You are on page 1of 134

SPECIAL

EDITION

BILINGUAL FACTS
NỘI DUNG CÁC KỲ TẠP CHÍ
KỲ 1: Những câu hỏi về việc nuôi dạy trẻ
song ngữ (Part 1)
KỲ 2: Những câu hỏi về việc nuôi dạy trẻ
song ngữ (Part 2)
KỲ 3: Những câu hỏi về việc nuôi dạy trẻ
song ngữ (Part 3)
KỲ 4: Lời khuyên chung cho các bậc phụ
huynh đang dạy con song ngữ
KỲ 5: Làm thế nào để trẻ phát triển ngôn
ngữ thứ nhất?
KỲ 6: Đơn ngữ, song ngữ và sự phát triển
khả năng đọc viết
KỲ 7: Nói hai ngôn ngữ có thể làm chậm
quá trình lão hóa của bộ não
KỲ 8: Những hiểu lầm về song ngữ và song
ngữ ở trẻ em
KỲ 9: Những lợi ích về não bộ ở trẻ song ngữ
KỲ 10: Một vài hiểu lầm thường gặp về song
ngữ
BILINGUAL
FACTS
AN E-MAGAZINE FOR PARENTS
EPISODE 1

NHỮNG CÂU HỎI VỀ


VIỆC NUÔI DẠY

Trẻ song ngữ

ANTONELLA SORACE, BOB LADD. RAISING BILINGUAL CHILDREN.


THE LINGUISTIC SOCIETY OF AMERICA.
Tại sao ba mẹ muốn nuôi dạy
trẻ song ngữ ?

Có rất nhiều lí do, nhưng có 2 lí do


chính là:

Ba mẹ nói những ngôn ngữ


khác nhau (Ví dụ: mẹ người Việt,
ba người Mỹ)

Ba mẹ nói chung 1 ngôn ngữ,


nhưng sống trong một cộng
đồng nói bằng ngôn ngữ khác
(Ví dụ: Ba mẹ người Việt Nam
sống ở Mỹ)

Trong trường hợp đầu tiên, cả ba


và mẹ hẳn là đều mong muốn con
nói ngôn ngữ mẹ đẻ của bản thân,
và đó là trường hợp gia đình song
ngữ (bilingual home).

Với lí do thứ 2, ba mẹ có lẽ muốn


sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình
ở nhà, mặc dù vậy trẻ vẫn cần phải
thích ứng với các hoạt động bên
ngoài, thì đây là trường hợp môi
trường song ngữ (bilingual setting).

1
Liệu trẻ có bị rối
khi nghe 2 ngôn
ngữ cùng lúc ?

Câu trả lời là không.

Trẻ nhỏ nhạy cảm một cách


đáng kinh ngạc với những điểm
khác biệt trong cách người khác
nói chuyện.

Thậm chí khi trẻ chỉ nghe 1 ngôn


ngữ, trẻ cũng có thể nhận thức
một cách nhanh chóng những
điểm khác biệt trong cách nói
chuyện giữa nam và nữ, giữa
cách nói lịch sự và không lịch
sự,...

Đối với trẻ nhỏ, những tình


huống song ngữ chỉ là vấn đề về
sự khác nhau giữa người với
người!

2
Một vài nhà nghiên cứu cho
rằng việc tiếp xúc sớm với 2
ngôn ngữ sẽ gây bất lợi cho
trẻ.

Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã phủ định điều đó,
và có lẽ có nhiều những lợi ích cho việc trở thành song ngữ.
Ngoài việc biết nhiều hơn 1 ngôn ngữ, người song ngữ có suy
nghĩ linh hoạt hơn. ...

3
Thỉnh thoảng sự phát triển song ngữ dẫn đến sự chậm hơn
trong việc phát triển từng ngôn ngữ so với những trẻ phát triển
đơn ngữ.
Một vài trẻ song ngữ khi được 4 tuổi
rưỡi vẫn nói những câu tiếng Anh như
“Where you are?” (sai) thay vì “Where
are you?" (đúng).

Với 1 đứa trẻ đơn ngữ, thì việc nhận


thức để nói “Where are you?” khi được
3,4 tuổi là 1 giai đoạn phát triển bình
thường.

Còn với trẻ song ngữ, việc này chỉ là


tốn thêm chút ít thời gian mà thôi.

4
Liệu trẻ song ngữ có
trộn lẫn ngôn ngữ không?

Cũng giống như một người song ngữ trưởng thành, trẻ em
song ngữ thường sử dụng những từ ngữ của ngôn ngữ này
khi đang nói 1 ngôn ngữ khác (việc này được gọi là chuyển
đổi ngôn ngữ - code switching).

5
Tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là trẻ đang bị rối về việc
lựa chọn ngôn ngữ trong khi
nói.

Trong gia đình song ngữ Italia-


tiếng Anh, có rất nhiều từ vựng
về thực phẩm là tiếng Italia, các
thành viên trong gia đình vẫn
dùng tiếng Italia cho những từ
đó dù họ đang nói chuyện bằng
tiếng Anh (dù có tiếng Anh dùng
cho từ đó).

Ví dụ họ vẫn sử dụng từ pollo


thay vì nói chicken (gà) và sugo
thay vì sauce (nước sốt).

6
Tuy nhiên, khi trẻ nói chuyện với những người đơn
ngữ, trẻ em song ngữ sẽ cẩn thận trong việc chỉ nói
ngôn ngữ phù hợp với người đối thoại.

7
Vậy chúng ta sẽ bắt đầu dạy trẻ
2 ngôn ngữ bằng cách nào?

Điều quan trọng mà ba mẹ Thứ quan trọng nhất trong


phải ghi nhớ đó là đừng thực việc phát triển ngôn ngữ của
sự “dạy” trẻ nói. trẻ là sự tiếp xúc (exposure)
và nhu cầu (need).

8
Nếu trẻ có cơ hội tiếp xúc với
1 ngôn ngữ trong nhiều ngữ
cảnh, nhiều tình huống với
nhiều người khác nhau từ
khi được sinh ra, và nếu trẻ
cảm thấy rằng bản thân
mình cần ngôn ngữ đó để
giao tiếp với thế giới xung
quanh, trẻ sẽ học được ngôn
ngữ đó.

Tương tự, nếu trẻ được tiếp


xúc với 2 ngôn ngữ trong bối
cảnh đa dạng và với nhiều
người khác nhau từ khi được
sinh ra, và đồng thời cảm thấy
cần cả 2 ngôn ngữ để giao tiếp
với những người xung quanh,
trẻ sẽ học cả 2 ngôn ngữ.

