You are on page 1of 25

1/ Anh, Chị hãy tóm tắt nội dung cơ bản của lý thuyết (Hành vi tạo tác của Skinner;

Kiến
tạo cá nhân của Piaget; Hoạt động (kiến tạo xã hội) của Vygotxky). Từ đó chỉ ra bản chất
các yếu tố cơ bản (Cơ chế học; MTDH, NDHV, PPDH) của QTDH.

. Hành vi tạo tác:

Theo Skinner, cả động vật và người có 3 dạng hành vi: hành vi không điều kiện, hành vi có điều kiện và hành vi
tạo tác. Sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành vi tạo tác là hành vi có điều kiện xuất hiện
nhằm tiếp cận một kích thích củng cố, còn hành vi tạo tác nhằm tạo ra kích thích củng cố. Theo thuyết hành vi
tạo tác, nhiều trả lời của cơ thể không phải do một kích thích không điều kiện nào đó  gây ra, mà do tự phóng ra.
Phản ứng nảy sinh để trả lời kích thích vô điều kiện và có điều kiện được Skinner gọi là các phản ứng loại  S. Các
phản ứng do cơ thể tự phóng ra xếp vào loại R và được gọi là hành vi tạo tác.   Hành vi tạo tác là hành vi được
hình thành từ một hành vi   trước đó của chủ thể, do tác động vào môi trường và được củng cố, đóng vai trò   là
tác nhân kích thích.
Lý thuyết kiến tạo nhận thức của J.Piaget
(Last Updated On: 03/08/2021 by Lytuong.net)

Lý thuyết kiến tạo nhận thức của J.Piaget (1896-1980) là cơ sở tâm lý học của nhiều hệ thống
dạy học, đặc biệt là dạy học phổ thông.

Có thể nêu vắn tắt các luận điểm chính của Thuyết kiến tạo nhận thức như sau:

Thứ nhất: Học tập là quá trình cá nhân hình thành các tri thức cho mình. Có hai loại tri thức: tri
thức về thuộc tính vật lý, thu được bằng cách hành động trực tiếp với các sự vật; tri thức về tư
duy, quan hệ toán, logic thu được qua sự tương tác với người khác trong các quan hệ xã hội.
Học tập là quá trình cá nhân tổ chức các hành động tìm tòi, khám phá thế giới bên ngoài và
cấu tạo lại chúng dưới dạng các sơ đồ (cấu trúc) nhận thức. Sơ đồ là một cấu trúc nhận thức
bao gồm một lớp các thao tác giống nhau theo một trật tự nhất định. Sơ đồ nhận thức được
hình thành từ các hành động bên ngoài và được nhập tâm. Vì vậy, sơ đồ có bản chất thao tác
và được người học xây dựng lên bằng chính hành động của mình. Sự phát triển nhận thức là sự
phát triển hệ thống các sơ đồ, bắt đầu từ các giản đồ cảm giác và vận động (cấu trúc giác –
động, tương ứng với trẻ em từ 0-2 tuổi) → Cấu trúc tiền thao tác (các hình ảnh tinh thần, hình
ảnh biểu trưng, kí hiệu và biểu tượng, ứng với thời kỳ từ 2-7 tuổi) → Cấu trúc thao tác cụ thể
(ứng với thời kỳ 7- 11,12 tuổi) → Cấu trúc thao tác hình thức (ứng với thời kỳ 12 tuổi trở lên).
Thao tác – hành động bên trong, được nảy sinh từ hành động có đối tượng bên ngoài. Tuy
nhiên khác với hành động, thao tác là hành động có tính rút gọn và đối tượng của nó không
phải là những sự vật có thực mà là những hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu. Thao tác cụ thể là các
thao tác nhận thức với vật liệu là các dạng vật chất cụ thể, các hành động thực tiễn. Thao tác
hình thức là thao tác trên các vật liệu là các ký hiệu, khái niệm, mệnh đề… Các thao tác được
cấu trúc thành hệ thống nhất định. Cấu trúc thao tác nhận thức không có sẵn trong đầu đứa
trẻ, cũng không nằm trong đối tượng khách quan, mà nằm ngay trong mối tác động qua lại
giữa chủ thể với đối tượng, thông qua hành động.

