You are on page 1of 100

NẤU ĂN NHANH HƠN

SỐNG CHẤT LƯỢNG HƠN


CHA MẸ TỰ HỌC VÀ DẠY CON TỰ HỌC
Chào các bạn!

Vì sao nấu ăn nhanh hơn lại giúp cải thiện chất lượng
cuộc sống của bạn? Bởi vì, ăn chỉ là một phần trong cuộc
sống của chúng ta. Đúng vậy, bữa ăn mang lại dinh dưỡng,
mang lại sức khoẻ và năng lượng cho cả nhà, nhưng ăn
uống chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống. Bạn còn có
các hoạt động làm việc để đóng góp giá trị cho xã hội,
còn yêu đương tâm sự với chồng, còn dành thời gian trò
chuyện và trải nghiệm cùng con, ngoài ra bạn còn cần
thời gian để giải trí, để học tập, để suy ngẫm về chính
cuộc đời của bạn. Chúng ta ai cũng chỉ có 24g 1 ngày, và
nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho việc nấu ăn mỗi
ngày, bạn sẽ phải giảm bớt thời gian cho những hoạt
động khác.

Một ngày nấu ăn tốn thời gian, mệt mỏi, bạn thấy
không sao, nhưng ngày nào bạn cũng vất vả vì việc nấu
ăn, bạn sẽ cảm thấy kiệt sức vì quá tải. Khi ấy, việc dạy
con của bạn sẽ bị ảnh hưởng, mối quan hệ với chồng cũng
gặp khó khăn, vì mệt mỏi dễ gây cáu gắt, giận dỗi vì
chồng không phụ giúp việc nhà chẳng hạn.

Việc sắp xếp và cải thiện cho nấu ăn nhanh hơn, không
chỉ giúp tâm trạng bạn tốt hơn, mà còn giúp bạn có thêm
thời gian để cải thiện năng lực bản thân. Dù mỗi ngày
tiết kiệm 15 phút thôi, mỗi tháng bạn có thêm 7 tiếng để
học một kĩ năng mới. Điều đó thật tuyệt phải không bạn?
Bạn hãy thử tham khảo các bí quyết về sắp xếp việc
đi chợ nhanh hơn, nấu ăn nhanh hơn từ Thuỷ Tulip và
các thành viên khác trong group Cha mẹ tự học và dạy
con tự học, viết như lời tâm sự chứ không phải là một
bài viết hoàn chỉnh, nhưng các kinh nghiệm chia sẻ rất
thực tế và hữu dụng, đến từ cuộc sống của các bà mẹ Việt
Nam vừa đi làm, vừa chăm con, vừa làm việc nhà, y như
các bạn vậy. Hi vọng cuốn Handbook này sẽ giúp ích cho
bạn. Nếu bạn chỉ cần học được 1 điều từ cuốn hanbook
này và áp dụng vào việc nấu ăn của bạn, đó là thành
công rất lớn rồi!
6 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

CÁC KINH NGHIỆM NẤU ĂN


NHANH TỪ CÁC THÀNH VIÊN
NHÓM CHA MẸ TỰ HỌC

THUY TULIP

Khi mình sang New Zealand ở, mình mới nhận ra


nấu đồ ăn Việt Nam tốn thời gian cỡ nào! So với đồ ăn
tây, mình nấu cầu kì hơn, cần thời gian để ướp đồ, rồi
một món cần nhiều gia vị và nguyên liệu. Bạn để ý mà
xem, một bữa cơm đầy đủ thường có cơm, món mặn, món
xào/canh. Trừ món rau luộc ra, món canh hay xào bao
giờ cũng cần từ hai nguyên liệu trở lên, hoặc cá/thịt/tôm
và rau, rồi hành phi để phi thơm, hành ngò, là thấy ít
nhất 2 cái rổ đựng kèm với cái thớt để băm thịt//tôm và
xắt hành ngò. Như vậy, thời gian chuẩn bị tốn nhiều hơn
thời gian nấu. Còn món kho, món hầm? Xắt xong là phải
ướp cho ngấm, rồi nấu cả tiếng mới xong.

Nấu xong chưa hết chuyện, đó là chuyện rửa xoong


rửa chén. Do khi mình chuẩn bị nhiều gia vị khác nhau,
mỗi thứ đựng vô một cái, nấu xong rửa đồ đựng cũng
chết mệt rồi, chưa nói chén ăn cơm, tô đựng canh, chén
mỗi người ăn, đĩa đựng đồ kho, ui trời, đúng là tốn năng
lượng và thời gian kinh khủng.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 7

LÀM SAO
ĐỂ NẤU ĂN NHANH HƠN?

- Thái độ quan trọng nhất: Nếu bạn thấy việc nấu


ăn vất vả, tất bật thì nó sẽ vất vả cả 100 lần. Còn nếu
bạn thấy nấu ăn cũng là lúc cho đầu óc mình thư giãn,
nấu để cả nhà thưởng thức món ăn ngon, có lợi cho sức
khoẻ thì nấu nhanh hơn và nấu xong không có mệt trong
người.. Vì chính tâm trạng không vui khi nấu ăn làm
mình mệt đấy ạ.

- Bạn nên học theo Yan Can cook: Bạn nào không
biết lên youtube kiếm Yan can cook, chắc có đầy. Chỉ cần
học ổng một kĩ năng thôi ạ, đó là nhặt rau hay xắt thịt
hay xái hành nhanh hơn. Mỗi tuần chỉ cần nhanh hơn
một phút cũng là thành công rồi.

- Nên ăn rau củ 70-80% và thịt cá tôm 20- 30%:


Bạn nên chọn cho gia đình ăn nhiều rau củ/ đậu hũ hơn,
vừa tốt cho sức khoẻ mà lại đỡ tốn thời gian chế biến.
Theo mình thấy nên tăng cường ăn đồ luộc, đồ hầm, rau
củ nhiều ( 80%) thì khi rửa chén nó cũng đỡ mệt hơn là
phải rửa cái nồi kho hay là rửa đồ trong bữa ăn nhiều
dầu mỡ. Thay vì kho mình có nấu bằng cách rim, hình
như nhanh hơn đấy. Hoặc bạn có thể đọc thêm tham khảo
của các bạn khác ở phần sau của cuốn Handbook này.
8 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

- 1 ngày / tuần ăn cơm với một hũ muối mè để


sẵn: Muối mè đây không nên có muối và mè,, hihi. Bạn
nên rang đậu phộng, hạt điều ( giúp giảm căng thẳng và
tràm cảm) mè đen và mè trắng, xay nhỏ, cho tí xíu muối
thôi ạ. Nên ăn cơm với muối mè và rau ít nhất 1 tuần 1
ngày, cực kì tốt cho sức khoẻ cả nhà, và bạn được nghỉ
giải lao trong ngày đó. Thêm nữa, trong các bữa ăn hàng
ngày cũng nên trộn vào rau xào, rau luộc gì đó nếu bạn
thích. Cực kì tốt cho sức khoẻ.

- Đi chợ nhanh hơn: Khi con ngồi vào bàn học, mình
cũng nên lôi sổ ra vẽ / viết kế hoạch đi chợ mua gì, để vô
chợ mua cái gì thì nhắm mua cái đó rồi đi về, ít mua sắm
lung tung, vừa chi tiêu hợp lý vừa tiết kiệm thời gian.
Nhiều tiền quá không biết làm gì thì cho cả nhà đi du
lịch có phải là sướng hơn không ạ? Khi bạn lên kế hoạch
cho việc chợ búa thì chính là bạn đang dạy con kĩ năng
lên kế hoạch. Hãy chia sẻ/ kể chi tiết việc lên kế hoạch
của bạn trong các bữa cơm gia đình, chả cần phải dạy gì
cả, cứ nêu gương bằng hành động từ năm này qua năm
kia là con sẽ giỏi hơn thôi.

- Mua cái đĩa/khay lớn: chuẩn bị các loại nguyên


liệu thì dồn để vào cái dĩa hay cái khay đó mà thôi, đỡ
phải rửa sau khi nấu là bí quyết của mình.

- Sắp xếp để chồng/ con phụ giúp việc bếp núc:


Đừng nên có tâm lý “ con cứ chỉ việc học, mọi việc khác
mẹ lo cho” ạ, vì việc đó không giúp ích cho việc học cho
trẻ tí nào đâu ạ. Các nhà khoa học đều cho rằng, khi trẻ
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 9

làm việc nhà là khi các sợi thần kinh trong não của trẻ
kết nối với nhau, kết nối những gì các em đã học, từ đó
giúp cải thiện trí nhớ và tư duy tốt hơn. Bạn cứ nhìn
chính mình mà xem, bạn ngồi văn phòng cả ngày có mệt
không? Con cũng vậy, ngồi ở trường cả ngày rất mệt, cần
vận động chân tay và thoải mái đầu óc bằng công việc
nhà.

Phạm Hồng Tâm: Em cũng rất quan tâm đến chủ


đề này, em xin chia sẻ cách mà em đang làm:

- Cuối tuần em list danh sách đi chợ, mua đồ ăn đủ


cho khoảng 4 ngày trong tuần, chia ra đủ các món thịt
gà bò cá... sau đó mang về sơ chế sạch sẽ bỏ ngăn đá,
sáng trước khi đi làm bỏ đồ ăn dự kiến nấu cho bữa tối
lên ngăn mát, tối về đem đồ đó ra nấu nướng gì thì theo
thực đơn rồi.

- Rau thì em mua các loại củ quả có thể để được lâu


dự trữ sẵn trong nhà như khoai tây, bí, su su... còn hôm
nào ăn rau xanh thì đi làm về qua chợ ghé vào ngay đầu
chợ mua. Hôm nào thấy mệt hoặc về hơi muộn thì có thể
ăn củ quả có sẵn.

- Về đến nhà việc đầu tiên là lấy đồ cho con lót dạ,
sau đó cắm cơm. Trong thời gian chờ cơm chín thì đặt
nồi nấu món mặn và nước luộc rau, chờ nước sôi thì nhặt
rửa rau. Nhà có hai vợ chồng và 1 em bé thôi, đi làm về
10 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

đón con đến nhà đã gần 6h, nấu nướng tắm rửa cho con
đến lúc bắt đầu ngồi vào bàn cho con ăn là trước 7h tối.
Vậy là em mất 1h đồng hồ để làm công việc nấu nướng
vệ sinh tắm rửa cho cả mình và con, sau khi ăn cơm xong
em mất thêm 15 phút rửa dọn bát đũa bếp núc.

Em chỉ mua thức ăn cho 4 ngày vì dự trù trong tuần


có thể đi ăn ngoài hoặc ăn nhà bạn bè các chị ạ.

Dạ Vũ : Nhà mình áp dụng ăn sáng như vua, ăn trưa


hoàng tử, tối ăn mày; ưu tiên rau cá ít thịt, chế biến đơn
giản. Nên bữa sáng mất khoảng 45 phút nấu bún miến
cháo phở..., trưa thì cơm canh cá kho rau xào rau luộc...
tối đa mất hết 1h30’, nấu nhiều nhiều ăn tối luôn, vì tối
chỉ ăn ít nên k chú trọng lắm, nếu thiếu đồ ăn có thể
thêm món rau hấp xào luộc gì đó, tốn khoảng 15 phút
nữa, nhà luôn có nhiều loại trái cây nên không lo đói.
Các loại cá thịt mua về rửa sạch chia ra từng phần nhỏ,
mai muốn ăn gì thì bỏ xuống ngăn mát trước khi đi ngủ,
rau oder 2 lần/tuần đỡ mất thời gian đi chợ.

Minh Nguyet: Em cũng thích chủ đề này. vì gia đình


hiện nay chỉ có 2 vợ chồng và 2 con nhỏ, không có người
phụ giúp gì. Hai vợ chồng đi làm cả ngày, tối về quay
cuồng với ăn uống dọn dẹp thì đúng là mệt không muốn
ăn luôn, chứ không nói gì đến nấu.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 11

Em cũng không có nhiều kinh nghiệm, nhưng vài


điều bản thân em tự nghiệm ra, chia sẻ cùng mọi người
cho đông vui ạ.

1. Thay đổi quan điểm về ăn uống, mọi hành động


đều xuất phát từ suy nghĩ. Thay đổi suy nghĩ mới
thay đổi đc hành động, như nhà cô bạn em, kiểu là
nếu con không ăn đủ 3 - 4 bữa 1 ngày là chuyện lớn
rồi ý. Em bảo cậu nghĩ khác đi xem có chết gì không.
Không nhất thiết cuối tuần phải nấu đủ 3 bữa sáng
trưa tối nhà em chỉ nấu 1 bữa tối, còn lại sáng cả nhà
ra ngoài ăn, trưa mua đồ ăn sẵn về ăn. Hoặc sáng ăn
muộn thì trưa không ăn, bữa tối ăn sớm lên, miễn
là mình tìm hiểu chọn các quán ăn ngon đảm bảo và
hợp khẩu vị gia đình, ko nhất thiết 100% bữa ăn phải
là nấu tại nhà. Quan điểm đơn giản hóa đi mọi thứ sẽ
đơn giản hơn rất nhiều, mà còn tạo ra nhiều niềm vui
cho gia đình. 1 tuần có 1- 2 bữa tối không nấu cơm
mà nấu 1 nồi mỳ hay miến cả nhà ăn, cũng tốt mà
nhanh gọn giản tiện lại đổi khẩu vị.

2. Thay đổi thực đơn bữa ăn như nhà em 2 người lớn,


2 trẻ em. Em đi làm về muộn và mệt nên tối giản
hóa bữa ăn. Em nghĩ nên ưu tiên các món kiểu hấp,
xalat trộn, đồ ăn ít phải chế biến nhiều cầu kì. vừa
làm nhanh, ăn lại tốt. Chứ như các món kiểu truyền
thống mình, nấu lâu, tẩm ướp lỉnh kỉnh mất thời gian
mà ăn chưa chắc tốt.
12 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

3. Sắp xếp quy trình nấu nướng: Em hay nghĩ xem


hôm nay ăn món gì, món gì có thể tận dụng kết hợp
cùng nhau để việc nấu đc nhanh gọn. Ví dụ, thịt hấp
luộc thì nước hấp luộc mình chế biến luôn thành 1
món canh rau củ quả. Cho nhanh và gọn xoong nồi.
hoặc định hấp thịt thì kèm luôn ít rau củ vào hấp cùng
là đủ dinh dưỡng. Nếu 1 món 1 công làm và chế biến
mà kết hợp dc nhiều loại thực phẩm thì đỡ phải làm
nhiều món. chứ 1 bữa mà cứ 4 món 4 loại dinh dưỡng
rời nhau thì nấu lâu, xoong nhiều dọn lâu nữa ạ.

Bella Dang: Nhà mình chắc là thành phần siêu đơn


giản, mình không quá quan trọng chuyện ăn uống ngay
từ trong tư tưởng, 1 phần chắc do chồng mình dễ, phần
nữa do mình sống riêng và phần lớn là do chính mình.

Mình có 2 bé 3 year và 6 year, các bé được mình cho


ăn theo hướng chính là BLW + n kiểu ăn khác từ khi
mới học ăn dặm nên rất dễ. Con chỉ có thể tự quyết định
ăn ít hay nhiều, không có lựa chọn về món, nên giờ đây
mình rất hiếm khi phải đau đầu để nghĩ nấu món gì cho
gia đình. Tất cả đều phụ thuộc mẹ có hứng nấu ăn ( là
nấu món gì, hay sức khỏe thế nào) hay không, mẹ có thời
gian nấu nướng hay không ... Bố con luôn sẵn sàng ăn ở
bất cứ đâu để cả gđ cùng được thoải mái. Hiện tại, mình
chỉ nấu bữa tối cho cả nhà, bữa sáng các bé ăn ở trường
( cuối tuần ăn ngoài) bố mẹ tự xử. Nếu ăn ở nhà, thường
mình sẽ trữ sẵn 1 ít đồ ăn trong tủ lạnh, nếu muốn nấu
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 13

thì trưa bỏ đồ xuống ngăn mát rã đông, tối về chỉ việc


nấu thôi. Có những bữa thì mình chạy qua chợ hoặc siêu
thị để mua đồ ăn (nhà chung cư siêu thị ngay dưới lầu 1)
sau khi đón các bé từ trường về. Thực đơn nhà mình lại
càng đơn giản, mình có thể nấu 1 món mà đầy đủ rau củ
và đạm (cà ri bò, gà, chay - món bò, gà hầm rau củ, ốc
nấu chuối đậu, cá om, sốt ...), vì tối bố mẹ không ăn tinh
bột, chỉ có 2 bạn bé ăn. Nếu bữa cơm hoàn chỉnh thì chỉ
có 1 món ăn kèm cơm trắng và 1 món rau luộc xào hoặc
canh. Tổng thời gian đi mua đồ và nấu nướng của mình
hết trung bình 1h/ ngày. Nếu mệt hoặc ham chơi quên
giờ nấu ăn cả nhà sẽ ăn ngoài cho nhanh, vì bé nhỏ nhà
mình bắt đầu đi ngủ lúc 7h30 tối. Nhà mình luôn sống
theo thời gian biểu của các bé, cả nhà cảm thấy rất thoải
mái và vui vẻ, mình vẫn có thời gian sau bữa ăn đọc
truyện cho các bé lúc 7h - 7h30, tất nhiên là thời gian
này có thể điều chình 1 chút tùy ngày chứ k quá cứng
nhắc. Rất cảm ơn các mẹ đã đọc chia sẻ của mình, mình
viết còn lủng củng quá.

Doan Thi Nguyet Nga: Em làm sẵn thực đơn ngày


3 bữa trong vòng 1 tháng và dán nó ở bên hông tủ lạnh,
gần bếp. Thực đơn em sẽ chọn món cho phù hợp theo
ngày. Ví dụ cuối tuần rảnh hơn ngày thường thì em nấu
món cầu kì một chút. Sáng thứ 7, em sẽ đi chợ mua hết
đồ ăn cho 1 tuần sau đó, sơ chế rửa sạch rồi bỏ ngăn đá.
Tối Chủ nhật, em sẽ bỏ đồ ăn trong ngăn đá lên ngăn
14 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

mát để rã đông từ từ. Sáng đặt nồi cơm rùi đi làm. Tối đi
làm về, em mất khoảng 30phút đến 1 tiếng để nấu tùy
món.

HạnhC Nguyễn: Nhà mình chỉ đi chợ 1 tuần 1 lần.


Đi một lần như vậy cũng dễ tính toán thành phần thực
phẩm cho cả nhà trong 1 tuần hơn. Thay vì ngày nào
cũng phải nghĩ mua cái gì. Thì đi 1 lần chẳng phải nghĩ
luôn, cứ mua đủ cá thịt, rau củ, các loại hạt vào đấy. Sau
đó về nhà làm sạch, chia từng phần nhỏ bỏ tủ lạnh. Mỗi
lần nấu chỉ lấy 1 phần thôi.

Nấu cũng nhanh gọn. Mình mua nồi cơm điện loại
tốt, cắm 1 lần ăn 1, 2 ngày cơm vẫn dẻo ngon. Thức ăn
thường có món mặn nấu 1 lần ăn cả ngày. Đến bữa chỉ
làm thêm món rau. Vậy là xong.

Cuối tuần nếu không đi chơi thì thì nấu ăn thịnh soạn
cả nhà quây quần hoặc phục vụ sở thích nhậu của anh
xã. Mình cũng có thể làm thêm các món muối/ngâm có
thể ăn lai rai cả tuần như: tai heo ngâm xả tỏi ớt, muối
rau chua, thịt kho đông...hoặc mua chả lụa, giò xào, lạp
xưởng... góp phần phong phú bữa ăn mà nhanh tiện. Bản
thân mình thấy chuyện cơm nước ăn uống không có gì
phức tạp.

Thậm chí các chuyện khác như giặt đồ thì gom 2 ngày
giặt lần. Chà rửa 2 nhà vệ sinh thì 1 tuần làm 1 lần...
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 15

Ngày thường, đồ chơi của tụi nhỏ bắt tụi nó tự dọn. Phân
công việc ra thấy nhàn hơn các bạn ạ.

