You are on page 1of 2

ĐỀ 10

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Không có người bất hạnh, không có đứa con bất hiếu, chỉ có đứa con không may tiếp nhận một phương
pháp giáo dục khiến chúng dần trở nên bất hiếu. Tôi từng gặp nhiều phụ huynh yêu thương con cái hết lòng,
những đáp lại, những gì họ nhận được thì rất ít: con cái không nghe lời cha mẹ, không hiểu cha mẹ, có khi
còn manh nha ăn bám. Khi nhìn thấu sự việc, chúng ta sẽ nhận ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là
không phải do con cái mà là ở cha mẹ. Cha mẹ rơi vào sai lầm trong vầng sáng yêu thương vĩ đại, họ đã vô
tình tặng con một món quà đáng sợ nhất. Vậy nên, làm sao thoát khỏi sai lầm này là một đề tài và là một thử
thách đối với tất cả các bậc cha mẹ trong thời đại mới. Tình yêu thương dành cho con cái xuất phát từ bản
năng làm cha, làm mẹ của mỗi người. Nhưng yêu con không phải là cái đích cuối cùng của giáo dục gia đình,
yêu mà không biết dạy, chỉ làm con thêm hư. Yêu mà biết dạy là sự giáo dục nề nếp từ gia đình, nói ngắn gọn
là giáo dục tố chất con cái một cách nghiêm túc và thận trọng ngay từ đầu, chứ không chỉ dạy chúng âm
nhạc, hội họa, thư pháp, Taekwondo,IQ, tiếng Anh hay Olympic toán học…
(Theo Sara Tmas- Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương)
Câu 1. Xác định hai phép liên kết câu có trong đoạn trích.
Câu 2. Khi yêu thương mà không biết dạy, cha mẹ đã vô tình tặng cho con cái một món quà đáng sợ nhất.
Theo anh chị, món quà đó là gì?
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm yêu mà không biết dạy, chỉ làm con thêm hư không? Vì sao?
Câu 4. Anh/chị mong muốn nhận được điều gì từ sự giáo dục của gia đình mình?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ vấn đề được gợi ra trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) lý giải vì sao: “Đừng biến con thành cây tầm gửi, hãy bồi dưỡng con thành cây đại thụ.”

Câu 2 (5,0 điểm)


Cảm nhận của e về tình yêu làng của hình tượng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim
Lân. Từ đó, rút ra những nhận xét về nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim
Lân.

ĐỀ 11:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3
[…] Tôi nhớ lúc nhỏ tuổi, bố hay phàn nàn em trai và tôi “Hôm nay thời tiết đẹp lắm, sao lại ngồi xem phim
hoạt hình cả buổi sáng?”. Lúc đó tôi không hiểu tại sao bố lại ghét tivi trong khi tất cả mọi người đều có ít
nhất một cái trong nhà. Sau này tôi mới hiểu, xem tivi nhiều bạn sẽ hệt như một zombie (xác sống), một phần
não mình bị tắt do sóng não chùng xuống.
Chúng ta tự tạo ra cho mình và cho lẫn nhau những chiếc bẫy, tự sa vào đó và tự hỏi tại sao cuộc sống không
thoải mái. Nhưng điều nực cười là sống lâu trong cái bẫy đó thì lại thành quen, họ đều thấy bình thường. Tôi
không nghĩ sống theo tiêu chuẩn của người khác đã thiết kế ra như các chương trình truyền hình, thói quen
nạp đường, bia rượu, game, truyền thông xã hội, chạy theo mốt mới… là một cuộc sống ý nghĩa. Tôi nghĩ đã
đến lúc ta phải sống với sự tỉnh thức nhiều hơn. Dành thời gian và sự tập trung cho những gì thực sự quan
trọng với cuộc đời mình, như sức khỏe, công việc cần thiết, người thân, việc làm ý nghĩa… Đó là cách từ từ
để kéo mình ra khỏi đầm lầy.
Bộ não con người cũng là một loại cơ bắp. Vùng vỏ não ở trán trước là chỗ kiểm soát sự tập trung của mình,
đó cũng là chỗ bị tấn công bởi tivi, game… Nhưng mình có thể giành lại nó bằng cách chỉ cần dùng nó nhiều
hơn, từ bỏ tất cả những thứ thôi miên mình bằng một ý chí mạnh mẽ.
(Nguồn: vnexpress.net, ngày 29/6/2018)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, làm thế nào “để kéo mình ra khỏi đầm lầy”?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong câu văn : “Đó là cách từ từ để kéo mình
ra khỏi đầm lầy”.
Câu 4 (1,0 điểm) Bài học có ý nghĩa nhất với em được rút ra từ văn bản?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày
suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của một ý chí mạnh mẽ.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
….
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí – Chính Hữu)
Từ đó, nhận xét về vai trò của tình bạn, tình đồng chí trong thời chiến và cả thời bình.

You might also like