangnguyen/media_set…
2. XEM
Nguồn xem thì rất phong phú, trên youtube bây giờ có cực cực kỳ nhiều, tùy
theo sở thích mỗi bạn để lựa chọn các kênh phù hợp. Nhƣ nghé nhà mình mỗi
ngày chỉ đƣợc xem tối đa 30p, mình đã và đang cho bạn ấy xem các chƣơng
trình:
2.1. Brainy baby: Vừa kích thích não vừa nghe tiếng anh. Mình mua đĩa xem
chứ trên youtube không có đủ
Demo: https://www.youtube.com/watch…

2.2 Music:
a./ SUper simple Songs: https://www.youtube.com/user/SuperSimpleSongs
b./ Chu chu tv
https://www.youtube.com/user/TheChuChuTV
c./ Kidz tv 123
https://www.youtube.com/channel/UCtgpDqkeOToveUgh8igrvXQ
..... và rất nhiều kênh trên youtube
2.3 Gogo's adventure with english
https://www.youtube.com/watch?v=iAujFOXSPno
2.4 Peppa pig:
https://www.youtube.com/watch?v=tcfmF_fIY_8

2.5 Berenstain Bear


https://www.youtube.com/watch…
2.6 Truyện cổ tích: trang Pinkfong: Mình rất thích truyện cổ tích ở trang này.
Ngắn gọn vừa phải, dễ bắt chƣớc và rất rất dễ thƣơng
https://www.youtube.com/watch…

2.7 Disney's Magic English


https://www.youtube.com/watch…
2.8 Truyện ngụ ngôn aesop
https://www.youtube.com/watch…

7
2.9 Một số link bổ sung theo gợi ý của c @Phạm THị Hoài AN (Gr: Nuôi dạy
con thông minh Dux):

a./ Dora English:Dora English đƣợc các bé rất thích, nội dung cũng tốt, đây là
link 61 videos nhé:
https://www.youtube.com/watch…
b./ Đây là link 200 videos Word World English khá hay, có phụ đề:

https://www.youtube.com/watch…

c./ Strawberry Shortcake


"Không biết các bé Việt Nam đã biết đến nhân vật này chƣa, mình chƣa thấy ai
nhắc đến. Mình yêu chất giọng và nội dung trong đây lắm nên ngày xƣa thƣờng
cho Chi xem cả bộ đĩa Strawberry Shortcake, vì mua đĩa bản quyền nên chất
lƣợng tốt lắm. Đây là 200 videos Strawberry Shortcake free trên Youtube nhé:"
https://www.youtube.com/watch…

d./ Magic school bus


https://www.youtube.com/watch…
e./ Hi 5
https://www.youtube.com/results?search_query=hi+5+full

f./ The Koala Brothers:


https://www.youtube.com/watch…
g./ English Funhouse – Pencilman
Bộ 6 đĩa DVD của Aston này giọng chuẩn Mỹ rất hay và vui dành cho các bạn 6
đến 12 tuổi, do Anh ngữ quốc tế Aston và Saigon Vafaco phát hành
https://www.youtube.com/watch…

h./ Play doh


https://www.youtube.com/results?search_query=play+doh+full
i./ Leapfrog
https://www.youtube.com/results?search_query=LeapFrog+full
j./ Bo on the go
https://www.youtube.com/results…

k./ Disney movies


https://www.youtube.com/results…

l./ Các câu chuyện nổi tiếng bằng tiếng Anh:


https://www.youtube.com/results…

8
m./ Video kỹ năng sống:
https://www.youtube.com/results…

2.9 Thỉnh thoảng xem một số phim nhƣ: Lion King, Finding Nemo....

2.10 Phần mềm brainpop

(Đây là chƣơng trình nghe học theo video dạng hoạt hình có phụ đề English
(hoặc có thể tắt phụ đề). Mình đƣợc giới thiệu rất nhiều về phần mềm này,
nhƣng hiện tại mới save lại để biết chứ chƣa học, lớn lớn tí rồi cho học sau.)

Mẫu giáo đến lớp 3: https://jr.brainpop.com/


Trang chính: https://www.brainpop.com/

2.11 Phần mềm Monkey Junior


http://www.monkeyjunior.vn/
Đây là phần mềm học tiếng Anh do ngƣời Việt phát triển, tƣơng tự nhƣ
Brillkids, rất thú vị, tiện dụng, giá cả hợp lý. Highly recommend.

3. NÓI
3.1 Nói tự do

- Hàng ngày, mình cố gắng nói tiếng anh với con nhiều nhất có thể. Nhiều lúc
con nói tiếng Việt mình còn giả vờ không hiểu để bạn ấy cố gắng nói tiếng Anh
cho mẹ hiểu. Có những câu bạn ấy chƣa diễn đạt đƣợc ý, mình chỉ cho bạn ấy
cách diễn đạt cả câu và yêu cầu bạn lặp lại (Dạy tiếng Việt sao thì dạy tiếng
Anh i chang vậy: Bắt đầu từ từ đơn, từ ghép, rồi nói thành câu, đặt câu hỏi,
mớm cho bạn ấy trả lời...). Đi ra đƣờng thì cứ gặp gì nói nấy.
- Trong các hoạt động hàng ngày, có những câu mình không biết nói chính xác
nhƣ thế nào thì mình tham khảo trong cuốn: English for everyday activities:
Cực kỳ hữu ích cho các mẹ chƣa giỏi tiếng anh. Em xin phép anh Trần Khánh
Thành cho e copy luôn link của anh vì link có cả file audio:
https://drive.google.com/folderview…

- Xuyên tạc các bài hát: Ở nhà mình, hai mẹ con hát hò suốt ngày, mọi lúc mọi
nơi mọi thời điểm. ngoài những bài vốn có thì chúng mình còn xuyên tạc rất
nhiều. Đi đánh răng thì hát " THis is the way I brush my teeth".
ĐI tắm thì phổ lời theo bài :"Are you sleeping" : Having shower, having
shower. Look at me. Look at me. I'm having a shower. I'm having a shower. So
much fun.

Đi rửa tay: Phổ lời bài "Mary had a little lamb": Let's go to wash our hand, our
hand, our hand. Let's wash our hand.. before eating.

9
Đi ra ngoài: Walking at the street, looking for the shape, shape shape shape.
What can you see - I can see square...

3.2 Nói có chủ đích:


- Mình in bộ giáo trình gogo, luyện tập các mẫu câu cơ bản với bạn ấy hàng
ngày: who is this, what is that....
- Mình chọn một

topic bất kỳ nào đó để nói: transportation, fruit và chơi với bạn ấy.
- Nói theo bài học mon: Thực hành các bài tập theo mon và thay vì giải thích
bằng tiếng Việt thì mình dùng tiếng Anh. Vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên đáng
kể theo chủ đề mà bạn đƣợc học.
- Đóng kịch: 2 mẹ con mình thƣờng đóng kịch diễn lại một đoạn hội thoại ngắn
trong các câu chuyện/ bài hát đƣợc nghe: vd: Jonny Jonny yes papa, The little
red riding hood.... (M:Grandma, your eyes are big ; C: My eyes are big so I can
see u well...)

4. HỌC THEO PHƢƠNG PHÁP GHÉP VẦN


Ở nhà mình cũng kết hợp dạy con theo pp ghép vần, và linh hoạt theo từng buổi
dạy: Có khi chơi theo pack của các trang themeasuredmom, 1+1-1=1..., có khi
chỉ là xem các video phonics, có khi là đọc sách phonics. Hiện tại bạn đã học
hết alphabet và bắt đầu bƣớc sang học phần short vowel.
Tài liệu thì cực cực kỳ nhiều mà thời gian chỉ có hạn, nên mình chỉ ƣu tiên dùng
1 số thứ. Hiện tại, mình đang cho con học theo Brillkid (10p/ ngày) và học
phonics theo trang kizphonics (10p/ ngày). Nếu mua tài khoản của kizphonics
rồi thì bạn không cần phải lăn tăn lên kế hoạch dạy con phonics nhƣ thế nào
nữa, cứ chạy theo chƣơng trình sẵn có. Tuy nhiên, các printables và flashcard
của kidzphonics hơi nhàm chán, nên mình chỉ cho xem video và chơi games
trên đó, còn sách và printables mình chủ yếu dùng tài liệu từ themeasuredmom.
4.1 Phần mềm học phonics
a./ Brillkids: http://www.brillkids.com.vn/
b./ Starfall: http://www.starfall.com/
Các bạn có thể mua chung tài khoản với gr Con Tự Học
c./ Kizphonics: http://www.kizphonics.com/
Có thể mua chung tài khoản với Gr Con tự học ở trên
d./ Little Fox: http://www.littlefox.com/
e./ Monkey Junior: http://www.monkeyjunior.vn/

4.2. Các trang web học phonics: Mình thƣờng dùng nhiều nhất là trang:
kizphonics, starfall, the measured mom..

a/ Vì con yêu: http://viconyeu.net/…

10
b./ Starfall: http://www.starfall.com/
c./ Kidz phonics: http://www.kizphonics.com/

d./ Reading eggs: http://readingeggs.com.au/

e./ Learn to read free: http://www.learntoreadfree.com/

f/ Liter active: http://www.literactive.com/Home/index.asp


g./ 1plus1plus1equals1: http://www.1plus1plus1equals1.com/YouCanRead.html

h./ Quiz tree: http://www.quiz-tree.com/Sight-Words_main.html

i./ Game quarium: http://www.gamequarium.com/readquarium/sightgames.html

j./ Your dictionary: http://www.yourdictionary.com/diction…/Sight-Word-


Games.html

k./ Bingo card creator: https://www.bingocardcreator.com/dolch-sight-words-


bingo.htm

l./ The school


bell: http://www.theschoolbell.com/…/Directions/word_searches.html
m./ Family learning: http://www.familylearning.org.uk/sight_word_games.html
n./ Living world apart: http://www.livingworldsapart.blogspot.com/p/wheel-
school.ht…

o./ The measured mom: http://www.themeasuredmom.com/letter-of-the-week-


with-a-3-…/

4.3/ Link down các tài liệu học phonics:


a./. Jolly
phonics: https://drive.google.com/…/0B6wZoLqkTHxAV0dxZW82cnEzR…/vi
ew…
pass giải nén: let'sstudyenglishnow
b/. Zoo
phonics: https://drive.google.com/…/0B6wZoLqkTHxAYTBuSzN3em0zV…/v
iew…
pass giải nén: let'sstudyenglishnow

c./ Workbooks
phonics: https://drive.google.com/…/0B6wZoLqkTHxAR0JwNjA2N18ye…/vi
ew…

11
d./ Hooked on phonics: https://www.fshare.vn/folder/8EYGZGX3C7QT
password: let'sstudyenglishnow

e./ Smart phonics:


https://www.fshare.vn/file/7IPO47DXCMSV
password: let'sstudyenglishnow
f./ Phonics Kids:
https://www.fshare.vn/folder/8VGEC9ZXG676
Password: let'sstudyenglishnow

g./ Oxford phonics:


https://www.fshare.vn/folder/762GVSZDKGD6
password: let'sstudyenglishnow

h./ Leap frog: https://www.tenlua.vn/…/0637e32ee60d6a0e/children09-leapfrog


i./ The Complete book of phonics (Shared by fb Tran Khanh Thanh
Thanh: https://drive.google.com/…/0B694t0groKHUY0V0VTVZZXBDUHc/vi
ew
j./ Active Phonics (shared by Fb Truong Thu
Huong): https://drive.google.com/folderview…

k./ Phonics ppt (shared by Fb Truong Thu


Huong): https://drive.google.com/folderview…
l./ Scholastic Phonics (Shared by Fb Truong Thu
Huong): https://drive.google.com/folderview…
m./ Tài nguyên của các trang blog - dùng trong việc thực hành các bài học
phonics: Tài liệu của hầu hết các trang phonics nổi tiếng trong mục 4.2 đã đƣợc
download và up tại đây:
https://drive.google.com/folderview…
n./ Alphabet from ABC mouse (Sách dính dán shared by fb Duy
An): https://drive.google.com/folderview…
5. ĐỌC

Mình thƣờng mua/ in sách cho con đọc, hạn chế sử dụng sách trên máy, hỏng
mắt. Nếu dùng thì mình cho đọc trên phần mềm raz-kid và farfaria. Đối với
những sách để học chữ đơn giản thì có lúc mình tua khoảng 10 cuốn/ lúc.
Nhƣng đối với những cuốn sách nhƣ eric carle hoặc những sách truyện có nội
dung nhiều hơn, mình có khi cả tuần chỉ đọc 1 cuốn đến khi bạn ấy hiểu và nhớ
thì thôi chuyển cuốn khác (trừ khi bạn ấy vẫn muốn đọc tiếp). Song song với
12
việc đọc sách, mình bật thêm file nghe, có lúc vừa nghe vừa lật sách, có lúc cho
nghe vô thức, để bạn ấy có thể phát âm chính xác hơn. Sách đang đƣợc mình ƣu
tiên đọc cho Nghé là sách flip flap của usborne, sách raz-kid (hoặc kiểu nhƣ raz-
kid), Eric Carle và sách phonics.

5.1 Sách đƣợc phân loại theo trình độ


a./ Mua phần mềm raz-kid: có thể mua chung với nhóm của anh Quang Đức
Nguyễn hoặc Con tự học.
b./ Mua phần mềm Fafaria
c./ File in sách đọc Raz-kid: https://drive.google.com/folderview…
(Hình nhƣ là file của Gr. Con tự học)

5.2 Các bộ sách nổi tiếng


a./ ERIC CARLE: Mình cực cực cực kỳ hâm mộ sách của ông này: hình vẽ đẹp,
ngôn ngữ đơn giản, phong phú. File in có thẻ download từ link sau:
https://www.fshare.vn/file/2X7XSX12VYZR
password: let'sstudyenglishnow
Nguồn: Let's study English now. Sƣu tầm
Let's study English now.

b./ Sách USBORNE:


- Sách Flip Flap: USBORNE có dòng sách lật giở rất hay, bìa cứng, phong phú,
nhiều chủ đề. Những cuốn này nên mua bản gốc, vì tự làm rất là khó mà tốn
kém k ít chi phí
- Sách phonics: Mình rất thích bộ sách phonics reader:
https://www.fshare.vn/file/52MO911UWPI6
password: let'sstudyenglishnow
Bạn Trinh Diem đã chuyển thành booklet và các bạn có thể download tại
đây: https://drive.google.com/folderview…

c./ 100 cuốn sách hay nhất cho trẻ em:


Đây là 100 cuốn sách tiêu biểu mà các bé nên đọc, đã đƣợc chọn lọc rất kỹ.
Mình xin lỗi vì không thể nhớ nổi ai share, chỉ có link thôi. Nếu ai biết bảo
mình nhé:
https://drive.google.com/folderview…

d./ Sách từ trang We give book cho lứa tuổi từ 0-3


https://drive.google.com/folderview…
e./ Tài nguyên sách:
- Page: Dạy con cùng ba Heo Tít của anh @Trần Khánh Thành. Sách của anh ấy

13
đều đã đƣợc chọn lọc rất kỹ, mình cũng toàn hóng xem anh up quyển nào để in
^^

- Page: Let's study English now : Chắc không ai còn lạ gì page này nữa, sách
nhiều vô kể, toàn sách độc, hay và hiếm

- Page: Ebook for Children Blog : nguồn tài nguyên sách/ tài liệu học vô cùng
phong phú và hữu ích.

6. GIAO TIẾP
Ở trên lớp bạn ấy đƣợc học với ngƣời bản ngữ khoảng 1,5h/ tuần. Ngoài ra cuối
tuần mình thƣờng đƣa bạn ấy đi ra ngoài, lên bờ hồ, đến các lớp nhạc, lớp võ có
ngƣời nƣớc ngoài, đi chơi với bạn mình ngƣời nƣớc ngoài để bạn ấy có cơ hội
đƣợc giao tiếp thêm. Mình cũng không có quá nhiều điều kiện để cho bạn đi học
thêm trung tâm. Nhƣng với quan điểm của mình, thà ở nhà mỗi ngày con đƣợc
nói/ dùng tiếng anh đều đặn 30p/ ngày, còn hơn mỗi tuần con chỉ đến trung tâm
đƣợc 1-2 buổi, mỗi buổi 40p. Việc đến trung tâm chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu con
đƣợc giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài, chứ để bổ sung lƣợng từ vựng và các thứ
khác, mình nghĩ những ngƣời mẹ luôn là ngƣời thầy tuyệt vời nhất của con
----------------------------------------
Note: Chia sẻ của chị Phạm Thị Hoài An:
1./ Speaking: https://www.facebook.com/permalink.php…
2./ English resource: https://www.facebook.com/permalink.php…
3./ Summary: https://drive.google.com/…/0ByPT23ljuvkncEdMbW9saVBXU…/view…

D. LỘ TRÌNH CÙNG CON HỌC TIẾNG ANH NHƢ NÀO THÌ HIỆU QUẢ!
Tác giả Cây bút chì https://www.facebook.com/cay.butchi.35
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/8378882
43219895/

Bài viết chỉ dùng cho các bố mẹ GÀ Tiếng Anh, không dùng cho bố mẹ GIỎI
Tiếng Anh, đây là cách mình áp dụng với con nhà mình, vì khởi điểm cùng
con học TA từ lúc 3t, mình TA cực kém, nghe kém, phát âm từ đơn sai..mình
ko bao giờ phát âm để dạy con; giao tiếp tý Tây chào hỏi tên tuổi xong, ngƣời
ta hỏi thêm câu j nữa là tịt....Nhƣng 2 đứa con mình thì hiện đều có thể giao
tiếp TA hơn mình, phát âm kha khá dù mới 6 tuổi và 5 tuổi.
LỘ TRÌNH VÀ CÁCH HỌC NHÀ MÌNH NHƢ THẾ NÀO?
1. Thứ nhất: Học Tiếng Việt nhƣ nào thì học TA nhƣ thế
- Các mẹ cứ nhớ lại xem dạy con mình học nói Tiếng việt nhƣ thế nào thì cũng
dạy nó nói Tiếng anh nhƣ thế. Đầu tiên là nghe đúng không? Bọn trẻ sơ sinh

