You are on page 1of 4

NHÓM 4

1/ Phan Thị Hòa


2/ Trần Thị Như Quỳnh
3/ Vương Sĩ Đức
4/ Vương Ngọc Yến
5/ Nguyễn Thanh Thảo

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH THCS
TRƯỜNG …. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
LỚP … Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày… tháng … năm 202..

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH
Chủ đề: SÁCH - NGƯỜI BẠN CỦA CHÚNG TA
Thời gian thực hiện: Trong năm học
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong nhà trường, hướng tới xây dựng một xã
hội học tập, một nét đẹp trong văn hóa học đường.
- Tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách; xây dựng và
phát triển văn hóa đọc trong học sinh toàn trường.
- Đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong toàn thể CB, GV, NV
và HS toàn trường. Góp phần nâng cao trình độ, chất lượng đào tạo của nhà trường trong
giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập.
- Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để HS có điều kiện giao lưu học tập, góp phần thực
hiện phong trào “Trường học thân thiện – HS tích cực”.
- Tạo ra không gian, không khí trí tuệ và bổ ích từ đó thúc đẩy phong trào đọc sách trong
nhà trường.
II. Chuẩn bị
- BGH nhà trường lên kế hoạch hoạt động chung cho toàn trường.
- GVCN cùng học sinh xây dựng thư viện lớp học, góc đọc sách trong mỗi lớp; hướng dẫn
và theo dõi giờ đọc sách của học sinh.
- NVTV phối hợp với giáo viên tổng phụ trách và đoàn viên chi đoàn xây dựng kệ sách di
động, góc đọc sách trong sân trường.
- NVTV chuẩn bị các loại tài liệu, sách báo để cung cấp cho học sinh và theo dõi tình hình
đọc sách trong nhà trường.
- PHHS hỗ trợ đóng góp sách cho thư viện của lớp học.
- PHHS hỗ trợ tạo cho học sinh một góc học tập, tủ sách gia đình, cùng hs trao đổi về nội
dung ý nghĩa của các câu truyện.
- PHHS chia sẻ với GVCN về hình ảnh đọc sách ở nhà của các con, chia sẻ với GVCN
những cuốn sách hay.
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1 (tháng 10): GVCN, GV giảng dạy, PHHS và học sinh tìm hiểu về lợi ích
của việc đọc sách
1.1 Mục tiêu hoạt động
- Giúp GVCN, PHHS và học sinh hiểu về lợi ích của việc đọc sách: Đọc sách giúp chúng ta
có được cái nhìn khác biệt về thế giới xung quanh. Nhờ vào sách, nhiều học sinh có thể có
được cảm nhận khác biệt hơn về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế, cách nhìn nhận về thế
giới xung quanh mình, qua đó, sống một cách tích cực hơn, có ích hơn và có được khao
khát cống hiến nhiều hơn
- Khơi dậy tinh thần đọc sách.
1.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
a. Nội dung
Đọc sách mang lại nhiều lợi ích cho học sinh:
- Phát triển khả năng đọc nhanh và tư duy nhanh cho học sinh.
- Tiếp nhận những kiến thức mới về thế giới xung quanh.
- Tránh được những nguy cơ về tâm lý tuổi học trò.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề vào tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp.
- Tổ chức sắm vai đóng kịch có nội dung tuyên truyền về vai trò và lợi ích của việc đọc
sách trong cuộc sống.
- Lồng ghép tích hợp trong tiết dạy môn học.
- Xây dựng thư viện xanh trong trường, trang trí khu vực đọc sách bằng các câu danh ngôn,
các câu khẩu hiệu tuyên truyền về việc đọc sách.
- Gửi kế hoạch tổ chức đọc sách đến PHHS qua group zalo, qua website của nhà trường.
- Tuyên truyền đến PHHS trong buổi họp đầu năm.
+ Phân công:
- GVCN: tuyên truyền về lợi ích của việc đọc sách đến PHHS, hỗ trợ và hướng dẫn học
sinh.
- TPT: mời các chuyên gia đến trao đổi với học sinh trong các buổi sinh hoạt, phối hợp với
giáo viên tổ chức các hoạt động.
