You are on page 1of 157

Mục lục

I Một số chủ đề xuất hiện trong kì thi Thách thức tư duy


Thuật toán 3
1 Các bài toán liên quan đến suy luận logic 5
1.1 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.2 Hướng dẫn giải các bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

2 Bài toán vùng lân cận 21


2.1 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.2 Hướng dẫn giải các bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

3 Mã hóa và xử lý dữ liệu 37
3.1 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
3.2 Hướng dẫn giải các bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49

4 Bài toán đếm 55


4.1 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
4.2 Hướng dẫn giải các bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60

5 Bài toán lần ngược từ cuối 67


5.1 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
5.2 Hướng dẫn giải các bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73

6 Các bài toán về trò chơi 83


6.1 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83
6.2 Hướng dẫn giải các bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91

II Đề thi và đáp án kỳ thi chính thức năm 2020 99


7 Đề thi chính thức năm 2020 101
7.1 Đề thi cấp độ 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101
7.2 Đề thi cấp độ 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
7.3 Đề thi cấp độ 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120
7.4 Đề thi cấp độ 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 129

1
2 MỤC LỤC

8 Hướng dẫn giải đề thi năm 2020 141


8.1 Hướng dẫn giải đề thi cấp độ 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 141
8.2 Hướng dẫn giải đề thi cấp độ 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144
8.3 Hướng dẫn giải đề thi cấp độ 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 148
8.4 Hướng dẫn giải đề thi cấp độ 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157


Phần I

Một số chủ đề xuất hiện trong kì


thi Thách thức tư duy Thuật toán

3
Chương 1

Các bài toán liên quan đến suy


luận logic

1.1 Bài tập


Bài tập 1.1. Hải ly có một khu vườn với các ô đất được chia dạng lưới tổ ong như
hình minh họa bên dưới. Bạn ấy đã trồng cà chua ở những ô đất có màu xám và
đang chuẩn bị trồng thêm những cây cúc vạn thọ để đuổi côn trùng. Biết rằng số
được ghi ở mỗi ô đất trồng cà chua tương ứng là số ô trồng cúc vạn thọ ở kề nó.

Số bị che ở sau chữ A là số nào?

(A) 0 (B) 1
(C) 2 (D) 4

Bài tập 1.2. Hình dưới mô tả bản ghi trạng thái của bốn dãy 8-bit (byte) trong
một thanh nhớ, tuy nhiên có một bit nào đó đã bị ghi nhầm. Biết rằng mỗi byte
đều có một số chẵn bit 1 và khi xét tại mỗi thứ tự bit, số bit 1 của cả bốn byte cũng
là một số chẵn.

5
6 Các bài toán liên quan đến suy luận logic

Bit nào đã bị ghi nhầm giá trị?

(A) bit 2 của byte 1 (B) bit 6 của byte 3


(C) bit 4 của byte 2 (D) bit 5 của byte 4

Bài tập 1.3. Trong một cuộc thi chạy có sự tranh tài của các bạn hải ly và các
bạn chó. Biết rằng có tất cả 9 vận động viên với thứ hạng lần lượt là 1, 2, 2, 4, 5,
6, 6, 8, 9. Có hai chú chó nào đó về đích cùng lúc và người ta nhận thấy rằng:

ˆ Không bạn chó nào về đích sau bất kỳ bạn hải ly nào.

ˆ Có một bạn chó và một bạn hải ly nào đó về đích cùng lúc với nhau.

Hỏi có bao nhiêu bạn chó tham gia cuộc thi chạy này?

(A) 2 (B) 6
(C) 3 (D) 7

Bài tập 1.4. Sau giờ học, các bạn hải ly thường đi chơi cùng với nhau. Thường thì
các bạn sẽ muốn đi nhiều nơi khác nhau nên để tránh việc tranh cãi, họ đã thống
nhất đưa ra quyết định bằng cách tung xúc xắc. Nhóm bạn sẽ tung xúc xắc 2 hoặc
3 lần và chọn điểm đến theo bảng chỉ dẫn sau:

Tung xúc xắc hai lần


Nếu Lần thứ nhất lớn hơn lần thứ hai
Thì Đi chơi trong rừng
Tung xúc xắc thêm một lần nữa
Nếu Lần thứ ba nhỏ hơn lần thứ nhất
Không thì
Thì Đi chơi ở sông
Không thì Đi trượt cỏ
Các bài toán liên quan đến suy luận logic 7

Với 3 lần tung xúc xắc nào dưới đây thì các bạn hải ly sẽ đi trượt cỏ?

(A) (B)

(C) (D)

Bài tập 1.5. Hôm nay, các bạn hải ly sẽ được ăn trưa cùng nhau theo kế hoạch
của chương trình “Ngày hội Bebras 2020”. Trong nhà ăn có treo một bảng chỉ dẫn
cách chọn bữa trưa như hình minh họa bên dưới. Trong đó, bên dưới cái khay là
các loại đồ chứa thức ăn khác, ghi kèm các số lượng mà các bạn hải ly có thể chọn.
Hàng dưới cùng thể hiện các món ăn và số lượng có thể đựng trong mỗi vật chứa.
(Lưu ý rằng mỗi loại đồ ăn chỉ có thể đựng trong loại vật chứa được nối với nó)

Khay đồ ăn nào dưới đây không phù hợp với các chỉ dẫn đó?

(A) (B)

(C) (D)

Bài tập 1.6. Có 7 bạn hải ly cùng tham gia mạng xã hội Begram. Hình dưới đây
mô tả quan hệ bạn bè trong mạng xã hội đó, hai bạn được nối với nhau nếu họ là
bạn bè của nhau trên Begram. Mỗi người chỉ có thể nhắn tin cho các bạn bè của
mình và những người có ít nhất một bạn chung với mình.
8 Các bài toán liên quan đến suy luận logic

Trong số 7 bạn hải ly này, ta gọi bạn hải ly có thể nhắn tin với nhiều người nhất là
người nổi tiếng nhất. Đó là bạn nào?

(A) Ari (B) Chio


(C) Eta (D) Gila
Bài tập 1.7. Có 10 chiếc đĩa được xếp thẳng hàng, trên mỗi đĩa có một quả táo.
Một bạn hải ly đang đứng ở đĩa táo đầu tiên. Mỗi lượt, bạn ấy sẽ di chuyển sang
phải 2 vị trí hoặc di chuyển sang trái 3 vị trí (lần lượt tương ứng với 2, 3 đĩa táo).
Vì rất háu ăn nên hải ly chỉ di chuyển đến các đĩa có táo và cậu sẽ ăn táo ngay khi
đến một đĩa nào đó.

Hải ly đã nghĩ ra cách để ăn hết cả 10 quả táo theo cách trên. Hỏi quả táo cuối cùng
mà cậu ấy đã ăn là quả táo ở đĩa số mấy?

(A) Đĩa thứ 8 (B) Đĩa thứ 10


(C) Đĩa thứ 7 (D) Đĩa thứ 9
Các bài toán liên quan đến suy luận logic 9

Bài tập 1.8. Có ba đội bóng Sao Kim, Sao Hỏa và Sao Thổ thi đấu giao hữu
theo vòng tròn - mỗi đội đều đá với hai đội còn lại đúng một trận. Theo kết quả
tổng hợp, đội Sao Kim ghi được 2 bàn và để thủng lưới 1 bàn; đội Sao Hỏa ghi
được 3 bàn và đó cũng là số bàn mà họ bị thua; đội Sao Thổ chỉ ghi được 1 bàn
và bị thủng lưới 2 bàn. Tỉ số trong trận đấu giữa Sao Kim và Sao Thổ là bao nhiêu?

(A) 0 − 0 (B) 1 − 0
(C) 1 − 1 (D) Không xác định được

Bài tập 1.9. Một chú robot được lập trình di chuyển theo các bước sau:

- Bước 1: Quay phải 90◦ , tiến 10 bước.

- Bước 2: Quay trái 90◦ , tiến 10 bước.

- Bước 3: Quay phải 90◦ , tiến 10 bước.

- Bước 4: Quay phải 90◦ , tiến 10 bước.

- Bước 5: Thực hiện lại các bước từ bước 1 đến bước 4 thêm một lần nữa.

Hình dưới đây mô tả hành trình được ghi lại của chú robot khi di chuyển theo các
bước đó. Biết rằng chú robot đã bắt đầu tại một trong bốn vị trí A, B, C và D.

Robot đã xuất phát ở vị trí nào?

(A) vị trí A (B) vị trí B


(C) vị trí C (D) vị trí D

Bài tập 1.10. Với mỗi cách tô màu các ô trong một lưới ô vuông, hải ly Beaver sẽ
ghi lại các mã là độ dài các đoạn màu xám trên mỗi hàng và mỗi cột. Mỗi nhóm
các ô không tô màu liền nhau (theo chiều ngang hoặc dọc, với kích thước lớn nhất
có thể) được gọi là một vùng trống. Ví dụ: cách tô màu như hình bên trái trong
minh họa dưới đây có 5 vùng trống.
10 Các bài toán liên quan đến suy luận logic

Một lần, Beaver tô màu một số ô trong lưới ô vuông kích thước 5 × 5 và ghi lại
các mã như trong hình minh họa bên phải. Dựa vào các mã, ta có thể chỉ ra cách
tô màu của Beaver. Hỏi với cách tô màu đó, trên lưới có tất cả bao nhiêu vùng trống?

(A) 1 (B) 3
(C) 4 (D) 5

Bài tập 1.11. Có 100 bạn hải ly tham gia làm một bài kiểm tra trắc nghiệm gồm
5 câu hỏi. Sau khi tổng hợp kết quả, người ta thống kê được số bạn hải ly trả lời
đúng ở các câu hỏi 1, 2, 3, 4 và 5 theo thứ tự là 95, 75, 97, 95 và 96. Có ít nhất bao
nhiêu bạn hải ly đã trả lời đúng 4/5 câu hỏi trong bài kiểm tra đó?

(A) 3 (B) 5
(C) 8 (D) 17

Bài tập 1.12. Trên thực tế, trong quá trình truyền tin, dữ liệu có thể bị mất mát
nếu gặp sự cố. Để hạn chế điều này, các bạn hải ly có một quy tắc các mã hóa các
dãy số như sau: Viết thêm d − 1 chữ số 0 sau mỗi chữ số d lớn hơn 1. Chẳng hạn,
dãy số 4132 sẽ được mã hóa thành 4000130020.
Một lần, hải ly Beaver nhận được dãy số 00403001024, nó bị thiếu một số chữ số
so với dãy được truyền đi. Hỏi dãy truyền đi ban đầu có ít nhất bao nhiêu chữ số?

(A) 20 (B) 19
(C) 18 (D) 17

Bài tập 1.13. Trong năm hình dưới đây, có bao nhiêu hình có thể vẽ bằng một nét
bút và không có lần nào rẽ sang hướng bên trái? (Được bắt đầu ở bất kỳ vị trị nào
với hướng tùy ý và có thể cắt các đường đã vẽ )
Các bài toán liên quan đến suy luận logic 11

(A) 2 (B) 3
(C) 4 (D) 5

Bài tập 1.14. Trong thử thách Semi - Sudoku, hải ly được yêu cầu điền các số vào
ô trống trong bảng bên dưới sao cho trong mỗi hàng và mỗi cột đều xuất hiện các
số 1, 2, 3, 4, 5, 6 (mỗi số xuất hiện đúng một lần).

Tổng giá trị các số cần điền trong hai ô  là bao nhiêu?

(A) 6 (B) 7
(C) 8 (D) 9

Bài tập 1.15. Năm người bạn Anna, Brett, Chris, David và Emma có 15 tấm thẻ,
trên đó có ghi các kí tự A B C D E F G H I J K L M N O và xếp thành một xấp
theo thứ tự đó (tấm thẻ A ở trên cùng). Đầu tiên, Anna lấy một số thẻ ở trên cùng.
Sau đó, Brett lấy một số thẻ ở trên cùng của phần còn lại và tương tự như thế với
Chris, David. Cuối cùng, những tấm thẻ còn lại là của Emma và cả năm bạn đều
không được xáo trộn thứ tự của các tấm thẻ. Sau đó, họ lần lượt đặt phần thẻ của
mình lên bàn (đặt chồng lên phần của những người trước). Kết quả nhận được là
một xấp bài có thứ tự từ trên xuống dưới là H I M N O A B C J K L D E F G.
Hỏi David là người thứ mấy đặt phần thẻ của mình lên bàn?
12 Các bài toán liên quan đến suy luận logic

(A) Thứ nhất (B) Thứ hai


(C) Thứ ba (D) Thứ tư

Bài tập 1.16. Hải ly cần cắt một tờ giấy thành 32 phần khác nhau để làm các
thí nghiệm. Bạn ấy có một cái kéo cắt giấy, mỗi lần có thể cắt được tối đa 5 mảnh
giấy chồng lên nhau. Lưu ý rằng các phần giấy sau khi chia không nhất thiết có
cùng kích thước. Hỏi hải ly cần cắt ít nhất bao nhiêu lần để có được 32 phần như thế?

(A) 5 (B) 6
(C) 7 (D) 8

Bài tập 1.17. Nhóm bạn Anna, Beth, Coral, Dianne, Emma và Frances muốn đi
đến một hòn đảo bí mật. Họ có thể bay với một tấm thảm thần, mỗi lần có thể
có tối đa hai người cùng bay. Nhóm bạn nhận thấy rằng nếu tấm thảm bay quá
nhanh thì có thể dẫn đến chóng mặt, gây ảnh hưởng sức khỏe. Họ đã tính được thời
gian bay của tấm thảm với tốc độ an toàn cho mỗi bạn Anna, Beth, Coral, Dianne,
Emma và Frances lần lượt là 1, 2, 7, 9, 11 và 12 phút mỗi chiều. Hỏi nhóm sáu bạn
này có thể đi đến hòn đảo trong thời gian nhanh nhất là bao nhiêu phút?

(A) 33 (B) 37
(C) 41 (D) 45

Bài tập 1.18. Có hai bạn robot TaTa và ToTo được lập trình với hai thuật toán di
chuyển khác nhau. Tata hoạt động theo kiểu vừa đi vừa tìm đường đến mục tiêu,
còn ToTo thì chạy chương trình phân tích sơ đồ trước, sau đó tìm đường đi ngắn
nhất và di chuyển theo đường đi đó. Cả hai bạn được mang đến một căn phòng rất
rộng và được giao nhiệm vụ đi đến nơi đặt máy tính (hai bạn xuất phát cùng một
lúc). Căn phòng được lát gạch dạng lưới ô vuông. Trong mỗi bước di chuyển, mỗi
bạn robot sẽ đi đến một trong các ô chung cạnh với ô hiện tại. Người ta kí hiệu mỗi
bước di chuyển của mỗi bạn bởi một kí tự tương ứng với hướng di chuyển: N (hướng
Bắc, đi lên trên); E (hướng Đông, đi sang phải); S (hướng Nam, đi xuống dưới) và
W (hướng Tây, đi sang bên trái). Theo cách kí hiệu đó, hành trình mà Tata đã di
chuyển là: E E N E N N W N E N E S E E E E E S S S W N (22 bước).
Các bài toán liên quan đến suy luận logic 13

Hỏi với cách hoạt động của mình, Toto đã phải di chuyển bao nhiêu bước?

(A) 8 (B) 10
(C) 12 (D) 14

Bài tập 1.19. Nhóm bạn Alice, Bob, Chris, David và Emily có một cỗ bài Tây có
52 lá. Họ xếp các lá bài thành một chồng và quy ước gọi một thao tác cắt là lấy
một phần bài ở trên (với số lá túy ý) rồi đặt xuống phía dưới cùng (đồng thời giữ
nguyên thứ tự các lá bài trong cả hai phần). Đầu tiên, ba bạn Alice, Bob và Chris
theo thứ tự cắt 28, 31 và 2 lá bài. Sau đó đến lượt David cắt và cuối cùng Emily
cắt 21 lá bài. Thật tình cờ, thứ tự các lá bài đã không thay đổi sau 5 lượt cắt của
các bạn đó. Hỏi David đã cắt bao nhiêu lá bài?

(A) 15 (B) 22
(C) 31 (D) Nhiều hơn 32 lá

Bài tập 1.20. Hải ly có một hộp đựng kẹo nhiều ngăn dạng lưới tổ ong như hình
minh họa bên dưới. Trên nắp của mỗi ngăn có ghi một số với giá trị là số ngăn đựng
kẹo ở xung quanh nó.

Hỏi trong chiếc hộp đó của hải ly có tất cả bao nhiêu ngăn đựng kẹo?

(A) 6 (B) 9
(C) 11 (D) 12
14 Các bài toán liên quan đến suy luận logic

1.2 Hướng dẫn giải các bài tập


Bài tập 1.1. Chọn đáp án (C).
Dựa vào các gợi ý về số ô đất trồng hoa xung quanh các cây cà chua, ta xác định
được quanh ô A có 2 cây cúc vạn thọ như hình minh họa bên dưới.

Bài tập 1.2. Chọn đáp án (C).


Ta có thể lần lượt kiểm tra các byte và các cột bit để thấy rằng chỉ có byte 2 và cột
bit 4 không thỏa mãn điều kiện có một số chẵn bit 1. Từ đó có thể kết luận rằng
bit bị ghi nhầm giá trị chính là bit 4 của byte 2.

Bài tập 1.3. Chọn đáp án (B).


Đầu tiên, dựa vào thứ tự xếp hạng của nhóm bạn, ta suy ra bạn chó và bạn hải ly
về đích cùng lúc với nhau có thể là đồng hạng 2 hoặc đồng hạng 6.
Để ý rằng nếu có một bạn hải ly và một bạn chó đồng hạng 2 thì theo đề ra, có hai
bạn chó nào đó đạt kết quả đồng hạng 6. Tuy nhiên khi đó ta lại chỉ ra được có một
bạn chó (hạng 6) về đích sau một bạn hải ly (hạng 2) - điều này không thỏa mãn
với điều kiện được đưa ra.
Như vậy ta kết luận có hai bạn chó đồng hạng 2 và một bạn chó đồng hạng 6 với
một bạn hải ly. Sau đó, kết hợp với điều kiện “Không bạn chó nào về đích sau bất
kỳ bạn hải ly nào”, ta chỉ ra được rằng có tất cả 6 bạn chó với các thứ hạng lần lượt
là 1, 2, 2, 4, 5, 6 và 3 bạn hải ly với các thứ hạng lần lượt là 6, 8, 9.
Bài tập 1.4. Chọn đáp án (C).
Dựa vào bảng chỉ dẫn, ta thấy rằng nhóm bạn hải ly sẽ đi trượt cỏ nếu và chỉ nếu
Các bài toán liên quan đến suy luận logic 15

họ tung xúc xắc 3 lần, trong đó kết quả nhận được ở lần thứ nhất không lớn hơn
lần thứ hai và kết quả nhận được ở lần thứ ba không nhỏ hơn kết quả lần thứ nhất.
Sau đó, ta có thể lần lượt kiểm tra cả bốn lựa chọn và tìm ra được kết quả thỏa
mãn yêu cầu.

Bài tập 1.5. Chọn đáp án (D).


Để ý rằng các bạn hải ly phải lấy ít nhất một vật chứa loại 3 và có đúng một khay
thức ăn không thỏa mãn điều kiện đó. Ngoài ra, ta cũng có thể lần lượt kiểm tra và
thấy cả ba khay thức ăn còn lại đều thỏa mãn các chỉ dẫn.

Bài tập 1.6. Chọn đáp án (B).


Dựa vào các mô tả được đưa ra, ta có bảng thống kê số người mà mỗi bạn hải ly có
thể nhắn tin được như dưới đây. Trong bảng này, số người có bạn chung không bao
gồm những người đã là bạn.

Tên Số người bạn Số người có bạn chung Số người có thể nhắn tin
Ari 2 3 2+3=5
Bob 1 1 1+1=2
Chio 4 2 4+2=6
Dali 3 2 3+2=5
Eta 3 2 3+2=5
Gila 4 1 4+1=5
Frit 1 3 1+3=4

Từ bảng thống kê này, ta kết luận Chio là người nổi tiếng nhất.

Bài tập 1.7. Chọn đáp án (D).


Trước hết, ta có nhận xét rằng hải ly chắc chắn sẽ ăn quả táo ở đĩa số 1 đầu tiên;
tiếp sau đó là các quả táo ở đĩa số 3 và đĩa số 5. Lúc này, hải ly có hai lựa chọn là
đi tới đĩa 2 hoặc đĩa 8.
Để ý rằng trong suốt quá trình di chuyển, hải ly chỉ có một cách duy nhất để đi
đến đĩa 2 là đi từ đĩa 5, do đó để ăn hết được 10 quả táo thì bây giờ hải ly sẽ phải
16 Các bài toán liên quan đến suy luận logic

lựa chọn đi đến đĩa 2 và tiếp sau đó là qua các đĩa 4, 6, 8, 10, 7, 9. Vậy ta có thể
kết luận rằng nếu hải ly ăn hết cả 10 quả táo thì quả táo cuối cùng mà cậu ấy ăn
là quả táo ở ở đĩa số 9.

Bài tập 1.8. Chọn đáp án (A).


Trước hết, ta nhận thấy số bàn thắng của hai đội Sao Kim và Sao Thổ trong cả ba
trận đấu là 3 bàn. Trong đó, số bàn thắng họ ghi được trong trận đấu với đội Sao
Hỏa (cũng đúng bằng số bàn thua của đội này) là 3 bàn. Do đó đội Sao Kim và Sao
Thổ đã không ghi được bàn thắng nào trong trận đấu giao hữu với nhau.
Một cách tổng quát, chúng ta có thể sử dụng phương pháp lập bảng như dưới đây.
Các số trong các ô theo hàng ngang là số bàn thắng mà mỗi đội ghi được trong từng
trận và các số trong các ô theo hàng dọc là số bàn thua trong từng trận.

Sao Kim Sao Hỏa Sao Thổ Tổng số bàn thắng


Sao Kim − 2
Sao Hỏa − 3
Sao Thổ − 1
Tổng số bàn thua 1 3 2

Sau đó, ta sử dụng các suy luận rồi điền các số vào các ô trống để hoàn thành bảng
và được kết quả như bảng bên dưới.

Sao Kim Sao Hỏa Sao Thổ Tổng số bàn thắng


Sao Kim − 2 0 2
Sao Hỏa 1 − 2 3
Sao Thổ 0 1 − 1
Tổng số bàn thua 1 3 2

Bài tập 1.9. Chọn đáp án (C).


Ta có thể chọn một điểm bất kỳ, giả sử đang hướng về phía Bắc (hướng lên trên)
và thực hiện di chuyển theo chỉ dẫn. Khi kết thúc quá trình di chuyển, ta thu được
hành trình như hình minh họa bên dưới. Sau đó, ta thực hiện quay hình kết quả
thu được và nhận thấy rằng chú robot có thể đã bắt đầu tại vị trí C.
Các bài toán liên quan đến suy luận logic 17

Một cách khác, bằng tư tưởng vét cạn, ta có thể xét tất cả 16 trường hợp (bắt đầu
tại các vị trí A, B, C, D; tại mỗi vị trí có thể có 4 hướng ban đầu khác nhau) và
nhận thấy chỉ có một kết quả thỏa mãn duy nhất là bắt đầu tại C theo hướng Nam.

Bài tập 1.10. Chọn đáp án (D).


Dựa vào các mã mà Beaver ghi lại, ta có thể lần lượt đưa ra cách suy luận và khôi
phục cách tô màu của bạn ấy theo các bước như minh họa bên dưới. Trong mỗi
bảng, những ô xám chưa xác định được trạng thái, những ô đen là những ô chắc
chắn được tô màu và những ô chắc chắn không tô màu được kí hiệu bởi màu trắng.

Bài tập 1.11. Chọn đáp án (C).


Dựa vào kết quả tổng hợp được, ta thấy có thể có nhiều nhất 75 bạn đã trả lời đúng
cả 5 câu hỏi. Trong số 25 bạn còn lại: có 5 bạn trả lời sai câu 1, 3 bạn trả lời sai câu
3, 5 bạn trả lời sai câu 4 và 4 bạn trả lời sai câu 5 và tất cả 25 bạn đều trả lời sai
câu hỏi số 2. Như vậy trong 25 bạn còn lại có nhiều nhất 17 bạn chỉ là trả lời đúng
3 câu (có 2 câu sai) và chắc chắn có ít nhất 8 bạn hải ly trả lời đúng 4/5 câu hỏi.

Bài tập 1.12. Chọn đáp án (B).


Dựa vào dãy số nhận được, ta khôi phục được một phần của dãy ban đầu và nhận
thấy nó phải có ít nhất 19 chữ số: 3004000300120204000.

Bài tập 1.13. Chọn đáp án (C).


Trong số các hình được đưa ra chỉ có bốn hình có thể vẽ với một nét bút và không
rẽ sang hướng bên trái. Không có cách vẽ thỏa mãn cho hình thứ ba (gồm 2 hình
chữ nhật có chung 1 đỉnh) vì sau khi vẽ một trong hai hình chữ nhật, ta cần phải
rẽ sang hướng bên trái để vẽ hình còn lại.
18 Các bài toán liên quan đến suy luận logic

Bài tập 1.14. Chọn đáp án (A).


Ta có thể lần lượt đưa ra các suy luận để điền các số vào các ô trong bảng. Sau khi
hoàn thành thử thách, ta nhận thấy tổng hai số cần tìm là 2 + 4 = 6.

Bài tập 1.15. Chọn đáp án (B).


