You are on page 1of 38

5000 giờ Stage 4

10000 giờ Stage 5


30000 giờ bản địa

Hướng dẫn giai đoạn 0


Hướng dẫn về phương pháp, tư duy như thế nào cho đúng và học bằng công cụ nào.
Chú thích các từ tiếng Anh trong bài viết:
input: đọc và nghe
output: nói viết
media: sách, truyện, phim...
“1 lĩnh vực nào đó”: chính trị, thể thao, làm vườn, nấu ăn ...
i+1: một câu văn có một từ mới, trên trình hiện tại của bạn 1 xíu.
study: học chủ động
Thuyết hấp thụ ngôn ngữ, chân lý của ngôn ngữ học
Stephen Krashen là nhà ngôn ngữ học nổi tiếng hàng đầu thế giới, theo ông có 2 trường phái học
ngôn ngữ khác nhau đang tồn tại trên thế giới: “hấp thụ ngôn ngữ” và “xây dựng kỹ năng”.
Đầu tiên là phương pháp hấp thụ ngôn ngữ, cách mà chúng ta học tiếng mẹ đẻ (TMD). Chúng ta
không cần phải biết về nguyên tắc ngữ pháp trong TMD. Chúng ta chỉ biết điều đó nghe có
vẻ đúng hay sai mà thôi.
Phương pháp thứ hai là học ngữ pháp và từ mới, gọi cách khác là "xây dựng kỹ
năng". Hầu hết
các phương pháp học ngôn ngữ mới (NNM) trên thế giới hiện tại đều ép người ta phải đi theo
phương pháp "xây dựng kỹ năng". Bằng cách "xây dựng kỹ năng", bạn
có thể dịch từ TMD sang
NNM để nói và viết (output). Đây là một lối đi sai lầm, theo Stephen Krashen, chưa có một
con người nào trên hành tinh này sử dụng ngôn ngữ thành thạo nhờ việc “rèn luyện kỹ
năng".
Lý do là bởi, ngôn ngữ rất cụ thể theo những cách khó đoán. Không thể cứ mãi nhớ về ngữ pháp
và các cụm từ khi đang output. Ngôn ngữ cũng không phải là toán, bạn sẽ không thể 1 + 1 = 2 để
ra câu nói hay câu viết.
May mắn thay, mỗi chúng ta đều được sinh ra với khả năng "hấp thụ ngôn ngữ" một
cách tự nhiên. Cơ chế này không mất đi khi ta trưởng thành. Chúng ta học NNM còn nhanh hơn
nhiều lần trẻ em bởi vì chúng ta có:
"óc phân tích khi trưởng thành" và khả năng hấp thụ ngôn ngữ bẩm sinh của bạn,
cũng như khả năng sử dụng thành thạo các loại công nghệ hiện đại. Kèm theo khả năng đọc sẽ
kéo khả năng nghe lên một cách rất nhanh chóng. Trong khi trẻ em sẽ phải học đọc từ 4 tuổi tới
hơn 10 tuổi thì bạn chỉ mất vài năm luyện tập đúng phương pháp là có thể đọc thành thạo các
loại văn bản cực kỳ khó.
Trẻ em học ngôn ngữ như thế nào?
Trẻ em học bằng cách lấy input từ những người xung quanh, chúng bắt đầu output sau nhiều năm
lắng nghe, nhìn thấy và theo dõi những người xung quanh chúng.
Làm sao để có được sự "tương tác với những người xung quanh"?
Chỉ có một cách là chúng ta đi "đầu thai" vào gia đình sử dụng NNM. Nhưng không
ai làm vậy
cả, bởi vì chúng ta đã có INTERNET, nhờ nó ta có thể truy cập vào các media (anime, manga,
sitcom, sách, báo ...) sử dụng NNM.
Tổng quan về "BẢN ĐỒ REFOLD"
Giai đoạn 1: Xây dựng nền tảng

So với trẻ em ta có thể: lập kể hoạch, học có ý thức (study) và sử dụng các công cụ (Anki,
Migaku Extension, ...)
Giai đoạn này ta sẽ sử dụng flashcards, danh sách từ vựng, sách giải thích ngữ pháp để tăng khả
năng hiểu khi đọc và nghe (input). Và song song với đó bắt đầu đắm chìm (immerse) vào media.
KHÔNG OUTPUT trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Tăng khả năng hiểu
Không study và immerse lan man, nên dồn sự tập trung vào 1 lĩnh vực nào đó. Study những từ
cần để hiểu trong 1 lĩnh vực cụ thể => để quá trình immerse diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn.
Vòng lặp này thúc đẩy quá trình hấp thụ ngôn ngữ.
Bắt đầu với media i+1, từ từ theo thời gian vòng lặp trên sẽ giúp bạn đạt đến khả năng hiểu nội
dung dành cho người bản xứ.
Khi bạn đã có thể làm chủ 1 lĩnh vực cụ thể => tập nói.
Giai đoạn 3: Tập nói
Khi bạn input đủ, bạn sẽ output một cách tự nhiên. Ta sẽ làm theo trình tự: viết rồi nói. Khi
output, não bạn tự tìm kiếm trong đầu bạn những gì bạn đã input. Nếu bạn output sai, bí output
có nghĩa là bạn input chưa đủ
Giai đoạn 4: Xóa bỏ chướng ngại đến con đường thành thạo.
Sau 3 giai đoạn bạn đã đạt trình độ B2.
Nếu bạn muốn tiến xa hơn thì hãy lặp lại GĐ 2 - GĐ 3 với nhiều lĩnh vực hơn.
Thưởng thức niềm vui khi học NNM.
Tìm thấy niềm vui là cách duy nhất để học một NNM. Nếu bạn ghét media mà bạn đang xem thì
bạn sẽ không hấp thụ được ngôn ngữ.
Khi có niềm vui bạn sẽ không thấy mệt, chỉ muốn immerse tiếp. Nếu thấy media đó quá tẻ nhạt
=> tìm media khác.
Nếu bạn input media nào đó mà bạn cảm thấy quên luôn mình đang immerse NNM =>  quá
trình hấp thụ diễn ra rất mạnh mẽ
Chấp nhận sự mơ hồ.
Không hiểu là một trải nghiệm tồi tệ với một người đang học NNM. Bạn cảm thấy chán, ngu
ngốc, muốn bỏ cuộc. Nhưng hãy nghĩ theo hướng khác, bạn CHƯA hiểu chứ không phải bạn sẽ
KHÔNG BAO GIỜ hiểu. Hãy làm quen với điều này, đừng nóng vội, bởi vì sự mơ hồ là thứ ai
cũng gặp phải khi học NNM.
Đắm mình chủ động (ACTIVE IMMERSION: AI)
Có nghĩa là bạn thật sự chủ động và tập trung 100% khi đang input. Có thể bạn cảm thấy kỳ quặc
và không hiệu quả khi dành thời gian xem TV bằng NNM. Hãy yên tâm: đó không phải là một
niềm vui tội lỗi. Đó là nơi diễn ra sự hấp thụ ngôn ngữ. Não của bạn vẫn làm việc chăm chỉ, tìm
kiếm các mẫu, thử nghiệm các giả thuyết và xây dựng cỗ máy ngôn ngữ bên trong của bạn.
Tìm kiếm media: Xem bằng ngôn ngữ mà bạn đang học ở trên các nền tảng như là: Netflx,
youtube, ...
Nghe bị động
Như đã lưu ý bên trên, AI vào là phần quan trọng nhất của việc tiếp thu ngôn ngữ. Thật không
may, những người bận rộn không phải lúc nào cũng có thể AI. May mắn thay, có rất nhiều thời
điểm trong ngày để nghe một cách thụ động-khi làm những công việc không cần đầu óc như nấu
ăn, dọn dẹp, đi làm hoặc tập thể dục.

Chìa khóa để nghe thụ động là biến nó thành một thói quen. Chúng tôi khuyên bạn nên nghe thụ
động ít nhất 30 phút mỗi ngày. 30 phút mỗi ngày cộng với mấy giờ AI => tăng tốc khả năng
hiểu ngôn ngữ của bạn.
Chọn nội dung nghe
REFOLD  khuyên bạn là nên nghe lại nội dung mà bạn đã AI. Bộ não của bạn được hưởng lợi từ
việc lặp lại vì nó có cơ hội khác để phân tích âm thanh và từ ngữ.
Bạn sẽ không hiểu gì nhiều lúc mới bắt đầu, vì vậy điều quan trọng là phải học cách chấp nhận
sự mơ hồ và tiếp tục lắng nghe.
Thời gian đầu, bạn có thể không cảm thấy bất cứ điều gì đang xảy ra, nhưng bộ não của bạn đang
học cách phân tích âm thanh trong tiềm thức.
Khi vốn từ vựng và khả năng nghe của bạn được cải thiện, bạn sẽ hiểu hơn nội dung mà bạn
đang nghe thụ động của mình. Cuối cùng, bạn sẽ có thể nghe nội dung mới như podcast,
audiobook và talkshow.
Hãy nhớ rằng, buồn chán là kẻ thù của việc học. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với nội dung nghe
thụ động của mình thì hãy làm thứ gì đó thú vị hơn!
Học chủ động (ACTIVE STUDY: AS)
Khi trưởng thành, chúng ta có khả năng học ngữ pháp và ghi nhớ từ vựng. Điều này giúp chúng
tôi có lợi thế hơn so với những trẻ em.
Khi bạn học một từ mới bằng Anki và Sentence Mining qua Migaku Extension, não của bạn sẽ
tạo ra một “mục từ điển tinh thần”. Mỗi khi bạn gặp từ này, não của bạn sẽ đưa thêm một ít
thông tin vào mục từ điển mà bạn đã tạo này. Một khi bạn nhìn thấy từ nhiều lần, não của bạn có
thể suy ra nghĩa và cách sử dụng từ đó.
Quên là một quá trình tự nhiên của não bộ. Bộ não sẽ xóa thứ không quan trọng đối với bạn. Nếu
bạn muốn ghi nhớ thông tin đó, thì bạn cần phải củng cố nó.
Khi bạn đã STUDY một từ và nhìn thấy nó nhiều lần trong quá trình IMMERSE, nó sẽ được
HẤP THỤ, những từ như thế sẽ mất rất nhiều thời gian để bị quên.
Một khi bạn đã HẤP THỤ được một từ. Để lưu giữ các từ ấy lâu dài, bạn cần xem lại chúng
khoảng một hai lần mỗi năm thông qua việc immerse hoặc study.
Để ghi nhớ một từ trong trí nhớ dài hạn của bạn, bạn cần phải thỉnh thoảng xem lại từ đó. Mức
độ thường xuyên phụ thuộc vào mức độ bạn đã nhớ về nó.
Sau đó tác giả có giới thiệu về Anki, thứ đã quá quen thuộc với chúng ta nên tớ không dịch nữa.
Cảm ơn các bạn đã đọc.

Hướng dẫn giai đoạn 1


Như đã chia sẻ, một thứ tiếng sẽ có 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ kéo dài khoảng từ nửa năm tới
1, 2 năm tuỳ người và tuỳ mức độ thời gian mà bạn nạp input. Đây là hướng dẫn để các bạn vượt
qua giai đoạn đầu, cũng là giai đoạn khó khăn nhất khi học thứ tiếng đó. Giai đoạn mà mình sẽ
gần như không hiểu gì cả, nghe không hiểu gì, đọc không hiểu gì (đối với các nội dung người
bản địa làm cho người bản địa tiêu thụ).
HỌC TIẾNG ANH KHÔNG PHẢI ĐỌC ĐOẠN NÀY, KÉO XUỐNG ĐỌC TIẾP ĐOẠN BÔI
ĐẬM
Sau đây là những thứ đặc trưng bạn cần khi học tiếng Nhật hoặc tiếng Trung:
- Học nhận diện 1000 mặt chữ Hán qua deck Anki:
https://www.mediafire.com/file/1svvsr7f9cnpwka/Recognition_RTK.apkg/file
Bạn lấy chuyện từ các trang này bỏ vào deck Anki để ghi nhớ các mặt chữ đó, hoặc tốt nhất là
bạn tự tạo ra câu chuyện của riêng bạn dựa trên cấu tạo của chữ. Bạn chỉ cần nhớ mặt chữ và
nghĩa mặt chữ, không cần nhớ phát âm hay gì cả:
https://jdict.net/kanji/
https://porikochan.com/
Mazii.vn
六書
Remembering the Kanji (Kanji.kohii.com)...
sau khi học xong khoảng 1000 tới 2200 mặt chữ Kanji thông dụng, tỉ lệ mà bạn bỏ học tiếng
Nhật sẽ giảm đi một cách đáng kể. Học Kanji trước cũng sẽ cho bạn khả năng nhận diện mặt
chữ, từ đó không cần biết cách phát âm bạn cũng có thể hiểu được tương đối nghĩa của một câu
văn bất kỳ. Nó giả lập lại cảm giác của người Trung Quốc khi học tiếng Nhật, hoặc người Việt
Nam khi học tiếng Anh, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Còn sau đó, áp dụng chung cho mọi thứ tiếng, bạn cần phải học bảng chữ cái phổ thông của tiếng
đó, với tiếng Nhật sẽ là Hiragana và Katakana. Cách học đơn giản là bạn down các deck này về
rồi làm với Anki:
Hiragana: https://ankiweb.net/shared/info/2183294427
Katakana: https://ankiweb.net/shared/info/779415544
Các bạn nào có máy chơi game Nintendo Switch thì có thể tải trò này về chơi:
https://www.youtube.com/watch?v=6lUPq2LgcC4
(HỌC TIẾNG ANH VÀ CÁC THỨ TIẾNG MÀ BẠN ĐÃ NẮM RÕ BẢNG CHỮ CÁI, BẮT
ĐẦU ĐỌC TỪ ĐÂY)
Tuy nhiên, học như trên cũng chỉ đủ để lưu bảng chữ cái vào bộ nhớ tạm thời. Muốn thực sự học
được chúng, bạn phải:
ĐỌC DÙ KHÔNG HIỂU GÌ VẪN CỨ ĐỌC
NGHE DÙ KHÔNG HIỂU GÌ VẪN CỨ NGHE
Thông qua phim ảnh, game, đọc lời nhạc, sách, từ điển đơn ngữ...
Giải thích cho việc này: Học ngôn ngữ cũng giống như bạn phải ghi nhớ hàng nghìn con người,
mỗi người là một từ mới.
Để nhớ được một người, việc đầu tiên là bạn phải gặp họ, nhìn thấy mặt họ. Rồi sau này khi bạn
nói chuyện với họ, cảm thấy thích họ, bạn sẽ muốn gặp họ nhiều hơn và dần dần nhớ mặt họ, sau
khi nhớ mặt bạn sẽ nhớ thông tin và tên của họ.
Cái mặt người chính là mặt chữ, thông tin là nghĩa của từ và tên là cách đọc từ đó. Nếu ngay từ
đầu bạn đã không thích thứ mình đang xem, thì cũng giống như là bạn gặp một người bạn rất
ghét, rất chán và chẳng muốn nhớ tới họ làm gì. Bằng cách tạo ra cơ hội gặp thật nhiều cái
"người" mà chúng ta thích, chúng ta không cần phải ghi nhớ mà vẫn sẽ cứ nhớ họ. Bằng cách
xem các nội dung mà chúng ta thích, chúng ta sẽ học thêm từ mới một cách rất dễ dàng kỳ diệu.
Điều này dẫn chúng ta tới kết luận, sách ngữ pháp có tác dụng, nhưng chỉ duy nhất ở giai đoạn
này, càng về sau nó càng vô dụng và làm cho chúng ta rối rắm. Nếu bạn thích ngữ pháp thì cứ
học ngữ pháp song song với việc immerse. Nhưng tuyệt đối không làm bài tập ngữ pháp.