- Thư viện: phối hợp với giáo viên xây dựng thư viện xanh, tổ chức các tiết đọc sách theo
từng khung giờ cho các lớp.
- Cha mẹ học sinh: phối hợp với GVCN trong việc hướng dẫn học sinh chọn lựa sách phù
hợp và đọc sách đúng cách.
1.3 Đánh giá hoạt động
Công cụ đánh giá kết quả hoạt động: hệ thống câu hỏi, sưu tầm về các loại sách hay.
Đánh giá hoạt động: Thái độ tham gia và câu trả lời của HS.
Hoạt động 2 (tháng 11, 12 , 1, 2): Xây dựng thư viện lớp học, tổ chức các giờ đọc
sách.
2.1 Mục tiêu hoạt động:
- Mỗi lớp đều được trang bị một thư viện lớp học.
- Học sinh tích cực đọc sách, biết trao đổi với các bạn trong lớp về nội dung, ý nghĩa của
sách.
2.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
Nội dung và phương thức tổ chức: Xây dựng thư viện lớp học.
- Gv giới thiệu đến học sinh một số chủ đề sách:
+ Những câu chuyện về Nhân ái, bao dung; Những tấm lòng cao cả.
+ Những câu chuyện về Tôn sư trọng đạo; Gương hiếu học
+ Việt Nam những nét văn hóa thú vị các tộc người;  Việt Nam những điểm đến hấp dẫn
+ Một số mẫu chuyện về giá trị sống: Tình mẹ, Tình cha; Những câu về gương hiếu thảo.
+ Khám phá thế giới kì thú; Những điều thú vị về thế giới động vật.
- PHHS hỗ trợ các con đóng góp sách cho tủ sách của lớp.
- GV và học sinh trang trí kệ sách lớp.
- GV và học sinh lập kế hoạch và giờ đọc sách;
- GV hướng dẫn hs giữ gìn và bảo quản sách.
Nội dung và phương thức tổ chức giờ đọc sách.
- Phát động phong trào: “Mỗi tuần một câu truyện.”
- Trong tiết sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt lớp tổ chức cho học sinh tham gia kể chuyện; sắm
vai nhân vật.
- Tổ chức hoạt động: “Lớn lên cùng sách” cho học sinh thuyết trình về một câu chuyện,
một cuốn sách mà em thích.
- Ở nhà, PHHS cùng phối hợp với hs đọc sách, giúp hs hiểu ý nghĩa câu truyện.
- PHHS chụp hình đọc sách của hs gửi cho GV để tuyên truyền đến các em hs trong lớp.
- Gv khen thưởng cho các học sinh đọc sách hiệu quả.
2.3 Đánh giá hoạt động
- Công cụ đánh giá: Quan sát thái độ của hs tham gia giờ đọc sách tại nhà, tại lớp. Học sinh
tự tin trình bày trước lớp về nội dung, ý nghĩa sách.
- Sơ kết hoạt động: khen thưởng, nêu gương học sinh.
Hoạt động 3 (tháng 3,4,5): Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc
3.1 Mục tiêu hoạt động
- Hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách cho học sinh các khối lớp.
- Thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhà trường.
- Lan tỏa niềm đam mê đọc sách
3.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động
a. Nội dung
- Nêu được cảm nhận, ý nghĩa về một cuốn sách.
- Nêu được các giải pháp để phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
b. Phương thức tổ chức
- Tổ chức cho HS tham gia cuộc thi theo 2 hình thức:
+ Hình thức 1: Vẽ tranh, viết bài cảm nhận về một tác phẩm hoặc cuốn sách mà em thích.
+ Hình thức 2: Gửi clip cảm nhận về một tác phẩm hoặc cuốn sách mà em thích
- Tổ chức cho HS thuyết trình về đề tài “Bản thân em đã làm gì để phát triển văn hóa đọc
trong nhà trường?”
- PHHS hỗ trợ quay các clip học sinh thuyết trình về sách và gửi đến GVCN.
3.3 Đánh giá hoạt động
- Qua sản phẩm vẽ tranh, thiết kế của HS: Hình thức đẹp, màu sắc hài hoà (4 điểm), nội
dung nêu bật được chủ đề (4 điểm), bình chọn của HS khác (2 điểm)
- Qua bài cảm nhận: Chữ viết đẹp, trang trí bắt mắt (2 điểm), nội dung nêu được ý nghĩa
của cuốn sách (4 điểm), sự yêu thích của bản thân đối với cuốn sách ( 4 điểm)
- Qua bài thuyết trình: Giám khảo (Đoàn – Đội, GVCN, GVBM, đại diện PHHS), bình
chọn của HS khác
- Tổng kết hoạt động
Giáo viên lập kế hoạch

You might also like