You are on page 1of 10

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC PHẦN

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

1. Hoạt động trải nghiệm là gì? Phân loại học tập trải nghiệm. Đặc điểm
của hoạt động trải nghiệm.
Theo từ điển tiếng Việt trải nghiệm là điều con người đã từng kinh
qua thực tế, từng biết, từng chịu.
* Hoạt động trải nghiệm trong dạy học là cách tổ chức dạy học nhằm tạo
điều kiện cho học sinh chủ động khám phá và lĩnh hội nội dung giáo dục (chứa đựng
trong chương trình học bộ môn) thông qua sự tham gia trực tiếp các hoạt động và/hoặc
trải qua quá trình nội quan (tưởng tượng, cảm giác và tư duy…)

Gyosei, Học thông qua làm là hoạt động trải nghiệm . Nói tóm gọn là
học tập trải nghiệm chỉ việc học bằng cách sử dụng thân thể và có được các trải
nghiệm từ đó.
Học tập trải nghiệm được phân làm bốn loại sau:
Thứ nhất là trải nghiệm trực tiếp. Đây là học tập đúng như tên gọi sử dụng
tất cả các giác quan để học. Việc nghe, nhìn sẽ dễ quên nhưng việc học sử dụng
các giác quan như khứu giác, xúc giác, vị giác sẽ làm cho học sinh ghi nhớ lâu.
Thứ hai, là trải nghiệm giả tưởng. (Ví dụ như trải nghiệm ngồi xe lăn, trải
nghiệm chăm sóc trẻ em. Thêm nữa còn có trò chơi đóng vai, diễn kịch khi học
sinh đứng trên lập trường của nhân vật. Nó có tác dụng thúc đẩy sự phê phán giá trị
và tham gia xã hội. )
Thứ ba là trải nghiệm mô phỏng. (Simulation là một ví dụ tiêu biểu)
Thứ tư là trải nghiệm gián tiếp thông qua các thiết bị nghe nghìn.
Mức độ quan trọng của các trải nghiệm này được xếp theo đúng thứ tự như
trên (Gyosei, 2000)
Đặc điểm: Trải nghiệm luôn chứa đựng hai yếu tố không thể tách rời đó là: hành
động và xúc cảm mà thiếu đi một trong hai yếu tố này thì không thể mang lại hiệu
quả cho hoạt động trải nghiệm.
Trải nghiệm tạo cơ hội cho HS được khám phá, thử nghiệm bản thân trong
thực tế từ đó hiểu mình hơn, tự phát hiện những khả năng của bản thân.
Trải nghiệm tạo môi trường tương tác, giao tiếp với người khác, với tập thể,
với cộng đồng, với các sự vật, hiện tượng… trong cuộc sống.
Trong quá trình trải nghiệm con người thực sự là một chủ thể tích cực, chủ
động sáng tạo, trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và các quan hệ tương
tác một cách tự giác.
2. Hoạt động trải nghiệm trong CTGDPT 2018. Đặc thù của hoạt động
trải nghiệm trong dạy học lịch sử.
Lịch sử là bộ môn chủ yếu đề cập đến các câu chuyện, sự kiện, vấn đề đã
xảy ra trong quá khứ. Do vậy, trải nghiệm trong dạy học Lịch sử không thể là trải
nghiệm trực tiếp mà là những trải nghiệm trong nội tâm (đồng cảm), sự tham gia
trực tiếp (tham quan di tích, bảo tàng, nhập vai - đóng giả, xem phim tư liệu, gặp
gỡ chứng nhân …) chỉ là phương tiện để tạo nên những rung cảm tinh tế và sâu sắc
hơn của con người hôm nay với quá khứ.
Cảm xúc là chủ quan và thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào quan điểm
triết học, vùng văn hóa, độ phong phú của sự hiểu biết … nên không thể có cảm
xúc mang tính thống nhất cho mọi học sinh. Giáo viên phải chú ý điều này để phát
triển toàn diện học sinh trong sự tôn trọng tự do, cảm xúc chân thật của từng cá thể
học sinh - cá thể người.

3. Trình bày bày chu trình học tập thông qua trải nghiệm? Vai trò của
GV trong HĐTN? Vai trò của HS trong HĐTN?
Chu trình học tập qua trải nghiệm của D. Kolb: Kolb gọi chu trình là học từ
trải nghiệm bởi ông cho rằng kinh nghiệm là nguồn gốc của việc học tập và phát
triển. Theo ông, các bước của học tập trải nghiệm bao gồm:
- Kinh nghiệm cụ thể (cảm nhận): học từ kinh nghiệm cụ thể, chi tiết từng
bước và thường liên quan đến kinh nghiệm của người đi trước. Nhạy cảm với cảm
nhận của người khác.
