You are on page 1of 12

Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

Dạy con song ngữ

Nội dung

KHÁI NIỆM TRỘN NGÔN NGỮ VÀ CHUYỂN ĐỔI NGÔN NGỮ KHÁC NHAU NHƯ THẾ
NÀO?........................................................................................................................4

HỌC SONG NGỮ CÓ HẠI HAY KHÔNG?....................................................................5

CÁC MỐC PHÁT TRIỂN KHI BÉ BẮT ĐẦU HỌC SONG NGỮ 6

GIAI ĐOẠN MỚI SINH (0-2 THÁNG) 6


Não bộ trẻ sơ sinh (baby) có thể học 2 ngôn ngữ cùng lúc không? 6
Vậy trẻ sơ sinh học ngôn ngữ (language) từ khi nào? ........................................................... 6

GIAI ĐOẠN SƠ SINH (2-12 THÁNG) 6


Khoa học nói gì về việc phát triển song ngữ sớm 6
Liệu học song ngữ có gây bối rối cho trẻ? ..............................................................................6
Nghiên cứu về não bộ trẻ sơ sinh ...........................................................................................7

GIAI ĐOẠN TẬP ĐI (1-4 TUỔI) 7


Khoa học nói gì về việc phát triển song ngữ sớm 7
Học hai thứ tiếng một lúc có được xem là quá mức cho não bộ hay không?.............................. 7
Trẻ sơ sinh song ngữ (Bilingual infants) kiểm soát ngôn ngữ mà chúng nghe được……………….….8
Ba mẹ có nên tránh nói nhiều ngôn ngữ một lúc? ………………………………………………………………...8
Kỹ năng xã hội vượt trội của những người nói song ngữ………………………….….8

GIAI ĐOẠN MẪU GIÁO 9


Khoa học nói gì về việc phát triển song ngữ sớm 9
Học sớm hơn liệu có tốt hơn? …………………………………………………………………………………………… 9
Chuyện gì sẽ xảy ra với trẻ em song ngữ khi trẻ bắt đầu đi học và tiếp xúc với ngôn ngữ cộng
đồng? ………………………………………………………………………………………………………………………………9

CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY CON SONG NGỮ LÀ GÌ?..................................................10

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (DLD)…………………...13

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH HỌC SONG NGỮ CỦA CON 15
Giai đoạn Newborn - Trẻ mới sinh (0-2 tháng tuổi) 15

2
Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

Em bé có phân biệt được màu sắc hay không?............……………………………………………………… .15


Hát cho em bé nghe mỗi ngày có thể giúp chúng phát triển kỹ năng ngôn ngữ………………………16
Giai đoạn Infant - Trẻ sơ sinh (2-12 tháng tuổi) 16
Tại sao đọc sách lại quan trọng? …………………………………………………………………………………….. .16
Âm nhạc ảnh hưởng đến não bộ của bé như thế nào?............................................................17
Nói chuyện với trẻ sơ sinh giúp não bộ chúng phát triển………………………………………………………18
Ba mẹ có nên để trẻ khóc không?.........................................................................................19
Giai đoạn Toddler - Trẻ tập đi (0-3 tuổi) 20
Những lợi ích khi để trẻ chơi đùa………………………………………………………………………………………..20
Lớn lên một cách độc lập: Lời khuyên dành cho cha mẹ của trẻ mới biết đi và hai tuổi…………...22
Những người bạn “tưởng tượng” có thể thúc đẩy sự phát triển của trẻ em………………………….…23
Trẻ nhỏ xem TV: Có lợi hay có hại?.......................................................................................25
Giai đoạn Preschooler - Trẻ mẫu giáo (4-6 tuổi) 26
Có phải chơi điện tử luôn có hại và ảnh hưởng xấu đến trẻ em?..............................................26
Tại sao cha mẹ nên dạy trẻ cách nấu ăn?..............................................................................27