9
BILINGUAL FACTS
EPISODE
4

AN E-MAGAZINE FOR PARENTS


LỜI KHUYÊN CHUNG CHO
CÁC BẬC PHỤ HUYNH
ĐANG DẠY CON SONG NGỮ
Hãy trở nên kiên định
Các chuyên gia khuyên rằng
cách tốt nhất để duy trì khả
năng song ngữ của trẻ là ngăn
cách hai ngôn ngữ mà trẻ học,
phân biệt để trẻ hiểu ngôn ngữ
nào sẽ dùng với ai và dùng thế
nào.

Trẻ em với khả năng phát triển


ngôn ngữ bình thường có thể
thông thạo nhiều ngôn ngữ,
bất kể cách thức hay phương
pháp tiếp xúc của trẻ với
những ngôn ngữ đó (Ví dụ: cả
ba và mẹ đều có thể nói hai ngôn
ngữ, hay ba và mẹ mỗi người nói
một ngôn ngữ khác nhau), chỉ
cần cách tiếp cận đó thật rõ
ràng và kiên trì với tần suất
đều đặn.

1
Ví dụ, một đứa trẻ chỉ nói tiếng Tây Ban Nha với bố và chỉ nói
tiếng Anh với mẹ, hoặc chỉ nói tiếng Tây Ban Nha ở nhà và trẻ sử
dụng tiếng Anh ở trường học, đều là những trường hợp hoàn toàn
có thể xảy ra.

Ba mẹ hãy vạch ranh giới rõ Sau khi được ba mẹ chỉ dạy


ràng cho việc ở nơi nào trẻ nên những điều này, trẻ có thể
nói ngôn ngữ nào, và những phân biệt ngữ cảnh và sử dụng
nguyên tắc trong việc dạy trẻ ngôn ngữ thích hợp trong từng
song ngữ nên được tuân theo trường hợp khác nhau.
một cách nghiêm ngặt.

2
Hãy làm cho các bài học
trở nên tự nhiên
Ba mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát tính nhất quán khi dạy ngôn ngữ cho
trẻ nếu ba mẹ xây dựng một môi trường học tập một cách tự nhiên
như cuộc sống thường nhật.

3
Chẳng hạn, nếu ba cảm thấy
thoải mái hơn khi nói tiếng
Trung Quốc với trẻ trong khi
mẹ thì thích nói chuyện với
con bằng tiếng Anh, thì để mỗi
cuộc đối thoại trở nên tự nhiên
hơn, ba mẹ hãy tạo cho trẻ thói
quen chỉ giao tiếp tiếng Trung
với ba và chỉ sử dụng tiếng Anh
với mẹ.

Duy trì tính nhất quán trong


khi trẻ học song ngữ không có
nghĩa là áp đặt quá mức căng
thẳng việc phân chia ngôn
ngữ. Mà ngược lại, tạo niềm
vui tự nhiên giữa ba mẹ và trẻ
trong quá trình giao tiếp sẽ
giúp thúc đẩy quá trình tiếp
thu ngôn ngữ mới của trẻ.

4
Nếu ba mẹ muốn trẻ học một
ngôn ngữ mà trẻ chưa thành
thạo, ba mẹ hãy kiên trì giao
tiếp và dạy trẻ những âm đơn
giản để tạo môi trường ngôn
ngữ thường xuyên.

Ngoài ra, có những phương


pháp khác bao gồm: nhờ người
chăm sóc trẻ hoặc cho trẻ chơi
với bạn thông thạo ngôn ngữ
thứ hai, hoặc cho trẻ xem
video và sách ngoại ngữ.

5
Duy trì sự phát triển ngôn ngữ
của trẻ trong khuôn khổ

Khi xưng hô với trẻ, người lớn


thường tự động đơn giản hóa
lời nói của mình. Tương tự, khi
trẻ học hai ngôn ngữ (bất kể
theo cách đồng thời hay tuần tự),
lượng ngữ pháp mà trẻ được
dạy nên phù hợp với độ tuổi
của trẻ.

Ví dụ, khi trẻ nói “Me juice!”


(Con nước ép!), ba mẹ hãy trả
lời bằng cách hỏi lại một câu
hỏi trong đó ngữ pháp và từ
vựng được mở rộng: “Do you
want a cup of juice” (Con có
muốn một ly nước ép không?).

6
Ngôn ngữ mà ba mẹ dùng để Những phương pháp mà ba mẹ
trả lời cũng tùy thuộc vào quy dùng để dạy trẻ ngôn ngữ thứ
tắc mà ba mẹ đã đặt ra trước nhất cũng có thể áp dụng y hệt
đó trong việc dạy song ngữ cho cho ngôn ngữ thứ hai. Nghe
con. Ví dụ nếu gia đình đã nhạc, âm vị học, xem phim và
thống nhất là sẽ dùng ngôn chơi trò chơi không chỉ giúp
ngữ phụ của trẻ ở nhà, thì khi trẻ cải thiện khả năng ngôn
giao tiếp với trẻ, ba mẹ nên lặp ngữ mà còn đề cao những văn
lại câu nói nhiều lần và tất hóa đặc sắc ở nơi trẻ được nuôi
nhiên là phải đúng. dạy.

7
Hãy khiến con cảm thấy hứng thú

Tạo động lực là chìa khóa


trong việc nuôi dạy trẻ song
ngữ. Mục đích là cho phép trẻ
cảm thấy tự hào hơn và được
khuyến khích. Kể chuyện hoặc
chơi những trò chơi ngôn ngữ
là cơ hội tuyệt vời để trẻ có thể
vừa học vừa chơi và luyện tập
với sự phấn khích, thích thú.

Ngoài ra, ba mẹ có thể chọn


những chủ đề trò chơi liên
quan đến văn hóa và đất nước
khi chơi với trẻ. Hãy mời
những thành viên gia đình
cùng tham gia vào lớp học
song ngữ của trẻ. Ngoài gia
tăng sự đoàn kết trong gia
đình, điều này còn khuyến
khích trẻ khi nhận được sự cổ
vũ từ gia đình.

8
Rất nhiều yếu tố khác có thể làm tăng hoặc giảm mức độ hứng
thú của trẻ trong việc học ngôn ngữ thứ hai. Ví dụ nếu ba mẹ yêu
cầu trẻ “biểu diễn” hay “khoe” lượng kiến thức về ngôn ngữ mới
có thể khiến trẻ cảm thấy ngại và kết quả là tâm lý bé xuất hiện sự
xấu hổ khi nhắc về ngôn ngữ đó.

Sự khích lệ và khen ngợi cho việc bé sử dụng ngôn ngữ mới một
cách tự nhiên sẽ là một bước tiến lớn thúc đẩy bé phát triển hơn
việc dùng ngôn ngữ đó thường xuyên hơn.

