You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA: QUẢN LÍ THÔNG TIN CLC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


TÊN ĐỀ TÀI : NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VHĐCHO HỌC SINH
THPT TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG-NAM ĐỊNH

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Khách quan:
+ Do ngày nay vẫn còn một bộ phận học sinh THPT chưa hoàn toàn quan
tâm đến văn hóa đọc
+ Do sự phát triển của công nghệ 4.0 đặc biệt là sự phát triển của mạng
lưới xã hội khiến học sinh bị xao nhãng
+ Một phần do sự tác động của xã hội, giáo dục trong nhà trường, gia
đình chưa hoàn toàn hiệu quả
- Chủ quan:
+ Bản thân học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc
sách
+ Coi việc đọc sách là lãng phí thời gian thay vào đó học sinh chỉ chú
trọng việc tiếp nhận tri thức bằng hình thức nghe
+ Chưa có ý thức tự giác, thụ động

2. Mục đích nghiên cứu


- Nghiên cứu để thấy được chiều sâu, vai trò, chức năng tiềm ẩn bên trong
của văn hóa đọc
- Nhằm giúp học sinh lấy lại được sự tỉnh táo, tự giác trong việc đọc sách
- Phục vụ tốt cho công việc học tập; hình thành những thói quen, cách ứng
xử, giá trị chuẩn mực đạo đức.
- chỉ ra được tầm quan trọng của VHĐ để mọi người nắm bắt một cách
chân thật nhất
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh THPT
- Khách thể nghiên cứu: học sinh THPT ở tỉnh Nam Định và tỉnh Hải
Dương

4. Giả thuyết nghiên cứu


- Giả định về kết quả: học sinh sẽ trở nên hứng thú, tập trung hơn vào việc
đọc sách
- Vai trò của giả thuyết:
+ Đưa ra những khẳng định, những căn cứ có cơ sở lí luận chặt chẽ
+ Tạo nên những mối liên kết các sự vật, sự việc khi xây dựng giả thuyết
của văn hóa đọc
+ Hình thành lối tư duy logic, suy nghĩ có mục đích khi đặt ra vấn đề
nghiên cứu.
- Cơ sở giả thuyết: nhu cầu, xã hội ngày càng phát triển văn hóa đọc càng
được chú trọng sâu đến lứa tuổi học sinh THPT
- VHĐ có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của HSPTTH?
- VHĐ có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kì thi TNPTTH của HS?
- Có những yếu tố nào tác động tới VHĐ của HSPTTH?
- Giải pháp nào giúp nâng cao nhận thức của HSPTTH về VHĐ?
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng được các khái niệm của đề tài
- Đưa ra những dẫn chứng để chứng minh, cơ sở lí luận của vấn đề
- Xác định rõ đối tượng, mục đích nghiên cứu
- Từ đó có những phương pháp, bài học

6. Phương pháp nghiên cứu


- Sử dụng các nguồn tài liệu có ghi nguồn
- Khảo sát vấn đề thực trạng văn hóa đọc qua những cuộc phỏng vấn nhỏ,
phiếu khảo sát đối với học sinh THPT
- Phân tích tổng hợp những kết quả ( bài kiểm tra, bài tập,....)
- Thống kê các dữ liệu đọc sách của học sinh ở các thư viện nhà trường,
công cộng.

7. Phạm vi nghiên cứu


Học sinh THPT ở 2 tỉnh Nam Định và Hải Dương

II. PHẦN NỘI DUNG


A. Chương 1:Cơ sở lí luận
1.1. Lịch sử nghiên cứu
- Người xưa đề cao vai trò của đọc sách khi cho rằng: “vạn ban giai hạ
phẩm/ Duy hữu độc thư cao” (mọi việc đều thấp kém, duy chỉ có đọc
sách là cao quý)
- Trải qua bao thăng trầm của chiến tranh thì việc đọc sách là trợ thủ đắc
lực giúp dân tộc vượt qua được khó khăn, gian nan của các cuộc chiến
đấu.
- Đặc biệt hơn là chủ tịch Hồ Chí Minh là 1 minh chứng cho văn hóa đọc
của Việt Nam
1.2. Các khái niệm cơ bản
- Văn hóa đọc:
+ Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà
quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã
hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Ứng xử, giá trị và
chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là
chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền Văn
hoá Đọc. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát
triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau
và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với người đọc (thông qua các loại
cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách). Nghĩa là
người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác,
không phân biệt nơi cư trú đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc
giá trị họ mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của
họ.
+ Ở nghĩa hẹp, Văn hoá Đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của
mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành
phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này
cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao
nhau. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân
trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh
của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt
đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.
1.3. Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Nam Định: đa số học sinh học 1 cách thụ động học để lấy thành tích
- Hải Dương( huyện Thanh Hà) : có hệ thống thư viện đầy đủ mang tính
chất tượng trưng nếu có đến thì chủ yếu làm việc riêng không đúng mục
đích đến để đọc sách.
B. Chương 2: Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu
1.1. Thực trạng
- Cả 2 tỉnh đều chưa hình thành được chiến lược phát triển và các kế hoạch
phát triển văn hóa đọc trên diện rộng
- Sự phân bố tài liệu ở khu vực nông thôn và thành thị còn bất cập nhất là
các thư viện vùng nông thôn rộng lớn ( ở các xã, thôn, bản..) mới chỉ phát
triển rất ít và nghèo nàn về nội dung; Công tác xuất bản có xu hướng cho
ra đời các bộ sách dày trên nhiều lĩnh vực, thực chất chỉ nhằm vào những
người đọc có thu nhập cao trong xã hội… ( Số lượng sách, báo và chủng
loại chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đọc của độc giả nhất là độc giả ở
nông thôn)
- Công tác xây dựng giáo dục kỹ năng, thói quen đọc có hệ thống từ bậc
tiểu học lên đến bậc đại học còn hạn chế
- Công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa thường xuyên; hệ thống thư viện
ở cấp huyện và cấp xã còn thiếu đồng bộ
1.2. Giải pháp
- Cần sát sao việc tiếp cận văn hóa đọc đến với học sinh ở các trường trên
địa bàn nông thôn, thành thị
- Tạo không gian, tổ chức tọa đàm sự kiện địa điểm đọc sách
- Hỗ trợ sách nói cho người khiếm khuyết thông qua các hoạt động tình
nguyện
- Với sự phát triển công nghệ 4.0 nên tạo 1 hệ thống sách điện tử có thể
đọc mọi lúc mọi nơi
- Tuyên truyền, phổ biến ở những vùng nhỏ lẻ như xã, phường, thị trấn

You might also like