You are on page 1of 57

LỜI NÓI ĐẦU

Thân gửi các mẹ Nhà Đậu Ngọt,

Cầm trên tay tài liệu này chắc hẳn các mẹ đã là thành viên nhà Đậu và
cùng đồng hành với nhà Đậu qua rất nhiều buổi học. Đậu Ngọt thực
sự biết ơn các bố mẹ. Hy vọng tất cả các gia đình nhà Đậu đều có được
những thành quả ngọt ngào như chính tên của lớp chúng mình vậy.

Thay mặt nhà Đậu


“Đậu cả” Phan Hồ Điệp

Quét mã
Và tham gia nhóm Lớp học Đậu Ngọt
Với vô vàn tình yêu
từ Cô Phan Hồ Điệp và Đậu Ngọt

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
PHẦN 1

NHÓM VẤN ĐỀ
THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI TRẺ CÓ
HÀNH VI XẤU

CHỈ DẪN
1. Hành động một cách bất ngờ (một cái ôm thật chặt sẽ
rất hiệu quả)
2. Lên kế hoạch để dành thời gian thường xuyên và cố định
Các bạn nhỏ nhiều với trẻ (gọi là khoảng thời gian đặc biệt).
khi có hành vi xấu là
bởi muốn gây sự 3. Mỉm cười và nhìn vào mắt trẻ một cách khích lệ.
chú ý đối với bố mẹ, 4. Quy ước các kí hiệu, ngôn ngữ cơ thể với trẻ ví dụ đặt
người lớn. Vậy bố tay lên ngực trái là “Mẹ yêu con” hoặc úp tay lên tai có
mẹ liệu có nên “gây nghĩa là: “Mẹ sẽ không nghe con đến khi con thôi khóc.”
chú ý” một cách tích 5. Không làm theo mọi đòi hỏi của trẻ.
cực với trẻ không
nhỉ? Chắc là có chứ. 6. Nói trấn an và thể hiện lòng tin: “Mẹ yêu con và mẹ tin
Vì đó là cách khiến con sẽ làm được.”
cho trẻ hợp tác 7. Đừng để ý ngay đến hành vi không đúng mực của trẻ,
hơn. hãy đặt tay lên vai để cho trẻ thấy: “Mẹ không quan tâm
đến việc con làm nhưng mẹ quan tâm đến con.”
8. Dành thời gian để rèn luyện và chơi với trẻ những trò
---
chơi đóng vai trong các tình huống cần sự cư xử đúng
mực, ví dụ chơi đến nhà một bạn mèo, được một bạn
mời ăn, bị một bạn giằng đồ chơi…
9. Hạn chế dỗ dành thay vào đó là hành động. Ví dụ: thay
vì dỗ dành trẻ đi đánh răng, hãy dẫn trẻ vào nhà tắm và
nhờ trẻ mình dạy cách đánh răng…
10. Thành thực chia sẻ cảm xúc của mình: “Mẹ cảm thấy…về
chuyện…bởi vì…Mẹ ước gì…”

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI TRẺ LẤY
TRỘM ĐỒ

Hôm nay cô giáo gọi điện cho bố A nói về việc, A đã lấy của bạn cùng lớp một cái bàn
chải đánh răng.
A năm nay 7 tuổi. Bố A mặc dù bất ngờ nhưng khi A về, bố chỉ nghiêm giọng bảo: “Bố
đã nghe chuyện ở lớp của con rồi. Giờ con đi cùng bố đến đồn công an nhé!”
Mẹ A núp trong nhà bấm bụng cười. Vì đó là kế hoạch hai vợ chồng vừa bàn.
A run rẩy lên xe của bố. Bố chở đến đồn công an thật và dẫn vào gặp chú cảnh sát (là
người quen của bố mẹ mà A không biết).
Chú cảnh sát nhìn A rồi nói rất nhẹ nhàng: “Chú nói chuyện với cháu nhé! Đừng sợ!”
A khe khẽ gật đầu.
“Tại sao cháu lại lấy bàn chải của bạn?”
“Vì nó đẹp ạ” - A lí nhí.
Thế bây giờ, vì chú thấy đôi giày của cháu đẹp, chú lấy nó được không?
“Không ạ” - A lắc đầu.
Đúng rồi, ta không thể lấy một đồ vật ta thích nếu nó KHÔNG phải là của mình. Giờ
cháu kể cho chú xem cháu còn lấy gì của bạn nữa không? Chú đang lắng nghe đây.
“Cháu… cháu lấy 20.000 của bạn M ạ.”
Đến đây thì bố A sững người, bố không biết là con lấy tiền của bạn.
Chú cảnh sát bảo: “Thôi được rồi, chú ghi nhận là cháu đã trung thực nên tạm thời
chú chưa bắt cháu. Nhưng chú không muốn là cháu lại phải đến đây lần nữa, cháu
hiểu chứ!”
A gật đầu, nhìn chú cảnh sát đầy biết ơn.
Rồi A lên xe bố chở về.
Về nhà cả bố và mẹ đều không nhắc thêm một lần nào về kỉ niệm “đau thương” ấy
của A.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Bạn nghĩ gì khi đọc tình huống có thật trên? Bạn có thích cách giải quyết của bố mẹ A không?
Có rất nhiều bạn đồng tình, nói rằng: “Cũng ổn đấy chứ. Bố mẹ đã không cần phải quát nạt,
la mắng mà vẫn đạt hiệu quả. A chắc chắn sẽ sợ và không tái phạm. Bố A cũng tuyệt vời giữ
được bình tĩnh. Và cả mẹ nữa. Mẹ đã đứng đằng sau để sắp xếp mọi việc.”
“Lời của chú cảnh sát với A cũng rất văn minh mà vẫn đầy đủ những cảnh báo cần thiết.”
Có nhiều bạn không đồng tình vì: “Làm như thế khiến A có thể bị chấn động tâm lý. Một đứa
trẻ 7 tuổi phải đến đồn cảnh sát là một điều quá tệ.”
Ngoài ra, khi lớn lên phát hiện ra rằng người ta không thể đưa đứa trẻ đến đồn cảnh sát chỉ
vì nó lấy cái bàn chải đánh răng, khi đó, A sẽ thấy bố mẹ mình không trung thực. Đó có thể
là điều kiện để dẫn đến những hành vi không trung thực tiếp theo.
Còn bạn, bạn nghĩ gì?
Trong trường hợp đó, bạn làm gì?
Kỉ luật trẻ những lúc trẻ gây ra hành vi xấu là đương nhiên rồi. Nhưng kỉ luật thế nào để trẻ
nhận ra lỗi lầm mà vẫn không làm con tổn thương?
Điều đó cần quá trình “tu tập” của bố mẹ.
“Tu tập” để không nổi nóng đánh mắng, nói những lời làm tổn thương con trẻ.
“Tu tập” để bố mẹ tìm hiểu tâm lý lứa tuổi, những vấn đề mà con đang gặp phải.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
NGUYÊN NHÂN CHỈ DẪN
Trẻ có kiểm soát hành vi kém và 1. Giữ bình tĩnh, tuyệt đối không
mong muốn hài lòng ngay lập tức. gọi trẻ là “đồ ăn trộm”- từ này thực
Trẻ muốn có sự chú ý của bố mẹ. sự khủng khiếp. Bố mẹ thẳng thắn
nói rằng KHÔNG đồng tình với việc
Trẻ không được dạy rằng, ăn cắp
làm của con nhưng đừng thẩm vấn,
là sai.
giảng giải vào thời điểm đó.
Trẻ học từ người lớn và không bị 2. Dạy trẻ về sự sở hữu. Đặt các câu
bố mẹ nhắc nhỏ khi lấy đồ chơi hỏi (như chú cảnh sát trong câu
nho nhỏ của bạn mang về nhà. chuyện)
Trẻ bị bỏ rơi. 3. Dạy trẻ cảm nhận về cảm xúc của
người khác: bạn bè sẽ thất vọng,
Trẻ đang bị lạm dụng và cần sự
thiếu tin tưởng và không nghĩ con là
giúp đỡ.
cô bé/cậu bé tuyệt vời như trước.
Trẻ muốn bày tỏ cảm giác lo lắng, 4. Để trẻ được bày tỏ suy nghĩ, giải
tức giận hoặc xa lánh do bị thay thích về hành động.
đổi môi trường sống như bố mẹ 5. Củng cố những hành vi trung
ly hôn, chuyển trường... thực của trẻ.
Trẻ muốn thử cảm giác hồi hộp, 6. Nên mời những “diễn giả” là
mạo hiểm, thử thách… cảnh sát khu vực đến nhà hoặc đến
lớp trò chuyện với bọn trẻ về những
việc làm sai luật mà trẻ có thể mắc
phải.

Dù nguyên nhân là gì, GẦN GŨI VÀ YÊU THƯƠNG vẫn luôn là điều quan trọng nhất để
giải quyết mọi vấn đề ở trẻ.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI ANH CHỊ EM
TRONG NHÀ
BẤT HOÀ

Căn nguyên của xung đột giữa trẻ là gì?


Trẻ em không tự nhiên mà có thể giải quyết cãi vã như người lớn được.
Nhiều khi đối với chúng, chuyện bé xé ra to và làm cho mối quan hệ chị em
hay anh em trở nên căng thẳng hơn. Tại sao chúng lại cư xử như vậy?
Các con muốn được chú ý
Trẻ em luôn luôn ganh tị nhau về để mong đạt được sự chú ý của bố mẹ. Bố mẹ càng bận
rộn, nhu cầu cần được quan tâm của trẻ càng lớn. Khi nhà có thêm thành viên, con sẽ khó
có thể chấp nhận được việc mất vị trí trung tâm trong lòng bố mẹ. Thông thường, bố mẹ sẽ
đặt sự lo lắng và quan tâm nhiều hơn dành cho một đứa con đang bệnh hoặc cần chăm sóc
đặc biệt. Khi chứng kiến điều này, trẻ sẽ cảm giác mình bị cho “ra rìa” và sẽ hành xử không
lễ phép để có được sự chú ý của bố mẹ.
Trẻ cảm thấy khó chia sẻ với anh/chị/em của mình
Nhiều gia đình không có đủ tiềm lực để đáp ứng đủ nhu cầu riêng biệt cho từng bé. Thay
vào đó, chúng phải chia sẻ cho nhau. Đối với từng đứa trẻ, việc từ bỏ đồ chơi yêu thích của
mình để cho em quả thật là một điều gì đó thật khó khăn.
Chúng có cá tính khác nhau
Những đứa trẻ trong gia đình thường có tính cách khác biệt nhau. Trong khi bé lớn có thể
rất bướng bỉnh nhưng bé còn lại thì sống khép kín hơn. Sự khác biệt về tính cách giữa các
con có thể dẫn đến sự bất đồng lẫn nhau. Không chỉ vậy, khác nhau về độ tuổi và giới tính
cũng dẫn đến xung đột giữa các con.
Sự công bằng
Trẻ em là những vị luật sư tí hon, luôn luôn đòi hỏi sự công bằng và sẵn sàng đánh nhau vì
quyền lợi của chúng. Đứa nhỏ hơn có thể phàn nàn tại sao chị gái có thể đi nghe nhạc, xem

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
phim mà trẻ không được ra ngoài chơi với bạn. Cảm giác không công bằng và sự ghen tị có
thể dẫn đên sự bực bội trong lòng các con.

Làm thế nào để giữ được sự cân bằng trong gia đình?
Bạn có thể để con trẻ tự giải quyết vấn đề của chúng. Xen vào giữa sẽ
không dạy được chúng cách xử lý xung đột mà sẽ làm cho chúng nghĩ
bạn đang thiên vị đứa kia hơn – đặc biệt khi bạn luôn phạt một đứa. Bên
cạnh đó, nhiều bất đồng dễ xảy ra hơn nếu bạn không để trẻ tự mình giải
quyết vấn đề. Tuy nhiên, khi chúng bắt đầu cự cãi kịch liệt hơn và chuẩn
bị gây xung đột, bạn nên “ra tay” can thiệp.

