You are on page 1of 26

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

Bài 1. ĐỘ TUỔI SƠ SINH (0-2 THÁNG)


Hoạt động chủ đạo: Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với mẹ.
Gắn bó: Giai đoạn tìm kiếm.
I. Học thuyết.
- Phân tâm học – Freud: Giai đoạn môi miệng (0-1 tuổi).
- Thuyết phát sinh nhận thức và trí tuệ – Piaget: Giai đoạn cảm giác – vận động
(0-2 tuổi)
II. Mức độ thức.
- Thức tích cực  Kêu khóc  Thức yên  Ngủ nông  Ngủ sâu  Ngủ nửa
giấc.
- Ngủ từ 18-22 tiếng mỗi ngày.
III. Phản xạ.
1. Phản xạ tự vệ (sống còn):
- Hô hấp (thường xuyên).
- Tìm vú mẹ: Chạm nhẹ vào má thì há miệng để bú (mất khi 3-4 tháng).
- Bú mút: Mút ngón tay và là hoạt động có ý thức ở vài tháng đầu.
- Đồng tử mắt: Nheo lại khi gặp ánh sáng hoặc bụi và mở to trong bóng tối
hoặc vừa thức dậy (thường xuyên).
- Nháy mắt: Phản ứng với những chuyển động rất nhanh (ổn định).
2. Phản xạ định hướng:
- Giật mình (Moro):
+ Âm thanh lớn  tưởng bị rơi tự do  cựa quậy tay chân, thở dốc và
khóc quấy.
+ Trở lại bình thường với tư thế trong bụng mẹ (mất khi 4 tháng).
- Nắm tay: Đặt ngón tay vào lòng bàn tay trẻ  trẻ nắm chặt ngón tay (mất
khi 5 tháng).
- Gập ngón chân: Chạm vào lòng bàn chân trẻ  trẻ gập ngón chân (mất khi
9 tháng).
- Babinski: Chạm năm đầu ngón chân  ngón cái xòe ra và các ngón khác gập
lại (mất khi 6 tháng).
- Bước đi: Giữ trẻ đứng thẳng và nghiêng về phía trước  trẻ tì chân vào mặt
sàn và chuyển động tập đi (mất khi 2-3 tháng).
- Bơi: Bụng chạm nước  thực hiện động tác bơi (mất khi 6 tháng).
- Ngóc cổ: Đặt trẻ nằm ngửa quay mặt sang trái  duỗi tay chân trái và gập
khuỷu tay chân phải (mất khi 4 tháng).
IV. Cảm giác và cảm xúc.
- Có tình trạng bất phân khi cảm nhận sự vật.
- Chưa có tri giác  cần luyện tập.
- Ban đầu, nội tâm lan tràn không ổn định.
Ví dụ: Lúc khóc lúc cười.
- Ngoại cảm phân định khá rõ ràng.
Ví dụ: Âm thanh lớn  giật mình co người.
- Sớm nhận ra mặt người hơn đồ vật, đặc biệt là khuôn mặt và giọng nói của
người mẹ.
 Thính giác và thị giác phát triển hơn cảm giác vận động chân tay.
Kết luận:
- Mọi cảm giác chưa phân định rõ ràng.
- Cảm nhận thế giới qua cảm giác và vận động  ngày càng có tổ chức.
- Cảm giác sờ mó xuất hiện nhưng không phân biệt được bản thân và người
khác.
V. Sự gắn bó mẹ – con.
- Cảm giác da thịt sớm xuất hiện ở trẻ là nhờ tiếp xúc với mẹ.
 Gắn bó mẹ con là nhu cầu đặc biệt quan trọng.
- Biểu hiện: Dụi mặt vào ngực mẹ, bú mút và cần ôm ấp, vỗ về.
- Bốn kiểu gắn bó mẹ con.
- Lợi ích:
+ Nền tảng cho các mối quan hệ khác.
+ Tạo cảm giác an toàn.
+ Hình thành phản ứng vận động xúc cảm đặc biệt đối với người lớn, gọi là
phức cảm hớn hở.
VI. Nhu cầu tiếp nhận thế giới bên ngoài.
- Chưa thể có những hình ảnh tâm lý dù sơ đẳng nhất để liên hệ với hiện thực
xung quanh. Ngay cả thức – ngủ cũng không có ranh giới rõ ràng.
- Cảm giác đói khát  bú mút và nuốt lặp lại dần quen thuộc.
 Nhận ra sự tồn tại những thứ khác ngoài mình.
- Đối tượng vật thể đầu tiên mà trẻ nhận ra là thân thể người mẹ.
 Thiết lập mối quan hệ với bên ngoài để tồn tại và phát triển.
- Trẻ phân biệt được âm thanh và mùi vị khác nhau.
 Thị giác và thính giác phát triển nhanh hơn các cử động của thân thể.
- Nhu cầu tiếp nhận thế giới gắn liền với phản xạ định hướng.
 Phản ứng lại với âm thanh và sự chuyển động của sự vật.
- Khả năng hoạt động của não bộ và các kích thích bên ngoài là các yếu tố quan
trọng để phát triển các giác quan.
- Ngược lại, các giác quan luyện tập thu thập tín hiệu từ bên ngoài giúp não bộ
phát triển bình thường.
Bài 2. ĐỘ TUỔI HÀI NHI (2-18 THÁNG)
Hoạt động chủ đạo: Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với mẹ.
Tư duy: Tư duy trực quan hành động.
Gắn bó: Giai đoạn Thiết lập (3-6 tháng) và Giai đoạn Đỉnh cao (6-24 tháng).
I. Thể chất và não bộ.
 Lúc 2,5 tháng:
- Myelin hóa các mạch thần kinh vỏ não, dưới vỏ não và mạch thần kinh sơ
cấp ở vài hệ thống cảm giác.
- Tăng sự kiểm soát của vỏ não lên hoạt động dưới vỏ.
- Tăng số lượng và đa dạng hóa các tế bào não.
- Tăng thời gian tỉnh thức  Giảm ngủ REM trong tổng thời gian ngủ.
- Thay đổi nếp ngủ, NREM có trước.
 Lúc 3 tháng:
- Hệ thần kinh nhanh chóng trưởng thành.