14
đến lúc tập nói TV nó chỉ nghe và nghe. Vậy thì khi con bắt đầu học TA hãy
coi nó nhƣ đứa trẻ sơ sinh ý, cũng chỉ nghe và nghe. Nghe tới bến luôn. Nghe
xem những kênh tiếng anh mà con thích, nếu kết hợp đƣợc nghe nguồn tài liệu
phù hợp với con ma có kèm theo sách , để sau nghe j nh rồi nhớ, lúc nhìn sách
mặc dù ko biết ghép chữ mà đọc băng băng luôn là rất hiệu quả!) Mỗi ngày
nghe ít nhất 1h30’ qua các con đƣờng mp3 (nghe hát TA, nghe truyện TA),
mp4 (xem phim, xem ca nhạc). Rồi sẽ tới ngày nó tự bật ra TA. Lớn hay bé
muốn học TA đều cứ bắt đầu tư nghe đã. Nhớ là NGHE ĐÃ ĐỜI LUÔN,
nghe đến lớn luôn, không lúc nào dừng.
- Tiếp nữa là học đọc (đánh vần nhƣ bọn trẻ lớp 1 học đánh vần Tiếng Việt để
học đọc), cái này gọi là phonic. Nhƣng khi nào thì học đƣợc phonics? Phải ít
nhất 4 tuổi mới bắt đầu học đƣợc, họa hoằn có một số trẻ biết nói sớm và trí
tuệ phát triển nhanh hơn các bạn cùng lứa thì chúng học từ lúc 3,5 tuổi. Ai tƣ
vấn cho các bố mẹ cho con học phonics sớm hơn độ tuổi này là bậy; hoặc tƣ
vấn chỉ học phonics mà không nghe, không xem phim, ca nhạc bằng TA cũng
là cực bậy luôn. Học phonics để làm gì? Để biêt đọc, dù có thể ko hiểu nội
dung mình đọc, nhƣng không sao, đọc nhiều cho phát âm nó chuẩn, lƣỡi nó
mềm. Bọn trẻ lớp 1 học Tiếng Việt nó cũng đọc oang oang mà khối thứ cũng
chả hiểu gì, kiểu nhƣ ra đƣờng nhìn thấy Khẩu hiệu Bác Hồ sống mãi trong sự
nghiệp của chúng ta, nó đánh vần đọc hết luôn nhƣng làm sao hiểu đƣợc “Sự
nghiệp”, “sống mãi” . Học xong phonics rồi thì ngày ngày đọc vài quyển
truyện ngắn dài tùy
2. Thứ hai: học liệu và dụng cụ dùng để học TA cho trẻ là gì?
- Học liệu: Nếu nhà nào có điều kiện thì mua app gồm Monkey , fafaria ,
Starfall ,lingo, bistboard vv...Nếu ko có thì cứ lên Youtube mà chơi miễn phí.
Có hết các thể loại từ bài hát, phim hoạt hình, đến cả phonics (phonics thì học
kết hợp kèm cùng, có nhiều cách học phonic nhƣng mình thích phonic từ grape
seed, từ oxford phonic...nhƣng vẫn là sau nghe, nhớ nhiều, nói tốt mới đến
phonic nhé các mẹ)...
- Dụng cụ để học: có điều kiện thì mua ipad, không có thì dùng ngay cái điện
thoại cảm ứng mà học, hoặc máy tính, miễn là có thể vào youtube đƣợc là ok.
Sắm thêm cái loa khoảng 200k là nghe mp3 nhòe (nhà giàu thì mua cái xịn,
nghèo thì chỉ 200k là đủ dùng)
3. Thứ ba: Kiên trì và kiên trì. Với nhà mình thì mẹ dành hầu hết thời gian
rảnh cho việc đồng hành cùng con học TA.
Đều đặn hằng ngày phải cho trẻ tiếp xúc với TA bằng các con đƣờng khác
nhau. Nhỏ hơn 3 tuổi thì chỉ nghe và xem các kiểu. Lớn hơn 3 tuổi thì vừa
xem, nghe vừa học theo app. Từ 4 tuổi thì học đọc sách qua nghe nhớ, nhìn
tranh nói, chụp từ ( ko biết ghép vần)...và kết hợp học phonic để bật âm tốt hơn
.Bản thân bố mẹ phải đạt đến độ “cuồng TA” như kiểu nghiện ý, kiểu mỗi
ngày không thấy con học TA không chịu được thì ắt sẽ có kết quả. Còn nếu lời
phời, hô khẩu hiệu thì chỉ có học bằng “niềm tin” thôi nha.
Mấy dòng chia sẻ đơn giản vậy. Chúc các bố mẹ thành công trên con đƣờng
15
đồng hành cùng con học TA.
Ps: Cảnh báo các bố mẹ chỉ nên tham khảo những ngƣời có con giỏi TA, còn
ai con không làm đc nhƣ hƣớng dẫn, nhƣ ngƣời ta viết bài hƣớng dẫn các mẹ,
hoặc họ không có con thì đừng tin. Bản thân ngƣời ta phải làm thành công với
con ngƣời ta thì mới chia sẻ đƣợc kinh nghiệm cho ngƣời khác !
E. LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH TỪ GIAI ĐOẠN BĂT ĐẦU ĐẾN HẾT
MẦM NON - PHẦN I
Tác giả Phƣơng Linh Chip
https://www.facebook.com/profile.php?id=100040300927850
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/9228106
44727654/
✔Giai đoạn mầm non: Đến giai đoạn này, sau 6 tháng lúc nào cũng ôm cái loa
liên tục để tạo môi trƣờng Tiếng Anh, tƣơng tác để tích luỹ từ vựng, thì từ vựng
của con đã có khoảng 200-250 từ, một số từ con nhớ đƣợc mặt chữ, một số từ
không. Chuyển sang giai đoạn này, Tiếng Anh đã quen thuộc hơn với con vì
con nghe ra rả suốt ngày, thì con chủ động hơn khi tƣơng tác. Giai đoạn mầm
non đƣợc chia làm 2 giai đoạn nhỏ:
♦Giai đoạn 1: Tiếp tục tích luỹ và làm giàu vốn từ vựng Tiếng Anh - công cụ để
tiếp cận kiến thức bằng Tiếng Anh sau này. Giai đoạn này mẹ dạy em theo kỹ
năng, giáo trình đƣợc chọn để phục vụ kỹ năng.
❗ Kỹ năng nghe: Giảm bớt thời lƣợng simple song, thay vào đó sẽ cho em nghe
file nghe của các quyển sách mà em sẽ dùng để luyện kỹ năng đọc. Việc cho em
nghe trƣớc khi đọc khiến cho việc tiếp cận với việc đọc có phần nhẹ nhàng và
hào hứng hơn vì từ vựng, câu cú em đã nghe rồi nên thấy rất quen. Lại bàn về
việc cho con nghe, thì hồi đó mẹ cho em nghe theo 2 mục đích:
1) Nghe liên quan đến sách đọc để em học:
Để học mẹ bắt đầu với chọn razkid là giáo trình đọc xƣơng sống, bắt đầu bằng
level Aa và sau đó tăng dần cấp độ, razkid duy trì đến tận bây giờ, đang đến
level J. Mẹ cứ chọn lần lƣợt 10 bài razkid và copy file nghe vào loa cho em
nghe (10 bài này mẹ sẽ in sách cho em đọc, nếu nghe nhiều quá sẽ bị loãng).
Ngoài giáo trình xƣơng sống để đọc em cũng có nghe và đọc thêm các bộ: all
aboard reading, first little reader, potato. Nhà mình không dùng quá nhiều giáo
trình, mà tập trung đi sâu. Các sách này đều là sách ít chữ, ảnh đẹp, các câu
trong bài cấu trúc lặp lại nhau, rất phù hợp cho bé bắt đầu chuyển từ nghe hát
simple songs sang nghe các bài đọc. Tất cả các giáo trình này, nghe bài nào thì
phần kỹ năng đọc em sẽ đọc bài đó. Mình chỉ dùng sách và mp3 hồi đó vì hồi
đó mỗi ngày con chỉ đƣợc xem ipad hoặc TV ngày 10 phút, những phần ko bắt
buộc phải xem, mình ko cho xem.
2) Nghe để giải trí - nghe những cái em thích mục đích là để em duy trì cảm
hứng với việc nghe Tiếng Anh. Đối với việc nghe giải trí, hồi đó mình chọn cho
16
con giáo trình Playtime vì tính chất giáo trình là các câu chuyện rất xoay quanh
các nhân vật có tên là Rocket, Star, Medoly và 1,2 nhân vật gì đó mình không
nhớ tên và một bạn monkey, con rất thích thú với bạn monkey này. Ngoài ra
còn có bộ thần thánh Peppa Pig, Biscuit, little fox, usborn reading và love
songs. Tóm lại là các giáo trình có cốt truyện để làm nền tảng cho con đọc hiểu
sau này. Con đƣợc xem ipad về các truyện này mỗi ngày 10 phút, đọc sách và
nghe mp3. Do đƣợc xem có 10 phút nên con khá tò mò về nội dung tiếp theo
nên con ôm sách khá nhiều, lúc đó chỉ xem tranh cho hiểu, đọc bập bõm vì chƣa
có đủ từ vựng. Khi xem mình dùng kính lọc ánh sáng xanh cho con đeo (mình
mua ở Nhật - nhãn hiệu Jin). Mình nói chuyện với con nhƣ hai ngƣời lớn về tác
hại của việc xem vô tuyến, ipad quá nhiều mỗi lần con mè nheo đòi xem, đồng
thời mình giữ thái độ kiên quyết và lạnh khi con khóc đòi xem, tuyệt đối không
chiều con, ko mắng con. Có thể coi bạn nhà mình là một bạn bé không giải trí
bằng ipad nhƣ phần đông trẻ em bây giờ. Xem thiết bị điện tử nhiều không chỉ
hại mắt mà còn làm cho bé mất tập trung sau này.
Về thời lƣợng nghe, con nghe bất kể lúc nào con thức, trừ lúc con ngồi học tập
trung (học có chủ đích), con ngủ dậy là mình bật, con nghe trong lúc vệ sinh cá
nhân buổi sáng, trong lúc tập thể dục buổi sáng, ăn sáng, trên đƣờng tới trƣờng,
lúc con đi học về, tắm, chơi, ăn tối và tắt khi con ngồi học tập trung. Khi cho
con nghe mình mở các bài love songs trong vòng 15 phút để "mở" não cho con
vì âm nhạc luôn tạo ra cảm xúc phấn khởi, thƣ giãn sau đó là chuyển sang nghe
Tiếng Anh.
3. Kỹ năng đọc, trong kỹ năng đọc thì chia 2 giai đoạn: Đọc chụp ảnh mặt chữ
để nhớ từ và đọc hiểu.
1) Đọc chụp ảnh mặt chữ để nhớ từ: các giáo trình sử dụng trong phần nghe để
học (phần một) đều đƣợc sử dụng trong phần đọc. Đối với việc đọc mình thực
hiện theo các bƣớc sau:
❗ Cho con nghe một lƣợt từ đầu đến cuối, giở sách tƣơng ứng với phần nghe để
con bƣớc đầu hình dung ra nội dung của bài nghe qua hình ảnh.
❗Cho con nghe từng câu, hƣớng dẫn con chỉ tay vào từng chữ và nhắc lại. Việc
này cần đảm bảo 2 yêu cầu: nhắc lại đủ âm cuối, đúng âm nhƣ ngƣời bản ngữ
nói, và nhất thiết phải chỉ tay vào chữ để nhớ từ. Hoạt động này làm 2-3 lần cho
con.
❗ Con tự chỉ sách và tự đọc không cần file nghe (nhiều bài con chƣa nhớ hết từ
thì mẹ nhắc các từ con quên).
❗Cắt rời chữ và hình, con tìm chữ và hình tƣơng ứng dùng ghim kẹp vào (đây
là sở thích của con mình nên mình tận dụng để cho con học).
2) Đọc hiểu: Sau khi hết level Aa razkid, my first little reader, potato và all
aboard reading thì lƣợng từ vựng của con khá nhiều, con đọc càng về sau tốc độ
càng nhanh thì mình chuyển sang giai đoạn đọc hiểu, sách đọc hiểu mình cũng
sử dụng razkid level A trở lên, sách oxford read and discovery level 1 (đi từng
phần nhỏ vì sách này dài). Nhà mình ko dùng nhiều giáo trình mà dùng ít nhƣng

17
khai thác sâu. Lúc này vốn từ vựng đã khá khá nên mình dùng Tiếng Anh để
giao tiếp với con. Mình hƣớng dẫn con đọc theo 6 bƣớc (có sửa đổi) của
cambridge guided reading (các mẹ search mạng sẽ có chi tiết):
- Bƣớc 1: Orientation
- Bƣớc 2: Preparation
- Bƣớc 3: Independent reading (mình thêm cả khâu trả lời câu hỏi đọc hiểu
trong phần này).
- Bƣớc 4: Strategy check (Bƣớc này mình thay bằng outline the main idea)
- Bƣớc 5: Return to text (Bƣớc này mình thay bằng thuyết trình)
- Bƣớc 6: Follow up activities
(Mình sẽ có bài riêng về cách đọc này, mình thấy nó rất hiệu quả).
Cứ nhƣ thế con khai thác từng quyển sách theo các bƣớc trên nên con nhớ rất
lâu từ vựng, phát âm tốt và đặc biệt cho ra sản phẩm một em bé thuyết trình
"khủng" ❗ nhƣ bây giờ.
❗Kỹ năng nói: Mẹ chuyển hẳn sang nói Tiếng Anh với con (cái này mình lợi
thế hơn các mẹ không nói đƣợc Tiếng Anh) trong giai đoạn này để tạo phản xạ
với con, mình luôn nói chậm, đúng ngữ pháp để các câu bé nói ra đều đúng ngữ
pháp. Vì vậy con thuyết trình không nói sai nhiều ngữ pháp (tình trạng chung
của phần đông các bé nói là sai ngữ pháp), kết hợp việc con nghe giáo trình
chuẩn ngữ pháp nên nền tảng nói của con khá vững vàng.
Việc thuyết trình con làm đều đặn hàng tuần sau khi đọc xong mỗi quyển sách
nên level của con lên rất nhanh.
❗Kỹ năng viết: kỹ năng viết con thực hiện nhiều hơn giai đoạn 2: học kiến
thức.
♦❗Giai đoạn 2: Sau khi công cụ Tiếng Anh khá chắc, mình giới thiệu các môn
toán, khoa học, tƣ duy lgoic bằng Tiếng Anh để con làm quen
LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH TỪ GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU ĐẾN HẾT MẦM
NON - PHẦN II (TIẾP THEO)
❗ Giai đoạn 2: Sử dụng Tiếng Anh nhƣ công cụ để học kiến thức bằng Tiếng
Anh. Sau giai đoạn 1 ôm loa ngày đêm và cày sách, khả năng hiểu và tƣ duy
Tiếng Anh của con đã ở mức cơ bản, mình bắt đầu cho con khai thác môn Toán
và môn Khoa học bằng Tiếng Anh.
✔❗ Đối với môn Tiếng Anh: Lúc này Tiếng Anh vẫn duy trì đọc raz và nghe
loa là chủ yếu, ngoài ra mình mua thêm app Fafaria vì thấy con khá thích thú
với các truyện fiction nhƣ kiểu Little red ridding hood, Cinderella mà các bạn
hay thấy trong phần bedtime story trên youtube. Phải đảm bảo rằng Tiếng Anh
luôn luôn đƣợc bồi đắp liên tục, đều đặn các ngày vì nếu không có công cụ này
thì con sẽ gặp khó khăn trong học toán và khoa học vì con thiếu từ vựng. Các
khai thác razkid thì vẫn giống giai đoạn 1 đã viết trong bài trƣớc, có điều đến
level sau thì bài càng ngày càng dài nên có những bài con đọc bằng mắt chứ
không đọc to nhƣ những level đầu. Con vẫn làm hết câu hỏi đọc hiểu và trả lời

18
đƣợc các câu hỏi của mẹ nên mình tôn trọng con khi con lựa chọn đọc bằng
mắt.
Giai đoạn này là phù hợp để giới thiệu phonics vào dạy con. Bố mẹ lƣu ý,
không dạy con phonics khi con bắt đầu làm quen với Tiếng Anh, con sẽ nhanh
chán và không hiệu quả. Hãy tƣởng tƣợng một đứa trẻ nói sõi hết Tiếng Việt rồi
vào lớp một mới học âm vần, vậy tại sao lại giới thiệu ngay âm vần Tiếng Anh
với trẻ khi con bắt đầu học. Mình chọn giáo trình Oxford Phonics 1 để dạy bé
26 âm tƣơng ứng với 26 chữ cái. Mình không dạy đủ bé 44 âm giai đoạn này vì
thấy phức tạp và bé nhanh nản.
Giai đoạn này trình độ con đã lên hẳn so với giai đoạn bắt đầu, và con bắt đầu
làm cuốn gói. Nói là làm cuốn gói nhƣng mình luôn để con tự đọc và vỡ ra
những phần kiến thức khó, nếu khó quá mình vẫn giảng kỹ và check con bằng
cách đặt câu hỏi trƣớc khi con bƣớc sang phần khác. Con học và làm bài tập
cuốn gói hết sách oxford phonics 1, mình sử dụng thêm sách Jumbo - My
Nursery - phần đầu tiên: Letter A to Z từ trang 1-24 của quyển sách để củng cố
thêm thêm kiến thức về cấu tạo từ từ âm đồng thời gia tăng từ vựng cho con
đồng thời giúp con cầm bút vững hơn vì bài tập trong sách này con đã phải viết.
Cuốn gói xong quyển Jumbo Nursery thì mình không cho con làm lên phần
Tiếng Anh của Jumbo Nursery K1 và K2 nữa vì mục tiêu kết hợp cho con nghe
hiểu chủ động để làm bài tập, làm bài tập trong Jumbo là chỉ là đọc hiểu và
không đủ thời gian để học hết vì buổi ngày con đi học Mầm non, mẹ đi làm
muộn mới về. Mình mua Acellus cho con, cho con làm quen với Môn Language
Grade K, kết hợp học app ixl. Ixl bổ trợ rất tốt cho acellus vì acellus lý thuyết
nhiều nhƣng ít bài tập và ixl bù đƣợc phần thiếu này.
Song song với đọc hiểu razkid, con bắt đầu làm bài tập đọc hiểu trên bộ Oxford
read and discovery 1. Mỗi quyển sách trong bộ này nói về một chủ đề, viết dài
và chia làm nhiều phần khác nhau. Mình rất thích kiến thức trong bộ này và hay
hỏi đáp với con sau khi con đọc và trƣớc khi làm bài tập. Bộ này mình không
theo đƣợc guided reading tất cả các bài vì không đủ thời gian, nhƣng đến tầm
này khả năng tổng hợp thông tin của con đã tốt hơn nên ngoài các bài chính
thống làm theo guided reading với mẹ, các bài còn lại con vẫn tự tóm tắt đƣợc
nội dung.
✔❗ Toán Tiếng Anh: Toán có 3 loại: Toán Mỹ, toán Sing và toán Cambridge,
trong đó toán Cambridge không có sách cho Kindergarten, toán Sing kiến thức
so với toán Mỹ có vẻ khó hơn, màu trắng đen nên mình quyết định tìm hiểu toán
Mỹ dùng làm bộ đầu tiên để giới thiệu. Toán Mỹ thì có 2 bộ mình search thấy
thông tin khá phổ biến là của California, Hough Mifflin, ngoài ra còn có Math
Focus, Math Minutes. Sau khi scan hết review của các mẹ đi trƣớc thì mình
chọn Grade K của nhà xuất bản Hough Mifflin để đồng hành cùng con. Sách
màu sắc đẹp bắt mắt, nhiều bài tập mang tính quy luật tƣ duy phù hợp với việc
rèn luyện tƣ duy. Làm đƣợc nửa quyển, con đã vỡ vạc ra cơ bản thì mình giới

19
thiệu toán trong bộ Jumbo bắt đầu từ Nursery, K1 và K2 và Math Grade K trong
Acellus để con học toán bằng cách nghe giảng để làm đồng thời. Các mẹ cân
nhắc kỹ khi mua acellus cho con vì các con cần một lƣợng từ vựng nhất định
mới có thể nghe hiểu đƣợc Acellus. Hoàn thành đƣợc 4 quyển sách này và
Acellus Math K là con rất sẵn sàng cho kỳ thi vào lớp 1 ở các trƣờng tƣ rồi.
✔❗Khoa học: phần này mình không làm đƣợc tốt cho con nhƣ mình dự định vì
mình không thu xếp đƣợc thời gian. Khoa học là cần các trải nghiệm thực tế và
làm thí nghiệm để nghiệm chứng kiến thức con đọc đƣợc trong sách nhƣng bé ít
khi đƣợc làm vì trong tuần con đi học, mẹ đi làm. Cuối tuần mình hay đƣa bé đi
chơi xa qua ngày nên không làm đƣợc. Mình tận dụng mọi lúc ở cùng con để
chỉ và giải thích cho con các nguyên lý khoa học ví dụ nhƣ thay vì con đƣợc
trồng cây và đo chiều dài của thân cây để biết cây sinh trƣởng và lớn lên theo
thời gian khi có thức ăn (nƣớc, ánh sáng, không khí) và không gian thì mình chỉ
cho con khi con ra chợ cây hoặc gặp cây non. Ngoài ra con sẽ đƣợc xem làm thí
nghiệm trên Acellus Grade K và trên youtube. Youtube mình không subscribe
kênh nào hay là xem nhiều nhất kênh nào, mình tìm cho con theo chủ đề: ví dụ
vocalno experiment, how a tree grow, how are wheels produced.... để con nghe
và quan sát. Mình rất phục các mẹ làm đƣợc thí nghiệm cho con.
Về học liệu, mình sử dụng bộ sách Science Grade 1 của NXB Pearson Scott
Foreman, đây là bộ sách đọc. Bộ này không có Grade K. Đầu tiên mình dùng bộ
K của Hacourt nhƣng hơi dễ với con nên đọc đƣợc 2 bài mình chuyển sang bộ
này. Bộ đọc này khá phong phú về các chủ đề nhƣ Physical science, space and
technology, earth science, life science. Màu sắc, hình ảnh đẹp nên bạn bé rất
thích. Mình hay hỏi con các câu hỏi về nội dung của bài đọc, càng về sau câu
hỏi càng nhiều, hỏi cả về nội dung cụ thể và ý chính bao quát (tóm tắt ý chính).
Lúc con mới đọc, mình chỉ đích danh vào tranh và hỏi về bức tranh đó thôi.
Cùng bộ này mình sử dụng bộ Grade 1 của NXB McGraw-Hill để học Text
book và làm bài tập, bộ của Scott Foreman cũng hỗ trợ rất tốt cho bộ này nên
bạn nhà mình không gặp khó khăn khi làm bài tập.
Acellus Grade K science cũng đƣợc đƣa vào chƣơng trình học giúp con nghe
hiểu tốt về khoa học, đồng thời quan sát các thí nghiệm trong chƣơng trình học
để bổ sung phần thiếu do không bố trí đƣợc thời gian.
Xong bộ này thì bạn ý cũng đã hòm hòm kiến thức về science dành cho lứa tuổi
mầm non, sau đó mình có giới thiệu thêm phần science trong sách Jumbo nhƣng
bạn nhà mình không thích. Con chuyển sang sách Cambridge science 1. Bộ này
mỏng nên còn học tha thẩn 1 tháng đã xong, tuy nhiên không làm đƣợc thí
nghiệm nào nên mình nghĩ là chƣa sâu.
Bạn ý đã kết thúc mầm non bằng việc đỗ vào 2 trƣờng mà các mẹ cho rằng hot
nhất Hà Nội là Nguyễn Siêu và Alaska. Hiện nay hai mẹ con đang đồng hành
trên đoạn đƣờng đầu tiên của tiểu học. Con thích học và chủ động trong việc