Những món ăn phức tạp nhưng rất ngon như món bánh
xèo chẳng hạn, hãy để dành nó vào một ngày cuối tuần.
16 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Thu Huong Dao: Trước đây mình cũng khá cầu kỳ


trong việc bếp núc. Mình tự lấy việc nấu ăn ngon, bày
bàn ăn đẹp để làm tiêu chuẩn cho việc làm vợ, làm mẹ
của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian mình thấy rằng
việc đó rất mất thời gian, công sức và thậm chí hao tổn
cả nguyên khí của chồng con nữa. Vì người được hưởng
bữa ăn không phải hôm nào cũng thoải mái, sẵn sàng để
đón nhận bữa ăn mà mình đã chuẩn bị. Cho nên rất dễ
gây ra mâu thuẫn là mẹ đã chuẩn bị rất cẩn thận mà tự
dưng bố/con lại không thích hoặc có phương án khác xảy
ra không về ăn được.

Mệt nhất là việc dọn dẹp sau khi nấu nướng, nếu bắt
chồng/con dọn thì mọi người thấy mệt mỏi vì sao mà bày
lắm thế, dĩ nhiên muốn ngon, muốn đẹp thì phải nhiều
dụng cụ, phụ kiện. Nếu mình dọn thì thấy bất công vì đã
phải làm còn phải dọn, chưa kể những hôm trong người
không được khỏe. Dọn xong thì mệt phờ ra, chồng động
vào cũng cáu, con í ới cũng mệt. Cho nên cuối cùng mình
đã quyết tâm thay đổi. Cách làm của mình như sau:

- Về tinh thần: Chỉ cần đủ 4 nhóm chất: tinh bột,


đạm, thực vật, dầu mỡ (lưu ý là 4 nhóm này tính cho cả
ngày chứ không phải cho 1 bữa). Không cần quá cầu kỳ,
tinh bột có thể thay bằng bánh mỳ, cơm, bún, phở thậm
chí là khoai tây cũng là tinh bột. Cho nên bữa ăn dù 1
món mà đủ 4 nhóm chất thì cũng ok. Với chồng con mình
cũng dần dần giúp con quen với việc ăn đơn giản, không
cầu kỳ, thoải mái với những gì có sẵn trong nhà, không
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 17

đòi hỏi cái nọ cái kia. Mình cũng định hướng ăn các món
chế biến đơn giản, ít gia vị. Nếu thực sự thích một cái gì
thì phải bảo mẹ trước để mẹ có kế hoạch.

- Về phương tiện: Mình sắm thêm một số máy móc


hỗ trợ như máy rửa bát, máy làm bánh (vì con mình
thích ăn bánh mẹ làm).

- Về kế hoạch: Mình chả có kế hoạch gì cả, bạ đâu


làm đấy. Trước cứ nhăm nhắm tuần này ăn gì, phải đổi
món, phải nọ phải kia. Giờ phiên phiến hết, gặp gì ăn
nấy, mùa gì thức nấy, ra chợ thấy gì ngon thì mua. Ngoài
ra thịt cá mình đi siêu thị/ mua hàng hữu cơ vào cuối
tuần, chia nhỏ để tủ đá. Rau mình mua rau hữu cơ hàng
quen, nhờ em bán hàng nhặt hộ, chiều đi làm về qua lấy.

Ngoài ra việc dọn dẹp mình cũng không quá cầu kỳ,
bắt con phải dọn ngay sau khi ăn, có thể dẹp tạm vào
chậu rửa bát nếu muộn hoặc mệt quá, sáng hôm sau cho
vào máy.

- Linh hoạt và sáng tạo: Chồng mình cũng thuộc


túyp thích nấu ăn và thích ăn ngon nên cuối tuần hoặc
hôm nào rảnh về sớm thì rủ nhau cùng nấu. Ngoài ra
hôm nào bận chỉ nấu 1 - 2 món thì mình thay đổi kiểu
ăn, ví dụ như ăn bằng khay, ăn cơm đĩa, cho bọn trẻ con
tự lấy cơm và bày thức ăn theo ý chúng nó.

Nói chung với mình việc thay đổi phong cách nấu ăn
là một cuộc cách mạng.
18 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Lê Thu Hiền: Việc mua đồ và nấu ăn với mình thì:

1 . Mua đồ: Muốn ngày nào cũng ăn đồ tươi thì sangơ


sớm mình dậy đi chợ . tiện thể đi bộ tập thể dục luôn.
Còn khi ko có thời gian( khi mình bẫn con nhỏ ko đi chợ
sớm được) mình đi siêu thị mua 1 lần để lạnh ăn trong 1
tuần. Món này nấu với gia vị gì thì mình mua cùng luôn.
đồ khô thì mua để sẵn đó , vì để lâu ko sợ hư.

2. Nấu ăn: Vì sợ mập và tránh ăn nhiều dầu mỡ mình


chủ yếu luộc và kho. Luộc thì rất nhanh ko mất thời gian.
Kho hay ninh thì mình cho nồi áp suất tùy món lâu hay
chóng hẹn giờ tự ngắt. Nếu nấu nhiều món trong bữa thì
trong khi chờ món này chín mình đi làm món khác. Nếu
nấu ít khi chờ chín vừa nấu ta vẫn vừa chơi với con hay
đọc sách hay lướt điện thoại.

Theo mình ăn đơn giản không chế biến cầu kỳ,bữa ăn


chất lượng đủ chất , đủ no. Một bữa ăn gồm 2 món Chất
xơ và Đạm. Không ăn quá nhiều món rau luộc hoặc canh,
thịt hay cá đậu kho, luộc, xào.

Đoàn Lan: Mình cũng thuộc tuýp yêu bếp và khá


thích bày vẽ lúc có thời gian, trong một số các hội mình
quen các mẹ vẫn chia sẻ rất nhiều cách thức để nấu
nướng tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo đủ chất, đủ
dinh dưỡng cho cả nhà, nên cũng hay đọc để góp nhặt tip
về dùng dần. Tuy nhiên, đôi khi nếu làm theo tư vấn của
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 19

các mẹ về việc lên kế hoạch trước bữa ăn của cả tuần, rồi


automatic làm theo thì mình thấy hơi “khổ” với mình, do
tính nhiều khi hay kiểu tuỳ hứng và không thích ăn lặp
lại. Thời gian gần đây, sau 1 đoạn vật vã vì ăn theo kế
hoạch, không tuỳ hứng được nhiều nên mình có tự rút ra
và tip cho bản thân để đảm bảo vẫn tận hưởng niềm vui
bếp núc.

- Mua đồ: Mình hay mua ở hội đựng thực phẩm cùng
1 số cửa hàng rau sạch cũng như lấy từ vườn nhà ở Hưng
Yên. Mua thực phẩm theo mùa vụ để tránh bị lạm dụng
các loại thuốc hoá học bảo quản.

Bữa sáng: Nhà mình 2 bé ăn sáng ở nhà, nhiều khi


mình ưu tiên các loại hoa quả trộn với sữa chua và bánh
(các loại luôn, bánh mặn bánh ngọt tuỳ hứng), hoặc ngũ
cốc trộn sữa/sữa chua/thậm chí trộn cùng mascaphone
cũng rất ngon, chuẩn bị sẵn các loại bánh dễ chế biến dễ
ăn như bánh mỳ que, bánh bao, pateso, bông lan chuối,
cheese nhật, sukem, pizza… (mình vừa tự làm hoặc chọn
mua từ một số mẹ làm bánh mình quen để vẫn đảm bảo
có hương vị “nhà làm” và cũng yên tâm về nguồn gốc thực
phẩm), có một số món như mì xào, spagetti… thì chuẩn bị
trước sốt mặn gồm thịt và rau củ xào sẵn, chia vào từng
túi/hộp nhỏ, sáng ra chỉ trần mỳ rồi trộn sốt, quay lò vi
sóng chừng 3 phút là có món ngon rồi…

Bữa trưa tự xử ở trường và cơ quan, bữa này thả dàn


để không chán cơm nhà, có đợt mình cũng chuẩn bị cơm
hộp, con thích lắm nhưng nghĩ cần phải thích nghi với
20 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

hoàn cảnh ở trường cũng như ăn đa dạng khi không có


cơm nhà, mình bỏ qua luôn vụ mang cơm hộp của con.

Bữa tối: Vì về muộn, đôi khi lại thích ăn ngon nên


bữa tối của mình thường là bữa chính, cả nhà đều mong
chờ, nhưng mình cũng không mất quá nhiều thời gian
cho bữa tối được. Nên giải pháp là: Mình thường sắp
nhiều món đồ được sơ chế sẵn trong ngăn đông, tối hôm
trước thì bỏ từ ngăn đông lên ngăn mát, đến tối về thì
có đồ sẵn sàng để nấu. Thường nhà mình ăn 3 món, 1
chính, 1 canh, 1 món phụ, ưu tiên nhiều rau xanh, hôm
nào vui tay có thể thành 4-5 món.

Để đảm bảo không bị ăn lặp món và có thể tuỳ biến


nên mình thường để thực phẩm ở dạng sơ chế kỹ (kể cả
hải sản đông lạnh, mình về cũng rã đông tự nhên trong
ngăn mát rồi bỏ ra rửa xong ướp), chỉ việc nấu bằng cách
ướp 1 chút mắm ,muối, tiêu (ướp lượng nhỏ thôi nhé đừng
quá đậm, vì nếu ướp quá đậm nhỡ muốn kho kiểu lạ lạ
thì lại khó). Thực phẩm luôn tươi ngon và thích nấu
kiểu gì cũng được. Chuẩn bị sẵn nước dùng rau củ và
nước xương (mình ủ bằng nồi ủ), chia ra hộp, hứng lên
ăn lẩu buổi tối cũng sẵn đồ luôn được í.

Trong nhà luôn có những loại đồ ăn kèm kiểu rong


biển sấy, kim chi, cà ghém, ruốc tôm, ruốc nấm, ruốc cá,
vừng rang, lạc rang, muối vừng… để trẻ con lúc nào cũng
có thứ thú vị rắc vào cơm, vừa ngon miệng lại vừa tạo
cảm giác mới mẻ cho bọn trẻ. Trẻ con nhà mình đặc biệt
thích rắc muối vừng vào nước rau muống luộc chan cơm
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 21

; hoặc làm cơm trộn gồm dầu mè, và hạt vừng rang xong
cắt sợi rong biển rắc vào kiểu gia vị rắc cơm của Nhật.

Đồ dùng ở bếp thì mình thuộc loại hơi ham sắm nên
bị nhiều, nhưng có 1 số item cực kỳ quan trọng các mẹ
nên mua cho mình để giải phóng thời gian và công sức:

1. Nồi chiên không dầu: bí kíp các món chiên bằng


nồi này muốn ngon, ko mất nước thì nên ướp dầu ăn
trước khi cho vào, một số món kiểu cá hồi, thịt bò steak
cần giữ lại nước ngọt từ thực phẩm thì lót màng nhôm
vào (thần thánh tới nỗi mình nướng bánh luôn vì bật lò
cứ phải nướng cái to).

2. Nồi ủ hoặc áp suất điện (nước dùng ủ bằng


nồi ủ trong vắt, ngon kinh khủng í). Bí kíp nữa là
nên làm quen với 1 vài cửa hàng/cá nhân bán rau củ
sạch có thể dặn họ sơ chế sẵn cho mình, trước khi giao
cho mình cũng là 1 tip để tiết kiệm thời gian, mình còn
hay ăn salad đơn giản như dưa chuột, cà chua bi, ớt ngọt,
rau mầm, xà lách, rau thơm, cải chân vịt… trộn với chút
dấm táo (hoặc chanh) + dầu ô liu + muối + tiêu + tỏi +
đường (hay siro mận/mơ/dâu/mật ong sẵn trong nhà có
gì dùng nấy) là có 1 món ngon rồi, thêm 1 ít sữa chua/
phô mai nếu thích béo, hôm cầu kỳ và có thời gian thì
pha sốt kiểu nọ kiểu kia cho giống người ta. Và nhiều khi
đừng căng thẳng vì cơm tối, ví dụ bạn về muộn không
kịp nấu hay bày mấy món, hoàn toàn có thể xào mỳ với
thịt bò và rau cải xếp ra đĩa ăn bằng dĩa và thìa, thêm ít
kim chi cho bố mẹ và ít ruốc nấm cho con, hoặc lấy miến
22 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

xào với thịt cua gỡ sẵn, quên không kịp rã đông thì bỏ
vào lò vi sóng rã đông cũng được. Mình thấy quan trọng
là thái độ của chính mình với bữa ăn, cứ đặt áp lực ngày
nào cũng phải cơm 3 món thì sẽ căng thẳng, nhưng nếu
để tuỳ biến theo ý mình, theo tâm trạng thì việc bếp là
niềm vui thì mà, hôm nào mệt quá thì úp mì tôm, trộn 1
tô salad to hoặc luộc mớ rau cải, trộn ít dầu mè, rắc dăm
hạt vừng lên, xếp vào, bỏ thêm ít ruốc tôm lên mặt tô
thành bữa thịnh soạn giống đi ăn tiệm rồi í.

Tenka Cao: Mình xin chia sẻ với cả nhà câu chuyện


của bản thân mình.

Hồi độc thân còn ở Sài Gòn, chuyển trọ chỗ này chỗ
kia suốt, đi làm văn phòng lúc thì ăn cơm với đồng ng-
hiệp lúc thì ăn cơm với nhóm, tối về đi học cái nọ cái kia
nên VN mình cũng ít nấu ăn. Khi nào rảnh thì nấu/làm
các món mình thích, lắm hôm nấu lên xong nhận được
tin nhắn bạn bè hẹn hò cà phê ăn uống cuối tuần thì nồi
canh/đồ ăn đó có khi cũng bỏ đi

Rồi mình qua Nhật, cuộc sống vợ chồng son thì như
các mẹ ai cũng biết, rất khoẻ phải không? Vợ chồng đi làm
từ sáng đến tối. Mình làm đối diện siêu thị nên hầu như
đi chợ mỗi ngày, đi làm ra thì ghé siêu thị, mua đồ xong
thì về nhà nấu ăn và đợi chồng về (Bọn Nhật nổi tiếng
tăng ca khuya mà). Lúc đó vợ chồng mình thấy có khi
nấu ăn tốn tiền hơn so với tự mua đồ ăn về nấu, nhưng
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 23

vì cả hai muốn tạo không khí gia đình nên vẫn giữ. Hôm
nào thèm món Việt thì mình vào bếp, hôm nào thèm món
Nhật thì chồng vào bếp. Vợ nấu ăn thì chồng rửa chén,
dọn dẹp. Tụi mình coi đó là chuyện đương nhiên, là phân
công lao động. Nhưng cũng phải thầm cám ơn là chồng
mình không quá câu nệ chuyện ăn uống. Những hôm
bận rộn hay tăng ca thì vợ chồng hẹn hò nhau đi làm ra
ghé tiệm ăn tô mì ramen, hoặc là ghé siêu thị mua đồ ăn
sale off (đồ ăn chỉ có hạn trong ngày, gần cuối giờ làm
hay sắp đóng cửa siêu thị hay sale off 20%- 40%- 50%...
cành về khuya mức sale càng tăng). Lúc này mình phát
hiện ra là người Nhật chú trọng về lượng calories trong
khẩu phần ăn. Và đặc biệt họ ưu tiên mua rau, củ, quả...
có dán mác “quốc sản”, tức là đồ sản xuất trong nước cho
dù đồ các nước Mĩ, Úc, Philippines rẻ hơn. Đây cũng là 1
cách họ ủng hộ sản phẩm nước nhà. Ngoài ra mình thấy
là họ tin vào sản phẩm nước mình hơn sản phẩm có xuất
xứ nước ngoài.

Và mọi chuyện thay đổi khi mình sinh con và chồng


mình bị gout!!!

Chính xác là mình bắt đầu chú trọng về dinh dưỡng


cho gia đình hơn. Làm sao để mẹ đủ chất cho con bú mà
không ăn uống rồi tăng cân vô tội vạ? Làm sao để hạn
chế bệnh gout của chồng tái phát? Làm sao để mẹ có
thời gian chăm em vì cả ngày chỉ có hai mẹ con. Và cuối
cùng nhưng không kém phần quan trọng, làm sao để tiết
kiệm kinh tế cho gia đình vì mẹ xác định ở nhà chăm em,
không đi làm cho đến khi em lớn một chút?
24 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Mình duy trì nấu ăn. Cuối tuần hai vợ chồng bỏ con lên
xe đẩy đi dạo sẵn đi chợ cho nguyên 1 tuần. Mua đầy đủ
các nhóm nguyên liệu: rau, thịt (ưu tiên thịt gà vì không
mập và ít đạm, tốt cho người bị gout như Papa), trứng,
cá. Nhắm chừng mua đủ cho 1 tuần. Hôm nào thiếu cái
gì thì nhắn tin chồng đi làm về ghé mua cho (như sữa
tươi chẳng hạn, hai vợ chồng mình uống 2-3hộp/tuần,
khi nào hết mớ mua). Đi siêu thị về thì ba trông em cho
mẹ sơ chế nguyên liệu bỏ tủ lạnh. Khi cần thì đem ra nấu
thôi. Ngày thường mình nấu các món đơn giản, không
mất thời gian. Cuối tuần có ba trông em bé nên mình
nấu cầu kì hơn 1 tí hoặc tăng thêm món ăn vợ/chồng yêu
thích. Nhưng hầu hết cuối tuần cả gia đình đều ra ngoài
đi chỗ này chỗ kia, một phần cho em bé quen, một phần
cho mẹ “tái hoà nhập xã hội” sau 5 ngày chủ yếu ở nhà
chăm con. Lâu lâu, vợ chồng vẫn đi ăn ngoài miễn là số
tiền nằm trong ngân sách của tháng đó.

Mùa hè rau củ nhiều và rẻ thì tranh thủ ăn. Mùa đông


có khi chỉ có giá (ahuhu, bởi, sống ở đây cũng đâu sung
sướng như nhiều người nghĩ) thì ăn canh miso nhiều
hơn, vừa ấm nóng mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng.

Cái chính là mình thấy đừng coi trọng chuyện ăn


chuyện uống 1 cách thái quá. Và làm cho nó phù hợp với
hoàn cảnh gia đình mình là được. Cái này mình thật rất
cảm ơn vì ông xã luôn enjoy các món mình nấu nên rất
khích lệ tinh thần mình, vừa luôn sẵn sàng giúp mình
trong việc nhà. Nên tinh thần mình cũng khá thoải mái
để hưởng thụ và chăm con :)
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 25

Kawaii Yumi: Ăn sáng: lát phomai rắc đường, bánh


ngọt, sữa ngũ cốc... đồ ăn sẳn nên các con mình tự lấy ăn.

Ăn tối ngày thường: 1món mặn, 1 món canh, hạn


chế xào có dầu mỡ. Tuần mình đi chợ 2 lần, 1 lần mua cho
3-4 buổi ăn, mua 3 bó rau nấu cho 3 buổi, 1 củ quả trừ
hao hôm ấy mưa bão không đi chợ được ngay, 1 phần thịt
gà (bò, lợn), 2 phần (cá, tôm, mực, cua đồng: nhiều canxi,
ít béo :) . Mình mua khoảng 350gr thịt gà là đủ calo đạm
cho 4 người: 2 người lớn và 2 trẻ 4tuổi và 6 tuổi. Ngoài
ra, Trứng gà, đồ hộp luôn có sẳn để ăn lúc bận, tuần ăn
1-2 lần.) Rửa sạch, thái vuông, lát, dài...sẵn theo món sẽ
nấu. 1 món sẽ ăn trong ngày, 1 sẽ để ngăn mát ăn ngày
mai nên ướp sẵn cho ngon,1 để đông. Ở VN nên mình
thích ăn tươi hơn.

+ Chanh, cam, dưa hấu... để ép uống mỗi ngày.


Hoa quả theo mùa.