 Kiểm soát vận động đầu và thân nhiều hơn, chính xác hơn.
- Thị giác phát triển gần như hoàn chỉnh.
 Lúc 4-6 tháng:
- Ngón tay và bàn tay phối hợp thành thục.  Phát triển vận động tinh.
- Đến 6 tháng, não đạt 50% trọng lượng não người lớn.
II. Nhận thức.
Trẻ hài nhi nằm trong 5 giai đoạn nhỏ đầu tiên của giai đoạn giác động:
 Giai đoạn 1: Tập phản xạ (0-1 tháng)
Phản xạ mang tính kết hợp. Ví dụ: Bú vú.
 Giai đoạn 2: Tập thích nghi (1-4 tháng)
Phản xạ vòng cấp 1  những phản ứng làm quen với thế giới.
Ví dụ: Mút tay.
 Giai đoạn 3: Tạo sự kiện thú vị (4-8 tháng)
Phản xạ vòng cấp 2  tìm hiểu đồ vật.
Ví dụ: Lắc đồ chơi.
 Giai đoạn 4: Hành vi có chủ tâm (8-12 tháng).
Biết tách phương tiện khỏi mục đích.
Ví dụ: Dẹp vật cản để tiệp cận đồ chơi.
 Giai đoạn 5: Thử nghiệm (12-18 tháng)
Phản xạ vòng cấp 3  phát triển khả năng thử nghiệm.
Ví dụ: Cảm nhận sự khác nhau của đồ vật.
III. Ngôn ngữ.
 Lúc 3 tháng: Xuất hiện các nguyên âm “a, e,…” và hiện tượng thì thầm.
 Lúc 4-5 tháng: Phát ra lời nói không có nghĩa “bi, be…”  thử nghiệm với các
âm phức tạp hơn.
 Lúc 7 tháng:
- Lời nói có ngữ điệu và âm sắc  Diễn đạt sự hài lòng.
- Phân biệt cảm xúc qua lời nói.
- Bắt đầu phản ứng với âm thanh bằng cách tạo ra âm thanh.
- Đáp lại với tên của mình.
 Lúc 8 tháng:
- Tìm kiếm và phản ứng với âm thanh đến từ các vật ngoài tầm mắt.
- Bập bẹ những từ ngữ hoàn chỉnh có cả nguyên âm lẫn phụ âm.
- Bắt chước kiểu trò chuyện luân phiên.
- Có thể sẵn sàng học một vài ngôn ngữ cử chỉ của trẻ sơ sinh.
IV. Tư duy.
- Trực quan hành động: Tư duy gắn với đồ vật cụ thể mà trẻ thấy được.
- Giai đoạn giác động là cơ sở hình thành trí khôn ở trẻ.
- Trẻ chỉ tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua vận động và các cảm giác
(xúc giác và vị giác).
- Lúc 0-2 tuổi, các hoạt động chính là quan sát, chạm và ngậm mút.
- Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn này là “hằng định đối tượng” (Object
permanence) và “suy nghĩ biểu tượng” (Symbolic Thinking).
V. Cảm xúc.
- Lúc 1 tháng: Lo âu. - Lúc 7 tháng: Sợ hãi và giận dữ.
- Lúc 2 tháng: Vui vẻ. - Lúc 12 tháng: Ghen tị.
- Lúc 3 tháng: Biết cười. - Lúc 18 tháng: Cáu kỉnh và cứng đầu.
VI. Học tập.
1. Điều kiện hóa cổ điển – John Watson:
Sự thay đổi trong quá trình phát triển giống như việc đạt được sự liên kết giữa
kích thích và phản xạ (Thí nghiệm Little Albert).
2. Điều kiện hóa thao tác – Skinner:
Học cách lặp lại hoặc ngưng các hành vi vì kết quả mà chúng mang đến (củng
cố hoặc trừng phạt).
3. Thuyết học tập xã hội – Albert Bandura:
- Việc học không phải lúc nào cũng dựa vào sự củng cố hoặc trừng phạt mà
cũng là kết quả của việc quan sát hành vi của người khác.
- Trẻ hài nhi có thể học tập qua quan sát, đặc biệt là năm 2 tuổi.
VII. Nhân cách và xã hội.
1. Phân tâm học – Sigmund Freud:
2. Tâm lý học xã hội – Erik Erikson:
3. Học thuyết gắn bó – John Bowlby:
VIII. Sự phát triển bất thường.

Bài 3. ĐỘ TUỔI ẤU NHI (19-36 THÁNG)


Hoạt động chủ đạo: Hoạt động đồ vật.
Tư duy: Tư duy trực quan hành động.
Gắn bó: Cuối Giai đoạn Đỉnh cao và Giai đoạn Duy trì (2-3 tuổi).
I. Thể chất và hoạt động.
1. Thể chất:
- Trẻ 1 tuổi có trọng lượng gấp 3 lần lúc mới sinh.
- Sau 1 tuổi, cân nặng tăng chậm 1,5-2 kg mỗi năm.
- Trẻ gái nhẹ hơn trẻ trai 1 kg.
- Tốc độ tăng chiều cao chậm hơn so với năm đầu (4-4,5cm/năm).
2. Vận động:
 Vận động thô: Sự phát triển các nhóm cơ lớn. (Ví dụ: Kiểm soát phần đầu,
lật, bò…)
Phát triển theo độ tuổi:
- 1 tuổi – đứng, vịn;
- 2 tuổi – chạy, bật nhảy;
- 3 tuổi – đứng 1 chân.
 Vận động tinh: Khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. (Ví dụ: cầm
nắm, vẽ, lắp ráp…)
- Phát triển tùy theo việc chơi và tập luyện.
- Cơ sở phát triển đôi tay và khả năng viết chữ.
- Phát triển theo độ tuổi:
+ 1 tuổi – nhặt đồ, cầm bút chì;
+ 2 tuổi – lắp ráp, vẽ đường thẳng;
+ 3 tuổi – vẽ hình tròn, xâu chuỗi.
3. Hoạt động với đồ vật:
- Vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhận thức  nền tảng phát triển tư
duy và ngôn ngữ.
- Sự tương tác của trẻ em (Jean Piaget):
+ Tuyến quan hệ tương tác với đồ vật.
+ Tuyến quan hệ tương tác với con người.
