You are on page 1of 28

TUỔI

6-8

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ


Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ
Cẩm nang này là gì?
Quỹ NalandaWay đem đến cho bạn ‘Cẩm Nang Dành
cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ’. Sự lây lan
nhanh chóng của dịch bệnh COVID-19 buộc chúng ta
phải gác lại các hoạt động thường nhật. Chúng ta cũng
đã chứng kiến nỗi sợ hãi và lo âu gia tăng một cách vô lý
trong công chúng. Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều từ việc này.
Điều cần thiết vào lúc này là những công cụ để giúp cha
mẹ và trẻ nhận diện và vượt qua được nỗi sợ hãi và tâm
trạng căng thẳng.

Quỹ NalandaWay là một tổ chức phi chính phủ từng nhận


giải thưởng, chuyên sử dụng Nghệ thuật thị giác và biểu
diễn để giúp trẻ từ các cộng đồng thiệt thòi ở Ấn Độ.
Trước bối cảnh cần thiết hiện nay, NalandaWay đã hành
động với một sáng kiến độc đáo nhằm giúp cả người lớn
lẫn trẻ em ứng phó với những căng thẳng của thời cuộc.
Đây là một lời mời gọi bạn hãy đặt điện thoại và máy
tính sang một bên, nghỉ ngơi khỏi tin tức báo chí dồn dập
và cho phép bản thân chìm đắm trong hoạt động nghệ
thuật mang tính làm mới và phục hồi.

“Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe


của Trẻ” tập hợp các hoạt động nghệ thuật theo từng độ
tuổi nhằm giúp trẻ và người chăm sóc điều tiết cảm xúc,
đồng thời giúp họ trở nên trắc ẩn hơn.

Phiên bản tiếng Việt được biên tập bởi Saigon Art Hive,
với sự tham gia dịch thuật của các tình nguyện viên:
Cấn Thị Thùy Dung, Thu Huyền, Lư Thị Thanh Lê, Lê Kiều
Oanh và Linh Soleil.
A Nhận diện cảm xúc

Con người bắt đầu cảm nhận và thể hiện một loạt
cảm xúc khác nhau từ giây phút chào đời. Khi trẻ
bắt đầu lớn, việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên
ngoài đem đến cho trẻ những cảm xúc mới, từ đó
định hình nên tính cách của trẻ. Trẻ rất nhỏ thể
hiện những cảm xúc buồn, vui và giận dữ. Khi trẻ
được gần 3 tuổi, trẻ có thêm nhiều cảm xúc như
phấn khích, sợ hãi và quan tâm. Khi trẻ lớn lên, trẻ
được làm quen với môi trường học đường, nơi phát
triển và định hình các cảm xúc như ghê tởm, xấu
hổ, lo âu, trắc ẩn, thích thú, bối rối, chán nản, nhẹ
nhõm và chiến thắng.

Nhận diện cảm xúc là một phần quan trọng của


việc xây dựng hình ảnh bản thân cho mỗi đứa trẻ.
Việc khích lệ trẻ nói về cảm xúc sẽ giúp trẻ xác định được những cách ứng phó mang tính xây
dựng và hữu ích cho việc tạo dựng những hình ảnh tích cực về bản thân và thế giới.