Thứ hai: Dưới dạng chung nhất, cấu trúc nhận thức có chức năng tạo ra sự thích ứng của cá
thể với các kích thích của môi trường. Các cấu trúc nhận thức được hình thành theo cơ
chế đồng hoá  và điều ứng. Đồng hoá là chủ thể tái lập lại một số đặc điểm của khách thể được
nhận thức, đưa chúng vào trong các sơ đồ đã có. Ví dụ: Một đứa trẻ đã thấy con chó, có sơ đồ
về con chó, nếu gặp con chó thực khác, nó sẽ đưa hình ảnh con chó đó vào trong sơ đồ đã có.
Điều ứng là quá trình tái lập lại những đặc điểm của khách thể vào cái đã có, qua đó biến đổi
cấu trúc đã có, tạo ra cấu trúc mới. Ví dụ: Khi lần đầu nhìn thấy con bò (chưa có sơ đồ về con
bò), nó đưa hình ảnh con bò vào sơ đồ con chó và nói ngay đó là con chó, dẫn đến không thích
ứng (sai), nó phải cải tổ lại sơ đồ con chó (nhờ sự tham gia của hình ảnh con bò) để tạo ra sơ
đồ mới – sơ đồ con bò.

Trong đồng hoá, các kích thích được chế biến cho phù hợp với sự áp đặt của cấu trúc đã có,
còn trong điều ứng, chủ thể buộc phải thay đổi cấu trúc cho phù hợp với kích thích mới. Đồng
hoá dẫn đến tăng trưởng các cấu trúc đã có, còn điều ứng tạo ra cấu trúc mới. Đồng hoá làm
tăng trưởng, điều ứng làm phát triển.

Thứ ba: Quá trình phát triển nhận thức phụ thuộc trước hết vào sự trưởng thành và chín muồi
các chức năng sinh lý thần kinh của trẻ em; vào sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông
qua hành động với đối tượng; vào tương tác của các yếu tố xã hội và vào tính chủ thể và sự
phối hợp chung của hành động. Chính yếu tố chủ thể làm cho các yếu tố trên không tác động
riêng rẽ, rời rạc, mà chúng được kết hợp với nhau trong một thể thống nhất trong quá trình phát
triển của trẻ.
Lev Seyomovich Vygotsky là nhà tâm lý họ c xuấ t chúng ngườ i Liên Xô. Ông sinh ngày 5 tháng 11 năm

1896 ở thị trấ n Orsha (nay thuộ c Belarus). Ông hoàn thành chương trình họ c ở thành phố Gomel năm

1913 và sau đó theo họ c tạ i đạ i họ c Moscow. Năm 1917, sau khi nhậ n đượ c tấ m bằ ng luậ t và tham gia

mộ t khóa họ c tâm lý và triết họ c tạ i Đạ i họ c Nhân dân Shanyavsky, ông quay trở về Gomel để dạ y văn và

tâm lý họ c. Ông cũng lậ p các lớ p về văn họ c và khoa họ c, đồ ng thờ i tổ chứ c các lớ p diễn kịch nơi ông

thườ ng giả ng văn họ c và khoa họ c . Cùng thờ i gian này, ông còn lậ p mộ t phòng thí nghiệm tâm lý họ c

tạ i trườ ng sư phạ m Gomel. Nhữ ng hoạ t độ ng này đã giúp ông thự c hiện nhiều khóa huấ n luyện tâm lý

mà nhữ ng bài giả ng sau này đượ c tậ p hợ p thành cuố n Tâm lý họ c giáo dụ c.

Các lý thuyết củ a ông đặ t nền móng cho Tâm lý họ c hoạ t độ ng, ngành Tâm lý dự a trên triết họ c Marxist

biện chứ ng – hoạ t độ ng. Vygotsky mấ t vì lao phổ i vào ngày 11 tháng 6 năm 1934 ở tuổ i 38.
Thuyết Văn hóa Xã hộ i (Social Culture Theory) là mộ t trong nhữ ng lý thuyết quan trọ ng nhấ t trong cuộ c

đờ i nghiên cứ u Tâm lý họ c củ a ông.

Sau đây là 4 nguyên tắ c cơ bả n trong khuôn khổ thuyết Văn hóa Xã hộ i củ a Vygotsky.

1. Ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển trí tuệ

Xem xét nhữ ng lờ i nói cá nhân (private speech) mà trẻ em tự nói vớ i chính mình (các bạ n có thể thấ y

trẻ em trong độ tuổ i mẫ u giáo thườ ng hay tự “lẩ m bẩ m” vớ i chính mình khi đang chơi hay làm mộ t việc

gì đấ y) để lên kế hoạ ch hay hướ ng dẫ n hành vi củ a chúng – đây là hành vi phổ biến nhấ t ở trẻ mẫ u giáo,

đố i tượ ng chưa phù hợ p để đượ c họ c nhữ ng kỹ năng xã hộ i mà đúng hơn là chúng chỉ mớ i khám phá

nhữ ng ý tưở ng củ a nó – trẻ thườ ng sử dụ ng lờ i nói khi nhiệm vụ trở nên quá khó khăn và chúng không
biết làm thế nào để tiến hành. Nhữ ng lờ i nói cá nhân giúp đứ a trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ .

Vygotsky tin rằ ng nhữ ng lờ i nói cá nhân đó thay đổ i theo lứ a tuổ i, vớ i việc nói nhỏ hơn hay thậ m chí chỉ

còn là nhữ ng lờ i thì thầ m khi trẻ lớ n dầ n lên và trở thành lờ i nói nộ i tâm đố i vớ i nhữ ng ngườ i trưở ng

thành. Ngườ i ta cho rằ ng trẻ thông minh thườ ng mấ t đi lờ i nói cá nhân sớ m hơn nhữ ng trẻ khác.

2. Sự phát triển không thể tách rời với hoàn cảnh xã hội

Lý thuyết này cho rằ ng, các tương tác xã hộ i dẫ n đến việc từ ng bướ c thay đổ i liên tụ c trong suy nghĩ và

hành vi củ a trẻ và việc này có thể khác nhau rấ t nhiều giữ a nhữ ng nền văn hóa. Sự phát triển phụ thuộ c

vào sự tương tác vớ i con ngườ i và các công cụ mà nền văn hóa đó cung cấ p để giúp trẻ hình thành cái

nhìn củ a chúng về thế giớ i xung quanh. Có 3 cách mà công cụ văn hóa (culture tool) có thể truyền từ

ngườ i này sang ngườ i khác là:


 Họ c tậ p bằ ng cách bắ t chướ c (imitative learning)
 Họ c tậ p bằ ng huấ n luyện, hướ ng dẫ n (instructed learning)
 Họ c tậ p bằ ng cách tự điều chỉnh (self – regulated learning)

“Sự hướ ng dẫ n, tham dự củ a ngườ i lớ n giúp cho trẻ phát triển nhậ n thứ c. Nhưng nhậ n thứ c ấ y chỉ bền

vữ ng khi nó đượ c áp dụ ng vào trò chơi vớ i bạ n đồ ng lứ a hoặ c trở thành nét tính cách thông qua giao

tiếp và ứ ng xử trong nhóm bạ n bè…trong quá trình chơi và giao tiếp vớ i bạ n bè, trẻ em thu nhậ n kiến

thứ c và rèn luyện kỹ năng ứ ng xử xã hộ i [1]

3. Học tập đem lại sự phát triển

Vygotsky tin rằ ng bấ t kỳ phương pháp sư phạ m nào tạ o ra quá trình họ c tậ p cũng đều mang lạ i sự phát

triển nhậ n thứ c.


Trong phầ n này ta sẽ thả o luậ n về khái niệm nổ i tiếng nhấ t củ a Vygotsky: vùng Phát triển gầ n. (ZPD –

Zone of Proximal Development).

Đây là khái niệm nói lên sự khác biệt khi trẻ/ngườ i họ c tự mình tìm hiểu kiến thứ c vớ i trẻ/ngườ i họ c có

đượ c sự hướ ng dẫ n củ a ngườ i có kỹ năng cao hơn trong việc này.

Theo Vygotsky, trình độ củ a trẻ/ngườ i họ c thườ ng chia thành hai loạ i:

 Trình độ phát triển hiện tạ i, biểu hiện trẻ em/ngườ i họ c có thể giả i quyết vấ n đề trong khả năng
hiện tạ i củ a mình.
 Trình độ phát triển tiềm năng, biểu hiện ở việc trẻ/ngườ i họ c phả i thông qua sự giúp đỡ củ a
ngườ i có kiến thứ c và kinh nghiệm cao hơn để hoàn thành nhiệm vụ .
Vùng nằ m giữ a hai khoả ng này gọ i là vùng phát triển gầ n.