Đầu tiên, ta nhận thấy dãy thứ tự các tấm thẻ có thể chia thành 5 đoạn gồm các
thẻ liên tiếp nhau. Đó chính là các phần thẻ mà năm bạn đã lấy. Sau đó, ta chỉ ra
được rằng phần thẻ của các bạn Anna, Brett, Chris, David và Emma theo thứ tự
là: A B C; D E F G; H I; J K L và M N O. Như vậy David là người thứ hai đặt các
tấm thẻ của mình lên bàn và thứ tự đầy đủ là: Brett, David, Anna, Emma và Chris.
Bài tập 1.16. Chọn đáp án (D).
Để hoàn thành công việc một cách nhanh nhất, hải ly sẽ cố gắng đặt chồng các
mảnh giấy càng nhiều càng tốt trong mỗi lần cắt. Sau 3 lần cắt đầu tiên, số mảnh
giấy mà bạn ấy có theo thứ tự là: 2, 4, 8. Kể từ lần cắt thứ tư, hải ly sẽ chỉ có thể
cắt nhiều nhất 5 mảnh giấy chồng lên nhau và có thêm (nhiều nhất) 5 mảnh giấy
sau mỗi lần cắt như thế. Như vậy ta chỉ ra được rằng bạn ấy cần cắt ít nhất 8 lần
để có thể chia tờ giấy thành 32 phần khác nhau.
Bài tập 1.17. Chọn đáp án (A).
Đầu tiên, ta nhận thấy rằng nhóm bạn sẽ phải bay ít nhất 9 lượt: 5 lượt đưa hai bạn
nào đó đến đảo và 4 lượt ai đó đưa tấm thảm quay về. Lượt đi của Frances là chậm
nhất và một cách “tham lam”, ta sẽ cho Emma (người đi chậm thứ hai) đi cùng. Để
ý rằng ta cũng cần tiết kiệm thời gian đưa thảm quay về nên phải cho những bạn
có thể bay nhanh đến đảo từ trước đó và đợi để mang tấm thảm trở về. Một cách
tự nhiên, ta nghĩ đến cách sắp xếp các lượt bay đầu tiên để tiết kiêm thời gian là:
Các bài toán liên quan đến suy luận logic 19

- Anna và Beth bay đến đảo (2 phút)


- Beth đưa tấm thảm trở về (2 phút)
- Frances và Emma bay đến đảo (12 phút)
- Anna đưa tấm thảm trở về (1 phút)

Lúc này, đã có hai bạn đến được hòn đảo là Frances và Emma. Bằng cách lập luận
tương tự, ta chỉ ra được cách chia lượt cho 4 bạn còn lại để tối ưu thời gian là:

- Anna và Beth bay đến đảo (2 phút)


- Beth đưa tấm thảm trở về (2 phút)
- Dianne và Coral bay đến đảo (9 phút)
- Anna đưa tấm thảm trở về (1 phút)
- Anna và Beth bay đến đảo (2 phút)

Tổng cộng, thời gian ngắn nhất để nhóm bạn này có thể đến được hòn đảo là:

2 + 2 + 12 + 1 + 2 + 2 + 9 + 1 + 2 = 33 (phút).

Bài tập 1.18. Chọn đáp án (B).


Ta nhận thấy rằng hành trình của Tata gồm 22 bước, trong đó có 10 bước di chuyển
theo hướng Đông, 2 bước theo hướng Tây; 6 bước theo hướng Bắc và 4 bước theo
hướng Nam. Như vậy trong đường đi ngắn nhất mà Toto tìm được, bạn ấy chỉ cần
di chuyển 8 bước sang hướng Đông và 2 bước theo hướng Bắc. Tổng cộng, Toto chỉ
cần di chuyển 10 bước để hoàn thành nhiệm vụ.

Bài tập 1.19. Chọn đáp án (B).


Vì thứ tự các lá bài không thay đổi nên tổng số lá bài trong năm lần cắt phải là
một số chia hết cho 52. Hơn nữa, tổng số lá bài mà các bạn Alice, Bob, Chris và
Emily đã cắt là: 28 + 31 + 2 + 21 = 82 (lá).
Từ hai nhận xét đó ta chỉ ra được rằng David đã cắt 22 lá bài.

Bài tập 1.20. Chọn đáp án (B).


Ta có thể xác định các ngăn đựng kẹo dựa vào các số gợi ý ghi trên các nắp. Để đơn
giản, ta xuất phát từ ngăn có ghi số 0 và tiếp tục với những ngăn ở lân cận nó. Kết
quả cuối cùng cho thấy rằng có tất cả 9 ngăn chứa kẹo, bạn đọc có thể tham khảo
cách làm như minh họa bên dưới. (Trong mỗi hình, các ngăn màu trắng chắc chắn
không có kẹo, các ngăn màu đậm chắc chắn có kẹo và các ngăn màu nhạt còn lại
chưa xác định được có kẹo hay không).
20 Các bài toán liên quan đến suy luận logic
Chương 2

Bài toán vùng lân cận

2.1 Bài tập


Bài tập 2.1. Trong làng hải ly có tất cả 9 ngôi nhà với hệ thống đường đi nối giữa
các nhà như hình vẽ.

Để đi từ một ngôi nhà bất kì sang ngôi nhà liền kề chỉ mất đúng một phút. Ví dụ
từ ngôi nhà 1 đến ngôi nhà 2, hay từ ngôi nhà 4 đến ngôi nhà 6 chỉ mất đúng một
phút. Trong khi đó đi từ ngôi nhà 7 đến ngôi nhà 6 sẽ mất 2 phút. Già làng muốn
chọn ra một số ngôi nhà để làm trạm cứu hỏa sao cho bất cứ ngôi nhà nào bị cháy
thì lính cứu hỏa có thể đi tới đó trong vòng 1 phút. Hỏi già làng phải chọn ít nhất
bao nhiêu ngôi nhà?

(A) 1 (B) 2
(C) 3 (D) 4

Bài tập 2.2. Một cột phát wifi có độ mạnh của sóng là 4 đơn vị. Sóng wifi được
chuyền qua các ô lân cận, cứ qua một ô trắng thì độ mạnh giảm đi 1 đơn vị. Trong
khi đó sóng truyền qua mỗi ô xám thì mất 2 đơn vị. Dưới đây là mô tả độ truyền
sóng qua các ô trắng và ô xám. Mỗi số trong ô thể hiện độ mạnh của sóng còn lại

21
22 Bài toán vùng lân cận

tại ô đó. Những ô có độ mạnh bằng 0 thì không bắt được sóng wifi.

Hỏi cần lắp đặt ít nhất bao nhiêu cột phát wifi để mọi ô trắng trong sơ đồ dưới đây
đầu bắt được sóng wifi?

(A) 1 (B) 2
(C) 3 (D) 4

Bài tập 2.3. Trong làng hải ly có những đập nước lớn - là những đường đậm màu
đen. Vì lý do an toàn, hải ly sẽ không được chơi ở những ô có điểm chung với những
con đập. Ví dụ như hình dưới đây, hải ly sẽ không được chơi ở những ô màu xám.
Bài toán vùng lân cận 23

Hỏi trong hình dưới đây, có bao nhiêu ô mà hải ly có thể chơi một cách an toàn?

(A) 32 (B) 34
(C) 38 (D) 42
Bài tập 2.4. Hải ly bị lạc trong hồ nước với những con đập (màu xám) như hình
dưới đây.

Mỗi lần quẫy đuôi, hải ly có thể bơi tới một ô bất kì trong cùng một hàng hoặc
cùng một cột, với điều kiện không thể bơi qua ô màu xám. Ví dụ như hiện tại, hải
ly có thể bơi sang phải 1 ô hoặc bơi xuống dưới 1 ô, hoặc bơi xuống dưới 3 ô nhưng
không thể bơi lên trên hoặc xuống dưới 5 ô. Hỏi hải ly cần quẫy đuôi ít nhất bao
nhiêu lần để chắc chắn đi tới được một ô trắng bất kì trong hồ nước?

(A) 8 (B) 9
(C) 10 (D) 1
Bài tập 2.5. Trên mảnh đất có những hồ nước (màu xám), hải ly muốn trồng cây
vào các ô màu trắng. Để cây phát triển tốt, hải ly phải trồng mỗi cây vào một ô đất
được chấm ít nhất 10 điểm. Các ô đất được chấm điểm như sau:
ˆ Ứng với mỗi hồ nước, những ô đất ở ngay cạnh hồ nước (ngang, dọc, chéo) thì
được tính 10 điểm.
24 Bài toán vùng lân cận

ˆ Ứng với mỗi hồ nước, những ô đất cách hồ nước đúng một ô thì được chấm 5
điểm.
ˆ Ứng với mỗi hồ nước, những ô đất cách hồ nước 2 ô thì được chấm 0 điểm.
Ví dụ trong sơ đồ dưới đây, các ô đất vừa ở cạnh hồ nước A vừa ở cạnh hồ nước B
thì được chấm 20 điểm. Những ô đất cạnh hồ nước B và cách hồ nước A một ô thì
được chấm 15 điểm.

Hỏi trong hình sau, có bao nhiêu ô đất mà cây sẽ phát triển tốt?

(A) 16 (B) 17
(C) 18 (D) 20

Bài tập 2.6. Trên một tấm bản đồ kích thước 8 × 8 có chứa một số con vi khuẩn,
mỗi ô chứa nhiều nhất một con vi khuẩn (hình tròn) như hình sau:

Sau mỗi ngày:


ˆ Những ô trống bên cạnh đúng 2 ô đang có vi khuẩn sẽ sinh một con vi khuẩn.

ˆ Những con vi khuẩn (kể cả những con mới sinh) ở cạnh (hoặc nhiều hơn) 3
con vi khuẩn khác (dọc, ngang, chéo) sẽ bị chết vì thiếu thức ăn.
Hỏi sau 3 ngày, tấm bản đó có bao nhiêu con vi khuẩn

(A) 8 (B) 11
(C) 6 (D) 0
Bài toán vùng lân cận 25

Bài tập 2.7. Kiến trúc sư hải ly có bản thiết kế mặt sàn tầng 1 của một tòa nhà
như hình bên dưới.

Trong đó, mỗi ô xám biểu thị một bức tường và mỗi bức dài, rộng 1 mét.
Theo yêu cầu của chủ tòa nhà, kiến trúc sư hải ly phải phá một bức tường ở tầng
1 để tạo ra một phòng có diện tích lớn nhất làm phòng tập thể dục. Hỏi kiến trúc
sư hải ly có thể tạo ra căn phòng lớn nhất là bao nhiêu mét vuông?

(A) 35 (B) 49
(C) 54 (D) 56

Bài tập 2.8. Hình dưới đây biểu diễn các con đập (hình tròn) và các số biểu diễn
độ cao của mỗi con đập.

Hải ly Alice đang ở con đập màu xám. Bạn ấy luôn muốn sống trong con đập cao
hơn người khác nên đang tính dọn đến một con đập mới. Cách chọn đập của bạn
ấy như sau:

ˆ Nhìn các con đập xung quanh (ngang, dọc), nếu có con đập nào cao hơn con
đập mà Alice đang đứng thì bạn ấy sẽ chuyển tới con đập đó.

ˆ Nếu không có con đập nào cao hơn con đập mà Alice đang đứng, thì bạn ấy
sẽ chuyển nhà tới con đập đang đứng.

Hỏi cuối cùng hải ly Alice sống ở con đập có độ cao bao nhiêu?

(A) 7 (B) 8
(C) 9 (D) 6
26 Bài toán vùng lân cận

Bài tập 2.9. Hải ly thay lông mỗi năm một lần. Khi ấy hải ly tuyệt đối không
được đi bơi. Trong hình dưới đây, hải ly đang ở đập H và muốn tới đập T .

Mỗi giây hải ly nhảy được một bước sang đập bên cạnh theo chiều ngang hoặc dọc.
Thật không may các con đập sắp bị chìm, các số trong mỗi con đập biểu thị số giây
mà đập sẽ nổi trước khi bị chìm. Ví dụ hải ly sẽ không thể nhảy tới đập tô xám, vì
khi ấy đập sẽ chìm và hải ly sẽ bị ướt. Hỏi hải ly cần nhảy bao nhiêu bước để tới
đập T ?

(A) 8 (B) 10
(C) 12 (D) 14

Bài tập 2.10. Hải ly rất bảo vệ con non. Các bạn ấy sẽ không đi quá 3 bước khỏi
tổ H và đặc biệt không đi lên bờ (các ô xám). Hải ly có thể đi được nhiều nhất 4 ô
mỗi bước, nhưng các bạn ấy không thể chuyển hướng trong mỗi bước. Các ô gạch
chéo trong hình dưới đây biểu diễn các ô mà hải ly không thể đi tới trong một bước.

Hỏi trong hình sau, có bao nhiêu ô mà hải ly không thể đi đến? Không tính ô ban
đâu và các ô xám.

(A) 7 (B) 8
(C) 9 (D) 10

Bài tập 2.11. Ba bạn hải ly được giao nhiệm vụ quan sát và bảo vệ hải ly con
Bài toán vùng lân cận 27

trong hồ nước như hình sau.

Trong mỗi phút, các bạn hải ly chỉ có thể di chuyển tới ô liền kề bên trên, bên dưới,
bên phải hoặc bên trái ô đang đứng. Các bạn ấy phải chịu trách nhiệm cho những
ô gần mình nhất - đó là các ô mà mỗi bạn cần ít thời gian để tới hơn các bạn khác.
Trong trường hợp hai bạn cần cùng số phút để tới một ô thì cả bạn hải ly sẽ chịu
trách nhiệm ở ô đó. Hình dưới đây biểu diễn các ô mà mỗi bạn hải ly sẽ chịu trách
nhiêm quan sát và bảo vệ.

Hỏi rằng trong hình sau, một bạn hải ly phải chịu trách nhiệm với nhiều nhất bao
nhiêu ô?

(A) 19 (B) 24
(C) 17 (D) 26

Bài tập 2.12. Một con rô bốt có thể di chuyển mỗi phút sang trái, sang phải, đi
lên hoặc đi xuống một ô. Khoảng cách từ con rô bốt tới một ô bất kì đúng bằng số
phút để nó di chuyển tới ô đó. Người ta lập trình con rô bốt đó để dọn rác (R) như
sau:

ˆ Tính khoảng cách tới tất cả các mảnh rác.

ˆ So sánh khoảng cách, di chuyển tới mảnh rác gần nhất và nhặt mảnh rác đó.

ˆ Tính khoảng cách tới các mảnh rác còn lại.

ˆ So sánh khoảng cách, di chuyển tới mảnh rác gần nhất và nhặt mảnh rác đó.
28 Bài toán vùng lân cận

Rô bốt lặp lại quá trình cho tới khi thu được mảnh rác cuối cùng. Hỏi rô bốt cần
bao nhiêu phút để nhặt được hết các mảnh rác trong sơ đồ sau?

(A) 19 (B) 20
(C) 23 (D) 24
Bài toán vùng lân cận 29

2.2 Hướng dẫn giải các bài tập


Bài tập 2.1. Đáp án (C)
Chúng ta cho điểm mỗi ngôi nhà bằng số hàng xóm lân cận của ngôi nhà đóng -
những ngôi nhà mà có thể đi tới trong vòng 1 phút. Khi ấy ta có sơ đồ sau:

Ta chọn ngôi nhà có điểm số cao nhất (ví dụ ngôi nhà số 2). Đồng thời tích bỏ các
ngôi nhà lân cận để được một sơ đồ mới. Sau đó tiếp tục cho điểm các ngôi nhà như
sau:

Lúc này ta tiếp tục chọn ngôi nhà có số điểm cao nhất (ngôi nhà số 6). Lặp lại quá
trình này cho tới khi không còn ngôi nhà nào. Khi đó ta thấy chỉ cần chọn 3 ngôi
nhà làm trạm cứu hỏa thì mọi ngôi nhà đều có thể tiếp cận trong vòng 1 phút.5
Dưới đây là sơ đồ chọn trạm cứu hỏa tại ngôi nhà 2, 6 và 9.
30 Bài toán vùng lân cận

Bài tập 2.2. Đáp án (D)


Để giải quyết bài toán này, chúng ta có thể nhận xét như sau: Trong sơ đồ dưới đây,
những ô được gạch chéo không thể sử dụng chung một máy phát sóng. Do vậy cần
tối thiểu 4 máy phát.

Mà lại thấy rằng bằng cách đặt 4 trạm phát sóng như hình bên phải, mọi điểm đều
có thể bắt sóng nên số trạm phát sóng cần thiết là 4 trạm.

Câu hỏi đặt ra đó là tại sao chúng ta lại tìm được 4 vị trí đặc biệt như những ô
gạch chéo. Chúng ta có thể làm như sau:

ˆ Chọn một ô bất kì ở góc. Xác định các ở "gần nhất" đối với ô vừa chọn mà
không bắt được sóng.

ˆ Tại các ô không bắt được sóng, chọn một ô mà tại đó nếu đặt trạm phát sóng
thì có tối đa các ô không bắt được sóng thu được sóng. Tiếp tục như vậy ta
tìm được các ô đặc biệt đó.

Bài tập 2.3. Đáp án (B)


Bài toán vùng lân cận 31

Chúng ta tô những ô vuông ở lân cận những bức tường đen như hình dưới đây.

Ta đếm được có 34 ô trắng tương ứng với những ô mà hải ly có thể chơi an toàn.
Bài tập 2.4. Đáp án (B)
Lần lượt xác định các ô mà hải ly có thể tiếp cập trong vòng 1 bước, 2 bước, 3 bước,
... như hình dưới đây.

Như vậy hải ly cần quẫy đuôi 9 lần để có thể chắc chắn đi tới một điểm bất kì trong
hồ nước
32 Bài toán vùng lân cận

Bài tập 2.5. Đáp án (B)


Lần lượt cho điểm các vùng lân cận của mỗi hồ nước.
Hồ nước A:

Hồ nước B:

Hồ nước C:

Đặt chồng 3 sơ đồ và tính tổng điểm cho mỗi ô, ta được sơ đồ điểm cho mỗi ô đất
như sau:

Như vậy có tất cả 17 ô đất có thể trồng cây sao cho cây phát triển tốt.

Bài tập 2.6. Đáp án (D)


Ta lần lượt thêm những con vi khuẩn mới (màu trắng) rồi bỏ đi những con vi khuẩn
sẽ chết bị thiếu thức ăn như sau:
Ngày thứ nhất. Sau khi sinh ra Sau khi chết đi
Bài toán vùng lân cận 33

Ngày thứ hai. Sau khi sinh ra Sau khi chết đi

Ngày thứ ba. Sau khi sinh ra Sau khi chết đi

Như vậy sau 3 ngày số vi khuẩn còn lại là 0 con.


Bài tập 2.7. Đáp án (C)
Ta tìm diện tích của mỗi phòng như hình sau:

Sau đó ta cho điểm mỗi phòng bằng cách lấy diện tích của phòng đó cộng với diện
tích của phòng lân cận có diện tích lớn nhất.

Khi đó số điểm lớn nhất chính là diện tích lớn nhất có thể của căn phòng mới. Lưu
ý rằng căn phòng mới không nhất thiết được tạo ra từ căn phòng có diện tích lớn
nhất hiện tại.
34 Bài toán vùng lân cận

Bài tập 2.8. Đáp án (A)


Hải ly Alice nhìn các con đập xung quanh (3, 2, 2, 1), bạn ấy sẽ chuyển tới con đập
số 3 - là con đập cao nhất mà bạn ấy nhìn thấy và cao hơn con đập mà bạn ấy đang
đứng.

Tại con đập mới, Alice lại nhìn các con đập xung quang (3, 1, 4, 1), bạn ấy sẽ chuyển
tới con đập số 4 - là con đập cao nhất mà bạn ấy nhìn thấy và cao hơn con đập mà
bạn ấy đang đứng.

Tại con đập mới, Alice lại nhìn các con đập xung quang (7, 3, 1, 3), bạn ấy sẽ chuyển
tới con đập số 7 - là con đập cao nhất mà bạn ấy nhìn thấy và cao hơn con đập mà
bạn ấy đang đứng.

3 Tại con đập mới, Alice lại nhìn các con đập xung quang (1, 4, 1), bạn ấy sẽ không
chuyển đi con đập nào khác vì không có con đập nào cao hơn con đập mà bạn ấy
đang đứng.

Bài tập 2.9. Đáp án (C)


Ta sẽ lần lượt xét các vùng lân cận mà hải ly có thể tiếp cận được trong vòng 1
giây, 2 giây, 3 giây, ... Chú ý rằng sau mỗi giây, các con số trên mỗi con đập sẽ giảm
đi 1. Con đập nào màu xám mà chứa số 0 sẽ bị loại bỏ vì đó là các con đập mà hải
Bài toán vùng lân cận 35

ly sẽ không thể nhảy tới tại thời điểm đó.

Lúc này xét bản đồ ban đầu, chúng ta loại bỏ đi các ô đã biến đích rồi lặp lại bước
làm như trên. Ta sẽ tìm được con đường đi cho hải ly.

Bài tập 2.10. Đáp án (A)


Cách làm bài toán này giống với bài tón hải ly bị lạc trong hồ nước. Chúng ta sẽ
lần lượt xác định các ô mà hải ly có thể tiếp cận trong 1 bước, 2 bước và 3 bước.

Như vậy có 7 ô mà hải ly không thể tiếp cận trong vòng 3 bước.

Bài tập 2.11. Đáp án (B)


Từ mỗi bạn hải ly, chúng ta lần lượt cho điểm số mỗi ô bằng số khoảng cách từ ô
36 Bài toán vùng lân cận

đó tới hải ly đó.

Lúc này ta tìm được các ô mà mỗi hải ly sẽ chịu trách nhiệm quan sát và bảo vệ
như sau:

Vùng có số ô nhiều nhất là 24 ô.

Bài tập 2.12. Đáp án (D)


Từ vị trí của rô bốt, chúng ta lần lượt dịch chuyển ra các vòng lân cận. Mảnh rác
đầu tiên gặp phải sẽ là mảnh rác gần nhất.

Sau đó từ vị trí mảnh rác thứ nhất, ta tiếp tục tìm mảnh rác gần nhất theo phương
pháp đó. Sau cùng, thứ tự nhặt rác của các mảnh rác như hình ngoài cùng bên phải.

Ta tính được tổng quãng đường phải đi là 24 ô, tương ứng với 24 phút.
Chương 3

Mã hóa và xử lý dữ liệu

3.1 Bài tập


Bài tập 3.1. Các bạn hải ly có một cách ghi các số tự nhiên dựa trên mã QB-code
(quick beaver code). Mỗi mã có dạng là một bảng ô vuông 4 × 4 với mỗi ô có một
giá trị xác định: ô ở góc trên cùng bên trái có giá trị là 1; mỗi ô tiếp theo (theo thứ
tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) có giá trị gấp đôi ô liền trước nó. Ví dụ mã
QB-code trong hình số (1) có giá trị là: 2 + 8 + 256 = 266.

Trong các mã QB-code trên, mã nào có giá trị lớn nhất?

(A) Mã (1) (B) Mã (2)


(C) Mã (3) (D) Mã (4)

Bài tập 3.2. Trong chiếc máy tính của các bạn hải ly, các hộp số sẽ được đưa vào
từ bên phải và giữ lại ở đó cho đến khi xuất hiện hộp chứa phép tính (+, −, ×, ÷).
Khi có một hộp chứa phép tính xuất hiện, máy tính sẽ lấy ra 3 hộp mới nhất và
đưa vào lại một số là giá trị của phép tính tạo bởi 3 hộp số đó. Để ý rằng khi sử
dụng chiếc máy tính này, thứ tự đưa vào của các phép toán sẽ được biểu diễn khác
đi.Ví dụ: khi muốn thực hiện phép tính 2 + 3, các bạn hải ly sẽ phải lần lượt đưa
vào các hộp theo thứ tự là 2 3 +. Bảng dưới đây mô tả cách máy tính thực hiện
với dãy các hộp đưa vào theo thứ tự là: 1 2 3 × +

37
38 Mã hóa và xử lý dữ liệu

Bước Thứ tự hàng đợi Thực hiện các bước xử lý


Đưa hộp 1 vào 1 Không xử lý
Đưa hộp 2 vào 1 2 Không xử lý
Đưa hộp 3 vào 1 2 3 Không xử lý
- Lấy ra 3 hộp mới nhất (2, 3, *)
Đưa hộp × vào 1 2 3 × - Thực hiện phép tính 2 × 3 = 6.
- Đưa kết quả vào hàng đợi máy tính. (1 6)
- Lấy ra 3 hộp mới nhất (1, 6, +)
Đưa hộp + vào 1 6 + - Thực hiện phép tính 1 + 6 = 7.
- Đưa kết quả vào hàng đợi máy tính (7)
Như vậy với dãy hộp đó, máy tính đã tính được giá trị của biểu thức 1 + (2 × 3) = 7.
Bây giờ, các bạn hải ly đang muốn thực hiện tính giá trị biểu thức 4 × (8 + 3) − 2.
Thứ tự dãy hộp nào dưới đây sẽ đưa ra kết quả đúng cho phép tính đó?

(A) 4 8 3 2 × + − (B) 4 8 3 × + 2 −
(C) 4 8 × 3 + 2 − (D) 4 8 3 + × 2 −
Bài tập 3.3. Để đảm bảo thông tin trao đổi được giữ bí mật, hai bạn hải ly Alex
và Bob đã đưa ra một quy tắc mã hóa các từ trước khi gửi đi như sau:

Một lần, Bob nhận được đoạn tin đã mã hóa từ Alex là PMGEP. Hỏi Alex muốn gửi
tin nhắn gì cho Bob?

(A) RIVER (B) KNOCK


(C) FLOOD (D) LODGE
Bài tập 3.4. Hải ly Alex được thầy giáo giao cho một bài tập: viết các từ lên các
tấm thẻ, sau đó dùng dây cao su để nối các từ chỉ khác nhau đúng một chữ cái.
Hình minh họa bên dưới mô tả kết quả mà Alex đã làm được theo đúng yêu cầu.
Không may, hải ly Bob đã vô ý làm các chữ ghi trên thẻ bị mất đi và thứ tự vòng
dây bị thay đổi. Alex nói rằng thật may là các quan hệ kết nối giữa các tấm thẻ vẫn
giữ nguyên nên cậu ấy có thể suy luận để điền lại các từ lên các tấm thẻ.
Mã hóa và xử lý dữ liệu 39

Sau khi khôi phục lại nội dung các tấm thẻ, Alex sẽ được kết quả nào dưới đây?

