You are on page 1of 8

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


KHOA SƯ PHẠM

BÀI TẬP LỚN


ĐỀ TÀI: Trò Chơi Đóng Vai Theo Chủ Đề

Họ và tên sinh viên : Phan Thị Thanh Giang


Lớp : GDMN D2021C
Khoa : Khoa Sư Phạm
GVHD : Nguyễn Thị Thúy Hạnh

Hà Nội, 27 tháng 11 năm 2022.


PHẦN MỞ ĐẦU
Vui chơi là hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống của con người ngay
từ thuở thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nội dung và hình thức chơi ở
mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có sự khác nhau song có chung một mục đích là thoả
mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống.
Đối với trẻ mẫu giáo , vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát triển
chức năng tâm lí và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là cơ hội để trẻ khám phá
môi trường xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực
phán đoán, trí tưởng tượng…của trẻ.
Chính vì vậy nhiều nhà giáo dục đã gọi “ Trò chơi là trường học của cuộc sống”.
Trẻ cần chơi như cần ăn no, mặc ấm, cần được yêu thương.
Giai đoạn trẻ từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn có nhiều sự thay đổi trong tâm lí của trẻ:
các em vừa bước ra một cuộc khủng hoảng lên 3 và chuẩn bị để bước vào lớp 1.
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay, nhiều bậc phụ huynh lo ngại
khi thấy trẻ chơi quá nhiều. Liệu họ có nhận thức được tầm quan trọng của hoạt
động vui chơi ở trẻ hay không? Liệu họ có thấy được toàn bộ đời sống tâm lí của
trẻ bị ảnh hưởng bởi hoạt động vui chơi – hoạt động chủ đạo của trẻ đặc biệt là chò
trơi Đóng vai theo chủ đề.
Vậy TCĐVTCĐ là gì, có đặc điểm, ý nghĩa như thế nào trong quá trình phát triển
của trẻ mẫu giáo? Và làm thế nào để phát huy vai trò của TCĐVTCĐ.
I. Hoạt động chủ đạo
Cuộc sống của trẻ ở mỗi giai đoạn thật muôn màu muôn vẻ với những chuỗi hoạt
động khác nhau. Có những dạng hoạt động với lứa tuổi này là chủ đạo và có ý
nghĩa lớn với sự phát triển tâm lí nhân cách. Có dạng hoạt động khác lại giữ vai trò
phụ thuộc và có ít ý nghĩa hơn.
“ Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến
đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí nhân cách
đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định”
1. Đặc điểm của hoạt động chủ đạo
- Là hoạt động có đối tượng mạnh mẽ, chưa hề có trược đó.
- Là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ
- Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra đồng
thơi và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lí của trẻ ở mỗi giai đoạn.
1. Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo
Vào tuổi mẫu giáo, trẻ xuất hiện nhiều hình thức hoạt động phong phú ( vui chơi,
lao động, học tập) nhưng trong đó vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ em
lứa tuổi mẫu giáo.
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm
non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn
nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo
dục và phát triển toàn diện tâm lí cho trẻ ở lứa tuổi này.
Có thể nói hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo không phải vì trẻ mẫu giáo
dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là trò chơi đã hình thành nên những biến đổi
về chất trong tâm lí trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lí và các hoạt động khác,
làm cho chúng mang màu sắc của lứa tuổi mẫu giáo.
2. Đặc điểm của hoạt động vui chơi
 Khác với học tập và lao động, hoạt động vui chơi không mang tính abwts
buộc. Vui chơi không phải là hoạt động tạo sản phẩm và hành động chơi
không nhất thiết phải tuân theo một phương thức chặt chẽ.