9
BILINGUAL FACTS

AN E-MAGAZINE
FOR PARENTS

EPISODE 5
LÀM THẾ NÀO
ĐỂ TRẺ PHÁT TRIỂN
ngôn ngữ thứ nhất?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


STECHUK, R. A., BURNS, M. S., & YANDIAN, S. E. (2006).
BILINGUAL INFANT/TODDLER ENVIRONMENTS:
SUPPORTING LANGUAGE & LEARNING IN OUR YOUNGEST CHILDREN.
A GUIDE FOR MIGRANT & SEASONAL HEAD START PROGRAMS.
ACADEMY FOR EDUCATIONAL DEVELOPMENT.CHICAGO
Phát triển ngôn ngữ có
thể được xem là một
quá trình, hay rõ ràng
hơn, là một chuỗi các
tiến trình.

(Camaioni, 2004)

Trong những bước đầu


tiên của quá trình này, trẻ
có thể giao tiếp nhưng
không chủ định, ví dụ, trẻ
khóc khi đói.

Hành động khóc này


không phải để báo ba mẹ
rằng trẻ đang đói, mà đơn
giản là vì đói nên trẻ quấy
khóc mà thôi. Tuy nhiên,
trong vòng vài tháng, trẻ sẽ
chuyển sang giao tiếp có
chủ định.

1
Ví dụ, trẻ sẽ bắt đầu liên tưởng rằng tiếng khóc của mình sẽ đem
lại kết quả cụ thể nào đó (sau khi khóc trẻ được cho ăn hay được dỗ
dành), và vì thế nên trẻ có xu hướng lặp lại những âm thanh đó vì
một mục đích cụ thể.

Đến khi trẻ khoảng một Ở tuổi thứ hai thì trẻ đã có
tuổi, trẻ bắt đầu chuyển thể dùng từ như một kí hiệu
sang giao tiếp bằng lời bằng hoặc biểu tượng tượng
cách bập bẹ những từ đơn. trưng cho nhiều sự vật, sự
việc.

2
Phát triển ngôn ngữ là kết quả có
được khi trẻ tham gia thường
xuyên vào các hoạt động văn hóa và
xã hội.

Ochs và Schieffelin
(1995, tại Meadows, 1996)

Khi trẻ tham gia vào các hoạt động, trẻ sẽ có


nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với ngôn ngữ.

3
Rogoff - Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công tại Đại học
Harvard (1990) sử dụng thuật ngữ “tham gia dưới sự hướng
dẫn của phụ huynh” để gợi ý rằng sự tham gia của trẻ em
vào các hoạt động văn hóa là “quá trình học đầu tiên trong
tư duy của trẻ”.

Tức là, ba mẹ sẽ hướng dẫn và làm mẫu trước cho trẻ


trong các hoạt động để trẻ có thể bắt chước và làm lại
theo, gọi là “quá trình học việc”.

Để trẻ có thể giao tiếp một cách có chủ đích, ba


mẹ cần chủ động tạo môi trường hỗ trợ trẻ phát
huy việc tự giác giao tiếp.

4
Tất cả đều phụ thuộc vào
"trọng tâm chú ý"

Ví dụ, một người mẹ đang đút trái cây cho con gái 14
tháng tuổi của mình. Trong lúc tạm dừng, đứa trẻ
vươn tay, cầm lên một miếng trái cây và đưa cho mẹ.
Người mẹ mỉm cười, nói "Thank you!" (Cảm ơn con).
Sau khi mẹ nhận lấy miếng trái cây, mẹ sẽ tiếp tục
cho con gái mình ăn.

5
Hoặc, hãy tưởng tượng
cảnh tượng một người cha
cố gắng giao tiếp với cậu
con trai 28 tháng tuổi của
mình trong suốt quá trình
chơi trò giải đố. Cả hai cha
con đều tập trung cao độ
vào tranh xếp hình và
những mảnh ghép chưa sử
dụng.

Đôi khi, trẻ khăng khăng


muốn “do it myself”! (Con
muốn tự làm cái đó!). Tuy
nhiên, có lúc, trẻ lại đến để
“cầu cứu” sự giúp đỡ từ bố
mẹ: “Daddy do this one."
(Ba làm cái này cho con đi).

6
Vậy hai tương tác trên có điểm chung gì?
Trong cả hai ví dụ, ta có thể thấy:

Trẻ luôn tập trung cao độ vào những hoạt


động hay trò chơi cần duy trì thời gian.

Và “trọng tâm chú ý” là


thuật ngữ chỉ những tương
tác giữa ba mẹ và bé để tập
trung dồn sự chú ý của bé
vào hoạt động đó.

7
Vậy tại sao
trọng tâm chú ý
lại quan trọng?

8
Khi ba mẹ có thể dồn trọng tâm chú ý của trẻ vào
một hoạt động nào đó, tức là lúc đó trẻ đang trong
một trạng thái mà trẻ có thể:
Thể hiện những kiến thức trẻ biết
Tiếp thu thông tin hoặc ngôn ngữ mới

9
Trọng tâm chú ý có thể cải
thiện trong bất kì lĩnh vực
phát triển nào của trẻ: thể
chất, nhận thức, cảm xúc và
ngôn ngữ, nhưng việc này
không yêu cầu bé phải sử dụng
lời nói để thể hiện sự tập trung
hay khả năng tiếp thu của
mình.
Paul và Shiffer (1991) tin rằng trọng tâm chú ý không cần lời nói
xảy ra ở độ tuổi càng nhỏ là nền tảng tốt cho sự phát triển ngôn
ngữ nói sau này của trẻ.

10
Do đó, ba mẹ hay giáo viên nên hỗ trợ trẻ phát triển ngôn
ngữ khi trẻ tham gia vào các tương tác nhằm thúc đẩy trọng
tâm chú ý không cần lời nói.

Những tương tác này có thể


được coi là một quá trình -
trong đó trẻ xây dựng sự
hiểu biết về cách thức giao
tiếp cũng như sự hiểu biết
về đồ vật và những người
xung quanh - rất lâu trước
khi trẻ thực sự bắt đầu nói
vào một thời điểm nhất
định!

11
BILINGUAL FACTS
EPISODE 6
AN E-MAGAZINE
FOR PARENTS
Đơn ngữ, song ngữ
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG ĐỌC VIẾT
HỌC
NGÔN NGỮ
TRONG
NĂM ĐẦU ĐỜI
Một trong những khả năng ấn Quá trình này được gọi là “học
tượng nhất của trẻ sơ sinh là ngữ âm” và là một bước quan
khám phá các “thành phần ngữ trọng trong việc tiếp thu ngôn
âm” (phụ âm và nguyên âm) được ngữ, vì quá trình này dự đoán
sử dụng để tạo nên các từ trong một cách đáng tin cậy sự tiến
ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ. bộ của ngôn ngữ cho đến khi
trẻ 30 tháng tuổi (Kuhl và cộng
sự, 2008).