Nấu ăn: sáng lấy thịt trong ngăn đá ra nếu có. Bắt
cơm. Nhặt và ngâm rau nước muối. Trong lúc chờ, nấu
món mặn, lúc để món mặn thấm thì rửa rau, xong bắt
nước canh, chờ nước sôi thì thái rau. Vắt chanh, cam, ép
hoa quả...Tổng cộng mất khoảng 40-50phút. Gia vị mình
ướp đơn giản và mua thêm mấy gia vị Hàn, Nhật,... để
đổi vị mỗi ngày. Hôm nào đi chợ ở siêu thị và sơ chế mất
thêm 1h-1h30. Bù lại sẽ ăn trứng và nấu canh củ cho
nhanh, món này chồng làm được
26 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Cuối tuần thì tùy tâm trạng, đi ăn ngoài, bạn bè...


hay nấu mì ý, bún... và thêm món xào, mất khoảng 0-2h
nấu/ 1 ngày. Vậy tuần có 2 ngày mất khoảng 2h nấu ăn
đi chợ, 5 ngày tốn 40-50 phút. Bận quá thì tuần đi chợ
1 lần. Mua đồ, nấu ăn sơ chế nhiều nên mất 3h, sẽ giảm
thêm 1h cho cả tuần. Khoảng 1 vài tháng thì mình mới
suy nghĩ nấu hay thay đổi gia vị như thế nào.

Thu Pham Mai: Đúng là chủ đề hot chị ạ, trước giờ


đi ăn đâu e cũng quan tâm xem món nào nấu nướng đơn
giản và chiếm ít thời gian để về học tập và làm theo.
Cũng xuất phát từ việc làm sao tiết kiệm nấu nướng
nhất để có thời gian chơi với con, nghỉ ngơi, đi dạo buổi
tối..., em có sưu tầm được một số kinh nghiệm nho nhỏ
như sau ạ.( Sở dĩ chỉ là sưu tầm vì hiện tại em đang sống
cùng ông bà nên chưa làm theo được trọn vẹn ạ)

- Lên thực đơn theo tuần, danh sách đồ cần mua, đi


chợ vào một ngày cuối tuần, sơ chế, rửa sạch, chia nhỏ
vào hộp để trữ ngăn đông đối với nhóm thịt, cá..., ngăn
mát đối với các món rau, củ, quả...

- Buổi sáng trước khi đi làm, sẽ để đồ trữ đông xuống


ngăn mát, chiều về chỉ việc nấu, tiết kiệm rất nhìu thời
gian cho việc sơ chế .

- Buổi chiều về: nấu sẽ mất tầm 15 phút, em thường


cùng chồng nấu ăn nên các bếp hoạt động song song, 15
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 27

phút là ok với các món đơn giản ạ (bao gồm cả sắp xếp
mâm)

- Các món nấu nhanh:

Thực đơn 1: Em học được món Bít tết của chị bạn
rất nhanh (bò úc vai mềm, tẩm ướp NVL: muối, tiêu, dầu
oliu và 1 gói lá thơm) tầm 10 phút, sau đó chiên mỗi mặt
3 phút, song song với đấy làm khoai tây chiên tầm 20
phút là nấu xong ạ.

Thực đơn 2: Rau hấp, thịt luộc/cá luộc, chấm gia vị


mắm tỏi gừng. Em học được món cá luộc (chắc chỉ một số
loại cá thôi ạ) của một đứa em sống ngoài đảo, thật bất
ngờ chẳng tanh chút nào. Mà việc nấu nướng đơn giản sẽ
giữ đc rất nhìu enzyme.

Thực đơn 3: Canh tôm, thịt kho tàu/ or cá kho, rau


hấp. Tôm tươi e mua sẵn để hộp trữ đông, cắt ra vài lát
nấu canh bầu, bí, dền...rất nhanh mà ngon ngọt, thịt
kho hoặc cá kho có thể tẩm ướp từ chìu hôm trước, đảo
trên bếp rồi cho vào nồi ủ, ngày hôm sau là thịt cá mềm,
muốn rắn lại chút thì đun thêm trên bếp ga, còn ko vẫn
có thể ăn lun.

Thực đơn 4: Có thể ăn theo eat clean, no meat (rau


lá nhìu màu+hoa quả, seeds, nuts+tinh bột..) thực đơn
này rất là healthy
28 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

- Về dụng cụ nấu nướng: em thấy có rất nhìu dụng cụ


hỗ trợ giúp cho việc nấu nướng được nhẹ nhàng hơn: tỷ
dụ như set hộp của Tupperware giúp cho việc trữ đông
cũng như bảo quản đồ khô, ngăn mát được tốt do độ kín
của nó, rau không bị hư (do mình mua sẵn cả tuần mà),
rồi nồi ủ, rồi thì là nồi chiên không dầu (có nồi này thì
khâu vệ sinh sẽ nhẹ nhàng hơn nhìu, chồng em thì thích
các món chiên rán nên mỗi lần rán chảo thường nên mỗi
lần vệ sinh đến khổ ạ.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 29

Hãy đầu tư mua các dụng cụ nhà bếp để giúp bạn nấu
ăn tiết kiệm thời gian hơn. Đó là một sự đầu tư khôn ngoan,
nhưng mua về để dùng chứ không phải mua về để trưng bày
bạn nhé! Nhiều gia đình thấy quảng cáo hay quá, mua rất
nhiều loại dụng cụ khác nhau, nhưng sau khi sử dụng thấy
mất công dọn rửa, lại làm biếng và cất vào tủ.
30 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Phuc Nguyen Nhat Thanh: Gđ nhỏ của mình chỉ


quây quần bên nhau bữa cơm tối. Sáng bố sắp nhỏ đi làm
từ 5h sáng, 3 mẹ con ngủ dậy chuẩn bị ngày mới từ 5h30.
Bữa sáng mình thường nấu miến (bò tái), bún (xương,
sườn non). Nước dùng mình thường ninh từ tối, sáng dậy
thêm gia vị và bún hoặc miến vào là xong. Còn bữa tối
trong ngày, 1 tuần mình thường đi chợ vào sáng thứ 5
và sáng chủ nhật. Thức ăn mình thường mua về, chia ra
theo bữa, bỏ thành từng hộp thứ tự theo góc (vd :thịt để
góc trái, cá để góc phải... ). Trưa mỗi ngày mình về sẽ lấy
bỏ xuống ngăn mát loại thức ăn minh sẽ nấu vào bữa tối
(rau nhà mình trồng đủ ăn nên không phải mua ạ). Mình
tan ca lúc 16h30, đón 2 nhóc 1 vòng về nhà tầm 17h15.
Thời gian này mình cho bé chơi tự do, mình nấu ăn. Bữa
cơm đơn giản chỉ 1 món kho hoặc chiên, nướng, xào và
canh. Nhà mình thường nấu canh rau. Bữa tối chuẩn
bị chỉ cần 30-40p. Nấu ăn xong, tắm cho con xong, chờ
bố về là mẹ con cùng dọn cơm và cùng ngồi vào bàn ăn!
Với gia đình mình thì ăn gì không quan trọng, đủ dinh
dưỡng là được, không cần cầu kỳ.

Trang Lê Với tiêu chí trên mình áp dụng để tiết kiệm


thời gian nấu nướng rất nhiều cho gia đình, 1 bữa cơm có
món mặn, xào hoặc rau và canh. Thức ăn thì mua 1 lần
ăn 2-3 ngày hoặc tùy có thời gian thì đi nhiều hơn. Khi
mua cũng mua những món quemn thuộc, không phải suy
nghĩ gì nhiều.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 31

1. Cơm có thể nấu 1 lần ăn 2 bữa.

2. Mình chọn thịt, cá các loại đã sơ chế và ướp trong


siêu thị, về chỉ việc nấu lại chín thôi, nấu 1 lần ăn
2 bữa trong ngày. Cá thịt (ngày xưa làm cá mất rất
nhiều thời gian, còn bây giờ chợ, siêu thị họ đã làm
giúp trong nháy mắt). Mình mua về rửa sơ và ướp
nhanh nếu có thời gian. Không làm gì cầu kỳ cả, vẫn
rất ngon.

3. Canh thì nấu đơn giản, có thể nấu 1 lần ăn 2 bữa


trong ngày. Mình không làm gì cầu kỳ cả ( thịt bằm
hoặc tôm/ tép khô mua để sẵn trong tủ lạnh )

4. Đồ xào, rau sống hoặc rau luộc thì làm bữa nào
ăn bữa nấy hoặc trưa nấu dư thì tối ăn (thức ăn để 1
phần trong tủ lạnh cái nào dễ hư thì mình ăn trước).
Cuối tuần có thời gian mới nấu món gì đặc trưng để
ăn thôi.

Mỗi bữa nấu ăn chỉ mất tầm 15-30 phút tùy vào món
ăn mặn. Món canh, xào, luộc đó làm thay đổi bữa ăn cho
mình đỡ ngán. Giờ nhà đã có bếp ga 3 bếp nên khi nấu
mình tính toán thời gian. Vậy mà mình nhờ được ông xã
mình thay mình nấu ăn hằng ngày luôn. Hôm nào mình
về kịp mình nấu, không thì ổng ở nhà là ổng đánh dùm
mình bay luôn. Nấu xong mẹ múc đồ ăn, nhờ con phụ
bưng chén,... Ăn xong còn nhờ con chơi trò rửa chén nữa.
32 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Nguyemn Diemp:

1. Mình từng đọc thấy rất nhiều mẹ chia sẻ kinh ng-


hiệm đi chợ cả tuần, sơ chế sẵn để ngăn đá rồi dùng dần
trong tuần. Các mẹ thậm chí băm sẵn cả tỏi, ớt, nấm,..
chia vào các viên nhỏ như viên đá mỗi lần dùng thì bỏ ra
từng viên theo lượng yêu cầu.

2. Có mẹ lại chia sẻ kinh nghiệm mua “onlinem” khách


ruột của một vài bác trong chợ, cứ gọi điện bác mang tận
nhà...

3. Mình thì thấy rằng chuyện bếp núc là khẩu vị của


từng nhà, thói quemn của từng nhà nên không áp dung
chung được. Ví dụ nhà mình mà để đồ đông lạnh cả tuần
xuống nấu là bọn nhỏ không ý kiến nhưng sẽ ăn kém hẳn,
và mình cũng không muốn mất 2-3h đồng hồ ngày nghỉ
chỉ để ngồi sơ chế chuẩn bị đồ ăn trong khi đó là thời gian
cần dành cho nghỉ ngơi con cái nhất. Nên nguyên tắc của
mình để giải quyết chuyện bếp nhanh là hình dung được
tổng thể công việc mình phải làm, có kế hoạch từ trước
và thao tác nhanh nhẹn, làm đâu gọn đấy, kết hợp với
các việc nhà để tổng thời gian làm việc nhà không nhiều,
huy động được sự tham gia của các thành viên khác.

4. Mình từng chỉ một mình với 2 con nhỏ mà 6h30


về đến nhà 7h15 là ăn xong bao gồm cả tắm rửa vệ sinh
cho các con, nấu nướng rồi ăn uống. Đơn giản là định ăn
món gì, thao tác sơ chế, kết hợp các việc, tận dụng bếp
nấu.. để làm thật hiệu quả. 5. Nhà mình ăn uống khá
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 33

đơn giản, mình tập cho trẻ con thích ăn luộc, hấp,... ăn
nhạt ít gia vị hóa học nên tẩm ướp không cầu kì thời gian
chờ không lâu. Mình tranh thủ thời gian kẽ hở, ví dụ một
lúc buổi sáng, một lúc buổi trưa rảnh chuẩn bị trước một
chút để bữa tối cả nhà tập trung thì bữa ăn tươi ngon.
Thêm nữa các con và chồng mình đều quemn với một
việc mình vào bếp là vì mình thích và yêu họ, nên mình
nấu là họ đã thấy vui rồi, mình mệt hay không thích thì
ăn qua quýt thậm chí ăn đồ ăn sẵn cũng được nên không
khí gia đình rất thoải mái, mình hầu như không có áp
lực gì về chuyện nấu ăn.

Mai Nguyemn Em nghĩ bữa ăn trong gia đình là rất


quan trọng, các thành viên trong gia đình thường chỉ
ngồi ăn chung với nhau vào bữa tối mà thôi. Lúc này tất
cả mọi người có thời gian ngồi cùng nhau ăn uống, tâm sự
sau một ngày chả ai gặp ai. Ở nhà em, em là người đi chợ
và nấu ăn. Do thói quemn không thích sử dụng đồ đông
lạnh nên em thường chỉ đi chợ tối đa cho 2 ngày mà thôi.
Đúng là việc ăn gì hôm nay thực sự đau đầu nhưng giờ
các mẹ cũng thấy đấy, trên intemrnemt, FACEBOOK...
sharem rất nhiều thông tin, hình ảnh về các bữa ăn đơn
giản cho gia đình đấy thôi. Khi không biết nay ăn gì, hỏi
chồng hỏi con thích ăn gì mà ai cũng một câu nhẹ tênh
“ăn gì cũng được” thì thôi mẹ cũng mở mạng ta nghía
qua mấy cái hình đấy rồi đi chợ cho rồi.
34 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Để tiết kiệm thời gian đi chợ em nghĩ các mẹ


cần:

- Xác định trước mình sẽ nấu những món gì cho ngày


nay, ngày mai, ngày mốt...

- Hình dung mỗi món ăn đó cần những gia vị gì đi


kèm, nhà mình có những gia vị đó chưa, nếu chưa có
thì nhớ ra liền để khỏi lòng vòng mất thời gian

- Nên mua đồ ăn theo “mối” tức là xác định cá chị này


bán ngon, duyệt, cứ ăn cá là qua chị đó, gà anh này
bán, thịt cô kia, tôm tép bà kia ông kia, mấy người đó
ngồi chỗ nào trong chợ thì cũng nhớ luôn, đi 1 vạt chợ
là cá thịt, dưa mắm gì khua được hết. Đừng mất thời
gian đi tới đi lui, kẹt xem tắc đường mệt lắm.

Đó là vấn đề đi chợ, còn sau khi đi chợ xong thì về cần


sơ chế đồ ăn trữ lạnh nữa.

Em thường có thói quemn thế này, mua vừa đủ từng


món cho gia đình ăn từng bữa thôi, có món mua cho nhiều
bữa thì sẽ chia nhỏ ra để riêng chứ không để chung tất
cả vào 1 bịch, 1 hộp, sau này lấy ra chế biến sẽ tiện hơn.

Em thì chúa ghét kiểu để đồ ăn sống trong ngăn cấp


đông mà hộp không lắp, bịch không cột hay còn lõng
bõng nước dơ dáy. Mất vệ sinh vô cùng, các kiểu đồ ăn
liền mình để trên đó nữa nó dây dưa vào bẩn lắm. Mỗi
mẹ nên sắm ít hộp nhựa hoặc bịch nylong sạch để bảo
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 35

quản đồ ăn. Rửa đồ tươi sống để ráo nước xong hãy cho
vào hộp hay bịch trữ đông.

Khi chế biến thức ăn, theo em nghĩ để tiết kiệm thời
gian các mẹ nên trang bị đầy đủ đồ dùng cho nhà bếp của
mình (nếu có điều kiện), với công cụ dụng cụ đầy đủ sẽ
giúp ích rất nhiều cho việc nấu ăn nhanh chóng. Ví dụ,
mẹ có thể sắm một cái nồi chiên không dầu thay vì đứng
ôm bếp chiên cá, chiên sườn cả tiếng đồng hồ. Dao kéo
sắm sửa cho sắc bén 1 xíu cắt thái cho nhanh...

Một việc nữa em thấy quan trọng nhất, cần sắp xếp
các công đoạn, các khâu chuẩn bị ntn để nấu ăn. Ví dụ,
bạn luộc rau muống, bạn có thể bắc nồi nước lên đun,
trong lúc chờ nước sôi bạn có thể nhặt rau muống, rửa
rau thay vì việc bạn nhặt rau mất 5p ngồi chờ nước sôi
mất 5p thế là mất tổng cộng 10p trong khi bạn sắp xếp
như trên chỉ mất 5p cho 2 việc thôi.

Bạn muốn chiên cánh gà nước mắm nữa chẳng hạn,


thay vì bạn cứ làm từng thứ, bạn bóc tỏi bóc hành xong
rồi đi làm nước mắm rồi mới bắc nồi lên chiên gà thì bạn
nên bắc nồi chiên cánh gà luôn đi, trong lúc chờ cánh gà
chín bạn làm tỏi, làm hành làm nước mắm dư sức mà
phải không ạ?

Theo em việc làm bếp nhanh hay chậm thì, thứ nhất
phụ thuộc vào tác phong của người nấu nhanh nhẹn hay
lề mề, thứ 2 khả năng sắp xếp bếp núc của người đó như
thế nào nữa. Nếu bạn nấu nướng mà biết sắp xếp gọn
36 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

gàng ngay trong lúc làm bạn còn tiết kiệm thời gian dọn
dẹp sau đó nữa đấy. Mình cứ trong khi đợi kho thịt kho
cá cho chín là mình khua hết đống chén, dĩa hộp dao kéo
dơ mình rửa, lau bếp sắp xếp lại bếp đâu vào đấy. Món
cuối cùng mình nấu chín cũng là lúc bếp sạch sẽ và sẵn
sàng ngay cho bữa ăn thôi, không còn đồ tanh, đồ tươi
sống, đồ dơ trong bếp của mình nữa.

Chúc các mẹ luôn thấy được niềm vui trong mỗi


ngày đứng bếp!
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 37

Rau củ Việt Nam vừa phong phú đa dạng vừa giàu chất
dinh dưỡng. Hãy ưu tiên ăn rau củ tại địa phương và ăn theo
tiêu chí “ mùa nào thức ấy”, vừa giảm bớt nguy cơ dùng thuốc
kích thích, thuốc tăng trưởng, vừa giảm chi phí vận chuyển
và giữ được chất dinh dưỡng cao.
38 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Hoàng Thị Hằng: Chào cả nhà! Trước đây mình


cũng mất khá nhiều thời gian cho việc đi chợ, nấu ăn.
Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây mình đã giảm tải được việc
này khá nhiều và dành thời gian đó cho những việc thật
hữu ích.

Trước tiên, mình đi chợ mua thực phẩm theo tuần.


Sáng thứ 7 mình đi chợ mua thực phẩm theo list đã kê
(đảm bảo 7 ngày trong tuần thức ăn không bị trùng lặp
(nhà mình chỉ ăn 1 bữa tối trong ngày vì 2 vợ chồng đều
ăn ở cơ quan, các con ăn ở trường học): thịt bò, thịt lợn,
thịt gà, tôm, cá, mực, sườn, thịt dê, vịt, ngan…). Mua về
mình làm sạch và sơ chế sẵn rồi cho vào các hộp (trên
các hộp mình đều ghi tên thực phẩm rồi dán cố định vào
đó). Mình hay ninh xương rồi cho vào các hộp để sẵn,
ngày nào nấu thì lấy 1 hộp ra. Xương ninh có thể chế
biến được nhiều món như: canh sườn chua, xương ninh
rau ngót, xương ninh khoai sọ, canh xương khoai tây,
xu hào…..Ngày trước mình cũng phân vân về việc ăn đồ
đông lạnh. Tuy nhiên, khi đi công tác nước ngoài, mình
thấy các nước tiên tiến cũng vẫn dùng đồ đông lạnh, hơn
nữa mình chỉ mua và tích trữ trong tủ lạnh 1 tuần, chưa
kể đến việc chiều mình đi làm về muộn, vào hôm trời
mùa hè oi nóng vào đến chợ mua thức ăn cũng không con
tươi ngon nữa…. Việc đi chợ và về sơ chế chỉ mất khoảng
3 tiếng sáng thứ 7 (chưa kể trong thời gian đó mình cũng
kết hợp nấu được 1 bữa ăn cho trưa ngày thứ 7 luôn và
còn tỉ tê bảo cô con gái năm nay vào lớp 1 đọc cho 2,3 câu
truyện ngắn để vừa tận dụng thời gian mẹ sơ chế thức
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 39

ăn, vừa khuyến khích, động viên con đọc sách, vừa hỏi
đáp nội dung xoay quanh câu truyện)… Các ngày tiếp
theo, sáng đi làm, mình lấy đồ trong ngăn đá, bỏ xuống
ngăn mát, chiều về là đã rã đông để có thể làm được
luôn. Con gái mình năm nay vào lớp 8, mình đã hướng
dẫn và con đã nấu được một số món ăn mặn cơ bản: thịt
lợn rang, luộc, rán; thịt gà rang, luộc; trứng tráng, bác,
luộc; thịt bò xốt vang… Thỉnh thoảng con nấu giúp vì
con về nhà sớm hơn mình. Những hôm con đi học thêm/
hoặc mình về sớm thì mình sẽ nấu. Vì thức ăn đã được
làm sạch, rã đông nên lúc về mình nấu cũng rất nhanh
(khoảng 20 phút). Trong khoảng 20 phút này mình còn
kết hợp cắm cơm, nhặt rau, rửa rau, nấu món rau nữa.
Rau mình thường mua tại Vinmart (ngay đầu phố nhà
mình) và ăn trong 2 ngày. Buổi tối, sau khi ăn cơm xong,
con gái rửa bát mình đi sang siêu thị mua rau (thỉnh
thoảng) (mất 5 phút) hoặc mình tạt vào mua trong lúc
đi làm về. Nhà mình ăn rất đơn giản, chỉ có 1 món mặn,
1 canh và 1 rau. Nấu bữa ăn hết chừng 20-25 phút, rất
nhanh các mẹ ạ. Chưa kể trưa chủ nhật, thỉnh thoảng
mình cho cả nhà ăn bún với xương ninh sẵn và chỉ thêm
1 món rau nữa cũng ổn. Ngày trước, mình khá mất công
và mất thời gian trong việc bếp núc, giờ thấy nhàn nhiều
vì mình nghĩ cũng không quá cầu kỳ trong ăn uống miễn
sao bữa ăn luôn đảm bảo vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng
và đặc biệt giảm tải việc bếp núc cho người nội trợ. Mình
dành thời gian cho nhiều việc hữu ích hơn như đọc sách,
chơi với con, tập thể dục. Khi giảm tải được việc bếp núc
mình thấy công việc nội trợ thật nhẹ nhàng, khi dành
40 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

thời gian cho nhiều việc mình muốn, mình thấy thật vui
các mẹ ạ!!!

