You are on page 1of 2

Xin chào các bạn , cảm ơn các bạn đã click vào sound này

. Đây là bài dự thi Mini game Sóng gió drama mình nhận ra điều gì?
Nếu các bạn là người chăm chỉ theo dõi tin tức hàng ngày , chắc hẳn các bạn cũng đã biết đến câu
chuyện của nam sinh lớp 10 tự tử do áp lực học hành.Những hình ảnh cuối cùng cho thấy, lúc 3 rưỡi
sáng, hai bố con đang cùng thức. Nam sinh ngồi ở bàn học. Trong phút chốc, cậu bé đứng dậy đi ra ban
công. Sau đó, bất ngờ nhảy xuống trong sự bất lực của bố mình. Trước khi ra đi , cậu bé đã để lại lá thư
tuyệt mệnh cho bố của mình , nó chỉ vỏn vẹn vài dòng chữ đơn giản "Con rất xin lỗi vì hành vi bồng
bột của con sẽ và đã làm.Thực sự thì cuộc sống cũng quá mệt mỏi rồi...".
Sau vụ việc thương tâm ấy , có rất nhiều luồng ý kiến cho rằng cậu bé còn trẻ nên suy nghĩ bồng bột ,
nhưng cũng có người phản bác lại rằng :” do phụ huynh đã quá áp lực vào con cái để rồi vô hình chung
tạo nên nỗi áp lực của con trẻ”.
Chỉ cần gõ dòng chữ "học sinh tự tử vì áp lực" trên thanh tìm kiếm mạng xã hội, gần 800.000 kết quả
được đưa ra trong chưa đầy 1 giây. Hàng loạt bài báo với tiêu đề: "Báo động học sinh chịu áp lực dẫn
đến tự tử", "Học sinh trầm cảm vì điểm số"... có thể khiến nhiều phụ huynh giật mình. Họ đâu biết
đang vô tình đặt áp lực lên vai con trẻ bằng những kỳ vọng về điểm số, thành tích.
Đầu tháng 1-2018, một nữ sinh 12 tuổi tại Hà Tĩnh tự tử ngay tại lớp học. Trước khi ra đi, em để lại hai
bức thư tuyệt mệnh, một bằng tiếng Anh, một bằng tiếng Việt.

Em xin lỗi vì không thể tiếp tục vui chơi cùng bạn bè. Em cũng xin lỗi vì kết quả học tập giảm sút
trong thời gian gần đây, khi không đạt được kết quả tốt như kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô. Đọc thư,
nhà trường và gia đình đều xót xa than rằng tại sao con em mình quá dại dột như vậy.

Đó là những dẫn chứng rất rõ ràng cho thấy được tình trạng học sinh tự tử vì áp lực học tập ngày nay
đang gia tăng theo chiều hướng tiêu cực

Theo một nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam, áp lực học tập là một trong
những nguyên nhân chính khiến trẻ em Việt Nam rối loạn về sức khỏe tâm thần. Hiện tượng những đứa
trẻ bị trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc vì học đang có chiều hướng tăng.

Nhìn vào lịch học của các bạn học sinh từ tiểu học tới THPT có lẽ ai cũng phải ngao ngán. Thậm trí
mình còn thấy những em bé mới chỉ lớp 1,2 xách cặp đi học thêm 2-3 ca một ngày khiến mình thật sự
rất bất ngờ và phải thốt lên “ tại sao cấp 1 các em bây giờ phải học nhiều tới vậy?” . Tất cả đều xuất
phát từ sự lo lắng của cha mẹ rằng các em không đi học sẽ bị tụt lại phía sau , sợ rằng con cái sẽ không
có tương lai tươi sáng nếu không học hành chăm chỉ mà vô tình quên đi rằng các bạn ấy cũng chỉ là
những đứa trẻ cần được vui chơi và nghỉ ngơi để rồi khi những sự việc đau lòng xảy ra , các bậc cha
mẹ mới thức tỉnh ,giật mình hối hận vì chưa kịp quan tâm sâu sắc hơn tới con em mình. Thế nhưng,
điều đó đã thực sự quá muộn. Thay vì chữa bệnh, tại sao chúng ta không phòng bệnh?

Ở độ tuổi tâm sinh lí còn đang phát triển , các bạn học sinh thật sự rất cần có định hướng đúng đắn về
suy nghĩ và nhận thức . Tuy nhiên đừng dạy con quá nghiêm khắc mà hãy lắng nghe con em của mình ,
hãy trở thành người bạn luôn thấu hiểu và cảm thông của chúng. Bởi đôi khi sự nghiêm khắc quá đà lại
tạo ra khoảng cách giữa phụ huynh và con cái , vô hình chung khiến các bạn trẻ đề phòng chính cha mẹ
họ. Điều nãy nghe chừng có vẻ dễ thế nhưng thật sự có nhiều phụ huynh đã làm được điều này hay
chưa? Hay họ luôn lấy cớ rằng họ bận việc nên không có thời gian lắng nghe con cái của mình? Đó là
câu nói thể hiện sự vô trách nhiệm trong chính việc nuôi dạy con cái mà rất nhiều phụ huynh hiện tại
đang mắc phải. Có lẽ rất nhiều bạn ở đây chưa từng được nghe ba mẹ của mình nói “ Có ba mẹ ở đây
rồi , nếu có chuyện gì hãy tâm sự với ba mẹ , ba mẹ sẽ luôn lắng nghe và thấu hiểu con”.
Những kỳ vọng của người lớn áp đặt lên trẻ vô tình trở thành cánh cửa đấy các em vào bệnh viện chứ
không phải vào tương lai xán lạn. Không được quan tâm triệt để, định hướng tốt, những học sinh đang
độ tuổi phát triển tâm lý chưa hoàn thiện không chịu được áp lực, dẫn đến hành động dại dột là chuyện
dễ hiểu.
Sau những vụ việc thương tâm xảy ra liên tiếp , mình đã có 1 khoảng thời gian suy nghĩ rất nhiều về
việc này và mình đã nhận ra rằng đôi khi áp lực đến từ chính gia đình mình , chính những bậc làm cha
làm mẹ . Đôi khi rằng áp lực lại đến từ những suy nghĩ bảo thủ , sự thiếu cảm thông của các phụ huynh
khiến con em mình rơi vào bế tắc , bởi ba mẹ không chịu thấu hiểu nỗi lòng của chúng .
Đã đến lúc, dù rất muộn, ngành giáo dục phải thay đổi cách tuyển sinh, cách đánh giá năng lực học
sinh. Nếu chạy theo điểm số, sẽ là cuộc chạy đua "bằng mọi giá" gây áp lực từ mọi phía.
Với phụ huynh, đừng để con mình bơ vơ, hãy làm bạn với con em mình, để gần gũi chăm sóc sức khỏe
tâm thần của con, đặc biệt trong lúc các em phải học online kéo dài.
Thực tế, để hạn chế những cái chết đau đớn như vậy là rất khó nhưng chẳng lẽ chúng ta bất lực? Cần
hành động nhanh, hiệu quả và khoa học, để giành lấy các bạn học sinh về phía chúng ta!

You might also like