You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ


“GIAO TIẾP SƯ PHẠM”
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Họ và tên: LƯƠNG CHÁNH TÒNG


Ngày/tháng/năm sinh: 03/08/1979
Nơi sinh: Hà Nội
Đơn vị công tác: Đại học Công nghệ Sài Gòn
Số điện thoại: 0912.875.291
Địa chỉ email: luongchanhtong@gmail.com

ĐỀ BÀI
Phân tích một kỹ năng giao tiếp sư phạm mà anh/chị thấy cần thiết cho
bản thân. Anh/chị sẽ ứng dụng kỹ năng sư phạm đó trong công việc của anh/chị
như thế nào? Phân tích một ví dụ để làm rõ.

BÀI LÀM
1. Giao tiếp sư phạm và những kỹ năng

1.1 Giao tiếp sư phạm:

Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa người dạy (giáo
viên, giảng viên) và người học (học sinh, sinh viên) diễn ra trong hoạt động sư phạm
nhằm tạo bầu không khí tâm lý thuận lợi cho việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và
hình thành nhân cách người học.Nói cách khác,Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính
chất nghề nghiệp giữa người dạy với người học nhằm tạo điều kiện tối ưu cho quan hệ
giữa người dạy với người học để đạt được mục đích giáo dục đặt ra.
Giao tiếp sư phạm là một thành phần của hoạt động sư phạm, là phương thức để
nhà giáo dục thực hiện chức năng của mình. Hoạt động sư phạm diễn ra chủ yếu trong
nhà trường nên giao tiếp sư phạm cũng diễn ra chủ yếu trong nhà trường.

1.2 Những kỹ năng giao tiếp sư phạm:

Kỹ năng giao tiếp sư phạm: Là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành
vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài ḥòa, hợp lý của giáo viên nhằm bảo đảm cho
sự giao tiếp với người học trong hoạt động dạy học và giáo dục đạt hiệu quả cao. Diễn
biến của quá trình giao tiếp gồm nhiều giai đọan khác nhau, trong những điều kiện
thay đổi, do đó kỹ năng giao tiếp là một tổ hợp nhiều kỹ năng.

* Kỹ năng giao tiếp sư phạm thể hiện ở các khả năng:

-Nhận thức nhanh chóng những biểu hiện của học sinh và bản thân.

-Sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

-Điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục.

* Kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thành từ các con đường

-Từ những thói quen ứng xử được xây dựng từ gia đình, quan hệ xă hội.

-Do vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân qua tiếp xúc với mọi người.

-Do rèn luyện trong môi trường sư phạm.

1.3. Các kỹ năng định hướng giao tiếp:

* Biểu hiện ở khả năng dựa vào biểu lộ bên ngoài của học sinh mà phán đoán
được một cách chính xác những trạng thi tm lý bn trong của học sinh, phn đoán được
mối quan hệ giữa học sinh với nhà giáo... Kỹ năng định hướng giao tiếp thể hiện trong
suốt quá trình giao tiếp, vì vậy, gio vin cần:

+ Định hướng trước khi giao tiếp: Đó là sự thu thập thông tin về đối tượng từ
trước khi gặp gỡ để xây dựng, phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng, nhờ đó giáo
viên dự đoán trước những phản ứng có thể có của học sinh và chủ động các phương án
ứng xử…
+ Định hướng trong quá trình giao tiếp: Thực chất l huy động vốn kinh nghiệm,
quan sát, tư duy… để nhận thức, điều chỉnh, khẳng định thái độ cho phù hợp với nội
dung, diễn biến của quá trình giao tiếp. Kỹ năng định hướng giao tiếp quyết định thái
độ và hành vi của gio vin khi tiếp xc với học sinh.

1.4 Các kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bề ngoài của học sinh

Gip gio vin xy dựng “mơ hình nhn cch học sinh” một cch đúng đắn, chính xác.
Các dấu hiệu bên ngoài có thể được khái quát thành 2 nhóm dấu hiệu:

-Nhĩm dấu hiệu bn ngồi nhận biết bằng nhận thức cảm tính: chiều cao, dng vẻ

-Nhĩm dấu hiệu bn trong mang tính chất tổng qut: tính cch, tình cảm, đạo đức...
Sự nhận biết các dấu hiệu bên ngoài mang tính chất tổng quát, ít nhiều có sự tham gia
của tư duy, các nhà tâm lý học gọi chung l lý trí – trực gic. Bản chất của nĩ l: sau khi
phối hợp gic quan tham gia nhận thức điều gì… thì người ta sẽ biết ngay là nên xử sự
như thế nào?

