You are on page 1of 5

CÁC YẾU TỐ DỰ ĐOÁN TIỀN NGÔN NGỮ

CỦA RỐI LOẠN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP Ở TRẺ NHỎ

Cảm xúc và ánh mắt


 Khả năng chia sẻ sự chú ý và biểu cảm nét mặt kết hợp với trạng thái cảm xúc và
nhìn mắt hạn chế
 Hạn chế sử dụng nhìn những chuyển động giữa con người và đồ vật
 Trễ trong việc nhìn theo hướng tay người khác chỉ và nhìn mắt

Sử dụng giao tiếp


 Mức độ giao tiếp kết hợp với cử chỉ điệu bộ và hoặc phát âm thấp
 Các chức năng giao tiếp hạn chế, thường thiếu chức năng chú ý đồng thời

Sử dụng các cử chỉ điệu bộ


 Hạn chế trong việc sử dụng các cử chỉ thông thường (ví dụ: đưa, khoe, chỉ tay,…)
 Hạn chế trong việc sử dụng các cử chỉ mang tính tượng trưng (ví dụ: gật đầu, vẫy
tay, các cử chỉ mô tả)
 Sử dụng cử chỉ điệu bộ, hạn chế sử dụng phát âm, lời nói để giao tiếp

Sử dụng các âm thanh


 Hạn chế về phụ âm (âm dừng, âm mũi, âm nối…)
 Câu trúc âm tiết chưa rõ ràng

Hiểu từ ngữ
 Trễ trong việc hiểu từ ngữ hoăc câu

Sử dụng tù ngữ
 Trễ trong việc tạo từ hoặc câu

Sử dụng các đồ vật


 Trễ trong việc sử dụng một cách tự nhiên chuỗi hành động trong việc chơi biểu
tượng
 Hạn chế trong việc bắt chước các hành động với đồ vật

Dịch và thích nghi về ngôn ngữ: Trần Văn Công, 2017


THIẾT ĐỒ PHÁT TRIỂ NCSBS
Quy trình đánh giá
(Wetherby & Prizant, 1998)

(1) Bảng kiểm về sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ nhỏ/ trẻ sơ sinh: Thu thập
thông tin từ các thành viên trong gia đình thông qua 1 bảng kiểm dài 1 trang để xác định
xem có cần đưa ra khuyến nghị cho trẻ đi đánh giá hay không.
(2) Bảng hỏi dành cho người chăm sóc/ nuôi dưỡng: Thu thập thông tin từ các thành viên
trong gia đình thông qua bảng hỏi dài 4 trang.
(3) Mẫu hành vi: Người chăm sóc/ nuôi dưỡng được nhà chuyên môn hướng dẫn về quy
trình đánh giá trẻ
 Khởi động
 Tạo mối quan hệ giao tiếp (làm quen)
 Vặn dây cót của đồ chơi, để đồ chơi đó dừng hoạt động, và đưa cho trẻ
 Thổi một quả bóng và để quả bóng xì hơi dần dần, sau đó đưa cho trẻ quả bóng đã bị xì
hơi và đợi
 Mở một lọ nước xà phòng, thổi bong bóng, sau đó đóng lọ nước lại thật chặt rồi đưa lọ
đã đóng đó cho trẻ
 Cho đồ ăn hoặc đồ chơi mà trẻ thích vào trong một chiếc lọ được văn chặt mà trẻ không
mở được, cho trẻ thấy và đặt chiếc lọ đó trước mặt trẻ và chờ đợi
 Cho đồ chơi vào trong túi, lắc túi để thu hút sự chú ý của trẻ. Đặt túi trước mặt trẻ và
khuyến khích trẻ lấy một trong những đồ chơi đó ra khỏi túi.
 Chia sẻ các sách
 Thăm dò chơi biểu tượng
 Thăm dò khả năng hiểu ngôn ngữ
 Thăm dò khả năng chơi kiến tạo/xây dựng
(4) Mẫu phiếu: Nhận thức của người chăm sóc/ nuôi dưỡng: Người chăm sóc/nuôi
dưỡng đánh giá mức độ bình thường của hành vi của trẻ trong khi quá trình đánh giá
 Sự tỉnh táo  Mức độ hoạt động
 Phản ứng cảm xúc  Mức độ giao tiếp
 Mức độ quan tâm chú ý  Tổ chức và tập trung vào chơi
 Mức độ thoải mái