1. Tách chúng ra
Việc tách các con ra sẽ giúp cho mỗi đứa tự bình tĩnh lại trong không gian của mình. Mỗi đứa
trẻ cũng cần có không gian riêng của chúng.
2. Dạy cách đàm phán và thỏa hiệp
Giải quyết tranh chấp một cách thỏa đáng cũng sẽ giúp cho các con bớt gây gổ lẫn nhau. Đầu
tiên, bạn có thể yêu cầu chúng ngừng la hét và bắt đầu bình tĩnh nói chuyện với nhau. Mỗi
đứa sẽ được bố/mẹ cho một cơ hội để nói về vấn đề của mình. Hãy lắng nghe con và đừng
phán xét. Sau đó, bạn thử làm rõ vấn đề và hỏi bé có cách nào thỏa đáng cho cả hai không,
sau đó đưa ra cách giải quyết của bạn. Ví dụ, nếu trẻ đánh nhau vì một trò chơi mới, bạn có
thể lên lịch để mỗi đứa có khoảng thời gian chơi tương tự như nhau.
3. Đặt ra luật lệ
Chắc chắn rằng những đứa trẻ sẽ phải tuân thủ những quy tắc tương tự nhau, bao gồm
không đánh nhau, không làm hư hỏng đồ của nhau. Bạn có thể tạo cơ hội cho bé tự đặt ra
luật lệ và cách thực thi luật. Chẳng hạn, bé có thể đề ra hình phạt cấm xem ti vi một đêm
nếu vi phạm luật. Hãy để cho bé có vai trò trong quá trình ra quyết định, điều đó sẽ khiến
chúng cảm thấy chúng có khả năng kiểm soát cuộc sống riêng. Khi bé đã làm theo những quy
tắc đó, bạn có thể dành một lời khen để cho con nỗ lực hơn.
4. Đừng thiên vị
Nếu một đứa trẻ liên tục bị mắc lỗi và đứa kia được xem như một thiên thần, bạn cũng đừng
bao giờ so sánh chúng. Điều này sẽ phản tác dụng, làm cho con bực bội nhiều hơn và khiến
cho mối quan hệ giữa bạn và con ngày càng xa cách.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
5. Không làm mọi thứ đều nhau
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, bé lớn hơn thì làm việc của tuổi lớn, bé nhỏ
hơn thì làm việc nhỏ. Thay vì cố gắng để mọi thứ công bằng, bạn nên giúp các con làm những
việc riêng biệt nhưng phù hợp với khả năng của con.
6. Cho trẻ quyền được sở hữu
Các con cần biết sự chia sẻ quan trọng như thế nào trong gia đình nhưng bố mẹ cũng cần
cho phép bé giữ cho mình những thứ đặc biệt.
7. Duy trì những cuộc họp gia đình
Cả gia đình có thể cùng ngồi lại với nhau mỗi tuần, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, những vấn đề
gặp trong tuần với nhau. Điều này sẽ giúp tất cả các thành viên có thể loại bớt những rắc rối
mà mình đang phải đối mặt.
8. Chú ý tới mỗi đứa theo một cách riêng
Rất khó để bạn dành thời gian riêng cho từng đứa. Một trong những nguyên nhân khiến các
con gây gổ là do chúng cảm thấy không được quan tâm đủ. Nếu muốn bạn cho con biết mình
đang quan tâm chúng, bạn có thể dành cho mỗi đứa một ít thời gian riêng biệt.
9. Trừng phạt khi cần thiết hoặc nhờ chuyên gia tâm lí
Khi những cuộc gây gỗ giữa các con xảy ra đến nỗi gây tổn thương về thể chất và tình cảm
thì bạn cần phải chấm dứt điều đó. Những vụ đánh nhau, cãi nhau hay hành hung lẫn nhau
được lặp đi lặp lại mà không có sự trừng phạt của bố mẹ sẽ tạo nên sự lộng hành ở trẻ. Nếu
bạn không thể tự mình chấm dứt, hãy nói chuyện với bác sĩ Nhi khoa hoặc chuyên gia tâm
lý để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI TRẺ
CHÁN HOẶC
SỢ ĂN

1. Bạn chỉ nên gợi ý cho trẻ ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn
chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục
ép trẻ ăn. Hãy đợi để tự trẻphải nhắc đến bữa ăn.
2. Khi đã quan sát được lúc nào con thường thấy đói, bạn hãy cho trẻ ăn vào
những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.
3. Hãy giảm số bữa ăn. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho trẻ ăn cháo hay
một lưng cơm, bạn hãy cho trẻ ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau
đó con sẽ ăn trưa một cách ngon lành.
4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là
gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
5. Hãy giảm khẩu phần ăn của trẻ mỗi bữa.
6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn
cho trẻ món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn.
7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành.
8. Hãy để cho trẻ tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi trẻ: "Con thích ăn gì
nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để trẻ chọn. Có thể trẻ sẽ
chẳng chọn gì cả, biết làm sao được?
9. Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của trẻ. Nếu trẻ nhất định đòi uống
sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho trẻ.
Đó chẳng qua là khẩu vị.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
10. Đừng ép trẻ ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho trẻ ăn trứng,
cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho trẻ ăn
thêm trái cây.
11. Bạn đừng cố giấu những thứ trẻ không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn
trẻ sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó
ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.
12. Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ". Thay vì cho trẻ ăn thịt với
cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ
uống thay vì để ở bát như thường lệ.
13. Cứ để cho trẻ ăn lâu như nó thích. Việc trẻ nhẩn nha cả buổi trưa không có
nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với trẻ. Thậm chí cả
khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra
sốt ruột. Trẻ chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm
ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm,
nhai, nuốt!
14. Các bạn hãy ngồi ăn cùng trẻ bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn
chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào,
mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ… Thế là trẻ vừa ăn vừa giỏng tai nghe,
quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.
15. Bạn đừng bón cho trẻ, hãy để trẻ tự ăn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn
nếu mẹ để chúng tự ăn.
16. Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép trẻ ăn
thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu trẻ nói rằng nó đã no, hãy để trẻ đặt bát xuống,
còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.
17. Hãy để trẻ cùng tham gia nấu nướng. Trẻ sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt,
hay món thịt mà trẻ tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.
18. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung
khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm trẻ ăn mất ngon.
19. Trẻkhông nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ
khẩu phần của trẻ, ví dụ trẻ có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một
bát cháo nhỏ trước lúc trẻ ra sân chơi với các bạn.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI TRẺ ĐÒI HỎI, VÒI VĨNH,
MÈ NHEO
Tại sao trẻ lại có thói quen vòi vĩnh?
Ngay từ khi trẻ mới 2-3 tuổi đã đủ
thông minh để nhận thấy rằng cha
mẹ rất “sợ” khi mình khóc, và “cứ
mè nheo đi, sẽ có được bất cứ thứ
gì”. Do đó việc vòi vĩnh ở trẻ là dạng
tâm lý HỌC ĐƯỢC, không phải là
tâm lý phát triển TỰ NHIÊN. Khi trẻ
quá dễ dàng được nhận thì trẻ học
được cách đòi để được nhận, hơn là
hiểu vì sao trẻ được nhận.
Có nhiều cách nuông chiều mà
chúng ta có thể thấy: dạng thứ nhất
là nuông chiều hết sức dễ dàng, một dạng khác là dù la mắng dù ngăn cấm lớn tiếng nhưng
1 lúc sau rất dễ chấp nhận và kết thúc luôn là “trẻ có điều trẻ muốn”. Dù là dạng nuông chiều
nào, trẻ vẫn nhận được câu trả lời “Ok, mình đã có”. Đối với dạng thứ 2, chắc chắn bạn sẽ
không “lì” bằng mức “vòi vĩnh” của trẻ, bạn vẫn là người thua cuộc vì trẻ đã nắm bắt tâm lý
của bạn rồi. Trẻ sẽ khóc và ăn vạ dữ dội hơn vì trẻ biết đó là cách duy nhất thắng bạn.

CHỈ DẪN

1. Hãy cân bằng giữa từ chối và cho phép.

Đừng luôn từ chối tất cả yêu cầu của trẻ, mà hãy lắng nghe và cho phép trẻ nếu điều
đó thực sự trẻ có thể làm hoặc bạn có thể kiểm soát.
Nhiều cha mẹ thường mắc sai lầm vô ý hay cố ý luôn luôn từ chối không cho phép
trẻ làm bất cứ điều gì. Nếu bạn giải thích vì sao từ chối hoặc đồng ý đòi hỏi của trẻ
nhưng dưới 1 điều kiện nào đó chắc chắn trẻ sẽ luôn tôn trọng sự từ chối của bạn
và sẽ đưa ra những đòi hỏi sau khi trẻ đã suy nghĩ kỹ. Làm tốt điều này, bạn cũng

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
đã dạy trẻ 1 phần bài học “Tại sao cần được cho phép”, trẻ sẽ học cách suy nghĩ
điều gì cần được cho phép khi đòi hỏi.

2. Tìm cách nói từ chối bằng 1 lời đề nghị/lời giải thích ngắn gọn, hơn là chỉ nói
“Không được”.

Điều này chỉ gửi 1 thông tin kém tích cực và không có thông điệp gì để trẻ nhận ra
“tại sao không được”. Nếu cha mẹ gửi thông điệp có thông tin hơn thì kết quả sẽ
khác, ví dụ: “Con nghĩ món đồ này có giống món đồ con có ở nhà không? chúng ta
có thể tìm 1 loại khác ở dịp khác nhé con!”. Hãy cho trẻ thông tin, hơn là những lời
từ chối suông. Làm tốt điều này sẽ giúp trẻ hiểu bài học “làm sao để được cho
phép”.

3. Hãy dừng các hành động mắng chửi hoặc đe dọa trẻ

Điều này không mang một thông điệp nào giúp trẻ ngừng vòi vĩnh. Chỉ là một “ngòi
nổ” giúp trẻ nhận ra cần làm dữ hơn, càng quyết tâm hơn để có được điều trẻ mong
muốn. Chắc chắn rằng bạn không muốn trẻ học điều này đúng không?

4. Đừng quá dễ dãi cho trẻ quá nhiều.

Bài học cần thiết mà mọi đứa trẻ cần học không phải là “chỉ nhận”, mà là sự hiểu
“tại sao được nhận”. Khi hiểu bài học này, trẻ sẽ học được bài học quan trọng thứ
2 là “cho đi như thế nào?”. Nếu “chỉ nhận” thì trẻ rất khó để học bài học thứ 2.

5. Tâm thái của cha mẹ khi trẻ vòi vĩnh cũng quyết định sự thành công.

Luôn đánh giá cần hay không cần để đưa ra quyết định cho phép hoặc từ chối và
giữ đúng quyết định này. Bạn sẽ truyền sự cương quyết cho trẻ và trẻ sẽ sớm nhận
ra rằng: vòi vĩnh không phải là cách hữu hiệu để đạt được điều mình muốn.

6. Không nên nói dối con vào lúc này.

Nhiều bậc phụ huynh thường dùng chiêu “Ba/mẹ hết tiền rồi”. Nhưng nếu bạn chỉ
nói cho xong chuyện mà trẻ lại biết trong ví vẫn còn tiền và trẻ có nhận thức tốt
thì chúng sẽ tiếp tục mè nheo đòi bạn cho bằng được. Trong trường hợp này, bạn
có thể tâm sự thẳng thắn rằng số tiền này bạn cần phải mua sữa, gạo, đồ ăn cho
bé và gia đình.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
7. Bạn hãy thử để trẻ một mình khi ăn vạ

Trong trường hợp bạn đã dỗ dành đủ kiểu mà trẻ vẫn đòi mua cho bằng được. Bạn
bỏ mặc trẻ một lát, có thể trẻ sẽ khóc to hơn để thu hút sự chú ý của bạn, làm bạn
lúng túng nhất, thì bạn phải kiên quyết không thể chiều hoặc xót con, nói cho bé
biết nếu bé tiếp tục không vâng lời thì bạn vừa bỏ đi và vừa quan sát bé.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI TRẺ KHÔNG
MUỐN ĐẾN
TRƯỜNG

1. Kiểm tra những nguyên nhân liên quan đến thể chất: Nếu con bạn kêu mệt hoặc
đau ở chỗ nào đó, hãy cho con đi khám. Cẩn thận vẫn hơn, đừng nghĩ là con kêu vì
làm nũng, vì con muốn nghỉ học, bạn nhé.

2. Nói chuyện với con bạn về những điều khiến con cảm thấy không thích trường học
và có thông báo kế hoạch con sẽ quay trở lại trường. Có một số bạn sẽ không thể mô
tả về những gì khiến em không thích trường học. Bạn cũng đừng quá ép buộc con
phải nói nếu như con không muốn. Thông điệp quan trọng nhất cần truyền tải đến
với con là: Bố mẹ tin rằng con có thể vượt qua được chuyện này và bố mẹ sẽ luôn hỗ
trợ con.

3. Tránh các cuộc tranh luận về tầm quan trọng của việc đi học, nhất là đối với những
bạn có cá tính mạnh hoặc đã lớn. Bài “thuyết trình” về việc học của bạn sẽ không có
hiệu quả gì thậm chí còn phản tác dụng, nó càng khiến con chán học hơn.

4. Hãy lắng nghe các “manh mối”: Bạn phải thực sự là một nhà thám tử để điều tra
xem con bạn gặp vấn đề gì. Ví dụ, con thường thức dậy và kêu đau bụng hay đau đầu?
Con có bị triệu chứng đó khi căng thẳng hay không? Vào ngày thứ bảy, con có bị như
vậy nữa không? Bạn hãy âm thầm quan sát và so sánh, không phải để buộc tội con,
chỉ là để bạn hiểu xem con đang gặp chuyện gì. Nhớ làm một cách thật tự nhiên nếu
không con sẽ “cảnh giác” với bạn.

5. Gặp gỡ giáo viên: Bạn nên gặp gỡ và hỏi cô cách giải quyết. Việc này sẽ giúp cô
thông cảm và chia sẻ với tình trạng của con và của bố mẹ. Cũng thông qua buổi gặp

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
này, bạn trao đổi với cô xem liệu con bạn có bị bắt nạt và chuyện này cần được giải
quyết triệt để.