Các nội dung tốt nhất khi mới học:


1 - Là các nội dung bạn đã xem rồi và rất thích, thì bạn xem lại dù không hiểu gì nhưng bạn vẫn
biết được cốt truyện và đọc kanji, đoán từ...
2 - Là các nội dung mới nhưng cực kỳ hay, bạn có thể tắt tiếng đi mà vẫn xem được, xem đi xem
lại bao lần cũng không xi nhê
3 - Video game, video game được thiết kế để người ta chơi mà không cần phải hiểu quá nhiều
4 - Các clip Youtube người Nhật làm cho đối tượng người nước ngoài, hoặc video người nước
ngoài nói tiếng Nhật (thường có phụ đề, xài ngôn từ đơn giản)

Chiến lược:
Bạn hãy xem một anime mình thích, nghe cũng được mà đọc phụ đề cũng không sao (nên sử
dụng Learn Languages with Netflix hoặc Migaku để xem). Cứ cố để hiểu nhưng cái gì khó quá
thì bỏ qua. Có thể xem cùng lúc 2 phụ đề, đọc phụ đề tiếng đang học trước, ko hiểu thì nhìn qua
phụ đề dịch. Nếu chỉ xem phụ đề dịch thì coi như là ko học :v

Sau khi xem xong, bạn tìm trong này xem có deck của nó không, nếu có thì bạn tải về rồi làm
cùng Anki, có thể paste một câu bất kỳ vào ichi.moe nếu một câu có 1 2 từ bạn chưa biết. Câu
nào nhiều từ mới quá thì bỏ qua. Mỗi ngày khoảng 10 20 câu, sau khi có khoảng 3000 câu (tính
cả Tango) cộng với thời gian xem phim đọc truyện tương đối, thì bạn sẽ vượt qua giai đoạn này:

Bước này cũng có thể được thay thế bằng việc đào từng câu bạn muốn học bằng Migaku rồi bỏ
vào Anki (nếu như bạn chịu tìm tòi cài đặt một chút).
Sau đó, khi rửa bát, hay khi rảnh, khi ngồi làm việc khác, bạn có thể tải audio đã cắt tạp âm của
các deck Tango N5 N4 và các bộ phim trên, rồi bật để cho nó chạy. Hoặc cứ bật
phim/Youtube/Netflix/sách tiếng... rồi nghe và làm việc khác. Nếu xài Migaku, bạn có thể chỉnh
tăng tốc những đoạn không có phụ đề lên x2 x4 x8 để loại bỏ tạp âm. Bạn sẽ có cảm giác như
mình hiểu rất nhiều. Từ đó cường hoá thêm những gì mà chúng ta đã học một cách rất nhẹ nhàng
ít tốn sức

Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, chúng ta tập trung hơn vào việc luyện khả năng đọc, để khi tới giai
đoạn 3 thì khả năng đọc sẽ được chuyển hoá dần thành khả năng nghe.
Bạn cũng nên fake IP qua quốc gia mà bạn học tiếng với hướng dẫn như ở #nguyên-liệu. Hoặc
bạn tự thuê một dịch vụ fake IP bất kỳ.
Lưu ý, không nên đọc quá nhiều sách chữ, vì đọc sách chữ mà không nghe cách phát âm, có thể
sẽ làm hỏng phát âm của bạn sau này. Ví dụ á mè = mưa, à mẹ = kẹo. Những cái này mới học sẽ
khó nghe ra.
Lưu ý thứ 2, không được nói + viết (output) trong giai đoạn này.
Lưu ý thứ 3, học ngữ pháp ở giai đoạn này là tốt, nhưng tuyệt đối không làm bài tập ngữ pháp,
chỉ đọc qua sách ngữ pháp để hiểu đại khái. Mình sẽ thực sự hiểu khi đọc truyện xem phim nghe
nhạc sau này.
Tại sao phải làm thẻ cho Anki và immerse (nghe + đọc liên tục)?
Vì:
Một người bản địa trung bình biết khoảng 20000 từ
Trong 1 năm nếu ngày nào bạn cũng làm 10 thẻ cho Anki thì 1 năm bạn sẽ có 3650 thẻ, 4 năm là
14600 thẻ, tương đương với 14600 từ vựng, cách diễn đạt (ngữ pháp). 4 năm duy trì thì sẽ có
những từ bạn biết mà người bản địa chưa chắc họ biết, vì sẽ có nhiều từ khác không cần làm thẻ
bạn cũng đã học được. Nếu chỉ làm 5 từ mỗi ngày, thì sau 4 năm bạn cũng có tới 7300 từ và cấu
trúc chắc chắn nắm rõ
Tóm lại, immersion và sentence mining nếu duy trì trong 3 tới 5 năm thì bạn sẽ có lượng từ vựng
và trình độ gần như tương đương với một người bản địa

Giải thích rõ hơn về lý do và tại sao lại nên học từ vựng bằng sentence mining.
Sentence mining là việc bạn học từ vựng thông qua mẫu câu ví dụ chứa từ đấy. Mục đích của
cách làm này là giúp bạn hiểu nghĩa cũng như cách sử dụng của từ đấy. Thông thường thì các
bạn hay học từ vựng như thế này:
"Từ bạn đang học" = "nghĩa dịch của từ đó trong ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt)"
大胆 = gan dạ
気分 = tâm trạng
気持ち = tâm trạng
感情 = cảm tình
待遇 = đối xử
扱う = đối xử
遊ぶ = chơi
Đại loại như thế này.
Vấn đề với cách học này là các bạn sẽ không phân biệt đc nghĩa và nuance (sắc thái, nghĩa chi
tiết) của từ. Học như vậy sẽ dễ bị lộn và liên tưởng sai => dẫn đến cách dùng từ sai, hiểu sai
nghĩa
sentence mining là mình học cách sử dụng của từ đó luôn bằng cách tìm 1 mẫu câu để biết luôn
cách sử dụng từ đó, chưa kể giúp dễ nhớ hơn nữa
vd bạn muốn học nghĩa của từ 大胆 thì bạn nên học 1 mẫu câu dùng từ ấy như 大胆に発言する
Nếu học từ riêng lẻ vậy sẽ gây ra tình trạng dịch tiếng Việt sang tiếng đó hay chế bậy bạ vì mỗi
ngôn ngữ có cách suy nghĩ và quan niệm khác nhau.
vd tiếng Việt thường nói là "chơi fb, chơi zalo vân vans", bây giờ muốn nói tương tự như vậy
trong tiếng Nhật thì phải nói là 「フェースブックをやってるんですか」 chứ đâu ai nói 「フ
ェースブックを遊んでるんですか」. Nói vậy thì có thể người ta hiểu nhưng đó là tiếng Nhật
sai, ko đúng. Mà đã sai như vậy thì sau này khó sửa, dễ mắc lỗi sai tiếp. Đây cũng là lý do mà
bạn tránh output (nói/viết bằng ngôn ngữ ấy) quá sớm khi còn đang ở trình độ cơ bản. Vì khi ở
trình độ cơ bản, kiến thức bạn chưa nhiều, bạn sẽ dễ rơi vào tình huống chế hay nói sai.
Ví dụ như học tiếng Việt vậy, đó giờ mình người bản xứ mình đâu có học từ riêng lẻ đâu, mình
học luôn cách sử dụng.
Đâu có ai nói "lòng mẹ mênh mông" mà người ta nói "lòng mẹ bao la", "mênh mông" thì phải là
"cánh đồng mênh mông" => qua 2 ví dụ này thì mình có khả năng phân biệt nuance và cách dùng
của 2 từ này. Tuy là mình có thể không giải thích được nhưng khi muốn phân biệt thì mình nhớ
lại 2 mẫu câu ấy để phân biệt. Chứ đâu có ai nhớ như "mênh mông là miêu tả sự rộng lớn diện
tích của một bề mặt vân mat" hay "bao la là miêu tả sự rộng lớn của một không gian vân gain"
đâu đúng ko? Làm vậy càng rối hơn.
Khi muốn miêu tả bầu trời sao sáng trên trời thì mình biết ngay là phải nói "trời sao lấp lánh"
hoặc "trời sao lung linh" . Hay khi muốn miêu tả cơn gió lạnh buổi chiều tối thì thường nói là
"gió thổi vù via"; muốn miêu tả thời tiết cực lạnh thì có thể nói là "cơn lạnh thấu xương". Thì
tương tự vậy, khi học từ thì bạn nên học luôn cách sử dụng của từ đó, giúp dễ nhớ hơn và bạn
nhớ luôn cách sử dụng. Có những từ có cách dùng có thể nói là được định sẵn rồi, thường chỉ
dùng theo cách đó. Vd như 未然 thì phải dùng là 「未然に防ぐ」(事故を未然に防ぐ)。寸
暇=「寸暇を惜しむ」(寸暇を惜しんで勉強する)vân Theo

Bài viết gốc: Stage 2 Guide


Hướng dẫn giai đoạn 2
Mục lục
 Từ ngữ chuyên dụng
 Sơ lược về giai đoạn 2
 Immersion (Hòa mình và sử dụng ngôn ngữ đó thường xuyên)
o Khả năng nghe và đọc
o Phụ đề
o Đọc
o Nghe
 Giai đoạn tiến triển sang đơn ngữ
o Lý do để chuyển sang đơn ngữ
o Khó khăn khi chuyển sang đơn ngữ
o Tiến trình chuyển sang đơn ngữ
 SRS (Phần mềm flashcard)

Hướng dẫn này cung cấp kiến thức cần thiết để hoàn thành giai đoạn 2 của phương pháp học
ngoại ngữ MIA. Giai đoạn này tập trung vào những thứ bạn cần làm hơn là tại sao cần phải làm.
Để biết thêm thông tin về nguyên lý của phương pháp MIA, vui lòng xem những bài viết khác
trên trang web này cũng như xem video của kênh Matt vs. Japan.

Giai đoạn 2 này yêu cầu bạn phải có kiến thức cơ bản về phương pháp được giới thiệu ở giai
đoạn 1. 

Thông tin về chia sẻ trái phép, vi phạm bản quyền đã được loại trừ từ hướng dẫn này.

Từ ngữ chuyên dụng quan trọng


Trong suốt bài viết, những từ ngữ sau sẽ được sử dụng thường xuyên:

 TL subs - Target language subtitles (phụ đề bằng ngôn ngữ đang học)
o Chú ý-xem phim với TL subs được tính là vừa luyện nghe và luyện đọc. Tuy
nhiên, việc này gần với luyện đọc hơn; vì thường bạn sẽ chăm chú đọc phụ đề hơn
là nghe, do đó chúng tôi coi việc xem video với TL subs là luyện đọc.
o Trong suốt bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nói về việc immerse bằng việc coi
phim/video với TL subs. Cách làm này cũng sẽ áp dụng với bất kỳ việc nghe với
phụ đề hoặc bản sao chép lại nội dung đang nghe (như nghe audiobook rồi theo
dõi bản dạng chữ của nội dung ấy)
 NL subs - Native language subtitles (phụ đề bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Không nhất thiết phải
là ngôn ngữ mẹ đẻ, cũng có thể là ngôn ngữ bạn hiểu rõ)
 Raw text (văn bản, chữ viết) - Nội dung được viết bằng chữ, không có âm thanh hay hình
ảnh nào đi kèm.

Sơ lược về giai đoạn 2


Giai đoạn 2 phần lớn là tiếp theo của giai đoạn 1. Ở giai đoạn 1, bạn bắt đầu học về âm tiết, hệ
thống chữ viết, ngữ pháp, và từ vựng của ngôn ngữ bạn muốn học. Sau đó bạn chuyển sang học
từ phương tiện giải trí (như games, phim, sách, vân vân) dưới dạng flashcard. Nói cách khác, bạn
immerse bằng cách xem nội dung bằng ngôn ngữ đó để tận dụng những gì bạn đã biết và hòa
mình vào ngôn ngữ đó (học ngôn ngữ đó 1 cách tự nhiên).

Mục đích là để xây dựng nền tảng cơ bản để hiểu ngôn ngữ bạn đang học. Ở giai đoạn 2, bạn sẽ
tiếp tục xây dựng vốn hiểu biết với việc immerse và học flashcard. Phương thức immerse có thể
sẽ thay đổi, nhưng nhìn chung thì cơ bản vẫn vậy. Càng học nhiều từ và càng dành nhiều thời
gian cho ngôn ngữ đang học, thì bạn sẽ tiến bộ càng nhanh.

Điểm quan trọng trong giai đoạn 2 đó là rèn luyện kỹ năng đọc với mục đích là chuyển sang đọc
văn bản bằng ngôn ngữ đó. Immersion và Flashcard sẽ giúp bạn đạt được mục đích này.

Sau đó là quá trình tiến triển sang đơn ngữ. Đây là quá trình mà bạn sẽ không còn phụ thuộc vào
ngôn ngữ mẹ đẻ mà bạn sẽ học ngôn ngữ bạn đang học bằng chính ngôn ngữ đó (dùng tiếng
Nhật để học tiếng Nhật hoặc tương tự). Quá trình này sẽ giúp bạn tiến bộ 1 cách đáng kể. Mục
Tiến Triển Đơn Ngữ sẽ giải thích những gì bạn cần làm.

Khi kết thúc giai đoạn 2, bạn sẽ có khả năng hiểu đủ ngôn ngữ đang học để có thể sống an toàn ở
đất nước mà ngôn ngữ đó được nói. Bạn sẽ hiểu gần hết những thứ cơ bản như chương trình TV
về cuộc sống hàng ngày hoặc blog. Việc này sẽ góp phần giúp bạn học nói và viết ngôn ngữ đó 1
cách tự nhiên (sẽ được đề cập trong giai đoạn 3).

Làm sao để biết bạn chuẩn bị qua giai đoạn 2?


Đây là một số tiêu chí cơ bản:

 Nắm rõ yếu tố âm tiết và hệ thống chữ viết.


 Biết ít nhất 3000 từ của ngôn ngữ bạn đang học.
 Không quan trọng là bạn đang nghe gì, bạn thường có thể hiểu ít nhất 1 từ khi bạn nghe 1
câu nói bất kỳ.
 Khi đang nghe nội dung cơ bản dễ hiểu (như videos trên YouTube hoặc chương trình TV
hàng ngày) bạn có thể hiểu ít nhất 50% từ được nói, và hiểu 1 câu nói dài cách vài phút.
 Khi đang đọc văn bản, nội dung viết cơ bản (như blogs hay chương trình TV/phim cùng
TL subs) bạn có thể hiểu nội dung chính (có thể không hiểu chi tiết nhỏ nhặt).
Đó chỉ là để tham khảo, không có quá nhiều sự cách biệt giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Khi nào
bạn cảm thấy đủ khả năng để qua giai đoạn 2 thì bạn nên làm vậy, mặc kệ bạn có đủ tiêu chí trên
hay không. Nếu bạn cảm thấy giai đoạn 2 khó thì bạn có thể quay lại giai đoạn 1 và thử lại sau 1
hoặc 2 tháng.

Immersion
Mặc dù immersion là một phần không thể thiếu trong phương pháp MIA, cách thức thực hiện sẽ
khác cho mỗi giai đoạn. Trong giai đoạn 2, bạn sẽ bắt đầu làm quen với nội dung văn bản thuần
(raw text). Việc hiểu mối liên hệ giữa kỹ năng nghe và kỹ năng đọc sẽ rất quan trọng.

Kỹ năng nghe và kỹ năng đọc; tại sao chúng ta nên ưu tiên


kỹ năng đọc
Khi chúng ta học và hiểu ngoại ngữ, nghe hiểu thường sẽ khó hơn đọc hiểu. Bởi vì:

 Bạn cần phải xử lý thông tin và hiểu cùng một lúc khi bạn nghe
 Phát âm của người bản xứ (hoặc phát âm theo cách của người bản xứ) thường không cố
định và có thể không rõ ràng.
Có nghĩa là, khi đọc, bạn có thể sử dụng bao nhiêu thời gian để phân tích thông tin cũng được, và
văn bản/chữ viết thường cố định và dễ nhìn.

Để hiểu sâu hơn về khó khăn của việc nghe hiểu, vui lòng xem video này của Matt vs. Japan
(nhấp đúp chuột vào hình):
https://youtu.be/_LIz-Wbt4us

Đọc hiểu không chỉ dễ hơn nghe hiểu rất nhiều, mà cũng dễ hơn để học từ văn bản hơn là đoạn
ghi âm. Bạn có thể tra từ một cách nhanh chóng và dễ dàng, tạo flashcard chỉ bằng copy/paste.
Ngược lại, học bằng cách nghe yêu cầu bạn phải nghe đúng từ ấy để có thể gõ nó xuống rồi tra
từ.

Với những lợi thế này, tập trung vào luyện đọc là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để tiến bộ
nhanh chóng. Phương pháp này sẽ làm kỹ năng đọc hiểu của bạn vượt xa kỹ năng nghe hiểu, và
sau đó một phần kỹ năng đọc hiểu đó sẽ dần chuyển hóa sang kỹ năng nghe hiểu.

Khi kỹ năng đọc vượt quá kỹ năng nghe, thì việc bắt kịp kỹ năng nghe không phải quá khó. Bởi
vì việc bạn học nghe 1 từ hoặc 1 cấu trúc mà bạn đã đọc qua sẽ dễ hơn rất nhiều so với việc bạn
học từ mới/cấu trúc mới hoàn toàn qua việc nghe. Quan trọng là bạn phải liên tục nghe (cả chủ
động và thụ động) ngôn ngữ mà bạn đang học, dần dần mọi kỹ năng/kiến thức bạn có được từ
việc đọc sẽ dần chuyển hóa sang kỹ năng nghe.

