You are on page 1of 16

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VÀ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XH

BÀI TẬP 1:
(1) Trào lưu “Like là làm” đang gây cơn sốt trong giới trẻ. Trước đó, mở đầu trào lưu này là sự việc một
chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: “Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người
xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay
hấp dẫn mà xem”.
Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức. Giữ đúng lời
hứa “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa (TP.HCM) thực hiện thử thách. Được biết, sau
khi tẩm xăng đốt, do kịp thời nhảy xuống dòng kênh ngay cạnh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ. Tiếp đó, hàng loạt người
trẻ khác đua nhau đăng status (dòng trạng thái) thách thức dân mạng theo cú pháp quen thuộc: “Chỉ cần đủ like
tôi sẽ…” và khẳng định chắc nịch “nói là làm”.Một số thanh niên sẵn sàng đổi like lấy những hành động gây sốc
như: mặc đồ lót, nhảy xuống và uống hết một ca nước sông, mặc quần áo con gái đi ra đường…
(2) Xung quanh vấn đề này, dưới góc nhìn của một nhà văn, Trang Hạ chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên
với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên trên mạng. Tuy nhiên tôi vẫn phải kinh hãi trước những hành vi
thiếu nhân văn của người biết bấm like này.
(3) Trang Hạ cho rằng, không bố mẹ nào đẻ con ra với mục đích con sống cho người ta bấm like. Vậy thì
tại sao người trẻ lại dùng like làm thước đo của cuộc sống? Nhân tiện, làm luôn thước đo của việc tự thiêu hay
những việc như đốt trường, chạy truồng… Hóa ra nhân cách và trí tuệ chỉ dành để trang trí, còn giá trị sống của
bạn là mong người ta bấm like?
(Theo Minh Giang, Trào lưu “Like là làm”: Nhân cách, trí tuệ chỉ dành để trang trí?, Báo điện tử Vietnamnet,
ngày 14 tháng 10 năm 2016)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Chỉ rõ tác dụng của phép liên kết hình thức được tác giả sử dụng ở đoạn (3).
Câu 3. Nhà văn Trang Hạ đã dung những từ ngữ nào để nhận xét về hành vi của những người liên quan đến hiện
tượng xã hội được đề cập trong đoạn trích trên? Theo anh (chị), nhà văn bộc lộ quan điểm, thái độ gì khi sử dụng
những từ ngữ đó?
Câu 4. Là người trẻ, anh (chị) rút ra cho mình những bài học gì sau khi đọc xong ngữ trên?
Làm văn:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trào lưu “Like là làm” được đề cập
trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
BÀI TẬP 2

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Con sẽ không đợi một ai níu nổi thời gian?
ngày kia ai níu nổi?
khi mẹ mất đi mới Con mỗi ngày một lớn
giật mình khóc lóc lên
Những dòng sông Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
trôi đi có trở lại bao Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
giờ?
Con hốt hoảng trước …ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
thời gian khắc nghiệt giọt nước mắt già nua không ứa nổi
Chạy điên cuồng qua ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
tuổi mẹ già nua mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
mỗi ngày qua con lại Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
thấy bơ vơ mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?

1
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy ta vẫn vô tình
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn thản nhiên?
(Mẹ – Đỗ Trung Quân)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.


Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Con hốt
hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua.
Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh , chị đồng cảm sâu
sắc nhất?
Làm văn:
Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên, anh, chị hãy viết đoạn văn khoảng 200
chữ trình bày suy nghĩ mình về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong
cuộc sống hôm nay.

BÀI TẬP 3:
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lới các câu hỏi:
1) Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội
cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất
sớm. Một giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi
bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả thuyết khác
lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự
kiêu.
(2) Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên.
Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan
trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn.

( 3) Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí
là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình
trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng…
( Trẻ mắc bệnh “ Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều-
Báo điện tử Dân Trí, 13/12/2015)

Câu 1: Đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Dựa vào văn bản, anh/ chị hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?
Câu 4: Theo anh/ chị bệnh ái kỷ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào khác?

