You are on page 1of 10

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA TX MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

TRƯỜNG THPT AN DƯƠNG Học kì 2 - Năm học: 2022 – 2023


------------------------ Thời gian làm bài: 15 phút
Bài số 5 – Đề 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối
và lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa
nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua
các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với
ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo
nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tạo sao mình lại
phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”. Người đàn ông
giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm
được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng
lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn
thù: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da
trắng!”.
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm
trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ
vào đống lửa trước”. Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng,
tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi
những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng…
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Hãy đặt tiêu đề cho văn bản (1,0 điểm)
_Cái giá của sự nhỏ nhen, ích kỉ.
_Đống lửa và cái chết.
_Ngọn lửa và bó củi chia hay giữ.

Câu 2. Kể tên các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? (2,0 điểm)
_Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm.

Câu 3. Ý nghĩa của cách tạo dựng tình huống đặc biệt trong văn bản? (2,0 điểm)
*Tình huống: 6 người bị mắc kẹt vào cái hang thời tiết lạnh, khắc nghiệt đống lửa duy
nhất để sưởi ấm thì đang tàn dần trong khi mỗi người còn đang sở hữu một que củi.
*Ý nghĩa: thử thách nhân vật qua đó tính cách của các nhân vật được bộc lộ rõ nét : tất
cả đều nhỏ nhen, hẹp hòi, thiếu tình thương đồng loại, thiếu tinh thần đoàn kết.

1
Câu 4. Dựa vào văn bản trên, phân tích những nguyên nhân khiến cả sáu người chết
cóng? Hãy trình bày trong đoạn văn khoảng từ 7 - 10 câu. (5,0 điểm)
Bài làm
Thời gian vẫn đi qua và bốn mùa luôn luân chuyển. Nhưng những giá trị chân
chính vẫn luôn tồn tại giữa cuộc sống muôn màu, muôn vẻ này và qua văn bản trên tác
giả đã cho chúng ta thấy nguyên nhân đã khiến cả sáu người chết cóng. Sai lầm trong
suy nghĩ của sáu người trên là Phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giàu – nghèo, đố kị, ganh
ghét, ích kỉ. Sai lầm trong hành động: Ai cũng “nắm chặt” “một que củi nhỏ” của bản
thân mà không chia sẻ, giúp đỡ, đoàn kết với những người xung quanh để tạo thành
đống lửa lớn sưởi ấm cho nhau.Sai lầm của sáu người do họ luôn phân biệt đối xử với
những người xung quanh vì người ta có màu da đen – trắng, vì không cùng tôn giáo –
nhà thờ, vì giàu nghèo, …Thật vậy Chính từ sai lầm trong suy nghĩ dẫn tới sai lầm
trong hành động khi gặp tình huống bất ngờ xảy ra. Họ thà chết rét chứ không chịu
chia sẻ phần của mình với những người mà họ kì thị, ghét bỏ, đố kị,…Câu chuyện trên
cho chúng ta lời khuyên khi gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống chúng ta phải
biết đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng vượt qua. Công việc của nhà văn là phát
hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để
cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức, cái đẹp không ở đâu xa mà nó ở
ngay trong chính tình yêu thương, biết đoàn kết, biết giúp đỡ nhau. Cuộc sống không
tránh khỏi những trở ngại, thử thách. Để vượt qua, ý chí, nghị lực của con người là
chưa đủ, còn cần phải có tinh thần tập thể, ý thức đoàn kết cộng đồng, sự đồng cảm sẻ
chia giữa người với người. Phê phán lối sống ích kỉ, định kiến, vô cảm là nguyên nhân
khiến người ta có những suy nghĩ và hành động sai lầm dẫn đến thất bại. Là thi sĩ
nghĩa là ru với gió/ mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây/ Để linh hồn ràng buộc bởi
muôn dây/ hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến. cuộc sống này cũng vậy chúng ta cần
dịu dàng với những người xung quanh ta, biết yêu thương và sẻ chia thì cuộc sống sẽ
luôn mang tới những điều tốt đẹp đối với chúng ta cho dù những điều tốt đẹp ấy không
đến ngay nhưng nó nhất định sẽ đến.