Q&A (CÁC CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI PHỔ BIẾN) 29


1. Làm thế nào để biết trẻ đã tiếp xúc (exposure) đủ với ngôn ngữ?.......................................29
2. Liệu chuyển từ 1 phương pháp sang 1 phương pháp khác hay 1 ngôn ngữ sang 1 ngôn ngữ
khác ở nhà có ổn không? …………………………………………………………………………………………………29
3. Liệu có quy tắc vàng nào mà tất cả gia đình nên sử dụng để nuôi trẻ học nhiều hơn 1 ngôn
ngữ? ………………………………………………………………………………………………………………………………30
4. Liệu có thể nuôi dạy trẻ một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, ngay cả khi ba mẹ không nói
ngôn ngữ hoàn hảo và không có giọng bản địa hoàn hảo (nhưng đủ ổn)?...............................30

REFERENCES (THAM KHẢO)…………………………………………………………………..32

3
Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

Khái niệm Trộn ngôn ngữ và Chuyển đổi ngôn


ngữ khác nhau như thế nào?

Định nghĩa trộn ngôn ngữ (code mixing) và chuyển đổi ngôn ngữ (code switching)

Có nhiều định nghĩa cho 2 thuật ngữ này. Tuy nhiên dựa theo nghiên cứu của Meisel (1995),
thuật ngữ “trộn ngôn ngữ” (code mixing) được sử dụng khi các yếu tố (từ vựng, ngữ pháp,...)
của hai ngôn ngữ được trộn lẫn trong cùng 1 câu. “Chuyển đổi ngôn ngữ” (code switching) là
khi trẻ sử dụng 2 ngôn ngữ khác nhau trong cuộc trò chuyện (2 ngôn ngữ 2 câu khác nhau),
nhưng ngôn ngữ được chọn phù hợp với người đối thoại, bối cảnh hoặc chủ đề của cuộc trò
chuyện, v.v.

Trộn ngôn ngữ (code mixing) và chuyển đổi ngôn ngữ (code switching) là phương thức tự
nhiên của trẻ đa ngôn ngữ (multilingual children)

Theo nghiên cứu của Cruz-Ferreira - Tiến sĩ Đại học Manchester, Vương quốc Anh (2006: 20).
Sự pha trộn ngôn ngữ trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ được xem như 1 chuỗi
hành động tự phát. Ở các giai đoạn sau, với sự tăng lên của mức độ thành thạo ngôn ngữ,
chuyển đổi ngôn ngữ (code switching) và trộn ngôn ngữ (code mixing) sẽ trở nên phức tạp
và quan trọng hơn trong việc nhận dạng hay quyết định sử dụng ngôn ngữ. Như vậy, thông
qua việc sử dụng những ngôn ngữ khác nhau, trẻ em đa ngôn ngữ (multilingual) có nhận
thức rộng hơn về các nguyên tắc sử dụng của ngôn ngữ khác nhau. Nhà nghiên cứu Hoffman
(2001) cũng cho rằng: “Đối với trẻ song ngữ hoặc đa ngữ, việc chuyển đổi giữa các ngôn ngữ
khác nhau là điều bình thường trong khi nói, và chuyển đổi ngôn ngữ (code switching) đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ”.

4
Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

Học song ngữ có hại hay không?

Liệu học 2 ngôn ngữ sẽ tốt cho trẻ sơ sinh?

Một mối quan ngại là vấn đề trộn lẫn ngôn ngữ (code mixing) – dùng lẫn lộn 2 loại ngôn ngữ
trong cùng 1 câu. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trộn lẫn ngôn ngữ là một phần của
sự phát triển ngôn ngữ và nó thậm chí còn là lợi thế của song ngữ khi trẻ có thể tăng khả
năng nhận thức. Song ngữ cũng đem lại một số lợi ích cho trẻ.

- Sự chuyển đổi 2 ngôn ngữ liên tục có thể cải thiện chức năng điều hành của bộ não giúp
trẻ có thể giải quyết công việc nhanh hơn.

