You are on page 1of 4

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo

dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho
học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh
nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau
để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn
đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển
hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát
huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề
nghiệp tương lai.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo
dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12; ở cấp tiểu học được gọi là Hoạt
động trải nghiệm, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được gọi là
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của học
sinh trong các mối quan hệ với bản thân, xã hội, môi trường tự nhiên và nghề
nghiệp; được triển khai qua bốn mạch nội dung hoạt động chính: Hoạt động hướng
vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt
động hướng nghiệp.
Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được
phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định
hướng nghề nghiệp.
– Giai đoạn giáo dục cơ bản
Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám
phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn
bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số
nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình
thức phù hợp với lứa tuổi.
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung
hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng
nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để
phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo
dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua
các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở
trường, hứng thú liên quan đến nghềnghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành
nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp
tương lai
Trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn được hiểu nôm na là vận dụng những đơn vị
kiến thức trong môn ngữ văn vào thực tế, sau đó để học sinh tự trải nghiệm, rút ra
kiến thức, kinh nghiệm. Từ đó, học sinh được kích thích tính chủ động, sáng tạo
tiếp cận kiến thức và tăng niềm yêu thích với môn học.
Các hoạt động trải nghiệm môn ngữ văn này rất đa dạng: đóng kịch, thi phản biện,
tham quan di tích lịch sử, địa danh gắn với tác phẩm văn học, tổ chức cuộc thi vẽ,
làm sản phẩm mô hình,… Hoạt động đó có thể triển khai cho học sinh từ tiểu học
đến THPT. Mỗi cấp học có những hoạt động sáng tạo khác nhau phù hợp với
chương trình học, tâm lý học sinh.
1. Trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn thông qua câu lạc bộ ngữ văn
Đây là hình thức khá thú vị và được nhiều học sinh yêu thích vì các bạn sẽ được
sinh hoạt cùng bạn bè chung sở thích. Ở CLB, học sinh cùng nhau trao đổi, chia sẻ
tìm hiểu về một số thể loại văn học, nghệ thuật. Các bạn được khuyến khích sáng
tác các tác phẩm văn học như thơ, truyện ngắn để cùng nhau trao đổi trong câu lạc
bộ hoặc gửi dự thi, đăng báo.

Nhờ các hoạt động này, học sinh hiểu sâu thêm về ngữ văn và một số thể loại thơ,
văn xuôi cụ thể. Các em cũng có dịp thỏa sức sáng tạo văn học, thể hiện góc nhìn
qua tác phẩm của mình. Sinh hoạt CLB cũng khiến các bạn có không gian giao lưu,
gặp gỡ bạn bè, vui vẻ và lành mạnh.

2. Trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn dưới hình thức hội thảo, diễn đàn
Các hội thảo, diễn đàn văn học thường được tổ chức ở cấp THCS, THPT khi học
sinh đã có kiến thức nhất định về môn văn. Chủ đề hội thảo, diễn đàn được lựa
chọn trước. Các bạn học sinh có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu dựa trên chủ đề đó.

Tại hội thảo, học sinh trao đổi, thảo luận xoay quanh chủ đề với tư cách cá nhân
hoặc nhóm. Các tác phẩm, nhân vật văn học qua góc nhìn của mỗi cá nhân lại có
nét khác biệt hoặc giá trị riêng. Sự khác nhau giữa các quan điểm tạo nên tranh luận
sôi nổi giữa các thành viên trong lớp. Các em cũng có thể sáng tạo, đưa thêm kịch
hoặc bài hát chuyển thể từ tác phẩm văn học vào phần thảo luận.
Qua hoạt động học trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn này, học sinh có cơ hội hiểu
sâu về nhân vật, tác phẩm do có quá trình tự nghiên cứu, tìm tòi và chia sẻ quan
điểm của mình. Việc trao đổi trong hội thảo giúp học sinh tăng khả năng thuyết
trình, đàm phán, kỹ năng giao tiếp. Các em cũng mở rộng quan hệ bạn bè hơn qua
hoạt động có tính tập thể này.
3. Học trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn dưới hình thức sân khấu hóa
Sân khấu hóa là hình thức chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch, chèo hay một
loại hình nghệ thuật trình diễn nào đó. Trong đó, học sinh đóng vai các nhân vật, kể
lại tác phẩm bằng thoại, diễn xuất.