6. Giữ tâm trí cởi mở: Đừng đổ lỗi cho giáo viên rằng vì cô đã làm điều gì sai (tương
tự giáo viên cũng không nên cho rằng vấn đề nằm ở phía phụ huynh). Khi gặp những
phiền toái, cách khiến chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm nhất là đổ lỗi. Nhưng làm như
vậy không giải quyết được chuyện gì.

7. Đừng biến việc trẻ ở nhà trở nên hấp dẫn: Hãy để con biết rằng, nếu con thực sự
bị bệnh, con cần gặp bác sỹ và ở trên giường nghỉ ngơi. Con cần tắt ti vi, chơi các trò
chơi không dùng thiết bị điện tử… Trong thực tế có rất nhiều bạn nhỏ “giả ốm” chỉ để
được nghỉ ở nhà xem ti vi thoải mái. Vì thế, đừng để cho bé một “ngôi nhà tiện nghi”,
cũng đừng dành nhiều sự quan tâm nếu bạn biết chắc là bé giả ốm.

8. Trường học tại nhà: Nếu con không “giả ốm” mà vẫn không đến trường, hãy yêu
cầu con học, đọc tại bàn học với tư thế thẳng lưng. Với những bạn lớn hơn, hãy đánh
thức con dậy theo đúng thời gian biểu. Việc này khó vì bố mẹ thường đi làm nhưng
bạn hãy cố gắng hết sức trong giai đoạn mà con đang “trì hoãn” này.

9. Thiết lập quy tắc đối với con: Một số bạn phát hiện ra rằng, khi vờ đau bụng chẳng
hạn thì bố mẹ sẽ khó phát hiện. Vì thế, hãy đề ra quy tắc, trừ trường hợp con bị sốt
thì con sẽ nghỉ học. Còn lại con sẽ đến trường và nếu cần thì con xuống phòng y tế.

10. Thay đổi để đem lại cảm xúc tích cực: Bạn nên nghĩ đến những thay đổi nho nhỏ
như thay vì mẹ vẫn đưa đến trường thì để bố hoặc ngược lại.

Bạn nên dành nhiều thời gian để hỏi con về trường lớp.

Luôn đón con bằng nụ cười, bằng sự ấm áp.

Tham gia các hoạt động trải nghiệm ở trường cùng con. Xem con thích
chơi với bạn nào có thể mời bạn đến nhà ăn cơm…

Đừng tạo áp lực về điểm số. Đừng căng thẳng mỗi khi con làm bài về nhà.

Bạn cũng tìm ra điểm mạnh của con và khuyến khích con sử dụng các
điểm mạnh ấy ở trường.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI TRẺ MÊ
ĐIỆN THOẠI,
MÁY TÍNH,
TV
CHỈ DẪN
1. Bộ sưu tập theo chữ cái: Trò chơi này tưởng
không vui mà vui không tưởng. Yêu cầu là con
Ai cũng biết cho con chơi
sưu tầm các đồ vật theo bảng chữ cái rồi cho
nhiều với thiết bị điện tử
vào cái hộp. Ví dụ, với chữ cái b, con sẽ tìm là
sẽ không có lợi bố mẹ bận
quả bóng, chữ cái a là cái áo…
điên, không cho chơi thì
2. Làm phóng viên: Bạn có thể làm mẫu cho con
con nghịch, chạy, phá.
câu hỏi phỏng vấn bà ngoại chẳng hạn:
Trường học thì đóng cửa,
• Lúc trẻ, bà thích chơi trò chơi gì nhất? Bạn thân
chẳng có chỗ mà “tống
của bà là ai?
đi”. Rồi ông bà, chú bác
• Bà gặp ông khi nào?
đến chơi, chẳng lẽ lại quát
• Tết của bà khi bà 15 tuổi như thế nào?
tháo loạn nhà. Nên đành
• Bà có thể nói cách làm một loại bánh mà bà
tặc lưỡi.
thích nhất không?
Nhưng bạn ơi, chỉ cần vài
• Điều gì ở cháu khiến bà thích nhất?
lần “tặc lưỡi” là con có thể
bị lệ thuộc vào thiết bị • Điều gì ở ông khiến bà thấy phiền nhất?
điện tử. Con sẽ hiểu đó là • Tại sao bà lại cưới ông, có phải vì ông đẹp trai
thứ bạn dùng để “mua và rất chiều bà không?
chuộc”. Sau đó, con cũng 3. Bạn khuyến khích con ghi lại và vẽ hình ảnh
sẽ khó để bắt nhịp với người được phỏng vấn bên cạnh. Sau đó có thể
trường học. công bố vào bữa cỗ tất niên, “những bí mật
siêu hay ho”.
--- 4. Trồng cây: Bạn nên có kế hoạch mua hạt giống,
nhờ con tra cách gieo hạt rồi con sẽ phụ trách.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Người ta nói: Những người làm vườn là người
hạnh phúc nhất trên trái đất mà còn sống. Vì
thế, hãy để con bạn được hạnh phúc.
5. Làm những bộ phim ngắn: Nếu dùng thiết bị
điện tử, hãy nghĩ đến việc làm một bộ phim
ngắn về con mèo, về cái cây, về cảm xúc của
mọi người khi tết đến… Con sẽ hiểu cách bố
cục một câu chuyện, cách dùng thiết bị điện tử
một cách có mục đích.
6. Làm cây gia đình: Hãy dạy con về sự gắn kết
nguồn cội, về lòng biết ơn. Vì thế, hãy để con
được tìm hiểu và điền vào cây gia tộc.
7. Trang trí nhà cửa: Đừng sợ nếu con bạn có bày
bừa. Hãy để con dùng sơn, dùng màu nước,
dùng hồ dán, kéo… trang trí lại phòng của con.
8. Bạn có muốn cho con thử cảm giác ngất ngây
vì hạnh phúc không? Dễ lắm, chỉ cần làm một
cái lều (bằng chăn, bạt gì cũng được) sau đó,
cho con được chọn đồ ăn trong tủ lạnh, quyển
sách, đồ chơi… và con được phép ở đó thật
thoải mái (tất nhiên là chọn hôm đẹp trời và
xung quanh đảm bảo là an toàn).
9. Vũ hội hóa trang: Tưởng tượng cùng với các
trang phục sẽ giúp con bạn những trải nghiệm
tuyệt vời. Bạn có thể mua cho con một số phụ
kiện và sau đó để con dùng quần áo cũ để tạo
ra trang phục cho những nhân vật mà con
thích. Nếu có thể hãy biến nó thành một buổi
trình diễn.
10. Bạn cũng có thể tạo ra những buổi trình diễn
khác như đọc thơ, trình bày nhạc cụ, sáng tác
truyện bằng rối tay, trưng bày các tác phẩm vẽ
bằng phấn, bằng chì, trưng bày album ảnh gia
đình… Con sẽ tự tin hơn rất nhiều.
11. Và quan trọng nhất, hãy khuyến khích con đọc
sách bạn nhé.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI TRẺ KHÔNG THÍCH LÀM BÀI
TẬP VỀ NHÀ

1. Để những thứ “vui vẻ” sau khi


trẻ làm xong bài về nhà. Ví dụ
con bạn thích xem ti vi, thích
nghịch nước, thích xếp hình,
thích đi dạo… hãy để dành hoạt
động đó sau khi con học xong.
Con sẽ cảm thấy có động lực
hơn khi học.
2. Quan tâm tới “nhịp điệu tự
nhiên” của con. Có những bạn có
quá nhiều năng lượng. Vì thế việc
giúp con chạy nhảy, tập luyện trước khi làm bài lại khiến con tập trung, đỡ ngó ngoáy khi
học. Có những bạn sẽ học tốt khi nghe nhạc. Có những bạn học tốt khi cầm một đồ vật nhỏ
ở trong tay… Hãy thực sự lắng nghe để biết điều gì sẽ hỗ trợ con để học vui vẻ hơn.
3. Bạn có thường thấy con bạn khi bắt đầu làm bài sẽ kêu: Bút chì con hỏng rồi/ Con không
có thước kẻ/ Con không có bút màu… Rồi tìm kiếm và nhăn nhó. Giờ học đáng lẽ là 25 phút
thành 45 phút.
Vì thế, hãy chuẩn bị một HỘP SẴN SÀNG (đừng đặt tên điều gì liên quan đến chữ bài tập về
nhà để con khỏi căng thẳng). Hộp sẵn sàng do bạn giữ, trong đó có tất cả các dụng cụ học
tập cần thiết. Bạn hãy dán một tờ danh sách lên các dụng cụ lên trên nắp hộp và trước khi
con làm bài, hãy để con đánh dấu vào danh sách xem có đủ dụng cụ chưa. Trẻ con thích thế,
bạn cứ để con bắt đầu bằng niềm vui.
4. Hãy làm thú vị hóa các yêu cầu. Ví dụ bạn là học sinh và con làm giáo viên, hướng dẫn
cách viết, cách làm bài.
Cũng có thể có buổi cho con được làm bài ở ngoài sân, ở trong một cái hộp bìa caton lớn…
Có thể giả làm một nhà du hành cần xong nhiệm vụ để bắt đầu một cuộc chinh phục vùng
đất mới…

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
5. Có mục tiêu rõ ràng, có đồng hồ chỉ giờ. Bạn có thể chia nhỏ các nhiệm vụ và sẽ làm trong
5 phút. Hết 5 phút, bạn sẽ động viên hoặc con được di chuyển ra khỏi chỗ 1 phút. Hết 5 lần
5 phút, con sẽ có một bữa ăn nhẹ. Đừng cho con xem thiết bị điện tử vào giờ nghỉ vì nó khiến
tâm trí con rất khó quay lại bài học.
6. Có “vé di chuyển”: Bạn phát cho con 3 tờ vé khi bắt đầu vào học. Mỗi lần con định đứng
lên trong 1-2 phút kể cả để đi vệ sinh sẽ cần đưa vé. Hết vé là hết quyền di chuyển. Làm như
vậy khiến con đỡ cảm thấy nặng nề và cũng hiểu nguyên tắc hơn.
7. Giảm dần sự giúp đỡ bằng hai cách:
Cách 1: Khoảng cách để hỗ trợ con xa dần, ví dụ ban đầu bạn có thể ngồi cách con một
sải tay. Sau thì ngồi cách 2 mét, miễn là bạn vẫn có thể nhìn thấy con.
Cách 2: Khi con cần hỏi, ban đầu bạn sẽ có thể dùng bút để ghi các bước làm, sau rồi bạn
chỉ gợi ý bằng các câu hỏi. Ban đầu bạn sẽ trả lời ngay, một thời gian sau, bạn yêu cầu
con tổng hợp các câu hỏi và hỏi vào cuối buổi học.
Những câu hỏi để gợi ý cho bài toán thường là:
Con thử nói lại yêu cầu của đề bài. Đề toán cho biết gì, đề toán hỏi gì?
Ở lớp con có làm bài nào tương tự không?
Con tìm xem trong sách có ví dụ nào tương tự không?
Những câu hỏi gợi ý viết bài văn thường là:
Con định sẽ viết về điều gì? Câu mở đầu của con liệu sẽ là gì?
Con thử vẽ một cái cây mà mỗi lá của nó sẽ là một ý con định viết thì cái cây của con
sẽ như thế nào?
Con có định hỏi mẹ về thông tin gì không? Hãy hỏi mẹ tối đa 5 câu và mẹ sẽ hỏi con
3 câu nhé.
8. Nên kết hợp giữa công việc con thích với việc làm bài. Ví dụ mình đọc thấy có bạn say
sưa làm thủ công trong 2 tiếng nhưng không làm văn và toán. Bố mẹ có thể đổi yêu cầu
viết văn trong vở bằng việc viết trên tờ giấy mà bạn đó đã cắt và trang trí xung quanh.
Hoặc: Sau khi con cố gắng làm 10 phút toán, hai mẹ con sẽ cùng làm thủ công.
9. Có thể làm một “hợp đồng” trong đó bạn nêu những điều khoản mà con cần thực hiện,
hình thức được hưởng khi hoàn thành hợp đồng. Mình hay dùng mẫu này, các bạn thử
xem: http://www.naspcenter.org/home_school/hworkplanner.pdf
Điều quan trọng nhất về phía bạn:

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
1. Tuyệt đối không căng thẳng, cáu kỉnh, nói những lời khiến con sợ hãi việc học
hoặc thiếu tin tưởng vào bản thân: Học đi rồi mẹ cho chơi (làm con cảm thấy học
là khổ sở); Học đi không bố mày đánh cho ( làm con sợ bố và coi học như một
hình phạt); dốt quá; có thế mà cũng không hiểu; đầu óc đang để đi đâu thế; tao
đập cho một cái bây giờ; hôm nay cho ngồi đến đêm nhá…
2. Khi con học, bạn hãy làm gương bằng việc: KHÔNG ĐIỆN THOẠI, TI VI… Bạn có
thể đọc sách, tính toán sổ sách… Hãy nói với con: Mẹ có công việc của mẹ là
chăm em. Cả hai mẹ con cùng hoàn thành công việc tốt đẹp nhé.
3.Tuyệt đối không có những hành động như xé vở, lấy bút gạch đi những thứ con
làm, ném sách bút của con… Những điều đó để lại ấn tượng rất kinh khủng về
viêc học với trẻ.
4. Bạn hãy giúp con bạn trở thành một em bé ham hiểu biết, ưa khám phá. Ví dụ,
khi cả nhà cùng xem chương trình ti vi, hãy hỏi con nghĩa của từ mà bạn thấy
khó. Nhờ con viết quảng cáo một loại rau bạn trồng; Đọc hộ hướng dẫn sử dụng
máy giặt; Tìm hiểu về tiếng khóc trẻ sơ sinh (nếu bạn nhỏ có em bé). Tất cả
những điều đó khiến con sẽ thích đọc, thích học hơn.
5. Cho con ngủ đủ giấc. Không vì làm bài mà bắt con thức khuya và sai lầm này sẽ
lại chồng lên sai lầm khác. Bạn cũng nên liệt kê những vấn đề của con khi làm bài
và sau đó lập nên những mục tiêu ngắn hạn.