Làm văn:
Anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ mình về Chứng ái kỷ của con người trong xã hội
hiện đại.

2
BÀI TẬP 4:
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lới các câu hỏi:
1) Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội
cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất
sớm. Một giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi
bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả thuyết khác
lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự
kiêu.
(2) Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên.
Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan
trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn.

( 3) Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí
là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình
trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng…
( Trẻ mắc bệnh “ Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều-
Báo điện tử Dân Trí, 13/12/2015)

Câu 1 : Đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Dựa vào văn bản, anh/ chị hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì?
Câu 4: Theo anh/ chị bệnh ái kỷ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào khác?

BÀI TẬP 5
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ
còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một
khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một
người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm
trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:“Tạo sao mình lại phải
hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”. Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính:
“Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười
biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn
thù: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”.
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự
nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.”
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ
còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng…
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Kể tên các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

3
Câu 2. Người viết văn bản trên đã đặt các nhân vật vào một tình huống như thế nào? Ý nghĩa của cách
tạo dựng tình huống đó?
Câu 3. Theo anh/chị, trong văn bản trên, có những nguyên nhân nào khiến cả sáu người chết cóng?
Làm văn: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách nghĩ và hành động của
sáu con người trong câu chuyện trên.

BÀI TẬP 6
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng
Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.

(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)


Câu 1. Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im
như bức thành đồng”.
Câu 4.
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của người chiến sĩ giải phóng quân?
Làm văn: Từ văn bản, Anh/Chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh trong
xã hội ngày nay.

BÀI TẬP 7
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa


Cuộc sống trở về bình yên Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo
Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu
Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau

4
Không xôn xao khi nắng hè đến sớm Nghe tiếng con tàu em không thể hiểu
Chuyện hôm nay sẽ trở thành kỉ niệm Tấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xa
Màu phượng chẳng nồng nàn trên lối ta đi. Em không còn thấy nhớ những sân ga
Những nơi đã đi, những nơi chưa hề đến
Gió thổi nơi này không lạnh tới nơi kia Khát vọng anh dẫu hoà trong sóng biển
Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo Sóng xô bờ chẳng rộn đến tâm tư
(Trích “Nếu ngày mai em không làm thơ nữa” – Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh thơ và đời, NXB Văn hóa 1998, tr.15)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ ?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để thể hiện suy tưởng của mình trong đoạn
thơ thứ hai và thứ ba?
Câu 3. Nhân vật trữ tình hình dung mình sẽ thay đổi như thế nào nếu không làm thơ nữa?
Câu 4. Nêu giả định “Nếu ngay mai em không làm thơ nữa”, qua đoạn thơ tác giả muốn gửi đến người đọc thông
điệp gì?
Viết đoạn: Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu , anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của mình về vai trò của thơ ca đối với đời sống con người?

BÀI TẬP 8:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước
viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.
Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó,
bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực
hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định“đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.
Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột
cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính
mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính
là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.
Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận“tầm gửi”, trở thành
công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào
với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng
như mục tiêu của cuộc đời mình.
(Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http:// tuoitre.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào
với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.
Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Làm văn anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của Ước mơ trong
cuộc sống con người

BÀI TẬP 9: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu

5
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…
( Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra 2 yếu tố là chất liệu văn hóa dân gian có trong đoạn thơ? Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân
gian ở đoạn thơ này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Câu 3: Theo anh/ chị, đoạn thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả?
Câu 4: Anh/ chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao?
VIẾT ĐOẠN
Trong một đoạn văn ngắn, anh/ chị hãy nêu suy nghĩ về bài học được gợi ra từ câu thơ:
“ Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu”

ĐỀ 10:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

… Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí


Óc nghĩ suy không thể mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.