- Song ngữ (bilingual) cũng giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ học – có thể giúp việc học ngôn
ngữ thứ 3 dễ dàng hơn.

- Bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức với sự lão hoá và bệnh Alzheimer.

Trẻ em song ngữ có nhiều khả năng gặp khó khăn về ngôn ngữ, học chậm hơn hoặc rối loạn
ngôn ngữ không?

Trong khi trẻ học song ngữ (bilingual children) sẽ có ít từ vựng hơn trẻ học đơn ngữ, nhưng
điều đó sẽ không đúng khi tính tổng lượng từ vựng 2 ngôn ngữ mà trẻ song ngữ (bilingual
children) học được. Cũng giống như trẻ chỉ học 1 ngôn ngữ, trẻ học song ngữ cũng có tỉ lệ
tương đương trong vấn đề khó khăn về ngôn ngữ.

5
Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

CÁC MỐC PHÁT TRIỂN KHI BÉ BẮT ĐẦU HỌC SONG NGỮ

Giai đoạn mới sinh (0-2 tháng)

NÃO BỘ TRẺ SƠ SINH (BABY) CÓ THỂ HỌC 2 NGÔN NGỮ CÙNG LÚC KHÔNG?

Có 1 sự thật là thời gian trẻ còn nhỏ là lúc thích hợp nhất để học ngôn ngữ thứ 2. Trẻ nhỏ
học song ngữ (bilingualism) từ khi sinh ra có thể thành thục cả 2 ngôn ngữ trong khi người
lớn thường mắc kẹt với ngôn ngữ thứ 2 và khó có thể đạt được sự tự nhiên đó.

Vậy trẻ sơ sinh học ngôn ngữ (language) từ khi nào?

Nghiên cứu cho thấy trẻ bắt đầu học về ngữ âm (âm thanh của ngôn ngữ) trước cả khi được
sinh ra. Và giọng của người mẹ là âm thanh dễ nghe thấy nhất mà trẻ khi còn trong bụng mẹ
nghe được. Khi trẻ được sinh ra, trẻ sơ sinh không chỉ nhận ra được sự khác nhau giữa ngôn
ngữ mẹ sử dụng với những ngôn ngữ khác mà còn phân loại được những ngôn ngữ đó.

Khi sinh ra, não bộ trẻ sơ sinh có thể nhận biết được sự khác biệt của tất cả 800 loại ngữ âm
của ngôn ngữ. Như vậy trẻ có thể học được bất cứ ngôn ngữ nào mà chúng có tiếp xúc
(exposure). Từ đó trẻ có thể chỉ ra được ngôn ngữ mà chúng được nghe nhiều nhất.

Giai đoạn sơ sinh (2-12 tháng)

KHOA HỌC NÓI GÌ VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN SONG NGỮ SỚM

Liệu học song ngữ có gây bối rối cho trẻ?

Một vấn đề gây hiểu nhầm cho các bậc cha mẹ là khi trẻ nói cả 2 ngôn ngữ trong cùng một
câu. Việc này được gọi là trộn lẫn ngôn ngữ (code mixing). Và sự thật thì việc trộn lẫn ngôn
ngữ (code mixing) là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển song ngữ
(Pearson, 2008). Các em bé (infants and toddlers) cũng có thể phân biệt các ngôn ngữ khác
nhau. Các bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh đơn ngữ và song ngữ từ 4 tháng tuổi
đều có thể phân biệt được sự khác nhau trong ngôn ngữ người khác đang nói (Weikum et al.,

6
Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

2007). Tuy nhiên, khi được 8 tháng, chỉ có trẻ em học song ngữ mới có thể phân biệt được
trong khi trẻ em đơn ngữ chỉ dừng lại ở sự thay đổi khác biệt trên khuôn mặt của chúng.

