You are on page 1of 16

ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA

HỌC SINH TIỂU HỌC

MÔN: TÂM LÍ HỌC LỨA


TUỔI
GV: LÊ THỊ ĐỖ QUYÊN
Nhóm 6
Thu Hà
Trâm Khanh
Oanh Muội
Kim Ngân
Quỳnh Như
Hồng Thắm
Cẩm Tú
Khánh Vy
Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11. Từ đứa trẻ mẫu giáo
trở thành học sinh phổ thông với bao điều mới mẻ cần khám
phá , trẻ có nhiều thay đổi về tâm lý và nhận thức .

Sự phát triển các quá trình nhận thức ở học sinh tiểu học có
những bước tiến mới so với lứa tuổi mẫu giáo . Yêu cầu của bậc
học phổ thông đòi hỏi ở trẻ có những khả năng nhất định của
quá trình nhận thức .
Có 6 đặc điểm nhận thức
của học sinh tiểu học
A. Nhận thức cảm tính
B. Nhận thức lý tính
1. Sự phát triển tri giác
1 Sự phát triển ghi nhớ

2 Sự phát triển tư duy

3 Khả năng tưởng tượng

4 Sự phát triển về chú ý

5 Khả năng ngôn ngữ


A.Nhận thức cảm tính
Sự phát triển tri giác
- Đối với quá trình tri giác , ngay từ khi trẻ bắt đầu vào
trường tiểu học , khả năng tri giác của trẻ cũng đã khá
phát triển.
- Trẻ có khả năng định hướng tốt đối với các hình dáng
và màu sắc khác nhau . Song sự tri giác ấy chỉ dừng
lại ở mức nhận biết và gọi tên hình dạng và màu sắc.
- Trẻ chưa biết phân tích một cách có hệ thống bản thân
những thuộc tính và những phẩm chất của các đối
tượng được tri giác. Sau quá trình học tập ở trường
phổ thông , khả năng phân tích và phân biệt các đối
tượng đã được trị giác được phát triển mạnh mẽ và
hình thành một dạng hoạt động mới là quan sát.
- Tri giác của HSTH phát triển trong quá trình học tập. Sự phát triển
này diễn ra theo hướng ngày càng có mục đích và phương hướng rõ ràng
nên chính xác hơn, đầy đủ hơn, phân hoá rõ ràng hơn và chọn lọc hơn.

Trong sự phát triển của tri giác ở HSTH, vai trò của giáo viên là rất lớn.
Họ không chỉ là người dạy trẻ kĩ năng nhìn mà còn hướng dẫn các em
xem xét; không chỉ dạy trẻ nghe mà còn dạy trẻ biết lắng nghe; không chỉ
cho trẻ nhận biết hay gọi tên đối tượng mà còn dạy trẻ biết phát hiện ra
những thuộc tính bản chất của đối tượng.
-Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi cần được quan
tâm nhiều nhất. Bởi trí nhớ của trẻ trong B. Nhận thức lý tính
giai đoạn này cũng chưa hoàn thiện. Trong
khi trí nhớ lại là khả năng vô cùng quan Sự phát triển ghi nhớ
trọng với bất kì đứa trẻ nào.Do hoạt động
của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh
lứa tuổi này chiếm ưu thế(vỏ bán cầu đại
não dễ tiếp nhận những tín hiệu hình ảnh,
màu sắc, đồ vật cụ thể), nên trí nhớ trực
quan – hình tượng được phát triển hơn trí
nhớ từ ngữ – logic. Các em nhớ và giữ gìn
chính xác những sự vật, hình ảnh, hiện
tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những
định nghĩa, những lời giải thích dài dòng.
-Trẻ tiểu học thường ghi nhớ máy móc từng câu
từng chữ. Tuy nhiên nếu được hướng dẫn trẻ em sẽ
biết cách ghi nhớ tài liệu một cách hợp lý.Việc ghi
nhớ các tài liệu trực quan hiệu quả hơn, nên việc
ghi nhớ các tài liệu trừu tượng vẫn còn phải dựa
trên tài liệu trực quan mới vững chắc.
SỰ PHÁT Tư duy logic là một hoạt động của não bộ nên cũng là một cách kích thích não

TRIỂN TƯ DUY bộ phát triển chứ không phải đứng yên một chỗ. Theo thời gian, não bộ của trẻ
trở nên phát triển và hoàn thiện hơn. Tư duy của HS tiểu học là tư duy hình
tượng trực quan, tư duy cụ thể