Ta tin ở sức mình, vô hạn


Như ta tin ở tuổi 25
Của chúng ta là tuần trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại


Những sông Thương bên đục, bên trong
Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng
Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại…
(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, sách Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc, NXB văn học, tr332)
Câu 1 : Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2 : Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ 2.
Câu 3 : Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Của chúng ta là tuần trăng rằm; Dám khám phá, bay cao, tự tay
mình bẻ lái”?
Câu 4 Nhà thơ đã tâm sự gì qua đoạn thơ trên?
VIẾT ĐOẠN:
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình
được gợi ra từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu

BÀI TẬP 11
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tôi là viên đá mọn không tên Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên

6
Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay
Tôi yêu bản hùng ca không tắt Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới.
Mà lời ca sang sảng những tên người Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi
Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du
Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng. Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu
Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai (Vương Trùng Dương)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác dụng.
Câu 3: Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị
cài đầu” gợi lên ý nghĩa gì?
Câu 4: Tại sao tác giả lại xem mình là “viên đá mọn không tên”.
Viết đoạn: Từ những tấm gương Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu…anh, chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 từ) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh và trách nhiệm của thanh niên hiện nay.

Đề 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một
người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường
bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.
Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta
tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó
khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ
đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng
kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen
lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá
qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc
chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.
(Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?
Câu 2. Qua đoạn văn bản, hãy cho biết ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống?
Câu 3. Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật
nguyền, sự vất vả và cái chết.
Câu 4. Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải làm như thế nào để tấm lòng không thành ra sắt đá?
II. LÀM VĂN (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự tử tế trong
cuộc sống.

ĐỀ 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây:
Ngồi cùng trang giấy nhỏ Màu hoa chừng rỏ máu
Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học lời ngọn gió
Tôi học cây xương rồng Chẳng bao giờ vu vơ
Trời xanh cùng nắng bão Tôi học lời của biển
Tôi học trong nụ hồng Đừng hạn hẹp bến bờ

7
Tôi học lời chim chóc
Tôi học lời con trẻ Đang nói về bình minh
Về thế giới sạch trong Và trong bia mộ đá
Tôi học lời già cả Lời răn dạy đời mình.
Về cuộc sống vô cùng (Ngụ ngôn của mỗi ngày - Đỗ Trung Quân)

Trả lời các câu hỏi:


Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? PCNN được sử dụng chủ yếu là gì?
Câu 2: Xác định BPTT chủ yếu được sử dụng trong văn bản, nêu tác dụng của BPTT đó?
Câu 3: Theo anh/ chị, tác giả đã học được những bài học gì trong các câu:
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
Câu 4. Đọc văn bản, anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của nhan đề: Ngụ ngôn của mỗi ngày?
PHẦN LÀM VĂN: (2.0Đ)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm học của nhà thơ Đỗ Trung
Quân trong phần Đọc hiểu?

ĐỀ 3:

I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“ (1)Có thể nói đa phần người Việt nhất là người trẻ không biết tiết kiệm. Khái niệm keo kiệt và tiết kiệm
bị tráo qua tráo lại và rốt cuộc người trẻ đang là nạn nhân. Tiết kiệm giúp mỗi con người thực hiện được sứ mệnh
nhỏ, trung và lớn. Một người tiết kiệm thì có khả năng dự trữ vật chất ở mức an toàn cho cá nhân, cho những
người anh ta có trách nhiệm, và xa hơn là cộng đồng, xã hội anh ta thuộc về. Chí ít là không gây xáo trộn cho đời
sống xã hội, bình ổn thị trường, và không làm lãng phí các nguồn lực vật chất từ thiên nhiên hay tạo ra bởi con
người…

( 2) Ở những xã hội mà giáo dục, nhất là giáo dục cộng đồng còn non nớt thì những hoạt động thương
mại rầm rồ, những chiến lược PR quảng cáo đã khiến người ta trở nên manh động, bị lung lay bởi những mong
muốn thiển cận; nhận thức của giới trẻ dễ rơi vào một trào lưu và bị giựt dây dễ dàng… Tổ chức sinh nhật bằng 1
tháng lương. Ừ thì mỗi năm chỉ có 1 lần, hoặc đời người chỉ có 1 lần tuổi 18! Hẳn rồi, vui là chính nhưng có ai tự
hỏi, trong buổi tiệc sinh nhật linh đình ấy, có mấy ai nhớ đến sinh nhật mình năm sau? … Mua điện thoại thông
minh bằng 2 tháng lương. Đi ăn tiệm thay vì nấu ăn. Chiếc điện thoại bằng 1 cái bếp ga loại tốt, bộ nồi sử dụng
được 10 năm và dao nĩa, chén bát trong nhiều năm tháng...Ai ai cũng dùng điện thoại xịn, cuộc cạnh tranh tính
bằng năm, chưa kể một kỳ nâng cấp, lên đời trong 6 tháng, éo le ở chỗ: cuộc chạy đua đưa mọi người về 1 giá trị
tương đồng.

