You are on page 1of 3

Tóm tắ t

1. Sự phát triển giai đoạn 1


a. Tri giác
- Trong thời kỳ sơ sinh, não bộ của trẻ có sự phát triển sơ
khai nên các hoạt động chủ yếu là các phản xạ tự nhiên
và theo bản năng.
- Ở giai đoạn này trẻ chủ yếu phát triển các quá trình cảm
giác và vận động.
b. Tư duy
- Dạng tư duy cơ bản của trẻ ở lứa tuổi này là tư duy trực
quan hành động, loại tư duy được thể hiện qua các hành
động định hường bên ngoài và chỉ diễn ra trong quá trình
hoạt động trực tiếp với đồ vật.
2. Sự phát triển giai đoạn 2
a. Tri giác
- Các hoạt động tri giác có chủ định bắt đầu phát triển như
quan sát, tìm tòi
- Bắt đầu hình thành nhiều loại biểu tượng phức tạp hơn
như khối lượng (nặng-nhẹ); về kích cỡ (to-nhỏ, lớn-bé); về
các chuẩn mực xã hội (ngoan-hư, tốt-xấu)
b. Trí nhớ
- Giai đoạn tuổi mẫu giáo trí nhớ là quá trình phát triển
mạnh mẽ nhất, giúp trẻ lưu giữ khối lượng khổng lồ các
hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu,…
- Trí nhớ của trẻ giai đoạn mẫu giáo phần lớn là dạng trí
nhớ không chủ định, trẻ không đặt mục tiêu phải ghi nhớ
c. Tư duy
- Ở trẻ xuất hiện khả năng sử dụng từ ngữ, đồ vật hay hành
động để diễn tả hay biểu thị sự vật hiện, tượng khác
- Lứa tuổi mẫu giáo trẻ còn có sự phát triển tư duy về chất:
chuyển từ tư duy hành động sang tư duy trực quan hình
tượng
d. Tưởng tượng
- Biểu hiện quan trọng giai đoạn 3-6 tuổi là sự nở rộ của trò
chơi tưởng tượng
3. Sự phát triển giai đoạn 3
a. Tri giác
- Cuối mẫu giáo và đầu tiểu học trẻ em đã hình thành và
phát triển một dạng tri giác mới có chất lượng cao đó là
quan sát.
b. chú ý
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ phát triển trong quá
trình học
c. tư duy
- Tư duy của trẻ tiểu học mang tính đột biến, nhảy vọt:
chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác
- Trong quá trình nhận thức của trẻ từ 8-11 tuổi thì sự
phát triển tư duy mạnh mẽ nhất

d. Trí nhớ
- Trí nhớ có chủ định dần phát triển. Tuy nhiên trẻ vẫn
thường nhớ không chủ định những gì trẻ thấy thú vị và
sinh động.
4. Sự phát triển giai đoạn 4
a. Tri giác
- Ở độ tuổi thiếu niên tri giác có chủ định dần thay thế tri
giác không chủ định, các loại tri giác thời gian, không gian,
tri giác con người phát triển mạnh.
b. Tư duy
- Sự phát triển tư duy của thiếu niên đặc trưng nhất là
chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng.
c. Trí nhớ
- Các em biết tìm ra phương pháp ghi nhớ có hiệu quả và
biết phát huy các vai trò của tư duy trong các quá trình ghi
nhớ.

You might also like