Trong hoạt động sân khấu hóa, giáo viên đưa ra một hoặc một vài tác phẩm văn
học để học sinh lựa chọn chuyển thể. Các bạn tự lên kịch bản, chuẩn bị đạo cụ,
chuyển lời tác phẩm sang lời thoại nhân vật. Từng học sinh hoặc nhóm các bạn sẽ
luyện tập với nhau trước khi chính thức biểu diễn.

Trong giờ học, thay vì đọc chép tác phẩm, các học sinh đóng vai nhân vật kể lại nội
dung chi tiết. Qua đó, mỗi em tự xây dựng tính cách, ngoại hình, thể hiện nội tâm
nhân vật. Giáo viên đóng vai trò nhận xét buổi trình diễn, đúc rút lại nội dung và
giá trị văn học tác phẩm.

Hình thức này giúp học sinh tích cực tham gia vào giờ học văn hơn. Các em chủ
động chuẩn bị kiến thức, tìm hiểu bài học. Được hóa thân vào các nhân vật văn học
cũng giúp học sinh hào hứng hơn, hiểu nhân vật và tác phẩm chi tiết hơn. Các em
trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi thường xuyên trình diễn trước tập thể lớp.

4. Trải nghiệm môn ngữ văn dưới hình thức tham quan, dã ngoại
Đây là hình thức học trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn đưa học sinh đi tham quan
các địa điểm có liên quan đến tác phẩm văn học. Trải nghiệm tham quan, dã ngoại
này giúp học sinh khắc sâu kiến thức lại thay đổi môi trường học mới mẻ hơn.

Chẳng hạn, khi dạy các đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9 và 10)
nhà trường có thể đưa học sinh thăm Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Khi
học đến sự tích thành Cổ Loa (Ngữ văn 8), học sinh có thể được thăm di tích thành
để mở rộng kiến thức.
Tại hoạt động tham quan, dã ngoại, học sinh được thăm thú di tích và được giới
thiệu các thông tin lịch sử, văn hóa về địa danh này. Các em sẽ mở mang vốn kiến
thức nền về địa lý, lịch sử gắn với danh lam thắng cảnh và bối cảnh ra đời tác phẩm
văn học.

Như vậy, không chỉ có thêm kiến thức liên quan tới tác phẩm, học sinh còn có thêm
nhiều hiểu biết khác. Hoạt động này cũng giúp các em có giờ phút thư giãn vui vẻ,
gắn kết với tập thể bạn bè.

5. Trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn thông qua hội nhập
Trải nghiệm hội nhập là các hoạt động giao lưu, khám phá văn hóa nước ngoài gắn
liền với các tác phẩm văn học.

Tham gia trải nghiệm này, học sinh có thể được đi thăm các Trung tâm Văn hóa
Mỹ, Pháp, Viện Goethe, Phân viện Puskin ở Hà Nội, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc,
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam,…

Đến đây, ngoài việc trải nghiệm nói ngoại ngữ với người bản xứ, học sinh sẽ được
gặp gỡ các chuyên gia văn hóa và giáo dục để giao lưu, chia sẻ, tìm hiểu kiến thức
qua văn học bản xứ. Qua đó, các em sẽ có thêm kiến thức về văn hóa, văn học nước
ngoài, hiểu sâu về cuộc sống, con người được thể hiện qua văn chương.

Việc học trải nghiện sáng tạo môn ngữ văn này cũng giúp học sinh tự tin, nâng cao
kỹ năng giao tiếp thông qua việc giao lưu, gặp gỡ nhiều người, chia sẻ quan điểm
của mình trong các buổi thảo luận.

You might also like