You are on page 1of 2

IV.

Một số ứng dụng của Lí thuyết hoạt động vào việc giáo dục trẻ em lứa tuổi

 Hình thành các biểu tượng không gian: trái-phải, trên- dưới, trước-sau (không chỉ hình thành cho
trẻ chức năng tâm lí cấp thấp mà còn hình thành cho trẻ các chức năng tâm lí cấp cao) để có thể
giúp trẻ định hướng không gian trong các tình huống khác nhau.
Ví dụ: Vd Trò chơi "Cơ thể của bé"

a. Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi.

b. Mục đích: Giúp trẻ nằm được các bộ phận trên cơ thể mình, định hướng được cơ thể minh với
các hưởng của không gian (với quy ước: đầu là phía trên, chân là phía dưới, mặt là phía trước,
lưng là phía sau).

c. Chuẩn bị: Một số đồ dùng như mũ, dép, khẩu trang, ba lô. Tranh về hình ảnh trẻ đến trường

 Giúp trẻ phát triển tốt về tư duy, phân tích chứng minh.

Ví dụ:

1. Giúp trẻ luyện tập khả năng phân loại và so sánh để phát triển tư duy cho trẻ. Đây là
những yếu tố ảnh hưởng và kích thích sự phát triển tư duy. Thông qua các trò chơi phát
triển tư duy hay các hoạt động dọn dẹp hằng ngày, cô giáo và ba mẹ hãy giúp trẻ học
cách nhận biết việc so sánh và phân loại: sắp xếp những đồ vật từ to đến nhỏ, từ thấp
đến cao, những đồ vật cùng màu sắc, hình dáng,… Hoạt động này vừa phát triển tư duy
cho trẻ cùng khả năng vận động, tưởng tượng và sáng tạo, vừa giúp xây dựng thói quen
ngăn nắp và kỷ luật.

2. Thông qua quá trình giao tiếp hằng ngày: giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa, giao tiếp
với các em nhỏ, giao tiếp với người lớn,…mỗi tình huống giao tiếp, đều mang đến những
cơ hội rèn luyện khả năng tư duy. Trẻ sẽ phải suy nghĩ và lựa chọn những thái độ, ngôn
từ và cách ứng xử phù hợp, để trò chuyện với những đối tượng khác nhau: với bạn bè
thì hoà đồng, vui vẻ; với người lớn thì lễ phép; với em nhỏ thì nhường nhịn, nhẹ nhàng,…

 Hình thành và phát triển các chức năng tâm lí theo cơ chế nhập tâm nghĩa là phải tổ chức tốt các
hoạt động bình diện bên ngoài để hình thành tốt hình thái tâm lí bên trong.

Ví dụ: Hình thành các biểu tượng về số lượng, biểu tượng bằng nhau hay không bằng nhau;
Biểu tượng về quan hệ thứ tự, phải tổ chức phong phú cho trẻ hành động ở đối tượng bên
ngoài để biểu tượng trong đầu trẻ mang tính ổn định và khái quát. Hình thành biểu tượng
tốt- xấu qua các tác phẩm văn học qua việc tổ chức các hoạt động bên ngoài như kể chuyện
qua mô hình, kể nhân vật rời, trao đổi với trẻ để trẻ nhập tâm vào đầu từng nhân vật với
toàn bộ hành động, lời nói phản ánh tính cách của nhân vật. Trên cơ sở đó trẻ mới dùng
ngôn ngữ để phân tích, đánh giá, xác định tính cách của từng nhân vật. Và sau đó cho trẻ sử
dụng biểu tượng tôt-xấu đong kịch để tái tạo lại tác phẩm.
 Phát triển tâm lý cho trẻ mầm non là phải tổ chức các hoạt động chủ đạo ở từng độ tuổi vì hoạt
động chủ đạo có tác dụng làm nảy sinh đặc điểm tâm lý mới về chất đặc trưng cho lứa tuổi và nó
chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi.:

Ví dụ: Ví dụ: Trẻ 1- 3 tuổi : Trong giai đoạn này "trẻ học mà chơi, chơi mà học". Thông qua vui chơi,
hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội,
và mở ra một chặng đường phát triển mới về chất.

Cô giáo có thể cho trẻ chơi trò chơi " khám bệnh " hấp dẫn trẻ là việc bác sĩ đeo ống nghe vào tai,
đặt ống nghe lên ngực người bệnh. Vậy động cơ của vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động,
nên trò chơi mang tính tự nguyện rất cao, mang lại niềm vui sướng cho trẻ. Đây là tính chất đặc biệt
của vui chơi.

You might also like