You are on page 1of 29

CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT

TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ


Mục tiêu bài giảng

1 2 3

Quá trình Các giai Các chiến


phát triển đoạn giao lược phát
ngôn ngữ tiếp của trẻ triển ngôn
ngữ
1. Quá trình phát triển ngôn ngữ
2. Các giai đoạn giao tiếp của trẻ

1 Giai đoạn giao tiếp chưa chủ ý

2 Giai đoạn giao tiếp có chủ ý

3 Giai đoạn trẻ nói từ đơn

4 Giai đoạn dùng từ kết hợp câu


1.1. Giai đoạn giao tiếp chưa chủ ý
Là giai đoạn trẻ chú ý và quan tâm đến các kích thích từ môi
trường xung quanh

Diễn đạt Hiểu

 Tiếng khóc khác nhau khi đau  Nhìn khi mẹ nói hoặc cười
hoặc đói, hoặc mệt.  Đôi khi phản ứng khi nghe gọi tên
 Nhìn vào người hay vật trẻ thích mình

 Chơi với âm thanh “i”, “aa”  Quay về hướng có âm thanh

 Tạo âm khi hóng chuyện “iii”,  Nhận ra giọng nói quen thuộc
“aaa”,…  Hiểu các cử chỉ“không”, “bye”

6
1.1. Giai đoạn giao tiếp có chủ ý
Là giai đoạn trẻ hiểu các từ quen thuộc trong bối cảnh, sử dụng
nhiều cử chỉ điệu bộ, bắt đầu giao tiếp, bắt chước âm thanh, chủ
động khởi đầu và kết thúc giao tiếp.

Diễn đạt Hiểu


 Tiếng khóc khác nhau khi  Nhìn khi mẹ nói hoặc
cười
đau hoặc đói, hoặc mệt.
 Đôi khi phản ứng khi
 Nhìn vào người hay vật trẻ
nghe gọi tên mình
thích
 Quay về hướng có âm
 Chơi với âm thanh “i”, “aa”
thanh
 Tạo âm khi hóng chuyện  Nhận ra giọng nói quen
“iii”, “aaa”,… thuộc
 Hiểu các cử chỉ “không”,
“bye”
1.3. Giai đoạn trẻ nói từ đơn
Là giai đoạn trẻ hiểu các từ khóa trong một câu ở bối cảnh quen
thuộc, nói nhiều từ đơn hơn, diễn đạt được nhu cầu cá nhân

Hiểu Diễn đạt


 Biết bộ phận cơ thể, đồ vật  Dùng lời nói nhiều hơn
 Hiểu thêm từ mới mỗi tuần  Bắt chước âm thanh
 Hiểu cụm từ với từ khóa  Bắt chước nói từ
nằm giữa câu: Bin ăn cơm  Dùng từ 3-50 từ
 Làm theo yêu cầu một thành  Sử dụng động từ: “ăn, ngủ,
phần không kèm theo cử chỉ uống”,…
 Hiểu câu hỏi “có/không”  Chỉ đồ vật quen thuộc khi được
 Biết tên nhiều người thân, đồ yêu cầu
vật, con vật.  Đưa ra yêu cầu bằng cách dùng
cử chỉ hay từ ngữ
 Dùng nhiều cử chỉ điệu bộ
1.4. Giai đoạn trẻ nói từ kết hợp câu
Là giai đoạn trẻ bắt đầu sử dụng từ đôi, câu ngắn, nhiều loại từ vựng trong các
tình huống giao tiếp khác nhau

Hiểu Diễn đạt


Hiểu thêm từ mới mỗi ngày Nói ít nhất 50 từ
Có thể hiểu được câu hỏi: “ở đâu”, Biết hỏi hoặc trả lời “ai, cái gì, ở đâu?”
“khi nào”, “tại sao” Nói câu 2-3 từ
Làm theo yêu cầu hai thành phần: lấy
Dùng tên riêng khi nói về mình
điện thoại đưa cho mẹ
Sử dụng đại từ sở hữu: của con, của mẹ
Biết nhiều bộ phận cơ thể hơn
Sử dụng một vài tính từ: xấu, đẹp,
Hiểu đại từ sở hữu: của con, của mẹ
bẩn,...
Hiểu giới từ và tính từ: trên, dưới,
Nói về chuyện đã hoặc sắp xảy ra
trong, ngoài, lớn, nhỏ,…
Biết bày tỏ cảm xúc giả vờ
Hiểu được câu chuyện đơn giản
2. Các chiến lược phát triển ngôn ngữ

1 Thiết lập tương tác

2 Tạo cơ hội giao tiếp

3 Kích thích ngôn ngữ


1. Thiết lập tương tác

- Ngồi ngang tầm mắt với trẻ: để trẻ nhìn được nét mặt,
ánh mắt, cử động miệng khi bạn nói.