20
học. Mẹ thì ngày càng say mê và đắm đuối vào con đƣờng nghiên cứu đồng
hành cùng con.
Chúc các bạn mầm non năm sau vào lớp một vững tay chèo nhé!
Link sách trong video:
https://drive.google.com/…/1DCGl-oTsfIjGnXnLkeehUgqFV7oybbIJ
F. LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH BÉ BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG ANH TỪ
LỚP 2
Tác giả Ninh Trần
https://www.facebook.com/ninh.tran.9634/timeline?lst=100010248822276%3A10000035703
0566%3A1567133033
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/67835715
5839672/
Vì không biết Tiếng Anh nên ƣu tiên của mình là các tài liệu có 3 yếu tố:
ĐƠN GIẢN, CÓ MP3 và CÓ ĐÁP ÁN.
Độ tuổi nhà mình bắt đầu hơi muộn. Lớp 2 con mới học và lúc đầu cứ hoc 1 it
của bộ này sau lại loay hoay sang bộ kia. Nên kinh nghiệm rút ra là các mom
nên chọn xuyên suốt một bộ giáo trình cho suốt quá trình.
1. Bộ đầu tiên các bạn có thể sử dụng đó là bộ PHONIC. Bộ này con nhà mình
không dùng, mình cảm thấy hơi tiếc một chút. Nếu đƣợc học con sẽ đƣợc cải
thiện hơn về phần phát âm. Bộ này có 5 quyển từ 1-5. Mỗi quyên có 8 bài. Một
tuần 2 bài, nhƣ vậy 2 tháng hết 1 level. Vậy khoảng 1 năm là hết bộ này.
https://drive.google.com/…/fol…/0BxSrNVA8OSDEMkpfcTJtVndyUk0
- Kêt hợp thêm các mom có thể cho con đọc thêm các dòng truyện phonic.
*Cần cho con nghe thật nhiều với cả 2 bộ này. Ví dụ: tuần này con học bài 1,2
thì mom nên cho con nghe trong 1 tuần trƣớc. Cứ gối nhƣ thế khi học các con
đã nhớ tƣơng đối rồi. Con học mình luôn cố gắng trên tinh thần vui vẻ bằng
cách có phần thƣởng, khen ngợi. Tuy vậy có những phần bắt buộc không muốn
cũng phải học. Quan điểm của mình là ĐÔI KHI con cũng cần đƣơng đầu với
những khó khăn thử thách chứ ko thể lúc nào cũng theo ý con đƣợc. cứ chịu khó
và kiên nhẫn rồi dần con và bạn sẽ hình thành thói quen. Lúc đó, mọi việc sẽ trở
nên dễ dàng hơn. Bây giờ, hầu hết các bài mình giao là con sẽ chủ động làm.
Mình sẽ ngồi cùng con một số nội dung khó nhƣ khoa học. Chả giúp gì đƣợc
nhƣng ngồi cùng con cũng rất vui và biết thêm nhiều. 
2. Tiếp sau, nhà mình chọn LET`S GO. Bộ này theo mình đánh giá rất hay: dễ,
chủ yếu tăng từ vựng và các mẫu câu. Vì vậy thời gian học sẽ nhanh. Sau đó thì
con có thể học riêng cac bộ về ngữ pháp. Bộ này có 7level, mỗi level 8 bài. Học
một tuần 2 bài nhƣ vậy 2 tháng là hết 1 level. Vậy là khoảng hơn 1 năm là hết
bộ.
https://drive.google.com/…/fo…/0B48h9y1IgCpVRVo1QzlzMUdVeU0…
- Khi học xong level start,1,2 các bạn có thể cho con làm bộ test start của hệ

21
Cam.
https://drive.google.com/…/1NM94SBUdO3OiOfJaAfURgy6yupwq6Pd…
- Khi học xong level 3,4 cac bạn có thể cho làm bộ test move.
https://drive.google.com/…/1a7mu_87BnfmRDyBetFgTYp-sgWABU-v…
- Khi làm xong level 5,6 các bạn có thể cho con làm bộ test flyer.
(để khi nào mình tìm đƣợc link sẽ up cho các bạn)
*Khi con học đến level 3,4 bạn có thể cho con học thêm 2 cuốn trong bộ Family
and friend là bộ Grammar và bộ Reading and writing.
https://drive.google.com/…/13txWbu1hr3rn0yeKAwcv-EQJaj27HvO…
https://drive.google.com/…/1dY8uMnZrWh9YecZJ81QdEd6WYes556v…
*Trong file mình gửi có cả phần CD Room các mom nhé. Nó nhu trò chơi giúp
cho các con ôn lại bài ý, cái này mình học đến gần hết quyển 5 mới phát hiện
ra.
3. Sau khi học xong bộ này, các bạn có thể học với bộ mà hôm trƣớc chị Nga đã
chia sẻ link ấy rất hay. Bộ này nhà mình đang khai thác dƣợc dạng là cho con
nghe, đọc lại viết sơ đồ và thuyết trình.
CÁC MẸ NHẬN TÀI LIỆU SHARE VỀ TƢỜNG CHO CÁC MẸ KHÁC CÓ
CƠ HỘI TIẾP CẬN ĐƢỢC NGUỒN TÀI LIỆU NÀY CHO CÁC CON HỌC
TIẾNG ANH Ạ
ELL Readers Grade K - Grade 6 :https://drive.google.com/open…
Grade 5 -6 : https://drive.google.com/open…
Grade 4:https://drive.google.com/open…
Grade 3: https://drive.google.com/open…
Grade 2 : https://drive.google.com/open…
Grade 1: https://drive.google.com/open…
4. Ngoài ra, nhà mình bạn ấy rất mê bộ: Gogo, peppa pig, pinkfong và đặc biệt
little fox.
Xem xong mom có thể cho con kể lại, hoặc đọc chữ trên truyện, hóa thân vào
cac nhân vật, có thể là xem giải trí….tùy con và tùy lúc.
5. Xong hành với các bộ sách là các con có thể đọc trên RAZKID
Bài viết hơi dài, hi vọng các mom đủ KIÊN NHẪN để đọc hết và rất mong có
thể giúp các mom có thêm một góc nhìn, một cách để cùng bƣớc trên hành trình
dài cùng con.
G. MAI NHI ĐÃ HỌC NGOẠI NGỮ NHƢ THẾ ĐÓ- EM BÉ SỐNG Ở
NƢỚC NGOÀI .
Tác giả Thanh Xuân Trịnh https://www.facebook.com/thanhxuan.trinh.73
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/72139625
4869095/
Cũng 1 con đƣờng nhƣ tiếng Nhật. Mẹ nó lại bắt đầu những câu chuyện về nƣớc
Mỹ xa xôi, những con ngƣời và cảnh vật, những ngôi trƣờng và nhiều bạn nhỏ

22
mà mẹ nó đọc đƣợc. Những bộ phim tài liệu, phim hoạt hình….thậm chí là
những con ngƣời VN thành công đang hoc tập và làm việc trên đất Mỹ.
Rồi mẹ nó cắn răng chắt bóp cho nó vào hoc thêm 1 trƣờng quốc tế với thứ học
phí chát nhƣ xít. Nhƣng cuối cùng thì hiệu quả không thấy đâu, chỉ thấy gánh
nặng tài chính đè lên tháng lƣơng của ba nó. chƣa đầy vài tháng, nó nghỉ mất
dạng. Mẹ con nó bắt đầu tự cày cuốc ở nhà mỗi ngày nhƣ các bác thấy đấy.
Hiện giờ tiếng anh của nó chƣa có chút thành tựu gì để mà khoe với bàn dân
thiên hạ. Nhƣng có vài điểm có thể rút ra trong quá trình học ngoại ngữ của mẹ
con nó chính là :
1.XÂY DỰNG ĐAM MÊ :
Đây là yếu tố tiên quyết tới sự thành công hay thất bại của việc tự học.
2.PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHÁN ĐOÁN VÀ GHI NHỚ của nó bằng cách
Không dịch bất cứ từ nào trong quá trình học. Bởi để dịch đƣợc thì cái thứ ngôn
ngữ mà nó dịch sang đòi hỏi nó phải có vốn từ rộng, đủ tầm hiểu biết về văn
hoá , xã hội...hiểu sâu sắc về ngôn ngữ và biết dùng những từ ngữ đủ sắc bén,
cô đọng, đắt giá...Nên chung quy lại dịch là 1 level cao ngất mà chính mẹ nó
còn đang chới với mỗi khi đi dịch cho ngƣời ta. Và mẹ nó hiểu rõ rằng dù dịch
sao đi chăng nữa thì vẫn có 1 phần nghĩa của câu từ bị thất thoát. nên tốt nhất
không dịch. Thay vì dịch thì mẹ nó sẽ lấy nhiều ví dụ, cố gắng giải thích cho nó
bằng ngôn ngữ cơ thể kết hợp với vốn hiểu biết ngôn ngữ ít ỏi của mẹ nó để nó
tự hình dung ra nghĩa của câu, của từ. Điều này rất tốt cho tƣ duy logic và khả
năng phán đoán cũng nhƣ ghi nhớ của nó.
3. TÌM KIẾM LỘ TRÌNH THÍCH HỢP VỚI KHẢ NĂNG VÀ NIỀM YÊU
THÍCH :
Bởi trên đời này chẳng ai hiểu nó bằng mẹ nó. Mẹ nó vẫn nói đùa rằng : nó
chính là 1 phần cơ thể của mẹ nó tách ra , nên nó thiếu gì, nó cần gì...mẹ nó đều
biết. Mẹ nó chính là cô tiên vạn phép màu..sẽ phù phép cho những ƣớc muốn
chính đáng của nó.
4.KIÊN TRÌ : Cần mẫn kiên trì mỗi ngày, chỉ cần hôm nay tốt hơn hôm qua
1%, thì nhất định sẽ có ngày chạm tay đến thành công. Mẹ nó vẫn đùa với nó
rằng : Học ngoại ngữ giống nhƣ 1 bà đồng nát, mỗi ngày nhặt nhạnh 1 chút cho
đầy bị, rồi cũng sẽ có lúc nhặt đƣợc cả thế giới.
5. XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐỌC : Sở dĩ mẹ nó dẫn nó đi thƣ viện , nhà sách
mỗi tuần chính là việc nuôi dƣỡng, xây dựng cho nó 1 văn hoá đọc.( Nếu các
bác có muốn biết làm thế nào mà mẹ nó đã xây dựng đƣợc cho nó niềm đam mê
đọc thì mẹ nó đã từng có 1 bài chia sẻ. Đây là hành trình cũng bền bỉ không
kém )
6. TÌM KIẾM MÔI TRƢỜNG TƢƠNG TÁC & XÂY ĐỰNG ĐAM MÊ
VIẾT LÁCH:
Đây chính là yếu tố cuối cùng kiểm chứng cho cái sự học của nó. Là mảnh đất
cho nó thể hiện và show ra những điều nó đã tích luỹ đƣợc. Giống nhƣ 1 buổi
triển lãm, đem tất cả những gì nó đã đƣợc học bày ra 1 cách tƣơi đẹp nhất, hấp
dẫn nhất cho mọi ngƣời nhìn vào mà trầm trồ.
23
7. HỌC TẬP TRONG TỪ TỐN, BÌNH TĨNH CÓ MỤC TIÊU VÀ ĐƢỜNG
LỐI RÕ RÀNG.
Việc học không phải cứ nhìn con hàng xóm giỏi mà mẹ nó lại cuống cuồng đặt
áp lực nên nó . Bởi trên đời có vạn ngƣời giỏi, mẹ con nó chỉ là hạt cát trên xa
mạc, không hơn không kém. Mẹ nó vẫn nói rằng : Nó chỉ nên nhìn những ngƣời
giỏi hơn mình bằng con mắt ngƣỡng mộ và tự đó soi lại bản thân để vạch ra kế
hoạch phấn đấu. Tuy nhiên thành công còn cần rất nhiều yếu tố. Thất bại chƣa
chắc đã là 1 điều xấu. Đôi khi nó cần thất bại để nhận ra đƣợc nó cần trân trọng
điều gì, cần chấn chỉnh ra sao. Đôi khi thất bại còn quý giá hơn sự thành công.
KẾT LUẬN: Cái việc học ngoại ngữ của nó chính là hành trình sửa sai từ thất
bại của mẹ nó. Nhƣng nó không phải là ngƣời thực hiện thay mẹ nó ƣớc mơ. Mà
việc học chính là niềm yêu thích của nó. Học tập là 1 con đƣờng dài nhiều
chông gai và sẽ có lúc gục ngã, thất bại. Nhƣng chỉ cần đảm bảo các yếu tố trên,
nhất định mẹ con nó sẽ đi tới đích.
Love all
Mẹ Bato & Mai Nhi
H. KINH NGHIỆM ĐỒNG HÀNH TIẾNG ANH CÙNG BÉ
Tác giả Hong Trinh https://www.facebook.com/hong.trinh.568
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/82897900
0777486/

Hôm nay em có đọc một bài viết trong đó có đề cập đến việc hãy chia sẻ những
gì bạn biết để chính bản thân bạn cũng không ngừng học hỏi, trau dồi nên em
cũng cố gắng sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân của mình trong quá trình
đồng hành cùng con.
❗Với các bé mới bắt đầu tiếp cận với tiếng Anh, bƣớc đầu tiên vẫn phải là
nghe. Vậy thì nghe những gì, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với âm nhạc nên bố mẹ hãy
cho con nghe các bài hát tiếng Anh hàng ngày nhé. Các bài hát thì có rất nhiều
trên youtube, ví dụ ở super simple songs, chuchutv, ABC kids TV..., khi nghe
nhạc thì bố mẹ cũng hãy cố gắng hát cùng con, làm theo các động tác trong bài
hát cùng con, ngoài ra bố mẹ hãy tận dụng chính những bài hát đó để dạy con từ
vựng luôn. Bố mẹ hãy thiết kế các flashcard có các từ vựng trong bài hát đó,
một mặt có hình ảnh, một mặt là từ vựng để con ôn lại các từ vựng ấy. Lúc nào
có hứng là hát cùng nhau luôn. Ngoài nghe bài hát thì nghe gì, nghe các file
nghe trong các câu truyện, tạo thói quen nghe hàng ngày cho bé. Bé nhà em thì
mẹ cũng cố gắng sáng thức dậy trƣớc khi đi học thì nghe 1 chút, buổi tối cũng
nghe hoặc thi thoảng xem các bộ phim hoạt hình bé yêu thích bằng tiếng Anh.
❗Nói: Với những bé mới bắt đầu học tiếng Anh thì cũng nhƣ các bé học tiếng
Việt thôi, những thứ xung quanh là thứ dễ nhất để mình nói tiếng Anh cùng con.
24
Hàng ngày, hãy tạo thói quen giao tiếp với con bằng tiếng Anh. Có thể không
phải là mọi lúc thì hãy cố định vào một thời gian nào đó trong ngày. Vậy có
nhiều mẹ sẽ nói tiếng Anh của mẹ chƣa tốt thì làm sao nói với con, có biết đâu
mà nói. Khi bắt đầu với bé nhà em, em cũng có tâm lý nhƣ vậy, em rất ít khi
dùng tiếng Anh với con vì sợ mình nói sai, nhƣng đây cũng chính là động lực để
em cố gắng rèn luyện mỗi ngày, cái gì không biết thì mình học. Trên internet có
rất rất nhiều video dạy phát âm luôn, vì em đồng hành cùng con từ bộ oxford
phonics nên em thấy bộ này để luyện cho cả trẻ con và ngƣời lớn cũng rất hữu
ích. Với những thứ xung quanh bé, hãy tận dụng những mẫu câu đơn giản nhƣ:
what is this?, this is..., It’s ..., where is an apple?, It’s in/on./under... hoặc những
câu nhƣ Do you like/do you want... how many.... Và các bố mẹ cũng có thể
google ra một loạt các câu giao tiếp với con hàng ngày, nói với con nhiều rồi sẽ
thành quen. Với các bạn nhỏ thì thƣờng khi bố mẹ hỏi các bạn ấy sẽ chỉ trả lời
1-2 tử, chứ không theo cả câu. Các bố mẹ hãy trả lời lại với con bằng cả câu
nhé. Ví dụ: Bố mẹ hỏi: “what is this?”, bé trả lời: “apple”, thì bố mẹ hãy nói “It
is an apple” nhé.
❗Tiếp theo là đến đọc, ban đầu là tạo thói quen đọc cho trẻ, hàng ngày nếu trẻ
chƣa biết đọc, bố mẹ cũng hãy cứ đọc cho con nghe, rồi dần dần bé sẽ thích
đƣợc nghe mẹ kể chuyện, rồi cũng hƣớng con đọc theo. Các sách truyện cho trẻ
thƣờng đƣợc thiết kế hình ảnh rất đẹp, sinh động, đây cũng chính là điểm để thu
hút các bạn nhỏ với những trang sách. Ở trong nhóm mình em thấy rất nhiều
bạn đọc rất tốt, nhƣng cũng có những ngƣời thƣờng chỉ tàu ngầm cổ vũ các con
nhƣ em. Em cũng đã gặp câu hỏi nhƣ này, bé mới 4, 5 tuổi đã biết chữ đâu mà
đọc đƣợc. Nhƣ bé nhà em (4,5 tuổi), sau thời gian đồng hành cũng con thì em
thấy rằng các bé lúc đầu là đọc theo bố mẹ hoặc nghe theo file nghe của truyện
ấy, gặp cái chữ ấy 1 lần, 2 lần, rồi 10 lần, đến những lần tiếp theo bé đã nhớ mặt
chữ ấy và đọc theo nhƣ kiểu phản xạ có điều kiện. Nếu các anh chị có con đã
đọc các quyển sigh word thì sẽ thấy rằng 1 trong những nguyên lý của bộ ấy là
các chữ cái đƣợc lặp lại nhiều lần, bài sau lặp lại từ của bài trƣớc, kết hợp với
hình ảnh đi cùng. Và bố mẹ hãy để sách ở gần tầm với của trẻ nhé, để bạn ấy có
thể chọn những quyển sách yêu thích để đọc hoặc đƣa cho bố mẹ đọc. Sau khi
đọc 1 cuốn truyện nào đó hãy dùng nó để tƣơng tác cùng con bằng cách đặt các
câu hỏi về các hình ảnh xuất hiện trong cuốn đó ( nó là gì, nó ở đâu, nó có mấy
con/mấy cái...), với những bạn tốt hơn thì có thể kể lại câu chuyện theo ý hiểu
của con. Bởi suy cho cùng thì ngôn ngữ phải đƣợc dùng để giao tiếp với nhau.
✍❗Cuối cùng hãy lƣu ý rằng:
- Mỗi bé là một cá thể độc lập, có tính cách riêng nên phƣơng pháp áp dụng
cũng phải linh hoạt.
- Đừng thấy các bạn trong nhóm bằng tuổi con mình đọc tốt, nói hay mà gây áp
lực cho con mình, nhìn vào các bé để có động lực kiên trì mỗi ngày cùng con
25
thôi.
- Nếu bố mẹ nào nói mình không giỏi tiếng Anh, không nói đƣợc với con thì bố
mẹ cũng hãy kiên trì tích lũy từng ngày nhé, con tiến bộ là bố mẹ cũng tiến bộ,
đừng để con tự bơi ở những bƣớc đầu chập chững.
Bài viết hơi dài, cảm ơn các bố mẹ đã đọc bài, chúc các con học tốt, trở thành
những công dân toàn cầu.