1
Đến khoảng 6 tháng tuổi, trẻ Đến 12 tháng tuổi, khả năng
sơ sinh có khả năng nghe thấy phân biệt âm thanh trong
sự khác biệt giữa phụ âm và ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ cải
nguyên âm cấu thành những thiện đáng kể, trong khi khả
từ phổ biến trong mọi ngôn năng phân biệt âm thanh
ngữ. này lại giảm dần với những
ngôn ngữ không phải ngôn
ngữ bản xứ.

(Kuhl và cộng sự, 2006)

2
Khả năng ban đầu về ngôn
ngữ của trẻ sơ sinh trở nên
cụ thể hơn, thậm chí có thể
giống như của người lớn,
khi chỉ mới 12 tháng tuổi.

3
Nghiên cứu cho thấy học ngữ âm có
thể được thúc đẩy bởi hai quá
trình:
khả năng để ghi nhớ những
âm thanh thường nghe nhất
(một dạng kỹ năng tính toán)
(Saffran, Aslin, & Newport, 1996).
khả năng giao tiếp xã hội của
trẻ (Kuhl, Tsao, & Liu, 2003).

4
Một số bằng chứng cho thấy trẻ
song ngữ vẫn có khả năng phân
biệt được sự khác biệt về ngữ âm
của các ngôn ngữ trên thế giới tại
cùng thời điểm trẻ đơn ngữ đang
thu hẹp nhận thức với âm thanh và
chỉ tập trung vào ngôn ngữ mẹ đẻ
(Ferjan Ramírez và cộng sự, 2016;
Garcia-Sierra và cộng sự, 2011; Petitto
và cộng sự, 2012).

Đây có thể là một lợi thế và là một bằng chứng cho khả
năng thích ứng cao để phù hợp với các thay đổi trong khả
năng học ngôn ngữ mới của trẻ song ngữ.

5
Nghiên cứu cho thấy não bộ trẻ
sơ sinh có khả năng học hai ngôn
ngữ đồng thời. Trẻ học ngôn ngữ
rất nhanh và chất lượng cùng với
số lượng ngôn ngữ mà trẻ tiếp
xúc đóng vai trò quan trọng
trong quá trình tiếp thu này.

6
Trong một nghiên cứu, các nhà
khoa học đã tổ chức một buổi chơi
cho trẻ em 9 tháng tuổi, trong đó
có một gia sư trực tiếp hướng dẫn
trẻ học ngoại ngữ.

Kết quả cho thấy những trẻ em


tham gia thí nghiệm này chỉ mất 6
tiếng để phân biệt âm thanh tiếng
nước ngoài ở mức độ tương
đương với trẻ sơ sinh được tiếp
xúc với ngôn ngữ đó từ khi lọt
lòng.

7
Tuy nhiên, khi các nhà khoa
học thay đổi phương pháp dạy
ngôn ngữ và cho trẻ học thông
qua video hoặc đoạn băng ghi
âm sẵn thì kết quả bất ngờ
chính là quá trình tiếp thu
ngoại ngữ mới không hề diễn
ra và trẻ gần như không học
được gì (Kuhl, Tsao, & Liu,
2003).

8
Các nghiên cứu với trẻ sơ sinh Trẻ nhỏ tiếp thu tốt nhất khi
song ngữ cho thấy sự phát tương tác “một đối một”, khi
triển ngôn ngữ của trẻ liên ba mẹ giao tiếp với bé bằng
quan trực tiếp đến chất lượng “parentese” với giọng nói có
và số lượng lời nói mà trẻ nghe âm sắc cao hơn và kéo dài.
được ở mỗi ngôn ngữ
(Ramírez-Esparza và đồng
nghiệp, 2016).

9
Ở trẻ song ngữ, số lượng lời nói
trẻ nghe được khi tương tác giữa
người với người bằng một ngôn
ngữ cụ thể chỉ liên quan trực
tiếp đến sự phát triển của 1 ngôn
ngữ đó, và ba mẹ hãy yên tâm
rằng nó hoàn toàn không ảnh
hưởng đến sự phát triển của
ngôn ngữ còn lại của trẻ
(Ramírez-Esparza cùng đồng
nghiệp, 2016).

10
Ví dụ, trẻ nghe nhiều tiếng Anh
chuẩn có thể gia tăng sự phát
triển của tiếng Anh, nhưng nó
không ảnh hưởng đến sự phát
triển của tiếng Việt của trẻ.

Có thể nói, sức mạnh của phản


ứng não bộ của trẻ song ngữ đối
với từng ngôn ngữ phản ánh số
lượng và chất lượng ngữ âm mà
trẻ nghe được ở mỗi ngôn ngữ
(Garcia-Sierra và cộng sự, 2011).

11
Tóm lại, ở trẻ em đơn
ngữ và song ngữ, sự phát
triển ngôn ngữ phản ánh
chất lượng và số lượng
lời nói mà trẻ nghe được.
Trẻ tiếp thu tốt nhất
thông qua các tương tác
thường xuyên với ba mẹ
và khi được tiếp xúc với
ngoại ngữ chuẩn hay học
với người bản ngữ.

12
PHÁT
TRIỂN
TỪ VỰNG

NGỮ PHÁP

13
Trẻ nhỏ tiếp xúc với hai ngôn Hơn nữa, quá trình phát triển
ngữ ngay từ khi mới sinh từ vựng và ngữ pháp của trẻ
thường bắt đầu tạo ra những song ngữ không hề khác so
âm tiết đầu tiên và những từ với trẻ em đơn ngữ: các loại từ
đầu tiên ở cùng độ tuổi như mà trẻ học, mối quan hệ giữa
trẻ đơn ngữ. sự phát triển từ vựng và ngữ
pháp trong mỗi ngôn ngữ .

(Conboy & Thal, 2006; Parra, Hoff, & Core, 2011)

14
Tuy nhiên, ảnh hưởng của song ngữ
lên việc hình thành câu và nhận
thức ngôn ngữ thường bị hiểu lầm
là sự chậm trễ trong việc tiếp thu
từ vựng và ngữ pháp ở trẻ.

Mặc dù một số nghiên cứu đã


chỉ ra rằng trẻ song ngữ vẫn
theo kịp các cột mốc ngôn
ngữ trong các độ tuổi tương
tự với trẻ đơn ngữ để có thể
đạt được vốn từ vựng và ngữ
pháp cơ bản, thì một số
nghiên cứu lại nói rằng trẻ
song ngữ có lượng từ vựng ở
mỗi ngôn ngữ ít hơn và tụt
hậu hơn về ngữ pháp so với
trẻ đơn ngữ khi cả hai tham
gia kiểm tra trình độ trên một
ngôn ngữ duy nhất (Hoff và
cộng sự, 2012).