Nghiên cứu về não bộ trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh học song ngữ (bilingual) có lượng ngôn ngữ nhiều gấp đôi so với trẻ đơn ngữ
(monolingual), tuy nhiên điều này hoàn toàn không có nghĩa là tốc độ tiếp thu của trẻ sẽ giảm
đi một nửa. Những em bé này sẽ học âm thanh (sound) và từ (words) của cả 2 ngôn ngữ mà
không gặp quá nhiều khó khăn, và cũng sẽ đạt được các cột mốc phát triển ngôn ngữ tương
tự như trẻ đơn ngữ.

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi nghe nhiều hơn 1 ngôn ngữ thể hiện nhiều lợi thế trong sự phát triển
khả năng tập trung chú ý. Nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh (infant) tiếp xúc (expose) với
nhiều hơn 1 ngôn ngữ có khả năng kiểm soát chú ý tốt hơn so với trẻ chỉ có 1 ngôn ngữ. Điều
này nghĩa là việc tiếp xúc với môi trường song ngữ (bilingualism) được coi là yếu tố quan
trọng trong việc phát triển khả năng chú ý từ sớm ở trẻ nhỏ và cũng có thể tạo tiền đề cho
khả năng nhận thức suốt đời của trẻ.

Khi được 11 tháng tuổi, trước khi em bé cất tiếng nói đầu tiên, nghiên cứu đã cho thấy:

- Em bé đến từ gia đình đơn ngữ (monolingual) được luyện để xử lí âm của ngôn ngữ bản địa
(tiếng Anh) chứ không phải là 1 loại ngoại ngữ khác (Tây Ban Nha).

- Em bé đến từ gia đình có song ngữ (bilingual) có khả năng xử lí âm của cả 2 ngôn ngữ
(tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha).

Nghiên cứu cũng chỉ ra bộ não của trẻ sơ sinh được điều chỉnh theo bất kì ngôn ngữ nào
chúng nghe được. Đến 11 tháng tuổi, hoạt động trong não của bé phản ánh ngôn ngữ hoặc
những ngôn ngữ mà chúng đã tiếp xúc.

Giai đoạn tập đi (1-4 tuổi)

KHOA HỌC NÓI GÌ VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN SONG NGỮ SỚM

Học hai thứ tiếng một lúc có được xem là quá mức cho não bộ hay không?

7
Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

Trong một nghiên cứu gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ các quốc gia và từ Đại học
Princeton, báo cáo rằng trẻ em từ 20 tháng tuổi được nuôi dạy trong môi trường song ngữ có
thể xử lý được cả hai ngôn ngữ một cách hiệu quả và chính xác.

Một đề tài nghiên cứu được công bố vào ngày 7 tháng 8 năm 2017 trong cuốn tạp chí chuyên
ngành “Proceedings of the National Academy of Sciences”, đã cho thấy rằng trẻ sơ sinh có
thể phân biệt những từ thuộc những ngôn ngữ khác nhau. “Khi được 20 tháng tuổi, trẻ em
(babies) được tiếp xúc với song ngữ sẽ biết được một chút gì đó về sự khác nhau giữa những
từ trong những ngôn ngữ mà trẻ được học.” Theo Casey Lew-Williams, giáo sư tâm lý học và
đồng giám đốc của Princeton Baby Lab.

Trẻ sơ sinh song ngữ (Bilingual infants) kiểm soát ngôn ngữ mà chúng nghe được

Khi được 1 tuổi, trẻ học song ngữ phân biệt ngôn ngữ thông qua thính giác và các tín hiệu từ
mắt. Từ 2-3 tuổi, trẻ em (toddlers) có những phản ứng thần kinh với sự thay đổi ngôn ngữ.
Sự nhạy cảm với những khác biệt ngôn ngữ trong nhận thức có thể giúp trẻ xây dựng các
cách trình bày riêng của từng ngôn ngữ. Các nghiên cứu hiện tại cho rằng trẻ em trên 2 tuổi
có thể phân biệt rõ ràng được loại ngôn ngữ mà người khác đang sử dụng.