II. Nhận thức.
1. Bắt chước:
- Thuyết phát sinh nhận thức – Jean Piaget:
Khả năng bắt chước theo hành động của người khác ở trẻ là một trong
những biểu hiện của sự phát triển nhận thức.
- Thuyết học tập xã hội – Albert Bandura:
Học tập thông qua bắt chước các hình mẫu là cần thiết.
2. Tri giác:
- Tri giác là sự phát triển chiếm ưu thế nhất của trẻ ấu nhi.
- Mọi hành vi đều gắn liền với những gì trẻ có thể tri giác được.
- Tri giác thính giác rất phát triển.
 Nhạy cảm và phân biệt được các âm thanh.
 Bắt chước ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếng kêu các con vật,...
- Điểm đặc biệt của tri giác giai đoạn này là màu sắc xúc cảm.
3. Tưởng tượng:
Trẻ bắt đầu hình dung ra các sự vật – hiện tượng và có khả năng nhớ không
chủ định.
 Lúc 6-12 tháng: Bắt đầu tưởng tượng.
 Lúc 1 tuổi: Tưởng tượng các hành động quen thuộc và dùng cơ thể mình để
diễn tả.
Ví dụ: Giả vờ ngủ và nằm cuộn tròn trên tấm thảm.
 Lúc 15-18 tháng: Chơi đồ chơi.
Ví dụ: Đút ăn cho búp bê.
 Lúc 20-26 tháng: Tưởng tượng vật A là vật B.
Ví dụ: Tưởng tượng cuốn sách biết bay như con bướm.
4. Tư duy:
- Tư duy cơ bản là tư duy trực quan hành động.
- Trẻ phát hiện ra mối quan hệ giữa các sự vật vốn tồn tại độc lập để giải
quyết vấn đề.
Ví dụ: Dùng móc, chổi, vợt,… để lấy quả bóng bị lăn vào gầm giường.
- Các loại hình tư duy:
+ Tư duy so sánh: So sánh kích thước, màu sắc,… của vật thể.
+ Tư duy ghép nhóm: Ghép những vật có điểm giống nhau hoặc phù hợp
với nhau.
+ Tư duy nguyên nhân – kết quả.
+ Tư duy quy trình: Vỗ tay khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Các giai đoạn tư duy (Thuyết phát sinh nhận thức – Jean Piaget):
+ Lúc 1-2 tuổi: Tưởng tượng những thay đổi về vị trí của vật dù không trực
tiếp nhìn thấy  Suy đoán để tìm kiếm vật bị giấu.
+ Lúc 2 tuổi: Khối lượng biểu tượng trí óc diễn tả các đối tượng và sự kiện
xung quanh tăng vọt.
+ Ở độ tuổi ấu nhi, tư duy hành động phát triển mạnh.
 Cuối giai đoạn này có sự chuyển mạnh từ tư duy trực quan hành động
sang tư duy trực quan hình tượng.
III. Ngôn ngữ.
1. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ:
 Lúc 18 tháng: Có thể phát âm gần 50 từ và có thể kết hợp hai từ.
 Lúc 24 tháng: Biết hơn 100 từ và sử dụng những câu được tạo nên bởi 2-3
từ.
 Lúc 30 tháng: Biết vài trăm từ và sử dụng những câu được tạo nên bởi 3-5
từ trở lên.
 Lúc 36 tháng: Biết gần 1000 từ.
 Lúc 48 tháng: Nắm vững các bình diện ngôn ngữ (gồm nội dung, hình thức,
cách sử dụng…).
2. Phương pháp phát triển ngôn ngữ:
- Một đứa trẻ 2 tuổi trung bình biết 500 từ và nhiều hơn 10 000 từ vào năm
6 tuổi (Herschensohn, 2007).  Sự bùng nổ vốn từ.
- Trẻ dùng nhiều phương pháp khác nhau để học từ mới.
 Fast-mapping:
- Trẻ học từ dựa trên sự phân loại từ mang tính cá nhân, hình thành liên
kết giữa những từ mới với những từ cũ.
- Giúp học nhiều từ hơn nhưng không hoàn toàn hiểu nghĩa của từ.
- Giúp trẻ đặt các thứ tương đồng vào cùng một nhóm.
 Các phương pháp khác:
- Dạy từ tập trung vào chữ cái đầu tiên theo bảng chữ cái.
 Phát triển ngôn ngữ đọc – viết.
- Đọc sách cho trẻ nghe và trò chuyện với trẻ.
 Mở rộng vốn từ và ngữ pháp.
- Chương trình giáo dục mẫu giáo: Trò chuyện với thầy cô, bạn bè, học hát,
chơi trò chơi,…
3. Những yếu tố phát triển ngôn ngữ:
 Bắt chước:
- Đây là một quá trình tự nhiên.
- Bộ máy thính giác phát triển và hành vi bắt chước xuất hiện.
 Phần lớn các từ trẻ học được là nhờ bắt chước.
- Trẻ còn học được nhờ cấu trúc ngôn ngữ bẩm sinh.
 Củng cố:
- Đóng vai trò quan trọng để trẻ nắm vững ngôn ngữ.
- Việc người lớn âu yếm và khen ngợi khích lệ trẻ lặp lại lời nói.
 Phát triển nhận thức: Là yếu tố quan trọng nhất trong việc nắm vững ngôn
ngữ, hình thành các khái niệm và các mối liên hệ ở trẻ.
4. Các vấn đề khác:
 Nội dung giao tiếp:
- Bị ảnh hưởng bởi văn hóa – xã hội.
- Phần lớn các từ của trẻ là từ chỉ các món đồ chơi.  Lượng danh từ trẻ
học được lớn hơn so với các loại từ khác (chiếm 65%).
 Gắn ý nghĩa cho từ:
- Sử dụng quá trình sắp đặt nhanh: nhanh chóng thu nhận các từ khi nghe
1-2 lần.
- Trẻ gắn từ cho 1 lớp vật thể hay sự kiện với nghĩa rộng hơn hoặc với
nghĩa hẹp hơn.
- Nhận thức khác là xử lý ép buộc để thu hẹp phạm vi ý nghĩa giả định của
từ.
- Còn dùng tín hiệu khung cảnh – xã hội.