Điệu Lương Em thì không phải người giỏi nội trợ, đi


làm về sẽ sắp xếp làm mọi việc nhanh nhất có thể để có
thời gian trau dồi các kỹ năng khác của bạn thân. Như
các chia sẻ của chị Thuy Tulip, muốn con giỏi, muốn con
mình tự học thì bản thân người mẹ phải tự học để phát
triển bản thân. Vì vậy, mỗi bữa ăn nấu đơn giản, đủ chất
là được. Em thường nấu món vừa có thịt vừa có rau, ví dụ
như sườn hầm rau củ, không phải mất thời gian sơ chế
và đứng nấu bếp, trong thời gian đun làm được việc khác
như dọn nhà,.... Hoặc cùng lắm là thêm món xào nữa.
Đổi bữa khác thì các món luộc, vừa nhanh vừa tốt cho
sức khỏem: rau luộc, thịt luộc.... Cuối tuần nhiều thời
gian thì nấu bữa cải thiện. Đi siêu thị mua đồ ăn đủ cho
cả tuần, vừa đi chơi giải trí vừa mua đồ. Còn các ngày
trong tuần đi làm nên em nấu đơn giản để có thời gian
giành cho bản thân và chơi với con. Chứ loanh quanh
nấu ăn thì không có thời gian mà remfremsh!

Cảnh Nguyễn Mình cũng thay đổi nhiều trong việc


ăn và nấu cũng nhu khâu chuẩn bị chỉnh chu đầy đủ mọi
thứ. Mình thôi không làm mẹ đảm, không lúc nào cũng
đầy tủ lạnh với các thể loại kem chè sữa chua nhà làm,
không tập làm bánh cho đủ nữ công gia chính. Mình thay
đổi chính thói quemn ăn uống của mình, rồi chồng mình
cũng thay đổi, vợ chồng cứ tâm sự thủ thỉ với nhau bằng
các món ăn đơn giản nhẹ nhàng khoa học, và 2 đứa nhỏ
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 41

cũng đủ lớn để ăn được thức ăn người lớn... cũng không


trữ hằng hà đồ ăn trong tủ lạnh, không đi chợ tuần hay
tháng như mọi khi, lâu lâu có dịp đi siêu thị thì mua ít
món mà ở ngoài không tiện để dùng. Bình thường thì cứ
sáng ghé đến cửa hàng gần nhà, mua ít món về làm đủ
ăn bữa sáng và dở theo bữa trưa, chiều về cũng tấp mua
ít gì đó về làm nhanh cho bữa ăn tối (có lão chồng nấu
ăn nhanh cực). Phần lớn các món ăn trong gia đình mình
chủ yếu luộc, xào đơn giản, nấu canh cũng đơn giản, và
đặc biệt không gia vị gì. Sau một thời gian mình thấy
rằng vị tự nhiên của thức ăn rất ngon, ngọt, mình cũng
chẳng còn có nhu cầu với các thể loại bún lẩu phở gì nữa
cả, nếu tiệc tùng thì cũng thường là các món cuốn, luộc.
Lâu lâu vẫn có những ngày chẳng nấu ăn, hoặc chỉ làm ít
gì cho con ăn, còn mình nhịn (nhịn để thanh lọc cơ thể),
những ngày đó tha hồ mà chơi...Cái mình rất thích trong
gia đình của mình là hôm nào có chồng ở nhà thì chồng
nấu ăn, vợ phụ lòng vòng bên ngoài thôi, 30 phút sau là
có đồ ăn. Không có chồng ở nhà mình nấu thật đơn giản
và nhanh để ba mẹ con ăn, vì lúc đó chúng đang rất đói,
làm lâu quá chúng nó ăn linh tinh là sẽ không còn thấy
thú vị với đồ ăn nữa.
42 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Sử dụng hợp lý các gia vị Việt Nam trong nấu ăn là cách


tuyệt vời để bảo vệ sức khoẻ.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 43

Thu Huong: Mình là người không có năng khiếu nấu


nướng. Mình đã có giai đoạn quay cuồng trong việc tìm
công thức nấu các món, lên thực đơn trong 1 tuần, cuối
tuần bỏ hẳn 1 buổi đi chợ và chia đồ ăn theo ngày, rồi
ngày nào lấy ra ăn ngày đó. Có lúc cũng chả biết ăn món
gì, nấu món gì, cạn kiệt công thức món ăn luôn, mất
nhiều thời gian vào việc nấu nướng. Vì nhà mình 3 bữa
đều ăn ở nhà, nên sáng nào mình cũng dậy sớm chuẩn
bị đồ ăn. Sau 6 năm có lẽ là kinh nghiệm cũng tương
đối rồi. Với các bạn yêu thích nấu ăn, nấu ăn ngon thì
có thể nó chả là gì, nhưng với mình trước đây nấu 1 bữa
ăn ngon là cả một vấn đề. Do vậy nó đã ngốn của mình
rất nhiều thời gian. Bây giờ thì mình tự tin rằng việc
nấu ăn với mình dễ ẹc. Do mình đã thay đổi suy nghĩ về
việc nấu nướng, mình suy nghĩ đơn giản hơn, không cầu
toàn một bữa ăn hoàn hảo, chỉ cần đảm bảo đủ về dinh
dưỡng. Mình cũng không còn phải list danh sách như
trước. Khoản đi chợ mua đồ ăn, 2 ngày 1 lần: rau củ quả
mua theo mùa, phải xem thời tiết thì sẽ chế biến món
luộc, hay xào. Món mặn cũng vậy: tùy hôm cá thịt, kho,
luộc, rang.. cứ vậy mà biến tấu. Hôm sau ăn món gì thì
sáng dậy đã biết là hôm nay mình phải làm gì rồi. Về
thời gian nấu sao cho tiết kiệm, mình quy định nấu ăn
trong khoản thời gian nhất định, nấu hôm nay vượt quá
thì phải xem lại xem vì sao để điều chỉnh, dần dần mình
cũng quemn. Rồi mình tự đặt cho mình mục tiêu nấu ăn
trong khảng thời gian này thôi, mỗi ngày giảm đi 5p xem
mình có làm được không. Mình làm được và cứ như vậy
thành thói quemn. Bữa chính nhà mình là sáng và trưa,
44 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

tối ăn rất ít, hầu như chỉ có ăn rau là chính, cơm cũng ít
nên bữa tối mình rất nhàn. Mình đã tiết kiệm được rất
nhiều thời gian so với trước kia. Mình chỉ nghĩ vấn đề là
bạn phải luôn luôn nhìn lại xem mình làm như vậy đã là
cách tốt nhất chưa, rồi bạn sẽ tìm được cách phù hợp với
bạn nhất và hiệu quả nhất.

Nguyemn Huyemn: Mình là đứa thích nấu ăn, mất


nhiều thời gian để nấu ăn, kinh nghiệm của mình rút ra
nếu muốn tiết kiệm timem mà vẫn đủ dinh dưỡng:

1. Lên thực đơn cho cả tuần (chỉ mất thời gian 1 lần
nghĩ cho cả tuần, cái này hay đau đầu nghĩ nhiều mất
thời gian). Tiêu chí là: lên món mặn, món rau và món
phụ, 1 món có thể thay thế bên cạnh. Những món cầu
kỳ cần nhiều gia vị và công chế biến thì đặt vào ngày
nghỉ hoặc buổi nào có thời gian, 1 tuần không nên
quá nhiều món mất thời gian.

2. Trước khi đi chợ cần lên list mình cần mua gì, ở
đâu, đỡ phải vòng đi vòng lại, nghĩ đi nghĩ lại, những
món gì nhờ người ta sơ chế được thì nhờ luôn (cá, cua,
mực, nhặt rau, bóc trứng...mà cái nào sơ chế lâu thì
ưu tiên mua trước) tiết kiệm thời gian rất nhiều.

3. Có những thiết bị hỗ trợ nấu ăn hợp lý, đa năng. Ví


dụ nồi hầm xương có hẹn giờ (không phải canh trên
bếp) thì chuẩn bị xong, cắm điện, bật nút thì thích
làm gì thì làm.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 45

4. Tranh thủ lúc rảnh chuẩn bị sẵn đồ, ném vào tủ


lạnh, lúc dùng chỉ cần bỏ ra dùng luôn.

5. Sắp xếp thứ tự từng khâu khoa học cũng tiết kiệm
thời gian.

Ví dụ: Món cơm, rau luộc, thịt rang, đậu xốt. Cắm
cơm trước tiên (cơm chín thì nấu thức ăn xong). Bắc nồi
nước luộc rau lên bếp, trong khi chờ sôi thì rửa rau, thái
thịt). Sau khi luộc rau thì rán đầu, thời gian chờ lật đậu
thì chuẩn bị cà chua, hành các loại. Sau cùng đến món
thịt rang xong là chén.

Ca Sau Ghemna: Bây giờ mình thấy các bà nội trợ


có nhiều đồ dùng nhà bếp hiện đại. Riêng mình thì tâm
đắc nhất nồi ủ, mình mua hiệu của Nhật. Tối ninh xương
sáng ra có nước lèo ăn hủ tiếu, phở, miến.... Cuối tuần
thì cho con ra ngoài, mệt thì cũng là ủ một nồi bắp bò
xương nấu bún bò, bò kho, chân giò nấu măng, không lo
củi lửa điện gas....Cám ơn chị Thủy cho topic hữu ích để
chị em vào chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

Nim Nim Em thì chọn phương pháp thuê giúp việc


theo giờ, lúc em đi làm về độ 2 tiếng từ hơn 2 năm nay
rồi. Vì chồng em nhiều khi đi công tác bất chợt. Cuối
tuần 2 vợ chồng rảnh thì cùng nhau làm. Mặc dù các
bạn ấy chỉ giúp em trong việc sơ chế thức ăn, lau dọn
nhà cửa. Em nghĩ như vậy mình sẽ nhẹ nhàng hơn trong
46 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

việc gia đình. Thời gian đó em dạy con em học, chơi với
con hay chỉ là cả nhà ngồi nói chuyện luyên thuyên về 1
ngày thôi.

Duong Dang: Em lượm lặt được mấy kinh nghiệm


như này ạ:

1. Lên thực đơn và chuẩn bị đồ ăn cho cả tuần: cuối


tuần lên thực đơn - đi chợ mua luôn đồ cho 1 tuần -
sơ chế đồ ăn + hầm xương ... chia hết vào ngăn đông
theo từng hộp - hôm nào ăn gì thì sáng bỏ hộp đó
xuống ngăn mát, chiều đi làm về chỉ việc nấu luôn.

2. Đặt đồ sơ chế sẵn qua các fanpagem facebook, app


điện thoại, đặt người bán quen ở chợ hoặc vào siêu thị
mua nhanh, về chỉ cần nấu.

3. Chuẩn bị panchan kiểu các bạn hàn: cuối tuần mua


rau dưa các thứ để muối, làm kim chi, măng chua,
dưa chua, dưa bao tử cóc bao tử hành muối cà muối
... theo thứ tự 1 ngày ăn được ngay hay 2-3 ngày mới
ăn được. Hôm nào vội không có rau lôi ra ăn thay rau
xanh. Hoặc chuẩn bị sẵn các loại nước sốt làm salat,
đổ vào rau sống trộn trộn cũng xong.

4. Sắm các vật dụng giải phóng sức lao động: nồi áp
suất, nồi chiên không dàu, máy rửa bát .
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 47

5. Rèn con tự ăn tự chơi tự tắm, trong lúc đó mẹ chỉ


tập trung nấu ăn thôi không phải lo cho con.

Mylan Trinh: Xin chào các mom trong nhóm mình


. Việc nấu nướng với mình thì đơn giản lắm , vì mình ở
nước ngoài nên việc sử dụng đồ đông lạnh là thường xuy-
ên. Hàng tuần cứ đến ngày chợ gần nhà có đồ mới mình
đi mua về và chia theo từng loại mỗi loại một túi (có túi
để đông riêng ) để chế biến theo từng món đi làm về chỉ
việc bỏ ra và chế biến. Rau thì mình mua về nhặt để khô
nước rồi gói vào giấy báo . Mình ít để xương tủ đá nên
khi mua được xương mình ninh lấy nước và chế sẵn gia vị
cho từng món như phở chẳng hạn rồi để nguội đóng chai
cho thẳng vào ngăn đá lúc dùng chỉ cần lấy ra xả nước
là đã có nồi nước phở thơm lừng. Mình cũng hay dùng lò
nướng vừa đỡ thời gian đứng trong bếp để tận dụng thời
gian tắm cho con hoặc lau dọn hoặc ngồi cả nhà xem một
chương trình hài nào đó đợi chín cả nhà mỗi người một
tay dọn cơm.

Nguyễn Mai Lý: Mình xác đĩnh rõ ràng: trong tuần


ăn đơn giản, cuối tuần cải thiện. Nhà mình ăn sáng và
tối cùng nhau. Bữa trưa bố mẹ ăn ở cơ quan, con ăn ở
trường.
48 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

1. Thực đơn bữa sáng siêu đơn giản: cơm rang, cháo
(nấu bằng nồi cơm điện, nấu từ bữa tối hôm trước, để
qua đêm), nấu mỳ với nước xương cùng thịt bò, thịt
lợn, tim hoặc đồ ăn thừa từ tối hôm trước (ninh 1 kg
xương dùng 1 tuần, dùng chế biến nhiều món ăn),
bánh cuốn mua ngoài chợ, bánh giò, bánh mỳ trứng,
bánh mỳ xúc xích...

2. Bữa tối siêu nhanh (30phút): cơm được cắm từ sáng


trước khi đi làm, thức ăn mặn được sơ chế từ cuối tuần
để ngăn đá dùng dần. Buổi tối chỉ nấu canh hoặc xào
rau (có thể tranh thủ nhặt rau và rửa buổi sáng).

3. Công cụ hỗ trợ việc bếp núc: nồi cơm cao tần của
nhật có chức năng nấu cháo và có thể nấu cơm từ
sáng mà vẫn ngon, máy xay cầm tay, máy làm sữa
chua (nhà mình rất thích ăn sữa chua tự làm)

Kiemu Thi Kim Dung: Mình thường đi chợ vào sáng


sớm (coi như tập thể dục luôn). Nếu trời mưa thì có thể
đi luôn cho 2-3 hôm. Sau đó về nấu ăn sáng (bún, phở,
canh bánh đa, bánh mì hoặc cơm rang thay đổi) lúc này
chồng sẽ phụ trách 2 bạn nhỏ khâu vệ sinh cá nhân buổi
sáng. Cả nhà ăn sáng xong bố mẹ sẽ đi làm và đưa các
con đi học luôn. Chiều về vì 2 bạn còn nhỏ (1 tuổi và 3
tuổi) nên mẹ sẽ vừa nấu ăn vừa cho 2 bạn chơi bằng cách
nhặt rau hoặc trò gì quanh đó. Mình thường nấu các món
đơn giản: mặc định là 1 món rau (luộc hoặc canh), 1 món
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 49

mặn (kho hoặc xào), 1 món tráng miệng (hoa quả hoặc
bánh hay sữa chua,) ăn xong bố và bạn lớn sẽ dọn dẹp rồi
xem tivi. Mẹ sẽ cho bạn nhỏ đi ngủ sau đó làm các việc
khác rồi chơi và học, đọc truyện cùng bạn lớn. Hôm nào
cả nhà muốn ra ngoài chơi buổi tối thì sẽ đi ăn ở ngoài
luôn hoặc nấu món gì nhanh thôi. Các loại gia vị và đồ
khô thì mình thường mua 1 lần và dùng cho cả tháng.

Các loại đậu đỗ và hạt ở Việt Nam như mè vừng, đậu


phộng, hạt điều,v.v. rất giàu chất dinh dưỡng và giá thành
rẻ. Không cần phải chạy theo các loại thức ăn nhập khẩu
xứ người, bạn vẫn có thể cung cấp những bữa ăn giàu dinh
dưỡng cho gia đình.
50 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Giang Hoàng: Gia đình mình ở TP.HCM gồm có 4


người (2 vợ chồng, bé trai 10 tuổi và bé gái 3 tuổi). Cả
hai vợ chồng minh đều làm quản lý nên công việc cũng
hơi bận, 2 bé học bán trú. Cả nhà ăn sáng, uống cafe và
ăn tối ở nhà còn buổi trưa bố mẹ ăn ở công ty còn các con
ăn ở trường. Nhiều người quen và cả những người ở công
ty đều thắc mắc làm sao mình có thể chu toàn mọi việc
trong khi không có ông bà và cũng không có người giúp
việc.

Mình nghĩ việc nấu ăn nhanh, khoa học, đủ dinh


dưỡng cho cả nhà là rất quan trọng trong cuộc sống hiện
đại. Muốn làm được điều đó theo mình cần:

1/ Sắp xếp căn bếp: gọn gàng, tiện ích ai cũng có thể
cùng bạn vào bếp kế cả con cũng có thể tự vào bếp nấu
món ăn mình thích một cách an toàn.

2/ Dụng cụ làm bếp: tương đối đầy đủ đặc biệt bây


giờ có khá nhiều loại giúp mình tiết kiệm thời gian như
nồi ủ, nồi áp xuất, máy xay đa năng, lo nướng, lò vi sóng…

3/ Cách thức đi “chợ” phù hợp giúp tiết kiệm rất


nhiều thời gian. Đối với đồ dùng trong nhà, thức ăn
khô (miền nam hay gọi đồ khô), mình sắp xếp 2 tuần -1
tháng/1 lần đi siêu thị kết hợp đưa con đi theo vừa chơi
vừa phụ giúp mẹ chọn đồ dùng. Đồ tươi (thức ăn hàng
ngày): 1 tuần/1 lần vào sáng chủ nhật vì thứ bảy mình
vẫn đi làm.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 51

4/ Phân chia thức ăn trong tuần: Cần loại tủ lạnh


lớn để bảo quản thức ăn cho 1 tuần, có các loại hộp/túi
để chia thức ăn cho 1 lần nấu. Bảo quản các loại rau, củ
đúng cách (phân từng loại cho dễ lấy, dễ dùng).