Trong giai đoạn 1, chúng tôi khuyến nghị bạn nên cân bằng giữa việc nghe và việc đọc với tỷ lệ
1:1 (50-50) khi bạn immerse chủ động (active immersion). Việc này sẽ giúp phát triển hài hòa
giữa 2 kỹ năng. Tuy nhiên, vì kỹ năng đọc mau phát triển hơn kỹ năng nghe, sẽ không tránh khỏi
tình trạng chênh lệch giữa 2 kỹ năng.

Để thực hiện phương pháp vừa nêu trên (giúp kỹ năng đọc từ từ chuyển hóa sang kỹ năng nghe),
chúng tôi nghĩ bạn nên giữ sự chênh lệch/khoảng cách giữa 2 kỹ năng nghe và đọc và tiếp tục
giữ tỷ lệ 1:1, nhất là khi bạn vẫn còn ở thời kỳ đầu của giai đoạn 2.
Trở ngại của sự chênh lệch giữa kỹ năng đọc và nghe
Mặc dù việc để cho kỹ năng đọc vượt kỹ năng nghe là một phương pháp tốt để tiến bộ nhanh
chóng, sự chênh lệch quá lớn giữa 2 kỹ năng sẽ dẫn đến hậu quả xấu.

Hậu quả thứ nhất đó là việc nghe sẽ trở nên rất nhàm chán và đau đớn. Ví dụ như, một người
dành hết thời gian, công sức cho việc đọc và hoàn toàn lơ là việc nghe. Thì người đó sẽ đạt được
kỹ năng đọc khủng khiếp nhưng kỹ năng nghe lại rất là tồi tệ. Một khi đã rơi vào tình trạng này,
do họ đã quá quen với việc hiểu ngôn ngữ qua việc đọc, thì khi họ nghe và cảm thấy không hiểu
rõ như khi họ đọc thì sẽ dẫn đến việc chán nản và buồn bực. Sau đó thì họ thường có xu hướng
tránh xa luôn việc nghe và dẫn đến sự chênh lệch ngày càng lớn.

Hậu quả thứ hai đó là sẽ ảnh hưởng đến phát âm của bạn sau này. Đó là bởi vì, khi bạn đọc (ngay
cả khi đọc thầm), bạn phát âm nhỏ trong đầu của bạn (subvocalization).

Vấn đề là, nếu không luyện nghe và kỹ năng nghe không tốt, thì sẽ rất khó hoặc dường như bất
khả thi để bạn biết ngôn ngữ đó thực sự nghe và nói ra sao. Tức là, khi bạn đọc, thì bạn sẽ vô
thức phát âm sai hoặc phát âm sai ngữ điệu, thanh điệu (McDonalds’s = Mác Đô-nan, Normal =
Nô man, Fish = phít chẳng hạn). Nếu bạn luyện đọc mà không luyện nghe (hay để kỹ năng chênh
lệch nhau quá xa) thì những vấn đề phát sinh đó sẽ dẫn đến thói quen xấu và ảnh hưởng bạn sau
này khi bạn bắt đầu nói ngôn ngữ ấy.  
*Ghi chú riêng của dịch giả: Sai nhiều sẽ thành thói quen xấu khó bỏ. Như thói quen đọc chữ L
thành chữ N khi đọc tiếng Anh của người Việt là thói quen sai mà đến bây giờ vẫn còn phổ biến,
rất khó để sửa, thậm chí nếu mình đọc đúng nhưng do phần đông nhiều người họ đã học cái sai
rồi nên bây giờ kêu họ sửa cũng khó, có khi còn bị nói ngược lại là mình sai). Đó là lý do chúng
ta phải tránh không được nói hoặc viết (output) khi đang ở giai đoạn 1, 2 hoặc thậm chí là 3. 

Dấu hiệu nhận biết sự chênh lệch lớn giữa 2 kỹ năng nghe và
đọc
Dưới góc nhìn của chúng tôi, bạn nằm trong phạm trù an toàn khi bạn đáp ứng đủ 2 yếu tố sau:

 Việc nghe chiếm phần lớn thời gian khi bạn immerse chủ động (active immersion); nếu
bạn thực hiện đúng quy tắc này thì kỹ năng nghe của bạn sẽ đang dần dần tiến bộ.
 Bạn không cảm thấy chán nản hay buồn bực khi bạn không hiểu gì đó khi đang làm
active immersion. Nhưng ngay cả khi bạn chán hay bực thì rất ít khả năng sinh ra sự
chênh lệch quá lớn.
Ý chính ở đây là nếu kỹ năng nghe của bạn đang tiến bộ mỗi ngày, thì cái hình mẫu về âm tiết
của ngôn ngữ ấy trong tiềm thức sẽ thường xuyên cập nhật. Do đó, khi bạn có đọc hay phát
âm 1 từ nào đó thì cũng sẽ không có nhiều tác hại hay tạo thành thói quen xấu.

Cần phải nhấn mạnh ở đây là nếu việc nghe không chiếm phần lớn của active immersion, thì dựa
vào nguyên lý trên, bạn sẽ càng bước xa khỏi phạm trù an toàn (sự chênh lệch sẽ ngày càng lớn)

Kết luận
Để kỹ năng đọc vượt kỹ năng nghe là một cách hiệu quả để tiến bộ nhanh chóng. Tuy nhiên,
cũng không vì lý do đó mà lơ là việc nghe, vì nếu 2 kỹ năng chênh lệch quá lớn thì sẽ dẫn đến
hậu quả xấu.

Dần dần, bạn sẽ có trực giác để biết sự chênh lệch lý tưởng giữa 2 kỹ năng. Một khi điều này xảy
ra, bạn có thể bắt đầu tự điều chỉnh tỷ lệ để duy trì sự chênh lệch ấy. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy kỹ
năng nghe đang tụt lùi so với kỹ năng đọc thì bạn có thể giảm lại thời gian đọc và tăng thời gian
nghe.

Phụ đề
NL (Native Language) Subs (phụ đề bằng ngôn ngữ mẹ đẻ)
Ở giai đoạn 1, chúng tôi khuyên là có thể sử dụng NL subs để xem phim/video. Bởi vì khi bạn
không hiểu gì mà lại ngay lập tức xem không dùng phụ đề thì cũng sẽ rất khó khăn và đáng sợ.
Xem bằng NL subs là một cách hữu ích để giúp bạn làm quen với việc dành thời gian với ngôn
ngữ bạn đang học.

Tuy nhiên, xem bằng NL subs không đem lại nhiều lợi ích/hiệu quả, gần tương đương với việc
nghe thụ động. Nói một cách dễ hiểu thì, nếu bạn xem mà chỉ chăm chú đọc phụ đề, thì bạn
không hoàn toàn chú ý nghe hội thoại. Đây là lý do tại sao mà bạn nên dần bỏ đi việc dùng NL
subs một khi bạn đã trở nên quen thuộc hơn với ngôn ngữ bạn đang học. Chúng tôi khuyến khích
bạn nên thực hiện điều này trước khi bắt đầu giai đoạn 2.

Một số người sử dụng kỹ thuật sau: họ không dùng phụ đề khi xem và chỉ dừng lại và bật NL
subs khi họ không hiểu hoặc cần xác minh lại nội dung mà họ nghe được. Kỹ thuật này phần lớn
không thay đổi nhiều so với việc coi và bật NL subs, tuy nhiên cũng có một số vấn đề với kỹ
thuật này.

Vấn đề thứ nhất đó là đọc NL subs sẽ ảnh hưởng cách bạn hiểu ngôn ngữ bạn đang học.
Không quan trọng là dịch giả có giỏi hay có kinh nghiệm đến đâu, suy cho cùng, dịch thuật
không bao giờ là hoàn hảo. Mỗi ngôn ngữ có cách nói, sắc thái, và chi tiết riêng mà không thể
nào dịch chuẩn sang ngôn ngữ khác. Hơn nữa, khi dịch thì dịch giả thường ưu tiên việc dịch sao
cho dễ hiểu hơn là dịch đúng từng chữ một.

Do đó, việc đọc và hiểu nghĩa từ NL subs sẽ làm bạn có nhận thức sai về từ, cấu trúc, và tục ngữ.
Ví dụ, bạn có thể “nhặt” ra được 1 từ khi bạn nghe và đoán nghĩa thông qua NL subs, nhưng thực
tế cả 2 từ có cách dùng và sắc thái khác nhau 
*Ghi chú riêng của tác giả: cho dễ hiểu thì vd như bạn xem phim và bạn nghe được từ “speak” và
phụ đề dịch là “nói đi”, bạn nghĩ bạn vừa học được là “nói = speak” nhưng thực tế “nói” trong
tiếng Anh được biểu đạt bằng nhiều từ như speak, talk, say, etc. và tùy trường hợp mà dùng từ
khác nhau (“I speak English”, “I talked to her last night”, “What did he say to you?”) trong khi
tiếng Việt chỉ dùng từ “nói” (“Tôi nói tiếng Việt”, “Tôi nói chuyện với cô ta tối hôm qua”, “Anh
ta nói gì với bạn?”). Nếu bạn xem phim tiếng Anh và dùng NL subs (sub Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ)
thì sẽ gây ra tình trạng hiểu sai và dùng sai từ (hoặc dùng từ 1 cách không tự nhiên). Như ví dụ
trên, bạn sẽ nghĩ là muốn biểu đạt từ “nói” thì sẽ dùng “speak” và bạn sẽ nghĩ biểu đạt những ý
sau đây sẽ là đúng “What did he speak to you?” “What are you speaking?”, về mặt liên lạc thì
vẫn đúng nhưng sai nghĩa và có thể gây hiểu lầm. 
Một vấn đề nữa với NL subs đó là việc bạn dùng NL subs để xác minh nội dung sẽ can thiệp với
việc hình thành tư duy không hiểu không sao. Tức là khi bạn không hiểu thì bạn có thể bỏ qua;
khi bạn xem phim nhưng không hiểu hết nội dung hoặc nghĩa của 1 từ hay cấu trúc thì cũng
không sao hết. Nói cách khác, đó là bạn đang tin tưởng bản thân và quá trình phát triển của bản
thân, lúc này không hiểu nhưng trong tương lai sẽ trở nên hiểu nhiều hơn.

Học cách tha thứ bản thân khi bạn không hiểu cũng là một cách giúp bạn tiến bộ nhanh chóng.
Tuy nhiên, lối tư duy ấy không hình thành tự nhiên. Hầu hết chúng ta lớn lên trong một văn hóa
coi trọng việc “hiểu”. Do đó, đa số mọi người, khả năng tha thứ bản thân cũng cần phải được
phát triển qua thời gian. Không khó để bạn nhận ra rằng dừng lại để đọc NL subs mỗi khi bạn
không hiểu sẽ làm chậm quá trình phát triển tư duy này.

Mặc dù việc xem với NL subs là việc bạn nên dứt bỏ hoàn toàn khi bắt đầu giai đoạn 2, ở thời kỳ
giai đoạn 2, bạn vẫn có thể sử dụng kỹ thuật bật NL subs để xác minh mỗi khi không hiểu.
Nhưng tránh phụ thuộc quá mức, và dần dần dứt bỏ hẳn khi bạn kết thúc giai đoạn 2.

Lời khuyên này áp dụng luôn cho cả văn bản song ngữ hay nội dung văn bản đã được dịch. Một
trong những mục tiêu chính của giai đoạn 2 là bạn có được khả năng học ngôn ngữ bạn đang
học bằng chính ngôn ngữ ấy, mà không phụ thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ.

TL (Target Language) Subtitles (Phụ đề bằng ngôn ngữ


đang học)
Ở giai đoạn 1, chúng tôi khuyến khích xem nội dung với TL subs để làm quen với dạng viết của
ngôn ngữ bạn đang học. Khi bạn mới bắt đầu và chưa biết nhiều từ thì nội dung hình-âm thanh
(như phim, video, truyện tranh) sẽ là thứ mà bạn hiểu hơn là văn bản viết bằng chữ (như sách
hay bài báo). Xem nội dung bằng TL subs sẽ giúp bạn tận dụng tính dễ hiểu và lợi ích của nội
dung hình-âm thanh để giúp bạn rèn luyện và chuẩn bị cho việc đọc.

Mặc dù chúng tôi coi việc xem với TL subs là một dạng của việc đọc, suy cho cùng, đúng hơn là
phối hợp giữa nghe và đọc. Khi bạn xem với TL subs, kỹ năng đọc giúp bạn “đắp” khoảng trống
trong kỹ năng nghe, và ngược lại. Vì lý do, bạn sẽ hiểu nhiều hơn khi bạn xem phim không phụ
đề, hoặc đọc văn bản thuần. Việc này rất tốt trong giai đoạn đầu tiên của việc học ngoại ngữ; khi
bạn mới bắt đầu, hiểu hết mọi thứ là cực kỳ khó khăn, do đó càng có nhiều thứ càng tốt. Tuy
nhiên, một khi bạn trở nên thông thạo hơn, xem với TL subs có thể phản tác dụng.

Như chúng tôi giải thích, việc xem với TL subs gần giống với việc đọc hơn là nghe, để hoàn toàn
phát triển kỹ năng nghe của bạn, bạn cần phải dành nhiều thời gian nghe/xem không phụ đề.
Lý do là bởi vì việc khó nhất của nghe hiểu đó là xác định từ nào đang được nói thông qua âm
của từ đó. Khi bạn xem với TL subs, bạn biết trước từ nào sẽ được nói. Do đó, xem với TL subs
không tập cho bạn kỹ năng xác định từ thông qua âm thanh của từ đó.

Nguyên lý này cũng áp dụng cho việc đọc. Khi bạn nghe ngôn ngữ nói, ngữ điệu và cường điệu
giúp bạn nắm được mẫu ngữ pháp đang được nói. Mặt khác, khi đọc, không có ngữ điệu hay
cường điệu gì cả, việc này có thể làm bạn khó nắm được ngữ pháp.
Ví dụ, trong câu văn sau:

“The complex houses married and single soldiers and their families.”

Nếu câu văn này được đọc thành tiếng, ngữ điệu sẽ giúp dễ hiểu hơn. Nhưng dưới dạng viết, việc
hiểu và chia từ/ngữ pháp sẽ trở nên khó hơn.

Nếu bạn chỉ luyện đọc qua việc xem phim với TL subs thì bạn sẽ không bao giờ luyện khả năng
đọc không phụ thuộc vào ngữ/cường điệu.
Do đó, khi bạn đang trong giai đoạn 2, chúng tôi khuyến khích việc đọc văn bản thuần (như sách,
bài báo) thay vì xem với TL subs.

Thực tế, nhiều tình huống hàng ngày của chúng ta yêu cầu chúng ta phải nghe hiểu chỉ dùng tai,
và đọc chỉ dùng mắt. Do đó, cách tốt nhất để phát triển cho mỗi kỹ năng là: tập nghe không có
chữ, đọc không có âm thanh.

Đọc hiểu
Đọc văn bản thuần rất khó
Như đã giải thích, khi bạn chuyển sang giai đoạn 2, chúng tôi khuyến khích là nên dần bỏ đi việc
xem phim với TL subs và chuyển sang đọc văn bản thuần (những thông tin được viết hoàn toàn
bằng chữ như sách, báo). Nhưng, thời kỳ bắt đầu chuyển sang đọc văn bản thuần có vẻ sẽ khó và
rất thử thách.

Trước hết, như đã đề cập, bạn sẽ gặp trở ngại khi không biết tách hay chia ngữ pháp, từ khi
không có trợ giúp từ âm thanh (không biết từ hay cấu trúc bắt đầu và kết thúc ở đâu). Đây là một
kỹ năng cần được mài giũa thông qua luyện tập, và sẽ rất thử thách khi bạn bắt đầu đọc.

Thứ hai, khi bạn đọc văn bản thuần, vì không có hình ảnh hay âm thanh minh họa, bạn sẽ phải
dựa vào kỹ năng đọc hiểu của mình để lý giải nội dung. Do đó yêu cầu để đạt được trình độ cơ
bản rất là cao (cần nhiều thời gian và luyện tập hơn để đạt đến trình độ cơ bản).

Thứ ba, so sánh với việc xem phim với TL subs thì khi bạn đọc văn bản thuần, bạn có quyền
dùng bao nhiêu thời gian hay đọc ở bất cứ tốc độ nào cũng được. Trong khi phim thì bạn cần
phải coi và theo dõi theo tiến độ của phim/nội dung. Việc đọc văn bản thuần cũng sẽ làm bạn
khó duy trì tư duy “không hiểu không sao”, khi đọc và gặp từ không biết thì chúng ta ai cũng
không kìm được cảm giác tra từ hay mẫu ngữ pháp đó ngay lập tức phải không nào?