 Tính kiên nhẫn: Bắt đầu hình thành nhưng chưa bền vững.
IV. Cảm xúc, động cơ và mối quan hệ.
1. Cảm xúc và động cơ.
- Phát triển nhận thức luôn đi đôi với phát triển cảm xúc.
 Quá trình tri giác của trẻ luôn đi kèm với các cảm xúc.
- Mong muốn và động cơ chưa có sự phân hóa về thứ tự ưu tiên.
- Khoảng 2 tuổi bắt đầu có khả năng tưởng tượng cảm xúc.
Ví dụ: Đồng cảm và ngượng nghịu  Xấu hổ và tự hào  Cảm giác tội lỗi.
2. Các mối quan hệ giao tiếp.
 Giao tiếp với người lớn:
- Nhận biết một số chuẩn mực xã hội.
- Nhận biết thế giới xung quanh tốt hơn.
 Giao tiếp với bạn bè: Tạo sự hứng thú và niềm vui.
 Vai trò của việc giao tiếp:
- Phát triển nhận thức, ngôn ngữ và cảm xúc ở trẻ.
- Phát triển khả năng cạnh tranh và hợp tác trong nhóm sau này.
V. Khả năng tự ý thức (Self-concious).
- Lúc 18 tháng, trẻ bắt đầu nhìn vào gương và nhận ra bản thân mình.
 Hình thức tự ý thức sơ đẳng đầu tiên.
- Trẻ bắt đầu biết tên và tự gọi tên chính mình.
- Bộc lộ những sở thích và không thích của mình.
- Bắt đầu biết tự nhận xét bản thân:
+ Tự đánh giá cao bản thân mà không phụ thuộc vào hành vi của mình là tốt
hay xấu.
+ Nhận thức được hành vi tốt và xấu qua quá trình học tập.
 Có xu hướng thực hiện hành vi tốt để được khen ngợi.
 Nhu cầu được yêu thương là cơ sở để phát triển tính tự trọng.
- Thuyết gắn bó mẹ con của John Bowlby: Lúc 2-3 tuổi là giai đoạn muốn
tách biệt với mẹ và tự làm chủ bản thân.
- Nhạy cảm và xấu hổ nếu nhận được những lời trỉ trích.
- Tự nhận thức được giới tính của mình.
- Có xu hướng chơi các đồ chơi khác nhau và thường chọn chơi với
những bạn cùng giới.

VI. Khủng hoảng tuổi lên 3.


 Nguyên nhân:
- Mâu thuẫn nội tại: Mâu thuẫn giữa mong muốn làm người lớn với khả
năng thực tế.
- Mâu thuẫn trong mối quan hệ: Mâu thuẫn giữa mong muốn làm
người lớn với sự cấm đoán.
 Biểu hiện: Ngoan cố, ương ngạnh, tự tiện, vô lễ, chống đối và nổi loạn.
 Biện pháp khắc phục:
- Tạo cơ hội để trẻ được bày tỏ ý kiến và được thực hiện một số hoạt
động trong phạm vi cho phép.
- Làm bạn với trẻ, tránh mối quan hệ độc đoán và bảo vệ trẻ quá mức.
- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng xã hội với bạn bè và mọi người.
- Đừng chỉ trích những thất bại và lỗi lầm của trẻ.
 Ý nghĩa:
Đây là hiện tượng mang tính tạm thời và chuyển tiếp trong quá trình
phát triển của trẻ.
 Tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách của trẻ ở giai đoạn tiếp
theo.
Bài 4. ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO (3-6 TUỔI)
Hoạt động chủ đạo: Hoạt động vui chơi (sắm vai).
Tư duy: Tư duy trực quan hình tượng.
I. Thể chất và vận động.
1. Thể chất:
- Tốc độ tăng trưởng thể chất chậm lại.
+ Tốc độ tăng trưởng trọng lượng: 3kg/năm.
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao: 5-7 cm/năm.
- Phát triển mạnh xương cánh tay và ống chân.
- Hệ cơ tiếp tục phát triển.
- Cơ quan hô hấp và tuần hoàn phát triển ổn định.
- Tốc độ hình thành các phản xạ có điều kiện tăng nhanh.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển (ngôn ngữ).
- Hệ thần kinh tiếp tục tăng trưởng về hình thái và cấu trúc.
- Trọng lượng của não tăng 1.100g – 1.300g.
2. Hoạt động:
- Lúc 3 tuổi: Có thể đi hoặc chạy theo đường thẳng và đường vòng.
- Lúc 4 tuổi: Có thể nhảy lò cò.
- Lúc 5 tuổi: Thành thạo các vận động như người lớn, gồm chạy, nhảy, vận
động cổ tay và cổ chân khéo léo.
 Sự phát triển khả năng vận động có vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển tâm lý của trẻ.
II. Đặc điểm tâm lý.
1. Lúc 3-4 tuổi:
 Hoạt động chủ đạo:
- Hoạt động vui chơi: Chơi với đồ chơi, chơi trò chơi và sắm vai.
- Do vốn sống ít ỏi nên nội dung chơi nghèo nàn.
- Trẻ chưa quen phối hợp và phân vai chơi cùng nhau.
- Vẫn còn chơi với đồ vật do ảnh hưởng ở tuổi ấu nhi.
 Ý thức về bản thân:
- Chưa phân biệt được ý thức chủ quan của mình và tính chất khách quan
của sự vật.
 Phân loại được bản thân về tuổi tác và giới tính.
 Hình thành ý thức bản ngã.
- Biết điều chỉnh hành vi của mình để có thể chơi cùng bạn bè.
- Sự phát triển ý thức bản thân và ý thức xã hội:
+ Khả năng phân loại bản thân.
+ Khả năng tự đánh giá.
+ Tự kiểm soát.
+ Ý thức và giới tính.
 Tư duy:
- Tư duy trực quan hành động dần chuyển sang trực quan hình tượng.
- Tư duy gắn liền với hành động, xúc cảm và ý muốn chủ quan.
- Chưa có khả năng phân tích, tổng hợp và bảo toàn khối lượng.
 Động cơ hành vi:
- Trẻ muốn được như người lớn.
- Làm hài lòng người lớn.
- Những động cơ gắn liền với quá trình chơi.