Ba mẹ có nên tránh nói nhiều ngôn ngữ một lúc?

Rất nhiều ba mẹ biết song ngữ vì vậy việc trộn lẫn các ngôn ngữ (code mixing) cũng thường
xảy ra trong các cuộc nói chuyện của họ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ 20 tháng tuổi có thể
nhận biết được câu nói có sự trộn lẫn ngôn ngữ. Nhưng liệu việc tiếp xúc với việc trộn lẫn
ngôn ngữ (code mixing) có gây ảnh hưởng xấu hay không trong việc phát triển ngôn ngữ ở
trẻ nhỏ vẫn chưa được trả lời cụ thể.

KỸ NĂNG XÃ HỘI VƯỢT TRỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI NÓI SONG NGỮ

Nghiên cứu dựa trên nhóm trẻ từ 4-6 tuổi, chỉ ra rằng trẻ em song ngữ giỏi hơn trẻ đơn ngữ
trong việc xem xét và hiểu được quan điểm trong lời nói của người khác. Để hiểu được ai đó
muốn nói gì, người nghe không những phải hiểu về nội dung mà còn phải nhận thức được bối
cảnh xung quanh lời nói. Và trẻ em sống trong môi trường đa ngôn ngữ có nhiều kinh nghiệm
thực tiễn trong việc nhận thức nội dung lời nói vì trẻ phải suy nghĩ xem ai nói ngôn ngữ nào,
phân biệt sự khác nhau về nội dung, thời gian và địa điểm sử dụng ngôn ngữ.

8
Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

Hơn nữa, nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trẻ đơn ngữ chỉ cần thường xuyên có tiếp
xúc với ngôn ngữ khác (tiếp xúc với ông bà nói bằng ngôn ngữ khác) cũng như trẻ song ngữ
(bilingual) có thể hiểu được người khác thực sự muốn nói gì. Dường như việc nuôi dưỡng trẻ
trong một môi trường có nhiều ngôn ngữ là yếu tố thúc đẩy. Một nghiên cứu tương tự trên
trẻ nhỏ từ 14-16 tháng tuổi cũng đưa ra kết quả tương tự.

Giai đoạn mẫu giáo

KHOA HỌC NÓI GÌ VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN SONG NGỮ SỚM

Học sớm hơn liệu có tốt hơn?

Rất nhiều gia đình đã quen với cụm từ “Giai đoạn vàng” để học ngôn ngữ (“Critical period”)
– thời gian tốt nhất để học ngôn ngữ mà được cho là nằm trong khoảng từ 5-15 tuổi. Các nhà
nghiên cứu đều phủ định về giai đoạn đó. Nghiên cứu về song ngữ (bilingualism) đưa ra quan
điểm: “Sớm hơn là tốt hơn” và cho rằng sẽ không có sự ảnh hưởng ở bất kỳ thời điểm học
nào nhưng sẽ có sự suy giảm dần về khả năng học ngôn ngữ theo tuổi tác. Thực tế, bộ não
có thể tiếp nhận ngôn ngữ sớm, và quan trọng hơn là môi trường bên ngoài chính là tác động
để trẻ học được ngôn ngữ sớm hơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra với trẻ em song ngữ khi trẻ bắt đầu đi học và tiếp xúc với ngôn ngữ cộng
đồng?