- Quan sát phản chiếu (nhìn): Quan sát trước khi đưa ra một phán quyết bằng
cách xem xét sự vật hiện tượng từ những quan điểm khác nhau. Tìm kiếm ý nghĩa
của sự vật.
- Khái niệm hóa (tư duy): phân tích logic những ý tưởng và hành động trên
sự hiểu biết về tình huống.
- Thử nghiệm tích cực (làm): Khả năng hoàn thành nhiệm vụ bằng cách thu
hút mọi người cùng hành động. Bước này bao gồm cả việc biết chấp nhận rủi ro.
*Vai trò của giáo viên
Giáo viên có vai trò chủ đạo trong tổ chức để học sinh thực hiện nhằm đáp
ứng mục tiêu giáo dục. J. Dewey lưu ý: Khi giáo viên lập kế hoạch cho những trải
nghiệm học tập thì cần cân nhắc đến những hứng thú và nền tảng vốn có của mỗi
trẻ em cũng như của nhóm cộng đồng mà các em thuộc về (Mooney, C. G., 2016,
tr.39).
*Vai trò của học sinh
Học sinh là đối tượng hướng đến, là nhân tố tham gia chính, nổi bật, đồng
thời, trong một số trường hợp, tùy thuộc vào mức độ tổ chức trải nghiệm của giáo
viên, cũng là chủ thể tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Có sự phối hợp, hỗ trợ của các lực lượng giáo dục và xã hội khác như Ban
Giám hiệu, Phụ huynh, Ban Quản lý di tích, đền đài, chùa …

4. Tại sao nói hành động và xúc cảm là hai yếu tố cơ bản cần được chú
trọng trong hoạt động trải nghiệm? Làm thế nào để phát huy vai trò
chủ thể của HS trong hoạt động trải nghiệm?
Vì nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố thì hoạt động trải nghiệm không còn giá trị.
Học sinh cần được hướng dẫn phương pháp học tập để có thể đặt và trả lời
các câu hỏi, đề xuất các ý tưởng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ học tập và suy
ngẫm về những điều được trải nghiệm.
Trải nghiệm luôn chứa đựng hai yếu tố không thể tách rời đó là: hành động
và xúc cảm mà thiếu đi một trong hai yếu tố này thì không thể mang lại hiệu quả
cho hoạt động trải nghiệm.
Trải nghiệm tạo cơ hội cho HS được khám phá, thử nghiệm bản thân trong
thực tế từ đó hiểu mình hơn, tự phát hiện những khả năng của bản thân.
Trải nghiệm tạo môi trường tương tác, giao tiếp với người khác, với tập thể,
với cộng đồng, với các sự vật, hiện tượng… trong cuộc sống.
Trong quá trình trải nghiệm con người thực sự là một chủ thể tích cực, chủ
động sáng tạo, trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và các quan hệ tương
tác một cách tự giác.
*Làm sao để phát huy vai trò của học sinh
Học sinh là đối tượng hướng đến, là nhân tố tham gia chính, nổi bật, đồng
thời, trong một số trường hợp, tùy thuộc vào mức độ tổ chức trải nghiệm của giáo
viên, cũng là chủ thể tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Có sự phối hợp, hỗ trợ của các lực lượng giáo dục và xã hội khác như Ban
Giám hiệu, Phụ huynh, Ban Quản lý di tích, đền đài, chùa.

5. Các ý tưởng về học tập thông qua trải nghiệm đã xuất hiện và trải qua
quá trình phát triển như thế nào? Và tại sao lại cần thiết trong HĐ Dạy
học/ với HS?
Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ XX, những ý niệm vừa nêu mới được từng bước
xuất hiện và hệ thống hóa để trở thành các tư tưởng về học tập thông qua trải
nghiệm.
J. Dewey đã đặt nền móng cho các ý tưởng về hoạt động trải nghiệm trong
giáo dục và ý nghĩa của các hình thức dạy học này đối với sự phát triển nhận thức
của người học. Các ý tưởng ban đầu này tiếp tục phát triển theo hướng ngày càng
chi tiết, cụ thể.