Hướng dẫn cho các Hoạt động

1. Các hoạt động số 1 và 2 trong mỗi bộ cẩm nang được xây dựng theo chủ đề “Nhận diện
Cảm xúc”.
2. Các hoạt động này được thiết kế để làm cho mỗi cá nhân suy ngẫm về cảm xúc của mình
và giúp họ biểu đạt nó thông qua nghệ thuật (ví dụ: màu sắc, chuyển động cơ thể, trò
chuyện và suy nghĩ).
3. Mỗi hoạt động bắt đầu với việc hỏi về tình trạng cảm xúc hiện tại của cá nhân dựa trên
một tình huống hoặc các cảm xúc mà họ đang có.
4. Nếu con của bạn gặp khó khăn trong việc diễn giải bằng lời các cảm xúc của mình, hãy
cho bé các ví dụ với những từ gợi ý, chẳng hạn như ‘vui’, ‘buồn’, ‘giận’, ‘hào hứng’, vân
vân.
5. Nhận diện các cảm xúc là bước đầu tiên trong việc giải quyết chúng. Hãy đảm bảo bạn
tiếp cận con mình với sự quan tâm, cẩn trọng, và với một tâm trí cởi mở, nhờ vậy cho phép
trẻ biểu đạt một cách tự do những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực.
6. Khi trẻ thể hiện những cảm xúc tiêu cực, hãy trò chuyện với trẻ về việc tại sao trẻ có cảm
xúc đó. Hãy đối xử với cảm xúc ấy bằng thái độ quan tâm, mà không phủ nhận nguyên
nhân dẫn đến cảm xúc tiêu cực ấy.
7. Giúp trẻ hoàn thành hoạt động dựa theo chủ đề này. Khi đã hoàn thành, hỏi trẻ liệu hoạt
động này có làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hay không, liệu trẻ có thể bày tỏ hết những
cảm xúc trong lòng hay không.
8. Chụp ảnh tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành và đăng lên Facebook, Twitter hoặc
Instagram. Nhớ tag @nalandawayfoundation và #artforwellbeing!

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
1 Các Sắc Thái Của Âm Nhạc

Vật liệu cần có


1. Bút chì màu
2. 1 tờ giấy

Hướng dẫn
1. Nhắm mắt lại rồi đề nghị trẻ nghĩ
đến bài hát yêu thích của trẻ.
2. Đặt một số câu hỏi về bài hát đó
(Ví dụ: Tiết tấu bài hát có nhanh
không? Bài hát có giai điệu bắt tai
không?)
3. Hỏi xem bài hát khiến trẻ có cảm
nhận gì. (Ví dụ: Con có thấy mình
đang chạy khi lắng nghe bài hát
đó không? Con có cảm giác mình
đang bồng bềnh trên một đám mây
không?)
4. Hỏi xem trẻ tưởng tượng đến điều
gì khi nghe bài hát. (Ví dụ: nếu bài
hát yêu thích của con là “Twinkle
twinkle little star”, bạn có thể gợi
ý con trả lời câu hỏi: “Con có thể
hình dung một ngôi sao sáng lấp
lánh trên bầu trời không?”)
3. Đề nghị trẻ chọn một màu giúp
mô tả cảm xúc của mình khi lắng
nghe bài hát, rồi tô màu đó vào một
phần trang giấy bằng những đường
gạch ngang.
4. Hát cùng trẻ bài hát đó. Bạn có thể
sáng tạo hành động phù hợp với lời
bài hát.
Một số hoạt động khác: Bạn có thể mở
rộng hoạt động này bằng cách hỏi xem
con thích nghe loại nhạc nào khi thấy:
1. Vui
2. Buồn
3. Phấn khích
4. Giận dữ
2

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
2 Món Ăn Yêu Thích

Vật liệu cần có


1. 1 chiếc bút chì
2. 1 tờ giấy
3. 1 cục tẩy
4. Bút chì màu

Hướng dẫn
1. Hỏi xem món ăn yêu thích của trẻ là
gì. Tại sao trẻ lại yêu thích món đó.
2. Hỏi xem trẻ cảm thấy thế nào khi
thưởng thức đồ ăn.
3. Trò chuyện với trẻ về cảm giác khi
phải ăn những thứ mình không
thích.
4. Đọc cho trẻ nghe câu chuyện
“Hashim saves the mangoes”.
Khuyến khích trẻ quan sát các hình
ảnh trong truyện.
5. Giải thích cho trẻ cách bạn nấu
món ăn mà trẻ yêu thích. Bạn cũng
có thể chia sẻ về món ăn bạn thích
cũng như cách bố mẹ/người chăm
sóc bạn từng làm cho bạn ăn.
6. Giúp trẻ vẽ và tô màu bức tranh về
món ăn trẻ yêu thích.

Link đọc truyện:


https://storyweaver.org.in/sto-
ries/49421-hashim-saves-theman-
goes

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
B Những cách Ứng phó

Khi mới được 9 tháng tuổi, trẻ đã có những cảm xúc lo âu


vì xa cách. Trẻ lớn lên trong một thế giới nơi trẻ phải đối
mặt với những tình huống ảnh hưởng đến cảm xúc và thế
giới quan của trẻ. Học cách giải quyết những nỗi sợ và
lo âu và hiểu điều gì đem lại niềm vui là một phần quan
trọng trong việc phát triển cảm xúc xã hội của trẻ.