2. Lúc 4-5 tuổi:
 Hoàn thiện hoạt động vui chơi:
Xây dựng tính tự lực, tự do và chủ động trong hoạt động vui chơi:
- Lựa chọn chủ đề và nội dung trò chơi.
- Lựa chọn bạn cùng chơi.
- Tự do tham gia hoặc rút ra khỏi trò chơi.
 Hình thành “xã hội trẻ em”:
- Việc muốn chơi và muốn giao tiếp với bạn bè là nhu cầu phát triển rất
mạnh mẽ.  Hình thành những xã hội trẻ em.
- Trò chơi sắm vai giúp trẻ:
+ Thành thạo trong việc phân công và phối hợp cùng bạn bè.
+ Liên kết các trò chơi theo các chủ đề khác nhau.
 Thiết lập nhiều mối quan hệ.
- Nét độc đáo của xã hội trẻ em: Hợp và tan, chơi và thực.
- Ảnh hưởng của xã hội trẻ em đến sự hình thành nhân cách:
+ Cách đổi xử của bạn bè  vị trí của trẻ trong nhóm bạn.
+ Hiện tượng “thủ lĩnh”.
+ Hình thành “dư luận chung” bắt nguồn từ nhận xét của người lớn hoặc
giữa các trẻ với nhau.
+ Hình thành tính thích nghi qua việc phục tùng đa số.
 Xã hội trẻ em là cơ sở xã hội đầu tiên và cần thiết.
 Tư duy:
- Có sự phát triển về chất  Chuyển từ tư duy trực quan hành động sang
tư duy trực qua hình tượng.
- Dư kiến được hành động và lập kế hoạch của hành động.
- Giúp trẻ dễ tiếp nhận những sản phẩm giàu tính hình tượng, qua việc so
sánh các sự vật với nhau.
- Tạo tiền đề cho sự phát triển tư duy trừu tượng ở các giai đoạn sau.
 Xúc cảm và tình cảm:
- Tình cảm thẩm mỹ: Sự tổng hợp của nhiều xúc cảm khi rung động trước
vẻ đẹp.
- Xúc cảm và tình cảm phong phú và dễ dao động.
- Có sự chia sẻ trong đời sống tình cảm.
- Tính hình tượng, tính dễ xúc cảm và tính đồng cảm.
- Những nét tâm lý của thời kỳ này rất quan trọng đối với sự phát triển
nhân cách của trẻ.
 Hệ thống thứ bậc động cơ hành vi:
- Thực hiện những hành vi đem lại lợi ích cho mọi người theo sáng kiến
của mình.
- Biết sắp xếp thứ tự ưu tiên tùy vào động cơ của bản thân, từ đó nhắm tới
một kết quả nhất định.
+ Động cơ vì xã hội  Thực hiện hành vi mang tính đạo đức.
+ Động cơ vi bản thân  Thực hiện hành vi mang tính thỏa mãn quyền
lợi cá nhân.
3. Lúc 5-6 tuổi:
 Đặc điểm tâm lý:
- Trẻ đã biết yêu cái thiện và ghét cái ác.
- Trẻ có nhu cầu chơi trong nhóm bạn.
- Trẻ đã xuất hiện ý thức về nhận biết giới tính.
- Tâm tư được bộc lộ ra ngoài.
- Tình yêu thương đặc biệt với bố mẹ.
 Ngôn ngữ:
Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ.
- Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ:
+ Phát âm chuẩn những âm khó.
+ Sử dụng ngữ điệu phù hợp.
- Phát triển vốn từ và ngữ pháp.
- Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc: Để có ngôn ngữ mạch lạc cần tư duy
logic.
 Ý thức bản ngã:
- Hiểu được bản thân và cách người khác đối xử với mình.
- Điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.
- Thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn.
 Tính chủ định:
Khả năng tập trung chú ý bền vững hơn.
 Tư duy:
- Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới là tư duy trực quan sơ
đồ và những yếu tố của tư duy logic.
- Tư duy trực quan sơ đồ:
+ Giúp trẻ lĩnh hội những tri thức ở trình độ khái quát cao.
 Hiểu được bản chất sự vật.
+ Là trung gian của tư duy hình tượng và tư duy logic.
- Cả tư duy trực quan hành động lẫn tư duy trực quan hình tượng đều liên
hệ mật thiết với ngôn ngữ.
4. Bước ngoặt tuổi lên 6:
- Sự biến đổi của hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động
học tập.  Bước ngoặt 6 tuổi.
- Hình thành ý thức cá nhân.
- Phát triển mạnh mẽ về hình thái và chức năng của não.
Bài 5. ĐỘ TUỔI NHI ĐỒNG (6-12 TUỔI)
Hoạt động chủ đạo: Hoạt động học tập.
I. Thể chất và hoạt động.
1. Thể chất:
- Sau 6 tuổi, lớp mỡ giảm, cơ bắp dài, rộng và dày hơn.
- Lúc 6-7 tuổi, rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn.
- Lúc 8-9 tuổi, con gái nhẹ và thấp hơn con trai một chút.
- Suốt giai đoạn 6-11 tuổi, khung xương phát triển mạnh theo chiều dọc và
chiều ngang nhưng chưa cứng cáp.
2. Hoạt động:
Vận động tinh phát triển: Kĩ năng viết, vẽ và thủ công.  Tự đánh giá bản thân
về cái “tôi có thể”.
II. Nhận thức.
 Quá trình phát triển nhận thức:
- Tri giác và trí nhớ có chủ định phát triển mạnh nhưng chưa bền vững.
- Trí tưởng tượng phát triển, gồm tưởng tượng sáng tạo và tái tạo.
- Tư duy chủ yếu là tư duy biểu tượng và đang phát triển tư duy logic.
- Năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa đang dần hình thành nhưng ở
mức đơn giản.
- Ngôn ngữ phát tiển do có sự mở rộng mối quan hệ.
 Các trở ngại trong việc thích nghi với môi trường học tập mới:
- Phương pháp học tập mới.
- Mối quan hệ mới với thầy cô và bạn bè.
- Nhiệm vụ học tập nặng nề hơn.
1. Tri giác:
Để hoàn thành nhiệm vụ, trẻ buộc phải:
- Có khả năng phân loại và xếp hạng.