David Kolb chú ý đến động lực bên ngoài và sự hồi lãm (hay phản tư) của
người học;
Bourassa, Serre, Ross nêu rõ hai vai trò của trải nghiệm: nguồn gốc tri thức
và môi trường kiểm chứng tri thức;
Vygotsky - Glassman mở rộng quan niệm của David Kolb về giá trị của hoạt
động trải nghiệm từ quan hệ giữa cá nhân với môi trường sang quan hệ giữa cá
nhân với tập thể, với các cá nhân khác và với môi trường học và môi trường sống
và bắt đầu đề cập đến yếu tố huy động cảm xúc của người học thay vì chỉ là hành
động như các tác giả trước.
Khía cạnh cảm xúc tiếp tục được Chickering, đặc biệt là Hiệp hội giáo dục
trải nghiệm của Canada nhấn mạnh. Đến thời điểm này, sau quá trình phát triển
gần một thế kỷ, chúng tôi cho rằng, nội dung hoạt động trải nghiệm mới được các
nhà giáo dục xác định đầy đủ, gồm hai khía cạnh chính: tham gia trực tiếp và trải
nghiệm cảm xúc.
6. Vai trò, vị trí của HĐTN trong CTGDPT môn Lịch sử. Yêu cầu, thời
lượng dành và định hướng hình thức tổ chức HĐTN trong CT LS
THPT .
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt
động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12; ở cấp tiểu học được
gọi là Hoạt động trải nghiệm, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phố thông
được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Yêu cầu:
HĐTN phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của học sinh
trong các mối quan hệ với bản thân, xã hội, môi trường tự nhiên và nghề
nghiệp;
Được triển khai qua bốn mạch nội dung hoạt động chính:
* Hoạt động hướng vào bản thân
* Hoạt động hướng đến xã hội
* Hoạt động hướng đến tự nhiên
* Hoạt động hướng nghiệp
HĐ học tập, HĐTN được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường
thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí
nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm
trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Thời gian, thời lượng hoạt động trải nghiệm: 35 tiết/năm.
7. Cho biết nội dung các chuyên đề hoạt động trải nghiệm thực tế trong
Chương trình giáo dục Phổ thông môn Lịch sử. Ý nghĩa của việc dạy
học Lịch sử thông qua hoạt động trải nghiệm.
Lớp 10: Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt
Nam
Lớp 11: Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam
Lớp 12: Chuyên đề 12.1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
*Ý nghĩa
- Đối với yêu cầu phát triển năng lực trong Chương trình giáo dục
Phổ thông môn Lịch sử năm 2018:
+ Dạy học thông qua hình thức trải nghiệm tạo ra không gian hoạt động, từ đó,
người học tự nhận thức được bản thân.
+ Dạy học thông qua hình thức trải nghiệm tạo ra không gian tiếp xúc và tương
tác trong cộng đồng xã hội.
+ Dạy học thông qua hình thức trải nghiệm tạo ra không gian áp dụng và ý thức
về sự áp dụng kiến thức - kỹ năng để giải quyết vấn đề của cuộc sống.
-Đối với nhận thức lịch sử và phát triển nhân cách của người học
+ Chúng tôi cho rằng học tập môn Lịch sử qua hình thức trải nghiệm sẽ góp
phần giải quyết câu hỏi về sự liên quan giữa thế hệ hôm nay với câu chuyện quá
khứ, về số phận con người và thế hệ đồng trang lứa trong quá khứ đã đối mặt
với thách thức của thời đại. Bằng cách khơi dậy sự đồng cảm, được tiếp xúc và
hóa thân, việc học tập trải nghiệm sẽ đánh thức tính nhân bản và những phẩm
chất tốt đẹp trong con người, làm phong phú trí tưởng tượng và làm rộng rãi
tâm hồn - điều thế hệ trẻ hiện nay đang rất cần. Bởi Lịch sử không phải là
những con số khô khan, vô vị mà là hơi thở của quá khứ phập phồng trong cuộc
sống xung quanh, âm thầm nương náu: “Từ bóng cây, ngôi mộ bên đường; Từ
mái tranh, bến đình trong làng; Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống” (lời Trường
ca Hòn Vọng Phu của Nhạc sĩ Lê Thương) để thế hệ hôm nay cảm nhận sâu sắc
về cuộc sống hiện tại, sống có trách nhiệm vì họ ý thức rằng họ dấu gạch nối
của thế hệ tiền nhân và thế hệ mai sau, là diện mạo của đất nước, dân tộc.
8. Trình bày các yêu cầu đối với việc thiết kế và tổ chức học tập thông qua
trải nghiệm.
Thứ nhất, các nội dung, hình thức tổ chức được lựa chọn phải thuộc
phạm vi của chương trình học bộ môn, chịu sự chi phối của mục tiêu giáo dục.