15
Theo nghiên cứu chuyên sâu Trẻ học song ngữ phân chia
cho thấy kỹ năng ngôn ngữ thời gian của trẻ giữa hai
của trẻ em phản ánh số lượng ngôn ngữ, và do đó, trung
ngôn ngữ mà chúng nghe bình, trẻ nghe mỗi ngôn ngữ
được, những phát hiện này ít hơn.
không có gì đáng ngạc nhiên.

16
Tuy nhiên, điều quan trọng là các nghiên
cứu liên tục chỉ ra rằng trẻ em song ngữ
không bị tụt hậu so với trẻ đơn ngữ đồng
trang lứa khi xem xét cả hai ngôn ngữ.

17
Ví dụ:
Lượng từ vựng song
ngữ - khi được kết hợp
trên cả hai ngôn ngữ -
thường bằng hoặc lớn
hơn kích thước từ
vựng của trẻ em đơn
ngữ. Các phát hiện
tương tự cũng được
khẳng định khi tiến
hành các bài kiểm tra
về kiến thức ngữ pháp
(Hoff và cộng sự, 2012;
Hoff & Core, 2013).

18
Giống như trong quá trình
phát triển đơn ngữ, tốc độ
phát triển từ vựng và ngữ
pháp ở trẻ em song ngữ tỉ lệ
thuận với chất lượng và số
lượng lời nói mà trẻ nghe
được ở mỗi ngôn ngữ .
(Place & Hoff, 2011; Ramírez-
Esparza và cộng sự., 2016)

Đồng ý với quan điểm này,


Tiến sĩ Barbara T. Conboy và
cộng sự Mills đã khẳng định:
phản ứng từ não bộ của trẻ em
song ngữ đối với các từ trong
mỗi ngôn ngữ có liên quan
đến trải nghiệm của trẻ với
ngôn ngữ đó. Cụ thể, phần
não đảm nhiệm ngôn ngữ
chiếm ưu thế hơn của trẻ song
ngữ thể hiện các kiểu kích
phát triển hơn so với ngôn
Issue 27 | 234
ngữ kém ưu thế.

19
Học đọc

Đọc là một quá trình phức


tạp có được thông qua
luyện tập, thường phát
triển sau khi trẻ đã học nói
và có thể đặt câu đầy đủ.
20
Các nghiên cứu với trẻ nói Tuy nhiên, khoa học chứng
một ngôn ngữ cho thấy vai trò minh rằng tiếp xúc với hai
quan trọng của ngôn ngữ nói ngôn ngữ làm tăng nhận thức
trong việc đọc và thành công âm vị học, đó là khả năng
trong học tập. Không có gì nhận ra và vận dụng các đơn
ngạc nhiên khi các nghiên cứu vị âm thanh của ngôn ngữ và
thường cho thấy rằng trẻ song là một trong những yếu tố ảnh
ngữ nhập cư có thể hiện kém hưởng tốt nhất về khả năng
hơn so với trẻ em nói tiếng đọc của trẻ (Bilaystok, Luk, &
Anh đơn ngữ trong việc đọc Kwan, 2005; Eviatar & Ibrahim,
hiểu. 2000).

21
Trẻ em song ngữ có được hai hệ
thống âm vị học và do đó, có được
thêm "thực hành" trong việc điều
chỉnh phát âm hai ngôn ngữ.
Đáng quan tâm là, các nghiên cứu
khẳng định một cách đáng tin cậy
rằng các kỹ năng nhận thức âm vị
học ở trẻ em song ngữ giúp trẻ dễ
dàng chuyển từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác (chuyển đổi
ngôn ngữ).

Điều này đã được thử nghiệm


với trẻ nói song ngữ Anh-Tây
Ban Nha (Lindsey, Manis, &
Bailey, 2003), song ngữ Anh-
Pháp (Comeau, Cormier,
Grandmaison, & Lacroix, 1999), và
song ngữ Anh-Trung (Luk &
Bialystok, 2008).

22
BILINGUAL
FACTS
EPISODE 7

AN E-MAGAZINE
FOR PARENTS
NÓI HAI NGÔN NGỮ
CÓ THỂ LÀM CHẬM
quá trình lão hóa
CỦA

BỘ NÃO

Tác giả Ramin Skibba


Kể cả khi bạn thông
thạo hai ngôn ngữ,
việc chuyển ngữ một
cách mượt mà vẫn là
một trở ngại cho người
nói.

Không có gì lạ khi
nhiều người học ngôn
ngữ dùng sai giới từ
trong tiếng Anh hoặc
mất liên kết giữa phần
đầu và phần cuối của
một câu tiếng Đức dài.

"VẬY VIỆC LÀM CHỦ NGÔN NGỮ THỨ HAI


CÓ GIÚP CON NGƯỜI PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
HAY CHỈ LÀM CHÚNG TA THÊM XÁO TRỘN?"

1
Câu hỏi này đã dấy lên một cuộc tranh luận không
hồi kết giữa những nhà ngôn ngữ học và các nhà
tâm lý học kể từ năm 1920, trong khi nhiều chuyên
gia cho rằng trẻ song ngữ có thể bị suy giảm nhận
thức khi lớn lên.

NHƯNG KHOA HỌC THÌ


PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỪNG.

2
Nhà tâm lý học ngôn ngữ
Mark Antoniou từ đại học
Tây Sydney tại Úc cho rằng
song ngữ - hay việc sử
dụng ít nhất hai ngôn ngữ
trong đời sống hằng ngày –
sẽ có lợi cho bộ não của
người nói, đặc biệt là khi
đến tuổi già.

Trong một bài báo gần đây,


ông đã đề cập đến cách tốt
nhất để dạy ngôn ngữ cho
trẻ em và đưa ra bằng
chứng cho thấy việc sử
dụng nhiều ngôn ngữ
thường xuyên có thể giúp
trì hoãn sự khởi phát của
bệnh Alzheimer - hội
chứng suy giảm trí nhớ.

3
Sau đây là
bài phỏng vấn
nhà tâm lý học ngôn
ngữ Mark Antoniou,
đã được chỉnh sửa để
nội dung rõ ràng và dễ
hiểu hơn.
4
Hỏi: Dư luận trái chiều nói gì?

Những phát hiện ban đầu


vào những năm 1960 về lợi
ích của song ngữ đối với chức
năng điều hành đã thu hút
rất nhiều sự chú ý của giới
truyền thông và báo chí.

Hẳn là những lợi ích của


song ngữ đã bị phóng đại
hoặc hiểu sai.

Không phải người học song


ngữ nào cũng có bộ não khỏe
mạnh hơn người chỉ nói một
ngôn ngữ.