2
Đề 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó
bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng
tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ,
không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm
thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu
lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (…)
(2) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình
làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún
nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể
hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những
vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập, mới vội vàng
nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó
để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác.
(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016)
Câu 1. Xác định những phép liên kết được sử dụng trong văn bản. (2,0 điểm)
*Phép liên kết trong văn bản là:
+phép thế- không.
+phép lặp-cái tôi.
+phép nối-vì, nhưng.

Câu 2. Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế
nào? (1,0 điểm)
_Những biểu hiện: luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng
mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một
“cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng
lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một
người có lựa chọn khác biệt.

Câu 3. Chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của văn
bản. (2,0 điểm)
*BPTT: liệt kê “Một “cái tôi”luôn kêu gào …Một cái tôi khắc khoải”
Điệp từ: “một cái tôi”
*TD:
_Làm cho câu văn trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm ,tạo nhịp điệu và thu hút
người đọc, người nghe.
_Diễn tả đầy đủ những biểu hiện của cái tôi tù túng để mọi người thấy rõ hơn sự phong
phú và phức tạp của nó.(Liệt kê)
_Khẳng định và nhấn mạnh mặt tiêu cực của cái tôi khi đẩy đến mức thái quá, cực
đoan.(Điệp từ)
_Thể hiện thái độ phê phán, lên án, không đồng tình những người chỉ sống cho riêng
mình đồng thời tác giả định hướng lối sống tích cực cho mọi người.
3
Câu 4. Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối
sống của thế hệ trẻ hiện nay? (Trình bày trong đoạn văn khoảng từ 7 - 10 câu) (5,0
điểm)
Bài làm
Thời gian trôi đi, bốn mùa luân chuyển, con người sinh ra và tan biến vào cõi hư vô. Những
nghệ thuật đích thực thì còn mãi với thời gian như minh chứng cho sự thiên vị rất có lý của
tạo hoá. Và vấn đề về việc đề cao “cái Tôi” cá nhân tác động đến lối sống của giới trẻ hiện
nay là một vấn đề được quan tâm sâu sắc. Người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem
mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì, xem thường suy nghĩ, lời nói của
người khác, không cần biết điều mình làm đúng hay sai, tốt hay xấu, cứ tự hào một cách vô ý
thức. Việc đề cao “cái tôi” cá nhân có sự tác động nhiều chiều đến lối sống của thế hệ trẻ
hôm nay: Ở chiều hướng tích cực: Việc đề cao “cái Tôi” cá nhân là nhu cầu mang tính nhân
bản, nhân văn chính đáng. Nó giúp mỗi người trở nên khác biệt, nổi bật; khẳng định được giá
trị và năng lực của bản thân; dám làm những điều mình muốn; tự tin, năng động hơn trong
cuộc sống, độc lập hơn trong suy nghĩ… Ở chiều hướng tiêu cực: Không ít bạn trẻ đã bằng
mọi cách thể hiện “cái Tôi” thái quá, tuyệt đối hóa, tôn sùng nó đến mức cực đoan. Từ đó,
dẫn đến hàng loạt hệ lụy: làm xấu đi hình ảnh bản thân, nảy sinh bệnh ích kỷ, vô cảm, vô
trách nhiệm, khiến xã hội lo ngại, mất niềm tin vào thế hệ trẻ … Người xưa có câu “Hữu xạ tự
thiên hương” có mùi hương thì sẽ tự thơm, không cần phải mượn gió để lan toả cũng như con
người vậy chỉ cần chúng ta sống thiện lương, sống có đức, có tài thì người khác sẽ tự khắc
nhận ra những điểm tốt của bạn. Bạn không cần khoe khoang, phô bày bản thân mà những
việc bạn làm hàng ngày đã khiến người ta yêu quý, nể phục và trân trọng.. Vì vậy, mỗi cá
nhân phải biết đặt “cái Tôi” trong mối quan hệ với “cái ta”, với cộng đồng; “cái Tôi” cần
tuân theo chuẩn mực đạo lý, văn hóa; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội…