- Biết phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp…
- Trẻ lớp 4-5 viết những bài văn miêu tả là nhờ năng lực quan sát có chủ định
được hình thành.
2. Tư duy:
Các giai đoạn phát triển tư duy:
 Giai đoạn đầu tiểu học (lớp 1-2):
- Tư duy trực quan hành động vẫn chiếm ưu thế.
- Học cách phân tích và so sánh chủ yếu dựa trên các vật thể.
- Những khái quát về sự vật – hiện tượng còn mang tính trực tiếp và cảm
tính.
- Tư duy dựa trên việc tri giác những dấu hiệu nhìn thấy được của đối
tượng hoặc những dấu hiệu về công dụng và chức năng.
 Giai đoạn cuối tiểu học (lớp 3-5):
Phân tích và tổng hợp bằng trí tuệ  Tích lũy các biểu tượng  Học cách
khái quát dựa trên các biểu tượng đó.
3. Trí nhớ:
- Trí nhớ ngắn hạn phát triển.  Tập trung vào nhiều việc cùng một lúc.
- Ghi nhớ có chủ định hình thành và phát triển trong quá trình học tập.
- Cuối giai đoạn này trí nhớ có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ.
 Phát triển tư duy và tưởng tượng.
4. Trí tưởng tượng:
- Lớp 1-2: Tưởng tượng còn nghèo nàn và chưa phù hợp với đối tượng.
- Cuối cấp: Tưởng tượng phát triển một cách rút gọn và khái quát hơn.
- Tưởng tượng sáng tạo bắt đầu hình thành ở cuối giai đoạn.
5. Ngôn ngữ:
- Thành thạo ít nhất 1 loại ngôn ngữ.
- Sử dụng câu có cấu trúc ngữ pháp phức tạp.
- Hiểu được các thành phần và chức năng của câu.
 Hình thành kỹ năng học tập và phê phán.
III. Nhân cách.
Sự phát triển về nhân cách được thể hiện qua sự phát triển về thể chất, tâm lý
và xã hội.
1. Sự phát triển nhân cách:
- Khả năng nhận thức phát triển.
- Đời sống cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế và chi phối các hoạt động.
- Hay bắt chước người thân.
- Hành vi ý chí kém và không có tự chủ.
2. Tính cách:
- Hình thành trong hoạt động học tập, vui chơi và hoạt động xã hội.
- Có lòng vị tha, tính ham hiểu biết, tính hồn nhiên, tính chân thực, lòng
thương người,…
3. Tính độc lập:
- Tính độc lập và tự chủ đã nhưng có còn yếu.
- Tính hiếu động và tính tự phát còn cao.
- Sự hứng thú đã hình thành khá rõ rệt.
IV. Tình cảm, cảm xúc và ý chí.
- Dễ xúc cảm trước hiện thực.  Năng lực tự kiềm chế cảm xúc còn yếu.
- Dễ hình thành những tình cảm tốt đẹp.
- Tình cảm cũng dễ thay đổi, dễ dịu đi nhưng cũng dễ bị kích động.
- Tình cảm có tính cụ thể, trực tiếp, giàu cảm xúc và nội dung phong phú.
V. Sự phát triển về giới tính.
Các giai đoạn phát triển:
- Lúc 6-7 tuổi: Có sự hằng định về giới (Gender constancy).
+ Biết rằng giới tính vĩnh viễn không thay đổi.
+ Biết rằng vùng sinh dục là yếu tố quan trọng để xác định giới tính.
- Lúc 7-8 tuổi: Để ý tới các vấn đề tình dục.
- Lúc 8-9 tuổi: Bắt đầu liên tưởng sự sinh sản với hoạt động tình dục.
- Lúc 11 tuổi: Một số đã vượt mức phát triển bình thường.
- Lúc 12 tuổi: Tìm hiểu về tình dục thông qua bạn bè, Internet, phim và sách
tình dục.
Bài 6. ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN (12-15 TUỔI)
Hoạt động chủ đạo: Hoạt động thiết lập mối quan hệ bạn bè.
Tư duy: Tư duy trừu tượng.
I. Thể chất và sinh lý.
 Hệ vận động và Hệ tuần hoàn máu:
Thay đổi nhiều  Dễ nóng giận và mệt mỏi.
 Hệ nội tiết:
Hoạt động mạnh  Mất cân bằng hệ thần kinh trung ương.
 Chú ý diện mạo và hay nóng giận vô cớ.
 Hệ thần kinh:
- Kích thước não gần bằng não người lớn.
- Các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não chiếm ưu thế.
- Phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành
nhanh hơn phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu từ ngữ.
 Hệ sinh dục:
- Cơ quan sinh dục phát triển.
- Xuất hiện dấu hiệu phụ của giới tính và tác động của hormone.
- Hiện tượng dậy thì.
 Chưa thích nghi, tò mò về giới tính và chưa biết kiềm chế bản thân.
II. Nhận thức.
1. Sự phát triển nhận thức:
 Tri giác:
- Khối lượng tri giác tăng lên.
- Có trình tự kế hoạch và hoàn thiện hơn.
- Có thể phân tích và tổng hợp phức tạp khi tri giác sự vật.
 Trí nhớ: Dần mang tính chất có điều chỉnh và có tổ chức.
 Tư duy:
- Chuyển từ tư duy hình tượng sang tư duy ngôn ngữ.
- Tư duy trừu tượng và khái quát.
- Tính phê phán của tư duy được phát triển.
2. Khủng hoảng về nhận thức:
 Dấu hiệu:
Theo Học thuyết bản dạng của Erik Erikson:
- Cảm nhận rõ ràng về bản sắc cá nhân và mục tiêu cuộc đời.
- Tạo ra một bản sắc giới tính.  Hiểu về bản thân và có thói vị kỷ.
 Phương pháp vượt qua khủng hoảng:
- Chấp nhận và tôn trọng nhu cầu của các em.
- Tế nhị, kín đáo và kiên nhẫn.
- Đối thoại và đề ra những nguyên tắc.
- Động viên, khuyến khích và nhắc nhở kịp thời.
3. Khả năng tự ỳ thức:
- Ý thức rằng bản thân đã có thể trở thành người lớn.
- Tự đánh giá và tự phân tích bản thân.