5
Hỏi: Dư luận trái chiều nói gì?
Nghiên cứu cho thấy bằng chứng về lợi thế song ngữ ở
trẻ em, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Khi trẻ bước sang tuổi thanh niên, ở độ tuổi 20 chẳng


hạn, sẽ khó khăn hơn để phát hiện được những lợi thế
này.

ĐIỀU NÀY NÓI GÌ VỀ SỰ THOÁI HÓA CỦA NÃO BỘ?

Khi ta còn nhỏ, não bộ sẽ liên tục phát triển, nhưng đến
tuổi trưởng thành thì não bộ đã đến phát triển đến cực
đại, nên song ngữ sẽ không đem lại lợi ích rõ rệt.

6
Hỏi: Việc học một ngôn ngữ
mới có giúp ngăn ngừa tỉ lệ
mắc bệnh Alzheimer không?

Đây là một giả thuyết có


thể tạm thời chấp nhận.
Gần đây, có một nghiên
cứu về việc dạy ngoại ngữ
cho những người từ 65
tuổi trở lên với mục tiêu
thúc đẩy chức năng não
bộ, kể cả khi đó được
xem là một thời điểm khá
muộn.

7
Điều mà các nhà khoa học đang
thử nghiệm là:
Liệu ta có thể giúp người già
bằng cách cho họ học ngôn
ngữ không?
Việc dùng phương pháp tiếp
cận “dùng ngay kẻo mất” có
đem lại lợi ích thật sự?

Những dấu hiệu ban đầu rất đáng


mừng vì các dữ liệu sơ bộ cho
thấy sự khả quan. Có vẻ như việc
học một ngôn ngữ khi lớn tuổi
giúp mang lại nhận thức tích cực
cho người tham gia thí nghiệm.

Hỏi: Việc học một ngôn ngữ mới có giúp ngăn


ngừa tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer không? 8
Hỏi: Việc học một ngôn ngữ mới có
giúp ngăn ngừa tỉ lệ mắc bệnh
Alzheimer không?
Bởi vì việc học và sử dụng ngôn ngữ rất phức tạp – được xem
là hoạt động phức tạp nhất mà con người có thể thực hiện –
và có nhiều cấp độ.

Ngôn ngữ gồm có âm thanh, âm tiết, từ


ngữ, ngữ pháp, câu, cú pháp.

Có rất nhiều điểm ta cần phải lưu ý đến


nỗi việc học ngôn ngữ được cho là một
bài tập luyện cho cả mạng lưới não bộ to
lớn.

Và những vùng não đã qua luyện tập đó


sẽ dần chồng lấn lên các vùng não lão
hóa, từ đó cho thấy sự suy giảm đáng kể
về nhiều bệnh lý thần kinh.
9
Do đó, các
nhà khoa học tin rằng
học ngôn ngữ thứ hai
sẽ là một hoạt động
ưu việt để thúc đẩy
quá trình khỏe lại
của bộ não lão hóa.

10
Hỏi: Lời khuyên gì cho ba mẹ đang nuôi dạy con
theo phương pháp song ngữ?
"BA MẸ HÃY GIỮ KIÊN NHẪN VÀ
CỐ GẮNG KHUYẾN KHÍCH BÉ THẬT NHIỀU."

Trẻ song ngữ có một nhiệm Việc ứng dụng ngôn ngữ thứ
vụ khó khăn hơn so với những hai có thể là một thách thức
trẻ chỉ học một ngôn ngữ duy với những người đang sống ở
nhất. Đó là trẻ phải học hai bộ những đất nước nói ngôn ngữ
từ vựng và hai ngữ điệu. chính (majority language).

11
Hỏi: Lời khuyên gì cho ba mẹ đang nuôi dạy con
theo phương pháp song ngữ?

Và trẻ cần thấy rằng ngôn ngữ là thiết thực và có ích,


nên rất cần thiết để xây dựng một môi trường, nơi có
các sự kiện văn hóa, để trẻ em có thể đắm mình trong
ngôn ngữ thứ hai.

12
Hỏi: Lời khuyên gì cho ba mẹ đang nuôi dạy con
theo phương pháp song ngữ?

Một mối quan tâm khác mà


các bậc cha mẹ đưa ra là lo
lắng rằng con họ có thể đang
bị chứng “trộn ngôn ngữ”.

Trên thực tế, đó là một phần hoàn toàn bình thường trong
sự phát triển song ngữ.

Nói đúng hơn, trẻ không hề nhầm lẫn, mà thay vào đó,
đây là cách để trẻ thể hiện trình độ song ngữ hoặc khả
năng kết hợp các ngôn ngữ của mình.

Bài báo được xuất bản lần đầu


trên tạp chí Knowable.

13
BILINGUAL FACTS
EPISODE 8

AN E-MAGAZINE FOR PARENTS


Những hiểu lầm
về song ngữ

François Grosjean - Giáo sư danh dự và cựu Giám đốc


Phòng thí nghiệm Xử lý ngôn ngữ và giọng nói tại Đại học Neuchâtel (Thụy Sĩ)
Song ngữ là
một hiện tượng hiếm gặp
Sai. Theo ước tính thì có khoảng nửa dân số
trên toàn thế giới là song ngữ, người sử
dụng 2 hoặc nhiều ngôn ngữ. Song ngữ được
tìm thấy ở trên toàn thế giới, mọi tầng lớp và
trong mọi nhóm tuổi.

1
Những người song ngữ
đều sử dụng được 2 hoặc nhiều
ngôn ngữ từ khi còn nhỏ.

Sai. Một người có thể trở thành song


ngữ từ khi còn nhỏ, tuy nhiên cũng có
thể khi là vị thành niên hoặc khi đã lớn.

2
Trên thực tế, có rất
nhiều người trưởng
thành trở thành song
ngữ bởi vì họ chuyển đến
sống ở một quốc gia khác
và họ buộc phải sử dụng
được thêm 1 ngôn ngữ
thứ 2. Theo thời gian, họ
sẽ có thể sử dụng thành
thạo ngôn ngữ thứ 2.

Nhìn chung thì mỗi


người trở thành song
ngữ vì nhu cầu trong
cuộc sống, có thể bao
gồm di cư, giáo dục, kết
hôn với người nước
ngoài, ....

3
Người song ngữ
có lượng kiến thức
dồi dào và cân bằng
giữa các ngôn ngữ.

Sai. Đây là 1 hiểu lầm từ lâu.

Thực tế cho thấy người song ngữ hiểu


ngôn ngữ ở 1 mức độ mà họ cần.

Một vài người song ngữ nổi trội hơn


về 1 ngôn ngữ, người khác có thể
không biết đọc hay viết 1 trong 2 ngôn
ngữ, hoặc số khác thì chỉ có lượng
kiến thức thụ động về 1 ngôn ngữ, và
rất ít người có thể có được sự trôi
chảy tuyệt đối và cân bằng với cả 2
ngôn ngữ.