4
Đề 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger:
“Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự
đang trôi nhanh lắm.
(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong
tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại
dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ
phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ
suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật
nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại
sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?
(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế
hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân
bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng
cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch,
NXB Trẻ)
Câu 1. Chỉ ra một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2) (1,0 điểm)
_Câu hỏi tu từ.
“ Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương
lai xa xôi nào đó?”

Câu 2. Câu nói của tác giả có ý nghĩa gì: Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ
cuộc sống? (2,0 điểm)
_Ý nghĩa: giác ngộ, đánh thức mọi người đừng chờ đến già mới hưởng thụ mà phải
phân biệt tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 3. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi
người không? Vì sao? (2,0 điểm)
_Có cần thiết. Vì:
+Giúp con người luôn chủ động trước cuộc sống.
+Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.
+Giúp con người tìm cách giải quyết, tránh được rủi ro, dễ dàng khắc phục khi gặp
khó khăn.

5
Câu 4. Hãy chỉ ra tác hại của thói quen trì hoãn công việc. Trình bày trong đoạn văn
khoảng từ 7 - 10 câu. (5,0 điểm)
Bài làm
Qua đoạn trích trên tác giả đã cho người đọc thêm nhận thức về tác hại của thói quen
trì hoãn công việc. Trì hoãn là sự kéo dài làm gián đoạn tiến bộ trong công việc. Cuộc
sống có những biến cố làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc, và đôi khi có thể hiểu
buộc con người phải trì hoãn công việc để giải quyết vấn đề. Thế nhưng, nếu việc trì
hoãn lập đi lập lại, trở thành thói quen thì lại là điều xấu. Thói quen trì hoãn công việc
sẽ khiến con người dần tạo nên lười biếng, không chịu cố gắng hoàn thành mục tiêu
được đề ra. Điều đó sẽ khiến công việc của họ không những dậm chân tại chỗ mà còn
ảnh hưởng đến công việc của cả một tập thể. Đôi khi việc chúng ta chỉ hoãn còn gây ra
tâm lý Ý lại khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Từ đó, con người dần trở nên
thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm với bản thân và mọi người. Thêm vào đó, chỉ hoãn
cuốn sách khiến chúng ta bỏ lỡ những cơ hội để khẳng định và phát triển bản thân.
Đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán, đừng để
thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công. Những
tác phẩm kinh điển bao giờ cũng chở được những tư tưởng lớn của thời đại trên đôi
cánh của hiện thực cuộc sống, cánh diều văn học dù bay cao bay xa đến đâu vẫn được
gắn với mảnh đất cuộc sống bằng thời gian hiện thực mỏng manh mà vô cùng bền
chắc, thành công không ở đâu xa mà chỉ ở trong chính bản thân mỗi người nếu nhận
thức đúng đắn được những tác hại của thói quen trì hoãn công việc thì cánh cổng thành
công đang mở ra trước mắt chúng ta. Mỗi người chúng ta đều có một cuộc đời để sống
thời gian sẽ trôi đi, lấy lại được, hãy sống hết mình, làm việc thật chăm chỉ, hoàn thành
công việc thật tốt để gặt báu được nhiều thành quả