DỰ ÁN “TỪ ĐẦU TIÊN” – DANH SÁCH CÁC DỊCH VỤ


CHO TRẺ CÓ NGUY CƠ VÀ GIA ĐÌNH TRẺ
Dịch Vụ Giáo Dục Gia Đình / Hỗ Trợ Gia Đình:
 Các cuộc họp nhóm giáo dục phụ huynh trong cộng đồng
 Trẻ sơ sinh/ trẻ nhỏ chơi cùng nhóm cùng lứa tuổi
 Các mô-đun giáo dục người chăm sóc được phổ biến cho các gia đình và các nhà
cung cấp dịch vụ
 Hỗ trợ phụ huynh và mạng lưới
 Nguồn lực và cơ sở giới thiệu
Can thiệp cá nhân từ sớm, chuyên sâu, toàn diện
 Can thiệp cá nhân thông qua đánh giá theo hướng dẫn gia đình về việc giao tiếp của
trẻ và môi trường giao tiếp
 Cha mẹ là những người tham gia cùng trong việc xác định những mối lo ngại, kế
hoạch can thiệp và đánh giá kết quả đầu ra.

Dịch và thích nghi về ngôn ngữ: Trần Văn Công, 2017


BẢNG KIỂM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
CHO TRẺ SƠ SINH/ TRẺ NHỎ
Họ và tên bé:__________________________________ Ngày sinh:_______________
Người điên phiếu:_______________________________ Ngày đánh giá:____________
Hướng dẫn
Bảng kiểm này được thiết kế để xác định sự phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều hành vi phát triển trước khi trẻ biết nói
có thể cho biết trẻ có khó khăn khi học nói hay không. Bảng kiểm này dành cho người chăm sóc trẻ điền, khi trẻ từ 6 đến 24
tháng tuổi để xác định có cần đánh giá chuyên sâu thêm hay không. Người chăm sóc/ nuôi dưỡng có thể là cha mẹ hoặc người
chăm sóc trẻ hàng ngày. Vui lòng chọn mức độ mô tả đúng nhất hành vi của trẻ. Nếu bạn không chắc chắn, hãy chọn mức độ
gần nhất dựa trên kinh nghiệm của bạn. Trẻ ở tuổi của con bạn không nhất thiết phải thực hiện được tất cả các hành vi được
liệt kê trong bảng kiểm.
Cảm xúc và nhìn mắt
1. Bạn có biết khi nào bé vui và khi nào bé buồn không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
2. Khi chơi với đồ chơi, bé có nhìn bạn để xem bạn đang nhìn gì không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
3. Bé có cười khi nhìn thấy bạn không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
4. Khi bạn nhìn và chỉ tay vào đồ chơi nào đó trong phòng, bé có nhìn
□ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
theo không?
Sử dụng giao tiếp
5. Bé có cho bạn biết bé cần giúp đỡ hoặc thể hiện mong muôn có đồ vật
□ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
nào đó ngoài tầm với của bé không?
6. Khi bạn không chú ý đến bé, bé có cố gắng thu hút sự chú ý của bạn
□ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
không?
7. Bé có làm điều gì đó chỉ để làm bạn cười không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
8. Bé có cố gắng cho bạn biết đồ chơi, đồ vật nào đó mà bé thích – nhưng
□ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
chỉ để bạn nhìn vào đồ chơi, đồ vật đó thôi không?
Sử dụng cử chỉ
9. Bé có cầm đồ vật nào đó lên và đưa cho bạn không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
10. Bé có khoe đồ vật nào đó với bạn mà không đưa cho bạn đồ vật đó
□ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
không?
11. Bé có vẫy tay chào mọi người không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
12. Bé có chỉ tay vào đồ vật không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
13. Bé có gật đầu để thể hiện là bé đồng ý không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
Sử dụng âm thanh
14. Bé có phát ra âm thanh hoặc từ nào để nhờ bạn giúp không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
15. Bé có phát ra một chuỗi âm thanh, ví dụ như uh oh, mama, bai bai
□ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
không?
16. Bé đã phát ra những âm sau bao nhiêu lần? Ma, na, ba, da, ga, wa, ya,
sa, sha
0 1 -2 3–4 5–8 Hơn 8 lần
Hiểu từ ngữ
17. Khi bạn gọi tên bé, bé có đáp lại bằng cách quay lại nhìn bạn không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
18. Bé hiểu khoảng bao nhiêu từ hoặc mệnh đề mà không cần cử chỉ điệu
bộ mô tả? Ví dụ như khi bạn nói: “bụng của con đâu?”, “bố đâu?”,
“đưa mẹ quả bóng”, hoặc “lại đây” mà không chỉ tay, bé vẫn phản hồi
0 1 -3 4 – 10 11 – 30 Hơn 30
một cách phù hợp
Sử dụng từ ngữ
19. Bé sử dụng được bao nhiêu từ thể hiện đúng ý nghĩa mà bạn hiểu được
(ví dụ trẻ nói ba ba để gọi bố,…)
0 1 -3 4 – 10 11 – 30 Hơn 30
20. Bé có nói được câu gồm 2 từ không? (Ví dụ: bánh nữa, bai- bai bố) □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
Sử dụng đồ vật
21. Bé có thể hiện sự thích thú khi chơi với các đồ vật khác nhau không? □ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
22. Bé có thể sử dụng một cách phù hợp những đồ dùng nào sau đây: cái
cốc, cái chai, cái bát, cái thìa, cái lược, bàn chải đánh răng, quả bóng, 0 1 -2 3–4 5–8 Hơn 8 thứ
điện thoại đồ chơi, ô tô đồ chơi?
23. Bé xếp chồng được bao nhiêu khối gỗ? 0 2 khối 3 – 4 khối Hơn 5 khối