Điều quan trọng là người song ngữ


cũng rất đa dạng, giống như người
đơn ngữ vậy.
4
Người song ngữ bản chất
có thể dịch được từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác.
Sai. Mặc dù người song ngữ có thể dịch được
những thông tin cơ bản từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác, nhưng họ thường gặp khó khăn
với những lĩnh vực thuộc về chuyên ngành.

5
Những người khác thường phản ứng như
“Nhưng mình nghĩ bạn là song ngữ!”. Thực tế thì
người song ngữ dùng các ngôn ngữ của họ trong
các ngữ cảnh khác nhau, với nhiều người khác
nhau và trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong
cuộc sống.

Trừ khi họ được dạy để trở


thành phiên dịch viên, họ
thường không thể cho ra được
một bản dịch tương đương
hoàn hảo khi dịch từ 1 ngôn
ngữ sang 1 ngôn ngữ khác.

6
Người song ngữ thường
thể hiện cảm xúc của họ
bằng ngôn ngữ thứ nhất.
Sai. Một vài người song ngữ Không có một nguyên tắc nào
học 2 ngôn ngữ cùng lúc và vì được đặt ra do sự phức tạp và
vậy có đến 2 ngôn ngữ “thứ riêng tư về mặt cảm xúc và
nhất”. Và với hầu hết người song ngữ của mỗi người. Một
song ngữ học lần lượt từng số người song ngữ thích sử
ngôn ngữ (học 1 ngôn ngữ trước dụng ngôn ngữ này, nhưng số
và vài năm sau học thêm 1 ngôn khác thì ngược lại, và một vài
ngữ nữa) thì lại không rõ xu thì sử dụng cả 2 ngôn ngữ thể
hướng. thể hiện cảm xúc của mình.

7
Những hiểu lầm
về song ngữ

ở trẻ em

8
Song ngữ
sẽ làm chậm trễ quá trình
tiếp thu ngôn ngữ của trẻ.

Sai. Đây là một hiểu lầm rất phổ


biến. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng quá trình tiếp thu ngôn
ngữ ở trẻ song ngữ không bị chậm
trễ và trì hoãn.

9
Ba mẹ nên nhớ rằng trẻ
song ngữ khác với trẻ đơn
ngữ ở một vài những khía
cạnh (vì trẻ phải học không
chỉ 1 mà là 2 hoặc nhiều ngôn
ngữ), nhưng chắc chắn
không khác gì ở mức độ
tiếp thu ngôn ngữ.

Thêm nữa, số lượng trẻ em


song ngữ mà gặp khó khăn
về ngôn ngữ (ví dụ như
chứng khó đọc – dyslexia)
cũng không nhiều hơn trẻ
đơn ngữ gặp khó khăn
tương tự.

10
Ngôn ngữ nói ở nhà sẽ
gây ảnh hưởng xấu
đến việc học ngôn ngữ
ở trường
(ngôn ngữ khác ngôn ngữ ở nhà)

Sai. Thực ra ngôn ngữ ở nhà có


thể được sử dụng như là nền
tảng về ngôn ngữ cho việc lĩnh
hội nhiều khía cạnh của ngôn
ngữ khác.

Ngôn ngữ ở nhà còn giúp trẻ có


một ngôn ngữ để giao tiếp (với
ba mẹ, người chăm sóc và thậm chí
có thể với giáo viên) trong khi trẻ
đang học thêm 1 ngôn ngữ mới.

11
Nếu ba mẹ muốn trẻ trở thành
song ngữ, ba mẹ nên sử dụng
phương pháp Mỗi người 1 ngôn ngữ

OPOL - One Person One Language

Sai. Có rất nhiều phương


pháp để ba mẹ có thể giúp trẻ
trở thành song ngữ, ví dụ:
1 ngôn ngữ dùng ở nhà, 1
ngôn ngữ nói bên ngoài; để
trẻ học ngôn ngữ thứ 2 khi
trẻ bắt đầu đi học,...

12
Yếu tố chính để trẻ trở thành
song ngữ là SỰ CẦN THIẾT –
NEED. Trẻ phải tự nhận ra,
hầu hết là một cách vô thức,
rằng trẻ cần 2 hoặc nhiều
ngôn ngữ trong cuộc sống
hàng ngày.

Đây là khi phương pháp OPOL


– Mỗi người một ngôn ngữ
thường thiếu hiệu quả do trẻ
có thể nhanh chóng nhận ra
được 1 ngôn ngữ yếu hơn
(thường là ngôn ngữ phụ) không
thực sự cần thiết (những người
chăm sóc trẻ hoặc những thành
viên khác trong gia đình thường
dùng ngôn ngữ chính để nói Một cách tiếp cận tốt hơn là
chuyện, vậy thì tại sao trẻ phải cố tất cả thành viên trong gia
gắng tiếp thu ngôn ngữ phụ là đình sử dụng ngôn ngữ yếu
gì). hơn (ngôn ngữ phụ) ở nhà nếu
có thể để tăng mức độ trẻ tiếp
xúc với ngôn ngữ và đánh dấu
“lãnh thổ chính” cho ngôn
ngữ đó – ở nhà.
13
Trẻ song ngữ sẽ luôn
trộn lẫn ngôn ngữ
với nhau.

Sai. Nếu trẻ song ngữ


giao tiếp trong cả 2 tình
huống: song ngữ và đơn
ngữ, trẻ sẽ học được
cách trộn ngôn ngữ
trong 1 vài tình huống
cụ thể mà thôi.

14
Khi trẻ nói chuyện nói
những người đơn ngữ (ví
dụ như ông bà không nói
được tiếng Anh), trẻ sẽ
nhanh chóng học để nói 1
ngôn ngữ duy nhất.

Mặc dù vậy, một điều quan


trọng là tình huống đó thực
sự xảy ra một cách tự nhiên
(ông bà thực sự không biết
tiếng Anh thay vì là tình
huống “giả vờ” (ba mẹ giả vờ
không biết ngôn ngữ khác)),
như vậy trẻ sẽ cố gắng để nói
chỉ 1 ngôn ngữ nếu trẻ cảm
thấy cần để trò chuyện.

15
Vì thế ba mẹ nên tạo ra cho trẻ những tình
huống đơn ngữ một cách tự nhiên để trẻ chỉ
dùng 1 ngôn ngữ.

16
AN E-MAGAZINE
FOR PARENTS
EPISODE 9

BI LINGUAL
FA CT S
NHỮNG LỢI ÍCH VỀ
não bộ
Ở TRẺ SONG NGỮ
MICHIGAN STATE UNIVERSITY
Tại sao ba mẹ lại muốn Có thể việc này có thể
nuôi dạy con nhỏ học song khiến trẻ bị quá tải nhưng
ngữ trong khi trẻ đang đây là thời điểm mà trẻ có
phải tập trung học ngôn thể tiếp thu ngôn ngữ thứ
ngữ thứ nhất? 2 một cách tự nhiên.