Những cách ứng phó được thiết kế để giúp trẻ và người


lớn nhận diện điều gì khiến họ căng thẳng và những cách
lành mạnh để giảm căng thẳng. Cách ứng phó được chọn
nhắm đến kết nối lại cá nhân với những cảm xúc sâu
thẳm nhất của họ và giải quyết nguyên nhân cốt lõi gây
ra căng thẳng.

Hướng dẫn cho các Hoạt động

1. Các hoạt động từ 3 đến 18 trong mỗi bộ cẩm nang được xây dựng trên chủ đề “Những
cách Ứng phó”.

2. Các hoạt động này được thiết kế để làm cho mỗi cá nhân tham gia vào một hoạt động
phản ánh tình trạng cảm xúc của họ và làm việc một cách xây dựng để tạo ra và duy trì
tính tích cực suốt hoạt động đó.

3. Các hoạt động được xây dựng sao cho đối với trẻ nhỏ, việc tham gia có thể dựa trên khái
niệm về gia đình và sự gắn kết, khi trẻ lớn dần thì độ phức tạp của các hoạt động cũng
tăng dần, cho phép trẻ bày tỏ những cảm xúc phức tạp bằng nhiều cách khác nhau.

4. Ở đầu mỗi hoạt động, hãy hỏi trẻ về trạng thái cảm xúc hiện tại của trẻ.

5. Giúp trẻ hoàn thành hoạt động.

6. Nếu con bạn có cảm xúc tiêu cực vào lúc bắt đầu hoạt động, sau khi hoàn thành, hãy hỏi
trẻ liệu hoạt động này có giúp trẻ cảm thấy khá hơn không, hoặc nó có cho trẻ một cách
sáng tạo và hiệu quả để bày tỏ cảm xúc không.

7. Nếu con bạn có cảm xúc tích cực vào lúc bắt đầu hoạt động, sau khi hoàn thành, hãy hỏi
trẻ liệu hoạt động này có giúp trẻ duy trì những cảm xúc tích cực đó không và có giúp trẻ
vun đắp thêm niềm vui không.

8. Để thực tập tư duy phản biện, ở cuối hoạt động, bạn có thể hỏi trẻ liệu hoạt động này có
giúp trẻ suy nghĩ về cảm xúc của mình không và tại sao trẻ có những cảm xúc đó. Hãy hỏi
trẻ xem bây giờ trẻ có thể giải quyết những cảm xúc làm cho trẻ thấy đau hoặc buồn phiền
không.

9. Chụp ảnh tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành và đăng lên Facebook, Twitter hoặc
Instagram. Nhớ tag @nalandawayfoundation và #artforwellbeing!

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
3 Những Chú Mèo Gây Rắc Rối

Vật liệu cần có


1. 1 chiếc bút chì
2. 1 tờ giấy
3. Bút màu

Hướng dẫn
1. Đọc cho trẻ nghe câu chuyện “It’s
all the cat’s fault”. Khuyến khích
trẻ quan sát hình ảnh trong truyện.
2. Thảo luận về câu chuyện mà cậu
bé đã kể cho giáo viên của mình và
hỏi xem liệu con có nghĩ chuyện đó
là thật.
3. Đề nghị trẻ suy nghĩ về lý do tại sao
cậu bé trong truyện lại phải nghĩ ra
một cái cớ chi tiết đến vậy để giải
thích cho việc không đem theo vở
bài tập.
4. Đề nghị trẻ nhắm mắt và hình dung
tới thầy/cô của mình. Sau đó, trẻ sẽ
vẽ và tô màu những hình ảnh hiện
lên tâm trí khi nghĩ đến thầy/cô.