1.5 Kỹ năng định vị: thể hiện ở các khả năng

-Biết xác định vị trí trong giao tiếp.

-Biết đặt ḿình vào vị trí của đối tượng, đồng cảm với đối tượng giao tiếp.

-Biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình.

-Biết xác định đúng thời gian và không gian giao tiếp.

-Biết chọn thời điểm mở đầu, ngừng, tiếp tục và kết thúc giao tiếp.

1.6 Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp sư phạm:

- Có khả năng làm chủ nhận thức, thái độ v hnh vi, phản ứng của mình.

- Đọc được những vận động trên nét mặt,cử chỉ, điệu bộ...của đối tượng. Nói
cách khác, giáo viên phải có kỹ năng quan sát bằng mắt.

- Biết nghe v lắng nghe.

- Biết xử lý thơng tin.

- Biết điều chỉnh, điều khiển, cĩ nghĩa l: cĩ hnh vi ứng xử phù hợp; linh hoạt, với
đối tượng ở các hoàn cảnh v nội dung giao tiếp khc nhau.
1.7 Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp, bao gồm:

-Kỹ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Hành vi, cử chỉ, điệu bộ

-Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ (nói và viết).

2. Ứng dụng kỹ năng giao tiếp sư phạm trong công việc:

Bảo tàng, với tư cách là một thiết chế văn hóa và giáo dục, không thể chỉ đơn
thuần cung cấp cho xã hội những bài “thuyết minh” như hơn bốn mươi năm về trước
mà phải có sự thay đổi trong nhận thức và hành động nhằm đảm bảo chức năng giáo
dục, mang lại lợi ích cho cộng đồng và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Người làm công tác giáo dục tại Bảo tàng phải biết sử dụng kỹ năng
Định hướng trước khi giao tiếp: Đó là sự thu thập thông tin về đối tượng khách tham
quan của mình từ trước khi gặp gỡ để xây dựng, phác thảo chân dung , tâm lý của công
chúng khi đến với Bảo tàng, để có thể xây dựng ra các chương trình giáo dục phù hợp
trên cơ sở chương trình học của học sinh/ trình độ /cấp độ của các đối tượng công
chúng đến với bảo tàng.

Hiện nay trong giai đoạn toàn cầu hóa, công chúng không còn hoàn toàn “thụ
động” nữa. Họ muốn được trải nghiệm, được giao tiếp, được đối thoại… Nhu cầu đó
đòi hỏi người làm làm công tác giáo dục ở bảo tàng phải đổi mới phương pháp tiếp
cận, phải năng động hơn, tìm tòi và tổ chức nhiều hoạt động hơn để thu hút họ. Với xu
hướng nhận thức mới, khái niệm “tuyên truyền” dần được thay thế bằng khái niệm
“giáo dục”, tức là thay đổi phương pháp tiếp cận để bảo tàng có thể có nhiều hoạt động
mang tính giáo dục đa dạng và chất lượng cao hơn nhằm thu hút khách đến với mình
và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Các nhân viên bảo tàng phải có kỹ năng định vị , đặt mình vào đối tượng
khách, công chúng để tìm hiểu họ quan tâm gì, muốn trải nghiệm gì khi đến với Bảo
tàng. Kể từ khi bảo tàng được coi là dành cho công chúng từ giữa thế kỷ 19, đến khi
những nhà giáo dục bảo tàng được tham gia tích cực hơn vào quá trình tổ chức trưng
bày từ những năm 80 của thế kỷ 20 là cả một chặng đường dài cho thấy vai trò giáo
dục trong bảo tàng ngày càng được coi trọng. Người ta không chỉ quan tâm đến việc
bảo tàng “dạy” gì cho công chúng, mà quan trọng hơn là “công chúng học bằng cách
trải nghiệm như thế nào”. Ở đây, công chúng là người học “chủ động” chứ không còn
là người nghe “thụ động” nữa. Công chúng được tiếp cận nhiều chiều để tự rút ra
những kết luận, những bài học, những kiến thức mới cho mình chứ không phải chỉ một
chiều. Các trưng bày ở bảo tàng cố gắng không đưa ra những kết luận áp đặt mà
thường gợi mở. Đó là sự khác nhau rất cơ bản giữa phong cách giáo dục cũ và phong
cách giáo dục mới trong bảo tàng.