5/ Chuẩn bị:

- Chiều tối đưa thức ăn đã được chia nhỏ từ ngăn đá


xuống ngăn mát để mai nấu

- Dùng nồi ủ cho các món hầm (cho vào buổi tối sáng
ăn hoặc cho vào buổi sáng chiều ăn) nếu hầm nhiều cho
vào một hộp để trong ngăn mát dùng trong 2 ngày

- Hành tỏi thường nhờ các con bóc đủ dùng trong 2-3
ngày rồi dùng máy xay (thay vì bằm chảy nước mắt) cho
vào hộp riêng đem ra dùng ướp, nấu thức ăn

- Một số loại rau củ có thể nhặt trước (có thể nhờ con
làm).

6/ Nấu: tiêu chí của mình là nhanh gọn nên mình chỉ
mất 20’ nấu bữa sáng (đủ các món có ngoài tiệm) và pha
cafe, mất 30’ cho nấu bữa tối (với 3 món chính là canh,
rau, món mặn) đảm bảo 6h30 là cả nhà ăn xong có thể
nghỉ ngơi để 7h00-7h30 các con có thể học bài.

Ngay khi bước vào bếp, mình bắt một ấm nước sôi
song song với nấu cơm, nhặt rau củ, ướp thức ăn. Khi
nước đã sôi, mình dùng để nấu canh, luộc rau, kho cá
52 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

thịt, hầm thức ăn rất nhanh. Cùng 1 lúc kết hợp làm
nhiều việc thay vì xong việc này rồi qua việc khác. Tập
cho các con ăn được các món nên không cần nấu riêng
cầu kỳ (lúc đầu có thể ăn ít). Có sẵn một số loại thức ăn
có thể làm nhanh hoặc ăn ngay: trứng, cá khô, xúc xích,
kho quẹt, nước mắm chua ngọt, dưa chua, rau sống, dưa
lemo…

7/ Cùng vào bếp: Trong nhà mình mọi người đều


có thể vào bếp khi mình bận việc (trừ bé nhỏ mới 3 tuổi
chỉ vào bếp khi có mẹ cho an toàn) nên việc vào bếp nhà
mình rất nhẹ nhàng, vui vẻ. Tất nhiên chỉ có mẹ nấu thì
vẫn được đánh giá là ngon nhất và hợp khẩu vị với tất cả
mọi người.

Hiệu Lê: Đây là một công việc mà ngày nào cũng


phải làm tuy nhiên nếu phân bố thời gian không hợp lý
sẽ mất rất nhiều thời gian. Mình thường làm như sau.

1. Mua gạo: Mình chọn chỗ ổn định và mua theo tháng,


gọi điện họ mang đến.

2. Đồ ăn khô cũng mua theo tháng hoặc vài tháng đầy


đủ các loại gia vị cho 1 tháng như mắm muối mì chính
bột canh hành tỏi mộc nhĩ các loại bột chiên, lá nem ( lá
nem bảo quả ở cánh tủ mát) mì tôm mì trắng miến ...
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 53

3. Hoa quả nếu là để chín được thì mua nửa chín nửa
xanh số lượng đủ 1 tuần . Còn các loại quả khác cũng
mua theo tuần.

4. Thịt cá mua theo tuần chia sẵn ngày nào ăn gì và


và sơ chế như xay sẵn lọc sẵn cho vào ngăn đá ( cua tôm
chẳng hạn). Mỗi tuần có đủ thịt tôm cua cá trứng.

5. Công đoạn nấu, mình sử dụng toàn bộ số người có


ở trong nhà. Mẹ chịu trách nhiệm “bếp trưởng”. Cả nhà
cùng đi làm về, mỗi người một việc, bố hoặc mẹ cắm cơm.
chồng vừa xem tivi vừa nhặt rau. Đứa bé nhất bóc hành
tỏi (6 tuổi). Đứa lớp 5 xếp mâm chắt mắm lấy dưa . Sáng
ra trước khi đi làm nhớ ngay là bỏ đồ trong tủ đá ra để
tránh đợi giã đông.

6. Ăn xong đưa lớn lấy màng bọc thực phẩm bọc đồ


ăn còn thừa cất vào tủ lạnh. Đứa bé cất hộp giấy cất
chiếu. Bố quét nhà, mẹ bê mâm rửa bát, đứa lớn lại phụ
úp bát. Tuy nhiên là công việc như vậy chỉ áp dụng cho
bữa trưa và tối. Còn bữa sáng nhà mình ăn đơn giản thôi
và mình dậy sớm nên tha hồ thời gian chuẩn bị. Với nhà
mình ngày nghỉ cũng như ngày đi học, không cho ngủ
dậy muộn nne ra bây giờ chúng quen dậy sớm. Quan
điểm của bữa sáng là ăn ở nhà (xương mình hầm sẵn từ
lúc ăn cơm tối ăn xong đổ ra hộp cho vào tủ mai nấu hoặc
rang nhạt một ít thịt băm để vào tủ mai sẵn nấu). Nhà
có trẻ con nên muốn bọn trẻ ăn xong xúc miệng, rửa mặt
rồi mới đi học. Thậm chí đứa lớp 5 dậy sớm tự nấu ăn bố
tự nấu mẹ chỉ lo cho đứa bé thôi nên ăn nhanh lắm . Khi
54 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

làm các thứ xong yêu cầu ai làm gì xong phải dọn ngay
chỗ vừa làm tránh mẹ phải dọn lại. Tất nhiên là những
việc đó không phải diễn ra theo ý muốn của mình nhưng
đạt khoảng 80% như dự định là ngon rồi. Để dùng được
3 người kia của nhà mình cùng làm mình mất một thời
gian huấn luyện dần dần ai vào việc đó giao việc không
càu nhàu nữa. Mình học được cách rửa bát bằng nước
gạo nên hôm nào cắm cơm mình cũng để lại nước vo gạo,
rửa nhanh sạch thơm bát mà không lo dầu rửa bát độc
hại, tiết kiệm chi phí. Chỉ cái nào quá nhiều dầu mỡ thì
mới dùng đến dầu rửa bát. Khi nấu xong cái gì khó rửa,
cho nước vào ngâm ngay, tránh chờ đợi khi rửa.

Stars Cemntrem: Em xin chia sẻ kinh nghiệm bản


thân em: thuê giúp việc là cách nhanh nhất không phải
nghĩ gì và có thời gian làm rất nhiều việc khác. Đùa
chút thôi, bữa ăn của nhà em thường rất đơn giản và em
không tốn quá nhiều thời gian cho việc dọn rửa. Thức ăn
thường em có sự chuẩn bị sẵn: ăn gì, mua gì và đi chợ chỉ
đi 1 lần mua hết theo danh sách mình đã ghi ra. Khi nấu
nướng, mình tận dụng tối đa vật dụng có trong nhà.Ví
dụ kho thịt, cá, hầm, nấu chè... em thường dùng nồi cơm
điện nhỏ của nhà em. Như vậy em sẽ không phải quan
tâm đến món kho, hầm. Em thường làm vào buổi sáng
trước khi đi làm, tối về chỉ việc chuẩn bị rau củ. Nhà em
chủ yếu ăn rau củ. Việc dọn dẹp rất nhanh vì làm thường
xuyên, đào tạo con trai lớn (sắp 6 tuổi) rửa bát, mình
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 55

tráng bát hoặc ngược lại, sau đó mình quét nhà, con trai
lau nhà. Vì đặc thù công việc chồng mình đi làm xa, 1
mình 2 con nhỏ nên mọi thứ buộc phải rất nhanh gọn
nhẹ và cố gắng thu xếp xong xuôi trong buổi sáng trước
khi đi làm.

Nhung Hà: Chủ đề này hay quá. Đúng là thời gian


nấu nướng chiếm quá nhiều nếu nấu theo kiểu truyền
thống. Mình cũng là người thích nấu ăn và lựa chọn khá
kĩ đồ ăn. Mình cũng đọc một số sách về sức khỏe, dinh
dưỡng và áp dụng cho gia đình.

Từ bữa sáng mì, canh, bún, cơm,... cần từ 15-30 phút,


nay cả nhà chỉ cần uống 1 cốc ngũ cốc các loại đậu đỗ,
ăn kèm thêm hoa quả là nó đến tận trưa mà không bị
hoa mày chóng mặt (Mình vốn rất nhạy cảm và sức khỏe
không được bền như mọi người) nhưng áp dụng cách
này thấy tuyệt vời. Bữa sáng đơn giản còn 5-10phút.
Bữa chính cũng rau xanh, ngũ cốc, củ quả,... chiếm 80%,
20% động vật ưu tiên loài không chân (hải sản, tôm,
nhộng,...),... gia cầm ăn vịt, gà, 1 tháng ăn bò 1-2 lần.
Hạn chế chiên rán, nếu có chỉ áp dụng chiên áp chảo,
không bao giờ chiên ngập. Ngoài ra không ăn nhiều loại
con vật khác.

Thi thoảng cả nhà đi ăn chay. Cơm trắng thường nấu


độn thêm đậu, nghệ, sen, gấc, kê, rong biển,... để tăng
thêm phần dinh dưỡng, vừa dễ ăn, vừa dễ nấu. Gia vị
56 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

dùng muối hồng, tamari, nước mắm cốt, nghệ tươi dạng
củ, bột, gừng,..... Tuần có 1 buổi tối cả nhà ăn cháo hoặc
soup. Buổi tối này quả là kì diệu. Dường như thời gian
dài hơn tỉ lần khi ta không phải nấu nướng gì, chỉ cho
nguyên liệu vào nồi thôi. Vui hơn khi cả nhà được ăn
món cháo vo cùng dinh dưỡng mà lại có thêm nhiều thời
gian.... Bữa tối chỉ 3 món: cơm, canh và mặn, không nhiêu
khê. cầu kì. Có thêm món thì chỉ là salat, rau tươi xanh.
Nhà ình còn ăn nhiều rau thơm nữa, các loại. Bổ sung
dinh dưỡng bằng hạt chia, lạc, nho kho, mận khỏi, chà
là ,... các loại hạt được mọi người rất yêu thích. Đồ uống
cũng kèm theo bổ sung dinh dưỡng: nước rau má, chùm
ngây, mật ong chanh nghệ, diếp cá,.... Bữa phụ của con
là quả khô và nước pha bột rau má/ nghệ chanh/,.... ko
ăn đồ bên ngoài. Mua bánh mì thì loại nâu nguyên cám
có các loại hạt.

Nói chung mình rất ưng với cách ăn uống của gia
đình bây giờ. Các con luôn biết tiết chế không ăn đồ chiên
rán ngoài đường, biết từ chối khi món ăn không tốt cho
sức khỏe, đi siêu thị biết hỏi mẹ xem thành phần của
món đó là gì, nếu nhiều E, phụ gia, màu, hương liệu thì
không chọn nữa. Mình vẫn đang tìm đọc thêm tài liệu
nói về nhịn ăn khoa học để sau này mình áp dụng. Mình
muốn nhịn ăn khoảng 1-2 bữa/ tuần hoặc hơn nếu thấy
OK. Bản thân mình thấy ăn nhiều ko cần thiết (nhu cầu
mình ăn ít). Và mình vẫn muốn cách mạng hơn nữa về
dinh dưỡng cho cả gia đình, sao cho thực đơn heathy mà
lại tốn ít thời gian nhất, để bản thân rảnh hơn, có thêm
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 57

thời gian đọc sách (mình mê sách) và tập thể thao. Còn
các con cũng thêm thời gian chơi, đọc sách. Chồng thêm
thời gian đánh đàn ;)

Phương Chiêu Nguyễn: Mình xin chia sẻ việc nấu


ăn của gia đình mình. Nhà mình có 3 con nhỏ, mình làm
giờ hành chính, thứ 7, chủ nhật nghỉ, các buổi chiều đi
làm về thì phải đưa đón các con đi học các môn năng kh-
iếu nên xẹt qua xẹt lại cũng không dành thời gian toàn
phần cho việc nấu ăn nên nấu ăn chỉ là việc buộc phải
làm đan xen trong giờ chở con đi học thêm. Nhưng bù
lại các con thích được ăn ngon, lâu lâu đề nghị mẹ nấu
món này món kia. Vì vậy, mình cũng thường sắp xếp một
tuần nấu bữa ăn “đặc biệt” ít nhất 1-2 lần. Con mình nó
mặc định là cuối tuần thì chắc chắn sẽ được ăn ngon và
được đi chơi.

Mình đi chợ chính thường là tầm 2 lần/tuần. Ví dụ,


cuối tuần, mình mua thịt bò gân, hoặc thịt sườn bê xắt
cục về hầm nồi áp suất, để nguội chia nhiều hộp nhỏ để
rã đông nấu canh, 1 hộp to để nấu bún (lúc nấu sẽ cho
thêm sả vào cho ra vị bún). Tôm mình mua về lột vỏ, băm
nhỏ và tao, chia ra hộp nhỏ dùng để nấu canh. Và thường
mình mua thêm 1-2 loại cá để nấu canh như cá giò, cá
bả trầu; 1-2 loại cá để kho hoặc chiên để làm món mặn
hoặc chả cá thác lác, chả cá nhung mình về viên sẵn. Có
tuần siêng thì gói ram sẵn bỏ hộp. Có tuần thì nấu thịt
kho tàu cũng bỏ ngăn đông. Hoặc mua con gà về chia ra
58 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

phần đùi/cánh/bộ lòng để nấu cháo, phần còn lại chặt


ướp sẵn để tủ đông lấy ra kho. Trong nhà thơm, cà chua,
rong biển để sẵn, rau muống, mồng tơi, rau ngót, cải bó
xôi mình mua ở siêu thị về lặt sẵn chia thành bịch. Các
loại rau như mướp, bầu, bí, bắp cải, cà tím cắt rửa nhanh
nên mình thường dùng cho bữa trưa. Rau xanh khác có
khi nhặt không kịp thì tối trong lúc nấu ăn mình đem ra
làm. Bữa nào hết thức ăn thì sáng sớm mình đi mua đồ
ăn sáng cho cả nhà thì đi chợ gần nhà thịt luộc, rau luộc
cho khỏe. Có buổi nào trong tuần buổi chiều con không
đi học thêm thì mình ghé chợ hải sản mua chip chip, ghẹ
về hấp. Bữa nào không thích ăn cơm thì có thể ăn bún,
bò kho, bánh canh, hoặc mua nghêu về nấu cháo. Mình
thấy việc nấu ăn như vậy vẫn ngon nhưng không quá
nặng nề. Tại nhà mình không cầu kỳ trong từng món ăn,
chủ yếu đồ ăn sạch là được. Việc nấu ăn, rửa chén mẹ
mệt thì ba làm, con cái lau bàn, dọn chén bát. Nhiều lúc
mình nghĩ giá như có thêm chút thời gian, mình sẽ làm
món này món kia cho con ăn ngon hơn.

Tóm lại, việc dọn nhà, nấu nướng vợ chồng mình


không quá đặt nặng, mệt quá thì rủ nhau đi ăn ngoài,
miễn sao con không bị đói, cả nhà vui vẻ. Chồng mình
nói sợ nhất là khi mẹ mệt, mẹ mà mệt là không khí cả
nhà thật ngột ngạt nên miễn cả nhà vui là được.

Phuong Thao Tran: Em đang hướng gia đình ăn


uống theo hướng healthy, ăn nhiều thực phẩm WFPB và
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 59

giảm hẳn thịt đỏ, chỉ ăn tôm/cá/trứng...Trước đây cảm


thấy nấu nướng rất mất thời gian, nhưng giờ em áp dụng
những cách sau:

- Lên thực đơn hàng tuần, cụ thể món gì và cần lượng


thực phẩm bao nhiêu để đi chợ 1-2 lần/tuần. Việc này
quan trọng vì khỏi cần nghĩ mỗi ngày ăn gì.

- Thực phẩm mua về sơ chế qua, rửa sạch, cho vào


hộp vừa kích cỡ và trữ đông.

- Rau củ quả cũng chia phần, rửa sạch, để khô và cho


hộp kín sẽ bảo quản được lâu hơn.

Mỗi ngày chỉ cần bỏ phần thực phẩm trữ đông xuống
ngăn mát là chiều về có thể chế biến rất nhanh chóng.
Buổi trưa em toàn ăn rau nên đơn giản, rau củ quả có
gì cắt ra cho hộp + tí sốt là được bữa salad ngon lành và
healthy.

Em còn muốn đầu tư thêm 1 bộ tupperware để trữ


thực phẩm, 1 phần vì tốt cho sức khỏe. 1 phần nữa là đã
thấy tác dụng bảo quản thực phẩm của hộp này như thế
nào. Rau củ quả mà chỉ cho túi giấy/túi nilon cho tủ lạnh
chỉ giữ được tầm 2-3 ngày, cho hộp kín lock&lock được
khoảng 1 tuần còn Tupperware thì giữ tươi tầm 2 tuần,
tiết kiệm rất nhiều thời gian chuẩn bị luôn.

Ngoài ra 1 số dụng cụ bếp rất đáng đầu tư như nồi


chiên chân không, nồi ủ và nồi instant pot (đa năng, áp
60 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

suất, slow cook....) vì nó tiết kiệm thời gian chế biến kinh
khủng nếu biết cách kết hợp khi chế biến các món trong
1 bữa ăn.

Ngô Hiền Thanh: Mình nghĩ đến những món đơn


giản tối đa, giữ hương vị tự nhiên tối đa. Mình không hay
dùng gia vị, đặc biệt không bao giờ dùng mì chính, ăn gia
vị nhiều quen sẽ cảm thấy các món đơn giản không ngon
nữa, mà sự thực lại không phải như vậy. Mình quy ước
thời gian nấu cho mỗi bữa 30’, nhiều nhất 1 tiếng. Hợp lý
hoá các khâu trong khi làm, ví dụ như đặt nồi nước lên
bếp trước khi nhặt rau, trong thời gian chờ sôi thì nhặt
rửa rau. Nếu xào nấu thì chặt thái làm đồ gia vị trong
thời gian chờ rau chín... nói chung khép kín, luôn tay
trong thời gian làm, gói gọn như vậy, làm xong thì nồi
cơm chín tới (nồi cơm điện nấu trong 30’) . Không để thời
gian hổng hay vừa làm vừa nghĩ . Hôm nào muốn làm gì
cầu kì hơn 1 chút thì dành thời gian vài phút lược sẵn quy
trình trong đầu , đôi lúc nhắm xem nhờ chồng hay con
hay cả 2 được khâu gì, xen vào khoảng nào hợp lý. Sắp
xếp quen như vậy làm nhanh và nhàn. Mà mình có cái
tính là nấu ăn phải lúc tâm trạng tốt mới ăn được, không
là dở lắm, nên khi đã đến giờ nấu cơm thì làm nhanh gọn
không sốt ruột lại chán ko hứng làm . Vì mình không coi
nấu ăn là sở thích. Việc cần làm thôi.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 61

Trái cây Việt Nam số 1 thế giới về sự đa dạng và hương vị


(theo đánh giá của Thuỷ Tulip)
62 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Forest Huynh: Mình thuộc team ăn uống bình


thường, không healthy được như các bạn khác - chủ yếu
theo sở thích của ông xã nữa - tập trung vào “ít dầu mỡ,
ít đường, ít muối”. Nhà mình ăn cùng nhau cơm chiều
& cuối tuần thôi (nhóc nhà mình đã ăn ở trường - nên
chủ yếu nấu cho người lớn). Mình thường làm sẵn 1 số
món kho & trữ đông (cá kho, thịt kho tàu...) khi ăn lấy
1 phần ra quay lại thì vẫn ngon như thường. Mình cũng
hay mua 1 số loại cá khô 1 nắng về chiên lên là có bữa
ngon rồi. Hàng ngày chỉ nấu thêm canh thôi. Mình thấy
cũng nhanh.

Ha Phuong Anh: Sắp xếp việc mua đồ ăn, nấu ăn


được nhanh chóng.

Khi sinh đứa đầu mình cũng rất lập cập, cầu toàn.
Mình muốn cái gì cũng hoàn hảo, chăm con, chăm lo bữa
ăn tươi ngon, giúp việc thì không làm đúng ý mình, làm
bản thân thấy rất căng thẳng, công việc của mình rất
mệt về đầu óc, phải nghĩ nhiều. Đến đứa thứ 2, mình
nhận thấy rằng mình cần đặt ưu tiên là về đến nhà thấy
thư thả, vui vẻ và có nhiều thời gian để chơi với con bé,
dạy con lớn học, nói chuyện với chồng, thời gian cho bản
thân lên hàng đầu.