Mỉm cười và thật thoải mái bạn nhé!

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI TRẺ TRONG
GIAI ĐOẠN
“KHỦNG
HOẢNG”

Người ta thường nói về giai đoạn khủng hoảng của trẻ như lúc trẻ lên 3, trẻ bước vào tuổi
dậy thì… nhưng không biết, chính cha mẹ cũng có những giai đoạn khủng hoảng.
Ví dụ như khi con chuyển từ giai đoạn ngây thơ hồn nhiên sang thâm trầm, ít giao tiếp, không
muốn gần gũi với bố mẹ.
Và bố mẹ ngơ ngác. Không biết mình sẽ phải làm gì. Liệu việc hỏi những câu hỏi như bố mẹ
vẫn thường hỏi: Hôm nay con học có vui không? Con ăn uống thế nào? Con đã chơi những
trò chơi gì… liệu còn thích hợp nữa không?
Đây là những câu hỏi mà bạn có thể tham khảo để “đặt chân” vào thế giới nội tâm của con.
Nhớ là câu trả lời của con không phải để bạn suy nghĩ, phán xét, dò la, nghi ngờ. Đó chỉ là
chìa khóa để bạn mở ra cánh cửa có tên là “Sự hiểu biết” giữa bạn và đứa bé đang lớn của
bạn mà thôi:

1. Ban nhạc hoặc nghệ sỹ mà con yêu thích là ai?


2. Con nghĩ mình sẽ làm gì sau 5 năm? 10 năm?
3. Con thường làm gì khi buồn chán?
4. Ai là thần tượng của con? Vì sao?
5. Bộ phim mà con đặc biệt yêu thích là gì?
6. Cách con vượt qua stress như thế nào?
7. Loại âm nhạc nào khiến con cảm thấy hạnh phúc?

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
8. Con sẽ tức giận vì điều gì?
9. Con có thích đọc mà không cần phải là đọc những cuốn sách không? Vì
sao?
10. Điều gì làm cho con thấy vui?
11. Điều gì làm con thấy sợ?
12. Màu nào mà con thấy thích nhất?
13. Điều gì khiến con cảm thấy rất giận dữ?
14. Mơ ước của con là gì?
15. Điều gì sẽ khiến con cười to?
16. Con nghĩ gì về nạn bắt nạt?
17. Con có tin tưởng vào những vẻ đẹp của tâm hồn và tình yêu đích thực?
18. Con nghĩ gì về nghề nghiệp và công việc mà con sẽ làm trong tương lai?
19. Suy nghĩ của con về hôn nhân là gì?
20. Con có nghĩ về tôn giáo và ý nghĩa của tôn giáo với cuộc sống?
21. Điều gì con biết cách làm nhưng lại không thể làm ngay bây giờ?
22. Môn học nào ở trường mà con thấy hứng thú? Do môn học hay do giáo
viên con thích?
23. Con nghĩ mình là người hướng nội hay hướng ngoại?
24. Con nghĩ mình là người giỏi nghĩ ra các ý tưởng hay là người giỏi về thực
hành?
25. Gia đình quan trọng với con như thế nào?
26. Khi có thời gian rảnh, con thích làm gì nhất?
27. Điều gì sẽ thúc đẩy con nhiều nhất?
28. Con cảm thấy mình là người khó khăn hay dễ dàng khi kết bạn?
29. Con có cảm thấy mình là một người có trách nhiệm?
30. Nếu được quay trở lại quá khứ, con sẽ đi du lịch vào năm nào? Với ai? Tại
sao?
31. Người bạn thân nhất của con là ai?

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
32. Con có một hình mẫu nào không?
33. Con nghĩ gì về hình xăm?
34. Con nghĩ gì về truyền thống gia đình?
35. Thực sự có bao giờ con cảm thấy xấu hổ vì bố mẹ không?
36. Những hoạt động hoặc sự kiện nào của gia đình mà con thích?
37. Bữa ăn gia đình với con có quan trọng không?
38. Những phẩm chất nào ở người khác khiến con ngưỡng mộ?
39. Con sẽ mô tả tính cách của riêng con như thế nào?
40. Con có muốn hẹn hò với ai không hoặc con đã sẵn sàng cho việc hẹn hò
chưa?
41. Con nghĩ gì về chính trị?
42. Con có nghĩ về việc bỏ phiếu và vai trò của nó?
43. Con nghĩ gì về hầu hết các ngày của con? Vui vẻ hay đều đều, buồn
chán…?
44. Con có nghĩ dành nhiều thời gian xem ti vi là tốt không?
45. Con thích kiểu gia đình như thế nào?
46. Con có nghĩ học ngoại ngữ là quan trọng không? Vì sao?
47. Con muốn con giống ai?
48. Con có muốn chọn một tên khác cho mình?
49. Câu nói nào của bố mẹ khiến con cảm thấy buồn/ bị tổn thương?
50. Con có muốn biết nhiều hơn về bố mẹ?
51. Con nghĩ gì về địa vị xã hội và sự nổi tiếng?
52. Con nghĩ ngoại hình có quan trọng không?
53. Con có nghĩ con có thói quen gì xấu không?
54. Con có cảm thấy khổ sở khi nói dối?
55. Con có khi nào cảm thấy ghen tị với ai đó? Con làm gì để vượt qua cảm
xúc đó?
56. Con nghĩ gì về khái niệm “nam” và “nữ”

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
57. Con vật nào sẽ có vẻ giống con nhất?
58. Kí ức thơ ấu nào khiến con nhớ nhất?
59. Nếu được gặp một người đã mất, con sẽ chọn gặp ai, vì sao?
60. Ngày hoàn hảo của con là gì?

Thực ra sẽ không có một mẫu câu hỏi nào hoàn hảo cho việc trò chuyện cả. Những câu hỏi
trên chỉ mang tính gợi ý với mục đích hướng suy nghĩ của bạn vào CHÍNH CON để bạn có
thể làm bạn cùng con như là con vốn có.
Và để chính bạn cũng từng bước vượt qua khủng hoảng.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
KHI MUỐN
CON NGHE LỜI

1. Nói với con bạn rõ ràng những gì bạn muốn chúng làm
Một trong những lỗi mà cha mẹ hay mắc phải là nói những mệnh lệnh mang tính cấm đoán:
Đừng chạy nữa! Không được sờ! Đừng đánh em! Đừng ném bóng!
Khi bạn đưa ra những hiệu lệnh này, con bạn có xu hướng không nghe hoặc nếu có chỉ dừng
lại trong giây lát (có thể vì giật mình do âm lượng giọng nói của bạn to khác thường) sau đó
chúng lại tiếp tục.
Không nghe không bởi do con hư mà có khi do trẻ còn kém trong suy luận logic. Chúng không
thể hiểu, “không chạy”, thế hay là bò, là bay, là nhảy? Và chúng không biết xử lý tiếp theo
thế nào.
Vì thế, hãy nói rõ ràng, ví dụ:
Đừng chạy= Con đi bộ từng bước thế này nhé!
Không được sờ= Con đừng chạm tay vào đây. Con thử đặt tay vào chỗ này xem sao.
Đừng đánh em= Cái tay đẹp của con đâu, cho mẹ xem nào!
Đừng ném bóng= Con hãy giữ bóng ở trong tay, con ngoan nhé!
2. Đừng đưa ra một câu có quá nhiều yêu cầu:
Nếu bạn cứ muốn “tích hợp” những điều bạn muốn chỉ vì bạn vội vàng thì bạn làm cho trẻ
bối rối.
Vì thế, hãy chia nhỏ nhiệm vụ.
Ví dụ, đừng nói: “Con ra giá lấy giày rồi đi vào và sau đó lấy cặp, mẹ đợi con ở xe.”
Thay vào đó hãy nói: “Con lấy giày của con đi.”

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Sau khi con lấy giày rồi mới nói tiếp: “Con cúi xuống buộc dây giày vào.”
“Rồi, bây giờ mình cùng ra xe.”
3. Hãy biến mọi việc thành vui vẻ
Con sẽ cảm thấy biết ơn nếu bạn biết cách biến mọi việc thành vui vẻ.
Hãy sử dụng những bài hát kiểu “nhố nhăng”, những bài thơ vui nhộn do bạn tự nghĩ ra
hoặc những câu chuyện tưởng tượng.
Ví dụ bạn muốn con xếp đồ chơi vào giỏ, bạn có thể đọc:
Ta là tướng quân
Tay ta thật khỏe
Đồ chơi bé nhỏ
Mau mau đầu hàng
Hãy đợi sẵn sàng
Ta hô một phát
Thế là tăm tắp
Vào ngay trong này
Ai đi vào ngay
Ta tha không bắt
Đừng đợi ta nhắc
Nằm yên thôi nào!
Vừa đọc vừa nhặt đồ chơi, vừa cầm một đồ chơi và nói: “Ôi tôi tuân lệnh tướng quân! Đảm
bảo là con sẽ cười tít mắt.”
4. Thông cảm
Bạn hãy đặt mình vào vị trí của con để hiểu xem cảm giác của con thế nào từ đó bạn sẽ có
thể đưa ra những yêu cầu mang tính thông cảm.
Ví dụ: “Mẹ biết là con đang thích xem chương trình ti vi này lắm. Nhưng thời gian đã hết
rồi. Con có muốn có thêm 5 phút nữa để xem không?”
“Mẹ biết là con đang vui nhưng con có thể bỏ giày ra rồi quay lại chơi tiếp không.”
Để thông cảm, trước khi phạt con, bạn hãy tự đặt ra ba câu hỏi:

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Tại sao con lại cư xử theo cách này? Có phải vì môi trường lạ? Vì con không có kĩ
năng giao tiếp? Hay con chỉ đang hành động theo đúng lứa tuổi?
Con cảm thấy thế nào? Có thể con đang buồn hoặc sợ hoặc mong muốn bố mẹ chú
ý chăng?
Mình đang cố gắng đạt mục tiêu gì khi phạt con?

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
PHẦN 2

MẮNG – KHÔNG MẮNG


KHEN – KHÔNG KHEN
DỪNG LẠI TRƯỚC KHI MẮNG TRẺ
Đây là những lời mắng con từ phụ huynh mà mình lượm lặt được:

Nhận định về con: Dốt quá/ Chậm chạp quá/ Ngu như bò/ Lúc
nào cũng lơ nga lơ ngơ/ Mặt cứ đần ra thế…
Tỏ thái độ trước những việc làm sai của con: Làm bố/ mẹ xấu hổ/
Bố/ mẹ muốn chui xuống đất vì con/ Rồi cũng đến khổ với con/
Họ nhà mình toàn người học giỏi mà con thì làm bố mẹ xấu mặt…
So sánh con với “con người ta”: Đi xách dép cho nó/ Sao con
không bằng cái móng tay của nó/ Con mà được như thế có phải
bố mẹ được nhờ không/ Sao cũng sinh con mà người ta sướng
thế/ Ôi nhìn con nhà người ta mà thèm…
“Dự đoán” về tương lai: Rồi lấy gì mà ăn/ Đi hót rác thôi con ạ/
Đến ăn mày thôi con ạ/ Cả đời không ngẩng mặt được lên đâu…
Ngăn chặn một việc làm gì đó của con: Mày có thôi ngay đi
không/ Mày làm thế tao đánh cho đừng trách/ Có não không mà
làm như thế/ Mẹ cấm con…

Nói chung tùy theo mức độ nặng nhẹ, tùy từng không gian, tùy từng gia đình lại có những
lời mắng khác nhau.
Phụ huynh thường tự bao biện cho việc mắng của mình như sau:
Mắng cho con “mở mắt” ra. Không mắng thì làm sao nó biết điều chỉnh, sửa đổi.
Mình thương con mình mới mắng. Chứ ra ngoài kia kìa, người dưng kia kìa, ai người
ta thèm nói.
Đánh thì mới sợ chứ mắng thì nhằm nhò gì.
Và cuối cùng, xưa nay có ai bị mắng mà chết được đâu.
Không, mình nghĩ khác. Có “chết” đấy bạn ạ. Bởi có những lời nói có khi “đau” hơn ngàn
roi vọt.
Bạn cứ nhắm mắt lại nghĩ về tuổi thơ của mình. Giữa những kỉ niệm êm đềm, ngọt ngào
và kỉ niệm xấu, bạn nhớ kỉ niệm nào hơn. Mình đoán bạn sẽ nhớ lần bạn bị đánh, mắng,
bị đau, bị khóc, bị khổ, bị bỏ rơi, bị tổn thương, bị xúc phạm…
Bố của Nam hơn 50 tuổi, trong những ngăn kí ức đầy chặt về tuổi thơ, bố Nam luôn nhắc
đến một lần bị người hàng xóm mắng là “ngu thế” khi trót chạm vào cái ác quy. Từ đó trở
đi, bố Nam sợ cái… ác quy. Sợ và ghét người đàn ông đã mắng mình khi ấy.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Thế đó, trí nhớ luôn ghi nhớ và tái hiện những điều không tốt.
Và có thể bạn, thay vì gần gũi, yêu thương, nghiêm khắc một cách đúng đắn, giữ bình tĩnh,
kỉ luật hài hòa thì bạn lại gieo cho con những kí ức xấu.
Nhiều người sẽ nói: Ôi, đâu có sao đâu. Như mình đây này, lớn lên toàn bị chê bị mắng
mà bây giờ vẫn đàng hoàng, hạnh phúc, vui vẻ.
Ừ thì không sao!