Vùng phát triển gầ n là mộ t mụ c tiêu di độ ng nên khi ngườ i họ c đạ t đượ c các kỹ năng và khả năng mớ i

thì vùng này sẽ di chuyển dầ n về phía trướ c. ZPD dẫ n dắ t ngườ i họ c đến vùng phát triển tiềm năng,

thuyết này nhấ n mạ nh vai trò củ a ngườ i hướ ng dẫ n (giáo viên, cha mẹ…) vớ i ngườ i họ c và nhiệm vụ tìm

cách truyền đạ t lạ i kiến thứ c và kinh nghiệm cho ngườ i họ c.

“Vygotsky cũng đưa ra mộ t khái niệm quan trọ ng: “giàn giáo” (Scaffolding), đượ c hiểu như mộ t cấ u trúc

giá đỡ cho sự phát triển củ a trẻ, mà tương tác xã hộ i chính là nguồ n cung cấ p “giàn giáo” cho trẻ hay

ngườ i họ c sự hiểu biết.[2]

4. Trẻ em tự xây dựng nên kiến thức của chúng


Vygotsky tin rằ ng trẻ em tự xây dự ng kiến thứ c củ a mình và không thụ độ ng sao chép nhữ ng gì đượ c

trình bày cho chúng. Chúng tò mò và muố n khám phá thế giớ i xung quanh, tự mày mò, tìm hiểu nhữ ng

vấ n đề mà chúng quan tâm.

“Trong giai đoạ n đầ u tiên, tiền ngôn ngữ , trẻ em tự khả o sát môi trườ ng mộ t cách độ c đáo, tự tạ o ra cấ u

trúc kiến thứ c. Phương thứ c này dầ n dầ n đượ c thay thế bở i họ c hỏ i có hướ ng dẫ n để tiết kiệm thờ i gian

khi tiếp thu nhữ ng kiến thứ c đã đượ c tích lũy qua các thế hệ. Nhưng tính tích cự c củ a con ngườ i và

phương thứ c độ c lậ p khả o sát môi trườ ng, tự tạ o nên kiến thứ c không hề mấ t đi mà chúng đượ c nâng

lên ở mứ c cao hơn và áp dụ ng trong lĩnh vự c tìm kiếm tri thứ c mớ i cho nhân loạ i. Bằ ng chứ ng là nhữ ng

kiến thứ c khoa họ c mà chúng ta có đượ c đều đượ c các nhà nghiên cứ u và phát hiện ra nhờ vào phương

thứ c này.”[3]
ĐÁNH GIÁ THUYẾT VĂN HÓA XÃ HỘI

Thuyết văn hóa xã hộ i cung cấ p lăng kính mớ i cho việc xem xét sự phát triển nhậ n
thứ c bằ ng cách nhấ n mạ nh tầ m quan trọ ng củ a các quá trình xã hộ i đặ c biệt mà
Piaget và các nhà tâm lý họ c khác đã bỏ qua. Và cung cấ p mộ t lý thuyết quan trọ ng
trong việc ứ ng dụ ng vùng phát triển gầ n trong dạ y trẻ em hay họ c các ngôn ngữ mớ i.
v.v…

Sau L.X.Vygotsky, nhiều nhà tâm lý họ c Liên Xô (trướ c đây) đã đặ c biệt chú ý đến
mố i quan hệ giữ a dạ y họ c và sự phát triển tâm lý. Các nhà khoa họ c đã chỉ rõ vai trò
chủ đạ o củ a dạ y họ c và giáo dụ c đố i vớ i sự phát triển tâm lý. Tuy nhiên, họ cũng
nhấ n mạ nh vai trò chủ độ ng, tích cự c củ a bả n thân trẻ. Ở mộ t mứ c độ nhấ t định, con
ngườ i có khả năng tự giáo dụ c dướ i sự chỉ đạ o, hướ ng dẫ n củ a nhà giáo dụ c và
nhữ ng ngườ i xung quanh. Để giữ đượ c vai trò chủ đạ o, giáo dụ c và dạ y họ c phả i kích
thích, dẫ n dắ t sự phát triển chứ không chờ đợ i sự phát triển. Giáo dụ c phả i đi trướ c
mộ t bướ c, đón trướ c sự phát triển, tạ o điều kiện cho trẻ tích cự c, chủ độ ng giả i quyết
mọ i mâu thuẫ n, thúc đẩ y sự phát triển củ a trẻ tớ i mứ c cao hơn và điều này mâu
thuẫ n vớ i ý kiến tự phát triển củ a trẻ củ a Vygotsky!

 _____________

You might also like