( 3) Bây giờ, người ta đối mặt với một khái niệm đầy bi quan và tiêu cực trong cạnh tranh thời đại: “cho
bằng người ta”. Một người trẻ sống tiết kiệm sẽ đủ bản lĩnh để không rơi vào sự bấn loạn sợ bị đánh giá nọ kia, và
trên hết tự bản thân họ không dùng thước đo vật chất để tự định vị mình.”
( Theo Chương Đặng,Báo Vietnamnet, ngày 02/09/2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Đoạn trích trên đã đề cập đến nội dung gì ?
Câu 3: Theo tác giả, một người biết tiết kiệm là một người như thế nào?
Câu 4: Theo anh/chị, ở đoạn văn (2), người viết đã nêu lên thực trạng nào trong giới trẻ hiện nay? Quan điểm, thái
độ của người viết được thể hiện như thế nào ?

II. LÀM VĂN: (7 điểm)


Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. (2,0 điểm)

8
Hãy viết 01 đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở
phần Đọc hiểu: “Một người trẻ sống tiết kiệm sẽ đủ bản lĩnh để không rơi vào sự bấn loạn sợ bị đánh giá nọ kia,
và trên hết tự bản thân họ không dùng thước đo vật chất để tự định vị mình.”

ĐỀ 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em


Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan


Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

(Trích bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh từ nguồn https://thanhnien.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. Theo tác giả, tại sao đất nước mình bé nhỏ nhưng làm được những điều phi thường?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi/ Để họ nghỉ
ngơi nơi đầy đủ chiếu giường”?
Câu 4. Qua khổ thơ thứ hai, anh/ chị thấy được phẩm chất tốt đẹp gì của dân tộc ta? Nêu suy nghĩ ngắn gọn
về phẩm chất đó.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về cách để tạo ra những điều phi thường trong cuộc sống.

ĐỀ 6:

I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Những ngày này, Việt Nam đang trải qua những ngày khó khăn.Trong khoảng thời gian hai tuần qua, số ca
nhiễm bệnh đã tăng vọt lên gấp 4 lần. Nỗ lực và niềm tự hào khi dừng ở con số 16 bệnh nhân trước đó đã không

9
còn, dịch Covid-19 đã có mặt ở hầu hết các thành phố lớn. Mọi người đều lo sợ và chuẩn bị tinh thần cho một
bức tranh xấu có thể xảy ra.

Nhưng càng ở trong hoàn cảnh khó khăn và thời điểm tưởng chừng như xám xịt ấy, người ta lại thấy những
điều cảm động và ấm áp có thể xảy ra. Chưa bao giờ, ta thấy mình phải có trách nhiệm với đất nước và nhân dân
đến như thế. Để trái với sự nghi kỵ, vô cảm và bàng quan của một số người – chất xúc tác tốt nhất cho dịch bệnh
lan nhanh – chúng ta vẫn còn những con người hy sinh thầm lặng, làm sáng ngời lương tri đẹp đẽ của loài người.

Những điều cảm động và ấm áp vẫn đang xảy ra

Đó là hình ảnh những vị bác sĩ in hằn vết đồ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, kính nhòe đi, cả ngày không dám
đi vệ sinh nhưng vẫn kiên cường chống đỡ. Đó là hình ảnh doanh nghiệp hay cô ca sĩ nọ quyên góp một số tiền
lớn cho đất nước chống đại dịch. Đó là hình ảnh những thùng mì tôm, những chai nước suối được trao đi vào khu
cách ly. Đó là hình ảnh những em nhỏ đóng góp tất cả tiền mừng tuổi của mình để quyên tặng khẩu trang cho
người chưa có. Đó là chuyến bay đi thẳng vào tâm dịch ở Vũ Hán để đón những người chung dòng máu với chúng
ta trở về.