 Động cơ của hoạt động vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động chứ
không phải ở kết quả(A.N. Leeochep – Enconin). Trờ chơi mang tính tự
nguyện cao. Có vui thì mới chơi, đã chơi thì phải vui. Đó chính là tính chất
đặc biệt của vui chơi. Không ai có thể áp đặt hay chơi hộ trẻ.
 Vui chơi là một dạng hoạt động mang tính chất tự lập. Trong khi chơi, trẻ
mẫu giáo thể hiện rõ nhất ý thức làm chủ, trẻ hoạt động hết mình, tích cực và
độc lập hơn hẳn.
 Trong hoạt động vui chơi, trẻ có nhu cầu chơi với nhau. Các trò chơi không
còn mang tính chất riêng lẻ, đơn độc mà có liên quan đến người khác, tức là
trẻ có tính hợp tác với bạn cùng chơi. Sự hợp tác tạo ra nhóm chơi ở trẻ, một
trong những cơ sở đầu tiên của loài người.
 Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo mang tính chất kí hiệu - tượng trưng ở
đây là trẻ biết lấy cái này thay thế cho cái khác, có thể là thay thế cho con
người, cho các đồ vật.
I. Trò chơi đóng vai theo chủ đề
Theo giảng viên Nguyễn Thị Hoài, trò chơi đóng vai theo chủ đề là môi trường
để trẻ trải nghiệm cảm xúc, tình cảm, hành vi xã hội cho trẻ mẫu giáo. Đặc biệt, khi
trẻ tham gia chơi những vai giàu cảm xúc như vai mẹ, bác sĩ, cô giáo,…trẻ được
trải nghiệm những cảm xúc phong phú.
Nhờ vậy, trẻ có điều kiện phát triển đời sống xúc cảm, tình cảm đặc biệt là tấm
lòng nhân hậu, cốt lõi của nhân cách con người.
TCĐVTCĐ hay còn được họi là trò chơi giả bộ, có tính tượng trưng độc đáo, mô tả
lại những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Đây là một hoạt động
chủ đạo vui chơi của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, giúp trẻ hình thành kỹ năng và phát
triển nhân cách.
Khi trẻ lên 3 tuổi trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân mình, biết phân biệt mình với
người khác trong cộng đồng nhỏ. Mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn mang tính
chất mới. Quan hệ giữa trẻ và bạn bè cùng lứa tuổi được hình thành. Trẻ bắt đầu để
ý và bắt trước người lớn về mọi mặt. Trẻ tự khẳng định mình bằng cách tập làm
người lớn. Nhưng trên thực tế trẻ chưa đủ năng lực, kỹ năng, kỹ xảo với những
công việc của người lớn. Mâu thuẫn gay gắt xảy ra giữa một bên là nhu cầu một
bên là khả năng của trẻ ba tuổi.
TCĐVTCĐ ra đời thay thế cho hoạt động với đồ vật ở lứa tuổi vườn trẻ giúp giải
quyết mâu thuẫn này. Trò chơi giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao động của người lớn
cùng với những mối quan hệ xã hội làm trẻ thỏa mãm khát vọng được sống như
người lớn.
Cấu trúc
Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề tương đối phức tạp bao gồm nhiều chủ
đề chơi, nội dung chơi, vai chơi, hành động chơi, đồ chơi, hoàn cảnh chơi, mối
quan hệ trong trò chơi…
 Chủ đề và nội dung:
 TCĐTCĐ của trẻ mẫu giáo phản ánh cuộc sống xung quanh với những mảng
hiện thực phong phú. Các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi được
coi là chủ đề của trò chơi.
Trẻ càng tiếp xúc rộng rãi với đời sống bao nhiêu thì chủ đề của trò chơi càng
phong phú bấy nhiêu: chủ đề gia đình, bệnh viện, bán hàng...
Cùng với sự phát triển của trẻ, chủ đề chơi không chỉ tăng theo số lượng mà
còn phức tạp hóa dần và được mở rộng.
 Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận
thức được và phản ánh vào trò chơi của mình.
Vai chơi và hoạt động chơi
 Vai chơi là một yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi trẻ đóng vai có nghĩa là
tái tạo lại hành động của người lớn với các đồ vật trong những mối quan hệ
nhất định với những người xung quanh.
Trong vai chơi, trẻ nhận làm một chức năng xã hội của một người nào đó,
thường là chức năng mang tính chất nghề nghiệp.