Và cuối cùng, với hầu hết ngôn ngữ nào thì phạm trù của từ vựng được sử dụng trong văn viết
rộng hơn rất nhiều so với từ vựng được sử dụng trong văn nói. Lấy ví dụ với một số từ tiếng Việt
“liên miên” “thênh thang” “mênh mông”. Đây là những từ được sử dụng khá phổ biến trong văn
viết tiếng Việt. Tuy cũng được sử dụng trong văn nói, nhưng trong tình huống hàng ngày thì
thường nói là “rộng” hoặc “dài”.
Khi bạn xem phim với TL subs, bạn đang xem dạng viết của văn nói. Do đó, khi bạn bắt đầu
chuyển sang đọc văn bản thuần hay đọc sách thì việc gặp từ lạ, từ mới sẽ xảy ra thường xuyên
hơn. Đây có lẽ là trở ngại lớn nhất khi bạn bắt đầu tập đọc.

Mặc dù chúng tôi cho là đọc dễ hơn nghe, để phát triển kỹ năng đọc thông thạo cũng có những
khó khăn riêng. Bạn cần phải nhận biết những khó khăn ấy, không kỳ vọng quá cao (đừng ảo
tưởng về năng lực bản thân), là chìa khóa để giúp bạn vượt qua chướng ngại khi bắt đầu tập đọc.

Đừng đợi đến khi mình cảm thấy đã “sẵn sàng”


Đây là một cái bẫy mà nhiều người mắc phải. Khi bạn hoàn thành giai đoạn 1. Bạn nghĩ có lẽ là
thời điểm thích hợp để bắt đầu tập đọc sách. Bạn bắt đầu mở sách ra và đọc vài trang đầu.

Bạn nhận ra là bạn bị choáng ngợp với vô số từ ngữ và cấu trúc mà bạn chưa biết. Bạn sợ, bạn
toát mồ hôi đóng sách lại và cất đi; bạn trấn an bản thân “Thôi mình chưa đủ trình, sách này để
sau này mình giỏi rồi đọc cũng được” và quay trở lại việc xem phim/nội dung có hình và âm
thanh . Một vài tháng sau khi immerse bằng việc xem phim thì bạn quyết định thử đọc lại cuốn
sách ấy nhưng bạn lại nhận ra rằng nó vẫn khó như trước. Và vòng lặp này cứ tiếp tục mãi, và
bạn sẽ không bao giờ bước chân vào việc đọc.

Vấn đề ở đây đó là, từ một khía cạnh nhất định, bạn sẽ không bao giờ “sẵn sàng” để đọc văn bản
hay sách khi mà bạn vẫn chưa dành nhiều thời gian cho việc ấy. Nói cách khác, nếu bạn đợi đến
khi bạn biết đạp xe rồi mới tháo bánh xe phụ thì bạn sẽ không bao giờ biết đạp xe; bạn chỉ thực
sự biết đạp xe sau khi bạn tháo bánh phụ và tập đạp xe.

Bạn chỉ gặp chướng ngại, khó khăn của việc đọc khi bạn đọc, do đó cách duy nhất để vượt qua
những khó khăn ấy là bạn phải thực sự tập và thực sự đọc. Bạn có chờ bao lâu đi nữa thì cuốn
sách đầu tiên mà bạn đọc sẽ cực kỳ khó. Nhưng, sau khi bạn đọc xong cuốn đầu tiên ấy thì bạn
sẽ không cảm thấy cuốn tiếp theo khó nữa.

Nhưng, bạn cũng phải có kiến thức nền tảng cơ bản trong ngôn ngữ ấy trước khi bạn bắt đầu đọc.
Cho nên, trong nhiều tình huống, việc bạn cảm thấy “chưa sẵn sàng” cũng có phần đúng. Tuy
nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý là kiến thức cơ bản để bắt đầu đọc không nhiều như bạn tưởng;
bạn cũng cần lưu ý để tránh sa vào cái bẫy “chưa sẵn sàng.”

Bắt đầu đọc


Khi bạn bắt đầu tập đọc thì chúng tôi khuyến khích bạn nên bắt đầu với nội dung chứa từ ngữ,
văn nói được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày. Một vài ví dụ: comment trên YouTube, blogs,
truyện tranh, phụ đề phim ảnh.

Với phụ đề của phim ảnh: trang web Subtitles Tools giúp bạn chuyển file phụ đề thành file văn
bản. Nếu là nội dung của một bộ phim bạn đã xem; bạn đã biết nội dung nên sẽ dễ hiểu hơn.

Khi bắt đầu tập đọc thì bạn có thể làm 1 bài luyện tập đơn giản 5 phút mỗi ngày như đọc và cố
gắng hiểu comments trên YouTube. Một khi bạn cảm thấy quen thuộc hơn thì bạn sẽ dần đọc
nhiều hơn.
Khi bạn trở nên thông thạo hơn, cố gắng chuyển từ đọc truyện tranh hay blogs sang đọc những
nội dung khó hơn, như tin tức hoặc game với nhiều lời thoại.

Mục tiêu của bạn khi bạn đã gần xong giai đoạn 2 đó là bắt đầu đọc sách. Sách bao gồm tiểu
thuyết (giả tưởng) và sách phi giả tưởng (sách lịch sử, khoa học, giáo dục, vân vân). 

Video sau giải thích tại sao đọc tiểu thuyết rất có ích cho việc học ngoại ngữ:
https://youtu.be/a68BQsDGESk
*Tóm tắt nội dung video (đúng hơn là giải thích)

Khác với phim ảnh hay truyện tranh, khi viết tiểu thuyết thì tác giả cần phải diễn tả phong cảnh,
hành động thông qua lời nói; vì tác giả phải diễn tả bằng lời cho nên bạn có cơ hội học cách diễn
đạt và cách suy nghĩ/nhận thức của ngôn ngữ đó. Lấy 1 ví dụ để giúp dễ hiểu

Bạn hãy tưởng tượng một nhân vật thức dậy chuẩn bị đi học, bạn học sinh này thức dậy thì đầu
tiên bạn ấy sẽ đánh răng/vệ sinh, sau đó đi xuống nhà vào bếp để ăn sáng. Vào bếp bạn ý trao đổi
lời hỏi thăm buổi sáng với mẹ sau đó bắt đầu ăn sáng.

Nếu đây là một bộ phim thì lời thoại mà bạn có thể nghe được chỉ là cuộc hỏi thăm giữa 2 mẹ
con, mọi hành động và cảnh vật xung quanh (phòng, bếp, nội thất) đều được truyền tải qua màn
ảnh.

Bây giờ hãy so sánh tình huống tương tự nhưng được miêu tả thông qua chữ viết, đại loại như:
" "Reng reng", tiếng chuông báo thức của điện thoại vang lên. Phong uể oải lôi mình dậy, mắt
nhắm mắt mở cậu vung tay tìm chiếc điện thoại. "7:20 am ngày 21 tháng 9 năm 2020" dòng chữ
hiện trên màn hình, Phong cố đứng dậy, miệng lẩm bẩm gì đấy. Có vẻ như giấc ngủ 7 tiếng vẫn
chưa đủ để làm Phong tỉnh giấc. Cậu bước chậm rãi vào phòng tắm và bắt đầu đánh răng, rửa
mặt để chuẩn bị cho một ngày mới. Đánh răng xong, cậu đi xuống gặp mẹ mình trong bếp đang
chuẩn bị buổi sáng.
"Nay mày dậy sớm thế! Hôm nào cũng để mẹ kêu! Nay mày biết tự giác là tốt đấy!" Giọng nói
vang từ trong bếp ra tận phòng khách. Giọng nói ấy không ai khác là Huyền, mẹ của Phong. vân
vân

Như các bạn thấy, bạn không chỉ biết thêm về cách dùng từ, cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ấy.
Bạn cũng biết thêm từ vựng nữa, giống như khi mình tả 7 giờ mấy trên "màn hình" vân vân, thì
thông qua tưởng tượng lại khi đọc, bạn cũng có thể đoán được từ "màn hình" nghĩa là gì và nó ra
sao.

Trong khi xem phim thì có lẽ sẽ trên màn ảnh sẽ chỉ hiện hình chiếc điện thoại và không nói gì
cả. 

Sách/tiểu thuyết có hay hay không đều do cách diễn đạt và từ ngữ mà tác giả sử dụng, do đó đọc
tiểu thuyết sẽ giúp bạn biết cách ngôn ngữ đó được dùng ra sao. Hơn nữa, đọc tiểu thuyết (nếu là
tiểu thuyết có nội dung gần gũi với đời sống) bạn cũng cơ hội biết thêm nhiều từ vựng hơn vì tác
giả phải sử dụng từ ngữ diễn tả đồ vật, phong cảnh (như sao trên trời long lanh, gió thổi vù vù,
hồ nước trong xanh, vân vân)

Một cách để bạn có thể trải nghiệm cảm giác giống như vậy đó là thông qua Netflix. Nhiều bộ
phim trên Netflix có sub audio (âm thanh phụ) dành cho người mù để họ có thể thưởng thức bộ
phim mà (xin lỗi nếu hơi thô) họ không thể thấy được. Sub audio (âm thanh phụ) này diễn tả hết
mọi thứ đang xảy ra trên màn ảnh (ví dụ trong phim 2 nhân vật này đang nắm tay nhau và bắt
đầu đi dạo thì sẽ có 1 giọng nói phát lên đại loại như "A nắm tay B rồi cùng nhau đi dạo trên
phố”). Việc này cực kỳ có ích vì bạn được nghe/tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ bạn đang học và
như giải thích ở trên, bạn có cơ hội biết và học nhiều hơn. (Tua đến 8:49 trong video trên để hiểu
rõ hơn hoặc xem video Netflix + Audio Descriptions: The Ultimate Immersion của Matt vs.
Japan)

Như đã đề cập ở trên, cho dù bạn có chuẩn bị kỹ đến đâu, cuốn sách đầu tiên mà bạn đọc sẽ luôn
rất là khó. Đây là một số mẹo:

 Với cuốn sách đầu tiên, bạn nên chọn tác phẩm đã được chuyển thể thành phim, và xem
bộ phim đó trước khi đọc sách gốc (như Harry Potter chẳng hạn, xem phim trước rồi hãy
đọc tiểu thuyết). Vì bạn đã biết nội dung cơ bản từ việc xem phim, bạn sẽ không cảm
thấy bất lực hoàn toàn khi bạn không hiểu.
 Nên đọc eBooks thay vì sách giấy. Khi bạn sử dụng máy đọc sách điện tử (như Kindle),
chỉ cần nhấn vào 1 từ là bạn có thể tra từ điển ngay lập tức. Lần đầu tiên bạn đọc thì việc
tra nhiều từ là không thể tránh khỏi, do đó đọc eBooks rất là có lợi.
 Bạn nên đọc nhiều tựa sách khác nhau của cùng 1 tác giả. Mỗi tác giả có một văn phong
và cách dùng từ riêng biệt nên nếu bạn đã quen đọc 1 tác giả thì việc đọc sẽ trở nên thú vị
hơn và giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.

Nên đọc về chủ đề mà bạn thích


Điều quan trọng nhất khi bạn tập đọc đó là bạn nên chọn nội dung mà bạn quan tâm hoặc thích.

Đọc sách thường rất là "chán" và mệt mỏi, ép bản thân đọc những nội dung chán ngắt thì lại càng
chán thêm và không hiệu quả. Mặt khác, nếu bạn đọc những gì mà bạn thích/quan tâm thì bạn sẽ
có hứng đọc hơn. Nói cách khác, nếu nội dung khó hơn trình độ hiện tại của bạn nhưng nội
dung ấy làm bạn thích thú thì bạn sẽ mau tiến bộ hơn, còn hơn là nội dung thuộc trình độ
của bạn nhưng lại nhàm chán.

Ép bản thân immerse những nội dung chán ngắn sẽ làm bạn dần liên tưởng immersion là một
hoạt động không vui tẹo nào. Và dần dần sẽ làm bạn tránh xa immersion hoặc cảm thấy mệt mỏi
với immersion. Cho nên việc quan trọng nhất là bạn phải cảm thấy vui và thích thú, hãy tìm nội
dung mà bạn thích, muốn xem.

Cần phải đề cập thêm đó là, mặc dù đọc sách là cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng đọc, không
nhất thiết bạn phải đọc sách không thôi. Lâu lâu bạn cũng có thể đọc nhiều thứ như bài báo,
truyện tranh, chơi game. Không chỉ giúp bạn đỡ chán hơn mà còn giúp bạn hiểu cách sử dụng
ngôn ngữ bạn đang học ở nhiều khía cạnh, nội dung khác nhau.

Những trở ngại khi đọc


Khi bạn bắt đầu đọc, bạn nên tuân thủ theo tư duy không hiểu không sao. Mới đọc thì không thể
nào mà bạn có thể hiểu hết được nhưng dần dần bạn sẽ hiểu. Nếu bạn đang “vật lộn” với 1 câu
văn nào đó nhưng vẫn chưa hiểu sau 15 giây thì tốt nhất là nên bỏ qua và tiếp tục. Ưu tiên số
lượng khi ban bắt đầu đọc.

Câu hỏi mà mọi người thường hỏi đó là, “Có nên tra từ thường xuyên không? Khi nào thì nên tra
từ?”. Video sau sẽ tóm tắt lời khuyên của chúng tôi:
https://youtu.be/3mAdzPcxBio

*Tóm tắt
 Tra từ nhiều cũng rất là chán và mệt mỏi, nhất là tra liên tiếp nhiều từ. Tra nhiều cũng
không giúp bạn nhớ hết, thậm chí còn làm bạn nản.
 Nên đặt 1 khoảng thời gian để tra từ. Vd chỉ nên tra tối đa 3 từ trong 2 phút. Từ nào cảm
thấy không quan trọng, hoặc không đáng học thì không nên tra.
 Khi cảm thấy từ ngữ quá khó, thì tốt nhất là nên bỏ qua và thưởng thức nội dung. Vd như
bạn đọc tiểu thuyết, bạn đọc 1 đoạn văn tác giả đang diễn tả phong cảnh, có thể tác giả
dùng rất nhiều tính từ, động từ mà bạn chưa từng gặp qua bao giờ. Nếu bạn liếc qua thấy
chắc mình không đọc hiểu nổi thì tốt nhất là nên bỏ hẳn đoạn đó và tiếp tục. Vì đã giải
thích ở trên, nếu bạn cứ vấn vương 1 đoạn văn mà bạn không hiểu thì bạn sẽ mau chán
nản và có thể dập tắt ý chí và động lực để tập đọc của bạn. Do đó nếu không hiểu thì cứ
bỏ qua.

Chúng tôi không khuyến khích đọc một nội dung nhiều lần. Khi bạn đọc lại một thứ gì đó lần thứ
hai thì đúng là bạn sẽ hiểu nhiều hơn lần đầu tiên. Nhưng đó là do bạn đã biết trước khi bạn đọc
lần đầu tiên. Bạn sẽ không biết được thêm quá nhiều khi đọc qua lần thứ hai. Tốt hơn là bạn nên
đọc nội dung mới/khác. Rồi quay trở lại đọc nội dung đã đọc trong một ngày khác, khi bạn có
hứng.

Cũng nên nói thêm là bạn không nên nhắm đến chủ nghĩa hoàn hảo (đọc đi đọc lại đến khi nào
mình hiểu hết 100%). Đây là chủ nghĩa đi ngược lại với tư duy “không hiểu không sao” và nó sẽ
không có ích khi bạn học. Thay vào đó, bạn có thể đọc nội dung cùng thể loại hoặc đồng tác giả.

Nếu bạn có bao giờ cảm thấy nản chí, hãy nghĩ đến điều sau đây. Khi bạn xem phim hay đọc
truyện tranh, bạn có thể hiểu nội dung đại khái mà không cần phải biết thậm chí một từ nào của
ngôn ngữ ấy. Mặt khác, không có cách nào mà bạn đọc được nếu bạn không có kiến thức về
ngôn ngữ ấy. Cho nên, khi bạn đọc, những gì bạn hiểu được là nhờ vào kiến thức và kinh
nghiệm mà bạn đã tích lũy được chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Khi bạn suy nghĩ
như vậy, bạn sẽ nhận ra rằng mình cũng được ấy chứ, không hẳn là tệ.

Nghe hiểu
Khả năng nghe hiểu
Mục đích của việc nghe trong giai đoạn 1 là để cho tai bạn quen với âm thanh của ngôn ngữ đó,
và từ từ nghe được từ hay cấu trúc thông dụng.