Đâu đó trên thế giới và ở Việt Nam này vẫn còn sự lương thiện. Để trái ngược với những con người vô
tâm, không ý thức, thì chúng ta vẫn còn niềm tin vào lòng tốt giữa người với người. Có thể vẫn còn những con sâu
làm rầu cả nồi canh, nhưng chúng ta hãy vững tin, vì chỉ cần trên thế giới còn tồn tại một trái tim nhân ái, thì loài
người vẫn còn mãi.

(Trích “Tinh thần trách nhiệm và tình người: Chìa khóa chiến thắng đại dịch Covid-19”- Tạ Hoàn Thiện Quân).

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, chất xúc tác tốt nhất cho dịch bệnh lây nhanh là gì?

Câu 3. Em hiểu câu nói sau như thế nào: “Có thể vẫn còn những con sâu làm rầu cả nồi canh, nhưng chúng ta
hãy vững tin, vì chỉ cần trên thế giới còn tồn tại một trái tim nhân ái, thì loài người vẫn còn mãi”.

Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em?

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề cách
ứng xử của con người Việt Nam trước khó khăn, thử thách.

Đề 7
ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa
……
Đất hãy nhận những đứa con về cội
Trong bao dung bóng mát của người

10
Cây hãy gọi bàn tay về hái quả
Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi…
À ơi tình cũ nghẹn lời
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.
(Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2: Cuộc sống của người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Câu 3: Theo anh/chị, ý nghĩa của hai câu thơ
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững – Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa là gì?
Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về người lính trong thời bình?

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Hình ảnh người lính đảo và thông điệp “kiếp người mong manh” mà nhà thơ gửi gắm ở
câu thơ cuối gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của cuộc sống. Hãy thể hiện suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ).

ĐỀ 8
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
(1) Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú (…)
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh, người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.

(2) Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày


Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

(3) Đời sống là bờ


Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…
(Trích “Giấc mơ của anh hề” – Lưu Quang Vũ, NXB Văn học, 2002)

11
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ ?
Câu 2. Nêu tác dụng của phép đối lập được tác giả sử dụng trong đoạn (1) ?
Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ:
“Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất” ?
Câu 4. Anh / chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng:
“Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…” ?
Lí giải vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về vấn đề: giấc mơ vẫy gọi con người.

ĐỀ 9
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(1) Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: Sự thiếu trung thực trong kinh doanh,
những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành,
những điều giá trị hơn trong cuộc sống; Sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi
thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến
những con điểm, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; Sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ
dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã… Thói quen thiếu
trung thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy
những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên.
(…) Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kỹ: những
gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả.
(2) Mỗi người đều có một “la bàn” cho chính mình, đó không phải là tài năng, không phải là ước mơ,
nó không chỉ cho bạn cái đích cần đến, nhưng nó giữ cho bạn đi đúng hướng và không bị lạc đường, không bị
sa ngã. Chiếc la bàn ấy là thứ tối quan trọng để bạn có thể “lãnh đạo chính mình”, nó được cất trong tim mỗi
người, luôn sẵn sàng cho bạn, chỉ tùy thuộc vào bạn có đủ dũng khí sử dụng nó hay không thôi. Chiếc la bàn ấy
có tên là Trung thực.
(Nhóm tác giả Nguyễn Thành Thân, Nguyễn Hoàng Sơn, Lương Dũng Nhân – Thắp ngọn đuốc xanh – NXB
Trẻ, 2018, Tr 96,97)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, cần nhớ kỹ điều gì?
Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của phép tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn (1)
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc sống trung
thực.