(A) (B)

(C) (D)

Bài tập 3.5. Có hai chú hải ly sống cách nhau một khu rừng. Họ quyết định liên
lạc với nhau bằng cách bắn những quả pháo hoa lên cao. Hai chú hải ly chỉ biết và
quan tâm đến 5 từ khác nhau như minh họa dưới đây.

Ví dụ, để gửi thông điệp “thức ăn, khúc gỗ, thức ăn” thì một trong hai chú hải ly
sẽ bắn pháo hoa theo thứ tự như hình bên dưới.

Tuy nhiên, không phải tràng pháo hoa nào cũng có thể xác định được nội dung một
cách dễ dàng, chẳng hạn như tràng pháo hoa sau:
40 Mã hóa và xử lý dữ liệu

Các chú hải ly có thể có bao nhiêu cách hiểu cho tràng pháo hoa đó?

(A) 2 (B) 3
(C) 4 (D) 5

Bài tập 3.6. Các bạn hải ly có một vật trang trí rất đặc biệt là đèn treo ông sao,
bao gồm các đoạn thanh treo và các ông sao. Trên mỗi thanh treo có một vài điểm
để treo lên tường, treo các ngôi sao hoặc gắn với các thanh treo khác. Các bạn hải
ly cũng biểu diễn mỗi hệ thống đèn treo ông sao thông qua một dãy các chữ số và
dấu ngoặc. Mỗi thành phần được đặt trong một cặp dấu (), dấu - kí hiệu cho các
thanh treo hướng về bên trái. Bảng dưới đây chỉ ra một số ví dụ theo quy tắc đó.

(-1 1) (1 1) (-3 2) (2 1) (-3 (-1 1) (1 1)) (2 3)

Dựa vào các gợi ý đó, hãy làm rõ quy tắc mã hóa và xác định hệ thống đèn treo nào
dưới đây tương ứng với dãy (-3 (-1 4) (2 (-1 1) (1 1))) (2 (-1 6) (2 3))?
Mã hóa và xử lý dữ liệu 41

(A) (B)

(C) (D)

Bài tập 3.7. Bác Beaver có năm người con là Alex (3 tuổi), Bob (5 tuổi), Chris (8
tuổi), David (10 tuổi), và Etia (12 tuổi). Bác vừa nghiên cứu ra một loại máy sắp
xếp rất thú vị: truyền vào mỗi đám mây tên hai người con nào đó của mình, sau đó
mỗi đám mây sẽ liên tục truyền tên của người con lớn tuổi hơn theo hướng mũi tên
đậm và truyền tên của người còn lại theo hướng mũi tên mảnh.

Sau khi hệ thống sắp xếp hoạt động xong, ta sẽ nhận được thứ tự tên ở cột cuối
cùng bên phải (từ trên xuống dưới) là thứ tự nào dưới đây?
42 Mã hóa và xử lý dữ liệu

(A) Alex, Bob, Chris, David, Etia (B) Etia, David, Chris, Bob, Alex
(C) Bob, David, Chris, Alex, Etia (D) Bob, Chris, David, Alex, Etia

Bài tập 3.8. Hải ly có một chiếc đồng hồ điện tử với màn hình hiển thị các số bảy
đoạn. Hình dưới đây minh họa các số bảy đoạn như thế.

Không may, bạn ấy đã sơ ý làm rơi đồng hồ khiến cho một đoạn nào đó bị hỏng,
không sáng được nữa. Bây giờ, đồng hồ đang hiển thị như hình minh họa bên dưới.

Hỏi lựa chọn nào dưới đây có thể là thời gian tại lúc đó?

(A) (B)

(C) (D)

Bài tập 3.9. Nhiều năm trước, khi bàn phím Qwerty chưa được sử dụng rộng rãi,
mọi người thưởng soạn thảo tin nhắn bằng bàn phìm 9 nút như hình minh họa dưới
đây. Chẳng hạn, để có kí tự K, ta phải bấm phím 5 hai lần.
Mã hóa và xử lý dữ liệu 43

David nói rằng bạn ấy đã nhấn một số phím trên bàn phím 9 nút để có tên của
một người bạn với tổng cộng 6 lần nhấn phím. Người bạn đó của David có tên là gì?

(A) Miriam (B) Iris


(C) Emma (D) Ina

Bài tập 3.10. Để bảo mật thông tin khi trao đổi, một nhóm bạn đã nghĩ ra cách
mã hóa các số tự nhiên bằng các thanh ngang và chấm tròn. Một trong hai ký hiệu
đó có giá trị là 5 và cái còn lại có giá trị là 1 đơn vị. Hình nào dưới đây có thể là
minh họa của số 17 theo quy tắc đó?

(A) (B)

(C) (D)

Bài tập 3.11. Các bạn hải ly có một quy tắc biểu diễn các chữ cái từ A tới H bằng
các dãy mã nhị phân với quy tắc tương ứng được mô tả trong bảng bên dưới.
Chữ cái A B C D E F G H
Mã nhị phân 1 10 01 11 111 101 0111 110

Dãy nhị phân nào sau đây chắc chắn không phải là kết quả mã hóa của một chuỗi
các kí tự với mỗi kí tự nằm trong khoảng từ A tới H?

(A) 010101010111 (B) 11001010


(C) 11001100111001 (D) 010111011111

Bài tập 3.12. Các bạn hải ly có một quy tắc mã hóa các chữ cái từ A tới E thành
các dãy nhị phân như mô tả trong bảng bên dưới. Chẳng hạn, thông điệp BED có
thể được mã hóa thành dãy nhị phân 0111101.
Chữ cái A B C D E
Mã nhị phân 00 01 100 101 11

Trong số 5 chữ cái này, các bạn hải ly gọi A và E là các nguyên âm. Một lần, hải
ly Alex nhận được dãy nhị phân 01100101100. Có bao nhiêu nguyên âm xuất hiện
trong bức thông điệp nhận được sau khi giải mã dãy nhị phân đó?

(A) 0 (B) 1
(C) 2 (D) Không xác định duy nhất
44 Mã hóa và xử lý dữ liệu

Bài tập 3.13. Có một lần, Woodburn sơ ý để lộ mật khẩu điện thoại của mình và
đã bị sáu người bạn của cậu đổi thành mật khẩu khác - một dãy kí tự gồm 6 chữ
cái tương ứng là các chữ cái đứng đầu tên của họ. Nhóm bạn lần lượt đưa ra các
gợi ý cho Woodburn và bắt cậu phải đoán. Đó xem như là một hình phạt để nhắc
nhở cậu về việc bảo mật thông tin cá nhân.

- Đầu tiên, Alice nói cho Woodburn vị trí của chữ cái A trong mật khẩu (tính
từ trái qua phải) và nhóm bạn quy ước bỏ A ra khỏi mật khẩu đó.

- Sau đó, Bob nói cho Woodburn vị trí của chữ cái B trong mật khẩu (tính từ
trái qua phải sau khi đã bỏ chữ A) và nhóm bạn quy ước bỏ B ra khỏi mật
khẩu đó.

- Các bạn Chris, David, Emily và Flex cũng lần lượt đưa ra các gợi ý như vậy.

Chẳng hạn, nếu mật khẩu là CDABFE thì dãy mà Woodburn được gợi ý là 331121.
Trên thực tế, Woodburn đã nhận được dãy gợi ý là 232121. Hỏi nhóm bạn đã đặt
mật khẩu mới cho máy của Woodburn là gì?

(A) DABCFE (B) DAECBF


(C) DACBEF (D) DACBFE

Bài tập 3.14. Bác Beaver cần mua 100 kg thức ăn cho các con vật trong trang trại
của mình. Bảng dưới đây đưa ra thông tin về giá tiền và số lượng hàng sẵn có tại
một số điểm phân phối trong thành phố.

Điểm bán Đơn giá (đồng/kg) Khối lượng tối đa có thể mua (kg)
Hợp tác xã 8 10
Cửa hàng Ong đỏ 10 40
Nhà phân phối X 5 6
Cửa hàng Phố xanh 9 20
Cửa hàng Góc phố 10 40
Điểm bán số 06 8 10
Cửa hàng Cá voi xanh 12 50

Bác Beaver cần ít nhất bao nhiêu đồng để mua đủ 100 kg thức ăn cho các con vật?

(A) 720 (B) 800


(C) 910 (D) 1020

Bài tập 3.15. Trên thực tế, trong quá trình truyền tin, dữ liệu có thể bị mất mát
nếu gặp sự cố. Để hạn chế điều này, các bạn hải ly có một quy tắc các mã hóa các
dãy số như sau: Viết thêm d − 1 chữ số 0 sau mỗi chữ số d lớn hơn 1. Chẳng hạn,
dãy số 4132 sẽ được mã hóa thành 4000130020.
Một lần, hải ly Beaver nhận được dãy số 00403001024, nó bị thiếu một số chữ số
so với dãy được truyền đi. Hỏi dãy truyền đi ban đầu có ít nhất bao nhiêu chữ số?
Mã hóa và xử lý dữ liệu 45

(A) 20 (B) 19
(C) 18 (D) 17

Bài tập 3.16. Trong khu rừng của các bạn hải ly chỉ có ba cái đèn để chiếu vào
sân khấu với ba màu ánh sáng khác nhau là màu đỏ, màu xanh lá cây và màu xanh
lam. Các bạn hải ly có thể sử dụng ba cái đèn đó để phối được các màu khác nhau
như bảng mô tả dưới đây.

Trong một buổi biểu diễn ca nhạc, các bạn hải ly đã cài đặt cho ba cái đèn hoạt
động (tính từ lúc bắt đầu biểu diễn) như sau:

- Đèn màu đỏ lặp lại trình tự hai phút tắt, hai phút bật.

- Đèn xanh lá lặp lại theo trình tự một phút tắt, một phút bật.

- Đèn xanh lam lặp lại theo trình tự: bốn phút bật, bốn phút tắt.

Tiết mục đầu tiên của buổi diễn là màn hát múa Bài ca Bebras, kéo dài trong hai
phút. Sau tiết mục đó, đèn sân khấu có màu gì?

(A) Màu đỏ (B) Màu xanh lá


(C) Màu trắng (D) Màu hồng

Bài tập 3.17. Một nhóm bạn hải ly có 3 chiếc máy tính. Họ muốn lắp đặt một
hệ thống mạng có dây (Local Area Network) để kết nối các máy tính với nhau qua
các modem. Có hai loại modem với chi phí lặp đặt bằng nhau là 100 đồng/cái. Mỗi
modem có thể kết nối với nhiều máy tính khác nhau. Bảng dưới đây mô tả chi phí
để mua dây dẫn kết nối từ các máy tính đến các modem mỗi loại.

Máy tính Máy 1 Máy 2 Máy 3


Chi phí kết nối modem loại 1 (đồng) 30 40 10
Chi phí kết nối modem loại 2 (đồng) 20 50 20

Chi phí nhỏ nhất để các bạn hải ly hoàn thành hệ thống mạng đó là bao nhiêu đồng?

(A) 70 (B) 170


(C) 180 (D) 190
46 Mã hóa và xử lý dữ liệu

Bài tập 3.18. Trường học của các bạn hải ly có 8 chiếc máy tính. Nhà trường muốn
lắp đặt hệ thống mạng có dây (Local Area Network) kết nối các máy tính với nhau
qua các modem. Có hai loại modem với chi phí lặp đặt bằng nhau là 100 đồng/cái.
Mỗi modem có thể kết nối với nhiều máy tính khác nhau. Bảng dưới đây mô tả chi
phí để mua dây kết nối từng máy tính đến các modem (tính theo đơn vị đồng).

Máy tính M.1 M.2 M.3 M.4 M.5 M.6 M.7 M.8
Chi phí kết nối modem loại 1 57 42 24 61 27 68 28 65
Chi phí kết nối modem loại 2 28 37 61 34 61 59 58 32

Chi phí nhỏ nhất để các nhà trường hoàn thành hệ thống mạng là bao nhiêu đồng?

(A) 462 (B) 469


(C) 470 (D) 482

Bài tập 3.19. Các bạn hải ly đã nghĩ ra cách biểu diễn quan hệ giữa các thành
phố trên bản đồ thông qua đồ thị gọi là lược hóa bản đồ . Mỗi thành phố sẽ được
biểu thị tương ứng bởi một hình tròn; hai hình tròn tương ứng với hai thành phố có
chung đường biên giới sẽ được nối với nhau bằng một đoạn thẳng. Hình dưới đây
chỉ ra một ví dụ như thế.

Alex đã minh họa lại các khu vực quanh nhà cậu như bản đồ bên dưới.

Bản đồ đó có thể được biểu diễn tương ứng với đồ thị nào dưới đây?
Mã hóa và xử lý dữ liệu 47

(A) (B)

(C) (D)

Bài tập 3.20. Hải ly Alex có một đồ thị là kết quả sau khi lược hóa một bản đồ
nào đó theo quy tắc được giới thiệu ở bài tập trước.

Đồ thị đó có thể là kết quả lược hóa của bản đồ nào dưới đây?
48 Mã hóa và xử lý dữ liệu

(A) (B)

(C) (D)
Mã hóa và xử lý dữ liệu 49

3.2 Hướng dẫn giải các bài tập


Bài tập 3.1. Chọn đáp án (C).
Một cách đơn giản, ta có thể lần lượt tính giá trị của cả 4 mã QB-code rồi chỉ ra
cái lớn nhất. Ngoài ra, ta có thể nhận thấy rằng trong mỗi mã, ô ở góc dưới cùng
bên phải có giá trị lớn nhất (256) và giá trị của mỗi ô đều lớn hơn tổng giá trị tất
cả các ô ở trước nó. Từ nhận xét này ta có thể dễ dàng quan sát, so sánh và đưa ra
kết luận mã (3) có giá trị lớn nhất mà không cần tính giá trị của mã nào cả.
Bài tập 3.2. Chọn đáp án (D).
Dựa vào quy tắc hoạt động của chiếc máy tính, ta xác định được biểu thức tương
ứng với mỗi dãy hộp đã cho như bảng dưới đây:
Dãy hộp Biểu thức tương ứng
(A) 4 8 3 2 × + − 4 − (8 + (3 × 2))
(B) 4 8 3 × + 2 − (4 + (8 × 3)) − 2
(C) 4 8 × 3 + 2 − ((4 × 8) + 3) − 2
(D) 4 8 3 + × 2 − (4 × (8 + 3)) − 2

Như vậy, dãy hộp (D) sẽ có thể giúp các bạn hải ly tính được kết quả đúng. Ngoài
ra, có một số dãy hộp khác cũng có thể đưa ra kết quả đúng là:

ˆ 4 8 3 + × 2 − ˆ 8 3 + 4 × 2 −

ˆ 4 3 8 + × 2 − ˆ 3 8 + 4 × 2 −

Bài tập 3.3. Chọn đáp án (C).


Từ sơ đồ các bước mã hóa tin nhắn, ta đưa ra quy tắc giải mã theo 3 bước như sau:
ˆ Bước 1: Thay mỗi kí tự bằng kí tự liền trước nó trong bảng chữ cái tiếng Anh.

ˆ Bước 2: Dịch chuyển các kí tự sang phải 2 vị trí.

ˆ Bước 3: Đảo ngược từ.

Sau đó, ta vận dụng quy tắc giải mã này để tìm tin nhắn mà Alex đã gửi cho Bob.

PMGEP → OLFDO → DOOLF → FLOOD.

Bài tập 3.4. Chọn đáp án (B).


Một cách đơn giản, ta có thể lần lượt kiểm tra từng kết quả xem cái nào thỏa mãn
điền kiện kết nối mà thầy giáo đã giao và đưa ra câu trả lời. Chặt chẽ hơn, ta cũng
có thể chỉ ra cách để khôi phục nội dung các tấm thẻ. Đầu tiên, có hai từ được nối
nhiều nhất (3 lần nối) là CAT và BAT; có hai từ được nối ít nhất (1 lần nối) là EAR
và BAG. Hơn nữa, trong số đó chỉ có một cặp (nhiều - ít) được nối với nhau là BAT
và BAG. Như vậy từ các nhận xét này, ta có thể điền 4 từ đó vào các tấm thẻ. Sau
đó, dựa vào quy tắc nối, ta suy ra được vị trí của 2 từ còn lại và hoàn thành công
việc khôi phục nội dung các tấm thẻ.
50 Mã hóa và xử lý dữ liệu

Bài tập 3.5. Chọn đáp án (C).


Trước hết, ta nhận thấy tràng pháo hoa đó có thể hiểu theo bốn cách khác nhau là:
ˆ Khúc gỗ, đá, thức ăn, dòng sông.
ˆ Khúc gỗ, khúc gỗ, khúc gỗ, dòng sông.
ˆ Đá, cây, dòng sông.
ˆ Đá, thức ăn, khúc gỗ, dòng sông.
Bây giờ, câu hỏi đặt ra là “Liệu có còn cách hiểu nào khác hay không?”. Một cách
đơn giản, chúng ta có thể thử chọn lần lượt để chắc chắn là không còn cách hiểu
nào khác. Phần tiếp theo sẽ trình bày một cách chứng minh chặt chẽ cho điều này.
Chúng ta sẽ hệ thống lại phương pháp đếm một cách tổng quát hơn.
- Trước hết, bắt đầu với quả pháo đầu tiên. Nó không có ý nghĩa khi chỉ đứng
một mình nên ta gán số đếm tương ứng là 0.
- Với hai quả pháo đầu tiên, ta chỉ có một cách hiểu duy nhất là “khúc gỗ ”. Như
vậy số đếm tương ứng được gán cho quả pháo thứ hai là 1.
- Tương tự, chỉ có một cách hiểu cho ba quả pháo đầu tiên là “hòn đá”.
- Khi xét đến vị trí thứ tư, ta nhận thấy rằng các cách hiểu ở đây có 2 loại:
+ Nối thêm từ “thức ăn” vào chuỗi thông điệp kết thúc tại quả pháo thứ 3.
+ Nối thêm từ “khúc gỗ ” vào chuỗi thông điệp kết thúc tại quả pháo thứ 2.
Như vậy, giá trị số đếm tương ứng với quả pháo thứ tư bằng tổng giá trị số
đếm tương ứng với quả pháo thứ hai và quả pháo thứ ba là 1 + 1 = 2.
Bằng các lập luận tương tự, ta đưa ra được kết quả đếm như minh họa dưới đây.
Mã hóa và xử lý dữ liệu 51

Như vậy chỉ có 4 cách hiểu cho tràng pháo hoa được đưa ra trong đề bài.

Bài tập 3.6. Chọn đáp án (A).


Trong câu hỏi này, chúng ta nên tiếp cận “từ gốc đến lá”, lần lượt xác định cấu tạo
của từng phần sau đó ghép lại để quan sát và đi đến kết luận cuối cùng. Ngoài ra,
ta cũng có thể thực hiện kiểm tra từng lựa chọn theo cách tiếp cận “từ lá đến gốc”,
mã hóa từng thành phần nhỏ sau đó ghép lại để được dãy mã hóa của cả hệ thống.

Bài tập 3.7. Chọn đáp án (C).


Ta lần lượt thực hiện các phép so sánh theo quy tắc được đưa ra và nhận được kết
quả như minh họa bên dưới.

Trong câu hỏi này, rất nhiều bạn chủ quan và lựa chọn kết quả A hoặc B mà không
thực hiện so sánh. Điều đó dẫn đến kết quả sai do hệ thống so sánh này không được
thiết lập để đưa ra kết quả theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Bài tập 3.8. Chọn đáp án (A).


Quan sát hình minh họa, ta thấy đồng hồ đang hiển thị các chữ số 6, 3 và 5. Tuy
nhiên do có một đoạn nào đó bị hỏng nên số 6 có thể là số 8; số 3 có thể là số 9
còn số 5 có thể là số 9 hoặc số 6. Từ đó ta suy ra thời gian đúng vào lúc đó có thể
là 8:35, 6:36 hoặc 6:39. Trong bốn lựa chọn được đưa ra, chỉ có lựa chọn (A) thỏa
mãn điều đó. Vậy (A) chính là câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi này.

Bài tập 3.9. Chọn đáp án (D).


Dựa vào quy tắc được đưa ra, ta tính được số lần nhấn nút để có được tên của các
bạn Miriam, Iris, Emma và Ina theo thứ tự là 12, 13, 5 và 6. Như vậy người bạn mà
David nhắc đến chính là Ina.

Bài tập 3.10. Chọn đáp án (D).


Ta có thẻ xét cả 2 trường hợp có thể xảy ra về giá trị của mỗi thanh ngang và giá
trị của mỗi chấm tròn. Hình (D) có thể là biểu diễn của số 17. Trong trường hợp
đó, mỗi thanh ngang có giá trị là 5 và mỗi chấm tròn có giá trị là 1.
52 Mã hóa và xử lý dữ liệu

Bài tập 3.11. Chọn đáp án (B).


Trước hết, ta có thể chỉ ra được rằng dãy (A) có thể đã được mã hóa từ chuỗi CCCCCD
(cũng có thể có nhiều cách giải mã khác). Để ý rằng tất cả các chữ cái đều có mã
nhị phân không chứa hai chữ số 0 nào liên tiếp nhau. Đó cũng là điểm lưu ý quan
trọng để chúng ta có thể dễ dàng tách đoạn và giải mã. Sau đó, ta lần lượt chỉ ra
được rằng hai dãy mã (C) và (D) theo thứ tự có thể đã được mã hóa từ hai chuỗi
HCBCHC và CCHED. Cuối cùng, ta cần chỉ ra rằng không có cách giải mã cho dãy (B).
Để ý rằng hai kí tự 0 liên tiếp nhau không thể thuộc vào cùng một chữ cái nên dãy
(B) có thể tách thành hai phần là 110 và 01010. Dựa vào bảng chuyển mã, ta suy
ra chữ cái cuối cùng phải là B (10). Tuy nhiên lúc đó không có cách giải mã phù
hợp cho dãy 010. Như vậy ta có kết luận rằng dãy (B) không được mã hóa từ một
chuỗi các kí tự trong khoảng từ A đến H.

Bài tập 3.12. Chọn đáp án (A).


Dựa vào bảng mô tả quy tắc mã hóa, ta lần lượt giải mã được dãy nhị phân của
Alex như sau:

01100101100 → B 100101100 → BC 101100 → BCD 100 → BCDC.

Có thể thấy đây chính là cách giải mã duy nhất cho dãy nhị phân đó và trong bức
thông điệp không có nguyên âm nào xuất hiện.

Bài tập 3.13. Chọn đáp án ().


Ta có thể lần lượt sử dụng các gợi ý để xác định mật khẩu được đặt cho máy của
Woodburn theo các bước như minh họa bên dưới. Kết quả nhận được là

****** → *A**** → *A*B** → *ACB** → DACB** → DACB*E → DACBFE.

Bài tập 3.14. Chọn đáp án (C).


Trong bài toán này, với tư tưởng “tham lam”, ta nhận thấy cách mua tiết kiệm nhất
là lựa chọn các cửa hàng từ giá thấp nhất đến giá cao nhất, với khối lượng lớn nhất
có thể. Bảng dưới đây mô tả quá trình lựa chọn như thế. Lưu ý rằng các điểm bán
đã được sắp xếp lại theo thứ tự từ đơn giá thấp nhất đến đơn giá cao nhất. (Trên
thực tế, tiêu chí phụ để so sánh nếu các điểm bán có đơn giá bằng nhau là khối
lượng sẵn có và chi phí di chuyển, vận chuyển hàng hóa, . . . )
Mã hóa và xử lý dữ liệu 53

Đơn giá KL sẵn có KL mua KL còn phải mua


Điểm bán
(đồng/kg) (kg) (kg) (kg)
Nhà phân phối X 5 6 6 94
Hợp tác xã 8 10 10 84
Điểm bán số 06 8 10 10 74
Cửa hàng Phố Xanh 9 20 20 54
Cửa hàng Ong đỏ 10 40 40 14
Cửa hàng Góc phố 10 40 14 0
Cửa hàng Cá voi xanh 12 50 0 0

Chi phí tối thiểu để bác Beaver có thể mua đủ 100 kg thức ăn cho các con vật là:

6 × 5 + 10 × 8 + 10 × 8 + 20 × 9 + 40 × 10 + 14 × 10 = 910 (đồng).

Bài tập 3.15. Chọn đáp án (B).


Dựa vào dãy số nhận được, ta khôi phục được một phần của dãy ban đầu và nhận
thấy nó phải có ít nhất 19 chữ số: 3004000300120204000.

Bài tập 3.16. Chọn đáp án (D).


Dựa vào quy tắc được đưa ra, ta lập bảng màu sân khấu theo thứ tự thời gian và
đi tìm câu trả lời - màu sân khấu ở phút thứ 3.

Cách biểu diễn tất cả các màu thông qua ba màu cơ bản này được gọi là hệ thống
màu RGB. Hiện nay, nó rất phổ biến và có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc
sống xung quanh chúng ta, đặc biệt là trong lĩnh vực đồ họa máy tính.

Bài tập 3.17. Chọn đáp án (C).


Một cách đơn giản, chúng ta sẽ xét cả 3 cách lựa chọn lắp đặt.

- Nếu chỉ lắp một modem loại 1, tổng cộng chi phí lắp đặt và mua dây là:

100 + 30 + 40 + 10 = 180 (đồng).

- Nếu chỉ lắp một modem loại 2, tổng cộng chi phí lắp đặt và mua dây là:

100 + 20 + 50 + 20 = 190 (đồng).