Bất kể là ngôn ngữ nào đi nữa, văn nói luôn sử dụng hầu hết âm tiết có mặt trong ngôn ngữ đó
kết hợp với từ vựng cơ bản/thông dụng. Ví dụ, bất kể là bạn đang xem phim kinh dị hay nghe tin
tức, những từ sau đây luôn xuất hiện “tôi”, “anh”, “người”, “nước”, “tử vong”, “chết”. Do đó,
khi bạn mới bắt đầu học ngôn ngữ, bất kể bạn xem gì thì bạn cũng có khả năng hiểu một vài thứ
nhất định. Do đó, ở giai đoạn 1, bạn muốn nghe hay xem gì cũng được vì bạn đang tập làm quen
với âm thanh của ngôn ngữ đó.

Nhưng, khi bạn bắt đầu qua giai đoạn 2, khi mà bạn đã có nền tảng vững chắc trong ngôn ngữ
đó, bạn có thể hầu như hiểu đại khái nội dung (khoảng 50%) bất kể bạn đang xem/nghe gì. Do
đó, bạn nên bắt đầu ưu tiên chọn nội dung mà bạn hiểu rõ để xem hoặc nghe.

Tại sao nên ưu tiên nội dung bạn hiểu rõ


Khi bạn bắt đầu hiểu rõ và tiến bộ hơn, học từ immersion trở nên dễ hơn. Cho là, bạn đọc một
câu văn và bạn có thể hiểu khoảng 80% câu đó. Đặt trường hợp bạn biết luôn nội dung/ngữ cảnh
của câu văn/nói đó, không khó để bạn hiểu 20% còn lại.

Để minh họa cho dễ hiểu thì, cho là bạn đang xem một cảnh sau trong phim: ai đó bước vào
phòng có một người đang chơi ghi-ta và nói: “Tao đã bảo là mày không được **** cây **** của
tao mà!” Bạn có thể đoán được cái **** thứ nhất là từ “chơi” và cái **** thứ 2 là từ “ghi-ta”. Sẽ
dễ đoán hơn nếu bạn đã biết từ “chơi” và “ghi-ta” thông qua việc đọc/thấy qua, nhưng bạn chưa
nghe từ này được nói bao giờ. Trong trường hợp này, nếu bạn có thể nghe ra 2 từ này qua lời
thoại/giọng nói từ lần đầu tiên thì những lần sau bạn sẽ dễ nghe và nhận biết từ này hơn.

Khi bạn nghe qua từ mà bạn đã đọc/học qua nhưng chưa nghe dùng thực tế thì bạn sẽ dễ nghe và
nhận biết từ đó hơn. 

Khi bạn đánh giá bản thân liệu mình có hiểu nội dung này hay không. Thì bạn không nên đánh
giá theo kiểu trắng đen đúng sai - hiểu hay không hiểu? Mà bạn nên đánh giá là “Mình hiểu bao
nhiêu? Có khoảng bao nhiêu câu chứa từ mà mình đã học qua nhưng chưa nghe nói? Mình có
nghe và nhận ra được những từ đó hay không?”

Chọn nội dung ưu tiên khả năng hiểu của bạn


Khi nãy chúng tôi có đưa ra gợi ý đọc những tựa sách của cùng một tác giả là một cách để mau
tiến bộ. Chúng ta cũng có thể áp dụng kỹ thuật này cho việc nghe và hiểu nội dung nói. Nghe nội
dung đồng thể loại trong một thời gian nhất định sẽ làm bạn quen thuộc với từ ngữ và cấu trúc
thường dùng trong nội dung/đề tài đấy (ví dụ như bạn xem nhiều phim về khoa học kỹ thuật
thì có lẽ bạn sẽ biết những từ như operation, project, engine, fusion, analysis, roger, ejection, vân
vân)

Thông qua việc đó, bạn cũng sẽ trở nên hiểu rõ hơn về nội dung/đề tài đấy cũng như giúp cho kỹ
năng của bạn tiến bộ hơn. Một khi bạn quen thuộc với một nội dung/đề tài nhất định, chuyển
sang xem đề tài khác sẽ không còn khó.

Vài thể loại vốn dễ hiểu hơn thể loại khác (như phim về đề tài học sinh, cuộc sống hàng ngày thì
sẽ dễ hơn phim khoa học viễn tưởng). Nói chung thì, bất kể nội dung có kèm theo hình ảnh sẽ
luôn được hiểu cho dù bạn không biết gì cả. Chương trình nhiều tập, liên tiếp như phim bộ,
dramas trên TV thường có nội dung đơn giản dễ hiểu. Bởi vì nếu bạn xem và trở nên quen thuộc
với nhân vật và thế giới/quang cảnh trong câu chuyện đó, bạn sẽ dễ theo dõi và hiểu nội dung
hơn.

Cuối cùng khi nói về thể loại, nội dung hư cấu thực tế sẽ luôn dễ hiểu hơn nội dung viễn tưởng,
lý do là vì thường những nội dung ấy dùng từ ngữ đơn giản hơn.

Những trở ngại khi nghe


Không có sự khác biệt quá lớn với việc nghe ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Tất cả lời khuyên về
việc nghe trong giai đoạn 1 sẽ được áp dụng luôn cho giai đoạn 2.

Giống như giai đoạn 1, khi nghe chủ động chúng tôi vẫn khuyến khích không nên nghe đi
nghe lại một nội dung nhiều lần. Lý do này giống với lý do chúng tôi đã nêu trong phần “Đọc
hiểu”.

Thay vào đó, chúng tôi khuyến khích bạn nên luôn nghe nội dung mới khi bạn nghe chủ động; và
nghe thụ động liên tục những nội dung bạn đã nghe qua. Tuy nhiên, bạn có thể nghe/xem lại nội
dung mà bạn đã nghe/xem vài tháng hay vài năm trước. Chúng tôi đang khuyên là bạn không nên
nghe liên tục một nội dung trong một khoảng thời gian ngắn gần đây.

Tuy việc nghe thụ động những gì bạn đã nghe qua là việc có ích, chúng tôi cũng nghĩ bạn nên
nghe thụ động những nội dung mới (như nghe nhạc chẳng hạn). Khi bạn đã tiến bộ hơn, podcast
hay audiobooks là tài liệu để nghe thụ động rất tốt.
Những lời khuyên nho nhỏ
Một số người khi đạt đến giai đoạn 2, họ cảm thấy khó chịu và xao nhãng khi phải nghe thụ động
ngôn ngữ của họ vì họ đã đạt đến trình độ kha khá, việc hiểu khá nhiều, đủ để làm phiền những
công việc khác mà họ đang làm. Nên nhớ, nghe thụ động là hoạt động phát âm thanh và để đó
trong khi bạn làm việc khác (như rửa bát, nấu ăn). Nếu bạn gặp vấn đề này thì bạn nên chuyển
sang nghe cái khác như audiobooks.

Nếu không, thì bạn có thể bỏ luôn việc nghe thụ động nếu bạn cảm thấy xao nhãng bởi “tiếng
ồn”. Tuy nhiên, việc đó có thể làm chậm quá trình tiến bộ của bạn. Thì không sao, vẫn có nhiều
người đạt tới trình độ cao mà không cần nghe thụ động

Mặt khác, khi có một sự chênh lệch giữa kỹ năng nghe và kỹ năng đọc của bạn, nghe trở thành
liệu pháp duy nhất để bắt kịp với kỹ năng đọc của bạn. Khi đó việc nghe chủ động là cực kỳ
quan trọng: bạn đang cố gắng tập trung nghe để nhận biết những gì mà bạn đã học/đọc qua rồi,
kể cả không hiểu hết thì bạn vẫn phải tập trung nghe.

Thêm nữa: khi nghe, khi bạn cảm thấy bạn hiểu khá ít nội dung thì bạn nên cố gắng nghe và
nhận biết nhiều từ càng tốt. Khi khả năng nghe hiểu của bạn tốt hơn, cố gắng hiểu ý nghĩa của
nguyên câu nói/lời thoại.

Đừng nản chí khi bạn không nghe ra từ hay cấu trúc mà bạn có thể dễ dàng đọc được (như
nếu bạn học từ tiếng Nhật, từ 衝動 bạn có thể dễ dàng đọc được nhưng khi nghe thì lại
không biết từ đó). Điều này hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Bạn càng nghe nhiều (cả chủ
động và thụ động) thì bạn càng trở nên hiểu biết hơn. Điều quan trọng là bạn phải dành nhiều
thời gian cố gắng làm quen và hiểu ngôn ngữ ấy. Khatzumoto, cha đẻ của AJATT nói rằng:
“Chúng ta không thể học được một ngôn ngữ, mà chúng ta chỉ quen dần với ngôn ngữ đó!”

Giai đoạn tiến triển sang đơn ngữ


Khi chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2, bạn sẽ phải thực hiện một sự thay đổi lớn trong quá
trình học tập đó là bắt đầu giai đoạn tiến triển sang đơn ngữ.

Trong suốt giai đoạn 1 và thời kỳ đầu của giai đoạn 2, khi bạn muốn học 1 từ trong ngôn ngữ bạn
đang học, bạn tra từ ấy trong từ điển song ngữ (như từ điển Anh-Việt, Nhật-Việt). Từ điển song
ngữ ấy dịch từ ngữ của ngôn ngữ đó sang ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn (như nervous = lo lắng,
operation = sự vận hành). Ngược lại, từ điển đơn ngữ (như từ điển Anh-Anh, Nhật-Nhật) định
nghĩa từ ngữ bằng chính ngôn ngữ đấy.

Giai đoạn chuyển sang đơn ngữ là quá trình chuyển sang dùng từ điển đơn ngữ, bắt bạn phải bắt
đầu học hoàn toàn bằng ngôn ngữ ấy.

Quá trình cho phép bạn dứt bỏ cục tạ “ngôn ngữ mẹ đẻ” của mình và đem lại nhiều lợi ích. Nó
chứng tỏ là bạn đang tiến gần thêm một bước để thông thạo hơn trong ngôn ngữ đó.

Lý do để chuyển sang đơn ngữ


Nói tổng thể thì có bốn lý do chính để chuyển sang đơn ngữ.

Lý do#1
Trước tiên, bạn sẽ tránh việc tạo nên những liên kết từ ngữ của ngôn ngữ đó với ngôn ngữ mẹ
đẻ của bạn. Vấn đề này đã được đề cập thoáng qua (xem phần ghi chú riêng của dịch giả về
“nói=speak”).

Cơ bản thì, rất hiếm để mà một từ trong ngôn ngữ này có nghĩa chính xác tương đương với một
từ trong ngôn ngữ kia. Ví dụ, chúng ta có từ tiếng Nhật “warui” (悪い、わるい). Nghĩa dịch
thường thấy trong tiếng Việt là “xấu, tệ (không tốt)”. Nhưng thực tế thì, “warui” còn được dùng
với nghĩa khác với nghĩa “xấu, không tốt” kia.

Để minh họa thì cho là một người có khả năng kém, không tốt về một cái gì đó thì thường chúng
ta nói là “họ tệ về cái gì đó/họ làm cái gì đó tệ”. “Tôi chơi piano tệ lắm”. Nếu bạn có mối liên kết
“warui” với từ “tệ” thì bạn sẽ nghĩ câu tiếng Nhật này với nghĩa như sau
“料理をしたのが悪かった” Tôi từng nấu ăn rất tệ.

Nhưng thực tế thì, nghĩa hoàn toàn khác. Nghĩa đúng là, “Việc tôi nấu ăn là một việc xấu, sai
lầm (không ai nhờ nhưng lại tự tiện làm)”. Lý do là bởi vì “warui” không bao giờ dùng để diễn tả
sự kém cỏi của kỹ năng làm gì đó. Nó thường được dùng để nói là một hành động, “xấu” theo
nghĩa sẽ dẫn đến cái kết quả không tốt (như ở trên, không ai nhờ người nấu ăn cả nhưng người ấy
lại tự tiện nấu).

Với tình huống cụ thể này, để tránh hiểu sai nghĩa của một câu văn/lời thoại bạn cần phải học lại
và ngừng liên kết từ “warui” với nghĩa là “tồi tệ”. Bạn có thể immerse nhiều hơn và từ từ sự hiểu
nhầm ấy cũng biến mất và bạn sẽ hiểu đúng nghĩa. Nhưng cho đến khi điều đó xảy ra thì bạn sẽ
còn tiếp tục hiểu nhầm và việc này sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập của bạn.

Nếu bạn học từ “warui” dùng từ điển đơn ngữ Nhật, thì ngay từ đầu bạn đã không hiểu nhầm.
Bạn sẽ không phải học lại từ đó. Không khó để thấy rằng việc này có thể nâng cao hiệu suất học
tập của bạn.

Cho là bạn không mắc sai lầm như trên thì kiểu gì bạn cũng sẽ hiểu lầm ở một mức độ nhẹ hơn,
vì bạn liên kết từ đó với từ trong ngôn ngữ của bạn.
*Ghi chú riêng của dịch giả: vấn đề hiểu sai nghĩa xảy ra rất nhiều với mấy bạn Việt học tiếng
Trung hoặc tiếng Nhật. Vì các bạn thấy có nhiều tương đồng giữa 2 ngôn ngữ (学生 = học sinh,
準備 = chuẩn bị, 孤独 = cô độc, 問題 = vấn đề, 有機 = hữu cơ). Đúng là có rất nhiều từ tương
đồng và nghĩa giống nhau y hệt nhưng không phải từ nào cũng vậy. Ví dụ như từ 徘徊(はいか
い) trong tiếng Nhật, nếu bạn nào học Hán Tự (漢字) theo âm Hán Việt thì sẽ đọc từ này là
“Bồi Hồi”, bạn liền liên tưởng đến từ “bồi hồi” trong tiếng Việt và bạn nghĩ cách dùng cũng y
hệt như vậy: “lòng dạ bồi hồi”, “thương nhớ bồi hồi”, vân vân. Nhưng thực tế từ “bồi hồi” (徘
徊) này trong tiếng Nhật lại được dùng hoàn toàn khác. Nghĩa được dùng trong tiếng Nhật là “đi
qua đi lại; đi đây đi đó không có mục đích” và được sử dụng như “ “街中を徘徊する”. 2 từ
giống nhau nhưng ở mỗi ngôn ngữ thì nghĩa lại khác hoàn toàn.

Đây là lý do tại sao bạn nên hạn chế liên kết kiến thức từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Việc này cho phép bạn hình thành mạng lưới thông tin riêng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố và
thông tin khác.

Lý do #2
Lợi ích thứ 2 của việc dùng từ điển đơn ngữ đó là nó giảm thời gian bạn cần để hiểu một từ.
Để hiểu một từ rõ đến mức mà bạn có thể sử dụng từ đó một cách tự nhiên như người bản xứ thì
bạn cần phải đi sâu hơn nữa.

Một ví dụ, bây giờ là tiếng Anh. Sẽ so sánh giữa 2 từ “hard” và “difficult”. 2 câu “calculus is
hard” và “calculus is difficult” có nghĩa giống nhau (đều nói rằng “toán vi tích phân khó”).
Nhưng nếu bạn thông thạo tiếng Anh thì bạn sẽ biết rằng 2 câu này sắc thái (nuances) hơi khác 1
tí. “Difficult” nghe có cảm giác lịch sự và đàng hoàng hơn, trong khi “hard” tạo cảm giác gần gũi
(casual) hơn. 
Rất khó để giải thích sự khác biệt giữa 2 từ trên cho một người chưa từng nghe qua 2 từ này.
Cách duy nhất để hiểu rõ và nắm được hết nghĩa và sắc thái (nuances) của một từ là bằng cách
nghe và xem cách dùng của từ đó trong nhiều tình huống và ngữ cảnh khác nhau. Cho dù bạn có
học bằng từ điển đơn ngữ đi nữa thì không phải từ nào cũng có thể định nghĩa bằng từ ngữ 1
cách chính xác được. Suy cho cùng, thì immersion vẫn là cách tốt nhất để học và biết cách
dùng từ.

Tuy nhiên, nhìn chung thì từ điển đơn ngữ vẫn tốt hơn từ điển song ngữ vì nó định nghĩa từ một
cách chính xác. Lý do là, từ điển song ngữ thường gợi ý những từ khác tương tự trong khi từ điển
đơn ngữ cố định nghĩa từ đó 1 cách chi tiết.

Ví dụ, có từ tiếng Nhật “tanjun” (単純、たんじゅん)(đơn thuần). Từ điển Nhật-Việt online


Mazii định nghĩa từ “tanjun” như sau:

“Đơn sơ. Đơn giản.”