Mình không phải người làm thao tác nhanh nhẹn nên
để có thể dư thêm thời gian dù chỉ một vài phút, mình
sắp xếp việc chợ búa theo nguyên tắc như này:
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 63

1. Lên kế hoạch trước:

Mình đi chợ tuần 2 đến 3 lần, lên thực đơn ăn cho 1


tuần, nhưng linh hoạt vì còn phụ thuộc hôm đó ở chợ/
siêu thị có đồ tươi ngon, hay chương trình khuyến mãi gì
không.

Đối với gia vị mắm muối, khi thấy gần hết là mình
mua dự phòng đế tránh trường hợp lúc cần lại hết. Hành
tỏi mình cũng bóc sẵn cho vào hộp để tủ lạnh.

Đồ ăn sáng: mình cũng chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước.


VD: buổi tối trong bữa cơm mình hỏi chồng con sáng mai
muốn ăn gì. Mình sẽ chuẩn bị sẵn từ tối. Ví dụ ăn bánh
mỳ, mình sẽ để sẵn dưa chuột, cà chua, bơ, mứt...theo
suất đã định vào 1 hộp, sáng chỉ việc nhấc cả hộp đó từ
tủ lạnh ra, rán thêm quả trứng, rót sữa tươi vào cốc, thế
là chuẩn bị xong bữa sáng trong 5phút. Dư thời gian, vui
vẻ đi làm.

Nếu ăn bún phở, mình thường có nước xương ninh


sẵn để tủ lạnh, chia theo suất. Để sẵn vào trong nồi, cất
tủ lạnh, hành thái sẵn từ hôm trước, bánh phở cũng để
sẵn. Sáng nhấc nồi nước ra đun sôi, thả phở, thịt, đập
quả trứng, cho hành đã thái sẵn vào, thế là chuẩn bị
xong bữa sáng trong 10phút.

2. Cùng 1 công chuẩn bị sơ chế sẵn để không có


cảm giác ngại làm:
64 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Thực phẩm mua về mình làm một thể sơ chế sẵn, đóng
hộp, chia từng suất để vào tủ lạnh. Việc này có lợi ích là
1 công rửa rau, rửa dao thớt, tiết kiệm nước, tiết kiệm
thời gian. Ví dụ: Rau củ mình ngâm rửa 1 thể, chia theo
phần ăn cho mỗi bữa. Thịt cá mình rửa, chia suất, ướp
gia vị theo món mình định chế biến. Trong tuần mình
sẽ có gà hôm thì luộc, hôm thì rán mà chuẩn bị cũng đỡ
mất công. Trong tuần đó mình định làm gà rán thì mua
và về mình rửa sạch, tẩm ướp luôn rồi cất tủ. Trong tuần
đến bữa ăn nào muốn ăn gà gán, sáng hôm đó mình bỏ
phần gà đông sẵn trong hộp ra, cho xuống ngăn mát, khi
nấu sẽ không mất thời gian, mà thịt đã được tẩm ướp rất
ngon rồi.

3. Làm 1 công đôi việc

Ví dụ trong lúc rửa rau mình đun nước sẵn, lúc luộc
rau mình tranh thủ rửa dao, bẩn, hoặc tranh thủ bóc
tỏi hành sẵn cất tủ. Nguyên tắc là làm 1 việc không cần
động tay, chỉ cần giám sát và 1 việc phải động tay vào
làm 1 thể.

4. Một số món nấu sẵn, dự phòng những hôm


bận

Trong tủ mình vẫn hay để sẵn những món như tôm


rang, mắm ruốc, giò, chả cá chả mực.. phòng những khi
bận đột xuất về có đồ ăn ngay.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 65

5. Sử dụng đồ bếp công năng, hiệu quả giảm


thiểu công dọn dẹp

Mình sử dụng tủ lạnh to dạng 2 cánh để có nhiều chỗ


chứa đồ ăn, có ngăn rau quả riêng bảo quản được lâu.

Nồi mình dùng loại đa năng, một nồi có thể vừa rán
vừa luộc, vừa xào, mục đích là mình muốn bếp thoáng
đãng, không vướng bận hay phải tìm kiếm đồ đạc, mất
thời gian.

Đây là một số kinh nghiệm của mình cũng đúc kết


học hỏi từ nhiều nguồn qua gần 10 năm làm dâu, 6 năm
làm mẹ, có thể đúng với người này nhưng chưa chắc phù
hợp với người khác, tuy nhiên mình hi vọng sẽ có ích
chút nào cho mọi người.

Thỏ Siêu Nhân: Món ăn VIệt Nam thường nhiều gia


vị, cách nấu cũng phức tạp chẳng hạn như lagu, bò kho,
cà ri, canh chua, canh cua, thịt kho tàu, cá kho... Món ăn
châu Âu và Mỹ thì thường thiên về hương vị nguyên bản
của nguyên liệu nên việc chế biến cũng tốn ít thời gian
hơn: ví dụ thịt bò bỏ lên áp chảo rắc chút muối là xong,
bánh mì bỏ lò nướng nhảy lên là ok, rau trộn với sốt
đóng chai là có món salad (dĩ nhiên trừ những món phức
tạp ở các nhà hàng sang trọng)... Theo mình muốn tiết
kiệm thời gian nấu ăn cần thay đổi cách nấu ăn: 1. ăn
kiểu Tây/ 2. ăn kiểu Việt Nam nhưng chỉ tối giản thành
66 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

các món hấp, luộc, chiên, hạn chế món kho, hầm, om... /
3. Cuối tuần ướp sẵn và chế biến sẵn đồ ăn chia hộp bỏ
ngăn đông, đến bữa chỉ bỏ lên chảo xào hoặc chiên, cơm
thì cắm nồi cơm điện rất nhanh gọn, rau luộc hoặc cà
chua, dưa leo.

Moonrua viettinbanks: Theo mình thì dù sắp xếp


việc bếp núc thế nào thì nó vẫn luôn luôn là một việc rất
vất vả.

1. Quan trọng nhất là việc nấu ăn nếu được sự chia


sẻ của chồng và các con thì chắc chắn sẽ vui hơn và có
lẽ là nhanh hơn. Hơn nữa là chồng và con sẽ thấy sự
vất vả của việc nấu ăn hàng ngày để biết trân trọng
hơn công sức của người nấu.

2. Mỗi bữa ăn nên nấu đơn giản bớt cầu kỳ mà vẫn


đảm bảo giá trị dinh dương: tích cực ăn đồ luộc, ăn
nhiều rau xanh đặc biệt là rau ít phải chế biến.

3. Đội khi cả nhà có thể kéo nhau ra quán phở, bún


để ăn cho đơn giản nếu quá bận.

4. Nên đề cao một bữa ăn chay để cho cơ thể có thể


thải độc vì đôi khi nhà mình lười nấu ăn tối nhưng lại
không thích ăn thịt là mình lôi cà chua, rau diếp, dưa
chuột ra làm món trộn salad với quả óc chó hay mắc
ca hay chỉ ít lạc hoặc vừng thế là xong bữa.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 67

5. Quan trọng nhất là để có thời gian cho mình thì


đừng là một người phụ nữ nấu ăn ngon. Thực tế là
mình nấu rất bình thường nên nhiều khi muốn ăn
ngon chồng mình phải lăn vào bếp và tương lai chắc
chắn là kỹ năng nấu ăn của mình cũng không khá
hơn nên chắc chắn các con của mình muốn ăn ngon
thì cũng nên tự vào bếp thôi.

Ngô Phương: Ngoài chơi với hai nhóc, đi du lịch


cùng chồng con, đọc sách, xem facebook để học hỏi từ
mọi người, nghe Pháp thoại, ngồi tĩnh lặng 1 mình (có
thể thiền hay suy ngẫm gì đó), thì nấu ăn cũng là một
niềm vui với mình.

Mình rất quan tâm đến vấn đề lựa chọn thực phẩm
và nấu ăn sao cho đảm bảo dưỡng chất, an toàn nhất
và có cảm giác ngon miệng. Vì khi tìm hiểu kỹ mới thấy
được khả năng nuôi dưỡng và chữa trị bằng thực phẩm
và mình sẽ làm để thức ăn là thuốc và thuốc là thức ăn.
Muốn có sức khỏe để làm những việc mình thích và tận
hưởng cuộc sống thì đầu tiên vẫn cần ăn ngủ đảm bảo và
có một lối sống lành mạnh.

Mình nấu ăn ngày 3 bữa cho gia đình để đảm bảo


dinh dưỡng và an toàn nên cũng tốn khá nhiều thời gian.
Nên thức ăn mình mua nhiều chút để ngăn đá ăn dần.
Riêng rau, quả mình chỉ mua trong 1-2 ngày để đảm bảo
không bị mất enzym và dinh dưỡng. Đồ ăn sơ chế sẵn,
68 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

chia từng bữa, và luôn để sẵn nước nóng dùng nên nấu
cũng rất nhanh.

Việc sắp xếp hợp lý ưu tiên món nào nấu trước, không
mất thời gian chờ đợi cũng rất quan trọng để tiết kiệm
thời gian. Trưa đi làm về chỉ nấu 30-45 phút là xong.
Mình ưu tiên nấu 2-3 loại rau ăn cho đỡ ngán và ăn được
nhiều rau, thịt thì phục vụ chồng con là chính nên chỉ
nấu 1-2 món. Nhà mình cũng ưu tiên ăn hải sản đánh
bắt tự nhiên để ít phải ăn thịt chăn nuôi bằng thức ăn
công nghiệp có chứa thực phẩm biến đổi gen và thịt có
khả năng tồn dư kháng sinh, văcxin, chất tăng trọng…
Mình tìm được 1 nguồn hàng hải sản tươi ngon, đã chia
hộp nhỏ chuyển từ Vân Đồn về rất đảm bảo, tiện dùng,
giá cả lại hợp lý, rất là ổn.

Khi đọc xong bộ sách Nhân tố Enzym của Giáo sư


Bác sỹ Hiromy Shinya và tham gia khóa học Dinh dưỡng
thông minh của chị Health Coach Trần Lan Hương thì
giờ không dám lười nấu 1 bữa ăn 2,3 như trước đây nữa.
Và khi biết được những nguy hại tiềm ẩn từ lò vi sóng,
bếp điện và lợi ích từ việc sử dụng lửa tự nhiên trong chế
biến thực phẩm thì mình cũng không lạm dụng đồ điện
nữa mà chủ yếu dùng ga (vẫn dùng nồi cơm điện và nồi
áp suất). Mình quan điểm nấu ăn trước tiên là phục vụ
mình, có thực mới vực được đạo, cơ thể có khỏe mạnh,
thoải mái rồi mới vui vẻ với chồng con được. Nên nấu
ăn với mình không thành vấn đề. May mắn là mình có
giúp việc 2 tiếng mỗi tối nên tha hồ nấu nướng bày biện
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 69

không ngại, giải phóng được khâu dọn dẹp để giành thời
gian đưa con đi chơi công viên, đi siêu thị, và tiện thì
mua đồ ăn luôn. Một công đôi việc, mẹ khỏe, con vui, cả
nhà hạnh phúc.

Nguyễn Như Hoa: Nhà em thì lên cuối tuần đi chợ


sẽ lên sẵn trong tuần ăn gì. Sơ chế chia ra các hộp để
ngăn đá với thịt, cá, tôm... , ngăn mát với rau và hoa
quả. Tối trước khi đi ngủ bỏ đồ ngày mai cần ăn xuống
ngăn mát. Chiều về cho đồ ăn vào nồi chiên không dầu
với những món mặn, mình quay là làm canh hoặc rau.
Tranh thủ cho các con đi bơi về cũng là lúc thức ăn đã
chín. Tóm lại các bác muốn giải phóng sức lao động nên
sắm những đồ giải phóng cho mình. Vd: nồi chiên không
dầu, nồi áp suất, máy làm sữa hạt, máy rửa bát... Ngày
nào nhà em cũng làm 2L sữa hạt cho cả nhà uống vừa rẻ,
vừa ngon.

Nguyen Thi Ngoc Thao: Từ ngày có con, em thường


tranh thủ làm mọi việc thật nhanh để có thời gian chơi
cùng con. Thường em sẽ đi chợ 2-3 lần. Một lần mua rau/
củ/ trái cây ở siêu thị gần nhà và có đồ gì giảm giá, khu-
yến mãi thì mua luôn. Rau/ củ/ quả mua về thì đucợ rửa
sạch; để ráo/ xài đồ quay rau để hết nước rồi chia vào các
hộp.
70 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Tranh thủ lúc khác rảnh thì mua thức ăn như cá/
thịt/ tôm/ hải sản.. ở chợ, tuỳ vào hôm đó có thức ăn gì
tươi. Mấy đồ này sau khi mua về cũng được sơ chế/ rửa
sạch rồi chia vào các hộp tương ứng mỗi lần ăn.

Để trữ thức ăn và các loại rau củ quả tốt nhất, em


đầu tư hẳn 1 đống hộp Tupperware để giữ các loại đồ ăn
trong tình trạng tốt nhất. Quả thật là hộp Tupper xài rất
tốt và trữ đồ ăn tươi ngon ít nhất trong 2 tuần. Nhà em
thường chỉ ăn tối ở nhà và ăn cuối tuần nên thức ăn trữ
đông được đem xuống tủ mát từ tối hôm trước, lúc cần
chỉ việc nấu. Thường thì trong nhà em lúc nào cũng có
sẵn trứng sạch (của bà ngoại cho), cà chua, các loại đồ
khô như bún, miến, mỳ spagetti... để lỡ có đói thì quất
ngay luôn. Đồ ăn sáng thường được chuẩn bị sẵn các
nguyên liệu từ trước. Ví dụ như nếu ăn cơm chiên thì tối
hôm trước nấu dư ra, các nguyên liệu khác thì cắt sẵn
trước. Nếu ăn bún hay miến thì nước dùng nấu từ hôm
trước trong khi đang ăn cơm tối).

Ngoài ra trong tủ đông thường xuyên có thịt băm và


tôm nhỏ đã làm sạch để nấu canh/ xào/ chiên trứng... khi
cần thiết. Các loại như hành/ tỏi/ gừng... em thường bóc
sẵn trong lúc chờ canh sôi/ chờ đồ ăn chín... hoặc lười quá
thì tận dụng mấy đứa cháu bóc hộ khi tụi nó qua chơi.

Về khoản nấu ăn thì em thường nấu các món như


luộc/ nấu canh/ kho/ hấp là chủ yếu vì khi nấu mấy món
này đỡ phải canh nhiều mà lúc chờ sôi/ chín có thể làm
việc khác. Nếu làm món chiên thì em thường xài air fry-
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 71

er, vứt vào đó xong làm gì thì làm.)

Ngoài ra trước khi đi ngủ em cũng tranh thủ ngâm


hạt, sáng dậy rửa hạt,vứt vào máy làm sữa hạt,làm các
việc khác xong là có sữa hạt uống). Cuối tuần nếu có thời
gian, em có thể tranh thủ ra chợ mua hải sản/ đồ tươi về
thay đổi món cho cả nhà hoặc làm các món phức tạp hơn.
Cuối tuần chồng có ở nhà nên nhờ vả chồng giúp vài tay
cho nhanh trong khâu chuẩn bị nguyên liệu, dọn và rửa.
72 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

LÀM SAO ĐỂ NÓI CON


GIÚP MÌNH?

Thuy Tulip

Đầu tiên, mình phải chấp nhận là nếu trẻ giúp


mình thì sẽ không làm theo ý mình trong ít nhất 3
tháng đầu, nên làm được gì thì ăn nấy nhé!

Trẻ từ 3- 5 tuổi: nhặt rau trong lúc mẹ bắt cơm, xắt


thịt, dọn chén bát, tự gắp đồ ăn. Hướng dẫn con trong cả
tháng đầu tiên, chắc chắn tháng thứ 2 con sẽ làm tốt ạ.

Nếu trẻ lớn hơn lớp 1 tới lớp 12 chưa có thói


quen giúp cha mẹ nấu ăn// làm việc nhà: Hãy xem
xét lại thời gian biểu của các em, nên tạo thời khoá biểu
ít nhất 2 ngày trong tuần để các em có cơ hội giúp cha
mẹ. Hãy nhờ các em bằng cách nói “Con ơi, mẹ đang dở
tay làm cái này, con giúp mẹ cái kia được không?” và
giao tăng dần đều từng tuần một. Nếu trẻ làm đại đại vì
mải coi tivi, trẻ quên, trẻ làm chậm, không theo ý muốn
của mình? Mình hay có kiểu phản ứng là “Mấy con làm
trông ngứa cả mắt, làm xong mình phải đi làm lại hoặc
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 73

dọn dẹp còn mệt hơn, thôi tự mình làm cố chút cho nó
xong”. Đây chính là sai lầm rất lớn ạ! Trẻ không bao giờ
học được gì từ cha mẹ, chưa kể mình còn nuôi dưỡng cho
thói vô cảm của trẻ. Cha mẹ bận rộn làm việc, về nhà còn
phải lăn ra nấu nướng, trẻ chỉ việc ngồi vào bàn ăn, đâu
nhìn thấy được quá trình lao động vất vả của cha mẹ để
mà thương cha thương mẹ? Dần dần, trẻ coi việc cha mẹ
nấu cho ăn, cho tiền để xài là chuyện dĩ nhiên, không
cho thì là không thương nữa, bắt làm gì thì mặt cau mày
có! Mình nên hướng dẫn trẻ kĩ càng, kiên nhẫn và chấp
nhận dọn dẹp hoặc làm lại, chủ yếu một mục đích để trẻ
học tốt hơn và làm người tốt hơn trong tương lai mà thôi.

Tắt tivi, bật nhạc tiếng Anh/ đĩa các bài nghe tiếng
Anh trong lúc làm bếp: giúp nuôi dưỡng khả năng ngôn
ngữ/ khả năng cảm thụ âm nhạc, bồi dưỡng cảm xúc, tạo
kí ức tốt giữa cha mẹ và con cái.

Nấu ăn nhanh hơn có lợi cho mẹ lắm. Mẹ có thêm thời


gian, thấy thư thả hơn và cũng có tâm trí để dạy con tốt
hơn, con cũng từ đó mà học kĩ năng tự lập, phát triển
cảm xúc và thậm chí là trí nhớ, trí não.
74 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

CHỒNG PHỤ GIÚP


LÀM VIỆC NHÀ?

Thuy Tulip

Kĩ năng làm việc nhà thật sự rất quan trọng, nó thậm


chí quyết định hạnh phúc của rất nhiều cặp đôi khi về
sống chung. Một người hùi hụi làm, dọn, người kia ngồi
khểnh hoặc đi đâu đó về, chỉ việc vào ngồi ăn, không hiểu
nỗi khổ sở của người suy tính không biết đi chợ sẽ mua
gì, nấu gì tối nay, nấu thì lâu, nấu xong mệt không muốn
ăn, ăn xong lại phải dọn với đủ các loại chén dĩa. Các đức
ông chồng ở Việt Nam thực sự ít người chia sẻ làm việc
nhà, chuyện này bạn phải thấy từ nhiều nguyên nhân:

1. Tư tưởng việc của đàn bà.

2. Quan niệm tư tưởng hưởng từ cha mẹ. Họ thấy mẹ


của họ trước giờ làm vậy cho gia đình, họ cũng mong
đợi vợ sẽ làm y như vậy như một lẽ dĩ nhiên.

3. Người vợ chưa thực sự tạo điều kiện cho chồng làm


việc nhà. Cái này mình thấy thế này: Phụ nữ thường
mong chờ người đàn ông chia sẻ, làm cái này làm cái
kia, nhưng không nói ra, hoặc chưa động viên, khu-
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 75

yến khích, hoặc khi chồng làm thì không vừa ý và


hay cằn nhằn. Nhờ chồng nhưng chồng không làm
ngay thì tỏ thái độ bực bội gắt gỏng, hoặc đi làm luôn
thay vì chờ chồng, “ làm luôn cho nó nhanh, chờ ổng
không biết đến bao giờ!”. Với kinh nghiệm của mình,
điều đó thật sự là sai lầm. Bạn ôm đồm, cái gì cũng
muốn làm hết, dần dần mệt mỏi, áp lực, lại cáu gắt,
không mang lại năng lượng tốt gì cho gia đình cả!