Ví dụ: trẻ đóng vai làm người lớn, làm cô giáo, làm bác sĩ...
Đóng vai là con đường giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống của mọi người xung
quanh.
 Muốn đóng một vai nào đó trẻ phải biết hành động thực hiện của vai. Những
hành động này xuất phát từ hành động thực tế mà trẻ trông thấy trong đời
sống hay được nghe kể lại.
Ví dụ trẻ vào vai bác sĩ phải biết khám bệnh, trẻ đóng vai cô giáo phải biết giảng
bài...
Những thao tác của hành động phụ thuộc vào đồ chơi của trẻ. Do đó cả hành động
chơi và thao tác chơi phải phù hợp với điều kiện thực tế. Vai trong trò chơi quy
định hành động của trẻ đối với đồ vật và cả hành động của trẻ đối với bạn cùng
chơi.
Những hành động của trẻ chỉ là những hành động mô phỏng, nó không phải hoàn
toàn giống như hành động của người lớn. Đo đó hành động chơi không đòi hỏi phải
có thao tác đúng kĩ thuật.
 Vai chơi và hành động chơi.
 Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi.
 Đồ chơi và hoàn cảnh chơi.
Vai trò
 Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển nhận thức
Ở tuổi mẫu giáo, đây là thời kì phát triển mạnh mẽ hoạt động nhận thức của trẻ: đó
là sự định hướng của trẻ vào các thuộc tính và quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện
tượng (cảm giác, tri giác), đó là những bước thay đổi mới trong quá trình tư duy và
tưởng tượng. Hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐcó vai trò quan trọng
đối với sự nhận thức của trẻ.
Để nhận được các vai chơi đòi hỏi trẻ phải quan sát và mô tả đối tượng có trình tự
và tỉ mỉ hơn
Ví dụ: trẻ quan sát thấy bác sĩ mặc áo blu trắng, tai đeo ống nghe và các thao tác
khám bệnh của bác sĩ.
Với các đồ vật chơi, ban đầu trẻ cầm nắm đồ vật lên tay, xoay trở mọi phía, ngắm
nhìn, sờ mó cẩn thận và chú ý đến những đặc điểm nổi bật nhất của nó. Dần dần
trong trò chơi để thay thế các đồ vật thật, trẻ không cần cầm đồ vật lên tay nữa mà
chỉ cần tri giác thôi cũng có thể mô tả khá đầy đủ thuộc tính của đối tượng. Từ đó
trẻ nhận thấy các sự vật có đặc điểm tương đối giống với vật thật trẻ muốn thay thế.
Ví dụ trẻ quan sát thấy chiếc gậy dài nhỏ tương đối giống với hình dáng của thanh
kiếm.
Từ việc nhận biết, nắm vững những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng.
Thông qua TCĐVTCĐ, trẻ kết hợp với những hành động thực tiễn. Hai thành phần
này tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau tạo thành hành động nhận cảm của trẻ. Hành
động đó ngày càng có tổ chức, có hiệu quả, đủ để tạo ra một hình tượng tương đối
đầy đủ về đối tượng.
Như vậy, sự hoàn thiện hành động nhận cảm của trẻ là sự biến đổi hành động định
hướng bên ngoài thành các hành động tri giác. Nói cách khác, hành động nhận cảm
của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo được hình thành dựa trên cơ chế chuyển vào trong,
thông qua trò chơi của trẻ - TCĐVTCĐ.
 Đối với sự phát triển tư duy : đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước
ngoặt rất cơ bản: đó là sự chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên
trong. Thực chất đó là việc chuyển những hành động định hướng bên ngoài
thành những hành động định hướng bên trong, theo cơ chế nhập tâm dựa vào
những hình ảnh của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Cũng có nghĩa
chuyển từ kiểu tư duy trực quan hành động sang kiểu tư duy hình tượng.
Việc chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng
là nhờ trẻ tích cực hoạt động với các đồ vật. Quan trọng hơn đó là việc nảy
sinh hoạt động vui chơi với TCĐVTCĐ là chủ đạo. Loại trò chơi này giúp
trẻ hình thành chức năng kí hiệu tượng trưng của ý thức. Chức năng này