Trong từ điển đơn ngữ Nhật-Nhật Daijirin (大辞林), từ “tanjun” được định nghĩa như sau:

(1)
(ア)こみいった点がなく簡単な・こと(さま)。⇔複雑「―な構造」「―なミ
ス」
(イ)考え方などが一面的で行き届かない・こと(さま)。「―な発想」「―な
頭の働き」

(2)他種のものがまざっていない・こと(さま)。純一。「―泉(セン)」「彼女の意
味する通りの―さで津田の耳へは響かなかつた/明暗(漱石)」
(3)制限や条件のない・こと(さま)。「―承認」

Bản dịch của định nghĩa:


(1)
(ア)Đơn giản và không có điểm hỗn tạp. Trái nghĩa với “phức tạp”(複雑)「単純
な構造 (cấu trúc đơn thuần)」。「単純なミス (lỗi sai đơn thuần)」
(イ)Lối suy nghĩa một mặt (phía) và thiếu sự cẩn thận, thấu đáo. 「単純な発想(suy
nghĩ/sáng kiến đơn thuần)」「単純な頭の働き(cách vận hành đầu óc đơn thuần)」
(2)Không có chủng loại khác lẫn vào.「単純泉(セン)  Suối đơn thuần」
(3)Không có giới hạn hay điều kiện「単純承認」

Bạn có thể thấy là định nghĩa đơn ngữ cho nghĩa chính xác và cách dùng của từ “tanjun”. Chỉ
đọc định nghĩa của từ điển song ngữ, thì chắc nhiều người sẽ không biết rằng “tanjun” có thể
được dùng để chửi người khác không có khả năng suy nghĩ thấu đáo (đơn thuần ngu ngốc).
Trong khi đó, từ điển đơn ngữ định nghĩa rất rõ ràng.

Do đó, nhìn chung thì, từ điển đơn ngữ giúp bạn hiểu nghĩa của từ một cách rõ ràng và chi tiết
hơn so với từ điển song ngữ; từ đó làm quá trình học trở nên hiệu quả hơn (biết nhiều hơn).
Lý do #3
Lợi ích thứ 3 của việc dùng từ điển đơn ngữ đó là giúp bạn mau chóng hình thành lối suy nghĩ
bằng ngôn ngữ đó.

Thông thường, khi bạn có hiểu hay nhớ lại nghĩa của một từ, bạn sẽ nhớ lại những liên kết hay từ
tương đương trong ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Nhưng, một khi bạn có thể hoạt động được 1 cách
đơn ngữ rồi thì , bạn sẽ có thể suy nghĩ hay liên tưởng trong phạm trù của ngôn ngữ bạn đang
học.

Ví dụ về một tình huống khi bạn đang ôn lại flashcard trên Anki trước khi bạn chuyển sang đơn
ngữ. Bạn sẽ kiểm tra nghĩa của một từ bằng cách nhớ lại liên kết hay từ tương đương trong ngôn
ngữ mẹ đẻ của bạn. Ngược lại, khi bạn chuyển sang đơn ngữ, bạn sẽ thử kiểm tra bằng cách nhớ
lại đại khái cái định nghĩa đơn ngữ của từ đó.

Nếu như lấy trò xếp hình làm ví dụ thì, khả năng hoạt động/tư duy bằng ngôn ngữ đó là nguyên
mảnh ghép hoàn thiện; quá trình chuyển sang đơn ngữ là quá trình bạn cố dùng những mảnh
ghép để ghép thành một mảnh ghép hoàn thiện.

Như đã đề cập, khó có thể diễn tả ngôn ngữ này sử dụng ngôn ngữ khác. Ngược lại, khả năng
diễn tả một khái niệm bằng chính ngôn ngữ ấy là vô hạn. Vì bạn có thể sử dụng trực tiếp những
kiến thức, khái niệm khác của chính ngôn ngữ ấy. Do đó, khả năng diễn phân biệt và diễn tả
nghĩa của từ của bạn sẽ trở nên phong phú hơn; ví dụ, bạn có thể hiểu sự khác biệt nho nhỏ giữa
từ đồng nghĩa (hard/difficult, hard/tough/, mênh mông/bao la, lạnh/rét, lấp lánh/lung linh, こと
こと/ぐつぐつ、稼働/発動 vân vân)

Một lợi ích khác của việc suy nghĩ/tư duy bằng chính ngôn ngữ ấy đó là khi bạn trò chuyện với
người bản xứ. Khi bạn không biết hay không nhớ một từ nào đó, bạn có thể diễn tả về từ đó (và
diễn tả một cách mà người bản xứ có thể dễ dàng hiểu được). Đây là một kỹ năng cực kỳ quý giá
khi bạn học ngoại ngữ.

Lý do #4
Và cuối cùng, lý do cực kỳ hiển nhiên đó là bạn có cơ hội giành nhiều thời gian cho ngôn ngữ
bạn đang học. Là một người học ngoại ngữ, không thể tránh khỏi việc tra từ và câu (và đôi khi
cấu trúc ngữ pháp). Nhưng trước khi bạn chuyển sang đơn ngữ, bạn làm những việc này bằng
ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhưng một khi bạn hoạt động một cách đơn ngữ, bạn sẽ phải làm tất cả bằng
chính ngôn ngữ ấy (đọc định nghĩa, đọc giải thích vân vân)  => thêm thời gian để làm quen với
ngôn ngữ ấy. Tuy có thể là không nhiều, nhưng nhiều vẫn hơn không và nó có thể giúp bạn tiến
bộ nhanh hơn.

Những khó khăn khi chuyển sang đơn ngữ


Có 2 lớp tường rào phải nhảy qua để hiểu được từ điển đơn ngữ.
Đầu tiên bạn phải vượt qua được thứ mà chúng tôi gọi là: “Từ vựng trong từ điển”, nghĩa là
những từ chẳng mấy khi xuất hiện ngoài đời thật, nhưng lại xuất hiện rất nhiều trong từ điển đơn
ngữ. Chúng được sử dụng để mô tả một cách chính xác toàn bộ bối cảnh trừu tượng của từ đó.
Chính vì thế, tính thông dụng trong đời sống hàng ngày của những từ này không được cao.
Ví dụ, đây là cách từ điển Merriam-Webster định nghĩa từ “cut”:
“to penetrate with or as if with an edged instrument.”

Tạm dịch: “Hành động đâm như thể bằng một dụng cụ sắc cạnh”

Bởi vì bạn đang đọc hướng dẫn này, nên có lẽ bạn đã ở giai đoạn 4 trở lên đối với tiếng Anh
hoặc tiếng Việt. Do đó không khó để bạn hiểu được định nghĩa trên. Nhưng nếu là một người chỉ
đang ở giai đoạn 2 khi họ học tiếng Anh hay tiếng Việt, có thể họ sẽ chưa biết nghĩa của từ
“penetrate”, hay từ “instrument” trong trường hợp này đồng nghĩa với từ “tools”. Đây đều là
những từ chỉ có thể xuất hiện ở Giai đoạn 3 hay 4 khi bạn học tiếng Anh. Mặc dù chúng gần như
chẳng bao giờ xuất hiện trên TV hoặc giao tiếp hàng ngày, chúng lại xuất hiện rất nhiều trong từ
điển đơn ngữ.

Nếu bạn trì hoãn việc chuyển sang đơn ngữ cho đến khi bạn đã biết được tất cả “từ vựng trong từ
điển” từ việc học tiếng qua phương tiện giải trí (immersion), bạn có thể sẽ phải đợi đến Giai
đoạn 4 rồi mới thực hiện sự chuyển đổi đó. Nghĩa là cả quá trình tiến bộ của bạn sẽ trở nên chậm
hơn.

Nhưng, trên thực tế, số lượng "từ vựng từ điển" thực sự là khá ít. Chúng tôi ước tính rằng, tùy
thuộc vào ngôn ngữ bạn đang học và từ điển bạn sử dụng, chỉ có khoảng 300 đến 500 từ thuộc
dạng này. Nói cách khác, bằng cách học 300 đến 500 từ cụ thể này, việc chuyển sang đơn ngữ
trong giai đoạn 2 là hoàn toàn có thể. Chúng ta sẽ nói về cách học những “từ vựng từ điển”
này trong phần tiếp theo.

Một rào cản khác cần phải vượt qua để chuyển sang sử dụng từ điển đơn ngữ là chúng ta cần
làm quen với phong cách viết tự tham chiếu và trừu tượng của các định nghĩa. Hơn nữa, do
tính chất trừu tượng nhưng lại đòi hỏi tính kỹ thuật của việc định nghĩa các từ, các định nghĩa
thường chứa ngữ pháp khó hiểu.

Ví dụ, một mệnh đề có thể được lồng trong một mệnh đề rồi lại được lồng tiếp trong các mệnh
đề khác; hoặc một khái niệm trừu tượng sẽ được mô tả bằng sự kết hợp của hai khái niệm trừu
tượng khác nhau. Tất cả những điều này có thể làm cho đầu óc bạn bối rối khi xử lý các định
nghĩa đơn ngữ.

Để cho trực quan, đây là định nghĩa từ “experience” của từ điển Merriam-Webster

“the fact or state of having been affected by or gained knowledge through direct observation or
participation.”

Tạm dịch: “Sự thật hoặc trạng thái bị ảnh hưởng, hoặc bởi việc đạt được kiến thức thông qua
quan sát và tham gia trực tiếp.”

Ngay cả khi bạn là người nói tiếng Anh hay tiếng Việt bản ngữ, câu văn này vẫn có thể trở nên
khó phân tích trong lần đầu tiên bạn đọc nó. Ba cách sử dụng từ “hoặc - or” buộc bạn phải nảy
sinh một số lượng lớn các định tính trong đầu khi xử lý câu văn trên. Điều này, kết hợp với bản
chất trừu tượng vốn có của những gì định nghĩa đang cố gắng mô tả, dẫn đến một điều gì đó hơi
khó “tiêu hoá”.

Vượt qua những trở ngại đó


Dưới đây là một số kỹ thuật đơn giản bạn có thể sử dụng để vượt qua những thách thức được giải
thích ở trên một cách suôn sẻ và thực hiện thành công việc chuyển sang đơn ngữ. Trong phần
này, chúng tôi sẽ cung cấp định nghĩa tổng quan về một số kỹ thuật. Rồi trong phần sau, chúng
tôi sẽ đi vào chi tiết việc áp dụng chúng một cách chính xác trong thực tế.

Đầu tiên, hãy nói về việc học “từ vựng trong từ điển”. Có thể bạn nghĩ rằng bạn sẽ học một danh
sách có tất cả các từ vựng trong từ điển được sử dụng trong ngôn ngữ mà bạn đang học. Nếu bạn
có thể tìm thấy một danh sách như vậy, có thể việc làm này sẽ hữu ích.

Nhưng chúng ta cũng không cần phải làm vậy khi chúng ta có thể sử dụng chính từ điển đơn ngữ
đó như một danh sách. Tất cả những gì bạn phải làm là bắt đầu tra cứu bằng từ điển đơn ngữ và
nếu định nghĩa có bất kỳ từ nào bạn không biết, thì hãy sử dụng từ điển song ngữ để học những
từ đó. Bằng cách này, chúng ta có thể sử dụng từ điển song ngữ như một bàn đạp để giúp chúng
ta đạt đến mức có thể hoạt động đơn ngữ hoàn toàn.

Khi bạn đạt đến Giai đoạn 2, điều quan trọng là bắt đầu chọn một cách khôn ngoan những từ mà
bạn thêm vào để học với hệ thống SRS - Anki Flashcards (chúng ta cũng sẽ nói về điều này trong
phần SRS). Việc ghi nhớ những từ hiếm gặp không xuất hiện trong quá trình immerse của bạn,
không chỉ lãng phí thời gian mà còn khiến bạn mất cơ hội học được những từ thực sự hữu ích.
Mặc dù vậy, trong những lúc bạn thực hiện quá trình chuyển đổi đơn ngữ, chúng tôi khuyên bạn
nên giả định rằng gần như mọi từ bạn thấy được sử dụng trong định nghĩa đều đáng để học bằng
Anki.

Theo định nghĩa, “từ vựng trong từ điển” bao gồm các từ không hữu ích cho lắm bên ngoài ngữ
cảnh của từ điển. Tuy nhiên, bởi vì khả năng hoạt động đơn ngữ mang lại rất nhiều lợi ích, bất cứ
điều gì cải thiện khả năng hiểu định nghĩa của bạn đều có giá trị và đáng học hỏi. Vì vậy, nói
chung, khi bạn bắt đầu chuyển đổi, hãy bắt đầu ưu tiên học những từ mà bạn bắt gặp bên trong
các định nghĩa đơn ngữ, ngay cả khi chúng có vẻ không phổ biến.

Khi nói đến việc học để hiểu ngữ pháp và phong cách viết khô cằn và độc đáo của các định nghĩa
đơn ngữ, cần có sự kiên nhẫn và nỗ lực nhất định. Lúc đầu, bạn sẽ không hiểu lắm đối với hầu
hết các định nghĩa. Mặc dù vậy, nếu bạn đã sẵn sàng cho sự chuyển đổi, chắc chắn vô tình sẽ có
những định nghĩa ngẫu nhiên mà bạn có thể hiểu.

Theo thời gian, khi bạn đọc ngày càng nhiều định nghĩa, não của bạn sẽ dần tìm ra cách phân
tích các định nghĩa ngày càng phức tạp hơn. Cuối cùng, giống như mọi thứ khác trong việc tiếp
thu ngôn ngữ, bạn cần luyện tập chăm chỉ. Chỉ khi vật lộn với quá trình khó khăn đó, bạn mới có
thể có được khả năng ngôn ngữ như ý.

Theo đó, có một kỹ thuật đơn giản mà bạn có thể sử dụng để đẩy nhanh quá trình này; là đọc các
định nghĩa đơn ngữ của các từ bạn đã biết. Nếu bạn tra trong từ điển đơn ngữ một từ của ngôn
ngữ đang học mà bạn đã biết, thì bạn sẽ biết trước nghĩa của từ đó mà từ điển đang cố gắng diễn
đạt (chúng ta sẽ nói thêm về điều này trong Giai đoạn 1 của quá trình chuyển đổi đơn ngữ). Điều
này sẽ giúp định nghĩa dễ hiểu hơn nhiều và có thể giúp làm sáng tỏ cách thức hoạt động của ngữ
pháp.

Thời điểm và thời lượng của quá trình chuyển đổi đơn ngữ?
Điều đầu tiên cần nghĩ đến là khi nào bắt đầu chuyển sang đơn ngữ. Càng trì hoãn việc chuyển
sang đơn ngữ càng lâu, thì bạn càng có nhiều khả năng hơn vào thời điểm chuyển đổi khiến cho
quá trình sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại, bạn thực hiện chuyển đổi càng sớm thì càng khó
khăn hơn; nhưng bạn sẽ bắt đầu nhận được lợi ích nhanh chóng từ việc bắt đầu sớm. Một số
người cảm thấy bị kích thích bởi ý tưởng về việc học đơn ngữ, và họ bắt đầu việc này ngay từ
Giai đoạn 1. Những người khác thì cảm thấy ngại ngần với quá nhiều điều cần phải làm, rồi vĩnh
viễn từ chối việc chuyển sang đơn ngữ.

Chúng tôi khuyến nghị bạn cố gắng chuyển đổi ngay khi bạn cảm thấy có động lực. Thực sự
rằng sẽ không có hại gì khi bắt đầu “quá sớm”. Nếu bạn cảm thấy mình chưa sẵn sàng và choáng
ngợp khi bắt đầu đọc từ điển đơn ngữ, hãy cân nhắc thử lại sau một hoặc hai tháng. Không có gì
sai với việc trì hoãn. Vì từ điển đơn ngữ bao gồm văn bản thô, bạn có thể có quá trình chuyển đổi
mượt mà hơn khi bạn đã có được nền tảng cơ bản trong việc đọc văn bản thô (cách thực hiện
điều đó đã được trong phần Đọc văn bản thô).

Mặc dù, nếu bạn thấy mình sắp kết thúc Giai đoạn 2 mà chưa thực hiện chuyển đổi, chúng tôi
khuyên bạn nên ưu tiên nó. Có thể coi hoạt động chuyển sang sử dụng đơn ngữ là một trong
những tiêu chí để hoàn thành Giai đoạn 2.

Nên kết thúc việc chuyển đổi nhanh hay chậm?


Điều tiếp theo cần nghĩ đến là bạn dự định hoàn thành quá trình chuyển đổi đơn ngữ trong bao
lâu?

Một lựa chọn là bạn có thể dành thời gian immerse chủ động thay thế bằng thời gian thực
hiện quá trình chuyển đổi. Trong trường hợp này, bạn có thể dành toàn bộ thời gian để đọc từ
điển đơn ngữ, thêm vào đó, bạn cũng học các “từ vựng trong từ điển” bằng Anki. Nếu bạn thực
hiện phương pháp này, hãy chắc rằng bạn đã có nền tảng trong việc đọc văn bản thô và có ít nhất
một vài giờ hàng ngày dành cho việc chuyển đổi. Theo đó, ước tính bạn có thể hoàn thành quá
trình chuyển đổi trong vòng vài tuần.