- Nếu lắp một modem mỗi loại, tổng chi phí nhỏ nhất là:

200 + 20 + 40 + 10 = 270 (đồng).


54 Mã hóa và xử lý dữ liệu

Như vậy, các bạn hải ly sẽ cần bỏ ra ít nhất 180 đồng để hoàn thành được hệ thống
mạng có dây cho ba máy tính đó.
Bài tập 3.18. Chọn đáp án (B).
Tương tự cách làm của bài tập trước, chúng ta có thể xét cả 3 cách chọn lắp đặt
các modem. Sau đó, ta sẽ tìm được kết quả cách làm tiết kiệm nhất là lắp cả hai
loại, tổng chi phí để hoàn thành hệ thống mạng như thế là 469 đồng.
Bài tập 3.19. Chọn đáp án (B).
Ta có thể lược hóa lại bản đồ khu vực Alex sống như minh họa bên dưới.

Bài tập 3.20. Chọn đáp án (A).


Nói một cách chung chung, việc xây dựng bản đồ từ đồ thị sau khi lược hóa sẽ khó
hơn rất nhiều so với việc lược hóa một bản đồ. Trong câu hỏi này, để đơn giản,
chúng ta sẽ sử dụng phương pháp loại trừ.
Từ kết quả lược hóa, ta thấy rằng bản đồ ban đầu bao gồm 6 phần, trong đó có
một phần có chung đường biên giới với tất cả các phần còn lại (tương ứng với vòng
tròn ở giữa đồ thị). Từ nhận xét này, ta loại trừ được hai lựa chọn (C) và (D). Sau
đó, ta nhận thấy bản đồ (B) có một phần chỉ chung đường biên giới với một phần
khác và loại trừ được lựa chọn đó. Như vậy ta có thể suy ra rằng (A) chính là câu
trả lời hợp lý nhất. Một cách chặt chẽ, ta chỉ ra được cách lược hóa tương ứng đó.

Để ý rằng đồ thị được đưa ra ở đây cũng chính là kết quả lược hóa của bản đồ trong
ví dụ trước. Như vậy, có thể thấy rằng mỗi đồ thị sẽ tương ứng với nhiều bản đồ
khác nhau và nói một cách chung chung, việc xây dựng bản đồ từ đồ thị lược hóa
không phải là việc dễ. Chúng ta cần dành nhiều thời gian luyện tập để hình thành
kỹ năng và nắm chắc cách tiếp cận dạng bài này.
Chương 4

Bài toán đếm

4.1 Bài tập


Bài tập 4.1. Hằng ngày sau mỗi buổi làm việc, hải ly phải bơi qua một đoạn sông
để về nhà như hình dưới đây.

Trên sông có một số bãi bồi mà hải ly không thể leo lên hay bơi qua được. Sau ngày
làm việc mệt mỏi, hải ly chỉ muốn về nhà một cách nhanh nhất. Hỏi bạn ấy có bao
nhiêu cách về nhà khác nhau?
(A) 3 (B) 4
(C) 5 (D) 6

Bài tập 4.2. Có bao nhiêu cách viết từ BEBRAS trong hình dưới đây theo chiều
từ trái qua phải, từ dưới lên trên?

Hình bên phải là một cách viết từ BEBRAS.

55
56 Bài toán đếm

(A) 29 (B) 30
(C) 31 (D) 32

Bài tập 4.3. Hải ly có một chiếc thang gồm 5 bậc. Với tính hiếu động của mình,
hải ly có thể leo mỗi bước 1 hoặc 2 bậc thang.

Hỏi bạn ấy có bao nhiêu cách khác nhau để leo lên bậc thang trên cùng?

(A) 5 (B) 7
(C) 8 (D) 10

Bài tập 4.4. Hải ly có một chiếc thang gấp gồm 4 bậc mỗi bên. Hỏi có bao nhiêu
cách để hải ly leo lên từ một bên và xuống ở bên còn lại?

Biết rằng mỗi bước, hải ly có thể leo 1, 2 hoặc 3 bậc.

(A) 49 (B) 58
(C) 72 (D) 98

Bài tập 4.5. Hải ly bé con được mẹ dạy xỏ giầy như sau:

ˆ Bắt đầu xỏ từ lỗ dưới cùng bên trái.

ˆ Dây dày sẽ được luồn lần lượt sang hàng lỗ bên phải, bên trái, bên phải, bên
trái, ...

ˆ Trước khi lên tới lỗ trên cùng, dây chỉ được luồn sang các lỗ cùng hàng hoặc
ở hàng bên trên.
Bài toán đếm 57

ˆ Sau khi lên tới lỗ trên cùng, dây chỉ được luồn sang các lỗ cùng hàng hoặc ở
hàng bên dưới.

ˆ Các lỗ chỉ được luồn dây qua một lần.

ˆ Cuối cùng, dây phải được xỏ vào lỗ dưới cùng bên phải.
Hình dưới đây mô tả 3 cách xỏ dây giầy phù hợp.

Hỏi có bao nhiêu cách xỏ dây như hướng dẫn của mẹ hải ly nếu chiếc giầy có 4 hàng
lỗ?
(A) 6 (B) 7
(C) 8 (D) 9

Bài tập 4.6. Cả làng hải ly tổ chức chơi đá bóng với hai đội tham giá là đội đỏ và
đội xanh. Sau vài tiếng chơi thì đội đỏ dành chiến thắng với tỉ số 6 − 4.

Hỏi có bao nhiêu cách mà hai đội đã ghi bàn? Biết rằng đội xanh không bao giờ
vươn lên dẫn trước, những cũng không để bị dẫn quá 2 bàn.

(A) 16 (B) 17
(C) 20 (D) 22

Bài tập 4.7. Mẹ mua cho ba chị em hải ly là Jenny, Julie và Ken 15 cái kẹo. Mẹ
sẽ chia số kẹo đó như sau:
ˆ Số kẹo của hải ly Jenny sẽ ít hơn số kẹo của hải ly Julie.

ˆ Hải ly Ken sẽ được chia nhiều kẹo nhất.


58 Bài toán đếm

Hỏi có bao nhiêu cách chia kẹo cho ba chị em hải ly?

(A) 11 (B) 12
(C) 13 (D) 15

Bài tập 4.8. Một bạn hải ly có cách di chuyển kì quặc như sau:

ˆ Bạn ấy sẽ bước đúng 5 bước.

ˆ Mỗi bước, bạn ấy có thể lùi 3 ô hoặc tiến 5 ô.

Ví dụ, ban đầu hải ly đứng ở ô S nếu bạn ấy tiến 2 bước, mỗi bước 5 ô. Và lùi 3
bước, mỗi bước 3 ô thì bạn ấy sẽ dừng lại tại điểm X. Hỏi rằng hải ly có bao nhiêu
cách bước 5 bước sao cho sau cùng, bạn ấy sẽ dừng lại tại ô E?

(A) 10 (B) 11
(C) 13 (D) 16

Bài tập 4.9. Chuột Jerry đang ở ô dưới cùng bên trái. Bạn ấy đang cố gắng ăn
trộm cuộn len - ở trên cùng, bên phải một cách nhanh nhất. Vì vậy tại mỗi bước,
Jerry sẽ chỉ đi lên trên hoặc đi sang phải.

Biết rằng Jerry sẽ không đi đi vào ô có mèo Tom đang ngủ, hỏi bạn ấy có bao nhiêu
cách để đi tới ô chứa cuộn len?

(A) 20 (B) 25
(C) 26 (D) 29

Bài tập 4.10. Bầy hải ly sống ở một dòng sông kì lại. Dòng sông này buổi sáng
sẽ chảy từ trái sang phải, nhưng đến buổi chiều thì lại chảy từ phải sang trái. Trên
Bài toán đếm 59

sông có các đảo nhỏ hình tròn như hình vẽ, bầy hải ly có thể kiếm ăn trên các đảo.
Cứ mỗi sáng, bầy hải ly lại ăn sáng tại đảo S, sau đó bơi xuôi theo dòng sông để
tới một hòn đảo khác cho kịp ăn bữa trưa. Buổi chiều, bầy hải ly lại bơi xuôi theo
dòng tới hòn đảo thứ ba để ăn bữa tối. Ví dụ bầy hải ly có thể bơi như hình bên
trái nhưng không bơi theo hình bên phải.

Hỏi bầy hải ly có bao nhiêu cách di chuyển như vậy trong mỗi ngày?

(A) 20 (B) 16
(C) 19 (D) 18

Bài tập 4.11. Vương quốc hải ly gồm 3 bộ tộc: Trắng (T), Đen (Đ) và Xám (X).
Những hải ly ở bộ tộc Trắng sẽ không bao giờ ngồi cạnh những hải ly ở bộ tộc Đen
và ngược lại những hải ly ở bộ tộc Đen sẽ không đồng ý ngồi cạnh những hải ly ở
bộ tộc Trắng. Trong khi đó những hải ly ở bộ tộc Xám luôn thân thiện, họ có thể
ngồi cạnh bất kể ai và cũng được các hải ly ở những bộ tộc khác chào đón. Ví dụ,
trong hình dưới đây có 2 bạn hải ly đã ngồi vào 2 chiếc ghế.

Như vậy chỉ có 2 cách xếp thêm hải ly vào các ghế như hình sau:

Hỏi có bao nhiêu cách xếp thêm hải ly vào các ghế trong hình sau?

(A) 12 (B) 30
(C) 36 (D) 40
60 Bài toán đếm

4.2 Hướng dẫn giải các bài tập


Bài tập 4.1. Đáp án (D)
Để về nhà một cách nhanh nhất, hải ly phải bơi từ trái qua phải hoặc từ trên xuống
dưới. Trong bản đồ có các điểm giao như hình sau:

Để tính số cách để đi về nhà, ta tính số cách để đi tới mỗi điểm giao một cách lần
lượt như các hình sau:

Vậy có 6 cách khác nhau để hải ly đi về nhà.

Bài tập 4.2. Đáp án (D)


Ứng với mỗi từ "BEBRAS" tạo được là một từ "SARBEB". Như vậy số cách tạo
từ "BEBRAS" đúng bằng số cách tạo từ "SARBEB". Để ý rằng để tạo được từ
"SARBEB", chúng ta phải bắt đầu từ chữ cái S, sau đó lần lượt di chuyển sang
trái hoặc xuống dưới cho tới khi gặp chữ cái B thứ hai. Số cách đi như vậy đúng
bằng số cách xuất phát từ ô chứa chữ cái S tới các ô chứa chữ cái B trong hình sau:
Bài toán đếm 61

Để tính số cách đi như vậy, ta đếm lần lượt số cách tới các ô như sau:

Tổng số cách tạo từ "BEBRAS" là: 1 + 5 + 10 + 10 + 5 + 1 = 32.

Bài tập 4.3. Đáp án (C)


Coi chiếc thang gồm 5 bậc là một cột gồm 5 ô vuông. Để ý rằng mỗi bước hải ly có
thể leo 1 hoặc 2 bậc thang nên tổng số cách đến mỗi bậc đúng bằng tổng số cách
đến hai bậc liền trước. Để tìm số cách khác nhau để leo lên bậc thang trên cùng ta
làm như sau:

Bài tập 4.4. Đáp án (D)


Trong bài toán này, chúng ta coi một bên thang 4 bậc (Bên A) là một cột gồm 4 ô
vuông. Bằng cách tương tự bài trên, ta tính được có 7 cách đi lên bậc trên cùng.

Ứng với mỗi cách đi lên bậc trên cùng, hải ly lại có 7 cách để đi xuống (vì đi lên
cũng giống đi xuống). Do đó có tất cả 7 × 7 = 49 cách leo lên bậc thang bên A và
xuống bậc thang còn lại. Tuy nhiên chú ý rằng thang gồm hai phần A và B, nên
hải ly sẽ có 49 × 2 = 98 cách.
62 Bài toán đếm

Bài tập 4.5. Đáp án (D)


Dưới đây là một cách xỏ dây giầy như hướng dẫn của mẹ hải ly:

Chú ý rằng ở hàng 1 luôn chỉ có đúng một cách xỏ dây đó là: "Xỏ liền hai lỗ liên
tiếp". Đồng thời hàng 4 cũng chỉ có đúng một cách xỏ dây đó là: "Xỏ vào lỗ bên
trái trước". Lại có mỗi hàng ở giữa (hàng 2 và hàng 3) có đúng 3 cách xỏ ở lượt đi
(trước khi xỏ dây lên hàng 1) như sau:

ˆ Xỏ một lỗ.

ˆ Xỏ hai lỗ.

ˆ Không xỏ lỗ nào.

Vì ứng với mỗi cách xỏ dây ở lượt đi, chúng ta chỉ có đúng một cách xỏ dây ở lượt
về. Do đó số cách xỏ dây giầy đúng bằng số cách xỏ dây ở lượt đi. Mà có 2 hàng lỗ
ở giữa, mỗi hàng có đúng 3 cách xỏ nên số cách xỏ dây là: 32 = 9 cách.

Bài tập 4.6. Đáp án (A)


Xét bảng 4 × 6 như hình dưới time.

Trong bảng có hình tròn xám đang ở vị trí (0; 0) biểu diễn cho tỉ số giữa hai đội là
0 − 0. Mỗi khi đội đỏ ghi bàn, hình tròn xám sẽ di chuyển sang phải một ô. Mỗi khi
đội xanh ghi bàn, hình tròn xám sẽ di chuyển lên trên một ô. Bởi vì đội xanh không
bao giờ dẫn trước nhưng cũng không bao giờ bị dẫn quá 2 bàn, do đó có một số tỉ
Bài toán đếm 63

số sẽ không thể xuất hiện. Những tỉ số đó được biểu diễn bởi chữ × trong hình sau.

Vậy số cách để đưa trận đấu về tỉ số 6 − 4 mà đội xanh không bao giờ dẫn trước
nhưng cũng không bị dẫn quá 2 bàn chính là số cách di chuyển hình tròn xám lên
điểm trên cùng bên phải của bảng. Ta làm như sau:

Bài tập 4.7. Đáp án (B)


Chúng ta tìm cách chia kẹo cho ba chị em hải ly như sau:

1 + 2 + 12 =15  

1 + 3 + 11 =1515 



1 + 4 + 10 = 15 5 cách mà Jenny có 1 chiếc kẹo

1 + 5 + 9 =15 




1 + 6 + 8 =15 
64 Bài toán đếm


2 + 3 + 10 =15 


2+4+9 =15 
4 cách mà Jenny có 2 chiếc kẹo
2+5+8 =15 


2+6+7 =15


3 + 4 + 9 =15 
93 + 5 + 8 =15 3 cách mà Jenny có 3 chiếc kẹo

3 + 6 + 7 = 15 

15 Vậy số cách chia kẹo cho ba chị em hải ly là 5 + 4 + 3 = 12 cách.

Bài tập 4.8. Đáp án (A)


Gọi số bước tiến mà hải ly thực hiện là x và số bước lùi mà hải ly thực hiện là y.
Khi đó ta có: (
x+y =5
5x − 3y = 9

Ta giải được x = 3 và y = 2.

Do đó, số cách để hải ly nhảy được là số cách di chuyển của hình tròn xám trong
hình dưới đây từ ô dưới cùng bên trái lên ô trên cùng bên phải, mỗi lần di chuyển
sang phải hoặc lên trên 1 ô.

Số cách di chuyển như vậy được tính như sau:

Vậy có 10 cách để giúp hải ly di chuyển tới ô E.

Bài tập 4.9. Đáp án (C)


Bài toán đếm 65

Chuột sẽ lần lượt di chuyển tới các ô với số cách như hình dưới đây:

Vậy số cách để chuột Jerry ăn trộm được cuộn len mà không đi vào ô có mèo Tom
là 26 cách.

Bài tập 4.10. Đáp án (D)


Số cách hải ly di chuyển đúng bằng số cách vẽ một mũi tên sang phải rồi vẽ một
mũi tên sang trái với hòn đảo đầu tiên là đảo S trong sơ đồ đã cho.
Nếu ăn trưa ở đảo 7 thì hải ly có 6 cách để chọn nơi ăn tối.

Nếu ăn trưa ở đảo 4 thì hải ly có 5 cách để chọn nơi ăn tối.


66 Bài toán đếm

Nếu ăn trưa ở đảo 3 thì hải ly có 4 cách để chọn nơi ăn tối.

Nếu ăn trưa ở đảo 6 thì hải ly có 3 cách để chọn nơi ăn tối.

Vậy tổng số cách để hải ly để hải ly di chuyển trong ngày là: 6 + 5 + 4 + 3 = 18 cách.

Bài tập 4.11. Đáp án (C)


Đánh số các chiếc ghế như hình dưới đây.

Ta nhận thấy rằng có thể xếp một bạn hải ly Xám hoặc một bạn hải ly Trắng ngồi
vào chiếc ghế thứ hai. Đó là: (X) hoặc (T)
Ở hai chiếc ghế thứ 4 và thứ 5, ta có 3 cách để xếp hai bạn hải ly. Đó là: (T, X),
(X, Đ), hoặc (X, X).
Ở hai chiếc ghế thứ 7 và thứ 8, ta có 3 cách để xếp hai bạn hải ly. Đó là: (Đ, X),
(X, T), hoặc (X, X).
T Ở chiếc ghế thứ 10, ta có hai cách để xếp hải ly. Đó là: (X) hoặc (T).

Vậy số cách xếp các bạn hải ly vào hàng ghế sao cho những hải ly ở bộ tộc Trắng
và bộ tộc Đen không ngồi cạnh nhau là: 2 × 3 × 3 × 2 = 36 cách.
Chương 5

Bài toán lần ngược từ cuối

5.1 Bài tập


Bài tập 5.1. Một cỗ máy thời gian có hai nút điều khiển:
ˆ Nút A: Đi ngược về 1 năm.

ˆ Nút B: Đi ngược về gấp đôi số năm đã đi.


Ví dụ, nếu bạn muốn về quá khứ 6 năm trước, bạn có thể bấm như sau: AAAB.
Hỏi dãy nút nào dưới đây giúp chúng ta trở về quá khứ cách đây 22 năm?

(A) AABBBAA (B) AABABAB


(C) AAABAAA (D) BBAABBA

Bài tập 5.2. Beaver có một chiếc máy tính đặc biệt. Chiếc máy tính đó chỉ có đúng
hai nút:
ˆ Nút ” + 2”. Mỗi khi ấn vào nút này, số trên màn hình sẽ thay bằng số hơn 2
đơn bị.
ˆ Nút ””. Mỗi khi ấn vào nút này, số trên màn hình sẽ thay bằng số gấp hai lần
số cũ.
Ban đầu, trên màn hình hiện số 2. Hỏi bạn ấy cần bấm ít nhất bao nhiêu nút để
màn hình hiện số 100?

(A) 7 (B) 8
(C) 9 (D) 10

Bài tập 5.3. Có hai con vi khuẩn đang ở trong phòng thí nghiệm.
ˆ Nếu điều kiện thuận lợi, số vi khuẩn trong phòng sẽ gấp đôi số vi khuẩn của
ngày hôm trước.
ˆ Nếu điều kiên không thuận lợi, số vi khuẩn chỉ tăng lên đúng 2 con vi khuẩn
mỗi ngày.

67
68 Bài toán lần ngược từ cuối

Hỏi sau 5 ngày, số vi khuẩn trong phòng có thể là bao nhiêu con?

(A) 19 (B) 70
(C) 31 (D) 18

Bài tập 5.4. Daniel có rất nhiều vật nuôi. Bạn ấy có số cá vàng nhiều hơn số rùa
đúng 4 con. Số vẹt xanh ít hơn số cá vàng là 1 con. Daniel nuôi đúng 6 con chim
(bao gồm cả vẹt). Hỏi Daniel có bao nhiêu vật nuôi? Biết rằng bạn ấy nuôi 5 con
vẹt xanh.

(A) 12 (B) 13
(C) 14 (D) 15

Bài tập 5.5. Hai bạn nhỏ chơi trò chơi bốc diêm như sau. Đống diêm có 20 que
diêm, bạn đầu tiên bốc một que. Sau đó hai bạn lần lượt bốc số diêm sao cho:

ˆ Hoặc bốc thêm 1 que.

ˆ Hoặc là bốc đúng bằng tổng số que diêm hai bạn đã bốc.

Ai là người bốc được que diêm cuối cùng là người chiến thắng. Hỏi ai là người có
chiến thuật chiến thắng?

(A) Người thứ nhất (B) Người thứ hai


(C) Không chắc chắn ai sẽ chiến thắng (D) Trò chơi không thể kết thúc

Bài tập 5.6. Trên bàn cờ có đặt một quân xe ở ô dưới cùng bên trái. Hai người
Bài toán lần ngược từ cuối 69

chơi lần lượt di chuyển quân xe lên trên hoặc sang phải.

Ai là người đưa được quân xe tới ô trên cùng bên phải sẽ là người thắng cuộc. Hỏi
ai là người có chiến thuật chiến thắng?

(A) Người chơi đầu tiên (B) Người chơi thứ hai
(C) Không chắc chắn ai sẽ chiến thắng (D) Trò chơi không thể kết thúc

Bài tập 5.7. Trên bảng có chứa các ô với những mũi tên chỉ dẫn. Bạn phải di
chuyển theo hướng mũi tên với số ô tương ứng với số mũi tên trong ô đó.

Để đi tới thăm bạn hải ly, chúng ta phải xuất phát tại vị trí nào?

(A) Vị trí A (B) Vị trí B


(C) Vị trí C (D) Vị trí D

Bài tập 5.8. Có 9 quả bóng di chuyển từ trái qua phải. Khi gặp các hố sâu, một
số quả bóng bị mắc lại. Cho tới khi đi tới bên phải, chỉ còn đúng 3 quả bóng như
70 Bài toán lần ngược từ cuối

hình vẽ.

Hỏi thứ tự của 9 quả bóng lúc ban đầu như thế nào?

(A) (B)

(C) (D)

Bài tập 5.9. Thiết bị Trigate là một cổng cho phép những quả bóng đi qua nhưng
thay đổi hướng như hình dưới đây.

Hãy tìm thứ tự của 4 quả bóng ban đầu để được hình như dưới đây.
Bài toán lần ngược từ cuối 71

(A) (B) (C) (D)

Bài tập 5.10. Các bạn hải ly, thỏ rừng, lợn xám và ếch xanh đang ở trong mê cung
như hình dưới đây. Để thoát khỏi mê cung đó, các bạn phải đi được tới cây thông
kì diệu.

Hỏi bạn nào có thể thoát được khỏi mê cung?

(A) Hải ly (B) Thỏ rừng


(C) Lợn xám (D) Ếch xanh

Bài tập 5.11. Đàn hải ly đang đi di cư. Trên đường đi nếu gặp phải các hố sâu,
những bạn đi trước sẽ chui xuống làm đường cho các bạn phía sau đi trước. Sau đó
các bạn ấy lại lần lượt leo lên đi cùng đàn như hình vẽ dưới đây.

Số hải ly leo xuống hố sâu tương ứng với độ sâu của mỗi hố. Hỏi thứ tự tại điểm
xuất phát của đàn hải ly như thế nào? Biết khi tới đích các bạn ở thứ tự như hình
72 Bài toán lần ngược từ cuối

sau.

(A) (B)

(C) (D)
Bài toán lần ngược từ cuối 73

5.2 Hướng dẫn giải các bài tập


Bài tập 5.1. Đáp án (B)
Ở bài toán này, cách tiếp cận phổ biến của đa số học sinh đó là phương pháp thử
sai.

Ví dụ ở phương án (A), ứng với cách bấm AABBBA ta sẽ tính được số năm ngược
về quá khứ là: (((1 + 1) × 2) × 2) × 2 + 1 + 1 = 18 năm.

Phương án (B), ứng với cách bấm AABABAB ta sẽ tính được số năm ngược về
quá khứ là: (((((1 + 1) × 2) + 1) × 2) + 1) × 2 = 22 năm.

Phương án (C), ứng với cách bấm AAABAAA ta sẽ tính được số năm ngược về
quá khứ là: (1 + 1 + 1) × 2 + 1 + 1 + 1 = 9 năm.

Phương án (D), ứng với cách bấm BBAABBA ta sẽ tính được số năm ngược về
quá khứ là: (0 × 2 × 2 + 1 + 1) × 2 × 2 + 1 = 9 năm.

Vậy cách bấm (B) sẽ giúp ta về quá khứ 22 năm.

Tuy nhiên bài toán có thể tiếp cận bằng phương pháp lần ngược từ cuối. Bằng
phương pháp này, chúng ta có thể tìm được số lần bấm nút ít nhất để đi về quá
khứ 22 năm (Đây cũng chính là câu hỏi của bài 1.2). Đầu tiên để quay về 22 năm,
chúng ta nên quay về 11 năm trước. Vì 11 là số lẻ nên bắt buộc chúng ta phải quay
về 10 năm trước và ấn nút A. Để quay về 10 năm trước, chúng ta nên quay về 5
năm trước... Cứ như vậy, mỗi khi số năm chia hết được cho 2 thì chúng ta nên giả
định rằng sẽ bấm nút B. Mỗi khi số năm không chia hết cho 2 thì chúng ta sẽ phải
bấm nút A. Lần lượt ta có số năm là: 22 − 11 − 10 − 5 − 4 − 2 − 1 − 1 tương ứng
với nút bấm BABABAA. Viết ngược lại ta được AABABAB - Đáp án (B).

Bài tập 5.2. Đáp án (A)


Dễ thấy phép nhân 2 sẽ làm số tăng nhanh hơn phép cộng 1. Do vậy thông thường
chúng ta thường ưu tiên sử dụng phép nhân cho tới khi không thể thực hiện được
tiếp như hình dưới đây.

Khi ấy cần "ít nhất": 5 + (100 − 64) ÷ 2 = 23 lần bấm. Tuy nhiêm cách lập luận
này không tối ưu tại các lượt bấm cuối dẫn tới số lần bấm không phải là nhỏ nhất.