Nếu một trong những ngôn ngữ của trẻ là ngôn ngữ chung mà cộng đồng sử dụng, thì việc
sử dụng ngôn ngữ đó sẽ được tăng lên đáng kể khi trẻ bắt đầu đi học. Có rất nhiều lý do để
giải thích cho vấn đề đó, bao gồm: Ngôn ngữ này được sử dụng nhiều hơn hẳn so với trước
đây ở nhiều lĩnh vực; ngôn ngữ được sử dụng bởi bạn bè và thầy cô (những người quan trọng
và mới mẻ trong cuộc đời mỗi đứa trẻ); và ngôn ngữ này sẽ là ngôn ngữ cho những bước đi
đầu tiên trong việc học chữ của trẻ. Chỉ cần trong vài tháng, trẻ sẽ nói ngôn ngữ chung này
nhiều hơn và cũng sẽ sử dụng ngôn ngữ này ở nhà (khi làm bài tập về nhà, nói chuyện với
bạn bè...). Trẻ thậm chí có thể cố gắng chỉ dùng ngôn ngữ này khi nói chuyện với ba mẹ để
không bị khác biệt so với bạn bè. Bên cạnh đó, ở độ tuổi từ 6 đến khoảng 13-14 tuổi, nhiều
trẻ sẽ ưu tiên sử dụng ngôn ngữ ở trường hoặc ngôn ngữ mà đa số người sử dụng hơn là
ngôn ngữ thứ hai. Một số trẻ còn có thể từ chối sử dụng ngôn thứ hai để giao tiếp với ba mẹ

9
Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

hoặc các thành viên khác trong gia đình. Do đó, ba mẹ nên cố gắng củng cố ngôn ngữ thứ
hai cho đến khi trẻ thành niên để khả năng song ngữ của chúng có thể được ổn định, cho dù
trẻ có xu hướng sử dụng ngôn ngữ chung nhiều hơn.

Các phương pháp dạy con song ngữ là gì?

Liệu dùng phương pháp 1-người-1-ngôn ngữ cho trẻ em song ngữ có là tốt nhất?

Một phương pháp phổ biến khi nuôi dạy trẻ song ngữ là “1-người-1-ngôn ngữ” (one- person-
one-language). Phương pháp này có tác dụng nhưng vẫn chưa đủ để giúp cho trẻ học song
ngữ thành công. Ba mẹ dù sử dụng phương pháp nào thì trẻ cũng cần có sự tiếp xúc
(exposure) ngôn ngữ đủ nhiều và đủ tốt: con người (1-người-1-ngôn ngữ), địa điểm (1 ngôn
ngữ ở nhà, 1 ngôn ngữ bên ngoài) hoặc thời gian (các ngày xen kẽ trong tuần hoặc buổi
sáng/buổi chiều). Các gia đình nên thường xuyên đánh giá khách quan về những gì con họ
thực sự muốn nghe hàng ngày (thay vì những gì họ muốn con mình nghe) và xem xét điều
chỉnh sử dụng ngôn ngữ khi cần thiết.

François Grosjean - Giáo sư danh dự và cựu Giám đốc Phòng thí nghiệm xử lý ngôn ngữ và
lời nói tại Đại học Neuchâtel (Thụy Sĩ), trong quyển sách “Bilingual: Life and Reality” đã nêu
lên 5 cách để ba mẹ có thể bắt đầu dạy con song ngữ.

1 người - 1 ngôn ngữ (one person- one language)

Khi trẻ đi học, ngôn ngữ chính (majority language) sẽ chiếm ưu thế nếu lượng tiếp xúc
(exposure) với ngôn ngữ phụ (minority language) không đủ. Điều này cũng có thể khiến cho
cuộc sống của ba hoặc mẹ nói ngôn ngữ phụ (minority language) gặp nhiều khó khăn hơn và
có thể gây ra áp lực trong gia đình.

1 ngôn ngữ ở nhà – 1 ngôn ngữ bên ngoài (home – outside the home)

Phương thức được sử dụng bởi hàng triệu người nhập cư. Phương pháp này có nghĩa là mọi
thành viên trong nhà sẽ chỉ nói 1 ngôn ngữ vì vậy trẻ có thể tiếp thu tốt hơn, trẻ sẽ tự khám
phá ngôn ngữ khác ở bên ngoài, khi mà trẻ đi học. Ba hoặc mẹ sẽ phải nói ngôn ngữ thứ 2/
ngôn ngữ phụ (minority language) của họ để đảm bảo trong nhà sử dụng 1 ngôn ngữ đó (nếu
cả ba và mẹ đều nói ngôn ngữ thứ 2 thì hiệu quả sẽ tăng lên 20%). Bên cạnh đó, sau một