6
Đề 4
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

Rất nhiều người đều đã từng xem múa rối. Mỗi con rối đóng một vai trò khác
nhau, gương mặt biểu cảm, cử chỉ sống động như thật. Nếu nhìn kĩ sẽ thấy những con
rối bị những sợi dây mảnh điều khiển. Mỗi biểu cảm, mỗi động tác của nó đều bị đôi
tay mà chúng ta không nhìn thấy khống chế. Trên sân khấu cuộc đời, chẳng phải rất
nhiều người cũng giống chúng sao? Chúng ta không biết mình đang làm những gì,
không biết vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi
bàn tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người đều có bóng dáng lí tưởng của
mình, nhưng vì sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ,
bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không?
Bạn đã từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không?
(...) Trong cuộc đời, chúng ta luôn chạy về hướng đám đông chứ không phải là
hướng của mình. Chúng ta cứ đi theo bước chân của người khác như thế, chạy ngược
chạy xuôi về phía đám đông. Cuối cùng, tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm
cũng không làm được. Nếu chúng ta có thể chú tâm vào việc mình muốn làm, cộng với
tinh thần và sức lực chúng ta dùng để chạy theo người khác thì chúng ta cũng có thể
có được thành công.
Liệu chúng ta đã từng nghĩ vì sao mình lại bị nhấn chìm trong đám đông không
thể thoát ra được chưa? Lẽ nào chúng ta thật sự không biết mình muốn gì, muốn làm
cái gì sao? Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có thứ mình muốn và việc mình thích làm.
(Trích Tìm lại cái tôi đã mất cứu vãn cuộc đời không vui vẻ - Trình Chí Lương, Nxb.
Văn học, tr. 160 - 161)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản. (1,0 điểm)
_Thao tác lập luận: bình luận.

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống
những con rối? (2,0 điểm)
*Vì: họ không biết mình đang làm gì, không biết vì sao làm như vậy, nhưng không
dừng lại được, giống như để mặc cho đôi bàn tay vô hình sắp đặt.

Câu 3. Hiện tượng được đề cập tới trong văn bản là gì? (2,0 điểm)
_Hiện tượng được đề cập đến là: Hiện tượng tâm lí đám đông theo chiều hướng tiêu
cực. Cụ thể là con người hành động thiếu bản lĩnh, không có chứng kiến, a dua bị giật
dây.

7
Câu 4. Anh/chị hãy đánh giá thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện tượng được đề
cập trong văn bản. (Trình bày trong đoạn văn khoảng từ 7 - 10 câu) (5,0 điểm)
Bài làm
Sau khi đọc xong văn bản trên đã giúp em có những suy nghĩ sâu sắc về quan
điểm của tác giả được đề cập trong văn bản. Thái độ và quan niệm của tác giả Phê
phán việc con người luôn mải mê chạy về phía đám đông dù đó không phải là mục tiêu
của cuộc đời mình, không phải điều mình thực sự cần. Kết quả là “tiền không kiếm
được mà việc mình muốn làm cũng không làm được”. Mỗi người sinh ra có những đặc
điểm riêng, sứ mệnh riêng, chúng ta không nên nhòm ngó cuộc sống của người khác
hoặc cố gắng trở thành ai đó cả. “Để hoa là hoa, cổi thụ là cổ thụ” – trả lại chính mình
cho chính mình, trả lại người khác cho người khác. Mỗi một loài hoa đều mang trong
mình một hương sắc riêng không loài hoa nào giống nhau và xã hội phát triển là do sự
khác biệt của con người tạo nên, mỗi người một cá tính góp phần làm cho cuộc sống
muôn màu muôn vẻ hơn. Tác giả trong văn bản trên đã gửi gắm thông điệp tới bạn
đọc: Nhắc nhở con người cần xác định mình muốn làm gì, rồi hãy dùng phần tinh thần
và sức lực để chạy theo người khác cho việc chủ tâm vào công việc của mình thì sẽ có
được thành công. Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, hay soi
xét cuộc sống của người khác và cố gắng trở thành bản sao của người nào đó. Lại có
những người vì tham vọng của bản thân mà đánh mất chính mình,… những người này
đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Quan trọng, con người cần xác định mục
tiêu đúng đắn cho mình trong cuộc đời, đừng để bản thân trở thành con rối bị điều
khiển trong tay người khác hay chỉ mải mê chạy về phía đám đông. Cái quan trọng
trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình. cái giọng riêng của chính mình mà
không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác. Trong mỗi người
đều có những thứ mình muốn và việc mình thích làm, hãy tập trung vào những điều đó
để đem lại hiệu quả và đạt đến thành công.