1
Từ 0-3 tuổi, não bộ của trẻ
đặc biệt phù hợp để học
ngôn ngữ thứ 2 vì bộ não
đang ở giai đoạn linh hoạt
nhất. Trẻ có thể học được
ngôn ngữ thứ 2 dễ dàng
như khi trẻ tập đi và học
ngôn ngữ đầu tiên.

Dựa trên bài báo của đại


học Washington, điều tra
dân số Hoa Kỳ cho thấy
27% trẻ em dưới 6 tuổi
hiện đang học thêm 1 ngôn
ngữ khác ngoài tiếng Anh.
Việc học ngôn ngữ thứ 2
cũng không gây bất kì ảnh
hưởng tiêu cực nào với
ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ.

2
Đối với người lớn, chúng ta phải cân nhắc về các cấu
trúc ngữ pháp, nhưng trẻ nhỏ thì có thể tiếp thu âm
thanh, cấu trúc, ngữ điệu và quy tắc của ngôn ngữ thứ 2
một cách dễ dàng.

Cho đến khi trẻ 8 tuổi,


trẻ có thể phân biệt được
sự khác biệt giữa các âm
của ngôn ngữ thứ 2.

3
Bên cạnh đó, trẻ em song
ngữ có độ linh hoạt về mặt
nhận thức vượt trội. Khi trẻ
song ngữ giao tiếp, trẻ phải
chọn lựa 1 ngôn ngữ phù
hợp trong 2, điều này buộc
trẻ phải chú ý và mức độ linh
hoạt của não bộ.

Cho đến khi trẻ 8 tuổi, trẻ có thể phân


biệt được sự khác biệt giữa các âm của
ngôn ngữ thứ 2.

4
TRẺ SONG NGỮ NGỮ GIỎI HƠN TRONG
VIỆC XỬ LÍ CÁC KIỂU CÂU ĐỐ TRÍ TUỆ.

1 nghiên cứu vào năm 2004


thực hiện bởi nhà tâm lí học
Ellen Bialystok và Michelle
Martin-Rhee chỉ ra rằng trẻ
em song ngữ giỏi hơn trong
việc phân loại đồ vật theo
hình dáng và màu sắc khi so
sánh với trẻ em đơn ngữ.

Nghiên cứu này cho thấy trải


nghiệm song ngữ giúp cải
thiện não bộ, từ đó giúp trẻ có
khả năng lên kế hoạch, giải
quyết vấn đề và thực hiện
được các công việc trí óc khác,
bao gồm chuyển sự chú ý thứ
thứ này sang thứ khác và ghi
nhớ thông tin.

5
Việc học song ngữ cũng
giúp phòng tránh bệnh
đãng trí – Alzheimer.

Trung bình thì người song


ngữ sẽ mắc bệnh đãng trí
chậm hơn 4 tháng so với
người đơn ngữ.

5
Ba mẹ cũng ko nên lo lắng
rằng việc học song ngữ sẽ
khiến trẻ bị mất tập trung
hay bị rối giữa 2 ngôn
ngữ.

Ba mẹ hãy nhớ rằng não


bộ của trẻ nhỏ rất linh
hoạt, và khả năng phát
triển của trẻ là vô hạn.

Trẻ em song ngữ học được


rằng cùng là 1 vật nhưng
sẽ có 2 tên gọi khác nhau.

6
Nhiều nghiên cứu cũng
nhiều lần chỉ ra rằng
việc học ngoại ngữ
làm tăng kỹ năng
tư duy phản biện,
khả năng sáng tạo và
sự linh hoạt trong não bộ.

7
AN E-MAGAZINE
FOR PARENTS

EPISODE 10

BILINGUAL
FACTS
MỘT VÀI HIỂU LẦM THƯỜNG GẶP VỀ
song ngữ
Việc mỗi người chỉ nói chuyện
với trẻ song ngữ bằng 1 ngôn ngữ
có phải là tốt nhất?

Có rất nhiều phương pháp


để nuôi dạy trẻ song ngữ,
ví dụ như:
Phương pháp OPOL -
mỗi người 1 ngôn ngữ
Phương pháp nói
ngôn ngữ phụ ở nhà
Phương pháp khung
thời gian và địa điểm

1
Nhiều nhà lí luận thường
ủng hộ phương pháp
OPOL - mỗi người 1 ngôn
ngữ vì họ cho rằng việc
gắn 1 ngôn ngữ với 1
người cụ thể là cách duy
nhất để ngăn trẻ song ngữ
không bị rối và nhầm lẫn.
Tuy nhiên, quan niệm này
được chứng minh là sai vì
không có dẫn chứng nào
cho thấy dấu hiệu trẻ bị
rối khi tiếp xúc song ngữ
từ sớm; và trẻ khi nghe cả
2 ngôn ngữ từ ba và mẹ
thường thành công học
được 2 ngôn ngữ.

Trên thực tế, ba mẹ tốt hơn nên chọn 1 hoặc nhiều


phương pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh gia đình.

2
Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng
ngôn ngữ và lượng ngôn ngữ trẻ tiếp xúc
quyết định sự phát triển song ngữ ở trẻ. Vì
vậy ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ được tiếp xúc
với lượng ngôn ngữ đủ nhiều và có chất lượng
cao với từng ngôn ngữ.

3
Trẻ em song ngữ
có nhiều khả năng Không, trẻ em song ngữ
nhiều khả năng không gặp
gặp khó khăn, khó khăn về ngôn ngữ, có
biểu hiện chậm học hoặc
chậm phát triển được chẩn đoán mắc chứng
rối loạn ngôn ngữ hơn trẻ
hoặc rối loạn ngôn đơn ngữ.

ngữ hơn không?

4
Mặc dù trẻ em song ngữ
thường biết ít từ hơn trong
mỗi ngôn ngữ so với số từ mà
trẻ đơn ngữ biết, nhưng sự
khác biệt rõ ràng này sẽ biến
mất khi ba mẹ cộng số từ trẻ
song ngữ biết trong mỗi
ngôn ngữ với nhau để tạo ra
tổng số lượng từ vựng.

Điều này cho thấy rằng trẻ sơ


sinh song ngữ có lượng từ
vựng tương tự về tổng số từ
khi so sánh với trẻ đơn ngữ.

5
Trẻ em song ngữ cũng
được chứng minh là giỏi
trong việc học các liên kết
từ với đối tượng và thể hiện
khả năng hội thoại tương
tự như trẻ em đơn ngữ.

6
Cảm ơn ba mẹ đã chọn
đồng hành song ngữ cùng con

You might also like