III. Nhân cách.
1. Phân tâm học – Sigmund Freud:
- Các xung năng tính dục bị dồn nén suốt thời kỳ ẩn tàng được tái xuất với
toàn bộ sự mãnh liệt.
- Có cảm xúc đặc biệt với bạn khác giới.
- Bắt đầu chú ý nhiều đến người khác.
- Bắt đầu có ham muốn tình dục với người khác giới.
- Có xu hướng thực hiện đầy đủ vai trò của một người trưởng thành.
2. Học thuyết bản dạng – Erik Erikson:
Giai đoạn: Đồng nhất hoặc lẫn lộn vai trò.
- Nhận biết về con người của mình và hình mẫu lý tưởng về bản thân trong
tương lai.
- Nhận thức được vai trò xã hội của mình.
IV. Tình cảm.
1. Bạn bè:
- Giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa nhiều hơn các mối quan hệ khác.
- Muốn được các bạn công nhận và tôn trọng.
- Cảm thấy lạc lõng khi không có bạn hoặc không tìm thấy chỗ đứng của mình
trong nhóm bạn.
2. Tình yêu:
Xuất hiện những sắc thái mới trong quan hệ với bạn khác giới.
3. Gia đình:
 Cảm giác mình đã là người lớn:
- Muốn được độc lập trong việc học và có lập trường riêng.
- Không muốn phụ thuộc vào người lớn ở mức độ nhất định.
- Mong muốn được người lớn đối xử bình đẳng và không quá can thiệp
vào đời sống riêng tư của mình.
- Chống đối những yêu cầu mà trước đây vẫn thường thực hiện.
 Ảnh hưởng của cha mẹ:
- Độc đoán  Không cởi mở, nhút nhát, dễ nổi cáu và khó bảo.
- Nuông chiều  Khó bảo, dễ dãi với bản thân và không có ý chí.
- Phó mặc  Dễ bị kích động và có xu hướng phạm pháp.
- Uy tín  Có thế thích ứng tốt, tự kiểm soát và uy tín về mặt xã hội.
Bài 7. ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (15-18 TUỔI)
Hoạt động chủ đạo: Hoạt động hướng nghiệp.
I. Yếu tố tác động đến tâm lý.
1. Thể chất:
Thể chất được hoàn thiện về phương diện cấu tạo và chức năng.
2. Vai trò và vị thế xã hội:
 Trong gia đình:
Có quyền và có trách nhiệm đối với nhiều vấn đề của bản thân.
 Sự can thiệp của người lớn không còn có ý nghĩa như trước.
 Trong các quan hệ xã hội:
- Xác lập được địa vị xã hội của người trưởng thành.
- Vừa được nhắc nhở phải chứng tỏ tâm sinh lý và nhân cách của người
lớn vừa được đối xử như trẻ nhỏ.
II. Đặc điểm tâm lý.
1. Tự ý thức:
Khả năng ý thức và tự ý thức phát triển ở mức độ cao và rất khác biệt so với
các giai đoạn trước.
 Ngoại hình: Đây là thành tố quan trọng của ý thức và là một đặc trưng tâm
lý điển hình của lứa tuổi này.
 Tự đánh giá:
- Khả năng tự đánh giá có chủ kiến rõ ràng và có sự đối chiếu với các
chuẩn chung của xã hội.
- Sự phản tỉnh về các phẩm chất tâm lý của mình là một đặc trưng điển
hình.
- Tự đánh giá của thanh niên có chiều sâu và khái quát hơn nhiều so với
tuổi thiếu niên.
- Sự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo hai cách:
+ So sánh với mức độ kỳ vọng.
+ So sánh với đánh giá của người khác.
 Tính tự trọng:
Tự trọng là sự tin tưởng, tôn trọng và chấp nhận chính bản thân mình dựa
trên việc tự đánh giá một cách khái quát và đúng đắn.
2. Lý tưởng sống và kế hoạch đường đời:
 Lý tưởng sống:
- Được hình thành và phát triển mạnh ở mỗi thanh niên.
- Đặc trưng: Lý tưởng nghề nghiệp và lý tưởng đạo đức.
- Lý tưởng sống giữa hai giới tính có sự khác nhau rõ rệt.
- Tuy nhiên, còn nhiều trường hợp bị lệch lạc về lý tưởng sống.
 Cần giáo dục về lý tưởng sống, lưu ý tới nhận thức và trình độ phát
triển tâm lý.
 Kế hoạch đường đời:
- Bao gồm việc xác định giá trị đạo đức, mức độ kỳ vọng vào tương lai,
nghề nghiệp, phong cách sống…
- Thiếu niên: Kế hoạch đường đời mơ hồ và chưa tách khỏi ước mơ.
- Thanh niên: Tính tất yếu của sự lựa chọn vai trò trở lên rõ ràng.
- Vấn đề quan trọng nhất là chọn nghề và học nghề.
3. Nhân cách:
Đây là thời kì phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức, trí tuệ, hình thành
và ổn định tính cách.
 Sự hình thành nhân cách nghề:
- Xu hướng nghề và các năng lực bản thân.
- Quá trình nhận thức được nghề nghiệp.
- Kỳ vọng đối với nghề nghiệp.
- Khả năng tự giáo dục, tự tu dưỡng.
- Tính độc lập và tâm thế sẵn sàng đối với nghề nghiệp.
4. Hoạt động hướng nghiệp:
- Công tác hướng nghiệp chủ yếu được thực hiện dưới hai hình thức:
+ Thông tin tuyên truyền.
+ Giáo dục hướng nghiệp.
- Các test được sử dụng để hiểu bản thân trong công tác hướng nghiệp:
+ Test về nhân cách: BIG 5 và NEO PI-R.
+ Lượng giá về năng lực: WAIS-III.
+ Lượng giá về các giá trị: SCHWARTZ.
+ Test về nghề nghiệp: Test Holland và Test MBTI.
5. Hoạt động học tập:
Việc học của sinh viên khác việc học của học sinh về chức năng, tính chất và
động cơ học tập.
6. Vấn đề tình cảm:
- Các mối quan hệ tình cảm ổn định và bền vững.
- Xu hướng quan tâm đến tình bạn (nhóm bạn & bạn thân) và tình yêu.