Giờ đây vai trò giáo dục của bảo tàng được hiểu rộng rãi hơn, bao gồm trưng
bày, sắp đặt, sự kiện và học tập. Vì vậy, công việc của những người làm công tác giáo
dục bảo tàng cũng tăng lên theo bao gồm cả việc phát triển trưng bày, tiến hành nghiên
cứu khách tham quan, tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục.

Từ nhận thức mang tính khái quát trên về vai trò giáo dục của bảo tàng cho thấy
tính giáo dục không chỉ thuộc về những người làm công tác giáo dục. Để tạo được môi
trường tốt cho du khách học tập, các trưng bày của bảo tàng phải hấp dẫn và có tính
giáo dục, thông tin về cuộc trưng bày phải được chuyển tới du khách trước khi họ đến
bảo tàng để họ có sự chuẩn bị trước về những điều họ sẽ được học, bảo tàng phải tạo
cho du khách sự thuận tiện và thoải mái khi họ đi thăm bảo tàng, và các bài viết trưng
bày phải ngắn gọn, dễ hiểu và khuyến khích người đọc… Như vậy, công tác giáo dục
của bảo tàng không chỉ đảm nhiệm việc “tuyên truyền”, mà còn phải tổ chức các hoạt
động tương tác dành cho công chúng, cho học sinh và cho trẻ em đi theo gia đình.

Trong khi cách học và cách dạy ở nhà trường đang có sự thay đổi rõ rệt cho
thấy việc học tập ngày càng chủ động hơn của học sinh thì mô hình chỉ “tuyên truyền”
một chiều ở bảo tàng dường như không còn phù hợp nữa. Học sinh ngày nay đã bắt
đầu trở nên “đòi hỏi” hơn và muốn “đối thoại” nhiều hơn. Các em đến thăm bảo tàng
không chỉ để nghe một bài được thuyết minh viên chuẩn bị sẵn, đôi khi rất buồn tẻ, mà
các em còn đòi hỏi được trải nghiệm và khám phá. Điều đó đặt những người làm công
tác bảo tàng phải tự đổi mới, tìm tòi, sáng tạo, trên cơ sở phương pháp khuyến khích
sự tương tác và đối thoại, để đưa ra những hoạt động giáo dục bổ ích, lý thú và thiết
thực cho các em.

Bảo tàng có thể kết hợp với nhà trường để tổ chức tốt chuyến tham quan cho
các em. Khác với nhà trường là nơi học tập chính thức, bảo tàng tạo thêm nhiều cơ hội
khác nhau để các em trải nghiệm, khẳng định lại những gì đã học và học thêm những
kiến thức mà nhà trường không cung cấp/ không có. John Dewey (1859-1952), người
được coi là nhà triết gia giáo dục nổi tiếng nhất của Mỹ đã từng nhấn mạnh: “Giáo dục
bắt đầu bằng trải nghiệm”. Bảo tàng có thể thu hút các em bằng nhiều hình thức giáo
dục đa dạng qua các buổi thuyết trình liên quan đến chủ đề trưng bày, các buổi chiếu
phim, các buổi trình diễn, các lớp tập làm thủ công, hoạt động của Phòng Khám phá…
Ngoài ra, chúng ta còn có thể mang bảo tàng đến với các em, đến với cộng đồng (mô
hình bảo tàng lưu động, “bảo tàng vali”, nói chuyện chuyên đề…). Một công cụ hữu
hiệu và mạnh mẽ nữa mà các bảo tàng trên thế giới hiện đang phát triển là trang web
giáo dục, ở đó công chúng từ xa có thể tìm thấy đầy đủ thông tin về các hiện vật và nội
dung trưng bày. Các giáo viên có thể tìm thông tin trước rồi chuẩn bị cho học sinh
trước khi đi tham quan. Như vậy, nhà trường và bảo tàng kết hợp lại sẽ cung cấp cho
các em những kiến thức phong phú, đa dạng và bổ ích.

Tóm lại: tập hợp về những kỹ năng giao tiếp sư phạm thật sự bổ ích cho những
người làm công tác tuyên truyền giáo dục tại Bảo tàng. Kết hợp và xử lý nhuần nhuyễn
các kỹ năng sẽ làm tốt hơn công tác tuyên truyền giáo dục đề thật sự “Bảo tàng vì con
người và phục vụ con người’!

You might also like