I. BÉ BẮT ĐẦU ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH NHƢ THẾ NÀO?


Tác giả Nguyen Tat Thang https://www.facebook.com/ntthangvn
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/68254171
8754549/
1. TẠO DỰNG NIỀM ĐAM MÊ VỚI SÁCH TIẾNG ANH
Tiếng Anh thực sự rất quan trọng với với bản thân chúng ta trong thì hiện tại, và
nó càng quan trọng hơn với thì tƣơng lai của các bé sau này. Dù có muốn hay
không thì bạn cũng phải chấp nhận thực tế là “Tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn
cầu/ English is a global language”. Không phải bàn cãi nhiều, English chính là
chìa khóa để chúng ta mở cửa ra thế giới. Kiến thức, thông tin mà bạn cứ phải
chờ ngƣời khác dịch thuật qua Vietnamese nghĩa là bạn đã chậm so với ngƣời ta
một (vài) bƣớc rồi. Nói về điều này để biết rằng ai cũng “muốn” học cho giỏi
TA. Nhƣng chỉ “muốn” thôi thì chƣa đủ. Không chỉ riêng Tiếng Anh mà bất cứ
môn học hoặc thậm chí công việc nào thì cái gốc của thành công cũng xuất phát
từ đam mê. Đam mê giúp mình có động lực vƣợt qua khó khăn trong quá trình
học. Vậy việc đầu tiên mình cần làm là giúp con có đƣợc niềm đam mê với sách
(nói chung) và sách Tiếng Anh (nói riêng). Việc tạo dựng đam mê này tùy thuộc
vào tính cách của từng trẻ, các bé trai thì thƣờng thích các nhân vật siêu anh
hùng còn bé gái lại thích công chúa, hoàng tử…có bé thì yêu thích một địa
danh/ nhân vật nào đó đến từ một nƣớc nói Tiếng Anh. Mặc dù vậy, mình thấy
có một điểm chung là nếu cha mẹ chăm chỉ đọc sách thì con cái cũng đam mê
sách theo. Do đó, phụ huynh muốn con chăm đọc thì trƣớc mắt mình không
đƣợc lƣời. Hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày (hoặc trong
tuần) cho việc cùng con đọc sách.
2. PHẢI BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG CUỐN SÁCH NÀO, LỘ TRÌNH RA
SAO?
Trong group mình cũng đã cố gắng post sách một cách đa dạng nhất có thể: Từ
sách cho những bé mới bắt đầu đến những bé khá thành thạo trong việc đọc.
Mình căn cứ vào sách đã post trong group để xếp thứ tự việc đọc nhƣ sau:
- Bộ sight words: sight words là những từ thƣờng gặp trong văn nói và văn viết.
Việc học sách này rất cần thiết, giúp bé mạnh dạn, tự tin để tiếp tục “chiến đấu”
với các level cao hơn của reading. Hai quyển sách đặc biệt hữu dụng là sight
word sentences và sight word poems đã đƣợc cô Kim chia sẻ và bạn Clover đọc

26
mẫu.
- Bộ phonics world của NXB Oxford: Thông qua việc luyện bộ này bé sẽ hiểu
rõ đƣợc cách “đánh vần” trong tiếng Anh và việc học TA không chỉ là biết mặt
chữ, hiểu nghĩa của từ ra sao mà còn là vấn đề phát âm từ sao cho đúng. Sách
cũng cung cấp cho các bé các sight words (là các từ cơ bản thƣờng gặp nhất khi
đọc sách và trong ngôn ngữ sử dụng hàng ngày). Ngoài Oxford phonics mình
cũng post nhiều sách phonics của NXB Usborne, Scholastic…phụ huynh có thể
cho bé đọc thêm để tránh gây nhàm chán.
- Kết hợp song song với bộ Oxford phonics, phụ huynh cho bé đọc kèm bộ First
Little Readers và I Can Read. Hai bộ này cũng ở level tƣơng tự, các câu truyện
nội dung đơn giản, ít text nhiều hình nên bé sẽ build up đƣợc lƣợng từ vựng một
cách rất tự nhiên và vững chắc. Tuyệt đối không đƣợc yêu cầu bé dịch Anh-Việt
vì nhƣ thế sẽ làm chậm tƣ duy và tốc độ đọc của của con (mất công chuyển qua
Anh-Việt rồi lại Việt-Anh). Với level này thì hình vẽ và context (tức là hiểu từ
dựa vào nội dung câu văn/ đoạn văn) là quá đủ để giải thích nghĩa của những từ
mới.
- Bộ First Reading của Usborne: Bộ này với nội dung truyện rất hay, hình vẽ
sinh động nên chắc chắn “dụ” đƣợc bé đọc nhiều hơn nữa. Cuối mỗi câu truyện
luôn có các puzzles giúp bé hiểu nội dung câu truyện một cách sâu sắc hơn.
- Bộ Oxford Classic Tales, bộ này về nội dung và minh họa thì hay khỏi bàn,
không chỉ bọn trẻ con mà ngƣời lớn nhƣ mình cũng thích đọc. Audio với giọng
đọc cực kỳ chuyên nghiệp sẽ là model cực tốt cho con bắt chƣớc cách lên xuống
ngữ điệu, cách phát âm, nối âm…
- Bộ Oxford Read and Discover: Đây là thể loại sách nonfiction (sách về các
kiến thức khoa học, tự nhiên, xã hội…). Việc đọc hài hòa giữa các thể loại sách
fiction và nonfiction là rất cần thiết. Thông thƣờng nonfiction dễ gây nản cho bé
(vì ban đầu rất “khó nuốt”), nhƣng khi đã ngấm rồi thì “nghiện” khỏi bàn.
- Ở trình cao hơn, bé sẽ đọc sách nhiều text mà không cần hình ảnh minh họa.
Cái này mình sẽ bàn ở thì tƣơng lai nhé!
3. KHAI THÁC SÁCH NHƢ THẾ NÀO THÌ HIỆU QUẢ?
Thông thƣờng chúng ta đọc sách là để tiếp nhận kiến thức và cao hơn nữa là áp
dụng kiến thức vào đời sống, công việc…Nhƣng đối với các bé tập đọc sách
Tiếng Anh thì còn một mục tiêu cũng cực kỳ quan trọng nữa là HỌC MỘT
NGÔN NGỮ MỚI. Mình rất quan tâm đến việc đọc sách của bọn trẻ nên có cơ
hội là hỏi ngay các giáo viên bên này xem họ dạy trẻ ra sao. Và mình nhận thấy
việc HỌC MÀ CHƠI chính là cách làm hiệu quả nhất. Đừng coi giờ đọc của các
con nhƣ một công việc nặng nề, hãy coi đó là một hình thức giải trí. Cả mẹ cả
con hãy cũng ngồi enjoy một cuốn sách, lắng nghe audio đọc mẫu và cùng nhau
thảo luận về câu truyện một cách vui vẻ nhất. Hãy luôn cổ vũ bé đọc, bày tỏ ý
kiến cá nhân của mình và khích lệ bé đừng bao giờ sợ sai. Chúng ta luôn học
đƣợc những điều mới từ chính những lỗi chúng ta đã mắc phải. Nên kết hợp cả
việc bé nghe đọc file mẫu với việc bé tự đọc. File mẫu là model giúp chúng ta
bắt chƣớc ngôn ngữ, nhƣng tự đọc cũng giúp bé tự tin hơn về khả năng đọc sách
27
của mình đồng thời giúp chúng ta nhận ra những hạn chế trong phát âm của con.
Cố gắng tƣơng tác cùng con nhiều nhất có thể, đuối TA quá thì cứ “what? Why?
When? How?” cho con trả lời, còn mình hiểu đƣợc thì hiểu mà không hiểu đƣợc
thì chịu chứ biết làm sao ❗ (ý mình ở đây là bắt đầu cho con học ngay đi chứ
đừng chờ mình học giỏi rồi mới “dạy” con học). Luôn cố gắng sáng tạo ra
những “trò chơi ngôn ngữ” từ những cuốn sách vừa đọc. Ví dụ: làm những quân
bài sight words và chơi trò “đánh bài” để đọc từ, cắt các hình nhân vật trong
sách ra để giúp bé sáng tạo câu truyện từ những nhân vật của riêng mình, làm
mindmaps để ghi nhớ và thuyết trình về những kiến thức mình vừa tiếp thu
đƣợc từ việc đọc…Làm nhƣ vậy thì mình có thể củng cố đƣợc cả 4 kỹ năng:
Nghe (nghe file), nói (làm thuyết trình hay kể lại câu truyện một cách sáng tạo),
đọc, viết (làm mindmaps, tổng hợp vấn đề đã học).
Luôn luôn nhớ là học hành cần đi kèm với động viên khen thƣởng, có nhƣ thế
thì chặng đƣờng dài mới đỡ mệt mỏi, gian nan.
Note thêm là ngoài việc đọc sách cần kết hợp cho các bé xem video hay
nghe nhạc, việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học Tiếng Anh của con. Chủ
đề này, có dịp, mình sẽ bàn sau ở một post khác.
4. KẾT BÀI
Thực tế từ thành công của rất nhiều phụ huynh, mình nhận thấy rằng việc giúp
con học giỏi Tiếng Anh không nhất thiết phải đầu tƣ nhiều tiền cho con học ở
các trung tâm ngoại ngữ. Điều quan trọng hơn là chúng ta cần dành một sự quan
tâm đủ lớn tới việc học hành của con. Đồng hành cùng con sẽ tốt hơn cho cả
con và cả bố mẹ. Bạn có thể chọn cách dành thời gian cho công việc rồi đổ tiền
vào các trung tâm ngoại ngữ hoặc cũng thời gian đó mình ĐỒNG HÀNH CÙNG
CON. Lựa chọn thế nào là tùy từng người, từng hoàn cảnh!

J. KINH NGHIỆM CHỌN SÁCH CHO CON


Tác giả Linh Vũ https://www.facebook.com/VuLinh.Sesame
Link bài viêt:
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/82875222
7466830/
Kinh nghiệm về việc chọn sách, đọc sách và gây dựng sự kiên nhẫn với sách
cho con. (Ở đây mình chỉ dám nói là "sự kiên nhẫn" thôi, chƣa nói đến chuyện
"tình yêu" đối với sách nhé).
Bài dành cho các em bé đang tập bắt đầu tiếp cận với sách và hoàn toàn từ
kinh nghiệm cá nhân, đề nghị các ba má nếu đọc thì cũng nên chắc lọc thông tin
nhé, vì có thể những điều má AN nói chỉ đúng với An mà không đúng với em
bé khác.
Phần 1: chọn sách theo độ tuổi
1. Xác định độ tuổi của con:
Ba mẹ cần phải xác định mua sách cho con đúng độ tuổi và đúng sở thích.
28
Ví dụ: nếu con là một em bé trai 3 tuổi và con rất thích Elsa thì cũng không sao
cả, hãy mua tặng con một cuốn Elsa. Đừng lo lắng rằng con trai mà đọc truyện
công chúa thì sẽ có vấn đề. Vấn đề ở chỗ ba má đọc sách, hƣớng dẫn và giải
thích cho con nhƣ thế nào. Và vấn đề ở đây cần giải quyết là bƣớc đầu tập dần
cho con làm quen với sách.
- Bé dƣới 2 tuổi: Nếu con nhỏ tuổi, hãy tìm những loại sách không dễ bị xé
rách, ví dụ nhƣ sách vải, hoặc sách nhựa (loại có thể cho vào nhà tắm khi con
tắm).
- Bé từ 2 - 3 tuổi: Ba mẹ có thể chuyển sang các loại sách nhỏ nhỏ, bìa cứng, có
rối tay (loại cho ngón tay vào trong quyển sách luôn ấy); hoặc những loại sách
mà có những chất liệu có thể sờ đƣợc (ví dụ nhƣ sách về vịt con thì sẽ có một
con vịt bằng nhung, con sờ vào thấy êm êm, mềm mềm nhƣ lông vịt thật). Đối
với bé ở tuổi này, con chịu ngồi chơi, nghe mẹ đọc sách 15' thì đã gọi là thành
công, ba mẹ đừng đòi con 60' nhé.
- Bé từ 3 - 5 tuổi: Nếu trƣớc đó bé chƣa hề tiếp cận với sách thì hãy tìm mua
những quyển sách có nhiều hình ảnh hấp dẫn, đúng sở thích, sách 3D ... Mục
đích chính ở đây là giữ chân bé ngồi lại với sách để ... xem hình, chứ đừng nghĩ
tới chuyện đọc cái gì đó. Ba mẹ hãy thiết lập một khoản thời gian trong ngày
nhƣ một thói quen, và cùng con xem sách, cùng nói chuyện về hình ảnh trong
cuốn sách đó. Đó có thể là những câu chuyện rất tào lao buồn cƣời, bịa ra để
gây cƣời cho con (chẳng giống nội dung của sách cũng không sao). Ở tuổi này,
và mức độ mới tiếp cận, ba mẹ cần kiên nhẫn với con, bắt đầu từ 5', 10' rồi, 15,
20' mỗi ngày. Thành thói quen, hãy nhớ là dù có đang buồn ngủ díp mắt thì
cũng bị con nó dựng đầu dậy đọc cho nó quyển sách. Và giữa cái từ "đọc" đó sẽ
là 1001 câu hỏi "Vì sao?"
- Bé từ 5 - 7 tuổi: Tuổi này con đã bắt đầu tập đọc. Nguyên tắc chọn sách là
sách nhiều hình ảnh đẹp, gần gũi, chữ to, ít chữ, ngôn từ đẹp (nhất là sách của
các NXB không uy tín thì câu chữ tào lao dữ lắm, kiểu tự dƣng Hoàng tử sẽ hét
lên: "Thằng kia, tao sẽ giết mày!", ba mẹ phải xem qua trƣớc). Ba mẹ đọc cùng
con, khuyến khích con tự đọc hoặc tự kể lại. Ở tuổi này đã có thể áp dụng hình
thức thi đua, khen thƣởng để con hào hứng với việc chịu làm bạn với sách.
Phần 2: Chọn sách theo sở thích
Dù là trẻ con hay ngƣời lớn, phàm khi bắt đầu bất kỳ việc gì, cảm xúc là
điều quan trọng, ít ra nó ảnh hƣởng phần lớn đến việc theo đuổi hay dừng lại
giữa đƣờng. Đọc sách cũng vậy! Bởi vậy nên khi chọn sách cho con, ba mẹ hãy
quan tâm đến sở thích của con.
1. Chọn sách theo sở thích:
Điều nằm lòng của má An là "Chọn sách con thích, Không chọn sách má
muốn". Má An rút ra đƣợc điều này từ chính kinh nghiệm cá nhân của mình.
Hồi mới bắt đầu tìm hiểu sách cho An cách đây tầm 8 hay 10 tháng gì đấy, má
An đã mua ngay một bộ sách khoa học cực hay, rất rất hay luôn, nhƣng rất
29
nhanh sau đó nhận ra rằng đây chƣa phải là sách con thích, phần vì đó là sách
khoa học, phần vì đó là sách vƣợt quá sự hiểu biết của con nên con rất khó hợp
tác. Vậy là thất bại.
Rút kinh nghiệm từ lần đó, những lần sau má An nhìn theo An mà chọn
sách. An rất thích các loại xe công trình, nên sách của An sẽ là những quyển
sách về xe, ví dụ nhƣ "Xe nâng cừ khôi". Quyển sách có thể thu hút cậu bé cả
buổi không biết chán. Rồi các bộ sách có hình các con vật đáng yêu, dễ thƣơng
mà ở tuổi con hay thích, ví nhƣ bộ Ehon "Ai ở sau lƣng bạn thế?", quyển về "Cá
vàng trốn ở đâu?"... Lúc đó An chỉ mới hơn 3 tuổi, vẫn chƣa biết giữ sách, nên
mình chấp nhận việc sách bị rách, nhƣng cơ bản sách rách là vì con cày nhiều
quá, con xem nhiều quá, chứ không hẳn là do con xé sách. Nhƣng đổi lại, con
bắt đầu thích sách, đi học về là đi lùng sục tìm xem quyển sách mình thích đang
ở chỗ nào để lôi ra xem tiếp.
2. Đa dạng các đầu sách trong nhà.
Ngƣời lớn ăn mãi một món cũng chán, trẻ con thì tốc độ chán còn nhanh gấp
vạn lần ngƣời lớn. Để gây dựng sự kiên nhẫn đối với sách cho con, ba mẹ cần
phải hiểu rằng việc này không diễn ra trong một ngày, và nó không thể thành
công chỉ với một quyển sách. Ba mẹ cần phải đầu tƣ cả thời gian và tiền cho
việc mua sách cho con. Riêng việc mua sách cho con, má An thành thật khuyên
rằng: ĐỪNG TIẾC!
Khi bắt đầu chuyển qua đọc sách tiếng Anh cho con, bộ sách đầu tiên mà má An
bắt đầu là bộ sách kinh điển Potato Pals. Khổ một cái là những loại sách ngoại
văn nhƣ thế này hầu hết là KHÔNG BÁN NGOÀI NHÀ SÁCH (ít nhất là má
An chƣa bao giờ nhìn thấy sách ngoại văn loại An đọc đƣợc bày bán ở các hệ
thống nhà sách lớn ở Tp. HCM). Chính vì vậy nên má An không thể mua lẻ, mà
mỗi lần mua là phải mua cả bộ, mà sách của bọn chip này cả bộ toàn từ 10
quyển - 20 quyển/ bộ. Về sau khi thành thạo với sách rồi, má An nghiệm ra
rằng, đúng là nên mua cả bộ thật vì không mua thì sẽ đánh mất cơ hội đƣợc tiếp
cận với các quyển siêu hay ho khác.
Trở lại chuyện bộ sách Potato Pals, má An kể ra đây là một ví dụ. Bộ này có 12
quyển và An rất yêu thích, ngày nào đi học về cũng đòi đọc sách Potato. Tuy
nhiên, niềm yêu thích này nhanh chóng bị chán. Lúc đầu má An tƣởng là con
không muốn đọc sách nữa, nhƣng không phải, chính xác là CON KHÔNG
MUỐN ĐỌC SÁCH POTATO NỮA. Đúng là nội dung mỗi quyển là khác
nhau, nhƣng quanh đi quẩn lại cũng chỉ một nhân vật Potato nên sách không
còn khiến con thích thú. Sau vài ngày suy nghĩ, má An quyết định đầu tƣ thêm
mấy bộ sách mới nữa, cất bộ cũ đi. Khỏi phải nói, có sách mới, con lại hào hứng
vô cùng, và lại say sƣa với sách.
Nói về bộ sách cũ, má An cứ cất vào kệ thôi, cứ lâu lâu lại lấy ra một quyển đọc
để đổi món cho con, cảm giác nhƣ là con đƣợc có sách mới.