Để khắc phục sự không tối ưu tại những bước cuối, chúng ta có thể sử dụng phương
74 Bài toán lần ngược từ cuối

pháp lần ngược từ cuối như sau: Lần ngược từ số 100; chúng ta sẽ cố gắng sử dụng
phép nhân 2 bất kể khi nào có thể, đồng thời kết quả thu được không được là số lẻ.

Tương ứng với thứ tự bấm như sau:

Như vậy cần ít nhất 7 lần bấm để từ số 2, ta được số 100.


Bài tập 5.3. Đáp án (D)
Bài toán này là dạng bài toán ngược với bài toán 1.2, thay vì hỏi số lần bấm nút
(số ngày) ít nhất để thu được một số cho trước (số vi khuẩn) thì bài toán này hỏi
số (số vi khuẩn) có thể thu được là bao nhiêu. Để trả lời được câu hỏi này, thông
thường chúng ta phải tìm được số nhỏ nhất và số lớn nhất. Khi đó các số có thể thu
được sẽ nằm giữa hai số đó. Tuy nhiên ở những trường hợp đặc biệt như bài toán
này, chúng ta phải xác định thêm điểm đặc biệt của các số có thể thu được, cụ thể
là chỉ thu được các số chẵn trong bài toán này.

Thật vậy, số vi khuẩn bắt đầu là 2 con. Sau mỗi ngày số vi khuẩn có thể tăng thêm
2 con hoặc tăng gấp đôi nên sau mỗi ngày số vi khuẩn phải luôn là số chẵn. Chúng
ta loại phương án (A) và (C).

Số vi khuẩn sau 5 ngày ít nhất khi và chỉ khi điều kiện mỗi ngày đều là không thuận
lợi. Dẫn tới số vi khuẩn sau 5 ngày là: 2 + 5 × 2 = 12 con.

Số vi khuẩn sau 5 này nhiều nhất khi và chỉ khi điều kiện mỗi ngày đều là thuận
lợi. Dẫn tới số vi khuẩn sau 5 ngày là: 2 × 2 × 2 × 2 × 2 × 2 = 64 con.

Vậy chỉ có đáp án (D) thỏa mãn. Trong 5 ngày, vi khuẩn có thể sinh sôi như sau:
(2 + 2 + 2 + 2) × 2 + 2 = 18.
Bài tập 5.4. Đáp án (C)
Số cá vàng mà Daniel nuôi là: 5 + 1 = 6 con.

Số rùa mà Daniel nuôi là: 6 − 4 = 2 con.


Bài toán lần ngược từ cuối 75

Vậy số vật nuôi mà Daniel có là: 6 + 2 + 6 = 14 con.

Đây là một câu hỏi đơn giản cới các phép toán đơn thuần là phép cộng và phép trừ.
Tuy nhiên tác giả muốn học sinh hiểu rằng phương pháp lần ngược từ cuối thực sự
rất quen thuộc và được chính học sinh sử dụng thường ngày rất nhiều. Có thể hiểu
rằng phương pháp lần ngược từ cuối giống như chúng ta đi lại những bước chân dẫn
dắt của đề bài.

Bài tập 5.5. Đáp án (A)


Bài toán này có cấu trúc giống như 3 bài toán đầu nhưng được phát biểu dưới dạng
trò chơi giữa hai người chơi. Để giải được bài toán này, chúng ta có thể sử dụng một
thuật ngữ "Vị trí chiến thắng - vị trí thua cuộc". Vị trí thua cuộc là vị trí mà tại
đó, người chơi sẽ bị thua hoặc làm đối phương đi vào vị trí chiến thắng. Ví dụ như
người chơi chọn số 10 hoặc số 19 thì chắc chắn sẽ bị thua. Trong khi đó vị trí chiến
thắng là vị trí mà người chơi sẽ ép được đối phương đi vào vị trí thua cuộc. Ví dụ
vị trí 18, vì đối phương chỉ có thể chọn số 19 - là một số ở vị trí thua cuộc.

Với lập luận như vậy dễ thấy rằng các số 12, 14, 16, 18 là các số ở vị trí chiến thắng.
Trong khi đó các số 10, 11, 13, 15, 17, 19 là các số ở vị trí thua cuộc.

Lại thấy rằng, nếu đối phương chọn ra bất kì số nào như 6, 7, 8, hoặc 9 thì chúng ta
có thể gấp đôi số đó lên để chọn được số ở vị trí chiến thắng. Nói cách khác, các số
6, 7, 8 và 9 là các số ở vị trí thua cuộc. Dẫn tới số 5 là số ở vị trí chiến thắng. Thật
vậy khi ta chọn số 5 thì đối phương chọn số 6 thì ta chọn số 12. Nếu đối phương
chọn số 10 thì ta chọn số 20.

Tương tự ta thấy được số 4 là số ở vị trí thua cuộc. Vì nếu ta chọn số 4, đối phương
chọn số 5 thì sẽ chiến thắng.

Vậy số 3 là số chiến thắng. Vì nếu ta chọn số 3, đối phương chọn 4 hoặc 6 cũng sẽ
đều vào vị trí thua cuộc.

Vì số 3 là số chiến thắng nên số 2 là số thua cuộc. Vì nếu đói phương chọn số 2, ta


76 Bài toán lần ngược từ cuối

có thể chọn số 3 ở vị trí chiến thắng. Lại để ý rằng sau khi người đầu tiên chọn số
1 thì người thứ hai chỉ có thể chọn số 2. Do đó người chơi ở vị trí đầu tiên là người
có chiến thuật chiến thắng.

Bài tập 5.6. Đáp án (B)


Tương tự bài toán trên, đây cũng là một bài toán thuộc dạng trò trơi hai người
chơi. Cách tìm ra chiến thuật chiến thắng dựa vào phương pháp lần ngược từ cuối
kết hợp "Vị trí chiến thắng - vị trí thua cuộc". Dễ thấy rằng vị trí ô trên cùng bên
phải là vị trí chiến thắng (ta kí hiệu là W ). Lại thấy rằng tất cả các ô còn lại ở hàng
trên cùng và cột ngoài cùng bên phải đều là vị trí thua cuộc (ta kí hiệu là L). Bởi
vì nếu chúng ta đi quân xe vào những ô đó, đối phương có thể đưa quân xe vào ô
trên cùng bên phải (W ).

Lại để ý rằng khi ta đưa quân xe vào vị trí ô xám liền kề ô W của hình trên, đối
phương chỉ có thể đưa quân xe vào hai ô L. Do đó ô xám này là một ô ở vị trí chiến
thắng. Điều này cũng dẫn tới tất cả các ô còn lại trong hàng, trong cột chứa ô đó
phải là những ô ở vị trí thua cuộc L. Bằng cách lập luận tương tự, ta suy ra được
Bài toán lần ngược từ cuối 77

vị trí của mỗi ô trong bảng như sau:

Khi đó trong lượt đi của mình, người thứ nhất không thể đưa quân xe vào ô ở vị trí
chiến thắng. Nên người có chiến thuật chiến thắng là người chơi thứ hai.
Bài tập 5.7. Đáp án (B)
Trong bài toán này, chúng ta có thể đi xuôi bằng cách thử tại từng vị trí A, B, C và
D. Tuy nhiên do đã biết được đích đến là bạn hải ly, bằng cách đi ngược lại chúng
ta sẽ tìm được vị trí xuất phát như sau:

Bài tập 5.8. Đáp án (D)


Chúng ta lần ngược bài toán qua từng hố sâu như sau:

Trước khi qua hố thứ ba:


78 Bài toán lần ngược từ cuối

Trước khi qua hố thứ hai:

Trước khi qua hố thứ nhất:

Vậy thứ tự của 9 quả bóng lúc ban đầu sẽ là:

Bài tập 5.9. Đáp án (A)


Ở bài toán này, chúng ta có thể áp dụng phương pháp lật ngược từ cuối để suy ra
thứ tự của 4 quả bóng như sau:

ˆ Đầu tiên, để ý cổng Trigate bên trên đang hướng sang bên trái (cho quả bóng
đi sang trái). Tức là trước đó phải có quả bóng đi sang phải. Vậy đó phải là
quả bóng số 3 - là quả bóng nằm trên cùng. Vậy chúng ta có thể loại bỏ được
2 đáp án C và D.

ˆ Lúc này Trigate bên trên đang hướng sang phải, tức là trước đó phải có quả
bóng đi sang trái. Ta xét thiết bị Trigate thứ hai đang hướng sang phải. Dẫn
Bài toán lần ngược từ cuối 79

tới quả bóng tiếp vừa đi qua Trigate này phải là quả bóng số 4.

ˆ Tiếp tục lập luận như vậy ta có thể suy ra thứ tự các quả bóng tại thời điểm
ban đầu.

Vậy thứ tự ban đầu của các quả bóng là: 3 − 4 − 1 − 2.

Bài tập 5.10. Đáp án (A)


Bài toán này cũng giống như bài toán 1.4, là một bài toán đơn giản đối với các
bạn học sinh.Thay vì thử tìm đường đi với từng bạn trong hình, chúng ta sử dụng
phương pháp lần ngược từ cây thông kì diệu. Ta gặp được bạn nào trên đường đi
thì chắc chắn bạn ấy sẽ tìm được đường tới cây thông và thoát ra khỏi mê cung.

Bằng tư duy đó, chúng ta sử dụng thuật toán vết dầu loang tại vị trí cây thông như
hình dưới đây.
80 Bài toán lần ngược từ cuối

Vậy hải ly sẽ là bạn thoát được khỏi mê cung.

Bài tập 5.11. Đáp án (C)


Đây là dạng biến thể của bài 8. Vẫn bằng phương pháp lần ngược từ cuối ta giải
quyết bài toán này như sau:

Trước khi qua hố thứ tư:

Trước khi qua hố thứ ba:


Bài toán lần ngược từ cuối 81

Trước khi qua hố thứ hai:

Trước khi qua hố thứ nhất:

Vậy thứ tự của bốn bạn hải ly tại điểm xuất phát là:
82 Bài toán lần ngược từ cuối
Chương 6

Các bài toán về trò chơi

6.1 Bài tập


Bài tập 6.1. Alice và Bob đang chơi trò chơi với 20 cái kẹo. Hai bạn đặt số kẹo
đó lên trên bàn và lần lượt lấy những chiếc kẹo cho đến khi không còn lại cái nào
nữa. Mỗi lượt, người chơi được lấy 1 hoặc 2 hoặc 3 cái kẹo trong số những cái kẹo
có trên bàn và người lấy được cái kẹo cuối cùng sẽ là người chiến thắng. Biết rằng
Alice là người được ưu tiên bắt đầu lấy kẹo lượt đầu tiên và cả hai bạn đều chơi rất
giỏi. Hỏi Alice nên lấy bao nhiêu cái kẹo ở lượt đầu tiên để có thể chắc chắn giành
được chiến thắng?

(A) 1 cái (B) 2 cái


(C) 3 cái (D) Alice không thể chiến thắng

Bài tập 6.2. Jenny và Sam đang cùng chơi một trò chơi. Hai bạn lần lượt lấy ra
những quả bóng từ trong một cái hộp gồm 7 bóng đen và 12 bóng trắng. Mỗi lượt,
người chơi được lấy bóng theo một trong hai cách:

ˆ Cách 1: Lấy 1, 2 hoặc 3 bóng trắng.

ˆ Cách 2: Lấy 1 hoặc 2 bóng đen.

Trong trò chơi này, người lấy được quả bóng cuối cùng từ trong hộp được xem là
người chiến thắng. Biết rằng Jenny là người được ưu tiên bắt đầu lấy bóng đầu tiên
và cả hai bạn đều chơi rất giỏi. Hỏi Jenny nên lựa chọn cách lấy bóng nào dưới đây
ở lượt đầu tiên để chắc chắn giành được chiến thắng?

(A) Lấy 1 bóng đen (B) Lấy 1 bóng trắng


(C) Lấy 2 bóng trắng (D) Jenny không thể chiến thắng

Bài tập 6.3. Hai bạn Bin và Ben đang chơi trò chơi với máy tính cộng dồn. Đầu
tiên, máy tính sẽ chọn ra một số tự nhiên trong khoảng từ 1 đến 10. Sau đó, hai
bạn lần lượt lựa chọn cộng thêm vào số đang có 1 hoặc 2 hoặc 3 ... hoặc 10 đơn vị.
Mục tiêu của trò chơi này là giúp máy cộng dồn nhận được kết quả bằng 200, người

83
84 Các bài toán về trò chơi

chơi thực hiện được điều đó sẽ là người chiến thắng. Biết rằng máy tính đã chọn ra
được số 6, Bin là người bắt đầu trước và cả hai bạn đều chơi rất giỏi. Hỏi Bin nên
lựa chọn cộng thêm vào bao nhiêu đơn vị ở lượt đầu tiên để có thể chắc chắn giành
được chiến thắng?

(A) 6 (B) 7
(C) 8 (D) Bin không thể chiến thắng

Bài tập 6.4. Tom và Moon thường chơi trò chơi bốc sỏi. Bạn đầu, hai bạn chuẩn
bị hai đống sỏi, mỗi đống có 20 viên. Mỗi lượt, người chơi được bốc một số sỏi tùy
ý (lớn hơn 0) nhưng chỉ được chọn bốc ở một trong hai đống sỏi. Nếu Tom là người
được ưu tiên bắt đầu trước, bạn ấy nên chọn bốc bao nhiêu viên sỏi ở lượt đầu tiên
để có thể chắc chắn giành được chiến thắng?

(A) 15 viên (B) 12 viên


(C) 20 viên (D) Tom không thể chiến thắng

Bài tập 6.5. Hai người chơi một trò chơi đơn giản trên một hàng gồm các số 1 và
2. Người chơi thay phiên nhau di chuyển quân cờ theo hàng. Nếu quân cờ đang ở vị
trí trên số 1, người chơi phải dịch chuyển nó sang trái 1 vị trí, còn nếu đang ở vị trí
trên số 2, người chơi được phép lựa chọn dịch chuyển quân cờ sang trái 1 hoặc 2 vị
trí. Đến cuối cùng, người chơi có thể di chuyển quân cờ vào ô đầu cùng bên trái sẽ
là người chiến thắng.

Giả sử cả hai người chơi đều luôn biết cách chọn các nước đi tốt nhất cho mình. Hỏi
trong 4 vị trí P, Q, R, S như sơ đồ trên, có bao nhiêu vị trí mà người chơi đầu tiên
có chiến thuật để chắc chắn giành được chiến thắng?

(A) 1 (B) 2
(C) 3 (D) 4

Bài tập 6.6. Trên bàn có 300 que diêm. Hai bạn John và David lần lượt lấy một
số que diêm ở trên bàn với số lượng tùy ý nhưng phải lớn hơn 0 và không nhiều hơn
một nửa số que diêm đang có trên bàn. Người chơi nào khi đến lượt mình mà không
chọn được các que diêm là người thua cuộc.
Các bài toán về trò chơi 85

Biết rằng John là người được ưu tiên bắt đầu trước. Hỏi cậu ấy nên lấy bao nhiêu
que diêm ở lượt đầu tiên để chắc chắn dành được chiến thắng?

(A) 10 que (B) 45 que


(C) 120 que (D) John không thể chiến thắng

Bài tập 6.7. Kenny và Henry có một chiếc đồng hồ hỏng, chỉ có một kim. Hai bạn
đã nghĩ ra một trò chơi thú vị với chiếc đồng hồ đó: ban đầu, đặt kim chỉ thẳng vào
số 12. Sau đó, hai người lần lượt thực hiện các lượt chơi dịch chuyển kim đồng hồ
(theo cùng chiều quay thông thường) 1 hoặc 2 vị trí. Người chơi nào đưa được kim
đồng hồ về lại vị trí số 12 sẽ là người chiến thắng.

Biết rằng Kenny là người được ưu tiên bắt đầu trước. Hỏi cậu ấy nên quay kim đồng
hồ như thế nào ở lượt đầu tiên để có thể giành được chiến thắng?

(A) Quay kim về số 1 (B) Quay kim về số 2


(C) Cả hai cách trên đều được (D) Kenny không thể chiến thắng

Bài tập 6.8. Ben và Bon có 3 túi kẹo, với số lượng lần lượt là 12 cái, 15 cái và 12
cái. Hai bạn đã nghĩ ra một trò chơi: hai người lần lượt lựa chọn lấy ra một số kẹo
tùy ý (lớn hơn 0) từ trong một túi nào đó. Người chơi lấy được cái kẹo cuối cùng
sẽ là người giành được chiến thắng. Biết rằng Ben được ưu tiên bắt đầu chơi trước.
86 Các bài toán về trò chơi

Hỏi cậu ấy nên lấy bao nhiêu cái kẹo ở lượt đầu tiên để có thể chắc chắn giành được
chiến thắng?

(A) 10 cái (B) 15 cái


(C) 3 cái (D) Ben không thể chiến thắng

Bài tập 6.9. Anna và Brett đang cùng chơi trò chơi với bảng gồm các số trong
những hình lục giác. Hai người chơi thay phiên nhau di chuyển quân cờ chung lên
trên, xuống dưới, hoặc đi sang phía bên phải một ô. Tuy nhiên quân cờ không được
đi vào những ô nó đã đến trước đó. Trò chơi kết thúc khi quân cờ đi đến ô cuối cùng
phía bên phải. Kết quả của trò chơi này được gán tương ứng với một điểm số chung
có giá trị ban đầu là 0. Khi Anna đặt quân cờ vào một ô, điểm số chung sẽ tăng
thêm đúng bằng số ghi trong ô đó còn Brett thì ngược lại: khi bạn ấy đặt quân cờ
vào một ô, điểm chung sẽ giảm một lượng đúng bằng số trong ô đó. Mục tiêu của
Anna là làm cho điểm số chung lớn nhất có thể còn Brett thì muốn làm cho nó càng
nhỏ càng tốt.

Anna đã bắt đầu lượt chơi đầu tiên, đặt quân cờ vào ô ngoài cùng bên trái của bảng
số trên. Nếu cả Anna và Brett đều chơi rất giỏi thì điểm số chung cuối cùng của hai
bạn là bao nhiêu?

(A) 1 (B) 2
(C) 5 (D) 4

Bài tập 6.10. Will và James đang cùng chơi trò chơi với bảng ô vuông có các số
ghi trong mỗi ô như hình minh họa bên dưới. Hai người chơi thay phiên nhau di
chuyển quân cờ chung sang phải hoặc xuống dưới một ô. Trò chơi kết thúc khi quân
cờ đi đến ô dưới cùng phía bên phải. Kết quả của trò chơi này được gán tương ứng
với một điểm số chung có giá trị ban đầu là 0. Khi Will đặt quân cờ vào một ô,
điểm số chung sẽ tăng thêm đúng bằng số ghi trong ô đó còn James thì ngược lại:
khi bạn ấy đặt quân cờ vào một ô, điểm chung sẽ giảm một lượng đúng bằng số
trong ô đó. Mục tiêu của Will là làm cho điểm số chung lớn nhất có thể còn James
thì muốn làm cho nó càng nhỏ càng tốt.
Các bài toán về trò chơi 87

Will đã bắt đầu lượt chơi đầu tiên, đặt quân cờ vào ô trên cùng bên trái của bảng
số trên. Nếu cả Will và James đều chơi rất giỏi thì điểm số chung cuối cùng của hai
bạn là bao nhiêu?

(A) 9 (B) 12
(C) 6 (D) 5

Bài tập 6.11. Trong trò chơi bẻ socola, Alice và Bob sẽ lần lượt bẻ các phần từ
miếng một miếng socola có hình chữ nhật. Miếng socola được chia thành dạng bảng
ô vuông. Mỗi lượt, mỗi bạn sẽ chọn một ô vuông rồi bẻ phần socola bao gồm tất
cả các ô ở phía trên và tất cả các ô ở bên phải của ô được chọn. Người chiến thắng
người có thể bẻ socola và để lại phần gồm một ô duy nhất, khiến cho người còn
lại không tiếp tục bẻ được nữa. Hình dưới đây minh họa một trò chơi như thế. Hai
người chơi lần lượt chọn bẻ từ các ô 15, 8, 10, 2, 5 và người chơi đầu tiên đã giành
được chiến thắng.

Biết rằng miếng socola của hai bạn Alice và Bob có dạng bảng ô vuông kích thước
3 × 2 như minh họa dưới đây.

Nếu Alice là người bắt đầu chơi trước, bạn ấy nên lựa chọn bẻ từ ô nào để có thể
chắc chắn dành được chiến thắng?

(A) ô 1 (B) ô 3
(C) ô 4 (D) ô 6
88 Các bài toán về trò chơi

Bài tập 6.12. Tim và Dan rất thích trò chơi điều khiển xe trên máy tính. Hai bạn
sẽ lần lượt lựa chọn cho chiếc xe di chuyển qua các con đường một chiều như minh
họa dưới đây.

Biết rằng Tim là người được chọn đầu tiên và mục tiêu của bạn ấy là khiến cho Dan
phải điều khiển xe vào Gara. Tim nên lựa chọn điều khiển xe đến vị trí nào ở lượt
đầu tiên để có thể chắc chắn làm được điều đó?

(A) vị trí X (B) cả X và Y đều được


(C) cả Y và Z đều được (D) Tim không thể chiến thắng

Bài tập 6.13. Julie và Hego đang chơi trò chơi với một hàng các ô có chứa những
đồng xu như hình minh họa bên dưới (số được ghi trong mỗi ô tương ứng với số
lượng đồng xu mà nó chứa). Julie sẽ được lấy toàn bộ các đồng xu ở 1 trong 2 ô đầu
tiên bên trái. Sau đó, mỗi lượt, người chơi được lấy toàn bộ số đồng xu ở ô cách vị
trí mà người còn lại vừa chọn ở lượt trước 1 hoặc 2 ô về phía bên phải.

Biết rằng cả hai bạn đều chơi rất giỏi và Julie muốn phần đồng xu mình có nhiều
hơn Hego là lớn nhất có thể được. Hỏi Julie có thể có nhiều hơn Hego nhiều nhất
bao nhiêu đồng xu?

(A) 2 (B) 3
(C) 4 (D) 5

Bài tập 6.14. Nana và Simi đang chơi trò chơi trên bàn cờ vua. Ban đầu có một
quân xe được đặt tại ô A8 như trong hình minh họa. Hai người lần lượt di chuyển
quân xe đi qua phải hoặc xuống dưới một hay nhiều ô. Người chơi nào đưa được
quân xe vào ô H1 sẽ là người chiến thắng.
Các bài toán về trò chơi 89

Biết rằng cả hai bạn đều chơi rất giỏi và Nana là người được ưu tiên bắt đầu chơi
trước. Hỏi bạn ấy nên di chuyển quân xe đến vị trí nào ở lượt đầu tiên để có thể
chắc chắn dành được chiến thắng?

(A) ô A6 (B) ô D8
(C) ô B7 (D) Nana không thể chiến thắng

Bài tập 6.15. Một phiên bản khác của trò chơi trong ví dụ trước là di chuyển quân
vua. Ban đầu, một quân vua được đặt tại ô A8. Mỗi lượt, người chơi được di chuyển
quân vua đến ô có chung cạnh hoặc chung đỉnh với ô hiện tại theo hướng bên phải,
phía dưới hoặc theo hướng chéo phía dưới bên phải. Người chơi di chuyển được quân
vua đến ô H1 sẽ là người chiến thắng.

Biết rằng cả hai người chơi đều luôn biết cách chọn những cách di chuyển tốt nhất.
Hỏi người chơi đầu tiên nên di chuyển quân vua đến ô nào trong lượt đầu tiên để
90 Các bài toán về trò chơi

có thể chắc chắn giành được chiến thắng?

(A) ô A7 (B) ô B8
(C) ô B7 (D) Không thể giành chiến thắng

Bài tập 6.16. Trong trò chơi “Chạy đi, chờ chi?”, người chơi sẽ thực hiện các thao
tác di chuyển quân cờ trên một bảng ô vuông cho trước. Đầu tiên, một quân cờ
được đặt ở vị trí nào đó trên bảng. Hai người chơi lần lượt di chuyển quân cờ xuống
dưới hoặc sang trái một hay nhiều ô. Tuy nhiên, các quân cờ không được đặt vào
hoặc đi xuyên qua các ô chắn có tô màu xám. Trong trò chơi này, người chơi nào
đưa được quân cờ vào ô ở góc dưới cùng bên trái sẽ là người chiến thắng.

Trong các vị trí được đánh dấu bởi hình ngôi sao trong bảng ô vuông trên, có bao
nhiêu vị trí mà nếu trò chơi bắt đầu ở đó thì người chơi đầu tiên có thể chắc chắn
giành được chiến thắng?

(A) 1 (B) 2
(C) 3 (D) 4
Các bài toán về trò chơi 91

6.2 Hướng dẫn giải các bài tập


Bài tập 6.1. Chọn đáp án (D).
Trong những bài tập như thế này, chúng ta nên bắt đầu xem xét những trường hợp
nhỏ để đưa ra các nhận xét về trạng thái và chiến thuật. Trước hết, có thể thấy
rằng người nào khi đến lượt mà trên bàn có 1 hoặc 2 hoặc 3 cái kẹo thì người đó sẽ
giành được chiến thắng; còn nếu trên bàn có 4 cái kẹo thì người đó chắc chắn thua.
Ta gọi 1, 2, 3 và các số tương tự (số kẹo bắt đầu mà người chơi có thể thắng) là
những số may mắn; còn 4 và các số bắt đầu mà người chơi chắc chắn thua là những
số xui xẻo. Rõ ràng, chiến thuật tốt nhất của mỗi người là “ép” đối thủ rơi vào trạng
thái bắt đầu với những số xui xẻo để có thể giành được chiến thắng. Cụ thể hơn, ta
có các nhận xét để chỉ ra tính may mắn của mỗi số như sau:

ˆ 1, 2 và 3 là các số may mắn.