Thứ hai, các hoạt động trải nghiệm phải tạo điều kiện cho học sinh có
điều kiện tham gia trực tiếp.
Thứ ba, hoạt động trải nghiệm phải tạo điều kiện cho học sinh chủ động
thực hiện nhiệm vụ học tập, tương tác xã hội và khám phá khả năng, nội tâm
của chính mình.
Thứ tư, giáo viên và học sinh được trao quyền tự chủ và được tôn trọng.
Thứ năm, khi thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên chú ý
khai thác các ưu thế của địa phương về cơ sở sản xuất, di tích, cở sở tôn giáo,
bảo tàng, đặc trưng lịch sử, địa lý … chú ý đến điều kiện vật chất của cơ sở giáo
dục, khả năng phối hợp của các lực lượng giáo dục và lực lượng xã hội, đồng
thời có thể kết hợp với nội dung trong chương trình học của các bộ khác
9. Yêu cầu đối với việc lựa chọn loại hình dạy học, hình thức tổ chức và
phương pháp dạy học khi tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Lựa chọn loại hình dạy học:
Hai loại hình dạy học phù hợp khi thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử qua
hình thức trải nghiệm là: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm và Dạy học hợp
tác
+ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm được sử dụng nhằm thể hiện rõ vai trò
độc lập, tự chủ, tự nghiên cứu để giải quyết vấn đề của HS nhằm tiếp thu tri
thức; còn vai trò của GV là hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá thành quả học tập của
HS.
+ Dạy học hợp tác được sử dụng với những tác dụng tích cực đối với HS,
giúp HS phát triển, xây dựng tính cách, khả năng, bồi dưỡng tốt các mối quan
hệ.
Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm: CLB, trò chơi, diễn
đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại,…
Tuy nhiên, các hình thức tổ chức phù hợp của học tập trải nghiệm trong lịch
sử là tham quan bảo tàng, di tích; gặp gỡ chứng nhân lịch sử; tham gia vào các
hoạt động tưởng niệm,… Các hình thức này chỉ ưu tiên áp dụng vào phạm vi
môn Lịch sử, đặc biệt là chú trọng đến xúc cảm của HS. Đối với các hình thức
tổ chức còn lại vẫn có thể sử dụng với nội dung phù hợp hoặc liên kết với
những môn học khác, với quy mô lớn hơn.
Lựa chọn phương pháp dạy học
Những phương pháp dạy học phải tương ứng với loại hình dạy học và hình
thức tổ chức, được xác định là các phương pháp thuộc chiến lược tiếp cận trực
tiếp và chiến lược tiếp cận độc lập.
10.Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử ở
trường THPT.
1. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
2. THAM QUAN, DÃ NGOẠI
3. SÂN KHẤU HÓA
4. TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN
5. CÂU LẠC BỘ
6. TỔ CHỨC SỰ KIỆN
11. Trình bày cách tổ chức tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử và cho ví
dụ minh họa.
3 giai đoạn: Chuẩn bị - Thực hiện - Đánh giá
Bước 1: Trang bị kiến thức và cách tổ chức trò chơi
Bước 2: Lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích giáo dục, nhu cầu, điều kiện
tổ chức
Bước 3: Thiết kế trò chơi: số lượng người chơi, phương tiện, địa điểm…
Bước 4: Phổ biến nội dung, Thực hiện chơi (đảm bảo nguyên tắc an toàn, vui)
Bước 5. Tổng kết hoạt động, nhận xét đánh giá
12. Trình bày cách tổ chức tham quan, dã ngoại trong dạy học lịch sử và
cho ví dụ minh họa.
+ Cách tổ chức:
• Bước 1: Lập kế hoạch trải nghiệm (lựa chọn địa điểm, thời gian tổ chức
HĐTN)
• Bước 2: Thiết kế kế hoạch HĐTN
• Bước 3: Tổ chức HĐTN
• Bước 4: Tổng kết, đánh giá HĐTN và giao nhiệm vụ về nhà.
13. Trình bày cách tổ chức sân khấu hóa trong dạy học lịch sử và cho ví dụ
minh họa.
Bước 1. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kịch bản và phân công nhiệm vụ
Bước 2. Tập luyện diễn xuất theo kịch bản, hoàn thiện công tác chuẩn bị
Bước 3. Thực hiện vở diễn theo kịch bản
Bước 4. Tương tác với khán giả
Bước 5. Tổng kết
14.Trình bày cách tổ chức tổ chức diễn đàn trong dạy học lịch sử và cho ví
dụ minh họa.