30
Chính vì vậy, nhiều nhà hay than thở với má An là nhà mình có nhiều sách lắm
mà con không thích đọc, hỏi ra thì mới biết nhiều sách nhƣng là nhiều quyển
cùng một bộ, thêm vào đó nữa là vì phụ huynh chƣa biết cách khai thác sách
nên việc con đọc sách càng chậm và ít tiến bộ.
Tóm lại cho phần này, kinh nghiệm của má An trong việc gây dựng sự "chấp
nhận sách" cho con đó là:
- Chọn sách theo sở thích của con
- Bảo đảm sự phong phú trong các đầu sách mà con có.
Chúc các ba mẹ tìm đƣợc cách hƣớng dẫn con tiếp cận với sách theo cách của
riêng mình.
Tp. HCM 20 Mar 2019
K. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ THÍCH ĐỌC SÁCH
..........................................................................
Tác giả Thanh Xuân Trịnh https://www.facebook.com/thanhxuan.trinh.73
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/72199215
4809505/
Tớ là mẹ Bato, hiện tớ có 1 con gái lớn 6,5 tuổi đang học lớp 1 và 1 bạn nhóc
lƣời ăn Bato 7 tháng tuổi . Tớ xin chia sẻ với các mom kinh nghiệm tớ đã áp
dụng phƣơng pháp làm thế nào để trẻ thích đoc sách. Hiện con gái tớ 1 tuần đọc
từ 20 tới 25 quyển sách.
1. Ngay từ khi mang bầu tớ đã thƣờng đọc sách cho con nghe mỗi ngày vào 1
giờ quy định. Và duy trì thói quen này tới 5 tuổi thì con tớ biết đọc và tự đọc
đƣợc.
2. Để con thích đọc sách và trân quý sách thì trƣớc tiên bố me phải là ngƣời
thích đọc sách và trân quý sách. Con gái tớ hiện không dùng ipad, điện thoại,
máy tính ( Mặc dù nhà tớ để đầy ra đấy ko cài mật mã, và bé cũng biết mở mỗi
khi tớ kêu gọi cho ông bà bằng skype ). Tivi bé đƣợc quy định xem 1 ngày
không quá 40 phút, riêng cuối tuần đƣợc xem 1 tiếng chia làm 2 lần ( sáng và
chiều )
3. Trong nhà để rất nhiều sách và ở mọi nơi trong tầm với của trẻ .( Khi còn nhỏ
thì con tớ cũng xé mất 1 cơ số quyển sách trƣớc khi biết trân trọng chúng.
Nhƣng tớ chƣa bao giờ mắng con vì xé sách cả.). Sách của con đƣợc để ở nơi
con dễ nhìn, dễ lấy nhất từ toilet, nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách... còn đồ
chơi thì tớ lại cất gọn gàng, khi nào tới giờ chơi mới cho lấy ra chơi.
4. Mỗi khi mua 1 quyển sách mới, tớ thƣờng kể cho con quá trình tìm mua bạn
sách ấy 1 cách gây tò mò nhất, và chỉ bật mí 1 chút về cuốn sách ( khi nhỏ thì tớ
bật mí hình trong sách ) . và để ở nơi con dễ thấy, để con tự tìm, cũng cho con 1
khoảng thời gian để con tự khám phá trc khi đọc cho con nghe.
5. Tớ luôn luân chuyển, thay đổi sách ở những vị trí trong nhà. ( nếu các mẹ có
điều kiện mua sách mới thì càng tốt, không có thì chỉ cần thay đổi vị trí thôi ).
6. Tớ có 1 quyển sổ ghi tên đầu sách con đã đọc qua. Trẻ thƣờng thích thành
31
tích và bọn chúng sẽ mong muốn thành tích đó lớn mạnh. Và tớ thống kê đầu
sách hàng tuần, hàng tháng. ( con gái tớ năm ngoái đọc đƣợc gần 1000 quyển
sách đấy - Tớ ko có tiền mua nên toàn mƣợn thƣ viện. 1 lần mƣợn đc 20 quyển )
7. Trong gia đình nên quy định vào 1 ngày cuối tuần cả nhà đi hiệu sách chẳng
hạn, và quy định 1 giờ nào đó cả nhà cùng đọc sách trong im lặng, các thành
viên có thể tự đọc cuốn sách mình yêu thích. Đối với trẻ có thể ngồi đc thì cho
trẻ coi hình cũng đựoc, nhƣng yêu cầu trẻ xem trong im lặng. Thời gian có thể
tăng lên từ 5p và tăng dần. lƣu ý: tất cả các thành viên trong gia đình đều phải
tham gia nhé.
8. Lƣu ý các mẹ cách đọc sách cho con và cách chọn sách
- Khi chọn sách cho trẻ nhỏ nên chon sách có hình khối đơn giản, rõ
ràng,chủ đề gần gũi và câu chữ ngắn, dễ hiểu
- Khi đọc cho con lƣu ý cần đọc chậm, rõ ràng, truyền cảm, không đƣa ra quá
nhiều thông tin cho trẻ ở những tháng tuổi nhỏ. Cần ngồi đối diện vừa với tầm
nhìn của con, lật dở từng trang sách, quay hƣớng vào trẻ. Đối với những bạn
hay nản ( đọc 1 lúc thì quay qua chơi chỗ khác, hoặc la hét, khóc ) thì sách vải,
sách lật mở là 1 gợi ý rất tốt. Hoặc không có điều kiện mua các loại sách trên thì
các mẹ có thể khắc phục bằng cách cho con sờ vào hình trên trang sách.
- Có 1 điểm mà các mẹ thƣờng không chú ý hoặc xem nhẹ: Đó là khi đọc cho
con, các mẹ thƣờng bỏ qua hoặc không chú trong đọc cho con tựa để của sách,
tên tác giả . Và quay bìa sách cho con nhìn.(Cả bìa trƣớc và bìa sau) . Điều này
rất quan trọng, bởi tên sách chính là tóm lƣợc nội dung cơ bản của sách. Đọc
cho con tên tác giả cũng là 1 cách dạy con trân trọng quyền sở hữu trí tuệ của
ngƣời viết sách. Và điều quan trọng hơn là bìa và tên sách chính là cách nhận
diện đầu tiên của cuốn sách. Nếu bé thích cuốn sách nào, bé sẽ nhớ ngay hình
khối hoặc tên trên bìa sách đó các mẹ.
Love all
Me Bato & Mai Nhi
L. KHƠI GỢI , NUÔI DƢỠNG TÌNH YÊU ĐỌC SÁCH CHO CON.

Tác giả Thanh Xuân Trịnh https://www.facebook.com/thanhxuan.trinh.73


Link bài viết:
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/72199356
1476031/
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/68143755
2198299/
Lời mở đầu
Lợi ích của việc đọc sách có lẽ không cần bàn đến vì ai cũng đã biết. Tuy
nhiên việc xây dựng đƣợc 1 thói quen đọc sách ở trẻ nhỏ lại không phải là điều
dễ dàng. Một điểm vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho thói
quen đọc sách của trẻ chính là việc làm thế nào để KHƠI GỢI TÌNH YÊU ĐỌC

32
SÁCH CUẢ TRẺ THƠ- điều này đƣợc gọi là nền tảng gốc rễ của thói quen đọc
sách. Nếu cha mẹ chỉ xây dựng 1 thói quen đơn thuần mà không đi từ gốc rễ, thì
cũng giống nhƣ 1 cái cây nổi trên bề mặt, không có rễ bám sâu vào lòng đất thì
hiển nhiên tán lá sẽ không đƣợc sum xuê và chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng có
thể hất đổ cái cây ấy. Tình yêu sách đƣợc ví nhƣ gốc rễ, dinh dƣỡng nuôi sống
thói quen đọc sách. Vậy chúng ta phải làm thể nào để khơi gợi và nuôi dƣỡng
tình yêu ấy?
Trên thực tế câu hỏi này đã nhức nhối trong tôi rất nhiều năm về trƣớc.
Bản thân tôi đã có những kinh nghiệm đau thƣơng trên con đƣờng xây dựng
thói quen đọc sách cho con tôi. Tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm sức cho
việc xây dựng thói quen đọc sách cho con gái tôi. Vào lúc tƣởng chừng nhƣ tôi
đã thành công thì mọi thứ dần sụp đổ , chỉ đơn giản là tôi xây dựng một thói
quen không có gốc rễ, không “ thức ăn “ để nuôi sống, kết quả là thói quen đó
sẽ dần chết đi là điều dễ hiểu.
Đối với bé nhà mình, thực sự là mình ko làm gì nhiều cho con ngoài 2 việc: đi
Hóng săn tài liệu, săn kinh nghiệm các mẹ cao thủ và việc thứ 2 là cùng con đi
tìm, vun đắp đam mê với tiếng anh. Bé nhà mình vốn dĩ là mọt sách( thật đấy)
đọc khủng khiếp lẮm, ban đầu bé không hề yêu thích việc đọc tiếng anh, mình
đã săn rất nhiều tài liệu, phần mềm, thử qua rất nhiều cách khích lệ, nhƣng chỉ
dừng lại ở việc đọc và học nhƣ 1 nhiệm vụ chứ ko phải đam mê. Điều này làm
mình vô cùng băn khoăn. Mình đã nuôi dƣỡng đam mê cho bé bằng cách tìm
hiểu và cho con xem rất nhiều phim tài liệu về đất nc xinh đẹp Mỹ. Về châu Âu
. Thậm chí bé nhà mình rất mê nhạc cổ điển, mình đã cất công tìm những bản có
nghệ sỹ châu âu đánh và nói tiếng anh để bé tò mò. Luôn khích lệ bé rằng con
sẽ làm đƣợc , nhất định 1 ngày nào đó con sẽ tự tim bƣớc ra thế giới xinh đẹp
ngoài nc Nhật và VN. Cuối tuần nhà mình cũng thƣờng xem những bộ phim nổi
tiếng bằng tiếng anh. Bé rất tò mò và khó chịu khi bản thân ko hiểu đƣợc những
chƣơng trình bé yêu thích. Cuối cùng là việc gặp được bộ sách Classic tales của
chú Thắng share, bé nhà mình đã thực sự đam mê. Và mình nhận thấy khi bé
đam mê, bé tự có cách học mà mẹ ko cần quá vất vả để đồng hành. Bé tự biết
tra từ điển , tự đánh trọng âm và khoanh từ mà bé chưa biết. Bé cũng tự đặt
mục tiêu mỗi ngày 1 cuốn sách để đọc cho em của mình. Và đúc kết lại quá
trình học 2 thứ ngoại ngữ của nhà mình là ĐI TÌM, NUÔI DƯỠNG VÀ VUN
ĐẮP ĐAM MÊ cho con.
Những đúc kết này là quá trình nghiệm ra từ những đau thƣơng ấy. Tôi lƣu
lại đây không những để chia sẻ lại cho các mẹ cũng đang lúng túng trong việc
xây dựng tình yêu sách với con, mà còn để bản thân tôi khắc cốt ghi tâm , tự
mình không đi vào vết xe đổ cũ trong hành trình giáo dục Bato ( con trai 7 tháng
tuổi của tôi ).Vậy làm thế nào để khơi gợi và nuôi dƣỡng tình yêu sách ?
Có 3 điểm quan trọng nhất.
- KHƠI GỢI TRÍ TÕ MÕ TRONG CON

33
Đứng đầu trong những việc cần làm là khơi gọi trí tò mò trong con. Đây là
điểm dẫn tới thất bại đau thƣơng của tôi. Tôi đã xây dựng thói quen cho con tôi
mà bỏ qua bƣớc xây dựng gốc rễ này .Và tôi cũng nghĩ rằng cũng có nhiều mẹ
đã, đang và sẽ đi vào vết xe đổ của tôi. Đây cũng là điểm khác biệt giữa xây
dựng thói quen đọc sách của trẻ Nhật và trẻ VN.
Ở Nhật, không hiếm để nhìn thấy trên tàu điện, xe bus , ở những cơ quan
công cộng nhƣ bệnh viện, siêu thị ,nhà ga, sân bay, UBND ….bắt gặp những em
bé đang chăm chú đọc 1 cuốn sách, khi tôi nhìn vào tôi cảm nhận đƣợc trong
con mắt ấy, trên khuôn mặt ấy là một tình yêu, một đam mê thực sự. Không ít
những trẻ khi đi đâu đó với cha mẹ, thì thứ đầu tiên em bỏ vào balo cá nhân
không phải bánh kẹo, đồ chơi, thú bông loại nhỏ mà chính là vài quyển sách yêu
thích. Vậy điểm quan trọng và khác biệt trong quá trình xây dựng thói quen đọc
sách của mẹ Nhật với mẹ VN khác nhau nhƣ thế nào .
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ rất tò mò, chúng ta thƣờng bắt gặp những câu hỏi
với mô tuýp : Tại sao …? Nhƣ thế nào ? Từ này có nghĩa là gì ..? . Sai lầm lớn
nhất của tôi trƣớc đây là đã tỏ ra thông thái ngay lập tức giải đáp câu hỏi của
con. Xây dựng cho con tiềm thức mẹ là từ điển sống . Điều này tạo nên thất bại
của tôi. Vậy mẹ Nhật làm thế nào ?
Khi được trẻ hỏi những câu hỏi như thế , điều đầu tiên nên làm là mở từ điển
bách khoa toàn thư ( Nên mua loại bằng hình ảnh dành cho trẻ ), 2 mẹ con
cùng đi tìm câu trả lời ở đó. Vậy khi trẻ hỏi ….từ này nghĩa là gì? Các người
lớn ơi, xi đừng tỏ ra thông thái mà giảng giải cho con. Hãy mở từ điển tiếng
Việt ra và đi tìm giải đáp nhé.
Câu hỏi đặt ra là sao phải mất thời gian nhƣ thế? Trả lời : Đây chính là cách
khơi gợi tò mò về sách trong trẻ thơ, từ đó đánh thức tình yêu sách của trẻ.
Những ngƣời lớn chúng ta không nhất thiết phải show ra sự thông thái với trẻ,
bởi sự thông thái ấy vốn dĩ là chúng ta đi nhặt nhạnh, vay mƣợn từ sách vở mà
ra. Vậy hãy chỉ cho con thấy chính sách vở mới là bà tiên thông thái, chính sách
mới là phù thuỷ cao siêu. Sách vở biết giải đáp mọi thắc mắc của con, những
con chữ thần diệu ấy giống nhƣ chiếc đũa thần của bà tiên. Trẻ sẽ rất tò mò và
ham thích khám phá sự thần diệu của những quyển sách cho mà xem.Từ tò mò,
trẻ sẽ chuyển sang yêu thích nếu chúng ta biết nuôi dƣỡng tình yêu ấy . Sự thực
thì tôi đã nghiệm ra điều này khi chồng tôi có quyết định sang Nhật học cao
học, và món quà duy nhất anh để lại cho mẹ con tôi chính là bộ từ điển bách
khoa toàn thƣ cho con gái và cuốn sách “ ngƣời mẹ tốt hơn ngƣời thầy tốt “ với
lời nhắn : “ mọi tình yêu thƣơng anh gửi hết vào đây. Em và con hãy đọc chúng
nhé". Vậy có bao nhiêu mẹ đã có trong tay bộ bách khoa toàn thƣ bằng hình ảnh
và cuốn từ điển tiếng Việt ?
- SẼ KHÔNG CÓ EM BÉ YÊU SÁCH NẾU CHA MẸ KHÔNG YÊU
SÁCH .
Chân lý này có lẽ ai cũng hiểu đƣợc. Nhƣng để thực hiện nó không phải ai
cũng làm đƣợc. Nó cần tình yêu thực sự với sách. Có rất nhiều ngƣời lớn chúng

34
ta chƣa xây dựng đƣợc cho mình thói quen đọc sách, chƣa có tình yêu và đam
mê với sách . Vậy làm sao chúng ta có thể truyền ngọn lửa ấy cho con. Có rất
nhiều mẹ nói với tôi rằng : Tôi vô cùng yêu con tôi. Tôi muốn con tôi trở thành
ngƣời nhƣ thế này, nhƣ thế kia…. Nhƣng mọi thứ vẫn chỉ là tuyên ngôn, còn
hành động thì vẫn là nằm trong kế hoạch. Việc truyền lửa cho con không chỉ là
việc đọc sách cho con mỗi ngày mà : Mẹ cần phô ra cho con thấy những
khoảnh khắc mẹ say mê bên cốn sách của mình. Mẹ thật sự hạnh phúc và vui
sƣớng khi đọc cuốn sách ấy. Trẻ sẽ tự hỏi : Những cuốn sách có gì mà làm mẹ,
làm cha, những ngƣời to lớn kia vui sƣớng và hạnh phúc nhƣ thế? Trẻ sẽ mặc
nhiên mà tò mò khám phá. Trẻ sẽ hoà quện vào tinh thần yêu sách ấy của mẹ,
cha .
- ĐỌC SÁCH CÙNG CON MỖI NGÀY CHÍNH LÀ NUÔI DƢỠNG
ĐAM MÊ.
Việc đọc sách cùng con mỗi ngày chính cũng giống nhƣ viêc tƣới nƣớc cho 1
cái cây để vun đắp , nuôi dƣỡng cho cái cây ấy xèo tán rộng. Không chỉ đọc
trƣớc khi đi ngủ mà mẹ cần đọc mọi lúc mọi nơi.Trên đƣờng ngồi xe về quê
ngoại, trong lúc đợi khám bệnh, trong khi đi đâu đó. Hãy bỏ thêm vào cuốn sách
vào balo hành lý của con, 1 chai nƣớc , 1 chiếc khăn lau mồ hôi và vài chiếc
bánh khi mẹ đƣa con ra ngoài đi đâu đó. Sự thực thì tôi đã làm điều này và thấy
nó rất hiệu quả. Ví nhƣ trong lúc đợi khám bệnh, trẻ thƣờng rất chán khi phải
ngồi 1 chỗ chờ đợi, chúng nhớ ngay ra cuốn sách mẹ đã nhét vào balo mình hồi
sáng, và lôi ra nhờ mẹ đọc. Đấy, nhƣ thế là đã tận dụng đƣợc 1 khoảng thời gian
trống, mà trẻ lại đỡ nghịch phá, làm ồn ảnh hƣởng đến những ngƣời xung
quanh. Việc đọc sách của mẹ cần đọc với giọng điệu diễn cảm để truyền tải tối
đa nội dung của sách cho trẻ. Điều này giải thích tại sao Bato ( cậu bé 7 tháng
tuổi của tôi ) lại thích chị Mai Nhi ( con gái hơn 6 tuổi của tôi ) đọc sách cho
nghe. Vì con gái tôi có giọng đọc khá truyền cảm, đôi khi còn mô tả bằng ngôn
ngữ cơ thể. Bản thân tôi nghe còn cuốn hút huống chi con trai tôi. Vậy nên mẹ
hãy cố gắng tối đa tập đọc diễn cảm bằng giọng điệu và ngôn ngữ cử chỉ.
- ĐỪNG TIẾC TIỀN MUA SÁCH CHO CON VÀ LỰA CHỌN SÁCH
ĐÖNG ĐỘ TUỔI
Đầu tƣ tri thức là 1 đầu tƣ lâu dài và tốn kém cả về thời gian, tiền bạc và tâm
sức. Nó cần 1 sự đầu tƣ cụ thể liên tục . Có mẹ sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để
theo những khoá học khác nhau, nhƣng lại hạn hẹp kinh phí mua sách cho trẻ.
Tại sao thế ? Sách chính là cửa ngõ của tri thức, việc liên tục trang bị cho con
nhiều sách mới, ở nhiều lĩnh vực cũng chính là nuôi dƣỡng tình yêu sách cho
con 1 cách bền vững.
Lựa chọn sách đúng lứa tuổi cũng là 1 điểm vô cùng quan trọng. Nếu bạn chọn
sai sách cho độ tuổi của con mình, hậu quả sẽ gây ra sự nhàm chán bởi 2 xu
hƣớng : một là quá khó để con hiểu , sẽ gây ra chán. Hai là quá dễ với lứa tuổi
của con, cũng gây ra chán. Vì vậy các mẹ nên nghiên cứu thật kỹ trƣớc khi mua

35
1 cuốn sách cho con. Điều này cũng quan trọng tƣơng tự nhƣ khi mẹ lựa chon
cho con học 1 khoá học nào đó.
Lời kết
Để có một thế hệ trẻ thơ yêu sách, ngƣời lớn chúng ta cần hành động ngay hôm
nay. Thay đổi tƣ duy đã cũ. Không có gì tự nhiên mà có, mọi thứ đều cần trải
qua một quá trình. Cũng nhƣ tôi sau những thất bại đau thƣơng thì tôi đã rút ra
đƣợc bài học này. Và đúc kết lại quá trình học 2 thứ ngoại ngữ của nhà mình là
ĐI TÌM, NUÔI DƢỠNG VÀ VUN ĐẮP ĐAM MÊ cho con. Tôi hy vọng nó có
ích và nuôi dƣỡng đƣợc vài em bé thích sách nhƣ con tôi. Cảm ơn các mẹ đã
đọc hết bài viết. Và tôi trân quý những ý kiến đóng góp để bản thân tôi đƣợc
học hỏi và hoàn thiện.
M. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH CÙNG CON.
Tác giả Nguyen Tat Thang https://www.facebook.com/ntthangvn
Link bài viết:
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/71828266
5180454/
1. Chọn một nơi đọc khá yên tĩnh, nhƣ vậy sẽ giúp bé tập trung hơn. Đừng mở
TV khi con đọc sách.
2. Tạo một không khí đọc sách thật vui vẻ, thoải mái. Hãy dành cho con bạn
nhiều thời gian, đừng thúc giục con quá nhiều trong khi con đang đọc.
3. Ngồi cạnh con và dành toàn bộ thời gian đó của bạn vào việc cùng con đọc
sách (nhiều moms vừa đọc vừa chat facebook hay đọc báo! ❗). Bạn cũng có thể
đề nghị đƣợc video việc đọc sách của con. Điều này giúp trẻ hiểu rằng bạn rất
hứng thú và mong muốn đƣợc nghe con đọc bài.
4. Luôn luôn tạo một không khí tích cực khi đọc. Hãy cổ vũ con, đừng chỉ chú
tâm vào comment những chỗ con đọc sai. Luôn luôn tìm cách động viên con tốt
nhất có thể. (CLB chuẩn bị giấy khen cho các con cũng là nhằm tới mục đích
này.)
5. Đừng chỉ trích khi con mắc lỗi. Điều đó khiến con cảm thấy mình là ngƣời
thua cuộc và chắc chắn giảm cảm hứng học hành. Quát mắng chỉ mang tới tác
dụng ngƣợc lại mà thôi.
6. Đừng so sánh con với những đứa trẻ khác. Nên nhớ rằng tất cả các con đều
thông minh. Trẻ con thông minh theo cách riêng của chúng. Hãy nhớ lại thời
chúng ta con bé, chắc chắn không thông minh bằng bọn trẻ bây giờ đâu!
7. Để tránh làm cho việc đọc nhàm chán, hãy sáng tạo nhiều cách đọc sách cùng
trẻ: Con đọc mẹ nghe; mẹ đọc con nghe (có thể nhờ con sửa lỗi, bọn trẻ rất thích
dạy ngƣời khác…tốt cho mình, tốt cho con).
8. Hãy nhớ dành thời gian cùng con thảo luận về câu chuyện. Ví dụ, nói về các
tình huống xảy ra trong câu chuyện, nhân vật, địa điểm trong câu chuyện, dự
đoán các tình huống có thể xảy ra tiếp theo...
9. Luôn dành thời gian để nói về các hình minh họa trong câu chuyện. Các hình