Link đọc truyện:


https://storyweaver.org.in/
stories/1281-it-s-all-the-cat-s-
fault

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
4 Lời Chúc Kỳ Nghỉ

Vật liệu cần có


1. Giấy kẻ ô
2. Keo/hồ dán
3. Bút chì
4. Gọt bút chì
5. Bút chì màu
6. Tuýp màu

Hướng dẫn
1. Hỏi xem điều gì ở trường khiến trẻ
nhớ nhất. Hỏi về những người bạn
của trẻ.
2. Giúp trẻ sáng tạo tấm thiệp mừng
để chúc bạn bè có một kỳ nghỉ hè
vui vẻ.
3. Sử dụng các vật liệu trên để làm
thiệp. Giúp trẻ viết lời chúc vào bên
trong và trang trí.

Link hướng dẫn:


https://www.pinterest.com/
pin/166281411220235912/

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
5 Những Điều To Lớn và Nhỏ Bé

Vật liệu cần có


1. Tờ giấy
2. Bút chì màu
3. Bút sáp màu
4. Tuýp màu

Hướng dẫn
1. Đề nghị trẻ mô tả các đặc điểm thể
chất của một số bạn bè. (Ví dụ: bạn
đó cao thế nào, bàn tay và chân
bạn đó lớn ra sao.)
2. Đề nghị trẻ mô tả bản thân và so
sánh với đặc điểm tương ứng của
bạn. (Ví dụ: Con cao bao nhiêu và
bố/mẹ cao hơn con nhiều không?)
3. Đọc cho trẻ nghe câu chuyện “Too
big! Too small!”. Khuyến khích trẻ
quan sát hình ảnh trong truyện.
4. Trò chuyện với trẻ về lý do tại sao
Shanu lại quá lớn để thực hiện một
số hoạt động nhưng lại quá nhỏ với
một số hoạt động khác. Khích lệ trẻ
suy nghĩ về việc mình đã cao thế
nào sau 1 tháng/năm qua. Động
viên trẻ chia sẻ về những điều mới
mẻ đã học trong tuần qua.
5. Đề nghị trẻ vẽ một bức tranh về
chính mình, về bạn bè và về bố/
mẹ, sử dụng những vật liệu kể trên.

Link đọc truyện:


https://storyweaver.org.in/
stories/16411-too-big-too-small

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
6 Đường Kẻ Ở Khắp Nơi

Vật liệu cần có


1. 1 tờ giấy
2. Màu
3. 1 thước đo

Hướng dẫn
1. Đề nghị trẻ nhắm mắt lại và chia sẻ những điều trẻ nhớ nhất về trường học.
2. Hỏi xem trẻ không thích điều gì ở trường. Hỏi xem điều đó làm trẻ giận dữ hay
buồn bã và lý do tại sao.
3. Đề nghị trẻ vẽ ra cơn giận hay nỗi buồn của mình bằng các đường kẻ - có thể là
đường thẳng, đường cong, đường zíc-zắc.
4. Hỏi xem khi giận hay buồn, trẻ thích làm gì. Liệu điều đó có giúp trẻ thấy khá hơn
không.
5. Dạy trẻ vẽ hay viết ra mỗi khi trẻ thấy buồn hay giận.

Vui

Buồn

Giận

Mạnh

Yếu

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
7 Đó Là Màu Gì?

Vật liệu cần có


1. Giấy màu/giấy thường
2. Tuýp màu
3. 1 tờ giấy
4. Kéo
5. Keo/hồ dán

Hướng dẫn
1. Đọc cho trẻ câu chuyện “Colours
on the street”. Khích lệ trẻ quan sát
hình ảnh trong truyện.
2. Hỏi xem trẻ có thể phân biệt các
màu sắc khác nhau quanh nhà
không.
3. Giúp trẻ trò chuyện về mối liên hệ
của mình với màu sắc bằng các
câu hỏi như: Con nghĩ gì về màu
xanh lá? Màu xanh lá gợi con nhớ
tới điều gì? Điều đó khiến con có
cảm giác gì?
4. Giúp trẻ vẽ các loại trái cây có
trong câu chuyện. Bạn cũng có thể
giúp trẻ dùng màu để tô loại quả
tương ứng hoặc cắt giấy màu theo
hình dáng loại quả đó và dán vào
bức tranh.