12
ĐỀ 10
I. Phần đọc hiểu: Đọc đoạn trích thực hiện các yêu cầu sau:
Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết
cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người
khác thường chỉ nhận được sự phản ứng bực bội và bị lảng tránh.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn
cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo
điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân
mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.
Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình
đúng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra
với bạn hơn. Bạn sẽ có niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc.
(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ- Richard Carlson, NXB Tổng hợp TPHCM, 2017, tr 39 – 40)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.?
Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng như thế
nào?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã”?
Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
II. Làm văn
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần
thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

ĐỀ 11
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
TỰ NGUYỆN
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm


Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời


Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.
(Trương Quốc Khánh)
Câu 1. Các câu trong bài thơ được liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào?
Câu 2. Theo anh/chị bài thơ thể hiện mong ước gì?
Câu 3. Những giả thiết mà tác giả đặt ra trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 4. Anh/chị học tập được gì từ lẽ sống mà văn bản trên đề cập?
II. Làm văn:
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của anh/chị quan niệm “Sống tự nguyện có ích cho đời”
thao tác.

13
ĐỀ 12 (ĐỀ THAM KHẢO THI TNTHPT CỦA BỘ NĂM 2021)

I. ĐỌC HIỂU

Miền trung Miền trung Miền trung


Câu ví dặm nằm nghiêng Bao giờ em về thăm Eo đất này thắt đáy lưng ong
Trên nắng và dưới cát Mảnh đất nghèo mồng tơi Cho tình người đọng mật
Đến câu hát cũng hai lần sàng không kịp rớt Em gắng về
lại Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ Đừng để mẹ già mong...
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
quanh năm Không ai gieo mọc trắng mặt
người

(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX. NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr.81-82)

Thực hiện các yêu cầu sau

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mảnh đất và con người miền Trung?

Miền trung

Eo đất này thắt đáy lưng ong

Cho tình người đọng mật

Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.
ĐỀ 13
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Phần lớn chúng ta đều có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác. Cuộc sống là muôn màu, vì thế không phải
lúc nào chúng ta cũng tự biết cách xoay xở mọi thứ. Biết được khi nào cần đến sự giúp đỡ và biết tìm kiếm sự
giúp đỡ nơi đâu, đó là những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc ở mỗi người.
Một số người vẫn luôn từ chối sự giúp đỡ vì không thích cái cảm giác bản thân mình bất lực, phải cậy nhờ vào
người khác. Số khác tuy không khước từ, nhưng điều đó lại khiến họ vô cùng buồn bực vì họ cảm thấy lòng tự
tôn của mình bị tổn thương. Vì vậy, có những lúc bạn hào phóng ban tặng sự giúp đỡ cho những người đang
thực sự cần nó, nhưng đừng quá ngạc nhiên vì họ có thể đáp lại lòng tốt của bạn bằng những hành động khác
14
thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị thương. Tất cả những biểu hiện
đó, nếu có, là do họ đang phải vật lộn với lòng tự tôn cũng như sự kiêu hãnh của chính mình. Họ đang tìm mọi
cách né tránh thực tế rằng mình đang trong trạng thái bế tắc, rằng mọi việc đang diễn ra không theo mong đợi.
Vì vậy, hãy cân nhắc, thận trọng với thịnh tình của chính mình. Nếu muốn giúp đỡ một ai đó, trước hết, bạn
phải học cách thể hiện thiện chí.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí về cuộc sống, trang 132-133)

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1(0.5 điểm).Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết những yếu tố cơ bản cho sự sinh tồn và hạnh phúc của mỗi
người là những yếu tố nào?
Câu 2(0.5 điểm). Theo tác giả, tại sao một số người khi được giúp đỡ có thể sẽ đáp lại lòng tốt của bạn bằng
những hành động khác thường như phản kháng, công kích, cáu gắt hay những phản ứng khiến bạn bị tổn
thương?
Câu 3(1.0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến nghịch lí nào? Việc nhận ra nghịch lí ấy có ý nghĩa như
thế nào?
Câu 4(1.0 điểm). Theo anh/ chị, có nên lúc nào cũng hào phóng ban tặng sự giúp đỡ không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về cách thể hiện thiện chí khi ta
muốn giúp đỡ người khác.