Bạn muốn dạy con làm việc nhà tốt, hãy bắt đầu từ
chồng. Bạn không nhờ nổi chồng, con bạn có tập làm, sau
này cũng trở lại y như bố khi con bạn lập gia đình, nếu
con bạn là con trai, rất tội cho cô con dâu của bạn. Thêm
nữa, việc con làm việc nhà, bạn là cha mẹ chia sẻ cùng
với con. Mình thấy thường theo kiểu, ăn xong con dọn,
bố mẹ ngồi uống nước xem tivi, điều này là không công
bằng. Đúng vậy, không công bằng. Việc nhà ở Việt Nam
thực sự khá mệt mỏi, chén dĩa nhiều, quét nhà nhiều,
lau nhà, phơi đồ, v.v. Hãy cùng làm với con các bạn ạ!
Hãy hình thành một lối sống chia sẻ, cha mẹ cùng chia
sẻ các công việc với con, con bạn sau này có kĩ năng và
thái độ sống tốt hơn rất nhiều!

Bạn phát triển kĩ năng đủ để thuyết phục chồng, giao


việc cụ thể để chồng có thể làm, khen và cám ơn chồng
đủ nhiều, tự nhiên việc dạy con của bạn sẽ tốt lên thôi!

Lại nói tới chuyện ông chồng, đừng thấy chồng mình
là một ông Tây nào đó, các bạn sẽ nghĩ chắc lại giống
mấy ông trong các bài báo Việt Nam - tâm lý, quan tâm,
76 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

chia sẻ việc nhà này nọ. Không đâu bạn ạ, ông nào cũng
lười cả! Và mình thì không để cho bạn chồng có cơ hội
lười, bởi vì mình cũng lười. Mình chia sẻ các việc mình
đã làm, các bạn xem có áp dụng được vào hoàn cảnh của
các bạn hay không nhé!

1. Vợ chồng phải có thời gian bên nhau. Dù bận rộn


đến mấy, bạn và chồng phải dành cho nhau, chú tâm
trò chuyện ít nhất 15 phút mỗi ngày. Thực sự chú tâm!
Không tivi, không điện thoại ( trừ phi nói chuyện qua
điện thoại vì chồng đi công tác), không con cái bên
cạnh. Bạn phải làm được điều này! Hãy bàn luận với
chồng để việc này được thực hiện. Tụi mình chưa có
con, cũng không có tivi nên hay đi dạo với nhau, hoặc
lúc ngồi ăn tối thì ngồi ăn và nói chuyện. Khi bạn
giao tiếp, mới có sự kết nối và chia sẻ, nếu không kiểu
gì rồi cũng xa cách cả!

2. Tập trung vào suy nghĩ của chính mình, cảm xúc
của chính mình và tự tạo niềm vui cho chính mình
trước. Trong thứ tự ưu tiên của các bạn, mình đoán
các bạn ưu tiên: Con- bạn- chồng hoặc Con- chồng-
bạn. Mình sẽ không làm như bạn đâu. Trước kia mình
với bạn mình có tranh cãi về việc này, mình nói mình
sẽ tập trung vào mình trước, rồi mới tới con, rồi mới
tới chồng. Mình tin rằng, nếu mình không vui vẻ,
không biết bản thân muốn làm gì để có niềm vui, thì
sẽ không cảm thấy vui vẻ. Không vui vẻ, hạnh phúc
tự thân, bạn sẽ bị phụ thuộc vào cảm xúc của người
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 77

khác, con ngoan nghe lời thì mình vui, chồng làm
theo ý muốn thì mình vui. Sao lại để niềm vui của
mình phụ thuộc vào người khác? Khi đó tâm trạng
và cảm xúc của bạn phập phồng lắm! Bạn tạo ra hoạt
động, làm những việc bạn thích, tự nhiên năng lượng
hạnh phúc của bạn sẽ toả ra, con thấy mẹ vui khi
xem, khi đọc sẽ tò mò, sẽ bị cuốn hút theo. Chồng mà
thấy vợ vui vẻ, hạnh phúc làm cái này cái kia, thì sẽ
tò mò và cũng muốn tham gia. Khó nhưng hoàn toàn
có thể làm được!

3. Tập nấu ăn nhanh và đơn giản. Đừng cố trở thành


người vợ đảm mẹ hiền gì đó bạn ạ! Mình nhớ mãi
một câu” Được bác phục tôi cũng mục xương!” Nếu
bạn làm việc đó vì bạn thích, bạn thấy hạnh phúc
khi làm, điều đó đáng khuyến khích. Bạn nên cảm
thấy hạnh phúc khi nấu được một món ăn ngon, thấy
chinh phục và nâng cao kĩ năng nấu ăn, chứ không
phải bạn hạnh phúc khi nhìn thấy con và chồng vui
khi được ăn món bạn nấu, hai cái này hoàn toàn khác
nhau, và bạn chỉ nên làm điều thứ nhất. Nghe có
vẻ ích kỉ, nhưng không phải vậy! Bạn nhìn lời khen
của người khác để sống, bạn sẽ bị áp lực và cảm xúc
của bạn sẽ phụ thuộc vào người khác, không sớm thì
muộn bạn cũng cảm thấy mệt mỏi và chán nản.

Chuyện nấu ăn cầu kì hay đơn giản là lựa chọn của


chính bạn. Một tuần, bạn nấu ăn cầu kì 1 bữa cũng
đủ rồi, còn lại nấu ăn đơn giản thôi, nhiều rau, nhiều
78 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

các loại hạt khô như mè, đậu phộng, hạt điều cũng
vẫn đủ chất dinh dưỡng. Hầm xương lấy nước để đó
rồi mỗi bữa ra bỏ thêm rau vô cũng tiết kiệm nhiều
thời gian. Một tuần có thể không nấu ăn một bữa,
hoặc đừng ngần ngại không nấu mỗi khi bạn cảm
thấy mệt mỏi. Lâu lâu đi ăn ngoài hay ăn cơm chiên,
không chết đâu các bạn ạ! Sự chịu đựng, mệt mỏi
mà vẫn phải ráng nó mới làm bạn chết, mỗi lần chết
trong lòng một ít, cho tới khi bạn chịu hết nổi.

4. Chăm chỉ nhờ chồng, và mặt chồng có cau có khó


chịu thì cũng không để ý, cứ nhờ. Chuyện cau có khó
chịu là chuyện của ảnh, chuyện nhờ là chuyện của
mình.

Vụ thái độ này mình hiểu rất rõ, đó là từ bố mẹ của


mình. Năm mình 21 tuổi, học đại học rồi, nhưng khi
về quê, đi uống cafe buổi tối, bố mẹ mình cũng không
hài lòng, có thái độ khá khó chịu, khiến mình không
thoải mái khi đi chơi. Bạn mình khi lập gia đình rồi
cũng vậy, nếu muốn rủ đi chơi thật khó, vì chồng
không thích, bận con, rồi bố mẹ chồng không thích.
Bạn hãy dũng cảm vượt qua cái vòng tròn luẩn quẩn
đó bạn ạ. Miễn sao mình làm đúng lương tâm thì
thôi, không thể nào để thái độ người khác quyết định
cuộc sống của bạn được!

Nhờ chồng nhiều mới thành quen. Nhờ bất kì việc


gì khi có thể, và dù chồng không làm ngay thì cũng
không cần gấp. Chồng làm hay không làm, bạn cần đi
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 79

theo để nhắc lại, cùng làm hoặc cho tới khi chồng làm
mới thôi. Nhắc lại theo kiểu hỏi “ Anh ơi, bữa em nhờ
anh, anh làm tới đâu rồi? Anh chưa làm à, vậy giờ
hai đứa mình cùng làm!” Chứ bạn cằn nhằn theo kiểu
“ Có mỗi một việc mà em nhờ anh làm cũng không
xong, em nói thiệt là em chán lắm rồi đấy, chồng với
chả con, blah blah blah - toàn những lời nói vô bổ và
vô nghĩa, không có tác dụng gì cả.

5. Phải thường xuyên tự cám ơn mình, nói to và một


cách dõng dạc: Mình thường nói: “ Cám ơn Thuỷ đã
nấu bữa ăn hôm nay, cám ơn Thuỷ đã cho mèo ăn,v.v.”
. Bạn phải nhắc nhở cho chồng và con thấy được việc
bạn đang làm, từ đó họ mới học được cách trân trọng
các việc bạn đang làm. Đừng im ỉm làm, dần dần
người khác coi như đó là việc tất nhiên, là vợ thì phải
thế, là mẹ thì phải thế. Thực tế không phải vậy, bạn
là vợ nhưng bạn vẫn có quyền lựa chọn cho cả nhà đi
ăn ngoài, ăn tào lao hay thậm chí không nấu. Trên
đời này không có chuyện PHẢI gì cả, tất cả là lựa
chọn của chính chúng ta, và nếu chúng ta làm những
điều tốt, chúng ta xứng đáng được người khác cám ơn
và trân trọng, cho dù người ấy là con hay là chồng.

6. Cám ơn chồng, khen chồng, công nhận nỗ lực của


chồng cho dù từ một việc nhỏ nhất. Bạn nên nhớ, ông
chồng của bạn hoàn toàn có lựa chọn là không mang
tiền về cho các bạn nuôi con. Đúng vậy, bạn đừng nói
là cha là chồng thì PHẢI thế! Một lần nữa, đó là lựa
80 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

chọn cá nhân, chồng biết lo cho gia đình , thương vợ


thương con, đó là điều đáng trân trọng, và bạn cần
thể hiện sự cám ơn và trân trọng của bạn đến người
bạn đời của bạn.

Những điều mình nói trên đây, đều là việc mình đã


và đang làm. Mình trân trọng sự giúp đỡ của chồng
mình, và bỏ mặc cho chồng tự lo bữa tối khi mình
không muốn nấu. Mình năn nỉ chồng đi chơi với bạn
của chồng, để mình có được thời gian tự do ở nhà xem
các anh Hàn quốc đẹp trai, để cảm thấy được thư thả.
Mình sống cuộc sống của chính mình và sống cuộc
sống chung cùng với anh chồng, tới giờ thấy hài lòng!
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 81

CON KÉN ĂN- CHỒNG KHÓ TÍNH

Thuy Tulip

Mình thấy có nhiều comment của các mom trong


nhóm nói về việc con kén ăn và chồng khá cầu kì trong
ăn uống, nên cứ phải nấu cầu kì để chiều theo ý của con
và chồng, nếu không con sẽ không chịu ăn và chồng sẽ
mặt nặng mày nhẹ.

Mình xin chia sẻ với các bạn là đó chính là trường hợp


của mình- một đứa con rất kén ăn và bố mình- một người
chồng khó tính. Nhà mình vốn rất coi trọng ăn uống, nên
thấy con kén ăn cũng ráng chiều theo ý của con. Mình
không ăn rất nhiều loại cá, rất nhiều loại rau, không
ăn hành, tỏi, ớt, bất kì loại rau thơm hay giá đỗ không
ăn cơm nguội, canh nguội, đồ ăn cũ, v.v. . Khi mình còn
nhỏ và đi về quê ngoại chơi, mình chỉ ăn được cơm và cá
khô nướng, vì nhà bác mình nấu khác khẩu vị, mình ăn
không nổi. Lúc ấy, mình không bao giờ đi ăn hàng quán
được, vì nó không giống khẩu vị mẹ mình nấu.

Khi mình đi học xa nhà, 2 năm đầu tiên, mình không


bao giờ đi ăn tiệm, bởi vì mình không có suy nghĩ đó.
Mình luôn tự nấu ăn, dù nấu dở nhưng theo ý của mình.
82 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

Khi bận rộn vì công việc, không có thời gian, mình mới
tập đi ăn ở ngoài. Và mình tập mãi mới ăn được thức ăn
do người khác nấu, tính tình của mình rất khó chịu. Tuy
nhiên, về sau này, khi mình đã quen với thức ăn ở tiệm,
mình đi nhiều hơn, trải nghiệm ăn uống nhiều nơi, mình
đã quen dần với các loại gia vị, cách nấu và nêm nếm
khác nhau, nhưng đã mất một thời gian khá dài mới làm
được như vậy. Khi mình sang New Zealand sinh sống,
mình đã cởi mở hơn rất nhiều nhưng vẫn còn khó khăn
trong chuyện ăn uống. Nguyên một năm đầu tiên, mình
chỉ nghĩ về đồ ăn Việt Nam, và mãi tới thời gian gần đây,
mình mới có khả năng không ăn cơm trong 2 ngày mà
vẫn không bị ốm.

Mình nhận thấy rằng, điều gì cũng có thể cải thiện


được, kể cả khẩu vị ăn. Cái mình cần là một tư tưởng cởi
mở, sẵn sàng thử vị mới, thức ăn mới. Nếu con bạn kén
ăn, chuyện đó cũng bình thường, vì nó tuỳ thuộc vào cơ
địa và sở thích của con bạn, nhưng bạn cần phải tập cho
con bạn có thái độ cởi mở, sẵn sàng thử cái mới và thử
nhiều lần. Như vậy, sau này con bạn mới dễ dàng hoà
nhập vào một môi trường mới. Quan trọng nhất, chính
bạn phải có thái độ cởi mở khi thử một thứ gì đó mới, bạn
hào hứng, háo hức khi thử nó, dù nó rất dở, không hợp
khẩu vị của bạn, ít ra bạn cũng nên nói với chính mình
là “ À, ít nhất mình cũng đã có cơ hội thử một lần!”

Nói về việc thử thức ăn mới, mình nhớ nhất câu chuyện
trái sầu riêng. Nếu gia đình bạn sống ở miền Trung và
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 83

miền Bắc, bạn sẽ không có điều kiện ăn sầu riêng từ nhỏ,


vì vậy lần đầu tiên tiếp xúc thấy mùi sầu riêng rất kinh
khủng có phải không? Nhưng sau vài lần thử, rất nhiều
người nghiện vị sầu riêng. Cái gì mới cũng đều có thể
làm quen cả, quan trọng bạn có thái độ cởi mở đối với cái
mới hay không, và con bạn tiếp nhận thái độ cởi mở ấy
của bạn.

Khi con bạn nói “ Con không ăn đâu”, bạn làm gì tiếp
theo? Bạn sợ con bạn bị đói, còi cọc, suy dinh dưỡng, nên
chỉ đặt trên bàn ăn những gì con bạn muốn ăn và thích
ăn. Bỏ công sức nấu ăn nhưng bị con chê, từ chối không
ăn, bạn thấy chán nản và mệt mỏi.

Con bạn kén ăn, chồng bạn kén ăn vì bạn tạo điều
kiện cho họ. Nếu bạn bị ốm, chồng và con bạn có đòi hỏi
bạn phải nấu ăn đầy đủ và cầu kì hay không? Vì vậy, bạn
hãy tập dần cho họ thói quen ăn uống đơn giản, theo ý
mà bạn muốn, tập dần dần và từ từ, hãy bắt đầu bằng
1 bữa/ tuần bạn nấu đơn giản, viện lý do bạn bận công
việc. Sau 1 thời gian, bạn tăng lên 2 bữa 1 tuần, chịu
khó giới thiệu đồ ăn mới, giới thiệu đồ ăn con bạn không
thích ăn, để con bạn quen dần với thử thách. Tập dần
dần, chắc chắn chồng và con bạn sẽ quen dần với thói
quen ăn uống mới.
84 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

SỐNG CÙNG BỐ MẸ CHỒNG

Thuy Tulip

Mình chưa bao giờ sống cùng bố mẹ chồng, nhưng


mình đã chứng kiến nhiều trường hợp các chị em phụ nữ
sống vất vả cùng bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng mang trong
mình một nếp sinh hoạt riêng, một thói quen sở thích
riêng và cách ăn uống riêng. Rất nhiều bạn phàn nàn về
việc phải nấu ăn cho bố mẹ chồng riêng, vì sở thích của
ông bà riêng. Nếu bạn vì hoàn cảnh và không thể sống
riêng, và bạn thấy mệt mỏi vì phải phục vụ nấu ăn cho
nhà chồng, mình có vài suy nghĩ như sau, mời các bạn
tham khảo:

1. Bạn hiếu thảo với bố mẹ chồng, không có nghĩa là


bạn phải nấu ăn cho bố mẹ chồng. Theo mình nhận thấy,
sự phục vụ bố mẹ chồng rất phổ biến ở nhiều nếp nhà,
nhưng nghĩa vụ của con dâu không phải là phục vụ bố
mẹ chồng. Đây là thời hiện đại, bạn lập gia đình với một
người đàn ông, bạn xây dựng cuộc sống với người đàn
ông- là con của họ, về sống chung một gia đình, nhưng
không có nghĩa bạn phải phục vụ họ. Hiếu thảo và phục
vụ người khác, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt.
Bạn có thể hiếu thảo với bố mẹ chồng theo nhiều cách
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 85

khác nhau, có thể biếu tiền cho bố mẹ chồng có chi phí


sinh hoạt, chăm lo khi bố mẹ ốm đau. Nếu bố mẹ chồng
vẫn khoẻ mạnh, và không đi làm, bạn vừa bận con, vừa
bận kiếm tiền lo cho gia đình, và bạn phải phục vụ họ
nữa, e rằng quá sức của bạn, và quả bóng căng thẳng chỉ
chờ lúc để nổ tung, bởi sức người có hạn. Bạn cần thời
gian để thư giãn, để phục hồi vì đã đi làm ở ngoài, vì
chăm con bạn rồi. Nếu bạn cảm thấy mình không nhất
thiết phải nấu ăn cho bố mẹ chồng, bố mẹ chồng hoàn
toàn có thể tự lo được, nhưng ỷ lại vào bạn, và bạn phải
cáng đáng mọi thứ, hãy tìm cách thay đổi hoàn cảnh.

2. Nấu ăn hàng ngày phục vụ bố mẹ chồng, nhưng


chưa chắc bạn đã được đánh giá cao và có tiếng nói trong
gia đình chồng. Đa phần trong gia đình người Việt, ai có
tiền người ấy mới có tiếng nói. Bạn lăn ra phục vụ gia
đình, nhưng bạn không có tiền? Tiếng nói của bạn không
có trọng lượng, mình chắc chắn như vậy. Có thu nhập
tốt, bạn mới có cái uy đối với người trong gia đình, đó là
sự thực. Có thu nhập tốt, bạn mới đủ điều kiện để phóng
khoáng và rộng rãi với người khác, từ đó tự nhiên họ
sẽ nể bạn, cho dù đó là cha mẹ ruột của bạn hay là cha
mẹ chồng. Có kinh tế, làm chủ đồng tiền, tự nhiên bạn
sẽ thấy lời nói của bạn có trọng lượng. Nếu chưa có thu
nhập tốt, hãy nín nhịn và chịu nằm gai nếm mật, trong
lúc đó tìm mọi cách học thêm, nâng cao kĩ năng để có thu
nhập tốt. Thay vì than vãn, hãy nghĩ cách và tìm giải
pháp. Câu trả lời và cơ hội luôn ở đâu đó cho bạn tìm,
quan trọng bạn quyết tâm tới mức nào.
86 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

GIẢI PHÁP CHO BẠN LÀ GÌ?

1. Hãy tạo hoàn cảnh để bạn có cớ không nấu ăn cho


bố mẹ chồng 1 ngày/ tuần: Đi ăn ngoài, bạn bận công
việc, nên ông bà tự lo, bạn phải đi học, nên cả nhà tự lo.
Kể cả chồng con cũng vậy, bạn bị ốm thì họ phải làm sao?
Chẳng lẽ nếu bạn bị ốm bạn vẫn phải nấu ăn cho mọi
người trong gia đình hay sao? Hãy tập cho họ thói quen
sống tự lập không có bạn mỗi tuần 1 ngày, và điều đó sẽ
làm cho bạn ít nhất nghỉ ngơi được 1 ngày, thư thả được
1 ngày, và bạn hãy dùng nó để phục hồi năng lượng cho
bạn.