Nhưng bạn ơi, thử tưởng tượng một hôm nào đó, bạn mệt,
bạn rất mệt.
Rồi chồng bạn về muộn.
Rồi bạn bị sếp mắng.
Bạn làm hỏng một việc gì đó.
Rồi bạn bị ai đó nói xấu…
Bỗng nhiên, những câu nói năm xưa hiện về.
Và có thể, biết đâu đấy, nó là giọt nước tràn ly dẫn đến những
quyết định tiêu cực.

Nên thôi, mình phòng cho con đi bạn ha.


Vì có thể con bạn sẽ có lúc:
Cảm thấy mình không được bằng bạn bằng bè.
Cảm thấy mình không được thông minh xinh xắn như bạn bè
Cảm thấy đầy áp lực học hành…
Và chỉ cần nhớ lại những kí ức xấu, nó có thể đánh gục con bạn.
Dù bạn đã cố công nuôi con.
Một cách đầy thành ý.
Mình dừng lại, hít thở sâu đi bạn ha.
Bạn làm được mà.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
BẠN MUỐN “VUN TRỒNG” CHO CON ĐIỀU GÌ?
Vun trồng cho con trái tim nhạy cảm và lòng trắc ẩn giữa một xã hội mà bạo lực học đường
có khuynh hướng gia tăng. Trước nỗi đau đớn và thống khổ của người khác, cha mẹ cần
dạy con cái biết lưu tâm đến tha nhân, giúp đỡ họ những nhu cầu cần thiết, dạy cho các
em biết kính trọng và cảm thông với người khác cách sâu xa. Bởi vì theo triết gia Alfred
Adler: “Kẻ nào không quan tâm đến người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều sự khó khăn
nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội”.
Tập cho con sống khoan dung. Thật khó để tránh được một ngày mà không có ai làm ta
bực mình. Vì thế học biết khoan dung tha thứ là một kỹ năng sống. Muốn tha thứ, trước
hết cần phải cầu nguyện cho kẻ xúc phạm mình. Ngoài ra, nếu tận mắt thấy cha mẹ tha
thứ cho nhau, trẻ sẽ dễ dàng biết cách tha thứ cho tha nhân.

Dạy con sống thành thật. Bí quyết lớn nhất của sự thành công là sự thành thật. Sự thành
thật đúng nghĩa đòi hỏi phải biết cả điều dở lẫn điều hay của mình. Phải nhìn nhận các
khuyết điểm của mình đồng thời phải cố gắng phục thiện. Thông thường, trẻ em có thói
quen nói dối do yếu đuối và sợ hãi hình phạt từ cha mẹ. Bởi thế, cha mẹ nên dùng những
lời có phép thần diệu sau: “Cảm ơn con đã cho cha mẹ hay biết sự việc. Cha mẹ thật sự
tin tưởng con”. Và một điều thiết yếu, gương sáng còn hiệu quả hơn: chỉ những bậc cha

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
mẹ biết tôn trọng người khác, sống đứng đắn và đáng kính nể mới có thể dạy bảo sự tôn
trọng, lòng trung thực và chữ tín cho con cái mình.
Nhắc nhở con cái phải biết ơn. Lòng biết ơn là một trong những biểu lộ cao đẹp của tình
yêu. Bởi thế, cha mẹ không chỉ dạy con cám ơn bằng lời mà còn bằng ánh nhìn, cử chỉ và
nụ cười. Ngoài ra, trẻ cũng cần học biết cám ơn qua thư từ, và bằng quà biếu.
Tập cho con sống khiêm nhường. Cha mẹ nên dạy con không được chỉ trích người khác
mà hãy nhìn vào những điểm mạnh của họ. Nếu con cái mình chăm ngoan học giỏi thì hãy
nói với con rằng đừng khinh thường những bạn học yếu hơn, vì chưa chắc những lĩnh vực
khác mình đã bằng họ. Đồng thời, nên khuyên bảo con kiến thức đó để giúp đỡ các bạn
thay vì đi khoe khoang về sự thông minh của mình. Cha mẹ cũng cần cho trẻ biết việc thừa
nhận sai sót của mình là rất cần thiết và điều đó lâu dần sẽ giúp bé trở thành người khiêm
tốn.
Giúp con sống dũng cảm. Lòng dũng cảm không được nhầm lẫn với sự liều lĩnh vô ý thức
hoặc sự tàn bạo đến từ một số anh hùng trong phim ảnh. Ngày nay, dấu hiệu của lòng
dũng cảm là khả năng bảo vệ những ý tưởng đặc thù của mình, không phải với tính bướng
bỉnh. Đặc biệt, người can đảm phải dám “kiên trì và quyết tâm theo đuổi điều thiện”, bảo
vệ công lý, cho dù gian nan thử thách cũng không khiếp sợ. Ngay từ nhỏ, con cái cần được
cha mẹ khuyến khích để thực hành và tự đảm nhận những nhiệm vụ và công tác rõ ràng
trong gia đình, nhà trường. Đồng thời, can đảm để trung thành với những điều đã cam
kết.
Tập cho con sống lạc quan. Một gia đình đang vật lộn với khó khăn trầm trọng, người mẹ
nói với các con: “Đừng khóc khi mặt trời mất, vì nước mắt sẽ ngăn cản ta chiêm ngưỡng
những vì sao”. Bọn trẻ không bao giờ quên lời mẹ khi đã lớn khôn. Lạc quan, yêu đời trong
cuộc sống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm stress, chống trầm cảm, tăng cường
miễn dịch, giúp sống thọ Nếu trẻ thường nghĩ tiêu cực rằng: “Mình là kẻ bất tài vô
dụng” thì rồi nó cũng sẽ trở thành kẻ chẳng làm được gì. Vì vậy, cha mẹ cần tạo dựng lòng
tin, niềm lạc quan, yêu đời cho trẻ, giúp trẻ chống lại khuynh hướng mặc cảm tự ti. Bởi vì,
lạc quan không phải là đặc tính “bẩm sinh”, nhưng được tạo dựng từ sự tự tin của bản
thân và sự hỗ trợ của cha mẹ.
Trong cặp sách học sinh của một bé gái có tấm thiệp: “Con gái cưng của mẹ, mẹ biết con
buồn chán vì sổ học bạ có điểm kém. Con đừng lo lắng. Con có nhiều điểm xuất sắc mà

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
chính mẹ và cha tin rằng chúng thật quan trọng trong cuộc sống! Con thật thà, trách
nhiệm và tự chủ. Con thật sự là một người tuyệt vời!”. Chỉ có cha mẹ là những người có
thể làm cho trẻ xác tín rằng: “Mình có thể làm được điều đó”. Bởi vậy, nên khuyến khích
trẻ thường xuyên. Câu nói: “Cha mẹ thực sự tự hào về con” là một câu nói có phép kỳ
diệu.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI DẠY TRẺ
Khi làm điều gì đó có lỗi, hãy nói lời xin lỗi trước, giải thích lý do sau.

Nếu muốn nhờ ai làm việc gì đó, hãy đến tận nơi để nói chứ không gọi to từ
chỗ khác.

Khi ăn không vừa nhai vừa nói, không chọc hoặc huơ huơ đũa trước khi gắp.

Giữ im lặng ở những nơi công cộng như: lúc đứng xếp hàng, trong rạp chiếu
phim, trên tàu điện, trên xe bus.

Đừng nhìn vào những người đang bị mắng hoặc khi họ làm sai, làm đổ vỡ. Điều
đó có thể khiến họ xấu hổ hoặc giận dữ.

Khi đưa cho ai vật gì đó, hãy xoay theo hướng mà họ sẽ dùng, ví dụ như chuôi
con dao, chiều mở của cuốn sách.

Đừng hỏi “cái này có đắt không?” vì có thể gây khó xử cho người được hỏi.

Đừng nhận xét về hình thể của người khác.

Nếu thấy đồ của ai đó rơi, hãy nhặt lên, đừng chỉ khi được nhờ mới làm.

Khi đi ngang qua ai đó, hãy cúi thấp. Nếu có thể được nên vòng ra đằng sau.

Nếu có khách đến nhà, hãy đi lấy nước mời khách. Đặt cốc nước bên trái theo
hướng ngồi của khách.

Khi đứng lên, nhớ đầy ghế vào trong bàn. Đồ dùng xong nhớ để vào chỗ cũ.
Không dùng đồ của người khác nếu chưa được phép.

Hãy vỗ tay/ tán thưởng trước những điều tuyệt vời. Hãy thừa nhận tài năng
của người khác một cách chân thành.

Đừng lấy lý do “mọi người đều làm như vậy” để làm lý do khi đòi hỏi một điều
gì đó mà hãy nói ý kiến của mình.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Hãy tích lũy điều những điều tuyệt vời nho nhỏ mỗi ngày như nói lời yêu
thương, lau giày cho bố, cho bạn mượn bút…

MỘT SỐ CHÚ Ý KHI KHEN VÀ CÂU KHEN “MẪU”


Không khen phẩm chất của con, nên khen bản chất sự việc
"Con ngoan quá" là những lời khen ngợi kinh điển của bố mẹ dành cho trẻ. Đây là lời khen
có phần sáo rỗng, bởi trẻ không biết phải tiến bộ theo hướng nào và nó tạo áp lực không
cần thiết đối với trẻ.
Cha mẹ cần miêu tả hành vi vào trước lời khen sẽ mang đến hiệu quả tốt. Chẳng hạn: "Con
tắm sạch sẽ rồi, bây giờ con có thể lên giường ngủ, đúng là con ngoan của mẹ". Phương
pháp khen này giúp trẻ hiểu rõ bố mẹ đang tán dương trẻ ở phương diện nào.
Không khen khái quát, nên khen hành vi cụ thể
"Con thật giỏi" sẽ khiến trẻ cảm thấy lúng túng và không biết chính xác điều mà trẻ phải
cố gắng. Khi trẻ cầm chổi quét nhà, thay vì khen "Con thật giỏi", cha mẹ có thể nói: "Cảm
ơn con vì giúp mẹ quét nhà, mẹ cảm thấy rất vui".
Một lời khen rõ ràng và cụ thể sẽ giúp trẻ hiểu điều mà trẻ cần làm trong tương lai.
Không khen thông minh, nên khen ngợi nỗ lực
"Con thật thông minh" là lời khen nhiều bậc cha mẹ dành cho con. Cứ mỗi khi trẻ có tiến
bộ liền được bố mẹ định nghĩa là thông minh. Kết quả sẽ khiến trẻ cảm thấy thông minh
là điều quan trọng nhất. Trẻ sẽ trở nên tự phụ chứ không phải là tự tin, đồng thời trẻ ngại
thử thách bản thân.
Thực tế, những đứa trẻ được khen là thông minh rất sợ phạm sai lầm trước mặt cha mẹ,
bởi trẻ sợ cha mẹ phán xét hành động không thông minh của trẻ.
Ngược lại, khi cha mẹ khen "Con rất nỗ lực" sẽ mang đến hiệu ứng tốt cho trẻ. Lời khen
này giúp trẻ hướng sự tập trung và cố gắng vào một vấn đề nhất định. Trẻ sẽ tin tưởng
chỉ cần nỗ lực sẽ gặt hái được trái ngọt, bởi thế trẻ sẽ chấp nhận thử thách.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Những cách khen ngợi cụ thể tùy theo hoàn cảnh mà cha mẹ cần nhớ:
1. Khen ngợi ý chí
Chẳng hạn: "Việc này rất khó nhưng con đã không bỏ cuộc".
Thời điểm trẻ gặp khó khăn, cha mẹ đừng nên nghĩ cách giải quyết vấn đề giúp trẻ, mà
cần nghĩ làm thế nào để trẻ tiếp tục nỗ lực nghĩ cách giải quyết vấn đề.
2. Khen ngợi nỗ lực
Chẳng hạn: "Con đã rất nỗ lực".
Lời khen này là sự khẳng định cho nỗ lực của trẻ. Sau này khi trẻ trưởng thành, cho dù trẻ
gặt hái nhiều thành công hay gặp vô số thất bại, cha mẹ đừng quên hãy khẳng định nỗ lực
của trẻ. Bởi điều này sẽ giúp trẻ hiểu sự nỗ lực của mình là xứng đáng.
3. Khen ngợi thái độ
Chẳng hạn: "Thái độ làm việc của con rất tốt".
Một số trẻ rất nóng vội và thiếu kiên nhẫn khi thực hiện một số việc cha mẹ giao. Đây là
lúc cha mẹ cần nhắc nhở và khen ngợi thái độ của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức và
làm việc nghiêm túc hơn.
4. Khen ngợi chi tiết nhỏ
Chẳng hạn: "Con có tiến bộ đấy".
Cha mẹ cần chú ý một số chi tiết nhỏ trong hành trình phát triển của trẻ. Khi cha mẹ dùng
những việc nhỏ để khen con, trẻ sẽ cảm nhận sự quan tâm của cha mẹ.
5. Khen ngợi sự sáng tạo
Chẳng hạn: "Cách làm của con rất thú vị".
Nhận thức được khả năng sáng tạo của bản thân có tác động rất lớn đối với trẻ. Lời khen
của cha mẹ sẽ là động lực giúp trẻ duy trì sự sáng tạo, từ đó bộc lộ thêm những năng lực
tiềm ẩn.
6. Khen ngợi tinh thần hợp tác
Chẳng hạn: "Con và những người bạn hợp tác rất tốt".