Dịch và thích nghi về ngôn ngữ: Trần Văn Công, 2017


24. Bé có giả vờ chơi với đồ chơi không? (ví dụ như cho con thú bông ăn,
□ Chưa có □ Đôi khi □ Thường xuyên
cho búp bê ngủ, đặt một con vật trong một chiếc xe)

ĐÁNH GIÁ CÁC THÔNG SỐ ĐO ĐẠC VỚI THIẾT ĐỒ PHÁT TRIỂN CSBS
(Wetherby & Prizant, 1998)

CẢM XÚC VÀ ÁNH MẮT


1. Di chuyển ánh mắt nhìn: thay đổi ánh nhìn mắt từ một người đến một đồ vật và trở lại chỗ cũ
(ví dụ: người – đồ vật – người hoặc nhìn đồ vật - người- đồ vật).
2. Chia sẻ cảm xúc tích cực: biểu hiện rõ ràng trên khuôn mặt niềm vui hoặc hứng thú cùng với
ánh mắt nhìn.
3. Ánh mắt/Nhìn theo: đáp lại bằng cách nhìn theo hương tay chỉ/ mắt nhìn của người khác bằng
cách quay đầu lại hoặc nhìn theo hướng mắt người khác nhìn
GIAO TIẾP
4. Mức độ giao tiếp: tần suất các hành động giao tiếp thể hiện ở mỗi cơ hội mẫu
5. Điều chỉnh hành vi: sử dụng giao tiếp để điều chỉnh hành vi của người khác để đạt được hoặc
thu hẹp các mục tiêu về phía môi trường
6. Tương tác xã hội: sử dụng giao tiếp để thu hút sự chú ý
7. Chú ý đồng thời: sử dụng giao tiếp để hướng sự chú ý của người khác đến đồ vật hoặc sự kiện
nào đó
SỬ DỤNG CÁC CỬ CHỈ ĐIỆU BỘ
8. Cử chỉ thông thường: giao tiếp bằng cử chỉ mang ý nghĩa thông thường, ví dụ như đưa, khoe,
đẩy, với tay, chỉ tay, vẫy tay, gật đầu, lắc đầu
9. Cử chỉ có khoảng cách: hành động giao tiếp bằng cử chỉ mà tay của trẻ không chạm vào người
hoặc đồ vật (ví dụ: tay hớt tay, chỉ vào khoảng trống, vẫy tay)
SỬ DỤNG CÁC ÂM THANH
10. Âm tiết với các phụ âm: các hành động giao tiếp bằng lời có phụ âm có thể ghi nhận được
thêm sự kết hợp về nguyên âm.
11. Tuyển tập các phụ âm: sự đa dạng của các phụ âm khác nhau được tạo ra trong các hành động
giao tiếp.
SỬ DỤNG TỪ NGỮ
12. Từ: Sử dụng các từ trong hành động giao tiếp, một từ hoặc xấp xỉ một từ để chỉ một đồ vật,
hành động hoặc thuộc tính cụ thể.
13. Tuyển tập các từ: nhiều từ khác nhau được sử dụng (được nói hay ký hiệu) trong các hành động
giao tiếp
14. Kết hợp từ: sử dụng kết hợp nhiều từ trong hành động giao tiếp.
15. Tuyển tập các kết hợp từ: các từ khác nhau được kết hợp sử dụng trong hành động giao tiếp
HIỂU TỪ NGỮ
16. Hiểu ngôn ngữ: hiểu tên đồ vật, tên người, và bộ phận cơ thể
SỬ DỤNG CÁC ĐỒ VẬT/ĐỒ CHƠI
17. Tuyển tập chuỗi hành động: các hành động nối tiếp khác nhau được sử dụng với vật thể trong
việc chơi biểu tượng
18. Chuỗi hành động với người khác: việc sử dụng các chuối hành động với đồ vật với người
khác trong trong tưởng tượng
19. Chuỗi hành động theo trật tự: sử dụng chuỗi hành động với đồ vật theo trật tự của hoạt động
chơi tưởng tượng
20. Chơi trò chơi xây dựng/kiến tạo: sử dụng các đồ vật kết hợp với nhau để tạo thành một sản
phẩm, như chồng khối