Để tổ chức diễn đàn trong dạy học lịch sử hiệu quả, cần thực hiện theo các
bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của diễn đàn**
Bước 2: Lựa chọn chủ đề, nội dung của diễn đàn**
Bước 3: Lựa chọn hình thức tổ chức diễn đàn
Bước 4: Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bước 5: Tiến hành tổ chức diễn đàn
Bước 6. Tổng kết, đánh giá diễn đàn
15.Trình bày cách tổ chức tổ chức câu lạc bộ trong dạy học lịch sử và cho
ví dụ minh họa.
Để hình thành CLB đầu tiên là phải có sự chỉ đạo và ủng hộ của BGH nhà
trường. Đặc biệt phải có sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh
Bước 1: Công tác tuyên truyền, kêu gọi sự ủng hộ và sự tham gia của các em
học sinh
Bước 2: Công tác tổ chức
Tổ chức và bổ nhiệm các thành viên lãnh đạo CLB dựa vào năng khiếu, kĩ
năng, sở trường của từng cá nhân học sinh phải có ban cố vấn, ban chủ nhiệm
và bên cạnh đó còn có các tiểu ban như: TB biên tập nội dung, TB truyền thông,
TB diễn xuất,…
Bước 3: Tổ chức ra mắt CLB và công khai hoạt động
Ví dụ: CLB học thuật, CLB thể dục thể thao, CLB văn hóa nghệ thuật,…
16. Trình bày cách tổ chức tổ chức sự kiện trong dạy học lịch sử và cho ví
dụ minh họa.
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của sự kiện
Bước 2: Lựa chọn chủ đề, nội dung của sự kiện
Bước 3: Lựa chọn hình thức tổ chức sự kiện
Bước 4: Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bước 5: Tiến hành tổ chức sự kiện
Bước 6: Tổng kết, đánh giá sự kiện
17. Trình bày các bước thiết kế hoạt động trải nghiệm trong môn lịch sử.
Theo bạn, bước nào quan trọng nhất trong các bước trên.
1. Lựa chọn và đặt tên chủ đề hoạt động trải nghiệm.
2. Xác định mục tiêu.
3. Xác định các nội dung chính của chủ đề, từ đó, xác định các hoạt động
trải nghiệm (Quan trọng nhất).
4. Lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm và phương pháp
phù hợp cho từng nội dung của chủ đề.
5. Xác định các phương tiện và tài liệu hỗ trợ Lập kế hoạch triển khai chi
tiết, gồm sự chuẩn bị của giáo viên và kế hoạch tổ chức các hoạt động.
6. Lựa chọn công cụ và thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh.
18.Hãy phác thảo kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho 1 nội dung
chủ đề/bài học nội khóa lịch sử (bao gồm: nội dung, địa điểm, sản
phẩm)
19.Hãy phác thảo kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho 1 nội dung
chủ đề/bài học ngoại khóa khóa lịch sử (bao gồm: nội dung, địa điểm,
sản phẩm)
20. Các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá có vai
trò như thế nào trong quá trình thiết kế hoạt động trải nghiệm?
Các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá đóng
vai trò nền tảng chi phối việc thiết kế hoạt động trải nghiệm. Khi thiết kế, người
GV sẽ bắt đầu từ việc xác định mục tiêu, qua nội dung, hình thức và phương pháp
dạy học, cuối cùng là công cụ đánh giá. Bốn yếu tố này tồn tại trong mối quan hệ
tương tác, chi phối nhau, liên kết chặt chẽ, thiếu đi bất kì một yếu tố, hoạt động trải
nghiệm sẽ chưa trọn vẹn và đầy đủ.
Các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá còn có vai
định hướng, xác định cho hoạt động trải nghiệm.
Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm thuộc về một quá trình giáo dục, diễn ra hoạt động
giáo dục được thiết kế. Để nhìn nhận vai trò của bốn 4 yếu này, nhà giáo dục Hoa
Kỳ là Ralph W. Tyler đã đặt ra 4 câu hỏi:
1. Nhà trường phải tìm kiếm để đạt được những mục đích giáo dục gì?
(Chính là mục tiêu)
2. Những trải nghiệm giáo dục nào có thể được cung cấp nhằm đạt được
những mục đích đó? (Chính là nội dung)
3. Những trải nghiệm giáo dục này có thể tổ chức như thế nào để đạt hiệu quả?
(Chính là hình thức và phương pháp)
4. Chúng ta có thể xác định như thế nào để biết các mục đích này đã đạt được?
(Chính là đánh giá)

You might also like