36
minh họa giúp bé hiểu rõ nghĩa của từ, đây cũng là một cách rất tốt để tăng
cƣờng vốn từ vựng cho trẻ.
10. Khuyến khích, động viên trẻ kể lại câu chuyện theo cách riêng của chúng.
Điều này giúp bé rèn luyện kỹ năng diễn giải (paraphrase), speaking và thuyết
trình, đồng thời củng cố từ vựng con vừa tiếp thu đƣợc.
N. “GIỌT MAY MẮN” TRONG HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM PHƢƠNG
PHÁP HỌC TIẾNG ANH CHO CON
Tác giả Phan Nam Trà https://www.facebook.com/phanphambt
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/93080987
3927731/
Để tôi nói cho các bạn nghe về “giọt may mắn” của mình nhé. Tiếng Anh
cũng nhƣ tiếng Việt bạn muốn nói đƣợc, hiểu đƣợc bạn cần lặp đi lặp lại việc
nghe và nói hàng ngày, càng dành nhiều thời gian càng hiệu quả. Chúng ta tập
nói cho con mình khi lên hai nhƣ thế nào thì chúng ta hãy đồng hành cùng con
trong việc học tiếng Anh nhƣ thế ấy. Cũng đừng nóng vội về thành quả bởi đứa
trẻ nào muốn nói đƣợc ban đầu cũng nói ngọng, cũng vấp lên vấp xuống. Hãy
rèn luyện cùng con mỗi ngày rồi đến lúc các bậc phụ huynh chúng ta sẽ thu
đƣợc trái ngọt vào một ngày đẹp trời nào đó.
Tôi nhận thấy các bà mẹ Việt chúng ta có sẵn thứ quan trọng nhất đó là sự
chịu khó và mong muốn con ngày càng tiến lên. Đây chính là điều kiện cần, còn
điều kiện đủ đó là phƣơng pháp dạy (đồng hành) của mẹ và học của con.
“Tôi không nói chuẩn tiếng Anh vậy nên tôi không nói tránh ảnh hƣởng đến
phát âm của con sau này. Chiếc Đài sẽ giúp tôi làm điều đó!”
Chiếc Đài một thiết bị từ lâu bị phủ bụi thời gian nay sẽ trở lại làm một trợ
thủ đắc lực trong quá trình dạy con nghe tiếng Anh. Chiếc Đài ngày nay khác
với chiếc Đài của những thế kỉ trƣớc, nó có cổng USB, có cổng thẻ nhớ, có tính
thẩm mỹ, quan trọng rất tiện mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Giá thành
combo thiết bị gồm có 1 chiếc Đài, 1 thẻ nhớ, 1 USB vào khoảng 300 đến 400
ngàn đồng.
Sau khi đã có combo thiết bị bạn lên mạng (kho tài liệu của CLB) download,
coppy các file Audio (mp3) tiếng Anh miễn phí về USB hoặc thẻ nhớ rồi cắm
vào Đài. Con bạn chỉ cần bật Đài lên và nghe đi nghe lại đến thuộc là đƣợc. Để
củng cố phần vừa nghe xong của con, bạn có thể mua những quyển sách có file
nghe ở trên rồi cho con đọc lại nhiều lần, từ nào con đọc chƣa đƣợc bạn tiếp tục
cho con nghe lại file nghe. Mỗi ngày vào một khung giờ cố định bạn tập cho
con lặp đi lặp lại nhƣ thế để tạo thói quen. Ban đầu con có thể mất 2 giờ cho
một ngày, nhƣng khi con đã quen thời gian sẽ rút ngắn lại. Nếu bạn cảm thấy
chi phí mua sách cho con quá cao bạn có thể tải file PDF rồi tự mình in ra cho
con đọc. Cũng có thể cho con sử dụng máy tính bảng hoặc smartphone để con
đọc trực tiếp bài trên đó sau khi đã đƣợc nghe nhiều lần từ Đài.
37
Giờ thì tôi truyền, "giọt may mắn" của tôi sang cho mọi ngƣời, cho các bà
mẹ Việt yêu con mà đang loay hoay đi kiếm tìm phƣơng pháp học ngoại ngữ
cho con. Chúc các mẹ sẽ có đƣợc nhiều hơn nữa sức khỏe, niềm vui trong quá
trình cùng con trƣởng thành.
Mỗi ngƣời mẹ đều là một ngƣời Thầy, và hãy là một ngƣời Thầy tâm huyết
nhất có thể. Hãy tin tƣởng rằng mình làm đƣợc, chắc chắn bạn sẽ là một ngƣời
mẹ thành công.

O. LỘ TRÌNH HỌC PHONICS VỚI OXFORD PHONICS

Trƣớc khi lựa chọn giáo trình Oxford Phonics, mình cũng đã tham khảo rất
nhiều chƣơng trình và giáo trình khác nhau (Mình sẽ đƣa ra sự so sánh và
review theo chủ quan của mình trong một post khác). Và Mình chọn Oxford
phonics vì các lý do sau:
- Chƣơng trình rất hệ thống và xuyên suốt, lộ trình rất bài bản
- Có video và audio kèm theo
- Có textbook để con làm bài tập rất dễ (mua Tộp shop hoặc sách xịn ở Fahasa)
- Trong text book có cả ôn luyện âm tiết và tracing giúp con luyện viết.
- Cuối mỗi cuốn sách là bộ card để ôn luyện, mình có thể cắt ra dùng rất tiện.
Có thể mua sẵn nếu cần
Link toàn bộ file Oxford Phonics 1-5
: https://drive.google.com/.../0ByriZduIhNFbRVBUNUpuSFg1X2s
I. Độ tuổi học phonics
Thƣờng thì độ tuổi bắt đầu học phonics là 4 tuổi (có thể khác nhau, nhƣng quan
trọng nhất là bố mẹ quan sát độ nhạy cảm với chữ của con. Tại thời điểm bố mẹ
thấy con rất quan tâm đến các chữ, hứng thú với việc đọc, là bố mẹ có thể bắt
đầu). Nhƣng thông thƣờng, các bạn nhỏ 4-6 tuổi có độ nhạy cảm đặc biệt với
đọc và viết chữ, nên bắt đầu bằng độ tuổi này rất phù hợp
II. Cách học phonics của nhà mình
1. Cho con xem trƣớc video (có thể bỏ qua)
2. Phụ huynh copy sẵn audio trong điện thoại, mở cho con làm bài tập trong
sách (Lƣu ý: Số thứ tự của file track trong folder video tƣơng ứng với disc trong
sách – thứ tự chính xác nên rất dễ tìm ạ) [Phụ huynh nên mở file cho các bạn
nghe và nói theo, chứ tuyệt đối không nên tự phát âm nếu âm của mình chƣa
chính xác ạ)
Cách 1: Phụ huynh ngồi cạnh con để làm cùng
Cách 2: Giao bài cho con tự làm, quy định thời gian rồi phụ huynh kiểm tra và
sửa sau.
=> Em khuyến nghị các phụ huynh nên cho con làm theo cách này, để tập dần
cho con thói quen tự làm bài tập một mình => chuẩn bị nền tảng tự học sau này
và thói quen tiền lớp 1.
Bƣớc 1: Phụ huynh hƣớng dẫn cho con nghe:

38
- VD: Page 20 => chỉ vào sách để con biết p xem trang nào
Track 30 => Chỉ vào chỗ có track 30 trong sách và tƣơng ứng trên điện thoại
của mẹ, để con hiểu cần nghe bài nào, hƣớng dẫn con ấn nút chuyển bài ntn.
(Hoặc mẹ có thể copy sẵn các bài cần làm trong usb để mở bằng loa usb cũng
đƣợc).
Bƣớc 2: Giao cho con tự ngồi làm bài tập. Bạn nào chƣa quen có thể bắt đầu
bằng 1-2 trang, ngồi 5-10p => mẹ đi làm việc riêng của mẹ.
Sau khi mẹ quay lại, con cần hoàn thành bài tập đƣợc giao, mẹ khen thƣởng
khuyến khích con, và cùng con kiểm tra lại bài tập đã làm.
3. Đọc các truyện phonics tƣơng ứng, có thể xem thêm một số phần mềm/
chƣơng trình bổ trợ.
4. Chơi các trò chơi tổng hợp để ôn luyện phonics
- 365 phonic games: https://drive.google.com/open...
- Tổng hợp các worksheet ôn phonics: https://drive.google.com/folderview...
Trên đây là một số gợi ý của mình, chúc các con luôn có niềm say mê trong học
tập, và luôn học một cách chủ động nhất.
III. Lộ trình và tài liệu học theo từng cuốn
1. Oxford phonics 1: Alphabet
Cuốn 1 học về các sound trong alphabet, nên hầu nhƣ chỉ cần con nghe nhiều
bài hát trong link dƣới, và học trong sách là đủ.
Link file video/ audio/ book: https://drive.google.com/open...
Video bài hát bổ trợ: https://www.youtube.com/watch?v=BELlZKpi1Zs
2. Oxford phonics 2: Short vowel
Link file video/ audio/ book: https://drive.google.com/open...
Video little fox: https://www.youtube.com/watch?v=HjJ4BTm8fdE...
Sách truyện: Biscuit Phonics A (fb Hồ Vĩnh Thu và Trần Khánh Thành có bán)
Sách Decodables trong Razkid
Sách Decodable Scott Foresman: https://drive.google.com/open...
Một số cuốn trong Usborn phonics
readers: https://drive.google.com/folderview...
Một số cuốn trong Oxford
Stories: https://drive.google.com/.../0B2olOE4SGRrdd3liNXI0SWF1YnM
Trò chơi: Chơi một số trò chơi ôn luyện Short Vowel nhƣ: ghép từ bằng cốc
giấy, chơi với thẻ, ghép từ bằng nắp chai, tạo sổ học phonics có 3 sounds…
Các printables đều có trong này ạ:
https://drive.google.com/folderview...
3. Oxford phonics 3: Long vowel
Link file video/ audio/ book: https://drive.google.com/open...
Sách truyện: Biscuit Phonics B
Sách Decodables trong Razkid
Một số cuốn trong Usborn phonics
readers: https://drive.google.com/folderview...
Một số cuốn trong Oxford
39
Stories: https://drive.google.com/.../0B2olOE4SGRrdd3liNXI0SWF1YnM
Trò chơi: Tƣơng tự nhƣ các trò chơi trong Phonics 2
4. Oxford Phonics 4: Consonant Blends
Link file video/ audio/ book: https://drive.google.com/open...
Sách truyện: Một số cuốn trong Usborn phonics
readers: https://drive.google.com/folderview...
Một số cuốn trong sound like reading: https://drive.google.com/open...
Một số cuốn trong Oxford
Stories: https://drive.google.com/.../0B2olOE4SGRrdd3liNXI0SWF1YnM
Bộ sách Dr.Seuss
Trò chơi: Tƣơng tự nhƣ các trò chơi trong Phonics 2
5. Oxford Phonics 5: Letter Combination
Link file video/ audio/ book : https://drive.google.com/open...
Sách truyện: Một số cuốn trong sound like
reading: https://drive.google.com/open...
Một số cuốn trong Oxford
Stories: https://drive.google.com/.../0B2olOE4SGRrdd3liNXI0SWF1YnM
Bộ sách Dr.Seuss
Chúc các con học vui nhé.
From Ngan Jp with love
<3 <3 <3

P. KINH NGHIỆM HỌC PHONICS của 2 mẹ con Haley


Tác giả Nguyễn Thu Hiền https://www.facebook.com/notes/nguyễn-thị-thu-hiền
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/71255712575
3008/

HALEY (2011) là tên thật là Hà Linh, con không phải con lai đâu nhé! :) ) Haley là
tên con tự đặt dựa theo tên thật của con vì để tránh trùng tên với bạn khác (vì xu
hƣớng đặt tên Linh gần đây, khiến cho số lƣợng bé tên Linh rất nhiều ạ).

Mặc dù là một giáo viên nhƣngđối với việc học của Haley, mình (em xin phép đƣợc
xƣng hô là mình cho thuận tiện nha) không theo một phƣơng pháp học cụ thể nào,
cũng không áp lực việc con phải giỏi đến đâu mà hƣớng tới cách học “cần cù bù thông
mình”, “mƣa dầm thấm lâu”, “học là vui”, tạo dựng thói quen TỰ HỌC cho con và,
quan trọng nhất là CHA MẸ ĐỒNG HÀNH CÙNG CON.

40
Mình xin chia sẻ kinh nghiệm học PHONICS của cá nhân mẹ con mình, mình là bà
mẹ khá lƣời viết, và đây là chỉ là kinh nghiệm cá nhân, tách rời phần Phonics, có thể
có bé phù hợp, có bé không hy vọng có ích cho mẹ nào đang bắt đầu.

1. TUỔI NÀO NÊN HỌC PHONICS?

Học ngoại ngữ nói chung và PHONICS nói riêng thì càng sớm càng tốt (theo mình từ
2-3 tuổi là đẹp nhất), tuy nhiên muộn cũng còn hơn không. Haley tiếp cận với Phonics
khoảng từ 2,5 tuổi qua kênh đầu tiên là YOUTUBE sau đó là APP trên Ipad. Các kênh
và tài liệu mình sẽ share ở mục phía dƣới bài viết nhé!
Trƣớc đó, mình cho tiếp cận vô thức qua âm thanh ít nhất 30’ mỗi ngày (bật nhạc khi
con chơi) và hình ảnh (chữ cái nam châm dán tủ lạnh) dần và thi thoảng lại cùng con
hát các bài hát ABC cả alphabet và phonics.

Khoảng mấy tháng, mình thấy bé đã bập bẹ hát theo đƣợc rất nhiều bài hát và nhớ mặt
chữ cái cùng các phát âm cơ bản trong các bài hát con đƣợc nghe.

*** ĐỐI VỚI CÁC BẠN LỚN mới bắt đầu tiếp cận thì mình cho sử dụng bảng
phiên âm, để cho các bạn ấy có một cái nhìn tổng quát về phiên âm và dạy các âm
khác biệt với các âm tiếng Việt trƣớc, sau đến 1 số cặp âm dễ nhầm lẫn, kết hợp 1 số
trò chơi, bài test để giúp học trò cải thiện phát âm mà trƣớc đó các con đã nói thành
quen.

2. KINH NGHIỆM/ LINK/ TÀI LIỆU

 từ 0-3: nghe vô thức, học theo hứng, không phải ngồi vào bàn học mới là học

Nhƣ mình nói ở trên thì bé tiếp cận khoảng 2 tuổi qua nghe, nhìn vô thức. Đôi khi nổi
hứng bất cứ lúc nào khi có quả táo, quả chuối, quả bóng đồ chơi của con trên tay: “A-
A FOR APPLE, A-A APPLE...” Cơ bản, đôi khi thấy mình khùng khùng ;) )
ALPHABET song: https://www.youtube.com/watch?v=4_hgFcLM9Rg

ABC PHONIC song https://www.youtube.com/watch?v=BELlZKpi1Zs

Bạn không nhất thiết chỉ nghe trong 2 link này mà có thể trên các link khác tƣơng tự
để bé không thấy nhàm chán.

 3-5: học có kế hoạch và chủ đích hơn qua APP, VIDEO, BÀI IN học
41
Bé bắt đầu tiếp cận các app học tiếng Anh bổ trợ vệ ALPHABET & PHONICS. App
đầu tiên con tiếp cận là FIRST WORDS SAMPLER có giao diện nhƣ thếnày, vẫn chủ
yếu là học bảng chữ cái và từ vựng. Tuy nhiên, theo mình bảng chữ cái và phát âm có
sự tƣơng hỗ nhất định, mình cũng không tách biệt rõ ràng 2 phần này. Sau 1 thời gian
học app này, mình thấy con đọc đƣợc rất nhiều chữ.

Link mẫu bài học trên app https://www.youtube.com/watch?v=yV5qTJLFlIA

Bên cạnh đó con vẫn duy trì xem trên kênh YOUTUBE nhƣ
FirstStepReading: https://www.youtube.com/watch?v=M44-
G207b3A&list=PLZhfMe4khENvD0wX0YMSShNxtzTdc5WIV

Alphablocks: kênh học này vô cùng thú vị mà lại miễn phí


https://www.youtube.com/watch?v=s7LjGDcXqcs +APP FARFARIA

Bé kết hợp học trên App có phí (cực rẻ) nhƣ STARFALL, RAZKIDS và tô màu trên
các bản in mẹ down hoặc tự soạn theo chủ đề, có thể tham khảo trên sách này;
https://drive.google.com/drive/folders/0Bwn-
72eswHdwWDMzVDNxYnhiUWs?ogsrc=32

Giới thiệu chi tiết các app/ phần mềm (có phí) xem tại đây:

https://www.facebook.com/1487503594890111/posts/1509409756032828/

 5 tuổi - nay: Học hành bài bản hơn

Con tiếp tục đều đặn với Starfall nhƣ cách giải trí, nghiêm túc với Razkid, mỗi ngày ít
nhất 30’.

Bắt đầu học sách OXFORD PHONIC 1 và hiện tại sắp xong level 4:

Link trọn bộ :
https://drive.google.com/drive/folders/0ByriZduIhNFbRVBUNUpuSFg1X2s

Đây là bộ sách hay kèm theo CD, VIDEO phong phú cùng hình ảnh ngộ nghĩnh đáng
yêu, bài bản từ âm đơn đến âm đôi, từ âm đầu đến âm giữa và âm cuối.

42
Link video bài học trong Phonic 3 ( âm đôi)
:https://www.youtube.com/watch?v=cvIIitsauQ8&list=PL-
2yaVEcvWtCE6KogOOhUsZPA5Qups5V2

Link Haley đọc bộ từ; https://www.youtube.com/watch?v=EplEWXtiP9I (phonic 1)

https://www.youtube.com/watch?v=rZKmeS4vtDI (phonic 2)

Và bƣớc cuối cùng là với môn Language Art trong Acellus.

Một bài mẫu: https://drive.google.com/file/d/1w7I0y9diW1cIge27_si-


6L9Sd5HJVX3h/view?usp=sharing

Học app cũng không phải là cách duy nhất, bên cạnh đó Haley còn luyện đọc sách
tiếng Anh nữa.

Mong rằng tuy chỉ là kinh nghiệm cá nhân, nhƣng sẽ hữu ích với các mẹ nào cần nhé!
Chúc các con có những giờ học vui vẻ, bổ ích.
Q. KHI NÀO NÊN HỌC PHẦN MỀM VÀ PHẦN MỀM GÌ ?
Tác giả Linh Vũ https://www.facebook.com/VuLinh.Sesame
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/71263900
9078153/
Từ ngày cho Tuấn An “bung lụa”, má nhận đƣợc nhiều lời khen, động viên
từ nhóm Đọc sách, và cũng rất nhiều inbox hỏi han chuyện dạy con. Bên cạnh
những inbox hỏi về chuyện dạy con thế nào, thì cũng có nhiều inbox hỏi về việc
dạy con bằng phần mềm gì. Hôm trƣớc má An đã chia sẻ chuyện cách dạy con
học tiếng Anh, bây giờ nói chuyện phần mềm dạy con.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm, và rất dễ tiếp cận, giá cả cũng hợp lý, nhƣng
mình đang chọn sử dụng duy nhất phần mềm chạy bằng cơm, có tên “Phần mềm
Mẹ” . Xin nói qua, nhà mình không phải anti công nghệ gì cả, nhƣng mình chọn
Phần mềm Mẹ vì các lý do sau:
1. Phần mềm phải thật sự mềm. Mà để thật sự mềm thì chỉ duy nhất có Mẹ là
đáp ứng tốt nhất. Mẹ biết khi nào con đang trong trạng thái ra sao và con đang ở
trình độ nào để cùng con tiếp cận bài học mới. Chỉ có mẹ mới liên tục nói với
con:
- That’s great/ brilliant/ perfect/ smart.....
Chỉ có Phần mềm Mẹ mới có thể high five với con, mới có thể thƣởng cho con
một cái ôm, hay cũng chỉ có phần mềm Mẹ mới có thể cáu gắt ra điều kiện: tiếp
tục hay giải tán mỗi kho con không hợp tác.