- Chú ý đến trẻ để hiểu được các


phản ứng của trẻ có ý nghĩa gì.
- Cho trẻ thời gian để trẻ tìm cách
báo hiệu hay khởi đầu một cuộc giao
tiếp.

- Bắt chước: làm hành động hoặc tạo âm thanh giống


như trẻ để trẻ biết bạn đang lắng nghe và chú ý đến trẻ.
1. Thiết lập tương tác

Ngồi
ngang
tầm mắt

Chú ý đến
Lắng trẻ và cho
nghe trẻ thời
gian

Luân Bắt
phiên chước
Ngồi ngang tầm mắt với trẻ
Ngồi ngang tầm
mắt với trẻ để
trẻ nhìn thấy
được nét mặt,
ánh mắt, cử
động miệng khi
bạn nói
Chú ý đến trẻ và cho trẻ thời gian bắt đầu cuộc giao tiếp

Chú ý đến trẻ để hiểu được các


phản ứng của trẻ có ý nghĩa gì và
hồi đáp lại các phản ứng ấy một
cách kịp thời

Chờ đợi trẻ để bộ não của trẻ có


thời gian xử lý các thông tin và
đưa ra các phản ứng hoặc mở
đầu một cuộc giao tiếp.
Bắt chước và lắng nghe

Bắt chước: làm hành động hoặc


tạo âm thanh giống như trẻ để
trẻ biết bạn đang lắng nghe và
chú ý đến trẻ.

Lắng nghe: cách duy nhất để hiểu


trẻ là lắng nghe trẻ. Bạn không thể
làm điều này khi đang nói
Luân phiên

Nhắc trẻ nói khi đến lượt và


nhắc trẻ chờ khi người khác
đang nói.
2. Tạo cơ hội giao tiếp

Để đồ vật xa Chia thành từng


tầm với của trẻ phần nhỏ

02
01

03 04
Cố ý làm sai
Chọn lựa
Để đồ vật xa tầm với của trẻ

Trẻ nhìn thấy nhưng không lấy được – chờ trẻ hỏi (bằng cách nhìn, sử dụng cử chỉ,
phát ra âm thanh hay sử dụng từ) – đưa vật cho trẻ và gọi tên đồ vật đó.
Chia thành từng phần nhỏ
Cho trẻ một ít – chờ trẻ xin thêm – đưa cho trẻ và gọi tên đồ vật – chò trẻ
xin thêm tiếp – đưa thêm một ít cho trẻ và gọi tên vật – lặp lại hoạt động
cho đến khi trẻ không muốn lấy thêm nữa hoặc khi hết đồ vật.
Chọn lựa

Đưa hai vật cho trẻ - chờ trẻ


chọn (bằng cách nhìn, với
tay hay sử dụng từ) – đưa
cho trẻ và gọi tên đồ vật.
Cố ý làm sai

Giả vờ làm sai – chờ trẻ


phản ứng (bằng cách
nhìn, dùng cử chỉ, âm
thanh hay sử dụng từ) –
làm hoạt động đúng và
gọi tên.
3. Kích thích ngôn ngữ

Làm mẫu

Khuyến Lặp lại


khích

Điền vào
chỗ trống Từ khóa

Nói về
điều đang
diễn ra
Làm mẫu

Nói rõ, chậm, dùng từ phù hợp


với mức độ của trẻ. Thêm từ mói
và mở rộng câu
Lặp lại

Nói các từ, câu muốn dạy trẻ


nhiều lần
Làm nổi bật từ khóa
Ngừng một chút, nhấn mạnh và
nói rõ nhằm làm nổi bật từ bạn
muốn trẻ học
Nói về những gì đang diễn ra
Miêu tả hoạt
động bạn và
trẻ đang làm
Điền vào chỗ trống
Nói câu và để trống từ muốn
trẻ nói. Chờ đợi trẻ (nhìn
mong đợi và đếm thầm 5
giây). Khen ngợi trẻ khi trẻ
đáp ứng.
Khuyến khích
Lắng nghe chăm chú, đáp ứng
bằng lời nói, cử chỉ để trẻ biết
mình đang được chú ý. Khen
ngợi mọi nỗ lực của trẻ.

You might also like