Mặt khác, bạn cũng có thể từ từ hoàn thành việc chuyển đổi trong vòng sáu tháng (ước chừng),
bằng cách thực hiện việc immerse và học từ điển song song.

Dù bạn chọn hướng đi nào trong hai hướng này, thì cũng hoàn toàn ổn, thậm chí bạn có thể trộn
chúng vào với nhau. Ví dụ: bạn có thể thực hiện nửa đầu của quá trình chuyển đổi một cách từ từ
và sau đó dành riêng một tuần tập trung để hoàn thành quá trình chuyển đổi, tùy thuộc vào sở
thích cá nhân của bạn.

Giai đoạn để chuyển đổi đơn ngữ


Đây có lẽ phần khó nhất của việc chuyển đổi đơn ngữ. Có 4 giai đoạn trong quá trình chuyển đổi
đơn ngữ được phân biệt rõ ràng bởi những việc bạn làm. Bạn càng đi sâu hơn vào quá trình này
thì bạn sẽ sử dụng từ điển đơn ngữ nhiều hơn.

Quá trình 1

Đây là những việc bạn nên/cần làm để bắt đầu.

Đầu tiên, bạn tra 1 từ trong ngôn ngữ bạn đang học mà bạn đã biết rồi và tra từ đó trong từ
điển đơn ngữ. Sau đó đọc định nghĩa đơn ngữ đó và xem thử bạn hiểu bao nhiêu.

Nếu không có từ nào lạ và bạn hiểu hết thì tốt! Nếu không có từ nào lạ nhưng bạn không hiểu
lắm thì cũng không sao. Việc này là đương nhiên.

Và bạn cứ lặp lại như vậy thôi. Tuy nhiên, chỉ nên làm vậy khi mà không có từ nào bạn không
biết.

Trong trường hợp có từ lạ trong định nghĩa, bạn tìm xem có câu văn nào là câu văn i+1 (i là kiến
thức hiện tại của bạn; +1 tức là câu văn đó chứa 1 từ mà bạn không biết) không. Nếu có thì bạn
tra từ lạ đó trong từ điển song ngữ. Sau khi bạn biết nghĩa của từ lạ đó, hãy thử lại xem bây giờ
bạn có hiểu câu văn đó không.

 Nếu bạn hiểu thì, bạn làm thẻ text (dạng chữ) của câu văn chứa từ lạ đó, và định nghĩa
song ngữ của từ đó ở mặt sau.
 Nếu bạn không hiểu thì, bạn có thể: bỏ qua, hoặc thêm vào 1 danh sách từ để học sau.

Nếu định nghĩa đơn ngữ đó chỉ toàn là câu văn chứa nhiều từ bạn chưa biết, thì bạn có thể: bỏ
qua, hoặc thêm hết những từ lạ đó để học sau.

*Ví dụ cho các bạn dễ hiểu:

Cho là bạn đã biết từ decision (quyết định) đi. Bây giờ bạn lấy từ ấy tra trong từ điển đơn ngữ,
mình sẽ sử dụng từ điển Merriam-Webster.

Merriam-Webster định nghĩa từ “decison” như sau:

1
a
: the act or process of deciding
the moment of decision has come
b
: a determination arrived at after consideration : CONCLUSION
made the decision to attend graduate school

Bạn đọc định nghĩa và bạn hiểu hết thì ok cứ tiếp tục làm lại và từ từ tập tra từ điển đơn ngữ. 

Nếu có từ bạn không biết, ví dụ như từ “consideration” trong định nghĩa “a determination
arrived at after consideration” . Thì bạn tra từ “consideration” trong từ điển song ngữ,
mình sẽ dùng từ điển soha. Kết quả từ tratu.soha.vn như sau:

Consideration
/kənsidə'reiʃn/

Thông dụng
Danh từ
Sự cân nhắc, sự suy xét, sự nghiên cứu, sự suy nghĩ

Sau khi bạn hiểu nghĩa của consideration rồi thì bạn quay lại cái câu “a determination
arrived at after consideration” khi nãy; bây giờ bạn thử đọc lại và xem mình hiểu chưa.
*Nếu hiểu rồi thì, bạn tạo 1 thẻ trong Anki như sau:

Front (mặt trước) chứa câu đó:

a determination arrived at after consideration


Back (mặt sau) chứa định nghĩa song ngữ của từ “consideration”

Consideration: Sự cân nhắc, sự suy xét, sự nghiên cứu, sự suy nghĩ

*Nếu bạn vẫn chưa hiểu câu đó sau khi tra từ consideration thì bạn bỏ qua (không làm gì hết),
hoặc thêm từ “consideration” (có thể lấy luôn câu văn đó) và thêm vào 1 cái danh sách nào đó để
học sau.

Bây giờ giả sử bạn tra từ “jet lag” trong từ điển đơn ngữ, và cho kết quả như sau (từ điển
Merriam-Webster)

Definition of jet lag


: a condition that is characterized by various psychological and physiological
effects (such as fatigue and irritability), occurs following long flight through
several time zones, and probably results from disruption of circadian rhythms
in the human body
Định nghĩa có quá nhiều từ bạn không biết, như “characterize”, “various”, “psychological”,
“physiological”, “fatigue”, “irritability”, vân vân. Thì bạn có thể bỏ qua (không làm gì hết) hoặc
thêm hết những từ ấy (bao gồm jet lag) vào một cái danh sách như đã đề cập ở trên và học những
từ đó sau.
Sau đó, với mỗi từ trong danh sách, bạn dùng internet hay một trang web nào đó (như web từ
điển chẳng hạn), tìm câu văn/mẫu câu chứa từ đó và làm thẻ dạng text như hướng dẫn ở trên: câu
văn mặt trước và định nghĩa song ngữ của từ đó ở mặt sau. 

*Gợi ý vài trang web:

 Tiếng Nhật:
o http://yourei.jp/ (tra câu văn/mẫu câu, thường được trích từ sách/tiểu thuyết hoặc
nhiều khi wikipedia. Số lượng cực kỳ phong phú và nhiều)
o http://nlt.tsukuba.lagoinst.info/search/ (giống yourei nhưng có luôn độ phổ biến
của từ (dùng bao nhiêu lần, nhiều hay ít), nguồn mẫu câu thì lấy từ sách báo)
o https://ejje.weblio.jp/ (từ điển Anh-Nhật, có thể dùng để tìm mẫu câu. Cá nhân
mình cũng không dùng nhiều)
o https://jisho.org/ (từ điển Anh-Nhật, có thể dùng để tìm mẫu câu. Nguồn mẫu câu
từ web tatoeba nên chất lượng hơi lẫn lộn, nói chung ổn nhưng một khi bạn
chuyển sang đơn ngữ Nhật thì nên dứt luôn web này)
o https://mazii.net/ (cái này chắc bạn nào học tiếng Nhật đều biết, không cần giới
thiệu. Nguồn mẫu câu thì cảm giác là rất giống mẫu câu trong sách giáo khoa
(không tự nhiên) nên mình cũng không thích lắm. Cũng nên dứt luôn khi bạn
chuyển sang đơn ngữ Nhật)
 Tiếng Anh: cái này thì quá là phong phú nên các bạn tự google đi ha :v. Mình gợi ý vài
trang mình hay dùng
o https://www.merriam-webster.com/
o http://nyanglish.com/
o https://tracau.vn/
o http://tratu.soha.vn/
 Dùng chung
o https://youglish.com/ (cho phép mình nhập vào 1 từ bất kỳ và nó sẽ tìm video nào
có chứa từ đó ví dụ như mình nhập vào từ “consistent” xong nó sẽ tìm bất kỳ
video tiếng Anh nào có chứa từ “consistent” và sẽ phát từ khúc đó giải thích thì
hơi khó hiểu nhưng xài thử là hiểu liền á :3. Có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác như:
tiếng Pháp, tiếng Trung (Phổ và Quảng), tiếng Nhật vân vân)

Quá trình này sẽ giúp bạn học những “từ vựng từ điển” và làm quen với ngữ pháp dùng trong từ
điển đơn ngữ. Nếu bạn muốn thì có thể làm quá trình này từ từ (mỗi ngày tra 1 từ trong từ điển
đơn ngữ, rồi làm 1-2 thẻ text để học những “từ vựng từ điển” chẳng hạn). Nếu bạn muốn thực
hiện quá trình này nhanh hơn thì có thể làm nhiều hơn.

Khi bạn làm khoảng 100 thẻ với quá trình này thì bạn chuyển sang quá trình tiếp theo.

=> Tóm lại là tra từ bạn đã biết trong từ điển đơn ngữ, có từ nào trong định nghĩa bạn không biết,
bạn làm thẻ (song ngữ) cho những từ đó

Quá trình 2

Với quá trình này thì bạn chuẩn bị một danh sách từ hoặc mẫu câu i+1 (i là kiến thức hiện tại của
bạn; +1 là chứa 1 từ mà bạn không biết). Đừng vội làm thẻ anki cho những từ hay mẫu câu i+1
đó.
Hãy dành thời gian cho từ điển đơn ngữ. Lấy một mẫu câu i+1 bạn tìm được khi immerse (từ
sách, phim, truyện tranh vân vân) và tra cái từ +1 đó (1 từ mà bạn không biết) trong từ điển
đơn ngữ. Đọc định nghĩa và thử xem bạn có hiểu không:

 Nếu không có từ lạ và bạn hiểu hết thì, làm thẻ dạng text đơn ngữ như sau: mẫu câu i+1 ở
mặt trước và định nghĩa (đơn ngữ) của từ đó ở mặt sau.
 Nếu có từ bạn chưa biết thì bạn làm thẻ text (song ngữ) để học từ chưa biết đó. 

=> Nói chung giống quá trình ở trên

Khi bạn làm thẻ text đơn ngữ thì nếu có cảm giác bạn sẽ không hiểu lắm, thì bạn có thể thêm
định nghĩa song ngữ vào mặt sau.

Ví dụ, mình muốn học từ tiếng Nhật 変更(へんこう), mình tra từ điển đơn ngữ Nhật:

Từ điển 大辞林 cho kết quả sau:

へん-こう  [0] 【変更】 (名)スル

変えること。変え改めること。「出発時刻を―する」「―を加える」

mình có dùng mẫu câu ví dụ của từ điển luôn và làm thẻ Anki

Mặt trước: (chứa mẫu câu)

出発時刻を変更する
Mặt sau: (chứa định nghĩa đơn ngữ, bạn có thể để thêm định nghĩa song ngữ nếu bạn vẫn còn
chưa chắc chắn)

へん-こう  [0] 【変更】 (名)スル

変えること。変え改めること。
Sự biến đổi; sự cải biến; sự thay đổi

Quá trình sẽ giúp bạn tập sử dụng từ điển đơn ngữ để học từ mới và tập tạo thẻ một cách đơn
ngữ.

Khi bạn có thể hiểu khoảng 75% định nghĩa đơn ngữ mà không phải tra thêm gì cả, thì bạn sang
quá trình tiếp theo. “Hiểu” ở đây tức là, bạn hiểu đủ định nghĩa để biết nó đang muốn diễn tả và
nói về cái gì. Miễn là bạn đủ tiêu chí này thì những cái khác mà bạn không hiểu cũng không sao.
Ví dụ như từ tiếng Nhật 口調(くちょう)thì định nghĩa của từ điển 大辞林 là như sau: 

(1)言葉を話すようす。話し方。語調。「諭すような―」

(2)発音したときの言葉の音の調子。「―のいいキャッチ-フレーズ」
Thì bạn chỉ cần hiểu đại khái 口調 nghĩa là 言葉を話すようす。話し方。là được. Phần sau
không hiểu cũng không sao.

=> Tóm lại là, tập dùng từ điển đơn ngữ, có từ nào trong định nghĩa đơn ngữ mà bạn không biết
thì bạn làm thẻ (song ngữ) cho từ không biết ấy. Làm thẻ đơn ngữ, nếu bạn cảm thấy không chắc
chắn thì có thể thêm nghĩa song ngữ.

Quá trình 3

Tiếp tục của quá trình 2.

Bây giờ thay vì bạn tra từ lạ, từ mới bằng từ điển song ngữ, thì bây giờ bạn tra bất kỳ những từ
bạn không biết bằng từ điển đơn ngữ (như 2 quá trình trước, bạn gặp từ lạ trong định nghĩa
đơn ngữ thì bạn tra những từ đó bằng từ điển song ngữ; thì bây giờ bạn dứt hẳn từ điển song ngữ
và nên chuyển sang dùng hoàn toàn đơn ngữ). Việc tra từ lần lặp như vậy có thể nhanh làm bạn
rối và nản; nên nếu bạn vẫn chưa hiểu sau khi 2 lần tra liên tiếp như vậy thì bạn nên dùng từ điển
song ngữ). Ví dụ như mình tra từ tiếng Nhật 活況(かっきょう):商売・取引などが活発で,
景気のよい状態。Trong định nghĩa có từ 景気 mình chưa biết, mình tra tiếp từ 景気:社会全
体にわたる経済活動の活発さの程度。好況と不況の間を変動する経済状態。Có từ 好況
và 不況 mình lại chưa biết, nếu tra tiếp thì dễ bị rối thêm, có khi quên luôn mình định tra gì ban
đầu. Thì giải pháp là 

 Bạn có thể tra từ điển đơn ngữ Nhật khác dễ hiểu hơn.
 Bạn có thể dùng định nghĩa đơn ngữ cho 活況, và định nghĩa song ngữ cho 景気. Đại
loại như mặt sau khi bạn thêm định nghĩa thì có thể làm như vầy

かっ-きょう [0] 【活況】

商売・取引などが活発で,景気のよい状態。

けい-き [0] 【景気】

Tình hình; tình trạng; tình hình kinh tế

 Tránh để hơn 2 từ hay quá nhiều định nghĩa ở mặt sau: vì nhiều quá làm bạn cảm thấy
lười khi học Anki và làm bạn không muốn đọc.

Tuy là khuyên vậy, nhưng bạn cũng nên tập học từ mới và làm thẻ chỉ với định nghĩa đơn ngữ.
Hạn chế dùng ngôn ngữ khác trừ khi bất đắc dĩ như trường hợp trên.

Chuyển sang quá trình 4 bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn với việc dùng từ điển đơn ngữ để
tra từ và tạo thẻ Anki.

Quá trình 4

Cũng lại tiếp tục với “công việc” trong quá trình 3. Bắt đầu với việc ngay cả khi bạn không làm
thẻ Anki, bạn nên bắt đầu tra từ hay mọi thứ (như nhân vật nổi tiếng, thức ăn, địa lý, khái niệm)
bằng từ điển đơn ngữ
Khi bạn bắt đầu quá trình này thì khi bạn mệt hay không có “hứng” tra từ điển đơn ngữ (như khi
bạn muốn biết đơn giản về món ăn hay đồ vật nào đó nhưng không muốn đọc định nghĩa dài
dòng) thì việc dùng từ điển song ngữ cũng không sao. Tương tự, khi bạn immerse, bạn tra từ nào
đó bằng từ điển đơn ngữ nhưng tự nhiên không hiểu thì dùng từ điển song ngữ cũng không sao,
hơn là phải ngồi tra từ này rồi tra từ khác (mất thời gian, không hiệu quả, làm bạn quên luôn
immersion). Qua thời gian, khi bạn cảm thấy thoải mái hơn khi dùng từ điển đơn ngữ thì
dần dần bạn sẽ tránh xa luôn từ điển song ngữ.

Một khi bạn hoàn toàn sử dụng từ điển đơn ngữ để tra từ (95% khi bạn tra), cũng như làm thẻ
Anki thì bạn đã hoàn toàn có thể hoạt động một cách đơn ngữ và giai đoạn chuyển đổi đơn ngữ
đã hoàn thành.

Nhược điểm của từ điển đơn ngữ


Một vài từ hay loại từ có định nghĩa đơn ngữ khá phức tạp và dài dòng. Trong quá trình
chuyển sang đơn ngữ, cách tốt nhất là tra những từ khó giải thích đơn ngữ đó trong từ điển song
ngữ. Cho một số từ hay loại từ, bạn nên tra từ điển song ngữ ngay cả khi bạn đã hoàn thành giai
đoạn chuyển đổi đơn ngữ.

Trước tiên, chúng ta có những từ với nghĩa rất đơn giản. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng khi một từ
có nghĩa quá đơn giản thì lại rất khó để định nghĩa.

Ví dụ, bạn hãy xem thử định nghĩa sau đây theo từ điển Merriam-Webster và cố đoán xem đó là
từ gì:

“an object or entity not precisely designated or capable of being designated.”