2. Bạn PHẢI TỰ HỌC ĐỂ TĂNG THU NHẬP. Bạn


có thể đi học để nâng cao kiến thức, nâng cao tay nghề,
đọc sách để thay đổi tư duy tìm kiếm cơ hội, ra ngoài
nói chuyện nhiều hơn, giao lưu nhiều hơn. Có mơ ước, có
niềm tin sẽ tìm thấy đường. Dù con mọn, chồng réo, gia
đình chồng trên vai, bạn phải đặt thời gian để tự học lên
làm ưu tiên số 1. Vì nếu không, sau 1 thời gian bạn nghĩ
rằng bạn hi sinh thân mình để cống hiến cho chồng con
và gia đình chồng, bạn nhìn lại và sẽ thấy mình chẳng
còn gì cái gì cả, bởi vì bạn không coi trọng chính bản thân
bạn. Phải có sự tiến bộ trong chính bản thân bạn, thu
nhập tăng, kiến thức tăng, tư duy và lối sống rộng mở và
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 87

tiến bộ, bạn lại càng có khả năng để cống hiến cho chính
gia đình bạn một lối sống hạnh phúc được. Lúc này, bạn
như cái đầu tàu và kéo cả nhà về phía trước, một cách dễ
dàng và kéo trong hạnh phúc, vì bản thân bạn sẽ thấy
hài lòng và hạnh phúc với chính bản thân bạn.

Đừng để cái nhăn mày nhíu mặt của bố mẹ chồng và


của chồng cản bước bạn. Bạn là một cá thể độc lập, có
quyền như bất kì một ai khác, bạn có quyền học tập, có
quyền tiến bộ, có quyền phát triển. Sau một thời gian
khó chịu, họ sẽ chấp nhận và quen với thay đổi của bạn.

Và mình chắc chắn rằng kết quả sẽ rất ngọt ngào. Bạn
không phải là người họ mua về để phục vụ họ. Bạn lập
gia đình với con họ, để bạn sống 1 cuộc sống hạnh phúc
và bạn hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Bạn
cứ sống tốt, tử tế, làm tròn nghĩa vụ của một người con
dâu, thế là đủ. Và nghĩa vụ của người con dâu không có
nghĩa bạn phải nấu ăn hàng ngày
88 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

ĂN CẦU KÌ MỚI ĐỦ CHẤT?

Thuy Tulip

Một bữa ăn cơ bản của gia đình Việt Nam là gì? Phải
có cơm, canh rau và đồ ăn mặn (kho/rim/chiên). Nếu thiếu
một món, bạn sẽ cảm thấy bữa ăn không đủ dinh dưỡng.
Theo mình, bữa ăn đủ dinh dưỡng hay không phải xem
nguyên liệu và cách nấu, không hẳn cứ phải đủ 3 món
như trên mới là đủ chất. 3 món ấy đơn giản chỉ là thói
quen ăn uống của chúng ta từ xưa tới giờ.

Nếu bạn để ý, các tài liệu nghiên cứu về thành phần


dinh dưỡng đáng tin cậy đều xuất phát từ nước ngoài,
trong đó có nhiều loại không có ở Việt Nam, hoặc có nhiều
loại Việt Nam có mà thế giới không có. Vì vậy, các bạn
nên chú tâm vào việc ăn gì, ăn loại nào và thành phần
dinh dưỡng ra sao, để chú ý bổ sung thêm các nhóm thức
ăn giàu chất dinh dưỡng, thay vì tập trung vào 3 món
/ bữa như hiện nay. Về vấn đề này, mong các bạn dành
thêm thời gian đọc các loại sách về dinh dưỡng để có kiến
thức chính xác.

Hiện nay thế giới có xu hướng ăn whole food, đơn giản


là những thức ăn từ nguyên bản của nó, chính chúng ta
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 89

chế biến nó, chứ không qua chế biến từ nhà máy. Ví dụ
thịt là nguyên bản- xúc xích/ giò/ ham/ thịt xông khói là
thức ăn qua chế biến. Khoai tây, khoai lang, các loại rau
tươi là nguyên bản- khoai tây chiên snack/bim bim từ
khoai tây, mì khoai tây, rau củ sấy.v.v là thức ăn qua chế
biến. Hoặc trái cây là nguyên bản, còn nước ép là qua
chế biến. Chế độ ăn theo truyền thống Việt Nam cũng
tuân theo nguyên tắc này, trong khi xu hướng mới ưa
chuộng thức ăn qua chế biến. Vì vậy mong các bạn chú ý
cẩn thận, để dạy con về ăn uống và dinh dưỡng ngay từ
nhỏ.
90 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

CHUẨN BỊ DINH DƯỠNG


CHO NÃO BỘ CỦA CON

Thuỷ Tulip

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ
với não bộ mà với sự phát triển chung của cơ thể. Bác sĩ
và các nhà khoa học mới là người thích hợp để phát biểu
lĩnh vực này, nên mình thì không dám múa rìu qua mắt
thợ. Mình chỉ xin nêu vài nhận xét của mình trong việc
nuôi các em của thầy cô và cha mẹ:

SAI LẦM CỦA CÁC BẬC CHA MẸ TRONG VIỆC


NUÔI CÁC EM

Thứ nhất, cha mẹ chỉ chú ý dinh dưỡng cho con tới
khi con 3- 4 tuổi mà thôi, sau đó nhà ăn gì con ăn nấy. Vì
vậy, bữa ăn hàng ngày mới là yếu tố đóng vai trò quyết
định tới sự phát triển của não bộ, chứ không phải mấy
loại sữa DHA Omega 3 giúp bé thông minh vớ vẩn mà
tivi hay quảng cáo.

Mình muốn hỏi các bạn một câu thôi, đó là chuyện


trái cà chua trồng theo phương pháp thuỷ canh. Bạn
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 91

nhìn cái dung dịch nước chứa các loại khoáng chất, và
trái cà chua được hình thành từ nó. Theo bạn uống cái
dung dịch nước đó hay ăn trái cà chua thì có lợi cho cơ
thể? Các loại thức ăn chứa dưỡng chất có lợi cho cơ thể
có cấu tạo rất phức tạp, là sự tổng hoà của các loại hữu
cơ. Các loại vitamin tổng hợp vớ vẩn không thể nào có
tác dụng được, huống chi uống sữa đó chỉ trong mấy năm
đầu đời, không phải là uống cả đời, càng không có tác
dụng chi hết. Nếu bạn muốn cho bé uống sữa, mình khu-
yên cứ mua loại thường mà uống, chứ không cần phải
đầu tư đắt tiền.

Thứ hai, cha mẹ hay chạy đua theo thời trang, nghe
nói thức ăn này bổ, nghe nói thức ăn kia bổ và ráng mua
cho bằng được để cho con ăn, để con thông minh hơn.
Lâu lâu mới được một lần, xin hỏi là thấm tháp vào đâu
ạ? Hihi, trong khi đó cơm rau cá thịt là thứ con mình ăn
hàng ngày, mình lại không chú ý tới mấy.

Thứ ba, có một vấn đề mà các bậc cha mẹ ít chú ý


tới, đó chính là kẹo và các thứ ngọt. Ngày xưa thời khó
khăn, có được cái kẹo hay tấm bánh là mình quý lắm, lâu
lâu mới được ăn một lần. Tới ngày lễ tết mình mới được
uống nước ngọt, thích lắm! Nhưng cha mẹ mình luôn
nói, mấy cái thứ này có tốt gì đâu, cứ cái gì tự nhiên thì
ăn. Nên lâu lâu vào lễ tết nhà mình mới có mấy thứ đấy,
chứ thường thì chỉ ăn trái cây thôi ạ! Và khi mình sang
tới New Zealand, cái chế độ ăn quê mùa của nhà mình,
chỉ ăn cái gì tự nhiên, nhất là rau củ quả trái cây là một
92 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

chế độ ăn hấp dẫn và “ hot” nhất trong mắt mọi người.


Ai nhìn thấy đồ ăn của mình cũng tấm tắc khen ngợi,
hỏi nấu làm sao? Giờ tui cũng muốn ăn như bạn thì phải
làm sao? Và ngay cả trong cuốn sách The China Study
của bác sĩ dinh dưỡng hàng đầu của Mỹ cũng khuyên để
tránh ung thư và hàng trăm thứ bệnh khác thì cần ăn
thật ít thịt và nhiều rau củ quả.

Ngoài ra, có một kẻ thù mà các bạn ít chú ý tới, đó là


đường là kẻ thù của não bộ. Một kẻ thù ngọt ngào, đẹp đẽ,
nhưng sức phá hoại của nó thật khủng khiếp! Đường kh-
iến mình lão hoá nhanh, não hoạt động kém dần. Đường
còn khiến trẻ dư năng lượng, nên các em không ngồi yên
được, khả năng tập trung kém và rất thích chạy nhảy.
Các bạn đồng nghiệp nước ngoài của mình trước kia thấy
em nào quậy quậy là nói” Chắc ăn nhiều kẹo quá rồi, và
họ cho các em ra sân chạy nhảy để giải phóng bớt năng
lượng rồi mới vào học tiếp.

Và các trường mầm non và mẫu giáo bên New Zea-


land thì sao? Cấm không cho mang kẹo bánh nước ngọt
vào trường! Chưa hết, đường còn gây nghiện nữa ạ, cái
sự gây nghiện của nó cao hơn ma tuý nhiều. Mọi người
không tin xin cứ tham khảo. Chỉ cần gõ “what suger
does to brain” là anh google tặng cho các bạn hàng ngàn
tài liệu nói về tác hại của đường. Cuối cùng là vấn đề
Cocacola, pépsi và các loại nước ngọt, các thể loại KFC
và McDonald. Chỉ có nhà ai có tiền thì cuối tuần tặng
con bữa ăn gà rán, McDonald, trà sữa này nọ. Bên này,
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 93

chỉ có những đối tượng thu nhập thấp và trình độ hiểu


biết thấp mới ăn kFC và McDonald, uống nước ngọt nước
tăng lực này nọ thôi ạ. Vì sao ạ? Vì những loại thức ăn
đấy được gọi là thức ăn nhanh, không có dinh dưỡng gì
cả mà gây hại rất nhiều cho cơ thể. Về đến Việt Nam ta
thì trở thành thứ hàng xịn, chỉ khi có tiền mới đi ăn.

BÂY GIỜ NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Dạ thưa, xin hãy bắt đầu từ ông bà và cha mẹ ta! Hãy


ăn như một người nông dân Việt Nam, mỗi bữa có cơm
rau cá tôm, lâu lâu mới ăn thịt. Sau bữa ăn thì nghỉ 30
phút rồi ăn trái cây tráng miệng. Vậy thôi! Giải pháp
đơn giản vậy thôi!

Bữa ăn của người nông dân Việt Nam là cực kì ngon


bổ, phong phú, nấu đơn giản không cầu kì. Bữa ăn của
người nông dân Việt Nam lựa chọn những gì tươi nguyên
nhất, giàu chất dinh dưỡng nhất đó ạ. Và cơ thể của
chúng ta, quen với cách ăn như vậy từ bao đời nay, sẽ
cảm thấy rất hạnh phúc khi được ăn lại những món ăn
quen thuộc hồi nhỏ. Ăn như người nông dân Việt Nam
còn giúp các bà các mẹ đỡ tốn thời gian nấu ăn, nấu đơn
giản thôi, luộc rau có gì đâu mà tốn thời gian? Kho một
nồi cá ăn trong mấy ngày, nấu cơm đã có nồi cơm điện. Từ
đó, các bà mẹ cũng cảm thấy thảnh thơi hơn và đỡ tất bật
ngược xuôi kiếm tiền mua sữa ngoại. Ăn cơm Việt Nam
đỡ tốn tiền hơn, tiền đó để dành để ta đi chơi dã ngoại,
94 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

vừa giúp các em phát triển trí não, nuôi dưỡng cảm xúc,
còn cha mẹ thì gắn bó yêu thương nhau hơn.

Tuy nhiên, cũng cần có một số điều chỉnh ở bữa ăn


Việt Nam:

Nếu bạn dùng đường trong nấu ăn, nên mua các loại
đường nâu, đường chưa qua tinh luyện. Loại đường đấy
đỡ hại cho cơ thể hơn.

Nên tập ăn gạo lứt, gạo nâu, nấu 50/50 chứ gạo trắng
cũng là một dạng đường ạ! Gạo trắng làm mình dễ béo
phì, trong khi gạo nâu gạo nứt giúp no lâu hơn.

Tăng cường ăn nhiều các loại hạt như đậu phộng,


hạt điều, hạt bí, v.v. rang lên làm món ăn vặt cho cả
nhà, thay vì ngồi bốc kẹo thì ta bốc hạt. Chuẩn bị đồ ăn
vặt cho bé trên trường nhất thiết nên có chuối, nghe thì
chuối đấy nhưng lại rất tốt cho não bộ.

Ngoài ăn nhiều trái cây, tuyệt đối không nên uống


nước ép trái cây hay là nước mía hay sinh tố. Các bạn sẽ
nói sao không được? Nó cũng là tự nhiên mà? Dạ thưa,
để có được 1 ly nước ép bạn mất mấy củ cà rốt? Bạn có ăn
nổi mấy củ cà rốt trong 1 lúc không ạ? Hhii, nó cũng tự
nhiên đấy, nhưng nằm ở dạng cô đặc, đường sẽ vào trực
tiếp trong máu, khi ấy cũng hại không kém.

Ăn gì không quan trọng bằng cách ăn. Gia đình mình


dù bận rộn mấy cũng nên ngồi ăn sáng và ăn tối cùng
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 95

nhau, mở nhạc mở đài lúc ăn, đừng mở tivi. Ăn là không


được phép dùng điện thoại. Ăn là phải trò chuyện với
nhau, đó là lúc mình dạy con đấy ạ! Nhà chỉ có hai người
cũng phải dọn ra bữa ăn cho đàng hoàng, không được
bưng mỗi người một tô.

Tập thói quen uống trà. Trà có nhiều loại, như trà
trái cây, trà hoa cúc,v.v, không nhất thiết trà xanh. Một
buổi uống trà ăn trái cây như thế khoảng 30 phút để
chính mình và con ngồi lắng đọng lại, để não có thời gian
mà nghỉ ngơi đồng thời là cái cớ để tắt tivi tắt ipad. Mới
đầu tập ngồi trong 10 phút thôi, ta canh đồng hồ, và
đừng nói là mình ngồi tập. Bản thân mình ngồi đó, bày
trái cây, bày nước ra, rồi cứ ngồi đó ăn uống thôi, trẻ con
chạy nhảy thì kệ mấy ẻm, vừa ngồi đó vừa ngắm các em,
rồi vợ chồng ngắm nhau, rồi tăng lên 15, rồi 20, rồi 30
phút. Đừng ép trẻ ngồi với mình, mà mình cứ ngồi hoài
trẻ sẽ tò mò và thắc mắc, và biết là cứ tới giờ đó thì mẹ
mình ngồi im, dần dần trẻ sẽ tập theo. Đối với trẻ lớn
càng dễ làm hơn.

Ngoài ra, mọi người cần chú ý tập cho trẻ thói quen
uống nước lọc đầy đủ và đều đặn.
96 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

GIỜ CON NHÀ MÌNH LỠ THÍCH ĂN NHIỀU


KẸO NHIỀU ĐƯỜNG RỒI THÌ SAO?

Câu trả lời là cái gì cũng phải dần dần và từ từ. Đầu
tiên là mình cứ mua nhiều trái cây về ăn, mua các loại
hạt về ăn trước, mua ít kẹo bánh, bé đòi vẫn mua, nhưng
nói nếu muốn ăn một gói bánh thì phải ăn một trái gì
đó tương đương thì mẹ mua. Cha mẹ ăn trái cây, thay
đổi chế độ ăn trước rồi hỏi con có muốn ăn không? Bé
sẽ nói không, ăn dở lắm, 5 phút sau hỏi lại con có muốn
thử không? 5 phút sau hỏi lại, chỉ hỏi 3 lần. Bé vẫn nói
không thì ta dừng. Cứ như vậy, việc ăn trái cây, ăn cơm
thành một thứ gì đó hiển nhiên, việc mua bánh kẹo nước
ngọt giảm dần dần, việc mua và ăn trái cây tăng lên. Bé
sẽ thấy quen thuộc và sẽ bắt đầu ăn.

Tuyệt đối không nói con ăn đi, tốt lắm hay là ăn đi


không mẹ đánh cho bây giờ, chỉ phản tác dụng. Cứ nói,
trái cây này sao mà ngon thế không biết, và mình ăn, ăn
một cách ngon lành, ăn như một đứa trẻ. Mấy em sẽ tò
mò và muốn thử, và các em sẽ ăn. Hãy đưa việc ăn uống
thành một thói quen của chính cha mẹ, chứ không phải
của con trẻ ạ. Con trẻ chỉ bắt chước theo mà thôi.

Sự chuẩn bị cho não bộ cho trẻ chính là những


bữa ăn hàng ngày. Mọi người cứ đi tìm ảo mộng xa
xôi mà quên mất, hàng ngày mới là cái nền tảng,
cái gốc rễ cho mọi sự phát triển. Thói quen hàng
ngày, bữa ăn hàng ngày mới có tác động to lớn đối
với con người.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 97

TỔNG KẾT LẠI NHỮNG ĐIỂM CHÍNH:

1. Hãy thuê người giúp việc theo giờ, để họ giúp bạn


những việc cơ bản nếu bạn có điều kiện tài chính.
Đừng ngần ngại bạn ạ, bởi vì nó sẽ giúp nâng cao
chất lượng cuộc sống, giúp bạn có thêm thời gian cho
bản thân, cho chồng và cho con cái.

2. Hãy phân chia công việc cho cả nhà, làm những gì


bạn có thể làm, đừng cố quá sức của bạn!

3. Hãy đầu tư vào những dụng cụ nhà bếp thực sự


hữu dụng, mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng HÀNG
NGÀY: nồi hầm, nồi ủ, nồi áp suất, nồi chiên không
dầu, máy rửa chén. Đừng mua nếu bạn không có ý
định sử dụng hàng ngày.

4. Tăng cường nấu ăn đơn giản: ăn sống các loại rau


nếu có thể, luộc hấp nhiều hơn, nấu 1-2 món kết hợp.
Nấu ăn đơn giản không có nghĩa là không đủ chất
dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng nằm ở loại thực phẩm
bạn ăn, chứ không liên quan đến nấu ăn cầu kì hay
đơn giản.

5. Tăng cường ăn thức ăn thực sự, loại thức ăn nằm ở


98 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

dạng nguyên thể khi bạn mang về nhà: rau, củ quả,


đạm thực vật, thịt cá tôm nguyên con, nguyên miếng
chưa qua chế biến.

6. Tăng cường ăn các loại hạt và hạt ngũ cốc trong


bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ của bạn.

7. Tăng thêm các loại gia vị tốt cho sức khoẻ như bột
nghệ, bột gừng, dầu mè, dầu gấc, v.v. vào nấu ăn.
Group cha mẹ tự học và dạy con tự học 99

GIỚI THIỆU VỀ NHÓM CHA MẸ


TỰ HỌC VÀ DẠY CON TỰ HỌC

Group: https://www.facebook.com/
groups/180750178644242/

Nhóm Cha mẹ tự học và dạy con tự học là một nhóm


cộng đồng với hơn 18 ngàn thành viên trong vòng 6 tháng
hoạt động. Nhóm là nơi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
để cha mẹ tự nâng cấp bản thân giúp dạy con tốt hơn.
Ngoài ra, nhóm là nơi chia sẻ kinh nghiệm và khó khăn
trong quá trình rèn cho con khả năng tự học và các kĩ
năng học tập cần thiết cho sự thành công của cha mẹ và
của trẻ trong học tập và trong cuộc sống.

Cuốn handbook này ra đời là sự đóng góp ý kiến của


các thành viên, nhằm giúp các bậc cha mẹ cải thiện kĩ
năng trong cuộc sống, để có thêm thời gian nâng cấp bản
thân, dành cho chồng con hoặc dành thời gian cho chính
bản thân mình.

Trong nhóm có phát miễn phí ebook Handbook Dạy


con kĩ năng tự học, đề cập đến các kĩ năng tự học mà cha
mẹ có thể dạy con. Bạn hãy tham gia nhóm hoặc liên hệ
với facebook Thuy Tulip để được nhận ebook này nhé!
100 Group cha mẹ tự học và dạy con tự học

You might also like