Link đọc truyện:


https://storyweaver.org.in/
stories/8040-colours-on-the-street

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
8 Niềm Vui Ngày Mưa

Vật liệu cần có


1. 1 tờ giấy
2. 1 chiếc bút chì
3. Bút chì màu
4. Bút vẽ phác họa

Hướng dẫn
1. Trò chuyện với trẻ về thay đổi thời
tiết. Khích lệ trẻ chia sẻ cảm nhận
của mình vào một ngày trời nắng/
mưa/gió lộng.
2. Đọc cho trẻ nghe câu chuyện “The
red raincoat”. Khích lệ trẻ quan sát
hình ảnh trong truyện.
3. Trò chuyện với trẻ về những cơn
mưa. Hỏi xem trẻ thích làm gì khi
trời mưa.
4. Giúp trẻ vẽ một chiếc áo mưa rồi tô
màu bức tranh bằng màu sắc trẻ
yêu thích.
5. Bạn cũng có thể giúp trẻ tô điểm
bức tranh bằng cách vẽ phác hình
ảnh đám mây, giọt mưa rồi tô màu
cho thêm sống động.

Link đọc truyện:


https://storyweaver.org.in/
stories/369-the-red-raincoat

10

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
9 Bánh Xe Quay Tròn

Vật liệu cần có


1. Đĩa giấy
2. Bút vẽ phác họa
3. 1 chiếc thước kẻ
4. Ống hút
5. Kim

Hướng dẫn
1. Dùng thước kẻ và bút vẽ phác họa,
kẻ các đường thẳng trên chiếc đĩa
giấy. Trong mỗi phần được chia đều
bởi các đường kẻ đó, viết ra một
hoạt động (Ví dụ: vẽ một chú chó,
hát một bài hát)
2. Sử dụng kim, đục một lỗ ở giữa
chiếc đĩa và cho ống hút vào.
3. Gập chiếc ống hút lại một chút sao
cho phần trên nằm ngang trên mặt
đĩa giấy.
4. Chiếc bánh xe quay tròn đã sẵn
sàng!
5. Quay bánh xe. Khi vòng quay dừng
lại, trẻ sẽ chọn thực hiện hoạt động
mà chiếc ống hút chỉ vào.

11

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
10 5 giác quan

Hướng dẫn
1. Liệt kê 2 thứ mà ta có thể cảm
nhận bằng mỗi giác quan (1 tích
cực và 1 tiêu cực)
a. 2 thứ trẻ nhìn thấy
b. 2 thứ trẻ nghe thấy
c. 2 thứ trẻ cảm thấy
d. 2 thứ trẻ ngửi thấy
e. 2 thứ trẻ nếm được
2. Trò chuyện với trẻ về những thứ mà
trẻ vừa liệt kê.

12

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
11 Trò Chơi Với Số

Vật liệu cần có


1. Hạt cam hoặc hạt bưởi khô

Hướng dẫn
1. Đưa cho trẻ 1 vốc hạt đầy
2. Đề nghị trẻ bắt đầu thả từng hạt
một xuống sàn, đồng thời thực hiện
đếm cách. Ví dụ: hạt đầu tiên là 1;
hạt thứ hai là 3, tiếp tục như vậy.
3. Lặp lại trò chơi nhưng lần này,
đề nghị trẻ đếm cách theo chiều
ngược lại.

13

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
12 Truy Tìm Sắc Màu!

Vật liệu cần có


1. Bút chì Puzzle Box sheet
2. Bản in bảng câu đố

Hướng dẫn
1. Đề nghị trẻ tìm ra các từ chỉ màu
sắc trong bảng.
2. Các từ đó là:
• Xanh dương (Blue)
• Xanh lá (Green)
• Đỏ (Red)
• Vàng (Yellow)
• Nâu (Brown)
• Đen (Black)
• Cam (Orange)
3. Sau đó, hỏi xem mỗi màu sắc trên
có ý nghĩa như thế nào với trẻ.

14

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
W
U
V

T
N

X
P
C

S
E

N
D
K

P
Z

E
Q

H
D

R
E

E
O
U
G

G
A
R

N
A
B

R
C
L

L
O
A
B

B
Y

T
H
D

A
P

R
F

I
W

Y
L

15

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
13 Một Đàn Cá

Vật liệu cần có


1. Giấy origami
2. Giấy trắng
3. Bút chì màu
4. Bút chì

Hướng dẫn
1. Hỏi xem tại sao trẻ đến trường.
2. Hỏi xem trẻ nhớ gì về trường của
mình.
3. Hỏi xem trẻ có muốn vẽ ‘một
trường học của cá’ hoặc một đàn
cá hay không. Giúp trẻ vẽ ra.
4. Xem video theo link đính kèm
hướng dẫn cách gấp cá giấy và
cùng làm với trẻ.