7. Tính tích cực xã hội:
- Nhu cầu tinh thần của thanh niên rất cao.
- Hứng thú nhận thức và hứng thú tham gia các hoạt động xã hội.
Bài 8. ĐỘ TUỔI TRƯỞNG THÀNH (18-60 TUỔI)
Hoạt động chủ đạo:
- Độ tuổi thanh niên (18-25 tuổi): Hoạt động học tập.
- Độ tuổi trưởng thành trẻ tuổi (25-40 tuổi): Hoạt động lao động và tình yêu.
- Độ tuổi trung niên (40-60 tuổi): Hoạt động lao động và xã hội.
I. Tiêu chuẩn đánh giá tuổi trưởng thành.
Ba yếu tố cấu thành nên sự trưởng thành:
- Tuổi sinh học (biological age): Từ khoảng 18 đến 60 tuổi.
- Tuổi xã hội (social age).
- Tuổi tâm lý (psychology age).
II. Thể chất.
- Lúc 18-25 tuổi, thể lực phát triển mạnh nhất, phản xạ nhanh nhất và ít xảy ra
trường hợp tử vong vì bệnh tật.
- Khả năng sinh sản ở giai đoạn này đạt hiệu quả cao nhất.
- Biến chuyển sinh học chủ yếu xảy ra trong thời kỳ trung niên tuỳ thuộc vào
khả năng sinh dục:
+ Nữ giới: 45-50 tuổi là thời kỳ tiền mãn kinh (perimenopause) và 50-55 tuổi
là thời kỳ mãn kinh (menopause).
+ Nam giới: Vẫn còn khả năng sinh lý cho đến khi vào thời kỳ lão suy. Tuy
nhiên, khả năng sinh sản tinh trùng và tần số cực khoái giảm.
III. Nhận thức.
Các giai đoạn phát triển nhận thức của người trưởng thành:
- Vị thành niên: Sở hữu;
- Thanh niên: Thành tựu;
- Trung niên: Thực hiện và trách nhiệm;
- Người già: Tái liên kết.
IV. Những nhiệm vụ phát triển (Havinghurst).
1. Giai đoạn tuổi thanh niên:
- Chọn người phối ngẫu và học về hôn nhân – gia đình.
- Giáo dục con trẻ.
- Hoạt động nghề nhiệp.  Thực hiện trách nhiệm công dân.
- Tìm nhóm xã hội gần gũi về tinh thần.
2. Giai đoạn tuổi trung niên:
- Đạt được trách nhiệm công dân và xã hội của người trưởng thành.
- Xác lập và duy trì các tiêu chuẩn kinh tế.
- Giúp con trẻ trưởng thành và có trách nhiệm.
- Tiếp nhận và thích ứng với những biến đổi sinh lý ở tuổi trung niên.
V. Sự phát triển tâm lý – xã hội.
 Vấn đề phải quan tâm: Cá nhân, gia đình và công việc.
 Các giai đoạn tâm lý (Daniel Levison – 1986):
- Khủng hoảng tuổi đôi mươi.
- Bước chuyển tiếp nửa đời (midlife transition): 40-45 tuổi.
- Khủng hoảng giữa đời (midlife crisis).
 Thang bậc nhu cầu – Abraham Maslow.
 Tình yêu:
Các yếu tố cấu thành nên tình yêu (Lý thuyết tình yêu – Sternberg): Tình thân,
Sự say mê và Quyết định trách nhiệm.
Bài 9. ĐỘ TUỔI LÃO NIÊN (60 TUỔI TRỞ LÊN)
Hoạt động chủ đạo: Hoạt động nghỉ ngơi.
I. Các giai đoạn tuổi già.
Bình quân một người 60 tuổi có thể sống được thêm 22 năm nữa.
- Đầu tuổi già: 60-69 tuổi. - Gần cuối tuổi già: 80-90 tuổi.
- Giữa tuổi già: 70-79 tuổi. - Cuối tuổi già: 90 tuổi trở lên.
II. Thể chất.
- Các bộ phận trên cơ thể bị lão hóa  Sức khỏe suy giảm.
- Thính lực và thị lực giảm sút.
- Tế bào thần kinh bị lão hóa:
+ Mớ u xơ thần kinh là khối có dạng hình xoắn ốc do các xơ cấu thành.
 Cản trở việc truyền thông tin đến sợi trục của tế bào thần kinh.
+ Một số đuôi gai teo lại rồi chết làm các tế bào thần kinh khó truyền đạt với
nhau hơn.
+ Nếu sự lão hóa quá mức gây rối loạn đáng kể có thể dự đoán nhiều bệnh
tật (Alzheimer, Parkinson,…).
+ Tuy nhiên, lão hóa không phải là nguyên nhân duy nhất.
III. Nhận thức.
- Mức độ chú ý và khả năng vận động giảm sút.
- Tốc độ vận động tâm thần chậm hơn.
 Mất nhiều thời gian để ra quyết định phản ứng.
- Bệnh đãng trí tuổi già là thoái hóa hệ thần kinh trung ương, biểu hiện lâm
sàng chủ yếu là trở ngại trí nhớ và trí lực.
- Lý thuyết Bản dạng – Erik Erikson: Khủng hoảng Trọn vẹn và Thất vọng.
IV. Những nhiệm vụ phát triển (Havinghurst).
 Nhiệm vụ:
- Thích nghi với sự giảm sút về thể lực và sức khỏe.
- Thích ứng với việc nghỉ hưu và mức thu nhập giảm.
- Tiếp nhận thực tế chồng chất.
- Thực hiện các nghĩa vụ xã hội và công dân.
- Tổ chức cuộc sống thể chất được đầy đủ.
 Sự thay đổi:
- Nghỉ hưu  Cảm thấy bị mất vị trị trong xã hội.
- Sự thay đổi về mối quan hệ bạn bè và đồng nghiệp.
- Sự thay đổi về mối quan hệ gia đình: Cảm thấy mình là gánh nặng.
V. Đặc điểm tâm lý.
- Tâm lý hoài cổ. - Phức cảm tự ti và tự tôn.
- Tâm lý sợ cô đơn. - Tâm lý nóng nảy.
- Lo âu và bi quan. - Trầm cảm.

You might also like