ĐỀ 14:
I . Đọc- hiểu
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
… Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình, họ quen hoặc thích
được người khác sắp xếp hơn, từ những việc nhỏ như thi vào trường đại học nào, học chuyên ngành gì, đến
những chuyện lớn như đi đến nơi nào để phát triển sự nghiệp, lựa chọn ngành nghề nào, làm công việc gì.
Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm
đối với kết quả của cuộc đời chúng ta. Không phải họ không muốn mà là không thể chịu trách nhiệm, kể cả bố
mẹ chúng ta.
…Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc phải đóng vai hành
khách.
Kinh nghiệm của những người thành đạt cho chúng ta thấy, bất kì một cuộc sống lí tưởng, hạnh phúc, thành đạt
nào, về cơ bản cũng đều được quyết định bởi những lựa chọn và hành động của chính bản thân họ.
(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)
Câu 1. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2.“Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình”. Anh/Chị có
đồng tình với quan điểm đó của tác giả không, vì sao?
Câu 3. Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: “Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc
sống nhưng không ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta”?
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở
phần Đọc hiểu:“Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc phải đóng
vai hành khách

15
ĐỀ 15
I . Đọc- hiểu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Trên khắp thế giới, hàng trăm ngàn người Hàn Quốc đang làm việc và chẳng có nước nào không khen dân
Hàn cần cù và ưu tú cả. Hiện có khoảng 10.000 thuyền viên Hàn Quốc đang làm việc trên các thương thuyền
nước ngoài,tính ưu tú của thuyền viên Hàn Quốc được cả ngành vận tải biển thế giới biết đến và nhiều công ti
vận tải biển đang xếp hàng để tuyển thuyền viên Hàn Quốc. Nếu sử dụng thuyền viên Hàn Quốc, khi thuyền hư,
họ không những sửa thuyền ngay mà còn làm việc chẳng nghỉ ngơi, luôn chú ý dọn dẹp, chỉnh đốn thuyền, khi
tàu dừng bến thì chẳng cần phải thuê người làm các việc khác như dọn vệ sinh…
Chúng ta chỉ dựa vào tài nguyên con người ưu tú mà có ngày hôm nay. Doanh nghiệp Hàn Quốc và nền
khinh tế Hàn Quốc phát triển và trưởng thành như ngày hôm nay dựa vào ý chí bất khuất của chủ nghĩa sáng
tạo và tinh thần tiến thủ, sự cống hiến hết sức mình của tầng lớp công nhân ưu tú. Tất cả chỉ bằng sức người.
Tài nguyên tự nhiên của đất nước thì có hạn nhưng sức sáng tạo và nỗ lực của con người thì vô hạn. Phát triển
khinh tế dựa vào tài nguyên thì khi tài nguyên cạn kiệt, phát triển cũng dừng lại. Còn nếu phát triển giành được
qua nỗ lục bản thân và công việc thì sẽ vững vàng mãi mãi mà không bị suy tàn. Việc lấy dầu trong lòng đất
rồi bán đẻ có một núi tiền, gửi vào ngân hàng và sống bàng lãi ngân hàng không phải là giàu có đúng nghĩa,
cũng chẳng phải là sự phát triển đúng nghĩa. Vì vậy, phát triển khnh tế Hàn Quốc chinh là điều có ý nghĩa sâu
sắc và có giá trị.
(Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách, Chung Ju Yung,NXB Thế giới, 2013, tr.232-233)
Câu 1. Đoạn trích ca ngợi người dân nước nào?
Câu 2.Theo tác giả, nền kinh tế Hàn Quốc phát triển và trưởng thành như ngày nay do đâu?
Câu 3.Anh (chị) hãy chỉ ra ngụ ý của câu: Tài nguyên tự nhiên của đất nước thì có hạn nhưng sức sáng
tạo và nỗ lực của con người thì vô hạn.
Câu 4.Theo anh (chị), chúng ta cần học tập điều gì ở người Hàn Quốc?
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở
phần Đọc hiểu:“Tất cả chỉ bằng sức người”

16

You might also like