ˆ Một số là số xui xẻo nếu cả 3 số liền trước nó đều là các số may mắn.

ˆ Một số là số may mắn nếu có ít nhất 1 trong 3 số liền trước nó là số xui xẻo.

Ta chỉ ra được dãy các số may mắn là 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10, 11, . . . và dãy các số xui
xẻo là 4, 8, 12, 16, 20, . . . . Hình bên dưới minh họa các trạng thái có thể chắc chắn
thắng hoặc chắc chắn thua tương ứng với các số may mắn và các số xui xẻo. Các vị
trí chắc chắn thắng được kí hiệu bởi chữ cái W (win) và ngược lại là L (lose).

Vậy nếu cả hai bạn đều chơi rất giỏi thì Alice không thể giành được chiến thắng.

Bài tập 6.2. Chọn đáp án (A).


Tương tự ví dụ trước, ta xem xét các trường hợp nhỏ và sử dụng các đánh giá để
lập bảng phân tích chiến thuật thắng/thua như minh họa dưới đây. Các ô W tương
ứng với các trạng thái mà người đến lượt chơi chắc chắn dành được chiến thắng,
còn L là trường hợp ngược lại.
92 Các bài toán về trò chơi

Với chiến thuật “ép” đối thủ vào trạng thái thua, ta mở rộng bảng đánh giá trạng
thái và được kết quả như bảng bên dưới.

Vậy Jenny nên lấy 1 quả bóng đen ở lượt đầu tiên để có thể chắc chắn giành được
chiến thắng.

Bài tập 6.3. Chọn đáp án (B).


Tương tự các bài tập trước, ta cần phân tích để chỉ ra các trạng thái mà người chơi
có thể chắc chắn dành chiến thắng hoặc chắc chắn thua. Có thể nhận thấy các số
may mắn là 199, 198, . . . , 190, 188, 187, . . . , 179, . . . và các số xui xẻo là các số 189,
178, 167, . . . (các số chia 11 dư 2). Từ đây ta thấy rằng Alice cần chọn cộng thêm
vào máy 7 đơn vị ở lượt đầu tiên để có thể chắc chắn giành được chiến thắng.

Bài tập 6.4. Chọn đáp án (D).


Ta có thể lập bảng phân tích các trạng thái như trong các ví dụ trước để thấy rằng
Tom chắc chắn thua. Một cách khác, ta có thể chỉ ra chiến thuật để Moon chắc chắn
Các bài toán về trò chơi 93

dành được chiến thắng: Mỗi khi đến lượt của mình, Moon sẽ chọn bốc số sỏi bằng
với số sỏi mà Tom vừa bốc nhưng ở đống ngược lại. Với cách làm này, ta nhận thấy
số sỏi ở hai đống luôn bằng nhau sau mỗi lượt chơi của Moon và cuối cùng bạn ấy
chắc chắn giành được chiến thắng.

Bài tập 6.5. Chọn đáp án (B).


Chúng ta sẽ lần lượt xét các trường hợp vị trí bắt đầu theo thứ tự từ trái sang phải
trên hàng số và đánh dấu “W” tại các vị trí mà người đi đầu chắc chắn có cách để
dành phần thắng, đánh dấu “L” tại các vị trí mà người đi đầu chắc chắn sẽ thua.
Ta có các nhận xét sau:

ˆ Nếu bắt đầu ở vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 từ bên trái sang, người chơi sẽ có thể di
chuyển quân cờ về vị trí số 1 đầu tiên bên trái và giành chiến thắng.

ˆ Nếu bắt đầu tại vị trí thứ tư từ trái sang, người chơi chỉ có thể di chuyển đến
một trong hai vị trí trước đó – vị trí mà ta vừa chỉ ra rằng người đến lượt luôn
có cách dành chiến thắng, do vậy dù ta có chọn cách di chuyển nào đi chăng
nữa thì đối thủ cũng có cách khiến ta thua cuộc.

ˆ ...

Lần lượt xét tương tự cho tất cả các vị trí, ta thu được kết quả như dưới đây.

Như vậy, trong bốn vị trí P, Q, R, S, người chơi chỉ có thể chắc chắn giành chiến
thắng nếu bắt đầu ở vị trí Q hoặc R.

Bài tập 6.6. Chọn đáp án (B).


Ta lần lượt chỉ ra được các số xui xẻo tương ứng với các trạng thái mà người chơi
chắc chắn thua là 1, 3, 7, 15, 31, 63, 127, 255, . . . . John nên lấy 45 que diêm ở lượt
đầu tiên để chắc chắn dành được chiến thắng.

Bài tập 6.7. Chọn đáp án (D).


Ta nhận thấy các vị trí xui xẻo là các vị trí tương ứng với các số 9, 6, 3, 12. Kenny
không thể dành được chiến thắng dù cậu ấy có lựa chọn di chuyển như thế nào ở
lượt đầu tiên.

Bài tập 6.8. Chọn đáp án (B).


Ben có thể chắc chắn dành được chiến thắng. Cậu ấy sẽ lựa chọn lấy toàn bộ số kẹo
ở gói thứ hai trong lượt đầu tiên. Sau đó, hai bạn còn lại hai gói kẹo với số lượng
bằng nhau. Từ lượt thứ hai, Ben sẽ lựa chọn lấy số kẹo bằng với số kẹo mà Bon vừa
lấy nhưng ở túi ngược lại. Ta chỉ ra được rằng số kẹo trong hai túi sau mỗi lượt của
Ben là như nhau và cuối cùng cậu ấy sẽ giành được chiến thắng.
94 Các bài toán về trò chơi

Bài tập 6.9. Chọn đáp án (B).


Với dạng trò chơi này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích ngược từ
cuối. Để đơn giản, trước hết, ta sẽ lần lượt xem xét nửa sau của dãy trò chơi.

Nếu Brett chọn số 7, Anna nên chọn số 3 ở vị trí cuối để tối đa điểm số điểm chung.
Khi đó tính từ số 5 ở giữa, Anna có thể làm cho số điểm chung đạt giá trị lớn nhất
là 5 − 7 + 3 = 1. Ta sẽ sử dụng kết quả này để tiếp tục đưa ra các lập luận.

Ở bước đầu tiên, sau khi Brett chọn một trong hai ô số 3, Anna nên chọn di chuyển
quân cờ vào ô số 3 còn lại để tối ưu điểm số chung. Ta tính được điểm số chung lớn
nhất mà Anna có thể nhận được là: 4 − 3 + 3 − 5 + 7 − 3 = 3. Cuối cùng, ta sử dụng
kết quả này để thay vào dãy ô ban đầu và tiếp tục lập luận tương tự để chỉ ra rằng
điểm số chung lớn nhất mà Anna có thể nhận được là 2 như minh họa dưới đây.

Bài tập 6.10. Chọn đáp án (C).


Tương tự như ví dụ trước, chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích ngược
từ cuối để tìm ra điểm số chung cuối cùng của hai bạn Will và James.

ˆ Nếu Will bắt đầu ở ô trên cùng bên phải, điểm số chung cuối cùng sẽ là
7 − 4 = 3.

ˆ Nếu Will bắt đầu ở ô có số 5 trong hàng dưới, điểm số chung cuối cùng sẽ là
5 − 4 = 1.

ˆ Từ hai nhận xét đó, ta suy ra điểm số chung cuối cùng nếu bắt đầu ở ô có số
4 ở hàng trên sẽ là 4 − 3 = 1.
Các bài toán về trò chơi 95

ˆ ...

Bằng cách lập luận từng bước tương tự như thế, ta xác định được điểm số cuối cùng
khi bắt đầu tại một vị trí bất kỳ trong bảng như hình minh họa dưới đây.

Như vậy, điểm số chung cuối cùng của Will và James trong trò chơi này là 6.

Bài tập 6.11. Chọn đáp án (D).


Ta sẽ phân tích các trạng thái thắng - thua bằng cách sử dụng một số nhận xét sau:

ˆ Miếng socola chỉ gồm một ô là miếng socola trạng thái thua.

ˆ Miếng socola mà có thể chọn một ô để bẻ từ đó và nhận được một trạng thái
thua là một miếng socola ở trạng thái thắng.

ˆ Miếng socola mà tất cả cách chọn một ô để bẻ từ đó đều nhận được một trạng
thái thắng là một miếng socola ở trạng thái thua.

Như vậy Alice nên chọn bẻ từ ô số 6 để có thể chắc chắn dành được chiến thắng.
Ta cũng có thể chỉ ra được rằng đó là cách bẻ duy nhất thỏa mãn.

Bài tập 6.12. Chọn đáp án (C).


Với mỗi giao lộ, ta gọi nó là tốt nếu như tại đó Tim có thể chắn chắn đạt được mục
tiêu của mình và gọi nó là xấu trong trường hợp ngược lại. Ta có hai nhận xét:
96 Các bài toán về trò chơi

ˆ Một giao lộ là xấu nếu mọi con đường từ nó đều dẫn đến Gara hoặc giao lộ
tốt.

ˆ Một giao lộ là tốt nếu nó có đường dẫn tới một giao lộ xấu.

Từ đó, chúng ta lần lượt phân tích ngược từ Gara đến các giao lộ phía trước để
đánh giá trạng thái tốt/xấu và được kết quả như dưới đây. Các giao lộ xấu có màu
đen và các giao lộ tốt có màu trắng.

Như vậy, Tim nên điều khiển xe đi đến vị trí Y hoặc Z ở lượt đầu tiên để có thể
chắc chắn dành được chiến thắng.

Bài tập 6.13. Chọn đáp án (A).


Lần lượt xem xét giá trị chiến thắng (số đồng xu mà Julie có nhiều hơn so với Hego)
lớn nhất có thể tại các vị trí từ phải qua trái, ta được kết quả như bảng dưới đây.

Julie có thể giành được nhiều hơn Hego nhiều nhất 2 đồng xu.

Bài tập 6.14. Chọn đáp án (D).


Ta có thể chỉ ra trạng thái thắng/thua của mỗi ô và thấy rằng nếu Simi là người
chơi rất giỏi thì Nana không thể dành được chiến thắng.
Các bài toán về trò chơi 97

Bài tập 6.15. Chọn đáp án (C).


Ta có thể chỉ ra trạng thái thắng/thua của mỗi ô và thấy rằng người chơi đầu tiên
phải di chuyển quân vua đến ô B7 để giành chiến thắng.

Bài tập 6.16. Chọn đáp án (C).


Ta lần lượt phân tích trạng thái thắng/thua của các ô trong bảng và thu được kết
quả như minh họa bên dưới.
98 Các bài toán về trò chơi

Có 3 trong 4 vị trí được nhắc đến có thể chọn làm nơi bắt đầu để người chơi đầu
tiên chắc chắn giành được chiến thắng.
Phần II

Đề thi và đáp án kỳ thi chính thức


năm 2020

99
Chương 7

Đề thi chính thức năm 2020

7.1 Đề thi cấp độ 1: dành cho lớp 3 - 4


Phần A: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 6 điểm.
Câu 1. Trong mạng xã hội TeeniGram, mỗi người tham gia có thể theo dõi những
người tham gia khác. Nếu trong một nhóm người tham gia TeeniGram có một người
được tất cả những người còn lại theo dõi và người này không theo dõi bất cứ ai
trong nhóm thì người này được gọi là “Thần tượng”. Biết rằng trong nhóm 5 bạn
hải ly Alan, Don, Frances, Grace và Robin:

ˆ Alan theo dõi Don và Grace. ˆ Fraces theo dõi Alan, Grace, Robin.

ˆ Don theo dõi Grace và Robin. ˆ Robin theo dõi Alan và Grace.

Hỏi ai là thần tượng trong nhóm bạn?

(A) Alan (B) Don


(C) Grace (D) Robin

Câu 2. Hải ly chạy thể dục buổi sáng. Bạn ấy dự định đi tới các vị trí 1, 2, 3 và
4 (không nhất thiết theo thứ tự) theo các đường kẻ trong công viên như hình dưới
đây. Mỗi hình vuông đơn vị có cạnh 100 mét.

101
102 Đề thi chính thức năm 2020

Trong công viên có một số vũng lầy màu xám mà bạn ấy không thể đi qua. Hỏi
quãng đường ngắn nhất để hải ly đi tới tất cả các vị trí 1, 2, 3 và 4 là bao nhiêu mét?

(A) 1200 (B) 1000


(C) 800 (D) 600

Câu 3. Hải ly phải đóng gói 5 quả bóng lớn, 2 quả bóng trung bình và 5 quả bóng
nhỏ vào hộp. Bạn ấy có 3 hộp lớn, 5 hộp trung bình và 3 hộp nhỏ. Một quả bóng
có thể được đặt vừa vào chiếc hộp tương ứng hoặc lớn hơn. Đồng thời mỗi hộp chỉ
có thể chứa đúng một quả bóng.

Hỏi hải ly có thể đóng hộp được tối đa bao nhiêu quả bóng?

(A) 8 (B) 9
(C) 10 (D) 11

Câu 4. Ba nhóm người tuyết, mỗi nhóm có 5 người đứng thành hàng. Mỗi bạn lần
lượt từ trái sang phải lấy một chiếc mũ theo thứ tự từ trên xuống dưới.
Đề thi chính thức năm 2020 103

Hỏi các nhóm người tuyết phải lấy các chiếc mũ trong các nhóm nào để mỗi bạn lấy
được chiếc mũ theo đúng kích thước của mình?

(A) (B)

(C) (D)
Câu 5. Hải ly có cách vẽ tranh bằng cách cạo đi lớp màu xám bên trên của tờ giấy
màu như hình dưới đây:

Hỏi trong các bức tranh dưới đây, bức tranh nào xuất hiện đúng ba màu của lớp
màu bên dưới?

(A) (B)

(C) (D)
104 Đề thi chính thức năm 2020

Phần B: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 9 điểm.
Câu 6. Hải ly Rebecca có một số khối lập phương kích thước khác nhau như hình
dưới đây. Các số biểu diễn cho kích thước của các khối lập phương.

Bạn ấy muốn sắp xếp các khối lập phương từ trái sang phải theo thứ tự từ bé tới
lớn bằng cách lần lượt đổi chỗ các khối lập phương cạnh nhau. Hỏi bạn ấy cần đổi
chỗ các khối lập phương ít nhất bao nhiêu lần?

(A) 9 (B) 8
(C) 7 (D) 6
Câu 7. Đầu bếp hải ly có một chiếc két sắt để cất giữ những công thức bí mật.
Chiếc két sắt được khóa bằng chiếc khóa dưới đây.

Để mở được chiếc két sắt, hải ly phải lần lượt xoay mũi tên sang bên trái, sang bên
phải để mũi tên chỉ vào các chữ cái có trong mật mã mở khóa. Ví dụ để xoay được
chữ cái B và chữ cái H thì hải ly lần lượt xoay 1  2 như hình dưới đây.

Hỏi hải ly phải quay khóa như thế nào để mở két sắt nếu mật khẩu là CHEFDG?

(A) 2  5  5  1  6  3  (B) 6 3 3 7 2 5
(C) 2  3 5  7 6  5 (D) 2  1 4  3 3  2

Câu 8. Ở thành phố hải ly, các bạn hải ly thường sử dụng xe buýt để di chuyển.
Dưới đây là một số chuyến xe buýt và lịch trình di chuyển.
Đề thi chính thức năm 2020 105

Trạm dừng Chuyến 1 Chuyến 2 Chuyến 3


A 10:00 11:00 12:00
B 10:20 11:20 12:20
C 10:40 11:40 12:40
D 11:00 12:00 13:00
E 11:20 12:20 13:20

Trạm dừng Chuyến 4 Chuyến 5


A 10:10 11:10
F 10:20 11:20
C 10:30 11:30

Hải ly đến trạm A lúc 11:05 và muốn đi tới trạm D. Hỏi bạn ấy có thể tới trạm D
sớm nhất vào lúc mấy giờ?

(A) 12:00 (B) 11:20


(C) 13:00 (D) 12:20

Câu 9. Hải ly Diana nhận nhiệm vụ trang trí 5 bàn tiệc cho ngày lễ sắp tới. Bạn
ấy được sử dụng:

ˆ Hai loại thảm trải bàn

ˆ Ba loại hoa

Các bàn được trang trí phải thỏa mãn điều kiện:

ˆ Dùng tất cả các loại hoa hoặc chỉ dùng đúng một loại hoa.

ˆ Hai bàn cạnh nhau không được trải cùng loại thảm trải bàn.

Hỏi trong các cách trải bàn dưới đây, cách nào thỏa mãn điều kiện đã cho?

(A)

(B)

(C)

(D)
106 Đề thi chính thức năm 2020

Câu 10. Chiếc máy dưới đây có thể thêm các thành phần vào chiếc cốc bên dưới
như sau:

ˆ Khi bấm nút 1, 2 hoặc 3 thì các thành phần ngoài cùng bên trái của khay
tương ứng sẽ rơi xuống cốc.

ˆ Khi bấm nút 4, chiếc máy sẽ lấy thành phần vừa cho vào cốc ra ngoài.

Ví dụ khi lần lượt bấm các nút 1, 2, 4 và 3 thì sẽ thu được chiếc cốc như hình 2.

Hỏi rằng bắt đầu từ hình 1, hải ly bấm các nút theo thứ tự 3, 1, 1, 4, 4, 2, 3 và 4
thì thành phần xếp thứ hai từ trên xuống dưới là thành phần nào?

(A) Thành phần L (B) Thành phần O


(C) Thành phần I (D) Thành phần C
Đề thi chính thức năm 2020 107

Phần C: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 12 điểm.

Câu 11. Để đi về nhà, hải ly phải đi xuôi theo dòng chảy của mỗi con sông như
hình mũi tên trong hình dưới đây.

Hỏi hải ly có bao nhiêu cách khác nhau để đi về nhà?

(A) 6 (B) 7
(C) 8 (D) 9

Câu 12. Ảnh đen trắng trong máy tính được chia thành một lưới ô vuông nhỏ (gọi
là pixels). Mỗi ô chỉ có thể là màu trắng hoặc màu đen. Sau đó mỗi hàng được mã
hóa theo thứ tự các ô trắng, ô đen. Ví dụ chữ cái “a” được mã hóa bởi dãy sau đây.
Để ý rằng mỗi dấu gạch ngang biểu diễn cho một lần xuống dòng.

1, 3, 1 − 4, 1 − 1, 4 − 0, 1, 3, 1 − 0, 1, 3, 1 − 1, 4

Hỏi dãy 2, 1, 2 − 0, 1, 3, 1 − 1, 1, 1, 1, 1 − 2, 1, 2 − 1, 1, 1, 1, 1 − 0, 1, 3, 1 được dùng để


mã hóa cho hình ảnh nào dưới đây?
108 Đề thi chính thức năm 2020

(A) (B)

(C) (D)

Câu 13. Có 3 bóng đèn X, Y và Z trong phòng và 4 công tắc hoạt động như sau:

ˆ Công tác 1: Bật bóng đèn Y, tắt bóng đèn X.

ˆ Công tắc 2: Bật bóng đèn X và Y, tắt bòng đèn Z.

ˆ Công tắc 3: Bật bóng đèn Z, tắt bóng đèn Y.

ˆ Công tắc 4: Bật bóng đèn X.

Biết rằng các bóng đèn đều đang tắt và hải ly muốn bật ba bóng đèn sáng. Hỏi cách
bật công tắc nào dưới đây có thể giúp hải ly thực hiện điều đó nhanh nhất?
Lưu ý rằng nếu bóng đèn đang bật (hoặc tắt) mà ta ấn vào công tác để bật (hoặc
tắt) nó thì bóng đèn sẽ không thay đổi trạng thái.

(A) 2 − 3 − 1 − 4 (B) 3 − 1 − 4
(C) 4 − 1 − 3 (D) 2 − 3

Câu 14. Có 5 bạn hải ly ngồi trên một hàng ghế như dưới đây.

Thực tế trong hàng có hai hải ly là chị em gái, hai hải ly là anh em trai và họ không
ngồi cạnh nhau. Trong các phóng viên X, Y và Z có một người nói dối và hai người
nói thật.

ˆ Phóng viên X nói: “Mỗi hải ly nữ đều ngồi cạnh hải ly nam”.
Đề thi chính thức năm 2020 109

ˆ Phóng viên Y nói: “Chỉ có đúng một hải ly nam ngồi cạnh hải ly nữ”.

ˆ Phóng viên Z nói: “Có đúng hai hải ly nam”.

Hỏi khẳng định nào dưới đây là khẳng định đúng?

(A) Phóng viên Y nói dối và hải ly ở giữa là hải ly nam.

(B) Phóng viên Y nói thật và hải ly ở giữa là hải ly nam.

(C) Phóng viên Y nói dối và hải ly ở giữa là hải ly nữ.

(D) Phóng viên Y nói thật và hải ly ở giữa là hải ly nữ.

Câu 15. Trong một giải chạy đua có hai loài hải ly tham gia: Hải ly xám (G) và hải
ly trắng (W). Có 6 đường vào và 6 cổng ra như hình vẽ dưới đây.

Mỗi khi gặp một ngã tư, hải ly phải dừng lại cho tới khi có một hải ly khác cùng
đứng với mình tại ngã tư đó.

ˆ Nếu tại ngã tư đó có hai hải ly cùng màu, một bạn sẽ di chuyển sang trái, một
bạn di chuyển sang phải.

ˆ Nếu tại ngã tư đó có hai bạn hải ly khác màu, hải ly xám sẽ di chuyển sang
trái trong khi hải ly trắng sẽ di chuyển sang phải.

Sau khi cuộc chạy đua kết thúc, thứ tự từ trái sang phải ở cổng ra lần lượt là:
WGWGWG. Hỏi thứ tự các bạn hải ly ở 6 đường vào lần lượt từ trái sang phải là?

(A) WWGWGG (B) GGGWWW


(C) GWGWGW (D) GGWGWW
110 Đề thi chính thức năm 2020

7.2 Đề thi cấp độ 2: dành cho lớp 5 - 6


Phần A: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 6 điểm.

Câu 1. Ở vùng đất của các bạn hải ly, tiền tệ phổ biến là “Beavercoins” gồm các
đồng xu với giá trị như hình dưới đây.

Các bạn hải ly có quy tắc chung rằng luôn trả tiền bằng số đồng xu ít nhất có thể.
Ví dụ để trả 17 xu, các bạn ấy sẽ lấy một đồng 16 xu và một đồng 1 xu để trả thay
vì 17 đồng 1 xu. Hỏi để trả 13 xu, các bạn ấy cần dùng ít nhất bao nhiêu đồng xu?

(A) 2 (B) 3
(C) 4 (D) 5

Câu 2. Sáu bạn hải ly NICOLE, KEVIN, KRISTINA, EDGAR, KATEY và NATHANAEL
cùng chơi một trò chơi với giáo viên của mình. Người giáo viên phải tìm được bạn
hải ly có tên thỏa mãn:

ˆ Chứa chữ cái G hoặc I.

ˆ Chữ cái cuối cùng trong tên khác chữ cái đầu tiên trong tên của các bạn khác.

ˆ Chữ cái đầu tiên trong tên cũng là chữ cái đầu tiên trong tên của bạn khác.

Hỏi giáo viên phải chọn bạn hải ly nào?

(A) NICOLE (B) KEVIN


(C) KRISTINA (D) EDGAR

Câu 3. Hải ly Paul có 4 con dấu A, B, C và D như hình vẽ.


Đề thi chính thức năm 2020 111

Bạn ấy đã dùng con dấu B bốn lần để tạo được hình vẽ 1. Paul dùng con dấu B
một lần cùng với hai lần dùng con dấu D thì được hình vẽ 2. Hỏi để tạo được hình
vẽ 3, hải ly Paul chắc chắn không thể dùng con dấu nào?

(A) Con dấu A (B) Con dấu B


(C) Con dấu C (D) Con dấu D

Câu 4. Hải ly có cách vẽ tranh bằng cách cạo đi lớp màu xám bên trên của tờ giấy
màu như hình dưới đây:

Hỏi trong các bức tranh dưới đây, bức tranh nào xuất hiện đúng ba màu của lớp
màu bên dưới?

(A) (B)

(C) (D)

Câu 5. Trong hình dưới đây có 11 tòa tháp.

Một tòa tháp được coi là đặc biệt nếu tòa tháp đó cao hơn tất cả các tòa tháp bên
trái và thấp hơn tất cả các tòa tháp bên phải. Hỏi có bao nhiêu toà tháp đặc biệt
trong hình trên?
112 Đề thi chính thức năm 2020

(A) 3 (B) 4
(C) 5 (D) 6
Đề thi chính thức năm 2020 113

Phần B: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 9 điểm.
Câu 6. Bốn con mèo đứng thành hàng như hình dưới đây.

Mỗi lần “đổi chỗ” bạn có thể đổi vị trí của đúng hai con mèo bất kì cho nhau.
Hỏi với hai lần đổi chỗ, các con mèo không thể tạo thành hàng nào dưới đây?

(A) (B)

(C) (D)

Câu 7. Đầu bếp hải ly có một chiếc két sắt để cất giữ những công thức bí mật.
Chiếc két sắt được khóa bằng chiếc khóa dưới đây.

Để mở được chiếc két sắt, hải ly phải lần lượt xoay mũi tên sang bên trái, sang bên
phải để mũi tên chỉ vào các chữ cái có trong mật mã mở khóa. Ví dụ để xoay được
chữ cái B và chữ cái H thì hải ly lần lượt xoay 1  2 như hình dưới đây.

Hỏi hải ly phải quay khóa như thế nào để mở két sắt nếu mật khẩu là CHEFDG?

(A) 2  5  5  1  6  3  (B) 6 3 3 7 2 5
(C) 2  3 5  7 6  5 (D) 2  1 4  3 3  2

Câu 8. Nhà khảo cổ Cleveria khám phá được một dãy kí tự đặc biệt như hình dưới
đây.
114 Đề thi chính thức năm 2020

Sau một thời gian nghiên cứu, Cleveria tìm được cách giải mã kí tự bằng bảng sau.

