You are on page 1of 1

Chương 2: Các lí thuyết chính trong nhân học

1. Những góc nhìn khác nhau để giải thích sự khác biệt văn hóa:
- Có những lí thuyết do bản thân các nhà nhân học đề xướng, có những lý thuyết
được vay mượn một phần từ các khoa học khác và cải biến cho phù hợp với tính
chất của nhân học như thuyết tiến hóa, thuyết cấu trúc.
- Điểm chung giữa các lý thuyết đều hướng tới mục tiêu lí giải văn hóa của con
người ở những nơi khác nhau sẽ khác nhau ra sao.
2. Các lí thuyết tiến hóa luận
- Trong nhân học, đây là nhóm trường phái lớn đầu tiên đi sâu vào việc lí giải một
cách có hệ thống tại sao lại có sự khác biệt văn hóa giữa các cộng đồng người trên
thế giới.
+ Khác nhau do nhóm người đó ở các thang bậc khác nhau của tiến trình tiến hóa
và văn minh. Có một số nhóm đã đạt đến trình độ phát triển cao, văn minh, tiến bộ
trong khi một số quốc gia khác đang trong giai đoạn tiến hóa, trong thời kỳ lạc
hậu, kém phát triển.
3. Thuyết tiến hóa (Evolutionism)
- Là lí thuyết đầu tiên thực sự tạo được ảnh hưởng lớn trong cộng đồng các nhà
nghiên cứu.
- Sự hình thành cùa thuyết tiến hóa gắn liền với vai trò của nhiều học giả.
- Là một sự phát triển từ thuyết tiến hóa trong sinh học của Charles Darwin: cho
rằng có thể chia thành nhiều nhóm, thuộc về 1 bậc thang tiến hóa khác nhau theo
chiều từ thấp đến cao.
- Theo đó, thuyết tiến hóa trong nhân học cũng cho rằng xã hội và các nền văn hóa
trên thế giới cũng phát triển theo mô hình duy nhất này: từ mông muội đến văn
minh, từ nguyên thủy đến hiện đại.
- Từ sau khi ra đời đã được các đế quốc thực dân sử dụng rộng rãi như môt công cụ
để biện minh cho các cuộc xâm lược và đô hộ các vùng đất mới ở Châu Á.
4. Thuyết khuyếch tán (Diffusionism)
- Là một biến thể được hình thành trên cở vận dụng thuyết tiến hóa trong nhân học,
được khởi xướng và phát triển chủ yếu bởi các học giả Đức và Áo.
- Gần như giống thuyết tiến hóa nhưng khác ở chỗ thuyết tiến hóa cho rằng sự khác
nhau đó là do tốc độ phát triển trong khi thuyết khuyếch tán cho rằng đó là bẩm
sinh của các nền văn hóa.
- Do thuyết khuyếch tán cho rằng các xã hội ngoại vi không có khả năng tự phát
triển nên con đường duy nhất để phát triển là thông qua sự giúp đỡ của các xã hội
trung tâm.

You might also like