Dịch và thích nghi về ngôn ngữ: Trần Văn Công, 2017


CÁC MỐC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ, CỬ CHỈ VÀ GIAO TIẾP
Ở TRẺ NHỎ TỪ 9 ĐẾN 24 THÁNG

9 tháng 18 tháng
- cười khi nhìn thấy bố mẹ/người chăm sóc - sử dụng được (nói đúng tình huống) ít nhất
- quay đầu về phía có âm thanh (mà trẻ 10 từ
nghe thấy) - tạo ra được (nói được đúng) hơn 5 phụ âm
- dùng tay với các vật mà trẻ muốn khác nhau như /m/ /n/ /p/ /b/ /t/ và /d/
- sử dụng âm thanh để yêu cầu giúp đỡ và - bắt chước những từ mà người khác nói
chú ý - xác định được (chỉ được) nhiều bộ phận cơ
thể khi người khác gọi tên
- cơi giả vờ cho thú nhồi bông hoặc búp bê ăn

12 tháng 21 tháng
- đáp ứng (quay đầu lại) khi có người gọi - sử dụng được ít nhất 25 từ
tên - học được vài từ mới mỗi tuần
- hiểu các hướng dẫn đơn giản kèm theo cử - kêt hợp các từ với nhau, ví dụ “mẹ về” “ăn
chỉ/điệu bộ của người lớn bánh”
- sử dụng các cử chỉ như đưa, khoe và chỉ - xác định được nhiều vật thể khi người khác
- tạo ra các âm nói và có thể nói được vài gọi tên
từ - chơi tưởng tượng/giả vờ theo các bước như
- chơi các trò xã hội như ú òa khi cho búp bê ăn hay chơi tắm cho búp
- cho bạn biết trẻ muốn hay không muốn bê/thú nhồi bông
điều gì
- chỉ/khoe với bạn những gì trẻ thích

15 tháng 24 tháng
- sử dụng nhiều và đa dạng cử chỉ và âm - sử dụng được ít nhất 50 từ
thanh - tạo ra các câu đơn giản như “Con ăn bánh”
- sử dụng một số từ để giao tiếp như “bà” “Ai đấy?”
“mẹ” “ba” “bye” (bai) “măm” - chơi tưởng tượng/giả vờ theo các bước dài
- hiểu các từ và câu quen thuộc như “Mẹ và phức tạp hơn như khi chơi sinh nhật
đâu rồi?” và “Lấy cái thìa” - nhận biết được tranh trong sách và lắng
- Chơi nhiều đồ chơi khác nhau, như các nghe truyện ngắn
khối gỗ/nhựa, xe ôtô, sách tranh, thú nhồi
bông, búp bê/các nhân vật trong phim
ảnh…

Dịch và thích nghi về ngôn ngữ: Trần Văn Công, 2017

You might also like