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Cha mẹ không chỉ giúp trẻ học cách tự lập, mà cần phải giúp trẻ nhận ra hợp tác với người
khác cũng là điều rất quan trọng. Bởi sau này khi trẻ trưởng thành, hợp tác với người khác
sẽ giúp tương lai của trẻ phát triển suôn sẻ hơn.
7. Khen ngợi khả năng lãnh đạo
Chẳng hạn: "Con phụ trách việc này rất tốt".
Muốn trẻ có tương lai xán lạn, cha mẹ cần bồi dưỡng khả năng lãnh đạo. Đồng thời hướng
trẻ học hỏi thêm kiến thức, dám chịu trách nhiệm thông qua việc khen ngợi trẻ.
8. Khen ngợi dũng cảm
Chẳng hạn: "Con rất dũng cảm".
Một số trẻ có bản tính nhút nhát nên cần cha mẹ khẳng định và nhấn mạnh tầm quan
trọng của sự dũng cảm. Cha mẹ có thể khen trẻ ở một số phương diện, từ đó trẻ sẽ trở
nên mạnh dạn hơn.
9. Khen ngợi lòng tin
Chẳng hạn: "Con là một đứa trẻ đáng tin cậy".
Thành thật và đáng tin là phẩm chất đáng quý của con người. Khen ngợi trẻ đáng tin cậy
sẽ giúp trẻ phát huy đức tính cao đẹp, đến đâu cũng được mọi người yêu quý.
10. Khen ngợi sự khiêm tốn
Chẳng hạn: "Con thật đáng khen khi tôn trọng ý kiến của mọi người".
Lời khen đúng lúc của cha mẹ sẽ giúp trẻ tránh trở nên kiêu căng, ngạo mạn. Cha mẹ cần
sử dụng lời khen thật khéo để hướng trẻ phát huy đức tính khiêm tốn, nhã nhặn trước
mọi người.
11. Khen ngợi sự lựa chọn
Chẳng hạn: "Con có lựa chọn đúng đắn khiến bố mẹ cảm thấy rất vui".
Khen ngợi con biết lựa chọn là cách hướng trẻ phát triển trong tương lai. Bởi sau này khi
trẻ khôn lớn, trẻ sẽ đối mặt nhiều vấn đề và cần đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp.
12. Khen ngợi tính cẩn thận
Chẳng hạn: "Con có thể nhớ điều này, chứng tỏ con rất cẩn thận và tỉ mỉ".

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Nhiều trẻ thực hiện công việc cha mẹ giao theo cách qua loa và sơ sài. Cha mẹ có thể dùng
lời khen để hướng trẻ chú ý và cẩn thận đối với một số việc quan trọng.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
NHỮNG
NGUYÊN TẮC
KHI KỶ LUẬT
TRẺ

Hãy kiên định. Nếu bạn muốn con mình có tính kỷ luật tốt thì với tư cách là bậc cha mẹ,
bạn cần phải duy trì những luật lệ và kỳ vọng của mình. Nếu con bạn biết bạn có thể bỏ
qua hành vi xấu của chúng khi bạn mệt, mất tập trung hay đôi khi vì bạn thấy tội cho
chúng, trẻ sẽ không biết cách hành xử đúng đắn vào mọi lúc. Cho dù bạn có thể thấy khó
mà duy trì những kỳ vọng của mình, đặc biệt là sau một ngày dài, nhưng đây là cách duy
nhất để đảm bảo con bạn coi trọng và hiểu những lời chỉ dẫn của bạn.
Khi đã hình thành nên một hệ thống kỷ luật, bạn hãy giữ vững hệ thống đó.
Ví dụ, nếu mỗi lần con bạn làm vỡ một món đồ chơi thì con phải giúp đỡ
việc nhà để được mua đồ chơi mới, bạn đừng bỏ qua một lần con làm vỡ
đồ chơi chỉ vì ngày hôm đó bạn thấy tội cho con.
Hãy kiên định ngay cả khi bạn đang ở nơi công cộng. Điều này nói thì dễ hơn
làm, nhưng nếu bạn thường không để con mình đến tiệm McDonald nhiều
hơn một lần mỗi tuần thì cũng đừng chiều con chỉ vì nó đang nổi giận ở chốn
đông người. Dù bạn có thể thấy xẩu hổ khi phải chịu đựng cơn quấy khóc
chốn đông người thì điều đó vẫn tốt hơn là để cho con bạn hiểu ra rằng trẻ
sẽ luôn đạt được thứ mình muốn nếu khóc lóc ở chỗ đông người.
Nếu bạn đang nuôi con cùng chồng/vợ mình thì hai bạn cần thể hiện sự nhất
quán trước mặt các con và giữ vững hệ thống hình phạt của mình. Đừng để
một người đóng vai “người tốt” còn người kia thủ vai “kẻ xấu”, vì con bạn

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
có thể thích bố hay mẹ hơn, và điều này có nguy cơ gây ra vấn đề trong mối
quan hệ của bạn với người kia cũng như với trẻ.
Hãy tôn trọng con mình. Nhớ rằng dù trẻ có còn nhỏ hay bạn có tức giận đến mức nào
thì con vẫn là một con người. Nếu bạn muốn con mình tôn trọng quyền lực của bạn thì
bạn cũng cần tôn trọng con mình với những điểm không hoàn hảo, những nhu cầu và
mong muốn của riêng chúng, và trẻ luôn cần tình yêu cũng như sự tôn trọng từ cha mẹ.
Đây là những gì bạn cần làm:
Nếu bạn đang cực kỳ giận con vì một hành vi xấu thì hãy dành một chút thời
gian để bình tĩnh lại trước khi thốt ra bất cứ lời nào. Nếu bạn bước vào
phòng và phát hiện ra con bạn đã đổ một ly soda lên chiếc thảm mới trắng
tinh thì đừng bắt đầu kỷ luật con ngay lập tức, nếu không có thể bạn hét lên
hoặc nói những điều khiến bạn hối hận sau này.
Đừng gọi con mình bằng những cái tên tệ hại, vì nó sẽ khiến con bạn mất tự
tin và cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vì nói “Con thật ngu ngốc!” thì hãy nói “Đó
không phải là một hành động thông minh, phải không con?"
Cố hết sức tránh mọi tình huống mà bạn cư xử không đúng đắn và sau đó
phải xin lỗi vì hành vi đó. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy xin lỗi con và
nói với trẻ rằng đáng lẽ bạn không nên làm như vậy. Nếu bạn xin lỗi cho
những hành động của mình thì sau này con bạn cũng sẽ học được cách làm
như vậy.
Hãy trở thành một hình mẫu tốt. Hãy cư xử theo cách mà bạn muốn con
mình cư xử, nếu không bạn sẽ làm cho con cảm thấy khó hiểu vì những hành
động xấu của bạn.
Hãy đồng cảm. Đồng cảm khác với thông cảm. Đồng cảm nghĩa là bạn có thể trân trọng
những khó khăn, những vấn đề và cảm xúc của con và biết cân nhắc xem tại sao con bạn
lại có những hành động như vậy. Còn thông cảm nghĩa là bạn thấy thương con khi trẻ
buồn vì đã có hành vi không đúng và muốn giúp con giải quyết vấn đề của nó. Một số cách
để đồng cảm với con là:
Hãy nói chuyện với con bạn về cảm xúc của trẻ. Nếu con bạn làm hỏng con
búp bê yêu thích vì một hành vi hung hăng thì hãy ngồi xuống và nói rằng

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
bạn hiểu con chắc hẳn đang cảm thấy buồn vì đã làm hỏng món đồ chơi yêu
thích của mình. Hãy thể hiện cho trẻ thấy rằng dù hành vi này là không thích
hợp thì bạn vẫn hiểu rằng trẻ đang buồn.
Cố gắng tìm hiểu lý do đằng sau hành vi sai trái của con. Con bạn nghịch
thức ăn trong bữa cơm gia đình có lẽ là bởi vì trẻ cảm thấy buồn chán vì
không có ai bằng tuổi để nói chuyện cùng, con bạn giận dữ khi không có
được đồ chơi mình muốn có lẽ là vì trẻ buồn khi bố mình luôn đi công tác.
Truyền đạt những mong đợi của bạn. Việc cho trẻ biết quan điểm của bạn về hành vi
tốt và hành vi xấu cũng như những hậu quả của hành vi xấu đó là rất quan trọng. Khi trẻ
đã đủ tuổi để hiểu được những yêu cầu của bạn thì bạn cần nói rõ rằng nếu con làm việc
này thì hậu quả sẽ luôn là như vậy. Một số cách để truyền đạt những kỳ vọng của bạn có
thể là:
Nếu bạn đang thử một phương pháp rèn kỷ luật mới thì hãy giải thích
phương pháp đó cho con trước khi hành vi xấu diễn ra để con không thấy
khó hiểu.
Hãy dành thời gian nói chuyện với con về những hành vi tốt và xấu của trẻ.
Nếu trẻ đã đủ lớn, bạn hãy giúp con tìm hiểu xem hành vi nào là phù hợp
hay không phù hợp với con và bạn mong con cư xử như thế nào.
Nếu trẻ đã đủ lớn, bạn có thể cho trẻ chọn phần thưởng cho những hành vi
tốt nếu phần thưởng đó là phù hợp.
Thể hiện uy quyền nhưng không độc đoán. Một bậc cha mẹ có quyền lực có những yêu
cầu và hình phạt rõ ràng nhưng vẫn yêu quý con mình. Những bậc cha mẹ này vẫn để
dành chỗ cho sự linh hoạt và cùng thảo luận những vấn đề và cách giải quyết với con. Một
bậc cha mẹ độc đoán cũng có những yêu cầu và hình phạt rõ ràng nhưng không dành
nhiều tình cảm cho con và không giải thích lý do đằng sau hành vi. Điều này có thể khiến
cho trẻ cảm thấy không được yêu thương hoặc không hiểu rõ tầm quan trọng của những
nguyên tắc nhất định.
Bạn cũng cần tránh trở thành một bậc phụ huynh dễ dãi. Đây là kiểu phụ
huynh để cho trẻ làm bất cứ điều gì trẻ muốn vì họ quá yêu trẻ đến mức