43
Nhiều nhà sẽ đƣa ra lý do: mẹ phải làm việc nhà, phải cơm nƣớc, đi làm về
mệt... nhƣ vậy là chƣa ổn. Cứ suy nghĩ đơn giản: tiền mua phần mềm = tiền
thuê giúp việc theo giờ. Vậy thì hãy thuê giúp việc theo giờ để họ đến lau nhà
cho mẹ, nấu cơm cho mẹ. Còn mẹ dành thời gian để biến mình thành phần mềm
tốt nhất để dạy con.
2. Phần mềm sẽ khó kiểm soát trẻ.
Với trẻ lớn mình không biết vì con mình mới 3,5 tuổi. Với bé 3,5 tuổi, cá nhân
mình cho rằng sử dụng phần mềm là chƣa phù hợp mặc dù mình chƣa bao giờ
thật sự nghiên cứu tìm hiểu bất kỳ phần mềm nào. Đặc điểm của các phần mềm
là đều yêu cầu sử dụng máy tính, điện thoại. Và với trẻ con 3 tuổi, đƣa cho
chúng một cái điện thoại, bảo chúng học đi, điều đó là hoang tƣởng. Tụi nó sẽ
bấm liên tục, lung tung, và mắt trƣớc mắt sau đã thấy tụi nó bật Youtube xem
siêu nhân đấm đá. Nếu nhà nào hài lòng với việc cho con cái phần mềm, hài
lòng với việc con nói đƣợc Monkey, Tiger...là đủ thì mình không ý kiến. Còn
nếu muốn con tiến xa, tƣơng tác đƣợc, linh hoạt trong diễn đạt, cách duy nhất
chỉ có thể là phải có tƣơng tác trực tiếp. Mình sẽ đồng ý nếu cho con sử dụng
phần mềm với điều kiện con phải đƣợc kèm cùng ba mẹ.
Hiện tại, mình chƣa nghĩ đến việc sử dụng bất kỳ phần mềm nào cho đến khi
con hết Mẫu giáo. Sau đó thế nào thì tính tiếp.
Lợi thế của mình là có thể tự dạy con bằng tiếng Anh. Nhƣng có nhà không nói
đƣợc tiếng Anh thì sao? Nếu vậy thì đúng thật là phải sử dụng phần mềm thật.
Nhƣng kể cả mẹ không nói đƣợc tiếng Anh, thì mẹ có thể ngồi học cùng con,
con học đến đâu mẹ học đến đấy. Tuyệt đối, đừng vất cho con một cái phần
mềm trong điện thoại, và sau đó đổ lỗi cho con lƣời, không chịu học, hoặc vội
vàng nhận xét con không có khả năng học ngoại ngữ (vì tụi nó có học đâu, chơi
loanh quanh là chính)
3. Ảnh hƣởng không tốt đến sức khoẻ và thói quen của trẻ. Điều này hình thành
là do sự không nghiêm khắc của ngƣời lớn. Ban đầu chỉ giao hẹn nhau học bài
nhé, sau đó lấn sang youtube, lấn sang bấm điện tử... Con nghiện điện thoại lúc
nào không hay.
Ở nhà mình, Tuấn An cũng nghiện TV, nhƣng ít ra cậu bé còn dễ bảo, và có kỷ
luật. Mình cũng cho con coi Youtube nhƣng sẽ chú ý các kênh tiếng Anh. Mình
không quan trọng chuyện con nói tiếng Anh giọng gì, Anh Anh, Anh Mỹ gì, kệ
nó. Đích đến của mình là con phải nói đúng tiếng Anh, phát âm đúng, nói ngƣời
khác hiểu, và ngƣời khác nói lại thì con cũng hiểu. Vậy nên với quan điểm đó
mình cho con nghe và xem kênh nào cũng ok hết, miễn là tiếng Anh và phù hợp
tuổi của con. Phong phú về giọng điệu, âm sắc... cũng có cái hay của riêng nó.
Nhiều lúc thấy nhiều nhà cũng chuộng tiếng Anh bản ngữ này nọ cho chuẩn,
nhƣng thế nào là chuẩn, đo chuẩn ở đâu thì chả ai biết. Bản ngữ cũng có năm
bảy kiểu; đến mình là dân VN, cũng là dân bản ngữ Tiếng Việt nhƣng nếu lấy
giọng Hà Nội làm chuẩn thì chắc mình rớt từ vòng gởi xe. Nhiều lúc nghĩ, ngày
xƣa mình đi học, cũng đua đòi bắt chƣớc giọng này giọng nọ, xong nói ra đếch

44
ai hiểu, nên thôi kệ, he he. Tóm lại: nghe đƣợc, hiểu đƣợc, nói đƣợc tiếng Anh
là ok.
Dân dã vậy thôi. Tuấn An vẫn trong giai đoạn học vẹt. Mỗi lần dạy bài mới, để
phát âm đƣợc đúng, mình sẽ tự nghe file trƣớc. Vậy nên ƣu tiên chọn sách cho
con là sách đó phải từ NXB uy tín và phải có file nghe. Vậy thôi.
Tóm lại:
- Phần mềm có thật sự cần thiết? - Không nhất thiết! Có thì tốt, không cũng
không sao. Quan trọng nhất là phải có phụ huynh kèm con, nhất là với đối
tƣợng con còn nhỏ và vào thời điểm con mới bắt đầu để tập cho con thói quen
và phƣơng pháp.
- Ngữ điệu, giọng đọc bản ngữ có quan trọng không? - Không thật sự quan
trọng. Luyện đƣợ thì tốt, không đƣợc thì tập dần dần sau. Quan trọng nhất là
phát âm chuẩn và hiểu đƣợc nội dung.
Tạm vậy, phần mềm Mẹ có rất nhiều chức năng chƣa đƣợc khai thác. Vậy nên
để con đƣợc phát triển tốt, má An cũng cần thêm thời gian để tìm hiểu phần
mềm này. Mục tiêu Tuấn An sẽ nói đƣợc tiếng Anh tốt, bù lại cho những thiếu
hụt mà ba má An chƣa làm tốt.
Chúc các phần mềm Mẹ luôn trong trạng thái sẵn sàng và hoạt động tốt!
R. PHẦN MỀM TIẾNG ANH ABC KIDS LISTEN, KHAN ACADEMY
RAZKIDS và FAFARIA, KHAN
Tác giả Hòa Kỳ https://www.facebook.com/profile.php?id=100018370716911
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/78969445
8039274/
1. [GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ABC KIDS LISTEN

Bố mẹ có thể cài đặt phần mềm này trên điện thoại, ipad, tablet cho con nghe
nhé. Đây là phần mềm để “nghe” nên không lo con lạm dụng điện thoại hay
hại mắt. Theo mình thì cho con nghe giải trí vào thời gian rảnh hoặc trƣớc khi
đi ngủ.
Phần mềm do kênh truyền thông hàng đầu nƣớc Öc ABC phát hành, và
đƣơng nhiên hoàn toàn FREE (share trong club nên tiêu chí này là tiên quyết).
Phần mềm chia làm nhiều danh mục (nhƣ thể hiện trong ảnh). Bao gồm cả kể
truyện, đọc sách, nhạc thiếu nhi, nhạc không lời (có cả những bài nhạc giúp
con ngủ ngon)... Cũng có những mục rất hay nhƣ “Imagine this”, trong đó trả
lời giúp bé những câu hỏi “why” hay “how”. Ví dụ: vì sao lại có sao băng? Vì
sao loài khủng long tuyệt chủng? Vì sao chúng ta phải đổi răng sữa? Trái đất
hình thành nhƣ thế nào?...
Nói tóm lại là mình thấy rất hữu ích và phù hợp với các bé trong CLB
mình. Tuy vậy, phần mềm có hay thế nào cũng cần phải khai thác mới thấy
đƣợc hiệu quả.
45
Nhân đây cũng nhắc PH khai thác #KhanKidsCBC đi nhé. Không khai thác là
bọn mình không lôi đƣợc đâu ra động lực để tiếp tục tìm những phần mềm, tài
liệu hay gửi tới mọi ngƣời.

Link (Appstore) cho iphone, ipad


https://apps.apple.com/au/app/abc-kids-listen/id1336318869
Link (CH play) cho Android
https://play.google.com/store/apps/details?id=au.net.abc.kidslisten&hl=en

Ps: hiện tài khoản ngƣời dùng ở Việt Nam chƣa cài dc. Mình sẽ tìm cách giúp
mọi ngƣời khắc phục. Cách làm là edit tài khoản CHplay hay Appstore chuyển
vùng/region từ Việt Nam qua Öc nhƣ comment của Mai Văn Hơn
https://www.fakenamegenerator.com
Bạn vào trang này để fake thông tin một ngƣời dùng bên Úc

Get a whole new identity at the Fake Name Generator


The most advanced fake name generator. Generate random names, addresses,
usernames, passwords, email addresses, and more. Use for software testing,
social media, or anything else.
fakenamegenerator.com

2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM KHANACADEMY


Hƣớng dẫn sử dụng và cài đặt phần mềm Khan Kids (full access và hoàn toàn
free)
Link download: https://www.khanacademy.org/kids
Note: với Android cần hệ điều hành 5.0 , IOS 9.3 trở lên. Chƣa có phần mềm
Khan Kids trên máy tính.

3. RAZKID VÀ FAFARIA
Em viết topic này dành riêng cho các mẹ chƣa giỏi tiếng Anh (TA) và đang
băn khoăn ko biết chơi Tiếng Anh với con nhƣ thế nào?
E Hoà nói qua là em cho Bê làm quen với TA từ lúc 3tuổi là mới chơi làm quen
mấy bài hát...Đến 4 tuổi mẹ với vào cuộc dạy bài bản và theo lộ trình cụ thể tới
giờ đƣợc hơn 01 năm (Bê giờ 5 tuổi 4 tháng)....E Hoà áp dụng song song với
việc cho con đọc sách nhƣng cái làm đòn bẩy để chuẩn bị kiến thức và giúp Bê
yêu thích TA nhất chính là #RAZKID. Vậy em sẽ giải thích rõ hơn về cách
dùng về lý do em dùng phần mềm (sách) này nhé. Bê nhà em hay dùng sách
hơn là app vì bạn ấy thích cầm sách đọc.
46
I/ #BÉ_MẤY_TUỔI_DÙNG_ĐƢỢC_RAZKIDS ,
Bé từ 3 tuổi trở lên, thậm chí bé hơn nếu đã nói sõi tiếng Việt... Theo quan điểm
của em vẫn thích con sõi tiếng Việt rồi mới dạy TA vì phải dùng tốt cái đang có
sẵn trƣớc để áp dụng cuộc sống hàng ngày cũng gọi là tàm tạm rồi em mới dạy
TA.
...Còn các mẹ có thể dạy song song nếu đảm bảo đƣợc kết quả thì rất tuyệt vời
không còn gì tuyệt hơn
2/ #MUA_RAZKIDS_CÓ_TỐN_KHÔNG?
Về kinh tế, liệu đầu tƣ có cần phải mất tỉ đô hay triệu trăm nghìn không? Không
ạ, rất rẻ, em Hoà thấy rẻ nhất trên trần đời này ạ....Em Hoà nhờ bạn đăng ký cho
có hết 200k-#300k gì đó không nhớ nổi mà dùng cả năm.....Trong một năm nếu
chăm chỉ thƣờng xuyên ấy, thì có khi con chúng ta còn giỏi hơn cả chúng ta học
4 năm tiếng anh ở đại học......Vậy là 300k quá rẻ hê hê...
3/ #CHƢƠNG_TRÌNH_TRONG_RAZKIDS
Về Chƣơng trình học: Quá hay, quá chuẩn, quá tuyệt: Nó phù hợp với mọi lứa
tuổi mọi trình độ.
- Bài học có hình ảnh minh hoạ nên các bé sẽ rất thích và dễ hiểu
- Giọng đọc chuẩn sịn nghe khá là ƣng (Bố mẹ ngồi cùng học với con là sẽ tiến
bộ cùng con luôn đấy vì họ dạy chuẩn lắm)
- Razkid nhƣ cuốn sách giáo khoa ko những dạy ngôn ngƣ mà còn có cả kiến
thức phù hợp với các bé
- Vì sắp xếp nhƣ cuốn sách giáo khoa nên là e cảm giác học hết razkid con sẽ có
cái kiến thức chung khá là tàm tạm khá khá ạ
- Và cách học rất dễ cứ đọc theo máy có hình ảnh hỗ trợ không cần mẹ phải đọc
trƣớc cứ máy đọc thế nào theo thế dần dần bé sẽ ngấm dần giọng chuẩn và dùng
nó tự nhiên.....
4/ #CÁCH_CHƠI
Rất dễ Bê thƣờng học theo 4 bƣớc sau:
Bƣớc 1: Nghe audio đọc, và nhại theo, nhại tới khi nào đọc nhƣ app nói thì thôi
Bƣớc 2: Tự đọc, con sẽ đọc khi nào mẹ nghe giống nhƣ audio nói thì thôi
Bƣớc 3: Làm bài tập ở cuối bài
Bƣớc 4: Che cái phần chƣ của bài đi nhìn tranh nói lại để luyện trí nhớ và luyện
nói luyện thuyết trình
Bƣớc 5: Các mẹ có thể cùng con vẽ mindmap để hệ thống lại bài học: Cái này
tùy bé, các bé nhỏ thì bố mẹ hỗ trợ, các bé lớn thì tập dần ạ. Còn nếu chƣa sẵn
sàng thì chƣa cần làm bƣớc này cũng không sao cả ạ. Mỗi nhà một cách ạ
5/ #NGUYÊN_TẮC_BÊ_CHƠI

47
- Bố mẹ phải chăm chỉ kiên trì con mới kiên trì theo...Cái này làm đƣợc thì kết
quả tuyệt vời lắm ạ....Vì bản thân mình mấy chục tuổi mà mình lƣời sao bắt đứa
vài tuổi chăm đƣợc oà oà...Mẹ chăm bố chăm đồng hành cùng con con sẽ học
tập và nghe lời và thích học
- Luôn ƣu tiên đọc sách razkids (cái này em hay mua bản in về cho con nhìn và
bật loa cho con nghe)...Có mẹ có thể dùng ipaid, hay iphone hay tivi cũng có
nhƣng em hay dùng sách để đỡ mỏi mắt và hạn chế đồ công
- Luôn coi là môn học chính chứ ko phải phụ, nghĩa là đọc ít thôi cũng đƣợc
tầm 15 phút-30 phút một ngày , nhƣng phải đọc hàng ngày, mỗi ngày một bài
cũng đƣợc nhƣng không bỏ ngày nào, mỗi bài có vài phút thôi à hê hê
- Luôn học từ dễ tới khó không bỏ xót bài nào,
thậm chí bài nào chƣa thông có thể học đi học
lại bao giờ con chán thì thôi
- Luôn cố gắng đọc TO-CHẬM-PHẢI RÕ
RÀNG không cần phải chạy đua hi hi
- Không bao giờ dịch ra Anh-Việt" Nếu con
không hiểu từ nào lên mạng tra hình ảnh minh
hoạ cho con hiểu
-Luôn chọn không gian thật yên tĩnh vì con
phải nghe đài nên là yên tĩnh càng tốt
- Luôn có mẹ học kèm để động viên: Con gái em nũng nịu lắm, nên là giờ vẫn
phải ngồi kèm chƣa bỏ một mình đƣợc ạ
-Sau mõi bài, mẹ ghi lại những từ mới con học đƣợc và sẽ giúp con áp dụng khi
có ngứ cảnh phù hợp
-Một bài con có thể nghe nhiều, con thích bao nhiêu lần cho con nghe từng ấy
không giới hạn thoải mái luôn
- Luôn phải nghe nghe và bắt chƣớc cố gắng bắt chƣớc đúng nhƣ đài nhƣ sách
nói
- Luôn làm phần QUIIZ ở cuối bài, sai cũng làm, sai làm lại, nhƣng phải làm để
tạo thói quen không bỏ lỡ cái gì khi học
- Mẹ làm một cái bảng ghi chép lại quá trình lịch sử học của con theo ngày.Rồi
cuối tháng tổng kết và khen thƣởng con
- MẸ SẼ THƢỞNG CON MỖI KHI CON HOÀN THÀNH XONG MỘT
LEVEL
S. TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ BẮT ĐẦU CÙNG CON HỌC TIẾNG ANH
Tác giả Hoàng Yến https://www.facebook.com/hoangyenvt376

48
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/80194840
6813879/
-----------------------------------------------------------
Tôi phải làm gì để bắt đầu cùng con học tiếng Anh?
Đó là câu hỏi mà tôi muốn tìm câu trả lời cho riêng mình, và đây là cách mà tôi
đã đồng hành cùng con trai tôi : Những bƣớc chân đầu tiên trên con đƣờng vạn
dặm của nhà tôi.
Tôi tự giới thiệu một chút về bản thân: tôi sinh An An vào tháng 1 năm 2016,
khi đó tôi 40 tuổi. Tôi từng là giáo viên tiểu học, dù hiện nay không còn đi dạy,
nhƣng những kiến thức sƣ phạm và kinh nghiệm đi dạy đã giúp tôi rất nhiều
trong quá trình giáo dục con.
Kiến thức tiếng Anh của tôi, là kiến thức của trƣờng phổ thông Việt Nam những
năm 1990. Sau khi tốt nghiệp tôi cũng bỏ rơi luôn, không sử dụng đến. Cho đến
khi bắt đầu đồng hành cùng con ( khi con tôi 2 tuổi rƣỡi, tức là cách đây khoảng
6 tháng) tôi mới lục lại kiến thức và bổ sung để đồng hành cùng con( đắm đuối
lắm ạ )!
Bài viết này của tôi xin đƣợc chia sẻ về phƣơng pháp dạy tiếng Anh của tôi với
con trai trong 6 tháng qua.
1- Bắt đầu từ góc bếp:( có hình chụp minh họa ở dƣới bài)
Tôi mua một cái khay và để cố định trên bàn bếp, hàng ngày khi đi chợ tôi sẽ
mua thay đổi các loại rau, củ, quả để con vừa đƣợc ăn nhiều món thay đổi lại
vừa đƣợc học nhiều loại rau, củ, quả khác nhau. Với mỗi loại tôi lại để lên khay,
đồng thời viết chữ ở trên để con từ "trực quan sinh động" mà ghi nhớ kết hợp
tên rau, củ, quả và chữ viết luôn. Trong ngày, sẽ có nhiều lần để hai mẹ con
nhắc lại từ mới đó. Trong bếp có gì thì con tôi học đó. Từ: rau, củ, quả, đƣờng,
sữa trứng gạo muối, tiêu tỏi ớt... các loại gia vị. Đến: rổ, rá, muỗng, đũa, nồi,
niêu, chảo,...các loại vật dụng trong bếp. Rồi tƣơng tự nhƣ vậy: Ở phòng khách,
phòng ngủ, phòng tắm, ngoài sân,....tôi cũng ghi chữ bên cạnh những vật dụng
nhà tôi có.
❗ Quan trọng: Tôi không ghi tất cả mọi thứ cùng lúc, mỗi ngày con chỉ học 3 từ
cũ cộng 3 từ mới rồi tôi cất 3 từ cũ đi thêm 3 từ mới khác, nếu con chƣa nhớ tôi
sẽ quay lại ( cái này kiểu nhƣ dạy flashcard nhƣng bằng trực quan ) Vậy là sau
khoảng 6 tháng qua, vốn từ con tôi có đƣợc là khá nhiều.
2 - Làm quen với sách: (Tôi có chụp vài quyển minh họa ở dƣới)
Những quyển sách đầu tiên tôi chọn cho con, là những quyển con "chơi" đƣợc
ví dụ dòng sách: lift the flap, slide and see,...
3- Học qua app:
Song song với sách, con tôi học qua app. Tôi chọn Monkey Junior ( có nhiều
bạn nói:bé không thích Monkey Junior. Có lẽ do mẹ chƣa tìm cách tƣơng tác