10
Mini E-Book (Phần 1)| LANHUONG HP JUNiOR - Tự dạy con học tiếng Anh

thời gian khi trẻ có tiếp xúc nhiều hơn với bên ngoài, gia đình phải tiếp tục đảm bảo lượng
tiếp xúc với 2 ngôn ngữ là cân bằng thông qua việc chỉ sử dụng ngôn ngữ phụ (minority
language) từ bạn bè, người thân và các hoạt động khác.

Học trước 1 ngôn ngữ và dành thời gian sau này để học thêm 1 ngôn ngữ khác (one-language-
first)

Ngôn ngữ đầu tiên thường sẽ là ngôn ngữ phụ (minority language) mà chỉ có ba mẹ sử dụng.
Ba mẹ cũng phải đảm bảo là mọi giao tiếp trong thời gian đầu này cũng được thực hiện bằng
ngôn ngữ đó. Một khi trẻ đã lĩnh hội được ngôn ngữ này, ba mẹ sẽ cho trẻ học thêm 1 ngôn
ngữ khác – ngôn ngữ chính (majority language). Ngôn ngữ chính này (majority language) trẻ
có thể học 1 cách nhanh chóng khi có sự tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Cách này sẽ thành
công nếu gia đình được bao quanh bởi một cộng đồng ngôn ngữ phụ (minority language)
được tổ chức tốt và đủ lớn để trẻ được cung cấp lượng tiếp xúc với ngôn ngữ mà trẻ cần. Nếu
không đảm bảo được điều này, sẽ rất khó để đảm bảo trẻ không học ngôn ngữ chính (majority
language) trước ngôn ngữ phụ (minority language).

Khung thời gian ngôn ngữ (language-time)

Phương pháp này có nghĩa là 1 ngôn ngữ được sử dụng ở 1 khoảng thời gian nhất định (ví
dụ vào buổi sáng) và ngôn ngữ còn lại ở những khung thời gian khác (buổi tối chẳng hạn).
Ba mẹ có thể tiến hành xen kẽ luân phiên trong ngày (ví dụ bên trên) hoặc qua nhiều ngày
(có thể nói 1 ngôn ngữ vào những ngày đầu tuần và ngôn ngữ thứ hai vào những ngày cuối
tuần). Phương pháp này dựa trên yếu tố thời gian khá tuỳ tiện và không phải là quá thành
công.

Phương pháp xen kẽ tự do (free-alternation)

Đây là phương pháp mặc định được sử dụng có chủ ý bởi ba mẹ. Ba mẹ sử dụng cả 2 ngôn
ngữ thay phiên nhau dựa theo các yếu tố: chủ đề, con người, tình huống. Cho đến nay,
phương pháp này là tự nhiên nhất, nhưng ngôn ngữ chính (majority language) sẽ chiếm ưu
thế khi trẻ dành nhiều thời gian ở trường và bên ngoài nhà. Cho dù gia đình sử dụng bất kì
phương pháp nào thì gia đình phải đảm bảo môi trường có thể giúp trẻ nhận ra được sự cần
thiết (Need) của ngôn ngữ cũng như tiếp xúc (Exposure) đủ với cả 2 ngôn ngữ. Trẻ nên
được tiếp xúc (exposure) với những tương tác giữa người với người (nói chuyện, đọc sách
hay chơi cùng trẻ) thay vì các hoạt động gián tiếp từ các thiết bị điện tử. Trong khi đó, sự
cần thiết (need) của ngôn ngữ đến từ rất nhiều nguồn: ngôn ngữ để giao tiếp với các thành
viên trong gia đình, bạn bè, để tham gia các hoạt động trên trường hay để giao tiếp với cộng

11

You might also like