Link video hướng dẫn:


https://www.youtube.com/
watch?v=ipsFC_GM9oc

16

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
14 Tranh Cắt Dán

Vật liệu cần có


1. 1 trang tạp chí
2. Giấy trắng (khổ A4)
3. Keo/hồ dán

Hướng dẫn
1. Đưa trang tạp chí cho trẻ và hướng
dẫn trẻ xé thành các mảnh có kích
thước khác nhau.
2. Đề nghị trẻ vẽ một khung cảnh trên
tờ giấy A4.
3. Hướng dẫn trẻ dán các mảnh giấy
tạp chí vừa xé dán vào bức tranh
để khung cảnh trở nên rực rỡ.

17

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
15 Nghệ Thuật Từ Thiên Nhiên

Vật liệu cần có


1. Lá cây, hoa, rau củ cắt thành
miếng/mảnh nhỏ có hình dạng
khác nhau.
2. Màu nước, Cọ vẽ, Giấy trắng

Hướng dẫn
1. Đưa cho trẻ 1 tờ giấy trắng, màu
nước và cọ vẽ.
2. Đồng thời, đưa cho trẻ các loại lá,
hoa, rau củ ở trên.
3. Giúp trẻ dùng màu nước để sơn lên
một bên mặt lá và rau củ.
4. Giúp trẻ in phần lá và rau củ vừa
sơn lên mặt giấy trắng.
5. Khích lệ trẻ sáng tạo ra các nhân
vật từ những khối hình sẵn có này.
6. Hỏi trẻ có thích thú khi làm hoạt
động này không.

18

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
16 Sáng Tác Truyện Tranh!

Vật liệu cần có


1. Một tờ giấy trắng
2. Bút chì màu
3. Bút chì

Hướng dẫn
1. Hỏi xem tại sao lúc này trẻ không
thể đến trường.
2. Hỏi xem trẻ nên làm gì để được an
toàn lúc ở nhà.
3. Sử dụng vật liệu trên, giúp trẻ tạo
ra một trang truyện tranh để mô
tả việc giữ an toàn khi nghỉ ở nhà
phòng dịch.

19

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
17 Bộ Sưu Tập Nhân Vật

Vật liệu cần có


1. Sách giáo khoa của trẻ
2. Kính lúp (không bắt buộc)

Hướng dẫn
1. Đề nghị trẻ mang sách giáo khoa
của mình ra.
2. Với sự hỗ trợ của kính lúp, đề nghị
trẻ chỉ ra các nhân vật có biểu hiện
rõ ràng một cảm xúc nhất định
(mỉm cười = vui vẻ; nhíu mày =
buồn; …)
3. Đề nghị trẻ nói về cảm xúc của các
nhân vật, tại sao nhân vật lại có
cảm xúc đó.
4. Hỏi xem trẻ sẽ làm gì nếu trải
nghiệm cảm xúc tương tự.

20

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
18 Vẽ Lại Ký Ức

Vật liệu cần có


1. Giấy trắng
2. Màu nước/màu sáp dầu

Hướng dẫn
1. Hỏi về kỷ niệm vui nhất của trẻ ở
trường và đề nghị trẻ vẽ ra giấy, sử
dụng màu nước/sáp dầu.
2. Lặp lại hoạt động trên với kỷ niệm
buồn nhất.
3. Đưa thêm giấy cho trẻ rồi đề nghị
con vẽ bất cứ thứ gì xuất hiện trong
tâm trí mỗi khi con giận dữ/buồn
rầu hay vui vẻ trong ngày.

21

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
C Vòng tròn An toàn

Các cá nhân không vận hành trong một


buồng chân không. Khi mỗi cá nhân tìm
cách ứng phó với cảm xúc của mình, họ
cũng gặp những người khác với những tâm
trạng cảm xúc khác nhau ảnh hưởng đến
bản thân họ và ngược lại. Vì thế chúng ta
cần tạo những không gian xã hội nơi các cá
nhân cảm thấy đủ an toàn để thể hiện cảm
xúc của mình mà không sợ bị phản ứng,
mất mặt hoặc chối bỏ.