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
không thể từ chối, họ cảm thấy tội cho trẻ hay nghĩ rằng trẻ sẽ phát triển và
tự hình thành nên hệ thống kỷ luật sau này.
Mặc dù việc trở thành cha mẹ dễ dãi là rất dễ dàng nhưng điều này có khả
năng ảnh hưởng không tốt đến trẻ, đặc biệt là khi trẻ đến tuổi trưởng thành
hay tuổi thanh niên. Khi trở thành thanh thiếu niên hay người lớn nhưng
vẫn nghĩ mình luôn đạt được những thứ mình muốn thì con có thể phải đối
diện với thực tế khắc nghiệt của cuộc sống.
Hãy cân nhắc độ tuổi và tính khí của con. Mỗi đứa trẻ đều khác biệt, và bạn cần cân nhắc
điều đó khi áp dụng một hình phạt nhất định nào đó cho trẻ. Khi con đã lớn hơn, bạn cũng
cần cập nhật hệ thống kỷ luật của mình cho phù hợp với độ tuổi chín chắn hơn của trẻ.
Mặt khác, bạn cần tránh áp dụng cùng hình thức kỷ luật cho trẻ nhỏ như cho trẻ ở độ tuổi
lớn hơn và có hiểu biết hơn. Đây là những gì bạn cần làm:
Nếu bản tính của con bạn là hay nói chuyện và thích giao tiếp với mọi người,
bạn hãy tìm ra cách làm cho phù hợp với hành vi đó. Dù bạn có thể phạt con
vì nói quá nhiều, nhưng đừng biến con thành một đứa trẻ rụt rè và trầm
lặng nếu đó không phải bản tính của con.
Nếu con bạn đặc biệt nhạy cảm, bạn không nên khuyến khích hành vi này
quá nhiều nhưng cần biết rằng trẻ sẽ cần nhiều tình thương hơn.
Nếu con bạn ở độ tuổi từ 0-2, bạn có thể loại bỏ những hành vi xấu đang
nhen nhóm ngay từ ban đầu và hãy cứng rắn nói không khi trẻ cư xử không
đúng. Đối với trẻ nhỏ, việc phạt trẻ ngồi một mình có thể là một cách hiệu
quả để cho trẻ biết rẳng trẻ đã hành động không phải.
Nếu con bạn 3-5 tuổi thì trẻ đã đủ lớn để được dạy bảo những hành vi xấu
nào cần tránh trước khi để xảy ra. Bạn có thể nói cho trẻ biết những việc
đúng đắn nên làm Ví dụ, bạn có thể nói: “Con không nên sai bảo các bạn
khác trên sân chơi, mà nên đối xử tốt và thông cảm với các bạn, khi đó con
sẽ thấy vui hơn đấy.”
Trẻ từ 6-8 tuổi có thể hiểu những hậu quả tiêu cực do hành vi của mình gây
ra. Trẻ sẽ hiểu được rằng nếu làm rớt thứ gì lên thảm thì trẻ sẽ phải giúp
người lớn dọn dẹp.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Trẻ ở lứa tuổi 9-12 có thể học hỏi từ những hậu quả tất yếu từ hành động
của mình. Ví dụ, nếu trẻ không hoàn thành bản tóm tắt tác phẩm trước thời
hạn thì trẻ sẽ phải chịu nhận điểm thấp.

SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT ĐA DẠNG


Dạy cho trẻ về những hậu quả tất yếu. Để trẻ hiểu được hậu quả tất yếu từ những hành
vi xấu của mình là một cách rất tốt để trẻ biết đến sự thất vọng và hiểu rằng hành vi
không tốt của mình có thể khiến trẻ thấy buồn và có lỗi. Thay vì giải quyết giùm trẻ
trong những tình huống nhất định, bạn hãy để trẻ tự đương đầu với những hành vi tiêu
cực của mình. 6 tuổi là độ tuổi thấp nhất để trẻ hiểu được những hậu quả tất yếu như
thế.

Nếu trẻ làm vỡ đồ chơi hay làm hỏng đồ chơi vì để bên ngoài trời cho ánh
nắng chiếu vào, bạn đừng vội mua đồ chơi mới cho trẻ. Hãy để trẻ đối mặt
với việc không có đồ chơi một thời gian và trẻ sẽ học được cách bảo quản
đồ đạc tốt hơn.
Dạy trẻ về trách nhiệm. Nếu trẻ không hoàn thành bài tập về nhà vì bận xem
ti vi, bạn hãy để trẻ học được sự thất vọng khi bị điểm kém thay vì vội vàng
giúp trẻ làm bài tập.
Nếu trẻ không được mời đến dự tiệc sinh nhật của một bạn khác ở gần nhà
vì hành vi không tốt của mình , bạn hãy để trẻ hiểu ra rằng nếu trẻ có cách
đối xử khác với bạn đó thì trẻ đã được mời rồi.

Dạy trẻ về những hình phạt hợp lý. Đây là những hình phạt mà bạn quyết định sẽ áp
dụng khi trẻ cư xử không đúng. Hình phạt này nên liên quan trực tiếp đến hành vi đó để
trẻ không lặp lại hành vi đó nữa. Mỗi loại hành vi xấu cần có những hình phạt hợp lý
riêng, và những hình phạt này cần được hiểu và nhận biết rõ ràng từ trước. Dưới đây là
một vài ví dụ:

Nếu trẻ không nhặt đồ chơi thì sẽ không được chơi những đồ chơi đó trong
vòng một tuần.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Nếu bạn bắt gặp trẻ đang xem một nội dung nào đó không phù hợp trên TV
thì trẻ sẽ mất quyền xem TV trong vòng một tuần.
Nếu trẻ không tôn trọng cha mẹ thì sẽ không được chơi với các bạn cho đến
khi hiểu được về cách cư xử tôn trọng.
Áp dụng những phương pháp kỷ luật tích cực đối với trẻ. Kỷ luật tích cực là một hình
thức làm việc với trẻ để đạt được một kết luận tích cực, đó là giúp trẻ hiểu được hành vi
không tốt của mình và tránh những hành vi không tốt trong tương lai. Để áp dụng hình
thức kỷ luật tích cực đối với trẻ, bạn nên thảo luận về hành vi xấu với trẻ và cùng quyết
định cách giải quyết.
Nếu trẻ để mất cây gậy bóng chày vì không chú ý thì hãy nói chuyện với trẻ
về lý do khiến chuyện đó xảy ra. Tiếp đó, hãy hỏi trẻ xem nếu không có gậy
thì trẻ sẽ làm gì và sẽ chơi như thế nào. Trẻ có thể mượn gậy của bạn để
chơi cho đến khi mua được chiếc gậy mới. Hãy để trẻ nhận ra hậu quả từ
hành vi không tốt của mình và hợp tác với bạn để cùng tìm ra cách giải quyết.
Đối với phương pháp kỷ luật tích cực, phạt trẻ ngồi một mình bị coi là một
hình thức khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và giận dữ nhưng không đủ để trẻ nhận
thức rõ về hành vi không tốt của mình hay có quyết tâm thay đổi hành vi
đó. Với phương pháp này, trẻ không bị phạt ngồi một góc nữa mà ngồi ở
một nơi thật thoải mái, chứa đầy gối hay những đồ chơi ưa thích của trẻ cho
đến khi trẻ sẵn sàng thảo luận về hành vi của mình. Phương pháp này dạy
cho trẻ một kĩ năng sống vô cùng quan trọng: học cách kiềm chế những cảm
xúc của mình và dành thời gian để nhìn nhận lại vấn đề thay vì hành động
mà không suy nghĩ.

Đặt ra một hệ thống thưởng cho con. Bạn cũng cần đặt ra một hệ thống thưởng để tạo
ra những khích lệ tích cực cho hành vi tích cực của trẻ. Đừng quên rằng củng cố những
hành vi tốt cũng quan trọng như kỷ luật hành vi xấu. Khi bạn cho trẻ thấy cách cư xử
đúng đắn thì trẻ sẽ biết được mình không nên làm gì.

Phần thưởng có thể là một món ăn đơn giản khi trẻ làm đúng điều gì. Nếu
trẻ biết rằng mình sẽ được ăn kem sau khi ăn xong bữa ăn tốt cho sức khoẻ
của mình thì trẻ sẽ dễ dàng hợp tác hơn.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Bạn và trẻ có thể cùng nhau quyết định về phần thưởng tại một thời điểm
thích hợp. Nếu trẻ muốn có đồ chơi mới thì bạn có thể nói rằng trẻ phải
ngoan ngoãn và tôn trọng cha mẹ trong suốt một tháng để được mua đồ
chơi mới.
Đừng dùng phần thưởng để “lừa” trẻ cư xử đúng đắn. Trẻ cần hiểu rằng
hành động đó là tốt chứ không phải tỏ ra tử tế để có được đồ chơi.
Hãy thường xuyên khen trẻ khi trẻ cư xử tốt. Trẻ không nên chỉ được nghe
những lời nhận xét của bạn về hành vi chưa tốt.

Tránh những bài thuyết giảng hay đe doạ. Các phương pháp này không chỉ không hiệu
quả mà còn khiến trẻ oán hận hay không quan tâm đến bạn. Những lời nói và hành động
này cũng thậm chí khiến trẻ bị tổn thương về mặt thể chất cũng như tinh thần. Đây là
những lý do để phương pháp này không được khuyến khích:

Trẻ thường có xu hướng không quan tâm đến các bài thuyết giảng nếu
không thấy được ý nghĩa. Nếu bạn “lên lớp” cho trẻ về việc trẻ không nên
để mất đồ chơi trong khi vẫn mua đồ chơi mới cho trẻ thì trẻ sẽ hiểu rằng
những lời nói của bạn là không quan trọng.
Nếu bạn đe doạ trẻ về những thứ sẽ không xảy ra như nói rằng trẻ sẽ không
bao giờ được xem ti vi nếu không dọn phòng thì trẻ sẽ hiểu rằng lời nói của
bạn không thực sự có giá trị.
Đánh vào mông trẻ trước 10 tuổi là một phương pháp hay vì nó giúp hướng
dẫn trẻ đi đúng hướng và khiến trẻ phải nhớ để có thể trở thành một đứa
con có kỷ luật. Ban đầu bạn có thể thấy khó thực hiện, nhưng sau một thời
gian bạn sẽ nhận ra rằng mình ít phải áp dụng phương pháp này hơn vì trẻ
đã chín chắn và có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, sau 10 tuổi, biện pháp cấm
túc hay lấy đi những đồ vật của trẻ trong một khoảng thời gian lại hiệu quả
hơn. Biện pháp này sẽ giúp trẻ thấy được mình đã lớn hơn và không cần
những hình phạt thể chất để biết được cách cư xử đúng đắn.

Hãy thoải mái với bản thân. Mặc dù việc trở thành một hình mẫu và tìm kiếm những
phương pháp kỷ luật phù hợp với con mình là rất quan trọng, bạn cũng đừng quên rằng

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
không ai là hoàn hảo cả và bạn không thể lúc nào cũng là phụ huynh kiểu mẫu được. Dù
có cố gắng thế nào, sẽ luôn có những lúc bạn ước mình đã cư xử khác đi, và điều đó là
hoàn toàn chấp nhận được.

Nếu bạn đã làm điều gì đó khiến bản thân phải hối tiếc thì hãy xin lỗi con và
để trẻ hiểu lý do cho hành động đó của bạn.
Nếu bạn đang trải qua một tuần khó khăn nhiều cảm xúc thì hãy dựa vào
vợ/chồng mình nếu có và nhờ anh ấy/cô ấy lo việc kỷ luật cho đến khi bạn
cảm thấy khá hơn.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
LỜI KHUYÊN
Nếu bạn có nhiều hơn một đứa con thì đừng bao giờ so sánh các con với nhau,
vì điều này có thể khiến lòng tự trọng của trẻ bị hạ thấp và khiến trẻ cảm thấy
như mình không có giá trị gì.
Mỗi người đều cần nhiều cơ hội để học tập, và ai cũng cần có một khởi đầu mới,
đặc biệt là trẻ em. Đừng tăng cường hình phạt cho những hành vi tái diễn hàng
tuần của một đứa trẻ nhỏ mà chỉ phạt những hành vi lặp lại trong cùng một
ngày. Vì trẻ nhỏ không có cùng cách tư duy ghi nhớ như những đứa trẻ lớn tuổi
hơn hay người lớn.
Để khuyến khích trẻ lớn thay đổi hành vi của mình, bạn hãy viết vấn đề đó ra,
cùng thảo luận và hướng dẫn trẻ phát triển kế hoạch sửa sai lầm của riêng mình.
Hãy đảm bảo rằng kế hoạch đó có thể đo lường được và thêm vào hình phạt
cho thất bại cũng như phần thưởng cho thành công.
Đối với trẻ nhỏ, thời gian phạt ngồi một mình tương ứng với số tuổi của trẻ là
một tiêu chuẩn tốt. Nếu bạn phạt trẻ lâu hơn mức thời gian đó thì khiến trẻ sẽ
cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn và có thể mất niềm tin ở bạn.
Nếu bạn không giữ vững hệ thống kỷ luật của mình hay lờ đi những hành vi
không tốt của con vì bạn nghĩ con còn quá nhỏ để hiểu được thì bạn sẽ gặp khó
khăn hơn rất nhiều khi cố gắng giảm thiểu những hành vi xấu trong tương lai.
Đừng làm hư con bạn với những phần thưởng cho hành vi tốt. Bạn chỉ cần thỉnh
thoảng thưởng cho con, nhưng khi thưởng quá nhiều sẽ khiến cho con bạn lặp
lại hành động này khi chúng có con cái sau này.
Hãy giữ vững chiến lược đã đề ra của bạn dù bạn có đang giận dữ đến mức nào
ở một thời điểm nào đó. Khi tức giận, bạn sẽ không thể suy nghĩ rõ ràng và có
thể phải mất đến một tiếng để các hoóc-môn của bạn quay về mức bình thường.
Đó là lý do bạn cần quyết định những điều này khi bình tĩnh.
Dù con bạn có thông minh đến mức nào thì cũng cần nhớ rằng bạn đang cư xử
với một đứa trẻ. Đừng phân tích tâm lý và cũng đừng khiến trẻ phải xem xét vấn
đề như người lớn. Hãy nói với trẻ về những quy tắc và hậu quả xảy ra khi vi
phạm và hãy kiên trì áp dụng những biện pháp đó. Điều này sẽ giúp thế giới
quanh trẻ được công bằng, an toàn và dễ đoán.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Đừng “hối lộ” cho những hành vi tốt vì điều này có thể trở thành bắt buộc cứ
mỗi khi trẻ làm được điều tốt. Tất nhiên việc thưởng cho trẻ đôi lần sau khi trẻ
làm một hành vi tốt không được coi là hối lộ.
Hãy biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt kỷ luật cho con bạn. Nếu trẻ
liên tục tỏ ra không tôn trọng và không nghe lời bạn, đặc biệt là khi con thường
xuyên thể hiện những hành động hung hăng hay bạo lực thì hãy tìm đến chuyên
gia để tìm cách khắc phục hành động này.
Đừng trừng phạt con bằng cách làm tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể con.
Mặc dù hình thức nhẹ nhàng đánh vào mông cũng không được khuyến khích,
nhưng hình thức này có khác biệt rất lớn khi bạn đánh hết sức và gây nhiều đau
đớn cho con.
Trẻ em có thể có những nhu cầu đặc biệt, vì vậy bạn cần tuyệt đối tránh hét lên
với chúng dù ở bất cứ trường hợp nào. Điều đó chỉ có thể khiến cho trẻ thấy tồi
tệ và sợ hãi.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
PHẦN 3