được thể hiện ở khả năng dùng một vật này thay thế cho vật khác và hành
động thay thế như là hành động với vật thật.
Ví dụ trẻ lấy cái chổi làm ngựa và hành động với ngựa thật.
 Đối với sự phát triển của trí tưởng tượng: trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
được hình thành chủ yếu qua TCĐVTCĐ. Trong khi chơi, trẻ hoạt động sôi
nổi, chơi hết mình và chủ động như chính cuộc sống của mình vậy. Trí tưởng
tượng được nảy sinh bắt đầu khi đứa trẻ biết dùng vật thay thế trong trò chơi
với một loạt hoạt động mang tính chất kí hiệu tượng trưng. Việc thay thế đồ
vật này bằng đồ vật khác trong trò chơi dẫn đến chỗ làm nảy sinh khả năng
bổ sung, thay thế các sự vật hiện tượng, tình huống, các sự kiện thực bằng
việc xây dựng lên những biểu tượng mới từ những biểu tượng đã tích lũy
được - tức là nảy sinh trí tưởng tượng
Ví dụ: cái gối được trẻ tưởng tượng thành em bé, dãy ghế được tưởng tượng thành
đoàn tàu...
Các vai chơi càng phong phú bao nhiêu thì sức tìm tòi, trí tưởng tượng của trẻ cũng
phong phú bấy nhiêu. Bằng trí tưởng tượng trong khi chơi, trẻ có thể làm được mọi
việc và có thể làm bất cứ việc gì mình muốn. Trẻ có thể làm bác sĩ, làm cô giáo,
chú bộ đội, bệnh nhân...thậm chí trẻ có thể tượng tượng mình là siêu nhân bay
trong vũ trụ.
 Phát triển hệ thống động cơ
Trong suốt thời kỳ mẫu giáo, ở trẻ diễn ra những biến đổi căn bản trong hành vi;
chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi mang tính chất xã hội hay hành vi mang
tính chất nhân cách. Đó là quá trình nảy sinh động cơ ở trẻ.
Trước hết đó là những động cơ gắn liền với ý thích muốn được như người lớn.
Nguyện vọng này biến thành động cơ, dẫn trẻ tới việc sắm vai trong những trò chơi
ĐVTCĐ.
Trong khi chơi TCĐVTCĐ, trẻ ham muốn, thích thú thực sự không phải là do kết
quả trò chơi mang lại mà chính nằm ngay trong quá trình chơi. Những động cơ gắn
liền với quá trình chơi có tác động khá mạnh mẽ thúc đẩy hành vi của trẻ. Nó làm
cho toàn bộ hành vi của trẻ mang một sắc thái riêng, nét độc đáo riêng của tuổi mẫu
giáo.
Trẻ tham gia vào TCĐVTCĐ vì động cơ nhằm làm cho người lớn vui và yêu mến
bắt đầu xuất hiện, thúc đẩy hành động tích cực ở trẻ. Đồng thời, TCĐVTCĐ giúp
trẻ hình thành những động cơ vì xã hội, muốn làm một cái gì đó cho người khác,
mang lại lợi ích cho người khác.
Ví dụ: trẻ nhận vai bác sĩ mong muốn chữa bệnh cho người nghèo, như vậy sự xuất
hiện tcđvtcđ giúp trẻ hình thành hệ thống động cơ: có thể kể đến như động cơ muốn
tự khẳng định mình, động cơ muốn nhận thức, muốn khám phá về thế giới xung
quanh, động cơ thi đua, động cơ xã hội.
TCĐVTCĐ còn giúp trẻ hình thành quan hệ phụ thuộc theo thứ bậc của các động
cơ, hay còn gọi là hệ thống thứ bậc các động cơ. Đây là một cấu tạo tâm lý mới
trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo.
Các động cơ được sắp xếp theo ý nghĩa quan trọng của mỗi động cơ đó đối với bản
thân đứa trẻ. Những động cơ này thường không tồn tại song song. Ở đó mỗi trẻ lại
có một động cơ nào đó được đưa len hàng đầu, chiếm vị trí ưu thế.
Ví dụ: có trẻ thích nhận vai bác sĩ vì bản thân công việc làm bé thích(được mặc áo
blu trắng, đeo ống khám bệnh, khám bệnh...), có bé thì thích được làm bệnh nhân.
Hệ thống động cơ của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục của người lớn và
ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc.
 Phát triển cái “tôi” ở trẻ
Từ 3 tuổi biểu hiện về cái tôi của trẻ đã hình thành. Trong suốt tuổi mẫu giáo, cái
tôi phát triển mạnh và dần trở thành ý thức về bản thân. TCĐVTCĐ giữ vai trò tích
cực trong quá trình hình thành và sự tự ý thức của trẻ mẫu giáo.

You might also like