Việc tạo một vòng tròn an toàn bao gồm tạo


một tình huống tin tưởng lẫn nhau cho hai
cá nhân hoặc nhiều hơn, nơi họ được phép
thể hiện cảm xúc của mình và tìm kiếm sự chấp nhận và cách giải quyết từ những đầu óc cởi
mở, trong bối cảnh các thực hành xã hội được chấp nhận. Ngoài ra, vòng tròn an toàn nên
có chỗ cho việc thắc mắc về những thực hành xã hội đang tồn tại mà là nguyên nhân gây ra
căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực khác cho các cá nhân. Nó trở thành một không gian nơi
các cá nhân học cách thể hiện một cách tự do và học cách trở thành người biết lẽ phải và tư
duy hợp lý.

Hướng dẫn cho các Hoạt động

1. Các hoạt động số 19 và 20 trong mỗi bộ cẩm nang được xây dựng trên chủ đề ‘Vòng tròn
An toàn’.

2. Các hoạt động này được thiết kế để giúp trẻ nghĩ về ai và cái gì làm trẻ cảm thấy an toàn.

3. Để khích lệ con bạn nghĩ về những vòng tròn an toàn, hãy hỏi trẻ biết ơn điều gì và ai là
người trẻ yêu thích nhất để nói về những điều mà trẻ thích và không thích.

4. Nhớ đối xử với các cảm giác và quan điểm của trẻ với thái độ quan tâm và không bác bỏ
chúng.

5. Giúp trẻ hoàn thành hoạt động.

6. Vào cuối hoạt động, hãy đề nghị con bạn đánh giá các cảm xúc của trẻ về việc tham gia
vào hoạt động. Hãy hỏi trẻ liệu hoạt động có làm trẻ cảm thấy vui không.

7. Thảo luận với con bạn về việc trẻ muốn nói về các cảm xúc của mình với ai và làm thế nào
để gặp người đó.

8. Hỏi trẻ nếu có người cần sự giúp đỡ của trẻ để nói về những cảm giác và suy nghĩ tương tự,
trẻ sẽ giúp họ như thế nào.

9. Chụp ảnh tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành và đăng lên Facebook, Twitter hoặc
Instagram. Nhớ tag @nalandawayfoundation và #artforwellbeing!

22

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
19 Bạn Bè Giúp Con Vui Lên

Vật liệu cần có


1. 1 tờ giấy
2. Bút sáp

Hướng dẫn
1. Đề nghị trẻ nhắm mắt về nghĩ về
khoảnh khắc một người bạn bật
khóc.
2. Hỏi trẻ xem tại sao người bạn đó
lại khóc. Trẻ đã làm gì giúp bạn khi
bạn buồn.
3. Tương tự, hỏi xem những người bạn
của trẻ đã giúp con vượt qua nỗi
buồn như thế nào.
4. Đề nghị trẻ vẽ ra giấy những gì trẻ
thấy hiện ra trong đầu khi thấy
buồn. Trò chuyện với trẻ về lý do tại
sao những thứ đó làm trẻ buồn.
5. Kể cho trẻ nghe một sự cố làm bạn
buồn và những việc bạn đã thực
hiện để vượt qua nỗi buồn đó. Nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc chia
sẻ với người khác khi ta buồn, nhờ
đó, ta sẽ nhận được sự trợ giúp cần
thiết.

23

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
20 Cùng Khiêu Vũ Nào!

