You are on page 1of 3

Hoạt động chủ đạo: Hoạt động với đồ vật

o Các loại hành động với đồ vật: Cầm, nắm, sử dụng các công cụ-đồ vật để tác dộng lên dồ vật
khác.
o
Trẻ mới chỉ học cách sử dụng một số công cụ sơ đẳng nhất định như thìa,cốc, bút nhưng vẫn có ý
nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm lý vì những công cụ đó đã có những đặc điểm chung của mọi
công cụ: cách thức dùng chúng do xã hội qui định và cấu tạo của công cụ do phương thức sử dụng
qui định.
Vd: dùng thìa xúc cơm khác xa dùng tay bốc cơm cho vào miệng.

o Hành động thiết lập các mối tương quan: Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng
vào những mối tương quan nhất định trong không gian.
 Trẻ đã biết tính đến các thuộc tính của đối tượng trong mối tương quan của đồ vật. Chính
kết quả thu được do đó cần phải được sự giúp đỡ của người lớn như làm mẫu, giúp trẻ
thực hiện hành động…
 Sự lĩnh hội những hành động thiết lập mối tương quan của trẻ phụ thuộc vào phương pháp
dạy dỗ của người lớn nhờ đó các chức năng tâm lý: tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy
trực quan hành động phát triển.
=> Ý nghĩa:
• Nhờ có hoạt động này, chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ, trở thành
đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá
 Nắm được chức năng của đồ vật, biết được phương thức và hành động với đồ vật theo kiểu
người
 Quá trình tâm lý của trẻ phát triển, đặc biệt là trí tuệ
• Trẻ nắm được phương thức sử dụng đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày thì đồng nghĩa trẻ cũng lĩnh hội
được các hành vi, quy tắc trong xã hội, một bước phát triển quan trọng trong quá trình học làm người
của trẻ.

o Đi theo tư thế thẳng đứng – Hình thái vận động đặc trưng của con người
• Cuối tuổi hài nhi, trẻ đã bắt đầu đi chập chững, dễ mất thăng bằng.
• Động tác đi ngày càng tiến bộ, trẻ đã làm chủ được thân thể của mình, bước đi của trẻ mạnh
dạn hơn, vận động được thực hiện và không gây căng thẳng nữa.
• Trẻ còn chạy vì chạy dễ lấy thăng bằng hơn đi, do đó người lớn cần tập cho trẻ những động
tác khéo léo, linh hoạt.

 Ý nghĩa:
Đây là bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học và là một bước quan trọng trong
việc xã hội hoá đứa trẻ.
Trẻ được giao tiếp tự do và độc lập với thế giới bên ngoài, phát triển những khả năng định hướng
trong không gian.
Trẻ có thể khám phá thế giới đồ vật phong phú hơn và hành động với đồ vật nhiều hơn, tiếp thu nhiều
kinh nghiệm, nắm những kỹ năng sử dụng đồ vật; trẻ giao tiếp với nhiều người xung quanh giúp phát
triển nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ.
Ngôn ngữ
o Ngôn ngữ của trẻ phát triển theo hai hướng chính: Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn
và hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của đứa trẻ.

o Trong khi hoạt động với đồ vật, trẻ thường gặp những tình huống cụ thể trong đó các đồ vật và
các hành động với đồ vật chưa thể tách rời nhau. Vì vậy trẻ không thể lĩnh hội các từ biểu đạt đồ
vật riêng, hành động riêng mà chỉ có thể lĩnh hội ngôn ngữ biểu đạt cả tình huống trọn vẹn ấy.

Ví dụ: Trẻ chỉ hiểu lời nói “đánh trống” khi thấy một người đang đánh trống.
o Hình thành ngôn ngữ tích cực (nói)
• Hoạt động với đồ vật của trẻ càng phong phú thì giao tiếp với người lớn càng được mở rộng
thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ và kích thích trẻ nói, đây là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ.
• Trẻ luôn đòi hỏi biết tên đồ vật và cố gắng nói để hỏi tên đồ vật đó,
 khi gọi đứng tên đồ vật hiện tượng xung quanh trẻ rất thích thú, vốn từ được mở rộng
và phát âm ngày chính xác hơn .
• Ở tuổi này, trẻ nói còn lệch âm, vốn từ ít, chưa nắm vững ngữ pháp ( hiện tượng nói ngược).
 Đến 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh giúp trẻ phát triển các hình thức ngữ
pháp, trẻ nói được câu phức tạp.