Trong bảng cho thấy kí hiệu biểu diễn cho chữ cái H.
Hỏi dãy kí tự ban đầu có thể được giải mã thành dãy kí tự nào dưới đây?

(A) LOVEWATER (B) SLEEPDAYS


(C) LOVEMYSUN (D) CAREFORME

Câu 9. Ảnh đen trắng trong máy tính được chia thành một lưới ô vuông nhỏ (gọi
là pixels). Mỗi ô chỉ có thể là màu trắng hoặc màu đen. Sau đó mỗi hàng được mã
hóa theo thứ tự các ô trắng, ô đen. Ví dụ chữ cái “a” được mã hóa bởi dãy sau đây.
Để ý rằng mỗi dấu gạch ngang biểu diễn cho một lần xuống dòng.
1, 3, 1 − 4, 1 − 1, 4 − 0, 1, 3, 1 − 0, 1, 3, 1 − 1, 4

Hỏi dãy 2, 1, 2 − 0, 1, 3, 1 − 1, 1, 1, 1, 1 − 2, 1, 2 − 1, 1, 1, 1, 1 − 0, 1, 3, 1 được dùng để


mã hóa cho hình ảnh nào dưới đây?

(A) (B)

(C) (D)
Đề thi chính thức năm 2020 115

Câu 10. Hải ly Koko có nuôi một số con vật. Bạn ấy đặt các con vật vào 6 chuồng
A, B, C, D, E, F như hình dưới đây.

Tuy nhiên một vài con vật có thể ăn thịt những con vật khác như trong hình trên.
Ví dụ: Sói ăn thịt cừu trong khi sâu có thể bị gà ăn thịt. Để giữ các con vật an toàn,
Koko phải cho các con vật vào chuồng sao cho không con vật nào ở cạnh chuồng con
vật mà nó có thể ăn thịt. Hỏi trong các cách sắp xếp dưới đây, cách sắp xếp nào
không phù hợp?

(A) (B)

(C) (D)
116 Đề thi chính thức năm 2020

Phần C: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 12 điểm.

Câu 11. Tám bạn hải ly ngồi quanh một bàn tròn. Biết rằng:

ˆ Alice ngồi đối diện David.

ˆ Henry ngồi giữa Greta và Eugene.

ˆ Franny không ngồi cạnh Alice hoặc David.

ˆ Có một bạn hải ly ngồi giữa Greta và Clare.

ˆ Eugene ngồi bên trái của David.

ˆ Người bạn còn lại có tên là Bruce.

Hỏi rằng nếu đọc tên các bạn theo chiều kim đồng hồ thì chúng ta được thứ tự như
thế nào?

(A) Alice, Bruce, Greta, David, Clare, Eugene, Franny, Henry.

(B) Alice, Greta, Henry, Eugene, David, Bruce, Franny, Clare.

(C) Alice, Clare, Franny, Bruce, David, Eugene, Henry, Greta.

(D) Alice, Henry, Eugene, Greta, David, Franny, Bruce, Clare.

Câu 12. Ba nhà hóa học hải ly có 4 chất: với số lượng rất lớn.
Họ đang cố gắng tạo ra chất mới: .
Mỗi nhà hóa học sẽ làm việc trong hai ngày. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ có 1 nhà hóa
học làm việc. Đồng thời họ chỉ có thể thực hiện một phản ứng hóa học trong một
ngày. Một phản ứng hóa học là một quá trình biến nhiều chất thành một chất mới.
Mỗi nhà hóa học biết các phản ứng sau:
Đề thi chính thức năm 2020 117

Hỏi trong các thứ tự làm việc dưới đây, thứ tự nào không giúp các nhà hóa học thực
hiện công việc của mình?

(A) Carly – Paula – Barry – Paula – Carly – Barry.

(B) Carly – Paula – Barry – Carly – Paula – Barry.

(C) Paula – Paula – Carly – Carly – Barry – Barry.

(D) Paula – Barry – Paula – Carly – Carly – Barry.

Câu 13. Các bạn hải ly đặt 13 quả bóng vào một hộp hình tam giác như hình dưới
đây.

Các quả bóng được gọi là ở vị trí “nguy hiểm” nếu thỏa mãn ít nhất hai điều sau:

ˆ Có ít nhất một khoảng trống liền dưới quả bóng đó.

ˆ Có ít nhất một quả bóng liền dưới quả bóng đó ở vị trí nguy hiểm.

Hỏi trong hộp có bao nhiêu quả bóng không ở vị trí nguy hiểm?

(A) 4 (B) 6
(C) 8 (D) 9
118 Đề thi chính thức năm 2020

Câu 14. Phù thủy Bibrax đặt trên bàn 49 đồng xu. Bibrax sẽ nhắm mắt và yêu
cầu một bạn hải ly thay đổi trạng thái lật – úp của một đồng xu bất kì. Khi mở
mắt, phù thủy Bibrax sẽ chỉ cho hải ly biết đồng xu nào đã được bạn ấy thay đổi
trạng thái. Bí mật của màn ảo thuật này là: “số đồng xu hình sao ở mỗi hàng, mỗi
cột lúc đầu đều là số chẵn”.

Hỏi trong hình trên, hải ly đã thay đổi trạng thái lật – úp của đồng xu nào?

(A) Đồng xu A3 (B) Đồng xu B4


(C) Đồng xu C2 (D) Đồng xu D6

Câu 15. Trong một chiếc máy, những thanh ngang có thể nghiêng sang trái (giá trị
0) hoặc nghiêng sang phải (giá trị 1). Khi bóng rơi xuống thanh ngang, nó sẽ nào
thay đổi giá trị của thanh ngang và rơi xuống như hình dưới đây.

Dưới đây là trạng thái thay đổi của những thanh ngang sau khi 2 quả bóng rơi
xuống.
Đề thi chính thức năm 2020 119

Các dãy số 0000, 0001, . . . thể hiện trạng thái của các thanh ngang tại mỗi thời
điểm. Hỏi nếu có thêm 3 quả bóng khác lần lượt rơi xuống, trạng thái của các thanh
ngang sẽ như thế nào?

(A) 0111 (B) 1010


(C) 0110 (D) 0101
120 Đề thi chính thức năm 2020

7.3 Đề thi cấp độ 3: dành cho lớp 7 - 8


Phần A: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 6 điểm.

Câu 1. Hải ly Pia và Torsten được mời đến bữa tiệc ăn chay diễn ra vào lúc 3 giờ
chiều. Các bạn ấy muốn mang bánh quy, bánh gato và bánh muffin đến bữa tiệc.
Vào lúc 1 giờ chiều, hai bạn bắt đầu làm các loại bánh đó theo hướng dẫn sau:

Pia sẽ nhào bột và nướng bánh trong khi Torsten sẽ trang trí. Dưới đây là kế hoạch
làm bánh dự định của các bạn.

Theo kế hoạch trên các bạn hoàn thành bánh lúc 4 giờ chiều.
Hỏi hai bạn hải ly có thể hoàn thành các món bánh sớm nhất vào lúc mấy giờ?

(A) 2:15 (B) 2:30


(C) 2:45 (D) 3:00

Câu 2. Hải ly là nhân viên giao hàng của ứng dụng Byber. Bạn ấy có nhiệm vụ
xuất phát từ điểm S, đi qua tất cả các điểm còn lại đúng một lần. Các số trong hình
vẽ biểu diễn khoảng cách giữa các điểm. Số tiền mà hải ly được trả tương ứng với
độ dài quãng đường mà bạn ấy đi được.
Đề thi chính thức năm 2020 121

Hỏi hải ly đi được quãng đường dài nhất là bao nhiêu? Biết rằng hải ly có thể dừng
lại ở điểm bất kì.

(A) 23 (B) 24
(C) 25 (D) 26

Câu 3. Trong hình dưới đây có 11 tòa tháp.

Một tòa tháp được coi là đặc biệt nếu tòa tháp đó cao hơn tất cả các tòa tháp bên
trái và thấp hơn tất cả các tòa tháp bên phải. Hỏi có bao nhiêu toà tháp đặc biệt
trong hình trên?

(A) 3 (B) 4
(C) 5 (D) 6

Câu 4. Sau trận bão tuyết, ba bạn hải ly bị kẹt trong nhà. Một rô bốt có nhiệm
vụ giải cứu các bạn hải ly bằng cách tới tận cửa nhà đón các bạn ấy.
122 Đề thi chính thức năm 2020

Tuy nhiên đường đi đã bị tuyết phủ kín nên đi lại khó khăn. Rô bốt cần tới 2 giờ để
đi qua mỗi ô vuông nhưng chỉ cần 1 giờ để đi qua những ô vuông đã đi qua trước
đó. Rô bốt cứu hộ chỉ có thể đi ngang, đi dọc mà không thể đi chéo.
Hỏi rô bốt cần ít nhất bao nhiêu giờ để giải cứu các bạn hải ly và quay trở lại ô
xuất phát?

(A) 14 (B) 15
(C) 21 (D) 24

Câu 5. Ở bãi đỗ xe, các xe có thể đỗ tại trong các chuồng hoặc phía trước các
chuồng như hình minh họa bên dưới.

Các xe đỗ ở trước các chuồng có thể được đẩy về phía trước hoặc về phía sau để lấy
chỗ trống cho các xe trong chuồng đi ra. Ví dụ xe A có thể đi ra mà không cần đẩy
xe nào khác; tuy nhiên xe L muốn ra khỏi chỗ khỏi chuồng thì người lái xe phải đẩy
xe M lùi một ô.
Hỏi xe nào trong hình muốn đi ra khỏi chuồng thì người lái xe phải đẩy hai xe khác?

(A) I (B) H
(C) F (D) K
Đề thi chính thức năm 2020 123

Phần B: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 9 điểm.
Câu 6. Một chiếc máy được lập trình để tự động thêu các chiếc khăn theo hướng
dẫn trong hình dưới đây.

Kể từ khi bắt đầu, chiếc máy sẽ chọn đi theo chỉ dẫn của các mũi tên và thêu các
hình tương ứng mà nó gặp phải. Chiếc máy sẽ tiếp tục thêu chiếc khăn cho tới khi
đi theo mũi tên kết thúc để hoàn thành chiếc khăn.
Hỏi trong các chiếc khăn dưới đây, chiếc khăn nào được tạo ra bởi chiếc máy trên?

(A) (B)
(C) (D)

Câu 7. Hải ly Mirko làm việc ở nhà máy. Công việc của bạn ấy là cân những quả
dưa hấu để đóng thành một thùng nặng đúng 20kg.

Những quả dưa hấu được chuyển đến cho Mirko trên một bằng truyền như hình vẽ
trên. Mirko sẽ lần lượt lấy những quả dưa hấu, đặt lên cân và kiểm tra xem tổng số
cân của những quả dưa hấu trên cân:
ˆ Nếu tổng số cân nhỏ hơn hoặc bằng 20kg, bạn ấy sẽ để lại quả dưa hấu đó
trên cân.

ˆ Nếu số cân quá 20kg, bạn ấy sẽ bỏ quả dưa hấu đó ra ngoài.

Mirko sẽ thực hiện quá trình đó cho tới khi được đúng 20kg dưa hấu thì dừng lại.
Hỏi khi đó bạn ấy đã đóng gói bao nhiêu quả dưa trong thùng hàng 20kg?

(A) 3 (B) 4
(C) 5 (D) 6
124 Đề thi chính thức năm 2020

Câu 8. Các bạn hải ly đặt 13 quả bóng vào một hộp hình tam giác như hình dưới
đây.

Các quả bóng được gọi là ở vị trí “nguy hiểm” nếu thỏa mãn ít nhất hai điều sau:

ˆ Có ít nhất một khoảng trống liền dưới quả bóng đó.

ˆ Có ít nhất một quả bóng liền dưới quả bóng đó ở vị trí nguy hiểm.

Hỏi trong hộp có bao nhiêu quả bóng không ở vị trí nguy hiểm?

(A) 4 (B) 6
(C) 8 (D) 9

Câu 9. Hải ly Taro đi siêu thị. Bạn ấy có các đồng 1 Beaver, 10 Beaver, 100 Beaver,
1000 Beaver và 10000 Beaver. Taro muốn mua một chiếc máy tính mà không phải
đổi tiền. Chiếc máy tính mà bạn ấy quyết định mua có giá 11010 Beaver.

Hỏi rằng nếu sắp xếp những chiếc máy tính mà hải ly Taro có thể mua mà không
phải đổi tiền từ đắt nhất tới rẻ nhất thì chiếc máy tính của Taro xếp thứ mấy?

(A) Thứ 5 (B) Thứ 6


(C) Thứ 11 (D) Thứ 26

Câu 10. Hải ly Koko có nuôi một số con vật. Bạn ấy đặt các con vật vào 6 chuồng
A, B, C, D, E, F như hình dưới đây.
Đề thi chính thức năm 2020 125

Tuy nhiên một vài con vật có thể ăn thịt những con vật khác như trong hình trên.
Ví dụ: Sói ăn thịt cừu trong khi sâu có thể bị gà ăn thịt. Để giữ các con vật an toàn,
Koko phải cho các con vật vào chuồng sao cho không con vật nào ở cạnh chuồng con
vật mà nó có thể ăn thịt. Hỏi trong các cách sắp xếp dưới đây, cách sắp xếp nào
không phù hợp?

(A) (B)

(C) (D)
126 Đề thi chính thức năm 2020

Phần C: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 12 điểm.
Câu 11. Những trang trại của hải ly được chia thành các ô vuông nhỏ. Ô vuông ở
giữa trang trại là nhà kho, trong khi các ô vuông còn lại được hải ly dùng để trồng
cỏ hoặc lúa mì. Hàng năm hải ly phải báo cáo với chính quyền số ô vuông được
dùng để trồng lúa mì. Báo cáo bao gồm tổng số ô trồng lúa mì ở mỗi hàng, mỗi cột
như hình dưới đây.

Trong các báo cáo của hải ly dưới đây, báo cáo nào là đúng?

(A) (B)

(C) (D)
Câu 12. Có mười con kiến ở đảo A đang cố gắng đi tới đảo F để kiếm thức ăn như
hình dưới đây.

Tại mỗi một thời điểm chỉ có thể có một con kiến đi trên một đường nối giữa hai đảo.
Mỗi con kiến mất 1 phút để đi qua hết một đường đó và thời gian di chuyển trên mỗi
Đề thi chính thức năm 2020 127

đảo là không đáng kể. Hỏi có tối đa bao nhiêu con kiến đi tới được đảo F sau 3 phút?

(A) 4 (B) 5
(C) 6 (D) 7

Câu 13. Sáu con mèo đang tới bữa tiệc của đàn chuột bằng cách nhảy qua các đảo
trên sông. Những con mèo chỉ có thể nhảy sang hòn đảo liền kề. Chúng không thể
nhảy theo đường chéo cũng như nhảy vào hoặc nhảy qua các đảo chìm trên sông.
Mỗi con mèo sẽ dừng trên đảo đúng 1 phút trước khi nhảy sang một đảo trống khác.
Thời gian nhảy không đáng kể. Nếu xung quang không có đảo trống, mèo phải ở lại
trên đảo thêm 1 phút nữa.

Hỏi cần ít nhất bao nhiêu phút để tất cả 6 con mèo đến được bữa tiệc của đàn chuột?

(A) 12 (B) 15
(C) 19 (D) 24

Câu 14. Hải ly Tara muốn trở về nhà. Mỗi bước bạn ấy chỉ có thể đi lên phía trên
hoặc đi sang phải một ô trong sơ đồ dưới đây.
128 Đề thi chính thức năm 2020

Trong mỗi ô vuông sẽ có đồng xu hoặc sao biển. Mỗi khi đi qua ô chứa đồng xu,
bạn ấy sẽ lấy toàn bộ đồng xu ở ô đó. Tuy nhiên mỗi khi đi qua một ô chứa sao
biển, bạn ấy phải để lại số đồng xu tương ứng với số sao biển trong ô. Nếu không
còn đồng xu nào, Tara có thể trả sau khi có thêm đồng xu.
Hỏi khi trở về nhà, Tara có thể có nhiều nhất bao nhiêu đồng xu?

(A) 8 (B) 9
(C) 10 (D) 12
Câu 15. Trong một chiếc máy, những thanh ngang có thể nghiêng sang trái (giá trị
0) hoặc nghiêng sang phải (giá trị 1). Khi bóng rơi xuống thanh ngang, nó sẽ nào
thay đổi giá trị của thanh ngang và rơi xuống như hình dưới đây.

Dưới đây là trạng thái thay đổi của những thanh ngang sau khi 2 quả bóng rơi
xuống.

Các dãy số 0000, 0001, . . . thể hiện trạng thái của các thanh ngang tại mỗi thời
điểm. Hỏi nếu có thêm 3 quả bóng khác lần lượt rơi xuống, trạng thái của các thanh
ngang sẽ như thế nào?

(A) 0111 (B) 1010


(C) 0110 (D) 0101
Đề thi chính thức năm 2020 129

7.4 Đề thi cấp độ 4: dành cho lớp 9 - 10


Phần A: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 6 điểm.

Câu 1. Hãng BeaverKing dùng 6 loại nguyên liệu A, B, C, D, E và F để làm những


chiếc bánh kẹp. Hình dưới đây thể hiện các bánh kẹp và nguyên liệu sử dụng.

Trong các chiếc bánh kẹp dưới đây, chiếc bánh nào được làm từ nguyên liệu A, E
và F?

(A) (B)

(C) (D)

Câu 2. Quan sát các quả bóng trong ba cột A, B và C dưới đây.

Hải ly Jenny có thể di chuyển một quả bóng từ cột này sang cột khác. Mỗi lần như
vậy tính là một lượt di chuyển.
Hỏi hải ly Jenny cần ít nhất bao nhiêu lượt di chuyển để được hình dưới đây?
130 Đề thi chính thức năm 2020

(A) 4 (B) 5
(C) 6 (D) 7

Câu 3. Hãng hàng không Beaver Airlines có những đường bay kết nối giữa các
thành phố như hình vẽ dưới đây.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, hãng hàng không cam kết bỏ một số
đường bay. Tuy nhiên các đường bay còn lại phải đảm bảo rằng hải ly ở thành phố
bất kì có thể đến một thành phố bất kì khác. Ví dụ nếu đường bay giữa hai thành
phố San Francisco và Washington, D.C bị bỏ, thì hải ly có thể di chuyển giữa hai
thành phố bằng cách đi qua New York.
Hỏi số lượng đường bay tối đa mà hãng hàng không Beaver Airline có thể bỏ là bao
nhiêu?
(A) 6 (B) 7
(C) 8 (D) 9

Câu 4. Các bạn hải ly đặt 13 quả bóng vào một hộp hình tam giác như hình dưới
đây.
Đề thi chính thức năm 2020 131

Các quả bóng được gọi là ở vị trí “nguy hiểm” nếu thỏa mãn ít nhất hai điều sau:
ˆ Có ít nhất một khoảng trống liền dưới quả bóng đó.
ˆ Có ít nhất một quả bóng liền dưới quả bóng đó ở vị trí nguy hiểm.
Hỏi trong hộp có bao nhiêu quả bóng không ở vị trí nguy hiểm?

(A) 4 (B) 6
(C) 8 (D) 9
Câu 5. Hải ly rất quan tâm tới vấn đề tái chế thủy tinh. Bằng ba loại máy dưới
đây bạn ấy có thể biến đổi thủy tinh như sau:

ˆ Loại 1: Cần có hai mảnh thủy tinh đưa vào máy này. Nếu hai
mảnh thủy tinh là hai mảnh thủy tinh trong suốt thì đầu ra sẽ là một mảnh
thủy tinh trong suốt. Nếu không thì sẽ cho ra một mảnh thủy tinh màu.

ˆ Loại 2: Cần có hai mảnh thủy tinh đưa vào máy này. Nếu hai
mảnh thủy tinh là hai mảnh thủy tinh màu thì đầu ra sẽ là một mảnh thủy
tinh màu. Nếu không thì sẽ cho một mảnh thủy tinh trong suốt.

ˆ Loại 3: Chỉ cần một mảnh thủy tinh đưa vào máy này. Nếu mảnh
thủy tinh là mảnh thủy tinh trong suốt thì đầu ra sẽ là một mảnh thủy tinh
màu. Nếu mảnh thủy tinh là mảnh thủy tinh màu thì đầu ra sẽ là một mảnh
thủy tinh trong suốt.
Hải ly đã tạo ra chiếc máy như minh họa dưới đây.
132 Đề thi chính thức năm 2020

Hỏi các mảnh thủy tinh A, B, C và D cần có màu gì để đầu ra cuối cùng là mảnh
thủy tinh trong suốt?

(A) A – trong suốt, B – trong suốt, C – màu, D – trong suốt.

(B) A – màu, B – màu, C – màu, D – trong suốt.

(C) A – trong suốt, B – màu, C – màu, D – trong suốt.

(D) A – màu, B – màu, C – trong suốt, D – màu.


Đề thi chính thức năm 2020 133

Phần B: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 9 điểm.
Câu 6. Tám bạn hải ly ngồi quanh một bàn tròn. Biết rằng:

ˆ Alice ngồi đối diện David.

ˆ Henry ngồi giữa Greta và Eugene.

ˆ Franny không ngồi cạnh Alice hoặc David.

ˆ Có một bạn hải ly ngồi giữa Greta và Clare.

ˆ Eugene ngồi bên trái của David.

ˆ Người bạn còn lại có tên là Bruce.

Hỏi rằng nếu đọc tên các bạn theo chiều kim đồng hồ thì chúng ta được thứ tự như
thế nào?

(A) Alice, Bruce, Greta, David, Clare, Eugene, Franny, Henry.

(B) Alice, Greta, Henry, Eugene, David, Bruce, Franny, Clare.

(C) Alice, Clare, Franny, Bruce, David, Eugene, Henry, Greta.

(D) Alice, Henry, Eugene, Greta, David, Franny, Bruce, Clare.

Câu 7. Có 42 bạn hải ly dùng chung 5 nhà kho. Hải ly đầu tiên sử dụng nhà kho
đầu tiên, hải ly thứ hai sử dụng nhà kho thứ hai, . . . , hải ly thứ 5 sử dụng nhà kho
thứ 5, hải ly thứ 6 sử dụng nhà kho đầu tiên,. . . cứ thế cho tới bạn hải ly cuối cùng.
Một ngày nọ, nhà kho thứ 6 được hoàn thành. Lúc này các bạn hải ly quyết định
dùng chung các nhà kho như sau. Hải ly đầu tiên sử dụng nhà kho đầu tiên, hải ly
thứ hai sử dụng nhà kho thứ hai, . . . hải ly thứ 6 sử dụng nhà kho thứ 6, hải ly thứ
7 sử dụng nhà kho đầu tiên, . . . cứ thế cho tới bạn hải ly cuối cùng.
134 Đề thi chính thức năm 2020

Hỏi có bao nhiêu bạn hải ly vẫn sử dụng đúng nhà kho đã sử dụng như lúc đầu?

(A) 6 (B) 7
(C) 10 (D) 12

Câu 8. Phù thủy Bibrax đặt trên bàn 49 đồng xu. Bibrax sẽ nhắm mắt và yêu cầu
một bạn hải ly thay đổi trạng thái lật – úp của một đồng xu bất kì. Khi mở mắt,
phù thủy Bibrax sẽ chỉ cho hải ly biết đồng xu nào đã được bạn ấy thay đổi trạng
thái. Bí mật của màn ảo thuật này là: “số đồng xu hình sao ở mỗi hàng, mỗi cột lúc
đầu đều là số chẵn”.

Hỏi trong hình trên, hải ly đã thay đổi trạng thái lật – úp của đồng xu nào?

(A) Đồng xu A3 (B) Đồng xu B4


(C) Đồng xu C2 (D) Đồng xu D6

Câu 9. Hải ly chế tạo được một chiếc máy có thể biến đổi một từ như sau:
Đề thi chính thức năm 2020 135

ˆ Nếu số chữ cái của từ là chẵn, từ sẽ được chuyển sang hộp bên phải.

ˆ Nếu số chữ cái của từ là lẻ, từ sẽ được chuyển sang hộp bên trái để xóa chữ
cái đầu tiên. Sau đó từ sẽ được chuyển sang hộp bên phải.

ˆ Ở hộp bên phải, các cặp chữ cái liền kề được đổi chỗ cho nhau, sau đó chuyển
từ xuống hộp cuối cùng.
ˆ Tại hộp cuối cùng, các chữ cái trong từ được viết theo thứ tự ngược lại.
Ví dụ nếu cho từ “CONTEST” vào máy thì ta sẽ nhận được từ “STTEON”.

Hỏi nếu cho từ “STORAGE” vào máy thì sẽ nhận được từ nào?

(A) GERATO (B) OTAREG


(C) EGAROT (D) AGORST

Câu 10. Hải ly Stephen tạo những chiếc vòng cho riêng mình bằng cách tuân theo
các câu lệnh dưới đây.

Mỗi câu lệnh bên trái được thay thế bởi các câu lệnh bên phải. Hình bên dưới minh
họa một số chiếc vòng mà hải ly Stephen đã tạo được.
136 Đề thi chính thức năm 2020

Hỏi trong các chiếc vòng dưới đây, chiếc vòng nào không phải do hải ly Stephen
làm?

(A)

(B)

(C)

(D)
Đề thi chính thức năm 2020 137

Phần C: Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 12 điểm.
Câu 11. Những trang trại của hải ly được chia thành các ô vuông nhỏ. Ô vuông ở
giữa trang trại là nhà kho, trong khi các ô vuông còn lại được hải ly dùng để trồng
cỏ hoặc lúa mì. Hàng năm hải ly phải báo cáo với chính quyền số ô vuông được
dùng để trồng lúa mì. Báo cáo bao gồm tổng số ô trồng lúa mì ở mỗi hàng, mỗi cột
như hình dưới đây.

