You are on page 1of 3

BÀI THUYẾT TRÌNH CHO ĐỀ TÀI

VĂN HÓA ĐỌC CỦA HỌC SINH THCS Ở CẨM GIÀNG HIỆN NAY, THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

* Tiệp: Kính thưa Ban giám khảo!

Chúng em xin tự giới thiệu chúng em là: Trần Phương Anh và Lê Minh Tiệp – nhóm khoa học
sáng tạo đến từ trường THCS Tân Trường. Hôm nay chúng em đến đây với mong muốn lan tỏa
“Văn hóa đọc” thông qua dự án  mà nhóm chúng em thực hiện!

*Phương Anh: 

Văn hóa đọc là gì? Văn hóa đọc có thể hiểu là thói quen đọc, khả năng lựa chọn và cách đọc
như thế nào cho phù hợp. Liệu chúng ta đã tạo cho mình thói quen đọc sách, lựa chọn sách và
đọc sách như thế nào cho đúng hay chưa? Đặc biệt đối với học sinh THCS, khi đọc sách trở
thành thói quen “hiếm” để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.

Qua quan sát thực tế tại trường, tại lớp học chúng em thấy việc các bạn lười đọc sách dẫn đến
sự thiếu hụt nhiều về kiến thức, kĩ năng ứng xử, suy nghĩ và hành động không đúng… Vậy
nguyên nhân do đâu lại khiến các bạn học sinh không muốn đọc sách, tìm đến sách như một
người bạn, người thầy. Kính mong thầy cô và các bạn cùng theo dõi qua bài thuyết trình của
chúng em!!
*Tiệp:
Thông qua “những con số biết nói” từ cuộc điều tra với 22.4% các bạn học sinh lên kế hoạch
đọc sách nhưng không dành nhiều thời gian để đọc, 6.4% các bạn đọc từ 3-5 lần 1 tuần. 20%
các bạn đọc sách KHTN và 27% các bạn đọc KHXH. Đó là những hồi chuông cảnh báo về thực
trạng lười đọc sách ở các bạn học sinh THCS. Ngày nay, có thể thấy các bạn phụ thuộc, mải mê
với các thiết bị điện tử, mạng xã hội, dành nhiều thời gian truy cập internet với mục đích ngoài
học tập. Ngoài các cuốn sách phục vụ cho học tập, các bạn thường có xu hướng tìm đến các
cuốn sách có nội dung nhảm nhí, vô bổ như: tiểu thuyết, ngôn tình, truyện tranh,... Thêm vào
đó, một số cuốn sách có nội dung tuổi teen được các bạn chọn đọc nhiều hơn do phù hợp với
tâm sinh lý tuổi mới lớn.
     
* Phương Anh.
Nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng này là dấu hỏi lớn đang được chúng em đặt
ra. Từ góc nhìn đa chiều, nguyên nhân được chia ra gồm chủ quan và khách quan
1.                 Nguyên nhân chủ quan

Do các bạn chưa hiểu rõ mục đích của việc đọc sách. Nhận thức về việc đọc sách còn hời hợt,
chưa sâu sắc, cũng như lợi ích mà việc đọc sách mang lại. Do sự xuất hiện của các phương tiện
truyền thông, mạng internet, mạng xã hội như zalo, facebook, instagram, … khiến các bạn bị
cuốn theo mà quên đi nhiệm vụ học tập cao cả của mình. Khi trên mạng xuất hiện ngày càng
nhiều những kênh phim truyện, chương trình tương tác, sống động tiếp cận thông tin dễ dàng
hơn khiến các bạn thấy việc đọc sách trở nên nhàm chán, cũ kĩ. Chính những điều ấy đã vô hình
chung biến các bạn trở thành những “ con nghiện” mạng xã hội. Điều đó tạo nên trào lưu “ảo”
trong thế giới “thực”. Cuối cùng là do tư duy thụ động, phụ thuộc, lười biếng, không mạnh dạn
bước đi khám phá, tìm tòi con đường tri thức, kĩ năng thực tế được rút ra từ việc đọc sách. 