Sự phát triển tư duy của học sinh tiểu học cũng trải qua hai giai đoạn cơ bản .
Giai đoạn đầu , tư duy của học sinh tiểu học cũng rất giống với tư duy của trẻ
mẫu giáo, trẻ chỉ có khả năng tư duy khi có các đối tượng tác động trực tiếp với
trẻ. Giai đoạn thứ hai của sự phát triển tư duy của trẻ được thể hiện khi trẻ bước
vào học lớp ba, trẻ bắt đầu có khả năng khái quát và tổng hợp cao hơn trên cơ
sở những biểu tượng đã hình thành trước đó
Khả năng tưởng tượng
Sự phát triển khả năng tưởng tượng ở trẻ được
diễn ra theo hai giai đoạn chủ yếu .
Giai đoạn đầu những hình ảnh được tái tạo lại
bằng những chi tiết nghèo nàn chỉ những đặc
trưng gần giống với đối tượng . Trẻ thường chỉ
có khả năng miêu tả một cách rõ nét khi trẻ
được tri giác bằng những hình ảnh cụ thể như
tranh vẽ hoặc những câu truyện cụ thể.
Giai đoạn thứ hai , khi trẻ học lớp hai hoặc lớp
ba thì khả năng tưởng tượng ở trẻ được tăng
lên rõ rệt . Nó được thể hiện ở những dấu hiệu
và những thuộc tính trong các hình ảnh tăng
lên đáng kể . Trẻ có khả năng tái tạo những
hình ảnh mà không cần có sự cụ thể hoá đặc
biệt , nhờ vào trí nhớ hoặc những sơ đồ.
.
Tưởng tượng của hs tiểu học so với trẻ em ở mẫu
giáo phát triển rất phong phú, tuy nhiên tưởng
tượng của các em còn tản mạn ít có tỏ chức, xa rời
thực tế.
Tưởng tượng của các em hs nhỏ là tính trực quan
cụ thể, đối với các em lớp 3,4 tính trực quan cụ
thể đã giảm đi, vì tưởng tượng của các em đã dựa
vào ngôn ngữ.
Tưởng tượng sáng tạo của học sinh tiểu học biểu
hiện khá rõ rệt khi các em vẽ tranh và kể chuyện,
nhưng tưởng tượng của các em còn nghèo nàn,
hành động không nhất quán, xa sự thật.
Sự phát triển
Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và
chiếm ưu thế ở HSTH. Tất cả những gì mới mẻ, bất
ngờ, rực rỡ khác thường đều dễ dàng cuốn hút sự
về chú ý
chú ý của các em mà không cần bất kì một sự nỗ lực
nào của ý chí.

Mặc dù, ở HSTH, chú ý chủ định còn yếu, nhưng Ở đầu tiểu học, khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế
khả năng phát triển của nó ở các em trong quá trình
học tập là rất cao. Đặc biệt sự chú ý có chủ định
và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài
được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Đến cuối
tập mang tính chất xã hội và sự phát triển của ý thức tiểu học, trẻ đã bắt đầu có thể tổ chức, chủ động
trách nhiệm đối với kết quả học tập.
điều chỉnh sự chú ý của mình như học thuộc một
bài thơ, thực hiện một phép toán, hay nhớ công
thức… Trẻ cũng ước lượng được một khoảng thời
gian cần thiết để làm một công việc nào đó..
Khả năng ngôn ngữ
Hầu hết học sinh tiểu học đều có ngôn ngữ nói thành thạo.
Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết . Đến lớp 5 thì ngôn
ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp , chính tả
và ngữ âm .
Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc , tự học , tự nhận
thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh
thông tin khác nhau .
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lý tính của trẻ , nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác , tri giác , tư duy ,
tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua
ngôn ngữ nói và viết của trẻ .
Mặt khác , thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được
sự phát triển trí tuệ của trẻ.
.

Để phát triển ngôn ngữ cho hs tiểu học:


- Chuẩn xác trong phát âm, làm giàu vốn từ cho trẻ
- Rèn luyện ngôn ngữ nói, viết cho trẻ từ lớp 1
- Uốn nắn kịp thời những sai sót trong ngôn ngữ của học
sinh đặc biệt là những thói quen nói ngọng, nói lắp, nói
trống không,…
Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc
cảm tính. Cùng với quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình
cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày
càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của
các mối quan hệ trong cuộc sống của các em.
Để trẻ phát triển tốt hơn, chúng ta đừng để quá trình
nhận thức của trẻ phải diễn ra trong sự mò mẫm, bản
năng. Hãy dựa vào những hiểu biết của bạn về đặc
điểm nhận thức của học sinh tiểu học để hỗ trợ và
định hướng cho trẻ một cách đơn giản, đúng đắn, giúp
trẻ phát triển nhận thức hoàn hảo nhất ở lứa tuổi này.
Thank you
for listening!
DO YOU HAVE ANY
QUESTIONS FOR ME?

You might also like