NHỮNG “DI SẢN” BẠN CÓ THỂ


DÀNH CHO CON YÊU

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
20 CÁCH THỂ
HIỆN TÌNH YÊU
VỚI CON

1. Đưa con đi ngủ vào buổi tối. Bởi một ngày không xa, các con của bạn sẽ lớn và cha mẹ
sẽ không thể có được những giây phút được ôm ấp người con bé bỏng như vậy nữa dù
họ rất muốn. Vì vậy, hãy đưa con đi ngủ, nói lời tạm biệt, kéo chăn cho con và hôn trán
con. Đây quả thực là những món quà vô giá đối với cha mẹ.
2. Nói với con rằng 'cha mẹ yêu con'. Hãy nói những lời yêu thương ấy khi con bạn còn
bé. “Cha yêu con, mẹ yêu con” có thể nói là những cụm từ có sức mạnh rất lớn, bởi nó
chứa đựng những tình yêu thương rất lớn.
3. Lắng nghe những câu chuyện của các con. Những câu chuyện của con sẽ cho bạn biết
thêm nhiều về con, tình cảm và sở thích của con, giúp bạn hiểu thêm nhiều về con bạn.
Điều quan trọng đây phải là sự lắng nghe thực sự, chứ không chỉ là sự lắng nghe hời hợt,
chỉ muốn câu chuyện trôi qua nhanh để chuyển qua làm những công việc khác vốn luôn
ngập trong danh sách những công việc của các bậc cha mẹ.
4. Nhìn vào mắt con. Chúng ta đều biết, không có gì thể hiện sự quan tâm đến đối tượng
giao tiếp bằng cách nhìn vào mắt họ khi nói chuyện. Nó cho biết rằng điều người đối diện
nói thực sự quan trọng đối với bạn. Hãy để con bạn nhớ rằng cha mẹ luôn nhìn vào mắt
con và cười với con. Đối với một người cha quan tâm đến con, điều đó có nghĩa là gấp
laptop lại, bỏ điện thoại xuống và dành thời gian cho con.
5. Hãy nói 'có' thay vì nói 'không', dù cho nói 'không' dễ dàng hơn. Giống như khi bạn chỉ
muốn giữ kế hoạch cho mình còn các con lại gây ảnh hưởng, khi bạn phải đi ngủ

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
muộn, khi bạn mệt và không muốn leo mấy bậc thang để nói tạm biệt với con, hay khi nghe con
kể một câu chuyện. Những lúc như thế, hãy quyết tâm và nói có, thay vì bỏ qua và nói không.
6. Cho con bạn tiếp cận những điều mới. Hãy cho con bạn đến các viện bảo tàng, các triển lãm,
các công viên…để chúng được tiếp xúc với tự nhiên và xã hội bên ngoài. Hoặc đơn giản chỉ là
một buổi tối mùa hè đầy trăng sao, bạn ngồi chơi với con và chỉ cho chúng các vì sao trên bầu
trời. Đó sẽ luôn là những kỷ niệm đáng nhớ.
7. Hãy dạy con bạn nói 'cảm ơn' và 'xin lỗi'. Sẽ không cần phải giải thích cho con bạn nhiều,
nhưng việc thực hành sẽ giúp chúng hiểu ra ý nghĩa của những từ này.
8. Hãy để các con tham gia công việc cho dù điều này có làm bạn mất nhiều thời gian hơn.
Chẳng hạn, khi bạn dạy các con lau cửa sổ, đương nhiên sẽ mất thời gian nhiều hơn là bạn tự
làm việc đó. Điều đó cũng tương tự như việc bạn làm công việc giặt giũ, nấu cơm, quét nhà, dọn
dẹp… Nhưng nên nhớ các con bạn cần biết làm những việc đó, đó là những kỹ năng cuộc sống.
Hãy để con bạn cùng làm những việc đó một cách phù hợp và chúng sẽ tự học các kỹ năng đó.
9. Hãy nói 'không' với những việc mà bạn có thể dễ dàng chấp thuận cho trẻ làm. Có những
bộ phim, chương trình truyền hình bạn cần nói không với con, bởi nó không phù hợp. Các cuốn
sách, máy tính, trò chơi điện tử… cũng vậy. Hãy nói không cho dù để đơn giản bạn có thể đồng
ý cho con làm.
10. Hãy cười với con. Hãy cười, đùa nghịch, làm trò với con. Để con biết rằng chúng ta thích
được ở bên chúng. Chúng sẽ biết rằng, cha mẹ vừa yêu chúng, vừa thích chơi đùa với chúng.
11. Để các con biết được giá trị của lao động. Hãy để các con biết rằng cần phải lao động và
làm những công việc có ý nghĩa. Trước hết là những công việc đơn giản như giặt quần áo, lau
nhà, bưng bát đĩa, dọn phòng, mắc màn, trải chăn gối… Dần dần, các con bạn sẽ biết yêu lao
động, biết tự làm những việc mà chúng có thể làm được.
12. Ru con ngủ, cầm tay con và hôn con. Thậm chí ngay cả sau một ngày mà các con quấy nhiều,
khiến chúng ta mệt nhọc và bực mình, chúng ta vẫn cần thể hiện sự yêu thương đó.
13. Nói xin lỗi con khi cần. Hãy đối mặt với điều đó, vì chúng ta không ai hoàn hảo cả. Chúng ta
cũng có những sai lầm. Hãy để các con thấy chúng ta là những người có trách nhiệm.
14. Dạy các con tôn trọng người khác. Hãy lắng nghe mọi người, học hỏi mọi người nhưng
không phải để phán xét mọi người. Từ đó, các con bạn sẽ biết cách lắng nghe, thấu hiểu người
khác để đồng cảm, để chia sẻ.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
15. Dạy các con dũng cảm. Đôi khi, sợ hãi lại là trở ngại lớn nhất. Hãy dạy các con biết đối mặt
với sợ hãi để vượt qua chúng bằng sự dũng cảm của mình.
16. Không ôm khư khư những lỗi lầm. Mỗi ngày là một ngày mới. Học hỏi từ quá khứ, nhưng
không ôm giữ quá khứ. Hãy bỏ qua, quên đi những thất bại nếu có của ngày hôm qua để bắt
đầu ngày mới với những quyết tâm mới.
17. Hãy để con thấy bạn luôn cố gắng. Hãy để con bạn thấy bạn luôn nỗ lực, luôn cố gắng trong
cuộc sống và công việc, đó sẽ là tấm gương tốt cho con bạn.
18. Dạy con biết chia sẻ. Hãy để con nhìn thế giới một cách rộng lớn hơn, không chỉ là bản thân
gia đình và những người xung quanh. Nhận thức của con cần được mở rộng, để nhìn thực tại
thế giới và biết cách chia sẻ với những hoàn cảnh khác nhau.
19. Hãy dạy con rằng các món đồ không phải là những thứ quý giá nhất. Không phải là những
bữa tiệc sinh nhật, những món quà đắt tiền mới là quý giá. Không phải quần áo đẹp hay những
món đồ trên giá. Nếu như những món quà che lấp tầm nhìn thì các mối quan hệ tình cảm sẽ bị
con bạn coi nhẹ. Hãy quý trọng tình cảm hơn là vật chất.
20. Và hãy để chúng lớn lên từng ngày. Cho dù bạn muốn các con mãi bé bỏng đáng yêu thì
chúng vẫn lớn lên từng ngày. Thời gian vẫn trôi, vì thế hãy quý trọng từng ngày với các con của
bạn.

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
MANG LẠI MAY
MẮN CHO CON

Có khi nào bạn mệt mỏi vì về nhà đồ đạc bừa bộn tanh bành. Đứa con của bạn hôi rình,
chua lòm. Chúng chưa học một chút nào?
Có khi nào bạn mệt mỏi vì nấu nướng kì cạch mong con ăn ngon miệng, đủ chất nhưng
khi ăn xong, nó nôn ộc ra hết sạch?
Có khi nào bạn mệt mỏi vì bị chồng, bố mẹ chồng trách móc là nuôi con sao “chậm thế”,
“còi thế”, “có vấn đề thế”, “khác thường thế”?
Có khi nào bạn mệt mỏi vì muốn đọc sách cho con, dạy con những điều mới mẻ nhưng
con không hề hợp tác. Nó chỉ nghịch, chạy, la hét và cãi bướng mà thôi.
Nếu có, bạn hãy chậm rãi đọc những câu “thần chú” sau đây, biết đâu nó có thể khiến bạn
thấy lòng mềm mại lại:
1. Khi đã có được sự gắn kết an toàn, trẻ con cũng như lũ khỉ con, thường sẽ thích khám phá
hơn, thể hiện sự hiếu kì nhiều hơn, kiên nhẫn hơn, bớt sợ thay đổi và bớt nản lòng khi giải quyết
vần đề.
2. Mẹ sẽ luôn là món đồ chơi yêu thích nhất của con mình.
3. Những người mẹ thành công và hạnh phúc là người học cách sống đời mình sao cho tốt nhất.
Họ tận dụng hết hiện tại và từ đó đảm bảo tương lai… Có những người mẹ tạm gác hạnh phúc
của mình chờ đến một ngày nào đó. Thật không may, “ngày nào đó” chẳng bao giờ đến. Vì thế

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
hôm nay là ngày duy nhất ta có. Ta đâu thể thay đổi quá khứ và chẳng biết tương lai thế nào.
Nhưng ta có thể sống hết tiềm năng của mình ngay lúc này.
4. Bạn biết mình có trái tim người mẹ khi tiếng khóc nhỏ nhất của con cũng có thể khiến bạn
tỉnh giấc ngủ sâu.
5. Vài từ đơn giản như: “Ồ” hoặc “mẹ hiểu rồi”, thật ra hữu ích vô cùng. Những lời như thế là
lời mời gọi trẻ con đào sâu suy nghĩ và thậm chí tìm ra giải pháp nữa.
6. May mắn thay cho những đứa trẻ có cha mẹ biết bình thản chấp nhận những cốc sữa đổ, bùn
đất lấm lem vì hiểu rằng đấy chính là vương quốc của tuổi thơ.

May mắn thay cho những đứa trẻ có cha mẹ không đem con so sánh với con
người ta vì hiểu rằng nhịp điệu trưởng thành của mỗi đứa trẻ đều đáng quý.
May mắn thay cho những đứa trẻ có cha mẹ học được cách cười vì hiểu rằng đó
là âm nhạc cho thế giới của con.
May mắn thay cho những đứa trẻ có cha mẹ có thể nói “không” với con mà
không bực bội bởi họ hiểu nhẹ nhàng chính là cách để có những quyết định kiên
quyết.
May mắn thay những đứa trẻ có cha mẹ luôn ôn hòa vì hiểu rằng đó chính là êm
đềm cho ngày tháng tuổi thơ con.
May mắn thay cho những đứa trẻ chấp nhận tình trạng khó xử trong thời gian
con đang lớn vì họ biết chọn lựa giữa đồ đạc hỏng hơn là nhân cách hỏng.
May mắn thay cho những đứa trẻ có cha mẹ biết học hỏi. Vì biết thì hiểu, hiểu
thì yêu.
Con bạn có đang may mắn?

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt
Yêu thương từ Cô Phan Hồ Điệp

Tài liệu phát hành nội bộ độc quyền từ Lớp học Đậu Ngọt

You might also like