 2. Nguyên nhân khách quan. 


Đối với nguyên nhân khách quan, chúng em xét trên ba phương diện, góc nhìn đó là gia đình,
nhà trường, xã hội. Trước tiên là từ phía gia đình, chúng em nhận thấy nhiều gia đình chưa có
định hướng, giáo dục con cái về việc đọc sách, phân tích những lợi ích mà đọc sách mang lại
cho con. Điều này vừa tạo thêm cho con một thói quen tốt, hình thành không gian văn hóa đọc
ngay trong chính tổ ấm gia đình. Thứ hai, từ phía nhà trường, hiện nay việc tổ chức các hoạt
động ngoại khóa, sự kiện nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bạn khối THCS về lợi
ích, ý nghĩa mà đọc sách đem lại. Ngoài ra các sân chơi, cuộc thi liên quan đến văn hóa đọc
trong nhà trường chưa được mở rộng, không gian đọc còn hạn hẹp cũng là một trong những
nguyên nhân gây nên việc lười đọc ở các bạn học sinh. Cuối cùng sự tác động ngoài xã hội. Các
nhà xuất bản hiện nay cạnh tranh về lợi nhuận mà không chú ý nhiều đến chất lượng đầu sách
khi được bán ra thị trường, việc kiểm soát sách khi được bán chưa chặt chẽ, vẫn xuất hiện các
cuốn sách giả, sách lỗi, không chất lượng về mặt in ấn cũng như nội dung. Giá sách bán còn cao
cũng khiến cho việc tiếp cận tới nguồn tri thức bị đứt quãng. Đó là những nguyên nhân khách
quan đang ngày càng trở thành bức tường vô hình ngăn cản các bạn học sinh đến với việc đọc
sách.     
* Tiệp:
Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên chúng em thấy việc thiếu “ Văn hóa đọc”
có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tình trạng học sinh thờ ơ đối việc đọc
sách ảnh hưởng lớn đến việc phát triển toàn diện của các bạn học sinh. Lười đọc sách khiến việc
học trở nên khó khăn, tri thức, hiểu biết dần hạn hẹp. Các bạn không chăm đọc sách sẽ không
biết cách đào sâu suy nghĩ, tư duy còn nông cạn. Lâu sẽ dẫn đến sự thiếu hụt năng lực nghiên
cứu, tìm tòi. Bản thân không tự mở ra cho mình nhiều hướng đi mà chỉ đi theo một lối mòn duy
nhất, lối mòn dẫn đến tương lai mờ mịt, u ám. Hơn thế nữa, có thể thấy việc thiếu “ Văn hóa
đọc” khiến tâm hồn non nớt đang ở độ xuân trở nên trơ cứng, vô cảm, không khôn khéo trong
cách ứng xử, ăn nói, thiếu cảm xúc, trái tim không biết rung động. Các bạn ngày càng trở nên
cộc cằn, thô lỗ, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sử, vô lê với người lớn, thầy cô,... 

* Phương anh: Kính thưa Ban giám khảo! Chưa sửa


Chúng em thiết nghĩ nếu mỗi người chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một môi
trường thân thiện, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay những giải pháp giúp lan
tỏa văn hóa đọc đến với mọi người để mọi người hiểu tầm quan trọng của sách, ý
nghĩa của sách. Với niềm tin ấy chúng em hy vọng dự án của chúng em sẽ được mọi
người đón nhận và ủng hộ.
 
GIẢI PHÁP

1. Trước tiên là về phía các bạn học sinh:

- Xây dựng môi trường sống thân thiện cho chính bản thân mình. Ở đó, “sách là bạn, là thầy”
- Đọc sách mỗi ngày, biết quý trọng, giữ gìn và bảo vệ sách.

  - Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc.

   - Tổ chức bàn luận, thảo luận những cuốn sách hay, ý nghĩa có giá trị lớn lao. Từ đó vừa
đọc, vừa rèn luyện mình.
2.                 Về phía gia đình.

-Cha mẹ hãy bồi dưỡng cho tâm hồn con bằng những cuốn sách hay, có nội dung trong sáng,
lành mạnh.

-Xây dựng tủ sách gia đình, tạo thói quen đọc sách trong gia đình. Bố mẹ dành thời gian đọc
sách cùng con. Tạo cho con nhiều sân chơi bổ ích như thi Ai đọc sách nhanh, Hay đóng kịch
hóa thân vào nhân vật trong chuyện, viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện…( Tuyên dương khen
thưởng cho con khi con hoàn thành bằng những cuốn sách hay, ý nghĩa hay đơn giản là cuốn
sách con yêu thích…)
3.                 Về phía nhà trường.

- Tuyên truyền, lan tỏa văn hóa đọc bằng nhiều hình thức trong các lễ chào cờ đầu tuần hay
ngày “ sách việt nam” từ đó có thể hướng dẫn cách đọc sách hay giới thiệu các loại sách…

- Đặt các tủ sách mi ni ở nhiều nơi như trong lớp học, ngoài bảng tin hay tại thư viện thân thiện,
phòng Đoàn Đội, phòng truyền thống…

- Tích hợp văn hóa đọc đối với các môn học, qua các hoạt động giáo dục.

+ Đối với các môn KHTN\

+ Đối với môn KHXH

+ Các loại sách khác


4.                 Về phía xã hội

-Đặt các tủ sách di động tại nhà ga, bến xe buýt, hay trong các nhà văn hóa tại các thôn xóm,
công viên…

-Trong các quán cà phê hay khu vui chơi…

- Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ chất lượng các đầu sách

- Lập ra các trang Wed trên zalo, facebook, blog… tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ về văn hóa
đọc, thành lập các câu lạc bộ giao lưu tọa đàm về sách.

- Tạo ra các nhóm thiện nguyện giúp lan truyền văn hóa đọc đến với nhiều ngưởi.

You might also like