Trong các báo cáo của hải ly dưới đây, báo cáo nào là đúng?

(A) (B)

(C) (D)
Câu 12. Có mười con kiến ở đảo A đang cố gắng đi tới đảo F để kiếm thức ăn như
hình dưới đây.

Tại mỗi một thời điểm chỉ có thể có một con kiến đi trên một đường nối giữa hai đảo.
Mỗi con kiến mất 1 phút để đi qua hết một đường đó và thời gian di chuyển trên mỗi
138 Đề thi chính thức năm 2020

đảo là không đáng kể. Hỏi có tối đa bao nhiêu con kiến đi tới được đảo F sau 3 phút?

(A) 4 (B) 5
(C) 6 (D) 7
Câu 13. Hải ly Natasha lạc mất rô bốt của mình ở công viên. Công viên là một
khu vực có kích thước 3x3 như hình dưới đây. Rô bốt có thể ở bất cứ đâu trong 9 ô
vuông đơn vị.

Bằng tín hiệu không dây, Natasha có thể gửi các câu lệnh tới cho bạn rô bốt như
sau:

ˆ UP – đi lên 1 ô vuông ˆ LEFT – đi sang trái 1 ô vuông

ˆ DOWN – đi xuống 1 ô vuông ˆ RIGHT – đi sang phải 1 ô vuông

Rô bốt không thể đi qua các bức tường là các đường kẻ đậm, nếu nhận câu lệnh
phải đi qua bức tường thì hải ly sẽ đứng yên tại vị trí đó để chờ câu lệnh tiếp theo.
Hỏi trong các câu lệnh sau, câu lệnh nào là ngắn nhất có thể giúp Natasha đưa rô
bốt đến ô chứa hình sao?
(A) DOWN – LEFT – DOWN – LEFT – UP – UP.
(B) RIGHT – UP – UP – LEFT – LEFT
(C) RIGHT – UP – RIGHT – UP – LEFT – LEFT
(D) UP – RIGHT – UP – LEFT – LEFT
Câu 14. Ảnh trong máy tính được lưu trữ trên một lưới vuông, mỗi hình vuông
nhỏ được gọi là 1 pixel. Trong khi đó một đoạn phim trong máy tính được lưu trữ
bằng một dãy các ảnh như vậy.
Đề thi chính thức năm 2020 139

Ví dụ như trong hình trên là một đoạn phim ghi lại chuyển động của hình vuông 10
× 10 trong một khung kích thước 20 × 20. Mỗi hình ảnh cần 20 × 20 = 400 pixels
để lưu trữ. Đoạn phim có 11 bức ảnh nên cần tới 400 × 11 = 4400 pixels để lưu trữ.
Tuy nhiên mỗi bức ảnh trong đoạn phim chỉ khác với bức ảnh liền trước nó ở một
vài chi tiết. Do đó để tiết kiệm dung lượng lưu trữ, người ta chỉ cần lưu trữ bức ảnh
đầu tiên và những thay đổi trong bức ảnh tiếp theo so với bức ảnh liền trước. Hỏi
khi đó cần bao nhiêu pixels để lưu trữ đoạn phim trên?

(A) 400 (B) 780


(C) 1100 (D) 4000

Câu 15. Sáu con mèo đang tới bữa tiệc của đàn chuột bằng cách nhảy qua các đảo
trên sông. Những con mèo chỉ có thể nhảy sang hòn đảo liền kề. Chúng không thể
nhảy theo đường chéo cũng như nhảy vào hoặc nhảy qua các đảo chìm trên sông.
Mỗi con mèo sẽ dừng trên đảo đúng 1 phút trước khi nhảy sang một đảo trống khác.
Thời gian nhảy không đáng kể. Nếu xung quang không có đảo trống, mèo phải ở lại
trên đảo thêm 1 phút nữa.

Hỏi cần ít nhất bao nhiêu phút để tất cả 6 con mèo đến được bữa tiệc của đàn chuột?

(A) 12 (B) 15
(C) 19 (D) 24
140 Đề thi chính thức năm 2020
Chương 8

Hướng dẫn giải đề thi năm 2020

8.1 Hướng dẫn giải đề thi cấp độ 1

Câu 1. Chọn đáp án (C).


Dựa vào quy tắc được đưa ra, ta thấy rằng các bạn Alan, Don, Fraces và Robin
không được gọi là “thần tượng” vì các bạn ấy đã theo dõi những người khác. Sau đó,
ta kiểm tra người còn lại là Grace và nhận thấy bạn ấy chính là thần tượng trong
nhóm bạn này.
Câu 2. Chọn đáp án (B).
Một cách tự nhiên, ta nhận thấy hải ly nên đi đến vị trí (2) đầu tiên và sau đó
đến vị trí (3). Sau đó, hải ly có thể đi đến (1) - (4) hoặc ngược lại đều được, độ
dài đường đi ngắn nhất trong cả hai cách đi đó là như nhau. Như vậy quãng đường
ngắn nhất để hải ly có thể đi qua các vị tí (1), (2), (3) và (4) là 1000 mét.
Câu 3. Chọn đáp án (C).
Hải ly có tất cả 12 quả bóng nhưng chỉ có thể đóng hộp tối đa được 10 quả, bao
gồm 3 quả bóng to, 2 quả bóng trung bình và 5 quả bóng nhỏ.
Câu 4. Chọn đáp án (D).
Trong câu hỏi này, chúng ta nên sử dụng phương pháp thử chọn và loại trừ. Trước
hết, ta chỉ ra được rằng nhóm người tuyết số 1 (ở trên cùng) phải chọn nhóm mũ
thứ 3. Sau đó lần lượt chỉ ra được nhóm mũ tương ứng với hai nhóm người tuyết
còn lại là nhóm 1 và nhóm 2. Từ đây ta có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.
Câu 5. Chọn đáp án (C).
Lần lượt xét từng bức tranh theo quy tắc đã cho, ta thấy số màu của lớp màu bên
dưới có xuất hiện trong mỗi bức tranh lần lượt là 4, 2, 3 và 4. Như vậy chỉ có bức
tranh (C) thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Câu 6. Chọn đáp án (B).
Hải ly cần đưa các khối lập phương 1, 2 và 5 về đúng vị trí. Bạn ấy có thể sắp xếp
lại dãy khối lập phương với ít nhất 8 bước đổi chỗ như sau:
53412 → 35412 → 34512 → 34152 → 31452 → 13452 → 13425 → 13245 → 12345

141
142 Hướng dẫn giải đề thi năm 2020

Câu 7. Chọn đáp án (C).


Chúng ta có thể thực hiện lần lượt hoặc thử xem xét từng lựa chọn để đưa ra câu
trả lời đúng cho câu hỏi này.

Câu 8. Chọn đáp án (A).


Kể từ lúc 11:05, để đi đến trạm D, hải ly chỉ có thể đi theo chuyến 3 hoặc đi theo
chuyến 5 và chuyến 2 (đổi chuyến tại C). Thời gian đi đến trạm D theo hai cách đó
lần lượt là 13:00 và 12:00. Như vậy hải ly có thể đi đến trạm D sớm nhất vào lúc
12:00.

Câu 9. Chọn đáp án (D).


Chỉ có cách trải bàn (D) thỏa mãn các điều kiện được đưa ra. Các cách trải (A)
và(B) không thỏa mãn việc xen kẽ màu các thảm trải bàn; còn cách trải (C) không
thỏa mãn điều kiện sử dụng các loại hoa.

Câu 10. Chọn đáp án (A).


Lần lượt thực hiện các bước thay đổi khi ấn nút, ta có dãy các thành phần có trong
cốc (theo thứ tự từ dưới lên trên) qua các giai đoạn như sau:

L → LC → LCD → LC → L → LI → LIO → LI

Như vậy thành phần xếp thứ hai từ trên xuống khi đó là thành phần L.

Câu 11. Chọn đáp án (B).


Ta có thể sử dụng thuật toán vết dầu loang để đếm số cách khác nhau mà hải ly có
thể đi về nhà như hình minh họa bên dưới.

Câu 12. Chọn đáp án (B).


Ta có thể lần lượt chỉ ra cách tô màu cho từng dòng theo dãy được cho hoặc thử
chọn từng hình ảnh để đưa ra câu trả lời đúng cho câu hỏi này.
Hướng dẫn giải đề thi năm 2020 143

Câu 13. Chọn đáp án (B).


Ta lần lượt xem xét các lựa chọn được đưa ra và thấy rằng chỉ có hai cách làm (A)
và (B) dẫn đến kết quả cả 3 bóng đèn được bật sáng. Trong hai cách làm này, ta
thấy (B) là cách làm nhanh hơn nên đó chính là câu trả lời đúng cho câu hỏi này.

Câu 14. Chọn đáp án (C).


Vì trong số 5 bạn hải ly này có 2 hải ly nam không ngồi cạnh nhau và 2 hải ly nữ
không ngồi cạnh nhau nên có thể chỉ ra được rằng chắc chắn có nhiều hơn một bạn
hải ly nam ngồi cạnh hải ly nữ. Từ đây ta suy ra phóng viên Y đã nói dối và các
phóng viên X, Z đã nói thật. Sau đó, ta chỉ ra được thứ tự của 5 bạn hải ly đó là
nữ - nam - nữ - nam - nữ và đưa ra được câu trả lời bạn ngồi giữa là một hải ly nữ.

Câu 15. Chọn đáp án (A).


Một cách đơn giản, ta có thể lần lượt xem xét từng lựa chọn và thấy rằng chỉ có
một thứ tự xuất phát duy nhất thỏa mãn để có thứ tự WGWGWG ở cổng ra là WWGWGG.
144 Hướng dẫn giải đề thi năm 2020

8.2 Hướng dẫn giải đề thi cấp độ 2

Câu 1. Chọn đáp án (B).


Để trả 13 xu, các bạn hải ly sẽ phải dùng ít nhất 3 đồng, gồm một đồng 8 xu, một
đồng 4 xu và một đồng 1 xu.
Câu 2. Chọn đáp án (C).
Ta nhận thấy chỉ có 4 trong 6 bạn có tên chứa chữ cái G hoặc I là NICOLE, KEVIN,
KRISTINA và EDGAR. Trong 4 bạn đó, chỉ duy nhất một người có tên thỏa mãn
hai điều kiện còn lại là KRISTINA.
Câu 3. Chọn đáp án (B).
Ta nhận thấy hải ly đã không sử dụng con dấu B vì nếu ngược lại, trong hình nhận
được chắc chắn phải có một phần hình vuông cỡ nhỏ. Sau đó, ta dễ dàng chỉ ra được
cách sử dụng các con dấu còn lại để tạo được hình 3 và đi đến kết luận cuối cùng.
Câu 4. Chọn đáp án (C).
Lần lượt xét từng bức tranh theo quy tắc đã cho, ta thấy số màu của lớp màu bên
dưới có xuất hiện trong mỗi bức tranh lần lượt là 4, 2, 3 và 4. Như vậy chỉ có bức
tranh (C) thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Câu 5. Chọn đáp án (A).
Có tất cả 3 tòa tháp đặc biệt. Hình dưới đây chỉ ra vị trí của 3 tòa tháp đó.

Câu 6. Chọn đáp án (D).


Trước hết, ta nhận thấy có thể chỉ ra cách đổi chỗ các con mèo hai lần để nhận
được các thứ tự (A), (B), (C). Với thứ tự (D), ta thấy hai con mèo ở vị trí 3 và 4
lần lượt được đổi sang vị trí 1 và 2. Để làm được điều đó với hai lần đổi chỗ, ta chỉ
có thể thực hiện đổi hai cặp vị trí là (1;3) và (2;4). Tuy nhiên kết quả nhận được
khi đó cũng không phải là thứ tự (D). Do đó ta kết luận không thể nhận được thứ
tự (D) với hai lần đổi chỗ các con mèo.
Hướng dẫn giải đề thi năm 2020 145

Câu 7. Chọn đáp án (C).


Chúng ta có thể thực hiện lần lượt hoặc thử xem xét từng lựa chọn để đưa ra câu
trả lời đúng cho câu hỏi này.

Câu 8. Chọn đáp án (A).


Ta lần lượt giải mã từng chữ cái theo bảng quy tắc và nhận được kết quả dãy kí tự
ban đầu tương ứng với dãy LOVEWATER

Câu 9. Chọn đáp án (B).


Ta có thể lần lượt chỉ ra cách tô màu cho từng dòng theo dãy được cho hoặc thử
chọn từng hình ảnh để đưa ra câu trả lời đúng cho câu hỏi này.

Câu 10. Chọn đáp án (D).


Cách sắp xếp (D) là không phù hợp vì thạch sùng có thể ăn thịt sâu.
146 Hướng dẫn giải đề thi năm 2020

Câu 11. Chọn đáp án (C).


Không mất tính tổng quát, ta có thể chọn vị trí cho Alice là một trong tám vị trí
ban đầu. Sau đó, lần lượt sử dụng các gợi ý được đưa ra, ta có thể suy luận và chỉ
ra được thứ tự ngồi của các bạn nhỏ như trong hình minh họa bên dưới.

Câu 12. Chọn đáp án (B).


Một cách đơn giản, ta lần lượt xem xét từng thứ tự được đưa ra và nhận thấy rằng
trong số đó chỉ các thứ tự (A), (C) và (D) mới có thể giúp các nhà hóa học hoàn
thành công việc của mình.
Câu 13. Chọn đáp án (C).
Hướng dẫn giải đề thi năm 2020 147

Từ các quy tắc được đưa ra, ta chỉ ra được rằng trong số 13 quả bóng có đúng 5
quả bóng ở vị trí nguy hiểm như hình minh họa bên dưới.

Câu 14. Chọn đáp án (D).


Để ý rằng khi hải ly thực hiện thay đổi trạng thái của một đồng xu thì chỉ có hàng
và cột chứa nó bị thay đổi tổng số mặt hình ngôi sao. Ta lần lượt kiểm tra và nhận
thấy rằng có một hàng, một cột có một số lẻ mặt hình ngôi sao là hàng 6 và cột D.
Từ đây có thể kết luận rằng đồng xu đã bị hải ly thay đổi trạng thái là đồng D-6.

Câu 15. Chọn đáp án (D).


Khi có thêm 3 quả bóng khác lần lượt rơi xuống, trạng thái của các thanh ngang sẽ
lần lượt thay đổi như dưới đây:

0010 → 0011 → 0100 → 0101.

Mở rộng hơn, chúng ta có thể nhận thấy rằng dãy trạng thái của các thanh ngang
tương ứng với một số nhị phân và mỗi quả bóng rơi xuống sẽ làm giá trị của dãy đó
tăng thêm một đơn vị.
148 Hướng dẫn giải đề thi năm 2020

8.3 Hướng dẫn giải đề thi cấp độ 3

Câu 1. Chọn đáp án (D).


Để tiết kiệm thời gian, ta cần sắp xếp để thời gian nghỉ của các bạn là ít nhất có
thể. Hai bạn hải ly có thể hoàn thành các món bánh sớm nhất vào lúc 3:00. Hình
dưới đây minh họa cách sắp xếp thứ tự để có được điều đó.

Câu 2. Chọn đáp án (C).


Ta có thể lần lượt xét các cách để xuất phát từ S và đi qua mỗi điểm đúng một lần
để thấy rằng hải ly có thể đi được quãng đường dài nhất là 25 (đơn vị độ dài).

Câu 3. Chọn đáp án (A).


Có tất cả 3 tòa tháp đặc biệt. Hình dưới đây chỉ ra vị trí của 3 tòa tháp đó.
Hướng dẫn giải đề thi năm 2020 149

Câu 4. Chọn đáp án (C).


Dựa vào các điều kiện được đưa ra, ta chỉ ra đường đi ngắn nhất của rô bốt và xác
định được thời gian cần thiết để giải cứu cả 3 bạn hải ly là 21 phút.

Câu 5. Chọn đáp án (A).


Muốn lấy được xe I ra khỏi bãi đỗ, người lái xe phải đẩy xe N và xe O hoặc xe M.

Câu 6. Chọn đáp án (D).


Trong bốn chiếc khăn được đưa ra, chỉ chiếc khăn (D) có thể được tạo ra bằng chiếc
máy ban đầu.

Câu 7. Chọn đáp án (B).


Theo cách làm việc của Mirko, bạn ấy sẽ lựa chọn đóng gói 20kg dưa hấu với 4 quả
có khối lượng lần lượt là 8kg, 4kg, 7kg, 1kg.

Câu 8. Chọn đáp án (C).


Từ các quy tắc được đưa ra, ta chỉ ra được rằng trong số 13 quả bóng có đúng 5
quả bóng ở vị trí nguy hiểm như hình minh họa bên dưới.
150 Hướng dẫn giải đề thi năm 2020

Câu 9. Chọn đáp án ().


Dãy giá tiền mà hải ly có thể mua được với những tờ tiền của mình theo thứ tự từ
lớn đến bé là 11111, 11110, 11101, 11100, 11011, 11010, . . . . Như vậy giá của chiếc
máy tính mà hải ly đã chọn được xếp ở vị trí thứ 6. Lưu ý rằng ta có thể tìm được
kết quả cho câu hỏi này thông qua phép tính nhị phân 11111(2) − 11010(2) + 1 = 6.
Câu 10. Chọn đáp án (D).
Cách sắp xếp (D) là không phù hợp vì thạch sùng có thể ăn thịt sâu.

Câu 11. Chọn đáp án (B).


Hướng dẫn giải đề thi năm 2020 151

Trước hết, ta nhận thấy rằng tổng số cây lúa trong các hàng và trong các cột phải
bằng nhau. Từ đây có thể thấy các báo cáo (A) và (D) là không hợp lý. Sau đó, ta
tìm cách sắp xếp các cây lúa mì vào các ô theo báo cáo (B) và (C). Tuy nhiên, chỉ
báo cáo (B) có thể chỉ ra được cách trồng lúa mì thỏa mãn. Đây chính là câu trả lời
đúng cho câu hỏi này.

Câu 12. Chọn đáp án (D).


Có thể có tối đa 7 con kiến đi tới được đảo F sau 3 phút. Bảng dưới đây mô tả số
lượng các con kiến ở mỗi đảo tại các thời điểm trong khoảng thời gian đó.

Đảo A Đảo B Đảo C Đảo D Đảo E Đảo F


Ban đầu 10 0 0 0 0 0
Sau 1 phút 1 3 3 0 3 0
Sau 2 phút 0 2 2 1 2 3
Sau 3 phút 0 0 1 1 1 7

Giải thích:

ˆ Phút thứ 2: Có một con kiến từ A đến B, một con kiến từ B đến C, một con
kiến từ B đến F, hai con kiến từ C đến F và một con kiến từ E đến D.

ˆ Phút thứ 3: Có 4 con kiến từ các đảo B, C, D di chuyển đến F.

Câu 13. Chọn đáp án (A).


Lần lượt cho các chú mèo di chuyển theo đường đi ngắn nhất có thể được, ta thấy
rằng cả 6 chú mèo sẽ cùng nhau đến bữa tiệc trong thời gian ngắn nhất là 12 phút.

Câu 14. Chọn đáp án (C).


Hải ly Tara có thể thu được nhiều nhất 10 đồng xu khi trở về nhà.
152 Hướng dẫn giải đề thi năm 2020

Câu 15. Chọn đáp án (D).


Khi có thêm 3 quả bóng khác lần lượt rơi xuống, trạng thái của các thanh ngang sẽ
lần lượt thay đổi như dưới đây:

0010 → 0011 → 0100 → 0101.

Mở rộng hơn, chúng ta có thể nhận thấy rằng dãy trạng thái của các thanh ngang
tương ứng với một số nhị phân và mỗi quả bóng rơi xuống sẽ làm giá trị của dãy đó
tăng thêm một đơn vị.
Hướng dẫn giải đề thi năm 2020 153

8.4 Hướng dẫn giải đề thi cấp độ 4

Câu 1. Chọn đáp án (A).


Ta có thể quan sát các hình minh họa của 4 loại bánh kẹp và suy luận để chỉ ra
hình ảnh của các nguyên liệu. Chiếc bánh đầu tiên (A) là chiếc bánh được làm từ
các nguyên liệu A, E và F.

Câu 2. Chọn đáp án (D).


Jenny cần ít nhất 7 lượt di chuyển để được kết quả như hình bên phải. Đầu tiên,
bạn ấy phải di chuyển 2 quả bóng trắng sang cột C, sau đó di chuyển bóng đen từ
B sang A rồi lần lượt đưa các quả bóng trắng, bóng đen và bóng xám về cột A.

Câu 3. Chọn đáp án (C).


Ta nhận thấy rằng hiện tại có tất cả 15 đường bay. Để đảm bảo việc di chuyển qua
lại giữa 8 thành phố cần có ít nhất 7 đường bay. Do đó, hãng hàng không có thể bỏ
tối ta 8 đường bay để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 4. Chọn đáp án (C).


Từ các quy tắc được đưa ra, ta chỉ ra được rằng trong số 13 quả bóng có đúng 5
quả bóng ở vị trí nguy hiểm như hình minh họa bên dưới.
154 Hướng dẫn giải đề thi năm 2020

Câu 5. Chọn đáp án (B).


Ta có thể lần lượt suy luận ngược từ cuối kết hợp thử chọn để chỉ ra được thứ tự
màu sắc hợp lý cho các mảnh thủy tinh. Câu hỏi này có liên quan đến mô hình các
cổng logic - một chủ đề thú vị và có nhiều ứng dụng trong công nghệ và kỹ thuật.

Câu 6. Chọn đáp án (C).


Không mất tính tổng quát, ta có thể chọn vị trí cho Alice là một trong tám vị trí
ban đầu. Sau đó, lần lượt sử dụng các gợi ý được đưa ra, ta có thể suy luận và chỉ
ra được thứ tự ngồi của các bạn nhỏ như trong hình minh họa bên dưới.
Hướng dẫn giải đề thi năm 2020 155

Câu 7. Chọn đáp án (C).


Các bạn hải ly sử dụng đúng nhà kho như lúc đầu là những bạn có số thứ tự khi
chia cho 5 và 6 thì có cùng số dư. Hơn nữa, số thứ tự của các bạn hải ly là các số
nguyên dương trong khoảng từ 1 đến 42 và ta chỉ ra được rằng có đúng 10 bạn thỏa
mãn yêu cầu đề bài là các bạn có số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 31, 32, 33, 34, 35.
Câu 8. Chọn đáp án (D).
Để ý rằng khi hải ly thực hiện thay đổi trạng thái của một đồng xu thì chỉ có hàng
và cột chứa nó bị thay đổi tổng số mặt hình ngôi sao. Ta lần lượt kiểm tra và nhận
thấy rằng có một hàng, một cột có một số lẻ mặt hình ngôi sao là hàng 6 và cột D.
Từ đây có thể kết luận rằng đồng xu đã bị hải ly thay đổi trạng thái là đồng D-6.
Câu 9. Chọn đáp án (A).
Từ quy tắc hoạt động của máy, ta chỉ ra được dãy biến đổi cho từ CONTEST như
bên dưới và đi đến kết luận cuối cùng.
STORAGE → TORAGE → OTAREG → GERATO.
Câu 10. Chọn đáp án (C).
Dựa vào các câu lệnh, ta có thể chỉ ra được cách tạo ra các dãy (A), (B), (D) và lập
luận để khẳng định rằng dãy (C) không thể tạo được theo các quy tắc đó.
Câu 11. Chọn đáp án (B).
Trước hết, ta nhận thấy rằng tổng số cây lúa trong các hàng và trong các cột phải
bằng nhau. Từ đây có thể thấy các báo cáo (A) và (D) là không hợp lý. Sau đó, ta
tìm cách sắp xếp các cây lúa mì vào các ô theo báo cáo (B) và (C). Tuy nhiên, chỉ
156 Hướng dẫn giải đề thi năm 2020

báo cáo (B) có thể chỉ ra được cách trồng lúa mì thỏa mãn. Đây chính là câu trả lời
đúng cho câu hỏi này.

Câu 12. Chọn đáp án (D).


Có thể có tối đa 7 con kiến đi tới được đảo F sau 3 phút. Bảng dưới đây mô tả số
lượng các con kiến ở mỗi đảo tại các thời điểm trong khoảng thời gian đó.
Đảo A Đảo B Đảo C Đảo D Đảo E Đảo F
Ban đầu 10 0 0 0 0 0
Sau 1 phút 1 3 3 0 3 0
Sau 2 phút 0 2 2 1 2 3
Sau 3 phút 0 0 1 1 1 7
Giải thích:
ˆ Phút thứ 2: Có một con kiến từ A đến B, một con kiến từ B đến C, một con
kiến từ B đến F, hai con kiến từ C đến F và một con kiến từ E đến D.
ˆ Phút thứ 3: Có 4 con kiến từ các đảo B, C, D di chuyển đến F.
Câu 13. Chọn đáp án (D).
Lần lượt xem xét các khả năng có thể xảy ra với từng câu lệnh, ta thấy rằng chỉ có
ba câu lệnh (A), (C) và (D) chắc chắn giúp rô bốt đến được vị trí hình ngôi sao.
Trong ba câu lệnh đó, câu lệnh (D) là ngắn nhất.
Câu 14. Chọn đáp án (B).
Để ý rằng mỗi lần hình vuông di chuyển đều kéo theo 38 pixel bị thay đổi trạng
thái. Do đó số pixel ít nhất cần lưu trữ là 400 + 10 × 38 = 780 (pixel).
Câu 15. Chọn đáp án (A).
Lần lượt cho các chú mèo di chuyển theo đường đi ngắn nhất có thể được, ta thấy
rằng cả 6 chú mèo sẽ cùng nhau đến bữa tiệc trong thời gian ngắn nhất là 12 phút.
Tài liệu tham khảo

[1] ....

157

You might also like