49
với con từ đầu, tạo hứng thú cho con). Monkey Junior mỗi ngày con tôi học một
bài và hiện nay con tôi học đến lesson 6, medium.
4 - Nghe và tập đọc:
Tôi kết hợp sử dụng app Musi + sách giấy in từ razkids.
Để chủ động bài học của con, tôi thƣờng soạn trƣớc 1 tuần. Mỗi ngày khoảng 5
hoặc 7 quyển, sau đó tôi vào Musi tải video của từng ngày về cho con tôi
- Nghe: 2 lần/1 ngày- tổng thời gian nghe khoảng 15 đến 20 phút.
- Xem lại video khoảng 1 , 2 lần rồi đọc theo.
- Thấy ổn rồi thì đọc sách giấy của razkids mà tôi đã soạn sẵn.
Tôi nói thêm một chút về app Musi: Tôi dùng iPad, app này cho nghe khi tắt
màn hình. Tôi cũng chia bài cho con theo playlist rất tiện, ngày nào mở playlist
của ngày đó.
Razkids là thƣ viện sách tuyệt vời. Vì con còn nhỏ, tôi vẫn hạn chế cho con
dùng iPad, nên không cài vào máy (dù có mua tài khoản bên con tự học) mà chỉ
vào Musi, tìm video theo bài học của con và tải về để con nghe.
Tới giờ, tôi mới chỉ đồng hành đƣợc cùng con đến đây, và chia sẻ với các bạn.
Cảm ơn vì đã đọc đến cuối bài, và vô cùng cảm ơn hơn nữa nếu các bạn thấy có
gì đó hay và áp dụng đƣợc cho bé nhà mình.
Chúc con cái chúng ta cùng giỏi.
Yêu Thƣơng!!!
P/s: Hạn chế của tôi: là không tự tin để giao tiếp tiếng Anh cùng con, sợ mẹ sai -
-> con sai. Và bây giờ, tôi đang lập kế hoạch "nâng cấp bản thân" để đồng hành
cùng con trên con đƣờng Vạn Dặm.
Chia sẻ của mẹ Tiểu Ann.
T. GRAPSEED
Tác giả Lê Dung Vũ https://www.facebook.com/ledung.vu
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/87761983
9246735/
Mình thấy có 1 số mẹ hỏi về cách học grapseed nên mình mạo muội chia sẻ
cách học của nhà mình, mẹ nào thấy phù hợp có thể thử áp dụng nhé.
Mình bắt đầu tự học GS với con cách đây khoảng 6 tháng. Sau khi mua sách và
nhận link mp3, mp4 nhà mình sẽ bắt đầu học thế này.
1. Đầu tiên là xem mp4 để khơi gợi hứng thú cho con. Mỗi ngày nhà mình xem
1-2 bài (mỗi unit sẽ chia ra thành nhiều bài bao gồm bài hát, truyện và phonic
funtime, hiện nhà mình vẫn còn nguyên mảng phonic chƣa học do bé còn quá
nhỏ). Thời gian xem mỗi lần khoảng độ 15 phút. Vừa xem vừa nhảy múa và hát
cùng tivi luôn, nhiều bài nhảy nhƣ tập thể dục luôn các mẹ ah :D
2. Thứ hai là nghe mp3, cái này thì nghe càng nhiều càng tốt, hễ rảnh là bật lên,
các mẹ nên cop sẵn vào loa để có thể nghe mọi lúc, mọi nơi nhé.
3. Thứ ba là đọc sách, kết hợp chỉ chữ, nhà mình thì hiện giờ vẫn chỉ đọc sách
50
do bé không thích chỉ chữ lắm :'( ah phần đọc sách chỉ chữ này các mẹ nên áp
dụng một số câu hỏi khai thác nội dung nhƣ what, when, where, why, how nữa
nhé ;)
4. Thứ tƣ dựng kịch, để bé hiểu và nhớ các bài học hơn thì mẹ nên dựng kịch và
cho bé đóng vai nhƣ vậy sẽ cực kỳ hiệu quả đấy. Mình sẽ ví dụ luôn 1 kịch đơn
giản mà nhà mình chơi hồi học unit 1 cho các mẹ dễ hình nhé :D
Chúc các mẹ và các con học vui!

U. ĐĂNG KÝ THAM GIA THỬ THÁCH ĐỌC THÔI


Tác giả Kim Tay Nguyen + Nguyen Tat Thang
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/91517
1998824852/
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2372444736100104&set=gm.84567
7969107589&type=3&theater&ifg=1
A. Thử thách 30+100 ngày đọc sách Nhiều bạn inbox hỏi mình cách đk cho
con tham gia các thử thách nhƣng mình không trả lời kịp, nay mình tổng hợp lại
ở đây để mọi ngƣời tiện theo dõi.

 Khởi đầu, để bé làm quen với việc đọc sách tiếng anh mỗi ngày, ba mẹ
đăng kí thử thách đọc sách liên tục 30 ngày không gián đoạn: THE 30-
DAY READING CHALLENGE,. Nguồn sách tự chọn. Bé chƣa đọc đƣợc
nhiều thì tập đọc 1 trang, hoặc 1 đoạn, trên tinh thần đọc mà vui.
 Sau thử thách 30 ngày làm quen, ba mẹ nên đăng kí tiếp thử thách 100
ngày đọc sách để tạo thói quen cho con: THE 100-DAY READING
CHALLENGE.
 Hoàn thành thử thách 100 ngày, chắc hẳn con đã yêu thích sách hơn trƣớc,
các bé đọc đƣợc sách nhiều chữ hơn, dày hơn lúc ban đầu. Lúc này ba mẹ
đăng kí cho con tham gia chƣơng trình THE 300 - BOOK READING
CHALLENGE để tận hƣởng những giây phút con ôm sách đọc thôi.
 Bên cạnh, CLB cũng có thử thách 30 bài thuyết trình dành cho các bé, là
thử thách cấp độ cao hơn.

Bờm_2011 nhà mình đã lớn lên từ đây. Từ ngày bạn ấy chƣa biết đọc 1 từ tiếng
anh nào cả, mẹ vật vã cho đọc sight words và ôn tập mỗi tối 1 trang. Đến nay
vừa tròn 1 năm chẵn mới đọc đƣợc Classic tales, niềm ao ƣớc của mẹ lúc mới
tham gia nhóm.
Ao ƣớc tiếp theo của mẹ: giờ này năm sau con đủ sức dấn thân học Acellus.
-----------------------

51
Link đăng kí tham gia các thử thách. Ba mẹ nhớ in phiếu theo dõi và chụp hình
đăng kèm khi hoàn thành nhé.
Sau khi hoàn thành thử thách, ba mẹ vào link để điền ngày hoàn thành. KHÔNG
ĐIỀN SẴN NGÀY HOÀN THÀNH LÖC ĐĂNG KÍ, SẼ BỊ XÓA VÌ KHÔNG
HỢP LỆ.
Bài này đƣợc ghim trong mục công bố, nên ba mẹ cần lục lại thì vào mục công
bố tìm nhé.
https://docs.google.com/document/d/1GnREYGu0hEGMVlwfBIozkRosQV8qX
s_DmScagKuQUqg/edit?usp=sharing
II. Thử thách 300 cuốn sách

[Thử thách đọc 300 cuốn sách!]

- Admin team tin chắc rằng nếu các bé đã vƣợt qua thử thách "100 ngày đọc
sách" thì con đã bắt đầu có thói quen đọc sách. Hình thành thói quen đã khó,
việc duy trì nó còn khó khăn hơn rất nhiều. Thêm nữa, chƣa có thống kê nào về
việc đọc bao nhiêu sách là đủ cả. Vì vậy, CLB tiếp tục đƣa ra thử thách mới
"đọc 300 cuốn sách".
- Đối tƣợng tham dự: Các bé và...Phụ Huynh (phụ huynh muốn giỏi English thì
hãy học nhƣ các con: Đọc to để luyện pronunciation, đọc sách để tăng vốn từ
vựng, ngữ pháp và kiến thức.) Note: chấp nhận cả sách Tiếng Việt luôn. Cứ đọc
sách là quý rồi mọi ngƣời nhỉ?
- Cách tham dự: Ghi danh vào link bên dƣới, in bảng thống kê đọc sách để theo
dõi quá trình đọc của các con. Với sách ngắn: Đọc to và post video báo cáo,
52
sách dài/ sách chapter: Viết review hoặc present về sách. Khi đăng nhớ đính
kèm hashtag: #300BooksChallenge,#STTCuonSach,#TenCon,#Grade
- Khi hoàn thành, các con và phụ huynh sẽ đƣợc CLB gửi giấy khen, huy hiệu
và TẶNG QUÀ là những cuốn sách thật bổ ích. Quà tặng đƣợc trích từ Quỹ tài
trợ đọc sách #TheCBCFoundation.

Note: Admin team cần tìm một phụ huynh nhiệt tình giúp theo dõi, thống kê
thành viên tham gia challenge này. Các moms xung phong giúp mọi ngƣời nhé!
Enjoy reading!
- Link đăng
ký: https://drive.google.com/drive/u/2/folders/1pDmGQsOkWNZsC1E7dmU2e
wnbsKvByrDW
V. NGHE TIẾNG ANH
Tác giả Van Anh Nguyen Thi
https://www.facebook.com/vananh.nguyenthi.7106
Link bài viết
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/90152272
6856446/
3 đến 5 tuổi ĐỪNG HỌC NGỮ PHÁP VÀ TỪ VỰNG NỮA, MỚI HỌC
TIẾNG ANH PHẢI NGHE ĐẦU TIÊN!!!
Đây là phƣơng pháp chuẩn vì muốn nói đƣợc ngôn ngữ nào thì nghe là giai
đoạn đầu tiên.
NGHE ĐỂ LÀM GÌ?
- Giúp bạn quen với cách nói, ngữ điệu, âm Tiếng Anh
- Tạo một "môi trƣờng" Tiếng Anh để học giống nhƣ khi bạn học Tiếng Việt
vậy
- Nghe âm chuẩn để hỗ trợ việc NÓI TIẾNG ANH CHUẨN XÁC HƠN (CỰC
KỲ QUAN TRỌNG)
NGHE NHƢ THẾ NÀO?
Có thể chia làm 2 giai đoạn:
- NGHE NGẤM: nghe chƣa hiểu gì cũng đƣợc, nghe 1-2 tiếng một ngày CÀNG
TỐT. Nếu không thì ít nhất 30 phút. Mục đích là QUEN ÂM TIẾNG ANH, tự
tạo môi trƣờng TOÀN TIẾNG ANH cho bản thân.
- NGHE HIỂU: nghe và cố gắng hiểu Ý CHÍNH của bài nghe, sau đó thì bắt
chƣớc âm điệu của câu đó để nói.
NGHE Ở ĐÂU?
Nên nghe giáo trình của TIẾNG ANH bản địa: Tiếng Anh - Mỹ & Anh - Anh.
Yên tâm là nếu làm đúng phƣơng pháp, bạn sẽ không phải lăn tăn về giai đoạn
học tiếp theo đâu!

53
Dƣới đây là link Tiếng Anh Trẻ Em Qua Truyện Kể
AVI (Clip xem)
https://drive.google.com/…/1LHjWfDCMFVnoD2MqUon_SRGcNKFqnjE…
Mp3:
https://drive.google.com/…/17M-qy26y5sSLQcVWBGZLLK2TegsF6bD…
Hôm nay mình sẽ chia sẻ 1 số kinh nghiệm mà mình hƣớng dẫn con ở
nhà có thể nói Tiếng Anh chuẩn.
Tại sao mình lại nói là hƣớng dẫn mà không học cùng con? Bởi vì bản
thân mình phát âm Tiếng Anh phát âm sai và lo ngại rằng sẽ ảnh hƣởng xấu
đến con nên 2 vợ chồng hầu nhƣ chỉ trả lời khi con hỏi chứ không bao giờ chủ
động nói chuyện TA với con.
Sau khi đọc vài cuốn sách thì thấy rằng chỉ cần kích hoạt tiềm năng của não về
ngôn ngữ thì sau này lớn lên con mới học thì tiếp thu rất nhanh và xem đó
giống nhƣ ngôn ngữ mẹ đẻ. Vậy là công cuộc hƣớng dẫn con học Tiếng Anh
khi con vừa tròn 3 tuổi.
Lúc đó lại phát sinh 1 vấn đề mà hầu nhƣ bây giờ ba mẹ nào cũng lo ngại
đối với con là xem phim, bài hát, truyện nhiều thì ảnh hƣởng rất lớn đối với
mắt, thứ 2 là ba mẹ ban ngày đi làm thì con ở nhà với bà ngoại, bà lại không
biết mở các chƣơng trình TA của con. Sau nhiều lần tìm kiếm thì đã tìm ra
cách đó là tải các bài hát tiếng anh trƣớc tiên, các câu chuyện tiếng anh, các
câu chuyện cổ tích và chuyển qua mp3, sau đó cho con nghe mp3 là chính khi
con chơi xếp hình, búp bê, trò chơi đồ hàng nấu cơm, sau đó dành cho con 1
khoảng thời gian ngắn để xem lại file con đã nghe khoảng 30 phút mỗi ngày,
khi con xem lại thì đã thấy hình ảnh và con hiểu đó là cái gì luôn thông qua
hình ảnh.
Đến giờ mình mới cảm thấy quyết định lúc đó là đúng vì đến khi con 6 tuổi
thì đã bắt đầu nói Tiếng Anh.
Các mom không biết TA cũng có thể tự tin hƣớng dẫn con học . Mình mới
tải có 1 phần đó là Bài Hát Tiếng Anh AVI, mp3 bằng máy tính và mua thêm 1
cái loa mở cho con nghe mp3, xem bằng máy tính hoặc ipad, tivi. Kiên trì thì
chắc chắn sẽ có kết quả nhé
Mp3:
https://drive.google.com/…/1a1mpRT39mGEBxRqd-r843pn7ASNai-Xl
AVI:
https://drive.google.com/…/1KtnmSjY_m3RjIa-hddb_kDzu_dxR26aT
P/s: Bài viết này mình viết cách đây 6 tháng từ lúc mình tham gia nhóm liên
quan đến nuôi dạy con, trƣớc đó mình chỉ đọc sách và hƣớng dẫn con. Mình vẫn
thấy nghe TA đối với con rất quan trọng mà rất hiệu quả
W. THỜI GIAN BIỂU 1 NGÀY DÀNH CHO MAI NHI
Đối với 1 bà mẹ bận rộn nhƣ mình thì chẳng có cách nào ngồi kè kè với con
cả. Nhƣng con thƣờng học trong ko gian có mặt mẹ. Ví dụ mẹ nấu cơm, con sẽ

54
hoch trên bàn ăn. Mẹ lên phòng. Con sẽ học trên tầng trong phòng học. Đại loại
là ở không gian có thể gần mẹ nhất.
Đối với Mai Nhi thì thời gian biểu 1 ngày là dạng OPEN
1 . Tại sao lại áp dụng thời gian- khoá biểu OPEN ???
Mai Nhi đã lớn rồi, ở lứa tuổi từ 4 tuổi trở lên thì nên áp dụng thời gian biểu,
thời khoá biểu mở để rèn các kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch và tự lập
hơn trong sinh hoạt chung với gia đình. Ngoài ra thời khoá biểu mở còn thể hiện
đƣợc sự tôn trọng đối với trẻ...Share cho trẻ 1 số quyền lợi nhất định, ngoài việc
rèn đƣợc các kỹ năng mềm đã nêu phía trên thì trẻ có còn học đƣợc cách quyết
định và tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình. Trẻ biết đặt mục tiêu
và thực hiện nó 1 cách tập chung nhất, trẻ biết sắp xếp cân bằng giữa học và
chơi, giải trí và sinh hoạt chung với các thành viên khác trong gia đình.
2. Vậy thời gian biểu- Thời khoá biểu OPEN là nhƣ thế nào ???
Theo đúng nghĩa của chữ Open : thì đây dạng thời gian biểu, thời khoá biểu mở.
Tức là nhƣợng 1 số quyền lợi cho con. Ví dụ : Quyền lên kế hoạch và sắp xếp
thứ tự các công việc, quyền xây dựng cách thức thực hiện công việc sao cho đạt
đƣợc hiệu quả cao nhất. Nhƣợng quyền cân bằng học, chơi và giải trí cho
con.....
Vậy loại thời khoá biểu này có CLOSE không? Có chứ. có deadline , có list
thực hiện, có report . Tức là mẹ sẽ đƣa ra cho con danh mục công việc phải thực
hiện trong ngày, danh mục việc khuyên khích nhƣng không bắt buộc, deadline
báo cáo , tuy nhiên cách thức thực hiện thì mẹ có thể gợi ý nhƣng không bắt
buộc trẻ tuân theo. Nhƣơng cho trẻ quyền sáng tạo cách thức làm.
Lý thuyết thì khó hiểu thế , giờ em đƣa cụ thể thời gian biểu- khoá biểu OPEN
của Mai Nhi để mọi ngƣời tham khảo ạ.
- List công việc hàng ngày :
* List bắt buộc
+ Đảm bảo hoàn thành bài tập cũng nhƣ chƣơng trình học trên trƣờng .
+ Hoàn thành bài tập bổ sung mẹ giao để hỗ trợ chƣơng trình trên trƣờng
+ Hoàn thành bài tiếng Anh tối thiểu 1 bài ( Trả bài ghi lại vào ipad )
+ Hoàn thành bài tiếng Trung tối thiểu 1 sơ đồ ( Trả bài vào ipad hoặc mẹ test
trực tiếp ) .
+ Đọc sách
+ Piano, Soroban ( Hoàn thành chƣơng trình học tối thiểu tuần 3 buổi ôn luyện ,
trả bài trực tiếp cho mẹ )
+ Vệ sinh cá nhân : Tự túc ( trừ gội đầu ba hoặc mẹ sẽ giúp )
* List khuyên khích ( Không bắt buộc )
+ Đọc sách của bản thân theo sở thích .
+ Đọc sách cho Bato Anh + Việt
+ Lau nhà

55
+ Phụ mẹ nấu cơm .
+Gấp quần áo
* List giải trí :
+ Vận động ngoài trời tối thiểu 45 phút, tối đa 1 giờ 30 phút
+ Xem phim, hát hò ....Tối đa 40 phút/ ngày
Lƣu ý : Dƣ thời gian : chơi tự do .
- Deadline cần đảm bảo :
+ Nhận Report trƣớc 9h30 tối tất cả các mục thuộc phần list bắt buộc.
+ Phần list không bắt buộc báo cáo nhận thành tích để đƣợc khen ngợi . Cộng
điểm đi chơi .
+ Giải trí có sự kiểm soát thời gian của mẹ .
Thời gian đi ngủ là : 9h45 phút tối ( muộn nhất 10h )
Thời gian dậy buổi sáng : 6h45 dậy ( Muộn nhất 7 h sáng dậy ) Sáng thƣờng
MN sẽ đọc sách 1 chút trc khi đến trƣờng .
***KẾT QUẢ ***
- Mai Nhi đi học về 4 giờ chiều, thƣờng chơi tự do với bạn đến 5 giờ . Sau đó
các list bắt buộc con tự sắp xếp làm. Em có hƣớng dẫn góp ý 1 chút nhƣng cũng
có khi con không làm theo cách của mẹ. Em cũng khá thoải mái cho con.
Thƣờng thì bạn ấy học khá tập chung, và hoàn thành bài rất nhanh . Vì mẹ đã
nhƣợng quyền cho bạn ấy tự làm, tự xây dựng thời gian học và chơi. 1 ngày có
bấy nhiêu đó, làm xong thì chơi. Cũng có khi làm không xong thì bị thức khuya
hơn chút xíu. Hôm sau bạn ấy sẽ tìm cách cải thiện để làm nhanh hơn và đi ngủ
sớm hơn.
_ Kết quả các list công việc hoàn thành đều đặn. Cũng có khi mệt thì kết quả
kém hơn chút nhƣng nói chung là hoàn thành với tâm lý thoải mái, hào hứng và
vui vẻ ( cả mẹ cả con, cả gia đình đều vui vẻ , không có áp lực )
- Mục tiêu các công việc cũng nhƣ học tập thì mẹ có gợi ý và cùng con xây
dựng nhƣng không áp đặt hay tạo áp lực,.
- Mẹ không yêu cầu kết quả tuyệt đối. Nên cứ thoải mái học tập theo tâm trạng
thoải mái nhất.
- Nội dung học tâp có thể thay đổi nếu con đƣa ra phƣơng án hợp lý : Ví dụ nhƣ
con nói là học Fafaria chán quá, hôm nay con sẽ đọc sách hoặc học viết thì cũng
ok. Miễn là có học, còn tuỳ tâm, có thể thay đổi 1 chút, không cần cứng nhắc .

Cảm nhận của các phụ huynh sau 1 thời gian con t ham gia đọc tiếng anh
https://www.facebook.com/groups/EnglishChildrenBooks/permalink/67576860
6098527/

56
57

You might also like