Tạm dịch: một vật hay sự tồn tại không thể chỉ định một cách chính xác hoặc không thể được chỉ
định.

Đây là định nghĩa của từ “thing.” (đồ vật)

Một ví dụ khác:

“used as a function word to indicate that a following noun or noun equivalent is definite or has
been previously specified by context or by circumstance.”

Tạm dịch: Được dùng để chỉ một danh từ đi sau nó hoặc một danh từ đã được định nghĩa hay đề
cập trong nội dung/tình huống trước đó.

Đó là định nghĩa của từ “the” theo từ điển Merriam-Webster

Và tệ hơn, những từ như thế này thường có nhiều nghĩa hơi khác nhau. Như từ “the”, từ điển
Merriam-Webster có hơn 20 định nghĩa cho nhiều nghĩa khác nhau của từ “the”. Những định
nghĩa kỹ thuật của những từ đơn giản như thế này có thể khá thú vị để đọc khi bạn đã thông thạo
với việc dùng từ điển đơn ngữ, nhưng không thực dụng để tra hay luyện tập dùng từ điển. Trước
khi bạn hoàn thành giai đoạn chuyển sang đơn ngữ, tốt nhất là bạn nên tra những từ kiểu này
bằng từ điển đơn ngữ.
Tiếp theo là danh từ. Nhiều danh từ rất khó để định nghĩa. Ví dụ, định nghĩa của từ “piano” theo
từ điển Merriam-Webster là như sau:

“a musical instrument having steel wire strings that sound when struck by felt-covered hammers
operated from a keyboard.”

“một nhạc cụ có dây bằng sắt phát ra âm thanh khi được vuốt (đánh) bởi một cái búa bọc bằng nỉ
(phớt) được hoạt động bằng một cái bàn phím.”

Nếu bạn chưa bao giờ thấy một chiếc đàn piano thì bạn khó mà tưởng tượng ra một chiếc đàn
piano nhìn ra sao và hoạt động như thế nào từ sự miêu tả ở trên.

Một vấn đề khác nữa là, để cho chính xác, thì từ điển đơn ngữ đôi khi định nghĩa những đồ vật
thường ngày một cách kỹ thuật và chuyên môn; mà đôi khi người bản xứ họ cũng khó hiểu. Ví
dụ, định nghĩa của từ “camera” theo từ điển Merriam-Webster là:

“a device that consists of a lightproof chamber with an aperture fitted with a lens and a shutter
through which the image of an object is projected onto a surface for recording (as on a
photosensitive film or an electronic sensor) or for translation into electrical impulses (as for
television broadcast).” (mình cũng lười dịch nhưng chắc là bạn cũng hiểu ý tác giả đang muốn
nói gì rồi)

Nếu bạn tra một danh từ trong từ điển đơn ngữ và bạn thấy rằng định nghĩa quá trừu tượng và có
phần chuyên môn thì tốt nhất là bạn nên bỏ qua.

Nhưng, trước khi bạn chuyển sang tra trong từ điển song ngữ, bạn nên thử tìm hình ảnh của cái
đó trên Google. Khi học danh từ, thì đôi khi một bức ảnh là cả vạn lời nói. Nếu bạn tìm được
một bức ảnh giúp bạn hiểu vật ấy là gì thì bạn có thể để hình ảnh của vật đấy vào mặt sau của thẻ
thay vì định nghĩa đơn ngữ. Nếu từ bạn đang học là địa danh, màu sắc, chủng loài động vật hay
thực vật, hay bất kỳ vật thể nào, một bức ảnh trên Google sẽ tốt hơn là định nghĩa đơn ngữ.

Đôi khi định nghĩa đơn ngữ cũng chứa nhiều từ ngữ chuyên môn mà không phải là “từ vựng từ
điển”. Chúng ta đã định nghĩa “từ vựng từ điển” là những từ phổ biến trong từ điển đơn ngữ
nhưng lại dùng khá ít trong đời sống hàng ngày. Từ ngữ chuyên môn là từ chỉ được dùng trong
một ngành nghề hay trong nội dung học thuật nào đó, và hầu như ít khi nào sử dụng hàng ngày.

Ví dụ như từ “camera” khi nãy. Định nghĩa của từ “camera” có chứa những từ sau như
“aperture” và “photosensitive,” đây là những từ cực kỳ cụ thể và bình thường cũng ít ai biết và
dùng hàng ngày. Do đó, bạn nên cảnh giác và tránh lãng phí thời gian học những từ chuyên
môn như thế này.

Cuối cùng, có một danh mục những từ bạn nên dùng từ điển song ngữ để học (ngay cả khi bạn sử
dụng thành thạo từ điển đơn ngữ) đó là: từ học thuật chuyên môn.

Những từ này bao gồm tên của sự kiện lịch sự, tên hành tinh, hoặc những từ khoa học như
“nguyên tử”, hay “neuron (nơ-ron)”. Bởi vì những từ này có nghĩa chung cho toàn ngôn ngữ nên
chúng luôn có từ tương đương một-một cho mỗi ngôn ngữ. Từ “hydrogen” đều có chung một
nghĩa trong tiếng Nhật hay tiếng Pháp. Một cách khác để nghĩ về những loại từ này là bạn nên
nghĩ chúng là khái niệm phổ thông, và những khái niệm phổ thông này là độc lập với ngôn ngữ
(tức là ngôn ngữ nào cũng có chung khái niệm này như “nguyên tử”, “toán học”, “vật lý”, “ngôn
ngữ”).

Do đó, nếu như bạn đã biết “hydrogen” là gì trong tiếng Việt thì không có lý do gì để bạn học từ
“hydrogen” trong tiếng Nhật hay tiếng Anh bằng định nghĩa đơn ngữ cả. Chỉ cần liên kết từ
“hydrogen” trong ngôn ngữ bạn đang học với từ tương ứng trong ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn (atom
= nguyên tử, math = toán học, physic = vật lý, vân vân). Thậm chí, việc liên kết những từ học
thuật như thế này sẽ dễ giúp bạn dễ học những từ học thuật của ngôn ngữ bạn đang học hơn.

Tóm tắt giai đoạn chuyển đổi đơn ngữ


Khoảng cách ngôn ngữ và chuyển sang đơn ngữ

Nếu ngôn ngữ bạn đang học có liên hệ gần gũi với ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn thì việc chuyển đổi
đơn ngữ sẽ không hẳn là quan trọng và không có nhiều lợi ích (như tiếng Việt và tiếng Trung có
liên hệ khá gần gũi, tiếng Việt và tiếng Nhật cũng không hẳn là quá xa lạ).

Như chúng ta đã đề cập trong phần trước, mọi ngôn ngữ đều sử dụng chung từ ngữ học thuật.
Khi bàn về ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt với nhau như tiếng Anh và tiếng Nhật, đó thực sự là
điểm chung duy nhất của 2 ngôn ngữ. Với những trường hợp như thế này thì định nghĩa đơn ngữ
sẽ chính xác hơn tỉ lần so với định nghĩa song ngữ.

Nhưng nếu 2 ngôn ngữ có liên hệ với nhau (như tiếng Việt/Trung/Nhật), có nghĩa là tại một thời
điểm nào đó trong lịch sử, những ngôn ngữ đó từng chỉ là một ngôn ngữ. Do đó, những ngôn
ngữ liên hệ với nhau vẫn chia sẻ nhiều từ tương đương một-một với nhau ngoài những từ
học thuật. Khi học những từ này thì, từ điển song ngữ có vẻ như sẽ tốt hơn.

Do đó, nếu bạn đang học một ngôn ngữ có liên hệ gần gũi với ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn thì chúng
tôi nghĩ bạn không nên quan trọng quá việc chuyển sang đơn ngữ. Bạn có thể đợi lâu hơn 1 tí
để chuyển sang đơn ngữ, và sử dụng song song từ điển đơn và song ngữ ngay cả khi bạn chuyển
sang đơn ngữ.

*Ghi chú/ý kiến riêng của dịch giả (Duy): Với những bạn học tiếng Nhật hay tiếng Trung thì
đúng là việc chuyển đổi sang đơn ngữ cũng không hẳn là quá quan trọng. Vì có rất nhiều từ
tương đồng giữa những ngôn ngữ này (như mình đã đề cập: 学生 = học sinh, 準備 = chuẩn bị,
孤独 = cô độc, 問題 = vấn đề, 有機 = hữu cơ, vân vân). Tuy nhiên, mình vẫn khuyến khích các
bạn nên chuyển sang đơn ngữ. Tuy có nhiều từ giống nhau, nhưng ngôn ngữ nào cũng đều có
những từ hay khái niệm rất khó dịch hay định nghĩa bằng ngôn ngữ khác (như tiếng Nhật thì có
幽玄、木霊、シブい、木漏れ日、芳紀、左袒、私淑、阿吽の呼吸 vân vân. Tiếng Trung
thì có 加油、麻辣、冤柱、見外 vân vân). Những khái niệm này bạn có thể hiểu thông qua
định nghĩa đơn ngữ nhưng nếu bạn phải dịch từ tương đương ra tiếng Việt thì bạn có dám chắc
bạn tìm được từ tương đương một-một (100%) không? Như tiếng Việt mình có những từ như 
“ráng chiều”, “mênh mông”, “bao la”, “thênh thang”, “áy náy”, “bập bềnh” hay như tính từ của
màu sắc (đỏ quét, đo đỏ, đỏ lòm, đỏ rực, đỏ ửng,  đỏ chói…) hay như từ lóng như “vãi”, “cùi
bắp", “gáy/sủa”, “chảnh”, “thể hiện”, “gà”, thì bạn dịch hay giải thích sang ngôn ngữ khác như
thế nào? Do đó chuyển sang đơn ngữ vẫn là một ý tưởng tốt. Khi bạn gặp từ tiếng Nhật/tiếng
Trung mà bạn nghĩ có từ Hán Việt tương đương thì tốt nhất bạn nên tra từ điển đơn ngữ trước để
xem nghĩa có khác không (邪魔、徘徊、情熱、喧嘩、表情、表現、操縦、đây là những từ
có nghĩa hơi khác trong tiếng Nhật). Nếu nghĩa có khác thì nên học theo định nghĩa đơn ngữ của
ngôn ngữ đó. Còn những từ có nghĩa tương đương giữa 2 ngôn ngữ như 諧謔 (hài hước)、単身
(đơn thân)、微妙 (vi diệu)、会話 (hội thoại)、電話 (điện thoại)、原子 (nguyên tử)、原則
(nguyên tắc)、現象 (hiện tượng)、減少 (giảm thiểu) vân vân thì bạn có thể liên kết nghĩa của từ
đó với từ Hán Việt tương đương và chỉ học cách đọc trong ngôn ngữ đó.

Phần còn lại là nói linh tinh về sử dụng từ điển giấy với từ điển điện tử, Q&A (Hỏi đáp linh tinh,
đọc hết phần này là đủ rồi nên chắc không cần). Mình cảm thấy không cần thiết nên không dịch.
Bạn nào muốn đọc và có tiếng Anh tốt thì có thể vào bài viết gốc để đọc.

SRS (Phần mềm flashcard như Anki)


Trước khi chuyển sang từ thẻ kiểu song ngữ sang làm thẻ đơn ngữ thì không có gì khác lắm về
cách sử dụng SRS và làm thẻ trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Tại thời điểm này, nếu cần thiết thì bạn nên quay lại đọc về thẻ mẫu câu (Sentence Cards) và
phương pháp học bằng những thẻ mẫu câu ấy (Sentence Mining) trong phần hướng dẫn giai đoạn
1. Bây giờ khi bạn đã có kinh nghiệm hơn, vài lời khuyên từ phần đó chắc đã trở nên rõ ràng hơn
và bạn có thể áp dụng 1 cách tốt hơn.

Nếu bạn duy trì mức khuyến nghị thời gian dành cho SRS (được đề cập đến trong phần
“Sentence Mining Q&A” trong giai đoạn 1), thì bạn sẽ sẵn sàng để chuyển từ giai đoạn 2 sang
giai đoạn 3 sau khi làm khoảng ~3000 thẻ nữa. Kết hợp với ~3000 thẻ bạn làm trong giai đoạn 1
nữa thì bạn sẽ có khoảng tổng hơn 6000 thẻ.

Vào giai đoạn 2 rồi thì bạn nên xem xét những từ hay mẫu câu mà bạn thêm vào SRS.

Chọn những mẫu câu hay từ đáng học


Ở giai đoạn 1, chúng tôi khuyên bạn nên chọn mẫu câu để học dựa vào những gì bạn thích (như
bạn làm thẻ từ xem manga hay anime mà bạn thích). Nếu có một từ mà bạn cảm thấy quen thuộc
hay bạn thấy nhiều lần thì đó là dấu hiệu cho biết đó là một từ thông dụng và bạn nên học từ đó.

Nhưng, khi bạn đạt đến giai đoạn 2, bạn đã học hầu hết những từ cực kỳ thông dụng trong
ngôn ngữ đó rồi. Khi đó thì cảm giác như một từ nào đó quen thuộc hay thu hút sự chú ý của
bạn sẽ không còn nữa và trở nên khó biết từ đó có thông dụng/đáng học hay không. Do đó, khi
bạn đạt đến thời điểm này thì một danh sách thống kê từ sẽ trở nên có ích.

Sử dụng danh sách thống kê từ để xác định từ bạn nên học


Một cách truyền thống để sử dụng danh sách thống kê từ đó là bắt đầu học từ vựng theo thứ tự từ
trên xuống. Như đã đề cập trong giai đoạn 1, học khoảng 1000 từ phổ biến theo cách này là một
cách hiệu quả để tạo nền tảng để học ngôn ngữ đó.

Nhưng, chọn từ để học chỉ dựa vào 1 danh sách thống kê cũng không hẳn là hiệu quả. Lý do là
sau khoảng 1000 từ đầu tiên thì sự xuất hiện (phổ biến) của từ đó bắt đầu trở nên không thống
nhất dựa vào nguồn và thời điểm danh sách đó được tạo (có thể từ vựng đó được sử dụng rộng
rãi tại thời điểm đó nhưng mấy năm sau dần dần từ đó được thay thế bởi từ khác và trở nên lỗi
thời). Do đó, cho dù là trên internet có cho kết quả là từ đó phổ biến đi chăng nữa, chưa chắc gì
bạn sẽ gặp từ đó khi bạn immerse. (ví dụ như từ tiếng Nhật 背広, nghĩa là “áo vest, áo mặc đi
làm văn phòng” từ này được dùng khá phổ biến vào những 90’s - đầu những năm 2000 nhưng
bây giờ hầu như người ta toàn nói スーツ、bây giờ bạn có google thì là kết quả cũng nói là từ
phổ biến nhưng thực tế bây giờ cũng ít ai dùng, nhất là người trẻ bây giờ.)

Từ giai đoạn 2 trở đi, chúng tôi khuyến khích dùng danh sách thống kê từ để giúp bạn đánh giá
giá trị của từ vựng mà bạn gặp trong quá trình immerse. Ví dụ, bạn tra nghĩa của một từ trong
một mẫu câu i+1 trong một danh sách thống kê và kết quả cho thấy từ đó ở vị trí khoảng 4000
trong danh sách, thì bạn có thể cho là từ đó đáng học. Ngược lại, nếu từ đó nằm ở vị trí khoảng
40,000 thì bạn có thể cho đó là từ không thông dụng và không đáng để học. Bạn không dùng
danh sách thống kê để tìm từ mới để học, mà chỉ dùng để tham khảo xem liệu từ đó có hữu ích,
có đáng để học không.

Trong suốt giai đoạn 2, chúng tôi khuyên nên tập trung học từ ở khoảng dưới 15,000 trong danh
sách thống kê. Bạn càng tiến sang giai đoạn tiếp theo thì bạn nên tiếp tục tăng khoảng cách tần
số thống kê. Tất nhiên, ngoại lệ là những từ vựng từ điển, như đã giải thích trên, bạn nên học và
quý trọng những từ ấy.

Luôn nhớ rằng danh sách thống kê mà bạn sử dụng sẽ không hoàn toàn chính xác (hay đại diện
cho chính việc immerse của bạn). Nếu danh sách nói từ đó không thông dụng nhưng cảm năng
của bạn mách bảo rằng bạn nên học thì cứ học thôi.

Nếu bạn không thể tìm thấy danh sách thống kê cho ngôn ngữ bạn đang học, hoặc bạn không
thích tham khảo một danh sách giống vậy thì cũng hoàn toàn không sao. Bạn có thể dựa vào cảm
năng để chọn lựa từ nào để học. Từ nào quan trọng thì sớm hay muộn gì cũng phải học, thỉnh
thoảng học vài từ cũ, từ hiếm cũng chẳng có hại gì cả.

You might also like