Tư duy
o Tư duy của trẻ ấu nhi là tư duy trực quan hành động, đó là những biểu hiện gắn chặt với hành động
trong những tình huống cụ thể.
VD: Trẻ ở giai đoạn trước mặc nhiên nghe lời người lớn, nhưng trẻ ấu nhi đã biết biểu thị ý muốn
nội tâm của mình. Trẻ không muốn ăn sẽ mím môi, ngậm miệng, quay mặt đi, đẩy thìa ra.

o Hoạt động với đồ vật trong giai đoạn này sẽ giúp phát triển tư duy, trí tuệ, trí nhớ của trẻ.

o Trẻ lưu giữ mọi thứ thông qua hình ảnh của chúng trong não, vì thế nên trẻ có quy tắc về thứ tự, vị
trí không gian và thời gian rất chính xác. Maria Montessori đã gọi là sự nhạy cảm về tính trật tự,
hay “Tính trật tự thần bí”. Thể hiện ở chỗ, khi có sự thay đổi vị trí của đồ vật, trẻ nhanh chóng
nhận ra.

Ví dụ: 4h mẹ đón, 4h30 bố đón… đến đúng khoảng giờ đó trẻ sẽ sinh tâm lý mong ngóng, do đó bố
mẹ nên giữ lời và cần hẹn đúng giờ thay vì nói chung chung (mẹ sẽ đón sớm, chiều nay mẹ đón…)

o Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng về thuộc tính đồ vật:
• Đầu tuổi ấu nhi: Trẻ chỉ nhận biết được một dấu hiệu nào đó của đồ vật
• Cuối tuổi ấu nhi: Tri giác tăng lên rất nhanh, tinh vi và hoạt thiện hơn.
VD: Đầu tuổi ấu nhi trẻ cầm ô tô đồ chơi chỉ nhìn, gặm, sờ bánh xe rồi ném đi để xem sau khi ném thì điều gì
xảy ra. Nhưng cuối tuổi ấu nhi, trẻ đã có thể chơi móc nối các ô tô lại với nhau thành đoàn tàu, xếp ô tô nhỏ
lên ô tô lớn để chở đi vì hiểu được ý nghĩa di chuyển của ô tô.
Sự hình thành nhân cách
o Sự hình thành thế giới nội tâm:
 Không còn thụ động làm theo người lớn
 Bắt đầu biết suy nghĩ, ghi nhớ: Trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của trẻ, giúp thế
giới nội tâm của trẻ được hình thành.
VD: Trẻ học thuộc bài hát, bài thơ rất dài rất nhanh, thậm chí nhanh hơn người lớn

 Hình thành một cấu tạo tâm lý bên trong có tác dụng chi phối hành vi. Tuy nhiên những hành vi
của trẻ chưa có tính xác định như người lớn, do đó trẻ bắt chước các hành động của người lớn làm.
Cuối tuổi ấu nhi, trẻ hình thành hành động có mục đích bằng lời nói, thể hiện ý muốn chủ quan của
bản thân rõ ràng hơn.
 Hình thành những hình thái cảm xúc rõ ràng: Vui vẻ hớn hở hay buồn bã. Do đó để dạy trẻ về các
hành vi tốt, bố mẹ nên khen khích lệ trẻ khi trẻ làm được nó. Đồng thời, khi trẻ nỗ lực để chuyển
hoá bản thân, sửa sai thì bố mẹ cũng nên khen trẻ để lần sau trẻ không tái phạm.

o Sự xuất hiện tự ý thức: Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách: Xuất hiện lúc trẻ lên 3.
 Trẻ tự ý thức được mình là một con người độc lập:
 Trẻ biết tên mình, xưng hô “tớ, con, mình, cháu” ở ngôi thứ nhất
 Biết được về sự sở hữu: Mắt của con, mắt của mẹ…
 Trẻ thích khẳng định bản thân làm được và không muốn nhờ người lớn làm giúp.
 Trẻ tự đánh giá được việc làm của mình là đúng hay sai, được làm hay không được làm.

You might also like