8
Đề 5
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.

(1) Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi.
Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Hoàn
cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp
tôi chiến thắng số phận (…)
(2) Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ
cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta
tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ?
(3) Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵu ngã và cảm thấy như thể mình không còn sức
mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đó.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của
cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có
được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi
người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy.
(4) Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau,
những món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên.
(Trích “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic)
Câu 1. Trong đoạn (1), điều gì đã giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh hoàn cảnh nghiệt
ngã của mình? (1,0 điểm)
_Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà mình gặp phải là: không
tay không chân ngay từ lúc mới lọt lòng.
_Điều giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy là khát vọng sống mãnh liệt.

Câu 2. Theo tác giả, “khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống” phần thưởng
ta nhận được là gì? (2,0 điểm)
_Theo tác giả “khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống”, phần thưởng ta nhận
được là: chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta
có được.

Câu 3. Trong câu “Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng
những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn
những cơ hội mà chúng ta có được” ở đoạn (3), tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Ý
nghĩa của phép tu từ đó? (2,0 điểm)
*BPTT: ẩn dụ “dốc ghềnh của cuộc sống”
*TD:
_Làm cho câu văn trở nên sinh động , gợi hình ảnh phong phú, gợi cảm đặc sắc và thu
hút người đọc và người nghe.
_ Chỉ những khó khăn, thách thức, khắc nghiệt… trong cuộc sống.
_Qua đó thể hiẹn thái độ của tác giả muốn gửi gắm thông điệp tới mọi người : chúng
ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được.

9
Câu 4. Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới mọi
người? Suy nghĩ của anh chị về điều đó thế nào? ( Hãy trình bày trong đoạn văn
khoảng từ 7 - 10 câu) (5,0 điểm)
Bài làm
Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh
sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của
người cầm bút”. Và Nick Vujicic đã để linh hồn của mình bay lên, neo đậu mãi trong trái tim
bạn đọc qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ mọi người: Hãy xích lại gần
nhau hơn, quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ, yêu thương nhau nhiều hơn… . “Hãy đến với
nhau” là sự đồng cảm giữa con người với con người biết yêu thương và giúp đỡ người khác,
là sợi chỉ đỏ gắn liền tình cảm để ngày càng sâu đậm hơn .Cụm từ trên cho chúng ta lời
khuyên khi gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống chúng ta phải biết đoàn kết, chia sẻ và
giúp đỡ nhau cùng vượt qua. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai
ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và
thưởng thức, cái đẹp không ở đâu xa mà nó ở ngay trong chính tình yêu thương, biết đoàn kết,
biết giúp đỡ nhau. Cuộc sống không tránh khỏi những trở ngại, thử thách. Để vượt qua, ý chí,
nghị lực của con người là chưa đủ, còn cần phải có tinh thần tập thể, ý thức đoàn kết cộng
đồng, sự đồng cảm sẻ chia giữa người với người. Phê phán lối sống ích kỉ, định kiến, vô cảm
là nguyên nhân khiến người ta có những suy nghĩ và hành động sai lầm dẫn đến thất bại. Là
thi sĩ nghĩa là ru với gió/ mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây/ Để linh hồn ràng buộc bởi muôn
dây/ hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến. cuộc sống này cũng vậy chúng ta cần dịu dàng với
những người xung quanh ta, biết yêu thương và sẻ chia thì cuộc sống sẽ luôn mang tới những
điều tốt đẹp đối với chúng ta cho dù những điều tốt đẹp ấy không đến ngay nhưng nó nhất
định sẽ đến.

10

You might also like