Hướng dẫn
1. Đọc cho trẻ câu chuyện “Gappu
can’t dance”. Khích lệ trẻ quan sát
hình ảnh trong truyện.
2. Tạo nên một giai điệu cho bài hát
trong câu chuyện. Dạy trẻ hát theo.
3. Giúp trẻ học bài hát. Khiêu vũ với
trẻ theo đúng hướng dẫn của lời bài
hát.
4. Hỏi xem trẻ cảm thấy thế nào khi
khiêu vũ. Bạn có thể đặt nhiều câu
hỏi khác liên quan tới hoạt động
này. (Ví dụ: Hỏi xem khiêu vũ có
giúp trẻ vui và hào hứng không.
Những bài hát nào mà trẻ muốn
nhảy theo giai điệu của nó?...)
5. Trò chuyện với trẻ về việc những
đứa trẻ khác đã cười giễu Gappu ra
sao. Đề nghị trẻ hình dung Gappu
đã cảm thấy thế nào.
6. Hỏi xem trẻ cảm thấy thế nào khi
bị người khác cười giễu. Trò chuyện
về cách vượt qua những tình huống
như vậy. Chia sẻ với trẻ về việc trẻ
có thể làm để giúp đỡ bạn bè vượt
qua tình huống tương tự.

Link đọc truyện:


https://storyweaver.org.in/
stories/48016-gappu-can-t-dance

24

Cẩm Nang Dành cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ © Nalandaway Foundation
Chúng tôi là ai?
Quỹ NalandaWay là một tổ chức phi chính phủ từng nhận giải thưởng,
chuyên sử dụng Nghệ thuật thị giác và biểu diễn để giúp trẻ từ các cộng
đồng thiệt thòi ở Ấn Độ. Chúng tôi mong muốn cải thiện khả năng học
tập, củng cố hành vi tích cực và giúp trẻ vươn cao bằng cách tạo điều
kiện để trẻ sáng tạo và biểu đạt thông qua Nghệ thuật. Hơn 50.000 trẻ
từ những quận huyện nghèo nhất ở Ấn Độ đang được hưởng lợi hàng
năm. Xin ghé thăm trang web www.nalandaway.org để biết thêm về
các chương trình của chúng tôi và đóng góp ủng hộ.

Bạn sẽ ủng hộ Quỹ NalandaWay chứ?


Những dự án tạo tác động từng được giải thưởng của NalandaWay
chạm đến những trẻ em thiệt thòi nhất tại Ấn Độ. Đó là nhờ sự ủng hộ
của các cá nhân và doanh nghiệp đầy hào phóng. Mọi sự đóng góp, dù
ít hay nhiều, đều có giá trị. Hãy ủng hộ NalandaWay hôm nay bằng cách
truy cập https://www.nalandaway.org/donate.html

Cầu nguyện với chúng tôi


Những nỗ lực của NalandaWay nhằm hướng đến đem thêm một chút
tử tế và lòng trắc ẩn đến thế giới. Thông qua sáng kiến ‘Cẩm Nang Dành
cho Cha Mẹ - Nghệ Thuật vì Sức Khỏe của Trẻ’, chúng tôi hi vọng có thể
đạt được những mục tiêu này bằng cách loại bỏ sợ hãi và lo âu, thúc
đẩy trẻ phát huy tối đa những tiềm năng tốt nhất của mình.

Khi toàn thế giới đang chiến đấu với dịch bệnh, chúng tôi muốn mời bạn
cùng chúng tôi cầu nguyện cho sức khỏe của tất cả sinh linh trong mái
nhà này, chính là hành tinh mà họ gọi là Trái Đất.

“Thượng Đế, đây lời tôi cầu nguyện: Xin tận diệt, tận diệt trong tim tôi
mọi khốn khổ.
Xin cho tôi sức mạnh thản nhiên để gánh chịu mọi buồn vui.
Xin cho tôi sức mạnh để đem tình yêu phụng sự cho đời.
Xin cho tôi sức mạnh để chẳng bao giờ chối bỏ người nghèo khó hay quỳ
gối trước bạo quyền.
Xin cho tôi sức mạnh để nâng tâm trí vươn lên khỏi những vặt vãnh
hằng ngày
Và cho tôi sức mạnh để thương quý dâng sức mạnh của mình theo ý
người.”

-Rabindranath Tagore, Gitanjali


'Art for Wellbeing - A Parent's Guide' is a unique initiative brought to you
by NalandaWay Foundation to help children and adults alike find creative
expression through the arts and deal with anxiety and fear, positively.
You will find there's art for everyone with activity kits grouped age-wise,
right from pre-schoolers to high-schoolers and adults.

NalandaWay Foundation is an award-winning NGO, which uses visual and


performing Arts to help children from disadvantaged communities in India.

@nalandawayfoundation | www.nalandaway.org

You might also like